You are on page 1of 68

NĂM

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ
TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT, TÍNH TOÁN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊ XE TOYOTA HILUX 2017

ĐỒ ÁN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT, TÍNH TOÁN HỆ THỐNG KHỞI


2022

ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA HILUX 2017


Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng
Sinh viên thực hiện:
Lê Văn Sâm 1911504210242
Ngô Thành Nhân 1911504210232
Ngô Quang Trường 1911504210254
Lớp: 122DADDTOTO01

Đà Nẵng, 11/2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
NGÀNH:CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT, TÍNH TOÁN HỆ THỐNG KHỞI


ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA HILUX 2017

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng


Sinh viên thực hiện: Lê Văn Sâm: 1911504210242
Ngô Thành Nhân: 1911504210232
Ngô Quang Trường: 1911504210254
Lớp: 122DADDTOTO01

Đà Nẵng, 10./2022

{Trang trắng này dùng để dán bản Nhận xét của người hướng dẫn, hoặc thay
trang này bằng Nhận xét của người hướng dẫn}
{Trang trắng này dùng để dán bản Nhận xét của người phản biện, hoặc thay
trang này bằng Nhận xét của người phản biện}
TÓM TẮT {Font chữ: TimeNew Roman, in đậm, cỡ chữ: 14, căn lề: center}
{Để 01 dòng trống}
Tên đề tài: KHẢO SÁT, TÍNH TOÁN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE
TOYOTA HILUX 2017
Sinh viên thực hiện: Ngô Thành Nhân, Ngô Quang Trường, Lê Văn Sâm
Lớp: 121DADDTOTO01
{Nội dung tóm tắt trình bày tối đa trong 1 trang} {Font chữ: Time New Roman; in
thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
{Trang trắng này dùng để dán bản Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp, hoặc thay trang
này bằng Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp}
LỜI NÓI ĐẦU

{Font chữ: Time New Roman; in thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………

Ghi chú: Sinh viên trình bày “Lời cảm ơn” trong phần “Lời nói đầu”

i
CAM ĐOAN

{Font chữ: Time New Roman; in thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
{Lời cam đoan của sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp cam đoan về liêm chính học
thuật}
……………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………………..……………………
Sinh viên thực hiện
{Chữ ký, họ và tên sinh viên}

ii
MỤC LỤC

Lời Mở Đầu...........................................................................................................4
Chương 1...............................................................................................................6
TỔNG QUAN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG..........................................................6
1.Vai trò, sơ đồ, nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động.................................6
1.1. Vai trò......................................................................................................6
1.2. Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động:......................................................8
1.3. Nhiệm vụ..................................................................................................9
1.4. Phân loại:................................................................................................9
1.4.1. Loại giảm tốc..................................................................................10
1.4.2. Loại bánh răng đồng trục................................................................11
1.4.3. Loại bánh răng hành tinh.................................................................12
2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động........................................12
3. các biện pháp cải thiện đặc tính làm việc của hệ thống khởi động trên ôtô.12
3.1 dùng bi-gi có hệ thống sấy......................................................................12
3.2 phương pháp đổi nối tiếp điện áp trong quá trình khởi động................12
Chương 2.............................................................................................................12
CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỒNG KHỞI ĐỘNG....12
1. Nguyên lý hoạt động của máy khởi động:..................................................12
1.1 Nguyên lý tạo ra mô men:.......................................................................12
1.2 Nguyên lý quay liên tục..........................................................................12
1.3. Lý thuyết trong động cơ điện thực tế.....................................................12
2. Hoạt động của hệ thống khởi động..............................................................12
3. Các chế độ làm việc của máy khởi động:....................................................12
Chương 3.............................................................................................................12
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG MÁY KHỞI ĐỘNG 12
1. Công tắc từ < Rơle gài khớp>...................................................................12
2. Phần ứng và ổ bi...........................................................................................12
3. Phần Cảm.....................................................................................................12
4. Chổi than và giá đỡ chổi than......................................................................12
5. Hộp số giảm tốc...........................................................................................12
6. Ly hợp một chiều.........................................................................................12
7. Bánh răng bendix và trục xoắn ốc................................................................12
8. Động cơ điện khởi động..............................................................................12
9. Kiểm tra 1 số hư hỏng thường gặp đối với hệ thống khởi động.................12
9.1 Đèn báo nạp sáng tối nhưng bấm nút khởi động thì động cơ không quay.
......................................................................................................................12
iii
9.2 Đèn sáng lờ mờ nhưng động cơ không quay.........................................12
9.3 Bánh răng khởi động tách ra khỏi vành răng bánh đà chậm sau khi
khởi động và có tiếng ồn không bình thường khi khởi động........................12
9.4 Tìm Pan trên từng chi tiết.......................................................................12
KẾT LUẬN.........................................................................................................12

iv
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU:
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................

CHỮ VIẾT TẮT:


…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................

Ghi chú:
- Ký hiệu: mỗi mục ký hiệu gồm ký hiệu và phần tên gọi, diễn giải ký hiệu.
- Cụm từ viết viết tắt là các chữ cái và các ký hiệu thay chữ được viết liền
nhau, để thay cho một cụm từ có nghĩa, thường được lặp nhiều lần trong đồ
án.

v
MỞ ĐẦU {Font chữ: TimeNew Roman, in đậm, cỡ chữ: 14, căn lề: center}
{Để 2 dòng trống}

{Font chữ: Time New Roman; in thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
{Trong phần này, cần trình bày về: Mục đích thực hiện đề tài, mục tiêu đề tài, phạm vi
và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của đồ án tốt nghiệp}
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...

6
Lời Mở Đầu.

T heo xu hương phát triển toàn cầu hoá, nền kinh tế Việt Nam đang tiến
sang một thời kì mới thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước gắn
liền với việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu
vực và trên toàn thế giới. Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động
kinh tế cũng như những hoạt động khác của xã hội. Trong nhiều năm gần đây
cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật và nhu cầu của con người
tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhằm thỏa mãn
càng nhiều nhu cầu về giao thông vận tải và thị hiếu của con người. Nhiều hệ
thống trang thiết bị cũ kỹ trên ô tô đã dần được thay thế bởi các hệ thống kết cấu
hiện đại. Tuy vậy chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc khai thác sử
dụng và làm quen với các hệ thống đó. Hơn nữa khi công nghệ sản xuất ô tô liên
tục được nâng lên theo xu thế cạnh tranh kéo theo sự thay đổi cơ bản trong công
nghệ sửa chữa thì một số thói quen trong sử dụng, sửa chữa cũng không còn
thích hợp. Chuyển từ việc sửa chữa chi tiết sang sửa chữa thay thế. Do đó trong
quá trình khác thác nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật chuẩn đoán.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng loại xe khác
nhau của các hãng như Toyota,Camry,Honda,Mekong Auto, Isuzu... Mỗi hãng xe
khác nhau có công nghệ sản xuất khác nhau,thậm chí cùng 1 hãng xe ở những
dòng xe khác nhau cũng có cấu tạo và kỹ thuật chuẩn đoán khác nhau. Do vậy để
làm tốt công tác quản lý chất lượng ô tô, có thể quyết định nhanh chóng các tác
động kỹ thuật tiếp sau, cần thiết phải nắm vững kỹ thuật chuẩn đoán trên ô tô
ngày nay.Chuẩn đoán trên ô tô là một công tác phức tạp cần đòi hỏi người tiến
hành phải nắm được kết cấu cụ thể. Cũng để giúp cho các sinh viên của trường
ĐH SPKT ĐÀ NẴNG có thể tìm hiểu sâu hơn vấn đề này các giảng viên của
khoa CN ô tô đã giao cho em tìm hiểu đề án môn học “Nghiên cứu hệ thống khởi
động trên xe Toyota TOYOTA”.
Do thời gian, điều kiện nghiên cứ và trình độ còn nhiều hạn chế nên đồ án
môn học của em không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhân được sự
giúp đỡ của các thấy cô giáo và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên : Ths. Bùi Văn Hùng đã giúp đỡ em
hoàn thành bản đồ án môn học này

7
Nội dung của bài bao gồm 4 phần :
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan hệ thống khởi động
Chương 3: Các biện pháp cải thiện đặc tính làm việc của hệ thống khởi động
trên ôtô
Chương 4: Các hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


Lê Văn Sâm
Ngô Thành Nhân
Ngô Quang Trường

8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 SƠ LƯỢC VỀ TOYOTA

1.1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY TOYOTA.


1.1.1.1 Sự sáng lập của TOYOTA.
Người sáng lập ra công ty ô tô Toyota là ông Kichiro Toyoda. Bố của ông
Kiichoro, Sakichi Toyoda, là người phát minh ra máy dệt tự động, nhưng ngay từ thời
đó ông đã tin rằng “ Đây là kỉ nguyên của ô tô”, ông đã muốn bắt đầu sản suất ô tô.Tuy
nhiên, đời ông đã không thể nhìn thấy sự phát triển của công nghiệp ô tô, ông Kiichiro
đã thành công với giấc mơ của người cha và bắt đầu sản suất ô tô cho thị trường nội địa
Nhật Bản.
Năm 1934 chiếc xe mẫu đầu tiên ra đời, và được đưa vào sản xuất đại trà vào
năm 1935 dưới tên gọi Toyota Al. Ngày 28 tháng 8 năm 1937 công ty Toyota Motor
Corporation tại Nhật Bản chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên với những thành
công rực rỡ trong ngành công nghiệp ôtô.
Về logo của công ty, sau gần 7 thập kỷ phát triển, Toyota mới một lần duy nhất
thay đổi logo của hãng. Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào
nhau mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho
chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không
ngừng. Điểm tinh tế ở logo này là toàn bộ các chữ cái đều được hiển thị đầy đủ.

Hình 1 Logo công ty Toyota

9
Hình 1. 1 Ông Sakichi Toyoda và con trai Kiichoro Toyota cùng chiếc ô tô A1.

1.1.1.2 Thông tin sơ lược công ty TOYOTA.


 Tên công ty: TOYOTA MOTOR CORPORATION.
 Ngày thành lập: 28/8/1973
 Trụ sở chính: Thành phố Toyota, quận Aichi, Japan cách thủ đô Tokyo hơn 300
km về phía Đông Nam.
 Tổng vốn: 397 triệu yên.
 Số lượng nhân viên: 65,290
 Sản phẩm: Ô tô ( xe du lịch, xe tải, xe buýt), xe công nghiệp, phụ tùng ô tô, bất
động sản.

10
1.1.1.3 Các dấu mốc gắn liền với công ty TOYOTA.
 Năm 1937 công ty ty Toyota Motor Co., Ltd. được thành lập, là công ty đầu tiên
của Kiichoro trong sản suất ô tô.
 Năm 1938 Nhà máy Koromo bắt đầu hoạt động (Hiện này là nhà máy Honsha).
 Năm 1950 công ty Toyota Motor Sales Co., Ltd. được thành lập.
 Năm 1957 xe du lịch đầu tiên (CROWN) được suất khẩu vào thị trường Mỹ.
 Năm 1962 tổng sản lượng nội địa của Toyota đạt 1 triệu xe
 Năm 1972 tức 10 năm sau tổng sản lượng nội địa của Toyota đạt 10 triệu xe.
 Năm 1979 suất khẩu được 10 triệu xe.
 Năm 1982 công ty Toyota Motoro Co., Ltd và Toyota Motor Sales Co., Ltd sát
nhập thành “ Toyota Motor Corporation.
 Năm 1986 tổng sản lượng nội địa của Toyota đạt 50 triệu xe.
 Năm 1999 tổng sản lượng nội địa của Toyota đạt 100 triệu xe.
 Các năm tiếp theo Toyota luôn giũa được vị trí đứng đầu trong ngành công
nghiệp sản suất và suất khẩu ô tô và đạt được nhiều thành tựu.
 Hiện nay Toyota hiện có 63 nhà máy, 12 trong số đó ở Nhật Bản, 1 nhà máy còn
lại ở 26 nước khác nhau trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Nhà máy Toyota Việt
Nam được xây dựng ở Vĩnh Phúc, Việt Nam sản xuất các dòng xe: Camry,
Corolla Altis, Vios, Innova và Fortuner.

1.1.2 MỘT SỐ MẪU XE CỦA TOYOTA.


1.1.2.1 Toyota Vios.
Trước sự phát triển của các đối thủ như Honda City hay Mazda 2 sedan, Toyota
Vios đã không ngừng cải tiến để khẳng định vị thế của mình. Toyota Vios 2022 đã có
những cải tiến đáng kể về mặt ngoại – nội thất cũng như các tính năng trang bị trên xe.

Hình 1. 2 Xe Toyota Vios 2022

11
1.1.2.2 Toyota Camry.
Trong phân khúc xe Sedan hạng D, thường được những người thành đạt yêu
thích bởi sự chững chạc tiện nghi nhưng cũng không kém phần sang trọng. Trong phân
khúc này, nếu như để chọn ra một cái tên được yêu chuộng nhiều nhất cũng như luôn
có doanh số bán hàng cao nhất thì không thể không nhắc tới Toyota Camry. Đến Việt
Nam từ năm 1998, Toyota Camry đã góp công lớn cho sự thành công 24 năm thương
hiệu xe Nhật Bản có mặt tại thị trường Việt Nam với sự ổn định và chắc chắn của dòng
xe này. Về mặt thiết kế, so với các phiên bản trước đó, Camry ngày nay đã trở nên hiện
đại và trẻ trung hơn nhưng vẫn không làm mất đi vẻ lịch lãm chững chặc vốn đã định
hình thành một thương hiệu đặc trưng tại thị trường Việt Nam.

Hình 1. 3 Xe Toyota Camry 2022

1.2 GIỚI THIỆU VỀ XE TOYOYA HILUX 2017

1.2.1 Thông số kĩ thuật

ĐẶC TÍNH KĨ THUẬT ĐƠN THÔNG SỐ


VỊ
Kích thước tổng thể mm 5330 x1855 x 1815
Kích thước khoang chở mm 1525 x 1540 x 480
hàng
Chiều dài cơ sở mm 3085
Chiều rộng cơ sở mm 1550
Khoảng sáng gầm xe mm 310

12
Góc thoát Độ 26
Bán kính quay vòng tối m 6.2
thiểu
Trọng lượng không tải kg 1910
Trọng lượng toàn tải kg 2810

ĐỘNG CƠ VÀ VẬN HÀNH


Mã động cơ 2GD-FTV
Loại Diesel, 4 xi lanh thẳng hàng, 16 van,
DOHC, phun nhiên liệu trực tiếp sử dụng
đường dẫn chung, tăng áp biến thiên
Dung tích công tác cc 2393
Công suất tối đa Kw 110/3400
(Hp)/rpm
Mô men xoắn tối đa N.m/ rpm 400/2000
Dung tích bình nhiên liệu L 80
Tiêu chuẩn khí xả Euro 4
Hộp số Sàn 6 cấp
Dẫn động Dẫn động cầu sau
Chế độ lái (Eco/ Power) Có
Hệ thống treo Trước Độc lập tay đòn kép
Sau Nhíp lá
Lốp xe 265/65 R17
Mâm xe Mâm đúc

1.2.2 Giới thiệu chung về xe Toyota Hilux.


Toyota Hilux là một trong những dòng xe lâu đời nhất của thương hiệu ô tô đến
từ Nhật Bản. "Khai sinh" từ những năm 1968, Toyota Hilux dần trở thành một trong
những sự lựa chọn hàng đầu trong phân khúc xe bán tải cỡ trung tại nhiều thị trường.
Thế nhưng, Việt Nam không phải là một thị trường mang lại nhiều trái ngọt cho
Toyota Hilux mặc dù "người anh em" chung khung gầm Fortuner vô cùng thành công
khi xét về doanh số.
Đến nay, Toyota Hilux vẫn đang trong quá trình chinh phục người tiêu dùng
trong nước, nhưng doanh số không thực sự đạt được như kỳ vọng của nhà sản xuất đến
từ Nhật Bản.

13
Hình 1. 4 Xe Toyota Hilux 2017

1.2.3 Ngoại thất.


a. Đầu xe:
Thiết kế cụm đèn trước liền kề với lưới tản nhiệt trải rộng hai bên, kết hợp với
cản trước lớn và tạo nên một diện mạo nam tính mạnh mẽ, khẳng định cá tính và bản
lĩnh người sở hữu.

Hình 1. 5 Đầu xe

b. Cụm đèn trước:


Cụm đèn trước với thiết kế sắc sảo được tích hợp nhiều công nghệ cao cấp mang
lại sự tiện nghi và an toàn tối đa cho người cầm lái. Riêng phiên bản 2.4G MT được
tích hợp chế độ đèn chờ dẫn đường.

14
Hình 1. 6 Cụm đèn trước

c. Gương chiếu hậu bên ngoài:


Gương chiếu hậu kiểu dáng khí động học được mạ croom ở 2 phiên bản 2.4G
MT và 2.4E AT, tích hợp đèn báo rẽ dạng LED, có khả năng điều chỉnh điện, làm tăng
nét khỏe khoắn cho chiếc bản tải đầy uy lực.

Hình 1. 7 Gương chiếu hậu bên ngoài

d. Khoang chở hàng


Với khoang chở hàng được thiết kế tối ưu có sức chứa lớn, chủ nhân sẽ hoàn
toàn hài lòng và thích thú khi sở hữu chiếc HILUX vừa sang trọng như một chiếc xe du
lịch, vừa có khả năng chuyên chở của một chiếc bán tải.

Hình 1. 8 Khoang chở hàng

e. Cụm đèn sau


Cụm đèn sau lớn kết hợp đường viền đen toát lên phong cách riêng đậm nét đầy
nam tính và tăng khả năng nhận biết trong điều kiện thời tiết xấu.

15
Hình 1. 9 Cụm đèn sau

f. Mâm xe
Cả 3 phiên bản đều được trang bị mâm đúc hợp kim 6 chấu đơn mang đậm
phong cách thể thao, cho vẽ đẹp mạnh mẽ trong từng chuyển động.

Hình 1. 10 Mâm xe

1.2.4 Nội thất.


Hilux sở hữu không gian rộng rãi với thiết kế khỏe khoắn và sang trọng, tích hợp
nhiều tiện nghi cao cấp, tạo sự thoải mái tối ưu cho hành khách trên mọi cung đường
trải nghiệm.
a. Bảng đồng hồ táp lô
Phiên bản 2.4G MT với thiết kế hoàn toàn mới gồm 2 đồng hồ lớn 2 bên và màn hình
hiển thị đa thông tin TFT 4.2 inch ở trung tâm, người lái luôn dễ dàng quan sát các
thông tin cần thiết trong suốt hành trình.

Hình 1. 11 Bảng taplo

16
b. Hệ thống âm thanh
Phiên bản 2.4G MT được trang bị 6 loa, phiên bản 2.4E AT & MT có 4 loa, mang
đến những hành trình thư giản và sảng khoái. Phiên bản 2.4G MT & 2.4E AT được
trang bị kết nối Bluetooth.

Hình 1. 12 Hệ thống âm thanh

c. Hệ thống điều hòa


Hệ thống điều hoà tự động ở Hilux được thiết kế hoàn toàn mới, vận hành êm ái và
làm lạnh nhanh hơn. Phiên bản 2.4E được trang bị điều hoà chỉnh cơ. Tất cả các phiên
bản đều có lọc gió điều hoà.

Hình 1. 13 Hệ thống điều hoà

d. Thiết kế nội thất

17
Hình 1.14 Nội thất

Thiết kế nội thất mở rộng hai bên kết hợp với điểm nhấn là các tấm ốp trang trí mạ
bạc kích thước lớn, tạo nên không gian nội thất rộng rãi và tiện nghi như dòng xe SUV
sang trọng.
e. Tay lái
Vô lăng được thiết kế hoàn toàn mới, kiểu dáng 3 chấu mạnh mẽ, tích hợp các nút
điều chỉnh: hệ thống âm thanh, màn hình hiển thị đa thông tin, đàm thoại rảnh tay (trừ
2.4E MT). Vô lăng có khả năng điều chỉnh chỉnh tay 2 hướng.

Hình 1. 15 Vô lăng

f. Ghế và cửa điều chỉnh điện


Phiên bản 2.4E AT & 2.4G MT với cửa sổ điều chỉnh điện tự động lên xuống một
chạm chống kẹt ở ghế lái, tăngcường tiện nghi và an toàn cho hành khách.

18
Hình 1. 16 Ghế chỉnh điện

19
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

2.1 Vai trò, sơ đồ, nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động

2.1.1 Vai trò


- Hệ thống khởi động đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện
ôtô.Hệ thống khởi động sử dụng năng lượng từ bình acquy và chuyển năng lượng
này thành cơ năng quay máy khởi động. Máy khởi động truyền cơ năng này cho
bánh đà trên trục khuỷu động cơ thông qua việc gài khớp. Chuyển động của bánh
đà làm hỗn hợp khí nhiên liệu được hút vào bên trong xylanh, được nén và đốt
cháy để quay động cơ. Hầu hết các động cơ đòi hỏi tốc độ quay khoảng 200rpm.
- Khi bạn khởi động động cơ nó không thể tự quay với công suất của nó.
Trước khi tia lửa điện xuất hiện ta phải dùng lực từ bên ngoài để làm quay động
cơ. Máy khởi động thực hiện công việc này. Máy khởi động sẽ ngừng hoạt động
khi động cơ đã nổ
- Có hai hệ thống khởi động khác nhau được dùng trên xe.Cả hai hệ thống
này đều có mạch điện riêng…một mạch điều khiển và một mạch motor.Một hệ
thống có motor khởi động riêng. Hệ thống này được dùng trên hầu hết các dòng
xe đời cũ. Loại còn lại có motor khởi động giảm tốc. Hệ thống này được dùng
trên hầu hết các dòng xe hiện nay. Một công tắc từ công suất lớn hay Solenoid sẽ
đóng mở motor. Nó là thành phần của cả hai mạch điều khiển và mạch motor.
- Cả hai hệ thống được điều khiển bởi công tắc máy và được bảo vệ qua cầu
chì. Trên một số dòng xe, một rơrle khởi động đựơc dùng để khởi động mạch
điều khiển.Trên xe hộp số tự động có một công tắc khởi động trung gian ngăn
trường hợp khởi động xe khi đang cài số.Trên xe hộp số thường có công tắc ly
hợp ngăn trường hợp khởi động xe mà không đạp ly hợp.Trên các dòng xe đặc
biệt có công tắc an toàn cho phép xe khởi động trên đường đồi dốc mà không cần
đạp ly hợp.

20
Hình 2. 1 Vị trí máy khởi động

2.1.2 Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động:

Hình 2. 2 Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động

21
Hệ thống khởi động bao gồm : máy khởi động (động cơ điện), ắc quy và
mạch khởi động ( trong mạch khởi động gồm có dây nối từ ăc quy đến máy khởi
động ), rơle kéo đóng máy khởi động và công tắc ( khoá) khởi động. Sơ đồ khối
của hệ thống được minh hoạ trên hình 1.2

2.1.3 Nhiệm vụ
Hệ thống khởi động trên ô tô có nhiệm vụ khởi động động cơ bằng cách kéo
động cơ quay với tốc độ cần thiết, đảm bảo cho động cơ có thể tạo hòa khí và nén
hòa khí đến nhiệt độ thích hợp để quá trình cháy hòa khí và sinh công diễn ra.
Tốc độ vòng quay khởi động tối thiểu của động cơ xăng khoảng 50-100 v/p
và của động cơ diesel khoảng 100- 200 v/p.

Hình 2. 3 Sơ đồ mạch khởi động

2.1.4 Phân loại:


Hiện nay hệ thống khởi động thường sử dụng 3 loại máy khởi động

22
Hình 2. 4 Phân loại máy khởi động

-Loại giảm tốc: loại R và loại RA

-Loại bánh răng đồng trục ; loại G và loại GA

-Loại bánh răng hành tinh: loại D

2.1.4.1 Loại giảm tốc

Hình 2. 5 Loại giảm tốc

Motor khởi động bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ dưới. Đó là
kiểu của bộ khởi động có sự kết hợp, tốc độ motor cao và sự điều chỉnh của bánh
răng giảm tốc. Toàn bộ motor nhỏ hơn và nhẹ hơn motor khởi động thông
thường, nó vận hành ở tốc độ cao hơn. Bánh răng giảm tốc chuyển mô men xoắn
23
tới bánh răng chủ động ở 1/4 đến 1/3 tốc độ motor. Bánh răng chủ động quay
nhanh hơn bánh răng trên bộ khởi động thông thường và mô men xoắn lớn hơn
rất nhiều (công suất khởi động).

Bánh răng giảm tốc được gắn trên một vài trục như bánh răng chủ
động. Và khác với bộ khởi động thông thường, công tắc từ đẩy trực tiếp bánh
răng chủ động(không qua cần dẫn động) tới ăn khớp với vòng răng bánh đà.

Động cơ điện nhỏ gọn với tốc độ cao được sử dụng để quay hộp số giảm tốc,
như vậy sẽ làm tăng momen khởi động.

Công tắc từ chỉ để đẩy bánh răng bendix gây ra.

Được sử dụng rộng dãi trên xe nhỏ gọn và nhẹ

2.1.4.2 Loại bánh răng đồng trục


Motor khởi động thông thường bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ.
Bánh răng chủ động trên trục của phần ứng động cơ và quay cùng tốc độ. Một lõi
hút trong công tắc từ(solenoid) được nối với nạng gài. Khi kích hoạt nam châm
điện thì nạng gài sẽ đẩy bánh răng chủ động khớp với vành răng bánh đà.

Khi động cơ bắt đầu khởi động khớp ly hợp một chiều ngắt nối bánh răng
chủ động ngăn cản mô men động cơ làm hỏng motor khởi động.

Công suất đầu ra là 0.8, 0.9 và 1KW. Trong hầu hết trường hợp thay thế bộ
khởi động cho motor cũ bằng motor có bánh răng giảm tốc.

Bánh răng dendix được lắp ở cuối của truc rotor

Lực của công tắc từ đẩy bánh răng bendix nhờ đòn dẫn hướng.

Sử dụng chủ yếu trên xe nhỏ.

24
Hình 2. 6 Loại bánh răng đồng

2.1.4.3 Loại bánh răng hành tinh

Hình 2. 7 Loại bánh răng hành tinh

Bánh răng hành tinh cũng dùng để giảm tốc nhằm tăng momen quay.

Trục rotor sẽ truyền lực qua bánh răng hành tinh đến bánh răng bendix.

Nhờ trọng lượng nhỏ momen lớn, ít tiếng ồn. Nên được sử dụng ở nhiều loại
xe nhỏ đến trung bình.

25
2.2 Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động
Do tính chất, đặc điểm và chức năng nhiệm vụ của hệ thống khởi động như
đã trình bày ở trên, những yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với hệ thống khởi động
điện bao gồm:
a) kết cấu gọn nhẹ, chắc chắnm làm việc ổn định với độ tin cậy cao.
b) lực kéo tái sinh ra trên trục của máy khởi động phải đảm bảo đủ lớn, tốc độ
quay cũng phải phải đạt tới trị số nào đó để cho trục khuỷu của động cơ
ôtô quay nhất định.
c) Khi động cơ ôtô đã làm việc, phải cắt được khớp truyền động của hệ thống
khởi động ra khỏi trục khuỷu của động cơ ôtô/
d) Có thiết bị điều khiển từ xa khi thực hiện khởi động động cơ ôtô ( nút
nhấn hoặc công tắc khởi động) thuận tiện cho người sử dụng.
Công suất tối thiểu của máy khởi động trong hệ thống khởi động điện được
tính theo công thức sau:
Pkt=
Trong đó nmin - tốc độ quay nhỏ nhất tương ứng với trạng thái nhiệt đọ của
động cơ ôtô khi khởi động, vong/ phút ( với trị số tốc độ này, động cơ ôtô
phải tự động làm việc được sau ít nhất hai lần khởỉ động, thời gian khởi
động kéo dài khôngo quá 10s đối với động cơ xăng và không quá 15s đối
với động cơ diezen, khoảng thời gian cách giữa hai lần khởi động liên tiếp
không quá 60s). trị số nmin phụ thuộc vào loại động cơ, số lượng xilanh cáo
trong động cơ và nhiệt độ của động cơ ôtô lúc bắt đầu khởi động. trị số tốc
độ đó bằng:
nmin =(40-50) vòng đối với động cơ xăng.
nmin =(80-120) v òng/ phút đối với động cơ diezen.
Mc – mômen cản trung bình của động cơ ôtô trong quá trình khởi động,
N.m.
Mômen cản khởi động của động cơ ôtô bao gồm cản do lực masát của các
chi tiết có truyển động tương đối so với động cơ ôtô khi khởi động gây ra
mômen cản khí nén hỗn hợp công tác trong xilanh của động cơ ôtô. trị số
của Mc phụ thuộc vào loại động cơ, số lượng xilanh có trong động cơ và
nhiệt độ động cơ khi khởi động.

26
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ

THỒNG KHỞI ĐỘNG

3.1 Cấu tạo máy khởi động:

27

Hình 2. 8 Cấu tạo máy khởi động loại sử dụng bánh răng hành tinh
1: Vỏ trước và sau 2: Stato 3: Roto 4: Chổi than và giá
đỡ chổi than 5: Piston 6: Khớp ly hợp 1 chiều và bánh
răng Bendix
8: Bánh răng hành tinh
* Roto
- Trục máy khởi động : được chế tạo bằng thép.
- Khối thép từ: thường được chế tạo bằng các lá thép kỹ thuật, dày từ (0,5
– 1mm), có hình dạng đặc biệt được ép lên trục rotor. Phía bên ngoài
có nhiều rãnh dọc để quấn dây. Rotor được đỡ trên 2 ổ bi và quay bên
trong các khối cực của stator với khe hở ít nhất để giảm bớt tốn hao
năng lượng từ trường.
- Khung dây phần ứng : Dây quấn trong rotor máy khởi động là
các thanh đồng có tiết diện hình chữ nhật. Mỗi rãnh thường có 2 dây
và quấn sóng, các dây quấn được cách điện với lõi của rotor, các đầu
dây của các khung dây được hàn vào các lá góp bằng thau của cổ góp.

28
- Cổ góp điện : gồm nhiều lá góp bằng thau, ghép quanh trục, giữa các lá
góp được cách điện với nhau và cách điện với trục bằng mica.

Hình 2. 9 Roto trong thực tế

Hình 2. 10 Cấu tạo roto

29
*Stato
-Vỏ: là một ống thép được gia công mặt trong, bên trong có gắn các khối cực từ để
giữ các cuộn dây kích thích (thường có 4 khối cực từ ) trên vỏ có gắn các ốc thau cách
điện để dẫn điện từ ắcquy vào.
- Cực từ: được chế tạo bằng thép ít cacbon để có đặc tính dẫn từ tốt và
được bắt vào trong thân bằng các vít đặc biệt.
- Cuộn dây kích thích: có nhiệm vụ tạo từ trường chính xác cho các khối
cực, được quấn bằng dây đồng dẹp có tiết diện lớn xung quanh các khối cực từ
khoản 4 – 10 vòng. Phần này là cuộn dây kích thích nối tiếp còn cuộn dây kích
thích song song có tiết diện dây nhỏ, quấn nhiều vòng để đảm bảo cường độ từ
cảm trên các cực từ là như nhau. Dây kích thích phải lớn vì khi máy khởi động
làm việc thì dòng điện tiêu thụ rất lớn (200 – 800)A và có thể lớn hơn nữa.Các
cuộn dây kích thích kề nhau được quấn ngược chiều để tuần tự tạo ra các cực
Bắc,Nam khác nhau tác dụng lên thân máy,có nhiệm vụ làm cầu nối liên lạc
mạch từ giũa các khối cực. Ở các máy khởi động có công suất nhỏ thì các cuộn
dây được đấu nối tiếp,còn ở máy khởi động có công suất lớn và trung bình các
cuộn dây đấu song song - nối tiếp.

Hình 2. 11 Stato trên máy khởi động

*Chổi than và giá đỡ chổi than


- Chổi than (hình 7) : chổi than được chế tạo bằng bột than, bột đồng với thiếc, đồng với
graphit được đúc ép thành khối với áp suất cao nhằm làm giảm điện trở riêng và mức mài
mòn của chổi than.Các chổi điện được dính liền với dây dẫn điện .

30
Trong máy khởi động thường dùng 4 chổi điện,được bố trí như hình 7.
Trong đó có 2 chổi điện dương được gắn vào giá đỡ, chổi điện được cách điện
với thân máy, chổi điện dương có nhiệm vụ dẫn điện từ cuộn dây kích thích vào
dây quấn rotor, 2 chổi âm cũng được gắn vào giá đỡ và thường tiếp mass qua
nắp của máy khởi động.
Trên máy khởi động có công suất lớn thường dùng 2 chổi than bố trí
chung ở một vị trí, như vậy trong máy khởi động có 8 chổi than, 2 cặp chổi than
âm và 2 cặp chổi than dương.

Hình 2. 12 Chổi than và giá đỡ chổi than trong thực tế

31
Hình 2. 13 Cấu tạo chổi than và giá đỡ chổi than
*Khớp truyền động một chiều: Là cơ cấu truyền mômen từ động cơ điện của máy khởi
động đến bánh đà của động cơ nhưng khi động cơ đã làm việc nó còn làm nhiệm vụ tách
rôto ra khỏi bánh đà. Nếu bánh răng của khớp truyền động vẫn ăn khớp với bánh đà của
động cơ thì rôto sẽ bị cuốn theo với tốc độ rất lớn. Tốc độ này sẽ làm tạo ra 1 lực li tâm
cực mạnh làm bung tất cả dây ra khỏi rãnh rôto và phá hỏng cổ góp. Khớp truyền động
gồm có cần bẩy, khớp một chiều, bánh răng truyền động.

32
Hình 2. 14 Khớp một chiều và bánh răng khởi động trong thực tế

Hình 2. 15 Cấu tạo khớp một chiều

Hình 2. 16 Nguyên lý làm việc khớp một chiều

33
Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Khi động cơ quay khởi động: Khi bánh răng ly hợp (bên ngoài) quay
nhanh hơn trục then (bên trong) thì con lăn ly hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh
và do đó lực quay của bánh răng ly hợp được truyền đến trục then
Sau khi khởi động động cơ: Khi trục then (bên trong) quay nhanh
hơn bánh răng ly hợp (bên ngoài) thì con lăn ly hợp bị đẩy ra chỗ rộng
của rãnh làm cho bánh răng ly hợp quay trơn
*Bộ truyền bánh răng giảm tốc
Bộ truyền giảm tốc truyền lực quay của mô tơ tới bánh răng
dẫn động khởi động và làm tăng mô men xoắn bằng cách làm chậm
tốc độ của mô tơ. Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của mô tơ
với tỷ số là 1/3 -1/4 và nó có một ly hợp khởi động bên trong

Hình 2. 17 Các kiểu truyền động trong máy khởi động

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 1


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

3.2 Hoạt động của hệ thống khởi động.

Hình 4. 1 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống máy khởi động

3.2.1 Nguyên lý làm việc


- Hút vào:
Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của accu đi vào cuộn giữ và
cuộn hút. Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống
mát. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hoá các lõi
cực và do vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ
sự hút này mà bánh răng bendix bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà
đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên.
Để duy trì điện áp kích hoạt công tắc từ, một số xe có relay khởi động
đặt giữa khoá điện và công tắc từ.
- Giữ :
Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn
hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng
điện từ accu. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động
cơ được khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ
lực điện từ của cuộn giữ vì không có dòng điện chạy qua cuộn hút.
- Nhả khớp:
Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này,

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 2


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút
rồi qua cuộn giữ. Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng
dây quấn và quấn cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo
chiều, lực điện từ được tạo ra bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên
không giữ được piston. Do đó piston bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc
chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại.

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 3


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

3.2.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khởi động trên xe HILUX

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 4


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

3.3 Các chế độ làm việc của máy khởi động:


Máy khởi động điện dụng trên ôtô có ba chế độ làm việc đặc trưng :
- Chế độ hãm
- Chế độ vòng tua
- Chế độ không tải

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 5


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

a. Chế độ hãm là chế độ mà khi đó trị số dòng khởi động đạt bằng trị số cực
đại ( Ikd= Ikdmax), mômen điện từ (Mdt) và mômen (M2) của động cơ điện
khởi động đạt giá trị lớn nhất, tương ứng với thời điểm bánh răng khởi
động của động cơ khởi động bắt đầu làm quay bánh đà của động cơ ôtô
b. Chế độ quay vòng tua la chế độ mà khi đó công suất truyền từ động cơ
điện khởi động sang động cơ ôtô đạt giá trih cực đại. Với giá trị này,
mômen động cơ (M2) trên trục động cơ khởi động không được bé hơn
mômen cản khi khởi động (M c), ứng với tốc độ vòng quay khi khởi động
bé nhất (nmin).
c. Chế độ không tải là khi động cơ đã làm việc tự lập, lúc này mômen cản
trên truch động cơ khởi động rất nhỏ (mômen cản trong trường hợp này
chủ yếu là do lực ma sát trong các ổ đỡ gây ra), tốc độ quay của động cơ
điện khởi động đạt giá trị cực đại. Chế độ này ảnh hưởng lớn đến độ bền
của cổ góp và các ổ đỡ của động cơ điện khởi động

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 6


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG MÁY
KHỞI ĐỘNG

Hệ thống khởi động đòi hỏi yêu cầu không cao về bảo dưỡng. Đơn giản,
chỉ cần ắc quy được nạp điện đầy đủ và tất cả các mối nối điện sạch và không gỉ
kín.
Chuẩn đoán về hệ thống khởi động là tương đối dễ. Hệ thông tổ hợp điện
và cơ khí. Nguyên nhân của sự cố khởi động có lẽ là do phần điện (vd… công
tắc bị hỏng), hay là do phần cơ(cung cấp sai nhiên liệu ,hay là hỏng răng bánh
đà).
Triệu chứng đặc trưng của sự cố về hệ thống khởi động bao gồm:
 Động cơ không quay.
 Động cơ quay chậm.
 Chốt bộ khởi động chạy.
 Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay.
 Máy khởi động không cài khớp hoặc không nhả dứt khoát.
Máy khởi động bao gồm: Công tắc từ < rơ le gài khớp>, phần ứng và ổ bi,
phần cảm, chổi than và giá đỡ chổi than, hộp số giảm tốc, ly hợp một chiều,
banh răng bendix và trục xoắn ốc.

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 7


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Hình 30: Kết cấu máy khơi

4.1 Công tắc từ - Rơle gài khớp


Rơle kéo có hai cuộn dây: Cuộn dây hút 11(Wh) và cuộn dây giữ tác động
và cặp tiếp điểm 5 đóng, lúc này cả hai cuộn dây trên đều có dòng điện
chảy qua, từ thông sinh ra trong hai cuộn dây đó tác dụng cùng chiều và
có tác dụng hút lõi thép 13. Lúc này đĩa tiếp xúc bằng đồng 8 chưa nối các
tiếp điểm 7, 9 và 10 cho nên phần ứng 15(M) và cuộn dây kích từ
16(WKT) được đấu với ắcquy thông qua cuộn dây hút 11(Wh) trong trường
hợp này tương ứng với K1 kín còn K2 hở, vì vậy trị số điện áp đặt lên
động cơ không lớn sẽ làm cho trục động cơ xoay đi một goác nhỏ tạo điều
kiện cho bánh răng khởi động cơ thể tự lựa tốt hơn trong quá trình đi vào
ăn khớp với vành bánh răng bánh đà. Khi tiếp điểm 9-10 kín, trong trường
hợp này tương ứng với K1 và K2 đều kín, cuộn dây hút 11 (W h) bị nối tắt,
động cơ điện khởi động được nối trực tiếp với ácquy, điện áp đặt lên động

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 8


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

cơ khởi động bằng trị số định mức, làm cho qúa trình khởi động thực hiện
được một cách dễ dàng.

1. Cuộn hút

2. Cuộn giữ

3. Bi thép

4. Lò xo hoàn lực

5. Trục lõi

6. Lõi

7. Lò xo dẫn động

8. Tiếp điểm chính. Hình 1.1 Công tắc từ

Công tắc từ có chức năng là kéo và đẩy bánh răng bendix ra khi đề, nó
có tác dụng như công tắc đóng mở dòng điện cho động cơ điện

Khi khởi động động cơ công tắc từ thực hiện theo 3 bước:

1. Hút

2. Giữ

3. Hồi vị.

 Giai đoạn 1: Hút.(Hình 1.2)

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 9


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Hình 1.2 Giai đoạn 1

Khi khoá điện ở vị trí Star lõi của công tắc từ được hút bởi sức từ động của
cuộn hút và cuộn giữ.

Công tắc ở vị trí Star → Dòng điện qua cuộn hút và cuộn giữ→ Cuộn hút
và cuộn giữ sinh từ→ Lõi bị hút vào→ Tiếp điểm chính đóng→ Bắt đầu quay.

 Giai đoạn 2: Giữ. (Hình1.3)

Hình1.3 Giai đoạn 2

Khi tiếp điểm chính đóng, động cơ điện quay để khởi động động cơ. Khi
tiếp điểm chính đóng lõi được giữ bằng sức từ động của cuộn giữ.

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 10


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Tiếp điểm chính đóng →Cuộn hút bị ngắt điện→ Chỉ có cuộn giữ làm
việc→ Động cơ điện quay→ Động cơ khởi động.

 Giai đoạn 3: Hồi vị.(Hình 1.4)

Hình 1.4 Giai đoạn 3

Khi động cơ đã nổ, trả công tắc máy về vị trí off. Lõi trả về làm tiếp điểm
hở ra, máy khởi động ngừng quay.

Công tắc từ khởi động ở vị trí off→ Cuộn hút và cuộn giữ có dòng điện→
Lực từ của hai cuộn khử nhau→ Lõi trở về nhờ lò xo hoàn lực→ Tiếp điểm
chính hở→ Ngừng quay < kết thúc>.

4.2 Phần ứng và ổ bi.

 Ổ bi

 Cổ góp

 Lõi phần ứng

 Khung dây phần ứng.

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 11


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Hình 2 .1 Phần ứng và ổ bi

Phần ứng và ổ bi có chức năng sinh ra mô men đồng thời giữ cho đông cơ điện ở
tốc độ cao.

4.3 Phần Cảm.


Phần cảm có chức năng tạo ra từ trường cần thiết cho động cơ điện và là
chỗ bố trí cuộn dây kích từ, lõi cực của nó đồng thời là nơi đi qua của đường sức

Cả cực và lõi cực được chế tạo bằng lõi sắt, nghĩa là chúng dễ dàng dẫn từ.

Có 3 kiểu đấu dây cuộn kích: Nối tiếp, song song và hỗn hợp.

 Phần cảm

 Chổi than

 Lõi cực

 Cuộn dây kích từ.

Hình 3.1 Phần Cảm

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 12


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

4.4 Chổi than và giá đỡ chổi than.

 Giá đỡ chổi than

 Lõ xo chổi than

 Chổi than.

Hình
4.1 Chổi than và giá đỡ chổi than

Chổi than và giá đỡ chổi than


cho phép dòng điện chạy qua phần ứng một chiều, đồng thời giữ ổn định lõi ép
chổi than

Chổi than được chế tạo bằng hợp kim đồng và cacbon <60÷70 đồng>. Cho
phép dẫn nhiệt tốt và chống mòn.

Lực của lò xo chổi than ép chổi than ngăn roto quay quá nhanh.

Làm roto ngừng ngay khi ngắt đề.

4.5 Hộp số giảm tốc.


Hộp số giảm tốc làm nhiệm vụ truyền mô men của mô tơ và giảm tốc độ
của chúng để tăng mômen

Tỷ số truyền của hộp số giảm tốc từ 1/3 ÷ 1/4.

Có ly hợp một chiều được lắp bên trong.

 Bánh răng phần ứng

 Bánh răng phần trung gian

 Bánh răng ly hợp

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 13


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Hình5.1. Hộp số giảm tốc

4.6 Ly hợp một chiều

 Bánh răng ly hợp.

 Bi đũa.

 Lò xo ly hợp.

 Chốt trục.

Hình 6.1 Ly hợp một chiều

Khi động cơ đang khởi động, một áp lực lớn đặt lên mặt tiếp xúc lên răng
của bánh răng bendix và vòng răng bánh đà. Một khi động cơ đã nổ, hoạt động
của bộ ly hợp quá tốc < ly hợp một chiều >. Làm bánh đà quay trơn bánh răng
bendix và momen từ bánh đà của động cơ không thể truyền đến máy khởi động.
Áp suất trên bề mặt răng của bánh răng trở nên nhỏ hơn, cho phép bánh
răng bendix dễ ra khớp với bánh đà
Ly hợp một chiều truyền momen quay của động cơ điện đến động cơ quay
bánh răng bendix.
Ngăn chặn sự truyền ngược lại khi động cơ đã nổ.
Bi đũa được đặt bên trong hộp truyền động, cho phép bánh răng bendix
quay trơn theo chỉ một chiều.

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 14


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

4.7 Bánh răng bendix và trục xoắn ốc

Hình 7.1 Bánh răng bendix và trục xoắn ốc

 Bánh răng bendix và trục xoắn ốc truyền momen của khởi động cho
động cơ.
 Đưa bánh răng bendix ăn khớp với vòng răng bánh đà.
 Giúp bánh răng bendix vào khớp và ra khớp.
 Bánh răng bendix được vát mặt để dễ vào khớp với vòng răng bánh
đà.
 Trục xoắn chuyền lực quay của động cơ điện thành lực đẩy bánh
răng.
Tỉ số truyền của cặp bánh răng: Bánh răng của máy khởi động và vành
bánh răng bánh đà của động cơ ôtô thường chọn bằng( i=9-18). Để tránh hiện
tượng cắt chân răng ở bánh răng của bánh răng này thường chọn từ 9 đến 11
răng. Để hạn chế kích thước của vành bánh răng bánh đà đối với một số động cơ
điện khởi động công suất lớn thường có thêm bộ truyền bánh răng trung gian.
Bộ truyền này có thề là một cặp bánh răng trụ hoặc bộ truyền bánh răng hành
trình.
Khớp truyền động là cơ cấu truyền mômen từ động cơ điện của máy khởi
động (MKĐ) đến vành bánh răng bánh đà của động cơ ôtô. Với tỷ số truyền trên
bánh răng của MKĐ phải quay 10 hoặc 20 vòng để kéo vành bánh răng bánh đà
quay được 1 vòng. Khi hoạt động, tốc độ của rôto động cơ điện đạt trị số trong
khoảng(2000-3000) vòng/phút sẽ kéo trục khuỷu của động cơ ôtô quay khoảng
200 vòng/ phút đủ cho động cơ ôtô khởi động được.
Sau khi động cơ đã nổ, số vòng quay độc lập của nó có thể lên đến (3000-
4000) vòng/ phút. Nếu lúc này bánh răng của động cơ điện trong MKĐ còn ăn

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 15


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

khớp với vành bánh răng bánh đà, rôto của động cơ điện trong MKĐ sẽ bị cuốn
theo với vận tốc (3000-4000) vòng/ phút. Với tốc độ lớn như vậy, lực li tâm do
nó tạo ra cực mạnh sẽ làm bung tất cả dây quấn ra khỏi rãnh của rôto và phá
hỏng cổ góp của động cơ điện trong MKĐ.
Khớp truyền động cơ trong MKĐ có các nhiệm vụ sau:
- Truyền mômen của MKĐ làm quay vành bánh răng bánh đà động cơ
ôtô.
- Bảo vệ MKĐ bằng cách tách rôto của động cơ điện khỏi động ra khỏi
vành bánh răng bánh đà khi động cơ ôtô đã nổ được. Cơ cấu truyền động
được được thiết kế theo hai kiểu:
+ Kiểu văng ra: Khi khởi động, bánh răng của khớp truyền động sẽ văng
từ trong rôto ra ngoài để ăn khớp với vành bánh răng bánh đac của đông
cơ ôtô.

4.8 Động cơ điện khởi động.


Động cơ dùng trong hệ thống khởi động là động cơ điện một chiều kích từ
nối tiếp hoặc hỗn hợp.
Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp có mômen khởi động lớn song có
nhược điểm là tốc độ không tải(ω0) quá lớn, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ
làm việc của động cơ. Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp tuy mômen khởi
động không lớn bằng so với động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp nhưng trị số
tốc độ không tải bé hơn.
Khi hệ thống khời động làm việc, dòng điện khởi động có trị số rất lớn( từ
150 đến 300 A đối với động cơ của xe du lịch, với động cơ trên xe vận tải dòng
điện khởi động có thể đạt tới 1600-1800). Để đảm bảo truyền được công suất từ
động cơ điện khởi động sang động cơ ô tô, tránh tổn thất điện áp trên đường dây
nối từ ácquy đến động cơ điện khởi động và ở các chỗ tiếp xúc, yêu cầu điện trở
của động cơ điện khởi động và ở các chỗ tiếp xúc, yêu cầu điện trở của động cơ
điện khởi động phải đủ nhỏ( khoảng 0,02Ω), sụt áp ở vùng tiếp xúc giữa chổi
than va cổ góp của động cơ điện khởi động cho phép trong khoảng(1,5-2)V. Các
chổi than tiếp điện của động cơ khởi động thường làm bằng đồng đỏ.

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 16


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

CHƯƠNG 5: KIỂM TRA MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI


HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

5.1.1 Đèn báo nạp sáng tối nhưng bấm nút khởi động thì động cơ không quay.
Nguyên nhân là do không có điện vào máy khởi động do hở mạch tại công
tắc từ trong máy, rơle, cầu chì.

Để khắc phục kiểm tra ta dùng đồng hồ điện vạn năng kiểm tra mạch điện
khởi động theo cách phân đoạn.

Kiểm tra hở mạch.

Đo điện trở giữa dây dẫn và đầu


chổi than phía Stato.

Điện trở tiêu chuẩn là dưới

1Ω. nếu kết quả không như Hình 9.1 kiểm tra chổi than

Tiêu chuẩn, thay cụm càng

khởi động.

Kiểm tra cụm công tắc từ.

Kiểm tra cuộn kéo:

Đo điện trở giữa các cực 50 và

Điện trở tiêu chuẩn là dưới 1Ω.

Nếu kết quả không như tiêu chuẩn hình 9.2 kiểm tra cuộn kéo

ta thay cụm công tắc từ.

Kiểm tra cuộn giữ:

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 17


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Đo điện trở giữa các cực 50 và thân công tắc từ.

Điện trở tiêu chuẩn là dưới 2Ω.

Nếu kết quả không như tiêu chuẩn ta phải thay công tắc từ.
Hình 9.3 kiểm tra cuộn giữ

5.1.2 Đèn sáng lờ mờ nhưng động cơ không quay


Nguyên nhân là do acquy yếu hoặc chập mạch trong máy khởi động, bánh
răng khởi động bị trượt hoặc do mạch khởi động có điện trở lớn.

Ta tiến hành kiểm tra nạp ắc quy và sửa chữa máy khởi động, thay thế chi
tiết hỏng, làm sạch cổ góp điện và chổi than.

Kiểm tra hở mạch cổ góp.

Đo điện trở giữa hai đoạn dây bất kỳ của cổ góp.

Điện trở tiêu chuẩn là dưới 1Ω.

Nếu kết quả không như tiêu chuẩn ta phải thay ro to.

Kiểm tra ngắn mạch của cổ góp.

Đo điện trở của một đoạn cổ góp và lõi của roto

Điện trở tiêu chuẩn là dưới 10kΩ trở lên. Nếu kết quả không như tiêu chuẩn
ta thay rôto

Kiểm tra bề mặt cổ góp không bị bẩn hoặc cháy, nếu bề mặt bị bẩn ta dùng
giấy ráp hoặc dùng máy tiện.

Kiểm tra độ đảo của cổ góp

Đặt cổ góp lên khối chữ v dùng đồng hố so đo độ đảo của cổ góp

Độ đảo lớn nhất là 0.05 mm

Nếu độ đảo cổ góp lớn hơn giá trị lớn nhất ta gia công lại bằng máy tiện

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 18


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Đo đường kính cổ góp.

Đường kích lớn nhất là 28 mm.

Đường kính nhỏ nhất là 27 mm.

Nếu đường kính nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất hay thay thế cụm ro to.

Đo chiều sâu rãnh cắt của cổ góp.

Chiều sâu tiêu chuẩn 0.6mm.

Chiều sâu nhỏ nhất 0.2mm

Nếu chiều sâu của rãnh cắt nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất hãy sửa nó bằng lưỡi
cưa.

Kiểm tra cụm giá đỡ chổi than .

Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than .

Chiều dài bạc tiêu chuẩn 14mm.

Chiều dài chổi than nhỏ nhất 9mm.

Nếu chiều dài nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất hãy thay cụm giá đỡ chổi than và
cụm càng máy khởi động

Kiểm tra cách điện của chổi than .

Đo điện trở giữa cực (+) và (-) của các giá đỡ chổi than .

Điện trở tiêu chuẩn 10kΩ trở lên.

Nếu kết quả không như tiêu chuẩn thay cụm giá đỡ chổi than.

Kiểm tra lò xo chổi than :

Dùng cân kéo đọc giá trị ngay khi lò xo chổi than tách ra khỏi lò xo chổi
than.

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 19


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Tải lắp lò xo tiêu chuẩn 13.7 đến 17.6 N

Tải lắp lò xo nhỏ nhất 8.8 N

Nếu tải lắp lò xo nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất ta thay cụm giá đỡ chổi than.

5.1.3 Bánh răng khởi động tách ra khỏi vành răng bánh đà chậm sau khi khởi
động và có tiếng ồn không bình thường khi khởi động.
Nguyên nhân là do kẹt lõi sắt của rơle ly hợp một chiều hỏng hoặc kẹp trên
trục roto, nặng gạt yếu.

Khe hở ăn khớp của bánh răng khởi động và vành răng bánh đà quá lớn

Kiểm tra ly hợp máy khởi động

Quay bánh răng chủ động theo chiều kim đồng hồ và kiểm tra quay tự do của
chúng. Thử quay theo chiều ngược lại và kiểm tra nó xem có bị khóa không .

Nếu cần ta có thể thay ly hợp máy khởi động .

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 20


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

5.1.4 Tìm bệnh trên từng chi tiết

Triệu
chứng Căn Phương pháp kiểm Nguyên nhân có Cách
hư nguyên tra thể khắc phục
hỏng

* Máy - Công tắc Kiểm tra công tắc - Hở mạch công tắc Thay thế
khởi có thể bị từ: từ hoặc piston bị công tăc
động pan. - Chế độ hút. kẹt. từ.
không - Động cơ
quay - Chế độ giữ
có thể bị
(không pan. Kiểm tra thông - Bề mặt cổ góp bị Sửa chữa
có mạch động cơ điện rỗ. hoặc thay
tiếng (giữa cọc C và vỏ) - Chổi than quá thế
kêu mòn. phần bị
của - Hở mạch trong hư.
công phần ứng.
tắc từ) - Hở mạch trong
cuộn dây kích
(piston không được
hút vì không có
dòng qua cuộn
hút).

* Máy Do còn 1/ Kiểm tra tình - Hư công tắc từ. Thay thế.
khởi nghe tiếng trạng tiếp xúc của
động công tắc tiếp điểm chính khi
không từ hoạt đóng, Kiểm
quay động nên tra xem điện áp tới
(có cuộn hút cọc M và C
tiếng và cuộn có như nhau khi bắt
kêu giữ còn đầu cấp điện
của tốt. cho máy khởi động

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 21


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

công kể cả đầu 50.


tắc
từ ). 2/ Kiểm tra cách - Cuộn kích bị
điện của các chi chạm ra vỏ Thay thế.
tiết bên trong động - Phần ứng bị chậm
cơ điện ra vỏ
(tháo và kiểm tra). - Hư lớp cách điện
giữa chổi
than và giá giữ.

* Máy Nguyên 1/ Máy khởi động - Ly hợp một chiuề Thay thế.
khởi nhân Pan ở đang khoá bị trượt.
động phần cơ kiển tra ly hợp một
quay và phần chiều có bị
chậm. điện. trượt hay không.

2/ Rà máy khởi - Phần cơ của


động và kiểm tra motor điện:
các phần bên trong. Ổ lăn tiếp xúc giữa Sửa chữa
phần ứng và cực hoặc thay
từ. thế.

* Động Do đề còn Kiểm tra sự trượt - Ly hợp bị trượt. -Thay thế


cơ tốt nên của ly hợp một - Bánh răng bendix ly hợp một
không mạch điện chiều trong thử không vàokhớp với chiều.
nổ mặc của nó nghiệm chế độ vòng răng bánh đà. -Thay thế
dù máy không bị hãm chặt. ly hợp một
khởi hỏng, Khả chiều.
động năng Pan ở -Thay đòn
quay. phần dẫn động.
truyền
động

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 22


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

cơ khí.

-Vòng bi bị xước Thay vòng


hoặc rỗ. bi và ống
* Tiếng -Ống lót bị mòn. lót.
Chắc chắn
kêu lạ Rà máy khởi động -Trục rotor bị đảo.
có Pan về
và kiểm tra từng chi
cơ. -Đỉnh răng của Thay bánh
tiết.
bánh răng bendix răng
bị mòn. bendix.

-Ly hợp một chiều


. bị kẹt.
-Khớp xoắn ốc khó Thay ly
trượt. hợp.

* Tiếng Có một Kiểm tra công tắc -Hở mạch cuộn giữ Thay công
kêu Pan về từ, Tháo cọc C và piston được cuộn tắc từ.
lạch điện vì kiểm tra thông hút kéo vào nhưng
cạch. piston mạch giữa sau đó bị trả lại vì
không cọc 50 và vỏ. dòng không qua
được giữ. cuộn hút nữa khi
tiếp điểm đóng gây

ra tiếng kêu lạch


cạch liên tục.

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 23


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá
nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số
lượng ô tô trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo
theo nhu cầu đào tạo rất lớn về nguồn nhân lực bão dưỡng, sữa chữa ô tô.

Xuất phát từ nhu cầu trên tôi đã được khoa giao cho nghiên cứu Đề tài Tốt
nghiệp về Hệ thống khởi động trên xe TOYOTA, nhằm cung cấp cho mọi người
kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa hệ thống trên xe
TOYOTA. Kiến thức trong Đề tài này được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan hệ
thống nạp và khởi động; Cấu tạo và nguyên lý làm việc; Hư hỏng, nguyên nhân,
cách khắc phục và kiểm tra hệ thống; Cơ sở thiết lập mô hình hoạt động thực tế.
Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do đó người đọc có thể dể dàng
hiểu được.

Trong quá trình thực hiện Đề tài này tôi đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn,
lý thuyết vễ sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm
đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe TOYOTA.

Mặc dù thời gian thực hiện Đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo trong Khoa Cơ Khí ô tô cùng bạn bè. Đến
hôm nay tôi đã hoàn thành Đề tài của mình. Trong Đề tài này tôi đã cố gắng rất
nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý
kiến để Đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng , ngày 12 tháng 10 năm 2022


Sinh viên

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 24


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cẩm nang sửa chữa Toyota.


2. Cẩm nang sửa chữa Toyota Vios.
3. Cẩm nang sửa chữa Toyota Inova
4. Giáo trình giảng dạy ĐHSP KT
5. Giáo trình Kỹ thuật sữa chữa ô tô.
Tác giả: TS Hoàng Đình Long
6. Kỷ thuật sữa chửa Điện Ô tô hiện đại.

CHƯƠNG 7:

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 25


Khảo sát, tính toán hệ thống khởi động trên xe Toyota Hilux 2017

Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Hùng 26


Tên đề tài

KẾT LUẬN {Cỡ chữ 14}


{Để 2 dòng trống}

Nội dung kết luận {Font chữ: Time New Roman; in thường; cỡ chữ: 13; dãn
dòng: 1,3; căn lề: justified}
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...

Ghi chú về phần Kết luận

- Phần Kết luận cần phải nêu được những kết luận chung, khẳng định những kết
quả đạt được, những đóng góp, đề xuất và kiến nghị (nếu có);
- Trong phần này, có thể định dạng các điểm/ mục kết luận theo dạng Outline
hoặc Numbering hoặc Bullets.

Sinh viên thực hiện: Người hướng dẫn: 27


TÀI LIỆU THAM KHẢO
{In đậm, cỡ chữ 14}
{Để 2 dòng trống}

{Font chữ: Time New Roman; in thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
[1]
[2]

Ghi chú: tài liệu tham khảo được liệt kê theo thứ tự trích dẫn trong Báo cáo đồ án tốt
nghiệp, đối với từng loại tài liệu thì được ghi thông tin trích dẫn như sau:
1. Tài liệu tham khảo là sách:
Tên của tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (in nghiêng), lần xuất
bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ: Phạm Thị Thu Hà (2014). Giáo trình Quản lý dự án, NXB Bách khoa, Hà Nội.
2. Tài liệu tham khảo là tạp chí, bài báo:
Tên tác giả, năm xuất bản (trong ngoặc đơn). Tên bài báo (in nghiêng), Tên tạp chí,
tập/quyển, các số trang.
Ví dụ: Nguyễn Danh Nguyên, Phạm Thị Thanh Hồng (2016). Mô hình sản xuất hiệu
suất cao: Đặc điểm và vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, Tạp chí
Quản lý kinh tế, Số 75, 73-79.
3. Tài liệu tham khảo từ các nguồn khóa luận, bài luận khác
Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận văn (in nghiêng), bậc
học, tên cơ sở đào tạo.
Ví dụ: Nguyễn Đức Núi (2014). Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven
biển Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet:
Tên tác giả, năm (đặt trong ngoặc đơn). Tên tài liệu (in nghiêng), địa chỉ trang web.
Ví dụ: World Bank (2016). World Development Indicators Online,
http://publications.worldbank/WDI/.

Sinh viên thực hiện: Người hướng dẫn: 28


PHỤ LỤC
{In đậm, cỡ chữ 14}

{Font chữ: Time New Roman; in thường; cỡ chữ: 12; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}

Phụ lục

You might also like