You are on page 1of 5

BÀI TẬP

Câu 19
Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó dường như cách mặt nước một
khoảng 1,2 (m), chiết suất của nước là n = 4/3. Tính độ sâu của bể? (16dm)
Giải

Câu 20
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính và
cách thấu kính 30cm.
a. Xác định vị trí, tính chất, và độ phóng đại của của ảnh vẽ hình
(cách thấu kính 60 cm, cao gấp 2 lần vật, ngược chiều với vật)

b. Dịch chuyển vật lại gần thấu kính một khoảng 20cm xác định vị trí tính chất, độ phóng
đại của ảnh, vẽ hình.

Câu 21
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15cm đặt trong không khí, đặt một vật vuông góc với trục
chính của thấu kính
1. xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại ảnh của AB qua thấu kính khi vật AB cách thấu
kính 45cm
2. Nếu thấu kính trên và vật đặt trong nứơc có chiết suất n= 4/3 thì khi vật các thấu kính
80cm cho ảnh ngược chiều và cao gấp 3 lần vật, tính chiết suất cuả thuỷ tinh làm thấu
kính . ĐS : n= 1,5

Câu 22
Một người mắt bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ được những vật trong khoảng từ 15cm đến 50cm.
tính độ tụ của kính phải đeo để sửa tật này, và xác định khoảng đặt vật trong hai trường hợp sau
1. kính đặt sát mắt
2. kính đặt cách mắt 5cm

Câu 23
Một người về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25 (cm) phải đeo kính số +2. Khoảng thấy rõ
nhắn nhất của người đó là bao nhiêu? (50cm)

Câu 24
Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 (cm). Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất
25 (cm) cần đeo kính (kính đeo sát mắt) có độ tụ là bao nhiêu? (D=1,5dp)

Câu 25
Một mắt viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 50cm, muốn đọc sách gần mắt nhất là 25cm .
1. Tính độ tụ của kính cần đeo, biết kính đeo sát mắt (D=2dp)
2. Vì quên kính nên người này phải mượn kính có độ tụ 2,5dp. Hỏi kính phải đặt cách mắt
bao nhiêu để người đó vẫn nhìn rõ được những hàng chữ đặt cách mắt gần nhất 25cm

Câu 26
Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 (cm) đến 50 (cm). Khi đeo kính chữa tật của mắt,
người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt bao nhiêu? (16,7cm)

Câu 27
Một người dùng kính lúp có độ tụ 20dp để quan sát một vật nhỏ. Người ấy đặt mắt cách kính
5cm và di chuyển vật trước kính thi thấy rõ khi cách kính từ 25mm đến 45mm
1. Tìm giới hạn nhìn rõ của người ấy
2. Tìm độ bội giác thu được khi người ấy ngắm trừng ở điểm cực viễn và điểm cực
cận. Mắt vẫn đạt sau kính 5cm.

Câu 28
Một kính hiển vi gồm 2 thấu kính có tiêu cự lần lượt bằng 5cm và 0,5cm đặt cùng trục chính và
cách nhau 21cm. Người quan sat có điểm cực cận cách mắt 20cm, điểm cực viễn cách mắt ở vô
cực. Mắt đặt sát thi kính
a. Hỏi kính nào là vật kính, kính nào là thị kính? tại sao?
b. Hỏi vật cần quan sát phải đặt trong khoảng nào trước vật kính
c. Độ bội giác của kính hiển vi nói trên biên thiên trong khoảng nào ?

Câu 29
Trong thí nghiệm khe Iâng: Cho D = 2m, a = 1mm, ánh sáng đơn sắc có =0,6m.
a. Tính khoảng vân [ĐS: i =1,2mm]
b. Tìm vị trí vân sáng thứ 3 và vân tối thứ 4? [ĐS: 3,6mm và 4,2mm]
c. ở điểm M cách vân sáng trung tâm 5,4mm có vân sáng hay vân tối thứ mấy?
[ĐS: vân tối thứ 5]
d. Tính khoảng cách từ vân tối thứ 5 đến thứ 10 [ĐS: 6mm]
Câu 30
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng a=1,0mm D=2m.
a. ánh sáng chiếu tới khe iâng co = 0,656 m, tính khoảng vân?.
b. Làm thí nghiệm với ánh sáng mầu lục . Biết bề rộng của 10 khoảng vân liên tiếp là 1,09 cm
. Tính bước sóng của ánh sáng mầu lục đó?.
c. Chiếu khe S bằng 2 bức xạ 1=0,65m và 2 người ta thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ2 trùng
với vân sáng bậc 2 của bức xạ 1 . ìm i2 =?. Bức xạ 2 nằm trong vùng nào của quang phổ .
(Đ /s: i1 =1,312mm , 1= 0,545m , i2=0,866mm, 2=0,433 m)

Câu 31
Katốt của một tế bào quang điện làm bằng xedi là kim loại có công thoát e là A= 2eV
được chiếu bởi bức xạ = 0,3975 m.
a: Tính động năng ban đầu cực đại của e quang điện và hđt UAK đủ để hãm dòng quang điện
đó. (Uh <0)
b: Cho biết dòng quang điện bão hòa Ibh=2A và hiệu suất điện tử là H= 0,5 . Tính số phôton
tới K trong mỗi giây .
( đ/s : Wđ max = 18.10-20 J ; Uh= -1,125 V ; np =0,25.1016 hạt/s )

Câu 31
Katốt của một tế bào quang điện có công thoát là A=4,142eV . Chiếu tới K đó bức xạ có bước
sóng =0.2m , công suất là 0,1w .
a : tính số phôtôn tới bề mặt K trong 1 giây
b : tính hiệu điện thế hãm
( ĐS: np =1,0063. 1017 hạt/s ; Uh= -2,07 V )
Câu 32

Pôlôni (Po) 84210 p0 là nguyên tố phóng xạ nó phóng ra một hạt và biến đổi thành hạt nhân
X. Chu kỳ bán rã của pôlôni là T=138 ngày

1. Viết phương trình phản ứng ,xác định cấu tạo ,tên gọi của hạt nhân X ?

2. Một mẫu Po nguyên chất có khối lượng 0.01g ,tính độ phóng xạ của mẫu chất sau 3 chu
kỳbán rã .biết số Avôgađrô Na=6,023.1023 nguyên tử /mol

3.Tính tỉ số giữa khối lượng p0 và khối lượng chất X trong mẫu chất trên sau 4 chu kỳ bán rã

Câu 33
Một y tá nặng 50Kg, nhận liều tương đương 0,5mSv khi đứng ở khoảng cách 0,5m tới một bệnh
nhân đang được điều trị bằng đồng vị phóng xạ 60Co. Coi Co phát ra tia γ , hệ số chất lượng tia
Q = 1,2.
Tính liều hấp thụ và năng lượng mà y tá nhận được ở cách bệnh nhân 0,5m
Tính H, D, Δ E mà y tá nhận được ở cách bệnh nhân 1m

Câu 34
Một nhân viên năng 70Kg nhận được một liều lượng bức xạ trên toàn thân là 24mrad, được
cung cấp bởi cá hạt α với hệ số chất lượng tia là 12. Tính năng lượng người đó đã hấp thụ và
liều tương đương theo hệ đơn vị SI

Câu 35
Một y tá nặng 40Kg, nhận liều tương đương 0,35mSv khi đứng ở khoảng cách 1m tới một bệnh
nhân đang được điều trị bằng đồng vị phóng xạ 90Sr. Coi Co phát ra tia γ , hệ số chất lượng tia Q
= 1,1.
Tính liều hấp thụ và năng lượng mà y tá nhận được ở cách bệnh nhân 0,5m
Tính H, D, Δ E mà y tá nhận được ở cách bệnh nhân 10m

Câu 36
Một bệnh nhân vừa nhận liều xạ trị từ nguồn Co60 chủ yếu phát ra tia γ có hệ số chất lượng tia
bằng 1,2. Ở khoảng cách 0,5m người nhà bệnh nhân nhận liều lượng 0,5mSv/h. Giả sử liều tối
đa cho phép trong 1 tuần là 0,1mSv. Vậy ở khoảng cách này người nhà bệnh nhân chỉ lên chăm
sóc người thân của mình trong khoảng thời gian bao lâu trong một tuần? Nếu chăm sóc ở
khoảng cách 1m thì khoảng thời gian cho phép là bao lâu? Tính liều hấp thụ và năng lượng mà
người nhà bệnh nhân năng 60Kg nhân được ở khoảng cách 1m trong khoảng thời gian cho phép
này.

Câu 37
Một nhân viên năng 85Kg làm việc ở nhà máy điện nguyên tử không may ăn phải bụi 239Pu. Biết
rằng năng lượng của hạt α phát ra khi Pu phân rã 5,2 MeV và chùm tia có hệ số chất lượng tia bằng
13. Giả sử 95% hạt α bức xạ đều nằm lại trong cơ thể. Hỏi số hạt nhân Pu đã phân rã nếu năng
lượng cơ thể nhận được từ chùm α là 0,196J. tính liều hấp thụ ra rad và liều tương đương ra Sv.
Câu 38
Một bệnh nhân vừa nhận liều xạ trị từ nguồn 239Pu chủ yếu phát ra tia α có hệ số chất lượng tia
bằng 12. Ở khoảng cách 10cm người nhà bệnh nhân nhận liều lượng 0,5mSv/h. Giả sử liều tối
đa cho phép trong 1 tuần là 0,1mSv. Vậy ở khoảng cách này người nhà bệnh nhân chỉ lên chăm
sóc người thân của mình trong khoảng thời gian bao lâu trong một tuần? Nếu chăm sóc ở
khoảng cách 1m thì khoảng thời gian cho phép là bao lâu? Tính liều hấp thụ và năng lượng mà
người nhà bệnh nhân năng 50Kg nhân được ở khoảng cách 5m trong khoảng thời gian cho phép
này.
Câu 39
Một bệnh nhân vừa nhận liều xạ trị từ nguồn Au 198. Ở khoảng cách 0,5m người nhà bệnh nhân
có thể nhận được liều 0,08mSv trong một giờ. Hỏi người nhà bệnh nhân chỉ được tiếp xúc với
bệnh nhân thời gian tối đa là bao nhiêu trong một tuần ở khoảng cách 0,5m? sau bao lâu mức
liều mà người nhà bệnh nhân nhận được ở khoảng cách 5m là an toàn. Biết liều tối đa cho phép
trong một tuần liên tục tiếp xúc với chất phóng xạ là 0,02mSv.

Câu 40
Một y tá nặng 45kg trong một giờ nhận được liều hấp thụ là 0,5mGy khi đứng ở khoảng cách
0,5m tới một bệnh nhân đang được điều trị bàng đồng vị phóng xạ Co 60 . Coi Co60 chỉ phát ra
các tia gama có hệ số chất lượng tia bằng 1,2. Tính liều tương đương và năng lượng mà y tá này
nhận được khi làm việc ở khoảng cách 5m và ở khoảng cách 10m.

You might also like