You are on page 1of 9

Nguyễn Khánh Phương

Khoa Luật. CELG. UEH


120 CÂU HỎI
ÔN TẬP HỌC PHẦN LUẬT LAO ĐỘNG
Bảng quy định viết tắt
QHLĐ Quan hệ lao động
HĐLĐ Hợp đồng lao động
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
HĐTV Hợp đồng thử việc
NQLĐ Nội quy lao động
KLLĐ Kỷ luật lao động
TNVC Trách nhiệm vật chất
TCLĐCN Tranh chấp lao động cá nhân
TCLĐTT Tranh chấp lao động tập thể

1. Nguyễn Hồng Anh, quê ở Long An- 14 tuổi, được bà dì hàng xóm rủ đi làm công nhân
may trên thành phố. Hồng Anh có đi làm được không? Có thể ký HĐLĐ được không?
Anh/chị sẽ tư vấn cho Công ty may như thế nào về trường hợp của Hồng Anh.
2. HĐLĐ bị vô hiệu toàn bộ nếu nội dung của HĐLĐ trái quy định pháp luật.
3. Nếu HĐLĐ vô hiệu, các bên sẽ phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, HĐLĐ sẽ không
phát sinh hiệu lực từ thời kiểm ký kết.
4. HĐTV là một phần nội dung của HĐLĐ.
5. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu.
6. Anh Minh ký HĐTV với Công ty Tân Ngọc Phát, vị trí giám đốc Marketing nhãn hàng
giày da. HĐTV có thời hạn 3 tháng, mức lương thử việc là 40 triệu, nếu thử việc đạt, mức
lương của anh Minh sẽ là 50 triệu cộng với thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty. Trong thời gian thử việc, nếu anh Minh đơn phương chấm dứt HĐTV thì phải
báo trước cho Công ty ít nhất 15 ngày. Nếu không, anh Minh phải bồi thường cho Công
ty khoản tiền tương ứng với ½ tháng tiền lương. Nhận xét về HĐTV này.
7. Việc giao kết HĐLĐ phải do chính NLĐ thực hiện.
8. Sau khi ký kết HĐLĐ, do thay đổi công nghệ nên Công ty Mai Ngọc có thỏa thuận với 10
NLĐ về việc sắp xếp lại vị trí công việc. Tư vấn cho Công ty Mai Ngọc các bước cần thiết.
[Nếu NLĐ đồng ý thay đổi vị trí công việc thì sao? Nếu NLĐ không đồng ý thay đổi vị trí
công việc thì sao?]
9. NLĐ và NSDLĐ có quyền tự do thỏa thuận thời gian tạm hoãn HĐLĐ.
10. Nêu khái niệm Kỷ luật lao động?
11. Có mấy hình thức kỷ luật lao động?
12. Nêu các nguyên tắc khi xử lý kỷ luật lao động?
13. Ai có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động?
14. Nếu quyết định kỷ luật NLĐ được ký bởi người không có thẩm quyền thì hậu quả pháp lý
là gì?
15. Phân biệt cách chức và chuyển làm công việc khác có thời hạn?
16. Phân biệt tạm đình chỉ công việc và cách chức?
17. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động?
18. Phân biệt sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ

1
Nguyễn Khánh Phương
Khoa Luật. CELG. UEH
19. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động?
20. Bồi thường thiệt hại trong quan hệ dân sự và hợp đồng thương mại khác gì với trách nhiệm
vật chất trong quan hệ lao động?
21. NLĐ và NSDLĐ có quyền tự do thỏa thuận về mức lương.
22. NLĐ và NSDLĐ có quyền tự do thỏa thuận về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.
23. Nếu NSDLĐ trả lương chậm thì nghĩa vụ NSDLĐ phải chịu là gì?
24. Nếu NSDLĐ yêu cầu NLĐ làm việc vào Tết âm lịch và vào ban đêm, NLĐ có bắt buộc
phải đồng ý không? Và nếu làm việc thì quyền lợi NLĐ được hưởng là gì?
25. Trong trường hợp NSDLĐ yêu cầu NLĐ làm thêm vào ngày Thứ 7 và Chủ nhật, nếu
NSDLĐ cho nghỉ bù vào ngày bình thường là thứ 2 và thứ 3 mà không thay đổi số lương
trả cho NLĐ thì có đúng quy định pháp luật không?
26. Trong thời gian thử việc, NLĐ có quyền yêu cầu nghỉ hàng năm hay không?
27. NLĐ và NSDLĐ có quyền tự do thỏa thuận và quyết định mức lương và thưởng.
28. Tiền lương làm vào ban đêm và tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính ngang
nhau.
29. NSDLĐ có quyền bố trí nghỉ bù thay cho việc phải trả tiền lương làm thêm giờ trong ngày
nghỉ lễ cho NLĐ.
30. Chỉ trong thời gian nghỉ hàng năm NLĐ mới được hưởng nguyên lương.
31. Sắp xếp lịch nghỉ hàng năm là quyền của NSDLĐ.
32. Nếu NLĐ không nghỉ phép năm thì có thể quy đổi để nhận lương thay thế.
33. NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ đóng tiền phạt vì vi phạm KLLĐ. [Ví dụ: mỗi lần đi làm
muộn thì phải đóng 100 ngàn]
34. Tai nạn lao động là gì? Bệnh nghề nghiệp là gì?
35. Nếu NLĐ bị tai nạn giao thông trên đường đi gặp gỡ khách hàng của Công ty thì có được
coi là tai nạn lao động không?
36. NLĐ tự ý làm công việc không theo HĐLĐ và cũng không được giao phó mà bị tai nạn
tại nơi làm việc thì có được hưởng quyền lợi gì hay không?
37. Nếu NLĐ bị co giật vì dùng heroin tại nhà vệ sinh công ty thì có được coi là tai nạn lao
động không?
38. Quyền lợi của NLĐ bị tai nạn lao động là gì nếu họ không được tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
39. Quyền lợi của NLĐ bị tai nạn lao động là gì?
40. Nghĩa vụ của NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động
4%?
41. Nếu NLĐ bị tai nạn lao động khi đang trong thời gian học nghề thì quyền lợi của NLĐ
được hưởng là gì?
42. Để giải quyết TCLĐCN, các bên bắt buộc phải tham gia hòa giải lao động.
43. Đình công là TCLĐTT về quyền.
44. TCLĐCN được chia làm 2 loại: TCLĐCN về quyền và TCLĐCN về lợi ích.
45. Đình công chỉ có thể được tổ chức hợp pháp khi có trên 30% NLĐ tại doanh nghiệp đồng
ý
46. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động thực hiện giải quyết TCLĐTT là 1 năm.

2
Nguyễn Khánh Phương
Khoa Luật. CELG. UEH
47. NLĐ có thể đập phá nhà xưởng khi đình công.
48. Khi các bên lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, tập thể NLĐ được
phép tiếp tục tiến hành đình công.
49. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
50. Hội đồng trọng tài lao động là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân.
51. Trường hợp nào NSDLĐ bị cấm đóng cửa doanh nghiệp trong suốt cuộc đình công?
52. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa Đình công và biểu tình?
53. Quyền của NLĐ khi không tham gia đình công là gì?
54. Ban trọng tài phải được thành lập để giải quyết TCLĐTT trong vòng 30 ngày?
55. Tòa án là cơ quan có quyền hoãn và ngừng đình công?
56. 50 công nhân tại Thủy điện Hòa Bình quyết định không làm việc, tập trung tại phòng Giám
đốc để đòi 2 tháng lương đã bị trả chậm. Đây có phải là đình công không? Hãy tư vấn cho
Công ty Thủy điện Hòa Bình để giải quyết tình huống này.
57. Vai trò của Công đoàn hay tổ chức đại diện NLĐ trong các TCLĐCN khác gì với
TCLĐTT?
58. Công ty Long Thành có 9 NLĐ. Công ty có bắt buộc phải có NQLĐ không? Nếu có thì
có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không? Cơ quan nào?
59. Ngày 18/9/2021, anh Ngọc hút thuốc trong văn phòng Công ty Long Thành. Tới ngày
23/9, anh cự cãi và đấm đá một khách hàng. Theo NQLĐ của Công ty Long Thành, những
hành vi này đều sẽ bị khiển trách, nếu tái phạm thì sẽ bị cách chức. Công ty đã quyết định
khiển trách anh Ngọc vì hành vi hút thuốc lá và cách chức anh do tái phạm. Hãy nhận xét
về quyết định của Công ty và tư vấn cho Công ty những thủ tục cần thiết để kỷ luật lao
động anh Ngọc theo đúng quy định.
60. Anh Minh hút thuốc trong khu vực kho chứa vải của Công ty Hồng Ngọc. Mặc dù nội quy
Công ty Hồng Ngọc không quy định, nhưng Công ty đã quyết định sa thải anh ngay theo
quy định của pháp luật. Nhận xét về cách xử lý của Công ty Hồng Ngọc.
61. Chị Nguyệt Nga ký HĐLĐ với Công ty Cổ phần Vova từ 2/4/2022, thời hạn 36 tháng. Tới
ngày 7/9/2023, chị lên trình bày với giám đốc nhân sự và trưởng phòng, mẹ chị bị bệnh
nên cần người chăm sóc. Chị xin phép công ty cho nghỉ 4 tháng. Hãy tư vấn các giải pháp
cho Công ty Vova và chị Nguyệt Nga.
62. Chị Hồng và Công ty Hồng Hà thỏa thuận với nhau: “Sau khi chấm dứt thời gian tạm hoãn
thực hiện HĐLĐ, NLĐ phải có mặt ngay tại nơi làm việc. Trong vòng 5 ngày làm việc,
nếu NLĐ không tới nơi làm việc, không có lý do chính đang, NSDLĐ có quyền đơn phương
chấm dứt HĐLĐ của NLĐ.” Sau khi kết thúc thời hạn tạm hoãn HĐLĐ, chị Hồng không
có mặt tại nơi làm việc, Công ty Hồng Hà có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với chị
không?
63. Công ty Rosa ký HĐLĐ với anh Tiến Tùng, vị trí giám đốc phòng Công nghệ thông tin.
Lo lắng anh Tùng nắm các bí mật thông tin của công ty, Tổng giám đốc hỏi bạn các giải
pháp pháp lý. Hãy tư vấn cho Tổng giám đốc nhé.
64. Anh Phúc Long ký HĐLĐ thời hạn 24 tháng với Công ty May mặc Đông Đô từ ngày
1/5/2022. Tới ngày 1/5/2023, Công ty cử anh Long đi học tập công nghệ mới tại Hàn

3
Nguyễn Khánh Phương
Khoa Luật. CELG. UEH
Quốc. Khóa đào tạo dự kiến kéo dài 6 tháng. Công ty đài thọ toàn bộ chi phí cho anh Long,
dự kiến 250 triệu, bao gồm học phí và chi phí ăn ở, đưa rước. Phòng Nhân sự tìm tới các
bạn để hỏi về quy trình đảm bảo cho anh Long sẽ quay lại công ty làm việc và không làm
việc cho Công ty khác. Hãy tư vấn cho phòng Nhân sự nhé.
65. Anh Phúc Long ký HĐLĐ thời hạn 24 tháng với Công ty May mặc Đông Đô từ ngày
1/5/2022. Tới ngày 1/5/2023, Công ty cử anh Long đi học tập công nghệ mới tại Hàn
Quốc. Khóa đào tạo dự kiến kéo dài 6 tháng. Anh Long và Công ty có ký hợp đồng đào
tạo, trong đó quy định, “NLĐ cam kết làm việc cho Công ty ít nhất 36 tháng sau khi đào
tạo. Nếu NLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, NLĐ sẽ phải bồi thường chi phí đào
tạo cho Công ty.” Sau khi học xong, anh Long về làm cho Công ty 6 tháng. Sau đó nghỉ
việc vào ngày 30/4/2024. Công ty yêu cầu anh Long bồi thường chi phí đào tạo. Các bạn
hãy tư vấn cho anh Long nhé.
66. Chị Mai Hiền ký HĐLĐ với Công ty Ninova thời hạn 36 tháng, bắt đầu làm việc từ
8/4/2022. Do chị Hiền làm ở vị trí phòng nghiên cứu chiến lược, nên Công ty Ninova yêu
cầu chị phải ký Hợp đồng bảo mật thông tin. Trong hợp đồng, chị Hiền cam kết: (i) không
tiết lộ bí mật kinh doanh của Công ty, (ii) sau khi kết thúc HĐLĐ với Công ty, trong vòng
12 tháng, chị sẽ không làm việc ở công ty nào là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty.
Các bạn hãy nhận xét về nội dung của Hợp đồng này nhé.
67. Chị Nguyễn Thị Xuân làm bảo vệ tại Công ty Cổ phần dược phẩm Mai Anh từ tháng
1/2022, tiền lương là 5 triệu đồng/ tháng. Thời hạn HĐLĐ được kí là 12 tháng. Đến khi
HĐLĐ hết hạn, chị Xuân và Công ty Mai Anh không kí HĐLĐ mới nhưng Công ty vẫn
giao công việc cũ cho chị. Đến tháng 8/2024, Công ty tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức
(sáp nhập phòng chị Xuân vào phòng hành chính tổng hợp) nên chị Xuân và 9 người lao
động khác mất việc làm.
a) Nhận xét về việc kí kết HĐLĐ giữa chị Xuân và Công ty Mai Anh?
b) Công ty Mai Anh có thể cho chị Xuân và 9 người lao động khác nghỉ việc không?
c) Nếu có thì Công ty phải tuân theo thủ tục gì để cho 10 NLĐ thôi việc một cách hợp pháp?
d) Theo quy định của pháp luật hiện hành, chị Xuân được hưởng những quyền lợi nào?
e) Giả sử Công ty Mai Anh ra quyết định giải thể tổ bảo vệ và thuê công ty chuyên nghiệp bảo
vệ cho công ty. Do đó, công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với các nhân viên của tổ
bảo vệ trong đó có chị Xuân. Lý do này có hợp pháp không? Tại sao? Và công ty phải tiến
hành những thủ tục gì?
f) Giả sử tháng 20/4/2025, Công ty Mai Anh đã cho chị Xuân thôi việc với lý do “bộ phận bảo
vệ không hoàn thành nhiệm vụ vì đã để xảy ra 3 lần mất trộm tài sản trong 3 tháng liên tiếp
(tháng 1,2 và 3)”. Chị Xuân không được đi làm kể từ ngày 21/4/2025, việc chấm dứt HĐLĐ
của Công ty Mai Anh với chị Xuân có hợp pháp không?
g) Tháng 6/2025, trong lúc đi tuần kiểm tra kho nhà xưởng, do trời mưa, chị Xuân bị ngã gẫy
chân. Giải quyết quyền lợi cho chị Xuân theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Các điều kiện để được coi là tai nạn lao động?
- Giả sử, lúc chị Xuân bị ngã gẫy chân là 8h tối và phát hiện có tiếng động lạ tại khu nhà
xưởng của Công ty nên quyết định tự mình kiểm tra. Tình huống này có phải là tai nạn
lao động không? Quyền lợi của chị Xuân có thể được hưởng là gì?

4
Nguyễn Khánh Phương
Khoa Luật. CELG. UEH
h) Nếu 10 người lao động này phản đối quyết định cho thôi việc của công ty và kéo tới Công ty
Mai Anh tung truyền đơn, hô khẩu hiệu đòi được đi làm, theo anh chị, đó có phải đình công
không? hãy tư vấn cho Công ty Mai Anh giải quyết tình huống này.
70. NSDLĐ có thể chấm dứt HĐLĐ với NLĐ đang mang thai.
71. Công ty Minh Nhựa ký HĐLĐ với anh Trung thời hạn 12 tháng, từ 12/9/2022. Anh Trung
không may bị tai nạn lao động vào tháng 6/2023 và phải điều trị 5 tháng mới có thể hồi
phục. Công ty Minh Nhựa muốn chấm dứt HĐLĐ với anh Trung, hãy tư vấn cho Công ty.
72. Tháng 8/2018, anh Hà Hải Đăng bắt đầu làm việc tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Thăng
Long. Trong 8 năm làm việc tại đây, anh Đăng đã ký với Công ty 4 HĐLĐ có thời hạn 02
năm. Tại thời điểm mới được nhận vào làm, anh Đăng mới chỉ tốt nghiệp trường Đại học
Mở. Sau khi làm việc, công ty cử anh đi học văn bằng 2 tại Trường Đại học Luật Tp.HCM
với tổng chi phí là 30 triệu. Tuy nhiên, công ty chỉ hỗ trợ 7 triệu. Trong hợp đồng đào tạo
ký năm 2023, anh Đăng cam kết sau khi học xong sẽ về làm việc cho công ty 5 năm. Sau
khi học xong vào năm 2025, và dù mới làm việc được 1 năm nhưng ngày 10/05/2026 anh
Đăng thông báo xin chấm dứt HĐLĐ với công ty. Ngày 12/05/2026, anh không đến công
ty làm việc.
a) HĐLĐ giữa anh Đăng và Công ty Xây dựng Thăng Long trước khi xảy ra tranh chấp thuộc
loại HĐLĐ nào? Tại sao?
b) Việc chấm dứt HĐLĐ của anh Đăng là đúng hay sai? Tại sao?
c) Giả sử khi anh Đăng chấm dứt hợp đồng, công ty yêu cầu anh bồi thường 7 triệu chi phí hỗ
trợ học phí tại trường Đại học Luật Tp.HCM thì có hợp pháp không? Tại sao?
d) Nếu: HĐLĐ thứ 1, anh Đăng ký với Công ty Xây dựng Thăng Long (thời hạn từ 2018-2020);
3 HĐLĐ còn lại (mỗi hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm), anh Đăng lần lượt ký với các
công ty con của Công ty Thăng Long: Công ty Hồng Ngọc (2020-2022), Công ty Nam Cường
(2022-2024) và Công ty Mỹ Linh (2-14-2026).
- Vậy khi ký hợp đồng đào tạo và cam kết sau khi học xong về làm việc cho công ty vào năm
2025, anh Đăng phải ký với Công ty Xây dựng Thăng Long hay với Công ty con?
- Kết thúc thời hạn của HĐLĐ ký giữa anh Đăng và Công ty Mỹ Linh, nếu Công ty Xây
dựng Thăng Long muốn điều chuyển anh Đăng về lại Công ty XD Thăng Long làm việc,
có được không? Nếu được, hãy hướng dẫn cho Công ty XD Thăng Long trình tự thực hiện.
HĐLĐ ký giữa anh Đăng và Công ty XD Thăng Long sẽ là loại HĐLĐ nào?
e) Giả sử trong quá trình học, anh Đăng quá vất vả nên muốn tạm hoãn HĐLĐ với Công ty. Hãy
tư vấn cho anh Đăng?
f) Để phù hợp với lịch học, công ty đã đồng ý với anh Đăng: anh sẽ làm việc từ 13 giờ chiều tới
17giờ, nghỉ 30’ để ăn cơm, sau đó tiếp tục làm từ 17.30’ tới 21.30’. Công ty có trợ cấp cho
anh Đăng cơm tối. Nhận xét: thời giờ làm việc và nghỉ ngơi như vậy có hợp pháp không?
(trường hợp như anh Đăng có áp dụng nguyên tắc: người lao động làm việc liên tục 08 giờ
được nghỉ giữa giờ ít nhất 30’ tính vào thời giờ làm việc theo Điều 108) không?
g) Sau khi kết thúc khóa học, giải sử anh Đăng có nguyện vọng tăng tiền lương vì trình độ của
bản thân đã được nâng cao.
- Anh Đăng có thể yêu cầu Công ty tăng lương được không?
- Nếu Công ty không đồng ý, anh Đăng có thể lấy lý do này để đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động một cách hợp pháp?

5
Nguyễn Khánh Phương
Khoa Luật. CELG. UEH
- Anh Đăng có thể thỏa thuận với Công ty rằng: Công ty không trích đóng BHXH mà trả
vào lương cho anh Đăng để anh Đăng tự đóng BHXH được không?
h) Giả sử: Không thỏa thuận được mức lương mới, anh Đăng yêu cầu Công ty: nâng số ngày
nghỉ trong năm của anh lên 18 ngày, và Công ty phải thanh toán cho anh Đăng tiền tàu xe và
tiền lương cho những ngày anh nghỉ năm về thăm gia đình.
- Công ty có buộc phải đồng ý với các yêu cầu của anh Đăng không? Hãy tư vấn cho Công
ty.
- Sau một thời gian, anh Đăng và Công ty đạt tới thỏa thuận, anh Đăng có thể lên công ty
bất cứ khi nào tùy thích, công việc của anh là tư vấn thuế và pháp lý cho công ty. Công ty
sẽ trả cho anh một khoản là 10 triệu đồng một tháng. Theo anh/chị, quan hệ này có chịu
sự điều chỉnh của luật lao động không?
84. Ngày 1/5/2013, anh Linh được tuyển vào học nghề tại Công ty TNHH Sửa chữa Ô tô Thanh Thủy-
quân 10 Tp.HCM. Hai bên thỏa thuận: Công ty đài thọ 1/2 học phí; trong thời gian học nghề, anh
Linh sẽ được trả 70% lương đối với mỗi sản phẩm làm được; sau khi hết hợp đồng học nghề, anh
Linh cam kết sẽ phải làm việc cho công ty ít nhất ba năm.
a) Nhận xét về những thỏa thuận nêu trên?
b) Sau khi hết hạn học nghề, hai bên giao kết hợp đồng lao động. Anh Linh tha thiết với công
việc, nhưng vì mức lương quá thấp, anh không thể kí kết hợp đồng. Giải quyết tình huống giúp
anh Linh?
c) Khi hết thời hạn học nghề, mặc dù hai bên không giao kết hợp đồng, nhưng anh Linh vẫn tiếp
tục làm việc và công ty Thanh Thủy có điều chỉnh mức lương lên 100%. Sau khi làm việc cho
công ty khoảng 1 năm, tìm được công việc mới tốt hơn, anh LInh bỏ việc, không thông báo
trước cho bên sử dụng lao động biết trước vì cho rằng giữa anh và công ty không có hợp đồng
lao động. Giải quyêt tình huống?
87. Anh Phạm Hoàng Tính, kỹ sư phần mềm có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với
Công ty O.S (Quận 1, Tp. HCM). Theo thư tuyển dụng của Công ty O.S, anh Tính được nhận mức
lương 17 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, mức lương thể hiện trong hợp đồng lao động ghi ngày
18/2/2021 ghi 4 triệu đồng/ tháng. Anh Tính và Công ty O.S thỏa thuận với nhau, 13 triệu sẽ được
ghi nhận là khoản tiền thưởng doanh số Công ty O.S chuyển vào tài khoản của anh Tính hàng
tháng. Trong hợp đồng lao động, anh Tính cũng cam kết bảo mật thông tin cho Công ty O.S. Nếu
vi phạm, anh Tính phải trả một khoản tiền bồi thường thiệt hại trị giá 100 triệu đồng cho Công ty
O.S. Ngày 20/9/2024, anh Tính nhận được thư mời làm việc từ Công ty M.N- một đối thủ cạnh
tranh của Công ty O.S trong ngành công nghệ thông tin.
a) Nhận xét về mức tiền lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động giữa Công ty O.S
và anh Tính.
b) Nhận xét về cam kết của anh Tính với Công ty O.S
c) Anh Tính có quyền làm việc cho 2 công ty một lúc không?
d) Anh Tính làm việc cho Công ty M.N có phải vi phạm cam kết với Công ty O.S không?
Công ty O.S có đòi anh Tính trả 100 triệu đồng được không?
e) Nếu có tranh chấp xảy ra về việc bồi thường thiệt hại cho Công ty O.S, nêu quy trình
giải quyết tranh chấp?
- Có bắt buộc phải thông qua hòa giải lao động?
- Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?
f) Công ty O.S phải làm gì nếu muốn chấm dứt hợp đồng lao động với anh Tính, lý do:
anh Tính tiết lộ bí mật kinh doanh của Công ty?

6
Nguyễn Khánh Phương
Khoa Luật. CELG. UEH
g) Nếu Công ty O.S chấm dứt hợp đồng với anh Tính trái quy định pháp luật, quyền lợi
của anh Tính sẽ là gì?
h) Anh chị hãy tư vấn cho anh Tính trong trường hợp: anh Tính muốn chấm dứt hợp đồng
lao động với Công ty O.S để làm việc cho Công ty M.N.
i) Nếu anh Tính đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với Công ty M.N thì
quyền lợi của anh Tính và Công ty M.N ra sao?
97. Anh Minh là công nhân may giày mẫu trong Công ty Giày ABC theo HĐLĐ 12 tháng từ
ngày 2/8/2021. Ngày 28/7/2022, anh Tưởng- bảo vệ nhà xưởng thông báo với Giám đốc
Nhân sự Công ty, anh phát hiện anh Minh giấu 10 đôi giày mẫu Italia vào 2 ba lô.
a) Anh/chị hãy tư vấn cho giám đốc hình thức xử lý vi phạm kỷ luật là gì cho hợp lý?
b) Nêu thủ tục để việc ra quyết định đó hợp pháp?
c) Giả sử: Nếu ngày 5/8/2022 Công ty mới xác minh được sự thật là anh Minh đã ăn
trộm tổng cộng 10 đôi giày mẫu trong suốt quá trình làm việc ở Công ty ABC, mỗi
đôi giày trị giá 3 triệu VNĐ. Lúc này đã hết thời hạn HĐLĐ của Công ty và anh
Minh, vậy Công ty có thể áp dụng hình thức kỷ luật nào với anh Minh và có thể yêu
cầu anh Minh chịu trách nhiệm vật chất nào?
d) Giả sử: Công ty tiến hành kiểm kê các mẫu giày và phát hiện thiếu tổng cộng 50 đôi
giày mẫu đều do nhóm anh Minh (gồm 5 NLĐ) phụ trách. Mỗi đôi giày giá 3 triệu
VNĐ. Tư vấn cho giám đốc trách nhiệm vật chất nào áp dụng đối với những NLĐ có
liên quan?
e) Giả sử: Trong trường hợp, nhóm anh Minh giải thích 50 đôi giày đều bị hư hỏng do
lũ lụt 3 tháng trước. Vậy, Công ty có thể áp dụng hình thức KLLĐ và trách nhiệm vật
chất nào với nhóm này không?
f) Nếu: Công ty ABC ép 5 NLĐ phải bồi thường thiệt hại tương ứng bằng 150 triệu
VNĐ cho Công ty. 5 NLĐ không đồng ý, nghỉ việc không tới Công ty làm nữa. Vậy
có phải 5 NLĐ này đang đình công không? Hãy tư vấn cho Công ty ABC?

103. Ngày 4/4/2022, anh Hưng và anh Toàn – 2 NLĐ của Công ty TOTA- 100% vốn Nhật Bản,
có xảy ra mâu thuẫn, cãi vã to tiếng trong Công ty. Ngày 5/4/2022, Công ty TOTA đã gửi
bưu điện Quyết định đình chỉ công việc ngay lập tực và vô thời hạn cho anh Toàn. Đến
ngày 16/4/2022, Công ty yêu cầu anh Toàn đến để bàn giao công việc thì anh Toàn nới
nhận được quyết định cho thôi việc.
a) Hãy nhận xét về Quyết định đình chỉ công việc của Công ty TOTA.
b) Hãy nhận xét về Quyết định cho thôi việc của Công ty TOTA
c) Giả sử: Trước đó, tháng 10/2021, Công ty TOTA đã ký HĐLĐ 12 tháng với anh Toàn.
Trong hợp đồng không ghi khi nhân viên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo trước.
Vậy: nếu anh Toàn muốn nghỉ làm ở Công ty TOTA thì có phải báo trước với Công ty
không? Nếu anh Toàn tự động nghỉ việc ngay mà không báo trước thì rủi ro pháp lý
đối với anh là gì?
d) Giả sử: Đến ngày 28/3, Công ty muốn nộp hồ sơ đăng ký NQLĐ:
- Hãy tư vấn: Công ty phải đăng ký NQLĐ ở đâu?
- Trong trường hợp này, Công ty TOTA có áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển
trách với anh Toàn được không?
e) Giả sử: Sau khi Công ty xác minh vụ việc thì phát hiện ra ngoài gây gổ dọa đánh anh
Hưng, anh Toàn còn hay bỏ ra ngoài làm việc riêng trong giờ làm việc và vì bất cẩn
mà làm hư hỏng của Công ty 2 cái máy in trị giá 4 triệu VNĐ/1 cái. Công ty quyết
định:
- Khiển trách anh Toàn vì hành vi gây gổ đánh anh Hưng

7
Nguyễn Khánh Phương
Khoa Luật. CELG. UEH
- Cách chức trưởng nhóm vì hay bỏ ra ngoài làm việc riêng
- Bồi thường cho công ty 8 triệu VNĐ bằng cách trừ trực tiếp vào tiền lương tháng
4 của anh Toàn.
Nhận xét các hình thức KLLĐ và trách nhiệm vật chất mà Công ty TOTA đã áp dụng
cho anh.
f) Giả sử: Anh Toàn bị anh Hưng đánh gãy tay, suy giảm khả năng lao động 3%. Đây
có phải tai nạn lao động không? Quyền lợi của anh Toàn là gì?

112. Chị Nguyễn Thị Hường làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Công ty TNHH Phát
Mãi- trụ sở đặt tại Quận 12, Tp.HCM. Ngày 02/07/2021, chị sinh con và hưởng chế độ
nghỉ thai sản đến hết tháng 10/2021. Hết thời gian nghỉ theo quy định, chị Hường bắt đầu
đi làm từ tháng 11/2021. Trong tháng 12/2021 chị Hường tự ý nghỉ việc không có lý do
chính đáng 04 ngày. Tháng 2/2022 chị Hường tiếp tục nghỉ không có lý do chính đáng 3
ngày. Ngày 05/09/2022, Giám đốc Công ty ra quyết định xử lý kỷ luật chị Hường với hình
thức sa thải.
a) Đề nghị anh (chị) cho biết việc xử lý KLLĐ của Công ty TNHH Phát Mãi có đúng
quy định hay không? Vì sao?
b) Hãy tư vấn cho chị Hường phải làm gì trong tình huống này
c) Giả sử: Tới tháng 10/2023, Công ty Phát Mãi hàng tháng chi trả cho chị Hường mức
lương là 4.2 triệu đồng 1 tháng. Chị Hường thường xuyên bị yêu cầu đi làm vào ngày
nghỉ hàng tuần, và ngày nghỉ lễ mà Công ty không trả lương thêm cho chị. Quá bức
xúc vì chế độ đãi ngộ của Công ty, chị Hường đã nộp đơn xin nghỉ vào ngày 5/11/2023
và nghỉ luôn trong ngày sau khi có cự cãi với Trưởng phòng nhân sự.
- Nhận xét về mức lương và cách trả lương của Công ty Phát Mãi?
- Nhận xét về cách hành xử của chị Hường trong tình huống này? (Có phải đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không?)
- Tòa án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Tòa sẽ phán quyết thế nào
theo anh/chị?
117. Chị Ngọc làm việc cho Công ty OPPA thời hạn gần 1 năm mà Công ty vẫn chưa ký hợp
đồng lao động với chị. Ban đầu- tháng 6/2022, chị Ngọc xin vào Công ty OPPA để dạy
bơi và cứu hộ. Nhưng từ khi đi làm, giám đốc Công ty chưa bao giờ cho chị làm việc gì
liên quan đến chuyên ngành của mình. Giám đốc giao cho chị Ngọc làm những công việc
chị không thành thạo, liên quan đến tiền bạc, lúc làm thủ quỹ, lúc thì kế toán, lúc thì bán
hàng. Tháng 3/2023, sau khi giám đốc tuyển được kế toán và kêu chị Ngọc bàn giao công
việc, ông đã tính số tiền thất thoát trong quá trình chị Ngọc thu chi lên đến 60 triệu VNĐ.
Chị Ngọc thừa nhận, bởi vì không đúng chuyên ngành nên trong quá trình làm việc chị có
sơ suất chi những khoảng tiền nhưng quên ghi vào sổ chi, và cũng không tìm được khoảng
chi đó nằm ở đâu.
a) Anh chị hãy nhận xét về quan hệ giữa chị Ngọc và Công ty OPPA? Đây có phải quan
hệ lao động không? Hay chỉ là quan hệ dân sự- cung cấp dịch vụ?
b) Theo anh/chị, chị Ngọc có phải bồi thường cho Công ty không? Số tiền bồi thường là
bao nhiêu? Vì giám đốc giao cho chị Ngọc những công việc không thuộc chuyên môn
và cũng chưa từng ký hợp đồng lao động với chị Ngọc.
c) Giả sử: Tới tháng 3/2023 chị Ngọc đang có bầu 3 tháng. Vậy Công ty OPPA có thể áp
dụng hình thức kỷ luật và trách nhiệm vật chất gì đối với chị không? Thời hiệu xử lý

8
Nguyễn Khánh Phương
Khoa Luật. CELG. UEH
bồi thường thiệt hại với NLĐ đang mang thai là như thế nào? Tư vấn cho Công ty
OPPA cách xử lý trong tình huống này?
d) Giả sử: Sau khi bị phát hiện làm thất thoát 60 triệu VNĐ, chị Ngọc sợ Công ty truy đòi
nên ngày 15/3/2023 đã nghỉ việc liên tục 4 ngày mà không có lý do. Sau khi Công ty
OPPA gọi điện thoại và thuyết phục, chị Ngọc đi làm lại. Nhưng tới ngày 20/4/2023
chị lại tiếp tục không đi làm 3 ngày liên tiếp mà không rõ lý do. Hãy tư vấn cho Công
ty OPPA phải làm gì trong tình huống này? (có sa thải chị được không)?
e) Nếu: Chị Ngọc không đi làm mà nghỉ việc luôn tại Công ty OPPA thì Công ty phải làm
gì để đòi được 60 triệu đồng đã bị thất thoát? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp?

You might also like