You are on page 1of 5

Bài dự thi: Cuộc thi sáng tạo nội dung truyền thông: Giới trong khai

khoáng năm 2023

Họ và tên: Đường Thị Hường


Lớp: TTĐC A1
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1.Giới thiệu tổng quan bài nghiên cứu, đánh giá

Khai khoáng là quá trình khai thác, tách và xử lý các tài nguyên khoáng
sản từ đất đai hoặc từ dưới lòng đất. Các tài nguyên khoáng sản bao gồm
các kim loại quý, các kim loại công nghiệp, đất hiếm, dầu mỏ, khí tự nhiên
và các tài nguyên phi kim loại như đá, cát, sỏi, đất sét và muối. Các tài
nguyên này được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau như
sản xuất điện, xây dựng, sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ và các sản phẩm
điện tử.

Ngành công nghiệp khai khoáng là một trong những ngành kinh tế quan
trọng nhất của mỗi quốc gia trên thế giới. Ngành này đóng góp không
nhỏ cho sự phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khoáng
sản cho các ngành công nghiệp khác và tạo ra các cơ hội việc làm cho
hàng triệu người trên toàn thế giới. Đặc biệt, Việt Nam - một quốc gia có
nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại
khoáng sản, thì ngày công nghiệp khai khoáng đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh những lợi ích cũng như nguồn thu nhập lớn từ ngành công
nghiệp này, thì ngành khai khoáng ở Việt Nam nói riêng, ở thế giới nói
chung, khai khoáng có những khó khăn và hạn chế nhất định. Khai thác
tài nguyên khoáng sản thường đòi hỏi đầu tư vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ
tầng, thiết bị, máy móc và các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác.
Thêm nữa, khai khoáng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường
như đất đai, nước, không khí, sinh vật và cảnh quan. Các hoạt động khai
thác cũng có thể gây ra ô nhiễm, động đất, sạt lở và các tai nạn đáng tiếc.
Ngành khai khoáng cũng phải đối mặt với những thách thức kinh tế, chính
trị và xã hội, như giá cả tài nguyên, quyền sở hữu và quản lý tài nguyên,
quy định và pháp lý, cạnh tranh và biến động thị trường. Ngoài ra, một số
tài nguyên khoáng sản còn tồn tại ở những khu vực xa xôi, khó tiếp cận và
không phát triển, điều này làm cho việc khai thác tài nguyên trở nên khó
khăn và tốn kém. Đặc biệt, lao động trong ngành khai khoáng thường phải
làm việc trong môi trường khắc nghiệt và nguy hiểm. Các công việc liên
quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản thường đòi hỏi sự chuyên
nghiệp, kỹ năng và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt
động khai thác.

Chính những khó khăn trong ngành khai khoáng được đề cập như trên,
đặc biệt là khó khăn trong lao động, thì bình đẳng giới là nguyên tắc quan
trọng trong khai khoáng. Thực tế cho thấy rằng ngành khai khoáng vẫn
tồn tại nhiều bất bình đẳng giới giữa nam và nữ, tuy nhiên lại rất ít nghiên
cứu, đề cập về vấn đề này. Nhận thấy những bất cập về bất bình đẳng giới
trong ngành khai khoáng tại Việt Nam, tôi xin đưa ra một số đánh giá cũng
như cái nhìn tổng quan về vấn đề này trong bài dự thi.

2. Vấn đề bất bình đẳng giới trong khai khoáng ở Việt Nam

2.1. Khả năng phát hiện và giám sát việc vi phạm các quy định về bảo vệ lao
động và phòng ngừa quấy rối tình dục còn hạn chế.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2019, tình trạng
bất bình đẳng giới trong ngành khai khoáng tại Việt Nam rất nghiêm
trọng và các phụ nữ thường phải đối mặt với những rào cản về giới tính
trong việc tìm kiếm và giữ chỗ làm, gặp nhiều khó khăn hơn trong việc
truy cập đến các công việc tốt hơn và có thu nhập cao hơn. Đồng thời, họ
thường không được đưa vào các vị trí quan trọng và mang tính quyết định
trong ngành.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ trong ngành khai khoáng thường bị
kỳ thị, coi thường, phân biệt đối xử và giới hạn trong khả năng thăng tiến
nghề nghiệp, nam giới được ưu tiên trong tuyển dụng và có khả năng
thăng tiến áp đảo phụ nữ... Phụ nữ cũng gặp nhiều rủi ro về sức khỏe và an
toàn lao động hơn do thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân, thiếu đào tạo và không
được hưởng các quyền lợi như những đồng nghiệp nam.
Bên cạnh đó, tình trạng quấy rối tình dục trong ngành khai khoáng cũng
rất phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực khai thác mỏ hoang dã. Nhiều phụ
nữ đã phải chịu đựng những hành vi không đúng đắn của đồng nghiệp
nam hoặc cấp trên, như sự dòm ngó, dùng lời nói và hành động không
phù hợp, thậm chí là tấn công tình dục.

2.2 .Thiếu sự tham gia và ủng hộ từ các tổ chức xã hội và cộng đồng trong
việc đưa ra các giải pháp giúp tăng cường bình đẳng giới trong ngành khai
khoáng.

Tại Việt Nam, các tổ chức xã hội và cộng đồng còn thiếu sự quan tâm về
vấn đề bất bình đẳng giới tại Việt Nam. Không những vậy, các cơ quan báo
chí và truyền thông cũng ít quan tâm về vấn đề này. Có thể thấy, theo điều
tra, có rất rất ít bài báo đưa tin hay khai thác sâu vào bình đẳng giới, đặc
biệt là đưa ra những giải pháp để cân bằng giới trong lĩnh vực này.
Nguyên nhân có thể là thiếu nhận thức đầy đủ về tình trạng bất bình đẳng
giới trong ngành khai khoáng, cũng như về tầm quan trọng của việc tăng
cường bình đẳng giới trong ngành này. Thêm nữa, có thể thiếu nguồn lực
và khả năng để thực hiện các hoạt động đấu tranh cho bình đẳng giới
trong ngành khai khoáng. Đồng thời, sự lo ngại về những rủi ro và tác
động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức và doanh nghiệp
trong ngành khai khoáng cũng là nguyên nhân mà các tổ chức về bình
đẳng giới chưa can thiệp sâu vào.

2.3. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc tăng cường bình đẳng giới trong
ngành khai khoáng vẫn được coi là một chi phí thêm, không được xem là
một yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh.
Tăng cường bình đẳng giới trong ngành khai khoáng đòi hỏi các nhà khai
thác phải đầu tư thêm vào các chương trình đào tạo, thay đổi các chính
sách liên quan đến lao động và đối xử công bằng với tất cả nhân viên, bao
gồm cả phụ nữ và nam giới. Đặc biệt, là đối với phụ nữ, các chi phí này bao
gồm chi phí đào tạo cho nhân viên, chi phí cải thiện điều kiện làm việc, bảo
đảm sức khỏe, chi phí thực hiện các chính sách bình đẳng giới và rất rất
nhiều chi phí khác chưa kể đến.
Ngoài ra, tăng cường bình đẳng giới trong ngành khai khoáng còn đòi hỏi
các nhà khai thác, các nhà quản lý hay chủ đầu tư doanh nghiệp phải thay
đổi các giá trị và thái độ của họ đối với bình đẳng giới, điều này có thể mất
nhiều thời gian và nỗ lực để thực hiện. Một số nhà khai thác cũng có thể
coi các chương trình bình đẳng giới là sự lãng phí thời gian và tiền bạc nếu
họ không nhận thấy được giá trị thực tế của chúng. Bởi như đã đề cập
trước đó, bình đẳng giữa nam và nữ trong khai khoáng rất ít người chú
trọng, đầu tư, quan tâm và thậm chí là không nhận thức được tầm quan
trọng của nó. Trong ngành khai khoáng, các nhà khai thác thường chú
trọng vào các vấn đề liên quan đến tăng cường năng suất sản xuất, giảm
chi phí sản xuất, ... những vấn đề này được coi là quan trọng và ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy, các nhà khai thác
thường đặt sự ưu tiên cao hơn cho những vấn đề này hơn là bình đẳng
giới.

3. Một số đề xuất để nâng cao bình đẳng giới trong khai khoáng

Sau khi tìm hiểu về thực trạng và những vấn đề trong khai khoáng tại Việt
Nam, mình đưa ra một số giải pháp, đề xuất như sau:
3.1. Tăng cường giáo dục và tuyển dụng phụ nữ
Các công ty khai thác có thể tăng cường giáo dục và tuyển dụng phụ nữ,
đặc biệt là trong các vị trí quản lý và kỹ thuật. Điều này sẽ giúp thúc đẩy
bình đẳng giới trong ngành và cải thiện tình hình lao động cho phụ nữ.
Điển hình là công ty Masan High - Tech Material, một công ty có hơn 25%
CB - CNV nữ lao động. Vì vậy, cần có nhiều doanh nghiệp, công ty hơn tiên
phong trong việc tuyển dụng phụ nữ cho các vị trí công việc ở lĩnh vực
khai khoáng.

3.2. Cải thiện điều kiện làm việc và giảm thiểu quấy rối tình dục
Các công ty khai thác có thể cải thiện điều kiện làm việc để giảm thiểu rủi
ro sức khỏe và tai nạn lao động, đồng thời áp dụng các chính sách để giảm
thiểu quấy rối tình dục và bạo lực tại nơi làm việc. Các công ty, doanh
nghiệp thì cần đảm bảo nhân viên nữ được đào tạo về an toàn lao động,
sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân để tránh các tai nạn lao
động, các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Hơn nữa, việc giảm giờ làm cũng
như có các chế độ nghỉ thai sản, nghỉ phép,... là điều cần chú trọng. Thứ
hai, công ty nên đảm bảo rằng nhân viên được đối xử công bằng và có cơ
hội thăng tiến trong công việc. Đồng thời, đảm bảo rằng các chính sách và
thực tiễn của họ liên quan đến việc tuyển dụng, giữ chân nhân viên và đào
tạo được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và minh bạch. Thêm nữa,
công ty nên có chính sách rõ ràng và cung cấp các phương tiện để ngăn
chặn quấy rối tình dục và bạo lực tại nơi làm việc. Ngoài ra, công ty nên có
quy trình để giúp nhân viên báo cáo các hành vi không đúng đắn mà họ
gặp phải. Cuối cùng, các doanh nghiệp, công ty nên cung cấp chế độ bảo
hiểm y tế và các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, bao gồm
cả chương trình tư vấn sức khỏe tâm lý để hỗ trợ nhân viên trong việc giải
quyết các vấn đề tâm lý.

3.3. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng


Các công ty khai thác có thể tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào
quản lý và giám sát hoạt động khai thác, đồng thời tăng cường tương tác
và giao tiếp với cộng đồng để đáp ứng các quan điểm và yêu cầu của cộng
đồng. Ví dụ như các chuyến đi khảo sát thực tế, hay cộng tác với báo chí
truyền thông để khai thác, viết bài về các chủ đề này.

3.4. Xây dựng chính sách và quy định rõ ràng


Bình đẳng trong giới khai khoáng thực sự là một vấn đề cần quan tâm, đặc
biệt là quyền lợi cho người phụ nữ. Vì vậy, đưa ra các chính sách và quy
định rõ ràng, minh bạch sẽ giúp giảm thiểu bất bình đẳng giới trong
ngành khai khoáng. Chính sách và quy định này phải bao gồm các chính
sách bảo vệ lao động, chính sách đối với cộng đồng và các quy định về
bình đẳng giới.

3.5. Xây dựng tiếng nói riêng cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ
Để xây dựng tiếng nói riêng cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ, chúng
ta cần đảm bảo quyền tự do phát biểu và quyền tiếng nói cho họ, cũng
như đảm bảo rằng ý kiến và quan điểm của họ được coi trọng và tôn trọng.
Đồng thời, chúng ta cần cung cấp cho họ các công cụ và nguồn lực để họ
có thể học hỏi và phát triển kỹ năng giao tiếp và thuyết phục.

Để đảm bảo sự công bằng, không chỉ là trách nhiệm của các doanh
nghiệp, công ty, nhà quản lý, điều hành mà những người phụ nữ trong lĩnh
vực này cũng cần có tiếng nói riêng, dám đưa ra ý kiến, quan điểm riêng,
không im lặng trước những bất công, quấy rối tình dục, hay bạo lực.

4. Lời kết

Trên đây là một số ý tưởng và giải pháp để thực hiện công tác bình đẳng
giới trong lĩnh vực khai khoáng. Tuy nhiên, để thực thi và triển khai các
chính sách này hiệu quả, cần sự quan tâm và ủng hộ từ Đảng, Nhà nước.
Đồng thời, các doanh nghiệp, tổ chức và công ty cần nghiêm túc chấp
hành quy định, đặc biệt là đối với những người lao động.Phụ nữ cũng cần
được đảm bảo có tiếng nói riêng và đầy đủ trong quá trình thực hiện bình
đẳng giới. Chỉ khi có sự đồng lòng và chấp hành từ cơ quan, doanh nghiệp,
lao động, bình đẳng giới trong khai khoáng tại Việt Nam và trên thế giới
mới có thể được thực hiện một cách hiệu quả.

You might also like