You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐỊA LÝ


Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


Chủ đề: KHẢO SÁT NHẬN THỨC, THÁI
ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI ĐỒNG TÍNH
LUYẾN ÁI TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY.

Nhóm thực hiện: Nhóm Nuti-hô


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2019


LỜI NÓI ĐẦU
“Tất cả mọi người đều có quyền yêu và được yêu,
không ai trên trái đất này có quyền được nói một người khác
rằng tình yêu của họ là trái luân lí.”
- Barbra Streisand
(Nữ diễn viên điện ảnh người Mỹ)
Ai cũng có quyền được yêu, ai cũng có quyền được đối xử công bằng. Bất kể họ
là ai, thuộc tôn giáo, dân tộc hay xu hướng tính dục nào cũng đều được hưởng những
quyền và lợi ích hợp pháp như nhau. Họ cũng có quyền được yêu, được thể hiện những
gì mà họ có thể hơn là bị phân biệt đối xử chỉ vì họ có xu hướng tính dục thiểu số.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta từng đã có những lời nói, hành động dù không
có chủ đích nhưng nó lại vô tình làm tổn thương một ai đó, và những người thuộc cộng
đồng LGBT cũng vậy.
Vì vậy thông qua đề tài nghiên cứu ”KHẢO SÁT NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA
SINH VIÊN ĐỐI VỚI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY”, nhóm
Nuti-hô sẽ mong rằng mỗi người trong xã hội sẽ có thể hiểu hơn về cộng đồng LGBT
nói chung và người đồng tính luyến ái nói riêng, từ đó sẽ có cái nhìn cảm thông hơn đối
với cộng đồng này. Đồng thời, nhóm Nuti-hô chúng em xin chân thành cảm ơn cô
Nguyễn Thị Hồng đã hướng dẫn, góp ý sửa chữa cho đề cương nghiên cứu này để chúng
em có thể hoàn thiện đề cương một cách tốt nhất có thể.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng trong quá trình xây dựng đề cương vẫn không
thể tránh khỏi một số sai sót. Nên mong cô có thể góp ý và đề ra phương hướng sửa
chữa những sai sót này để chúng em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa và cũng để tạo một
cơ sở tốt hơn cho việc chuẩn bị điều tra và báo cáo đề tài.

Nhóm nghiên cứu.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2019.

Trang 1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Ghi chú

1 Đỗ Hoàng Hà 1856080034

2 Nguyễn Thị Hồng 1856080042 Thư ký

3 Trương Trọng Nghĩa 1856080071

4 Phạm Vĩnh Phúc 1856080084 Trưởng nhóm

5 Trần Hữu Phúc 1856080085

6 Nguyễn Hoàng Mai Trinh 1856080110

7 Phạm Thế Trung 1856080113

Trang 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT, DẤU THẬP PHÂN.
I. Các từ viết tắt.
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ/giải nghĩa
1 ĐHQG Đại học Quốc gia.
2 ĐTLA Đồng tính luyến ái.
Hội đồng đánh giá thể chế. Có thể gọi là Ủy ban đạo đức độc
3 IRB lập, Hội đồng đánh giá đạo đức hoặc Hội đồng đạo đức nghiên
cứu (Institutional review board).
4 iSSE Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội, Môi trường.
Cộng đồng những người có xu hướng tính dục thiểu số (Gay –
5 LGBT
Lesbian – Bisexual – Transgeder).
6 MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới.
7 STIs Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
8 TDGTS Tính dục và giới thiểu số.
9 XHTD Xu hướng tính dục.

II. Dấu thập phân.


Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, nhóm sẽ sử dụng dấu chấm “.” để làm
dấu thập phân cho các số liệu. Phần thập phân sẽ được làm tròn đến hai chữ số thập
phân.

Trang 3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. 1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN .................................................................... 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT, DẤU THẬP PHÂN. .............................................. 3
Phần 1: DẪN NHẬP. .................................................................................. 6
1.1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 6
1.2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. ......................................... 7
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................ 7
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................................7

1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................................................7

1.4. Phương pháp và mẫu nghiên cứu. ........................................................ 8


1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. ................................................ 9
1.6. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. ........................................ 9

Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN. ...................................................................... 10


2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tài liệu. ...................................... 10
2.1.1. Khái quát lịch sử LGBT ở Việt Nam. ........................................................10

2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ..............................................................11

2.1.3. “Có phải bởi vì tôi là LGBT?” Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính
dục và bản dạng giới tại Việt Nam (2016). ........................................................12
2.1.4. ỨNG XỬ VỚI KHÁC BIỆT/ NGƯỜI “KHÁC LẠ”: Quan điểm của cộng
đồng dân tộc thiểu số về người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số
(2018). .................................................................................................................13

2.1.5. Báo cáo nghiên cứu: KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ QUA CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ CHO NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC
ĐỒNG GIỚI (2011). ...........................................................................................14

2.1.6. Ethical and Regulatory Issues with Conducting Sexuality Research with
LGBT Adolescents: A Call to Action for a Scientifically Informed Approach
(2011). .................................................................................................................15

Trang 4
2.2. Cách tiếp cận và các lý thuyết áp dụng trong đề tài. ........................ 16
2.2.1. Cách tiếp cận đề tài...................................................................................17

2.2.2. Các lý thuyết được áp dụng.......................................................................17

2.3. Thao tác hóa khái niệm liên quan đến đề tài. .................................... 17
2.3.1. Khái niệm về nhận thức.............................................................................18

2.3.2. Khái niệm về thái độ. ................................................................................18

2.3.3. Khái niệm về giới tính. ..............................................................................18

2.3.4. Khái niệm về xu hướng tính dục................................................................18

2.3.5. Khái niệm về bản dạng giới. .....................................................................19

2.3.6. Khái niệm về thể hiện giới.........................................................................19

2.3.7. Khái niệm về LGBT. ..................................................................................19

2.3.8. Khái niệm về đồng tính luyến ái. ...............................................................19

2.3.9. Khái niệm về phân biệt đối xử...................................................................19

2.4. Nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. ..................................... 20
2.5. Giả thuyết nghiên cứu. ......................................................................... 21

PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................... 22


Phụ lục A - TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..................................................... 23
Phụ lục B - BẢNG DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC............. 25
Phụ lục C - BẢNG ĐIỂM DANH HỌP NHÓM. ..................................... 27

Trang 5
Phần 1: DẪN NHẬP.
1.1. Lý do chọn đề tài.
“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân
phẩm và các quyền. Họ được ban cho lý trí và lương tâm, và
cần đối xử với nhau bằng tình anh em.”
(Tore Lindholm, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, 1948)
Lời tuyên ngôn trên được trích trong Điều 1 “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”
của Liên Hợp Quốc năm 1948. Có thể hiểu lời tuyên ngôn trên rằng, tất cả mọi người,
không phân biệt màu da, tôn giáo, tuổi tác, giới tính đều có quyền bình đẳng như nhau.
Ai cũng có quyền được tự do, đều được ban cho lý trí, lương tâm, được đối xử bình đẳng
trên mọi phương diện.
Ấy vậy mà, ở đâu đó trên Trái đất này, vẫn còn những kẻ đối xử, phân biệt với
những người mà họ cho rằng là khác biệt với số đông, khác biệt với phần còn lại với xã
hội. Và ở đâu đó trên Trái đất này, có những con người họ không được sống hết mình,
phải giấu kín bản thân với những người xung quanh, chỉ vì những định kiến, những lời
bình phẩm, thậm chí là những lời thóa mạ về giới tính. Họ sợ những định kiến ấy, những
lời bình phẩm ấy, sợ đến nỗi họ sống một cuộc sống đầy sự giả dối, không được làm
chính mình. Và đó chính là cộng đồng LGBT.
Chính vì những lẽ trên, mà nhóm Nuti-hô đã đặt ra rất nhiều câu hỏi từ đó. Nhóm
nhận thấy rằng, thế giới dần dần đã có cái nhìn rộng mở hơn về LGBT. Đến năm 2019,
đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận một số quyền về LGBT. Chẳng hạn
như Hà Lan đã ban hành “Đạo luật đối xử bình đẳng” vào năm 1994, đạo luật này đã
đưa ra những quy định về việc chống phân biệt, đối xử dựa trên giới tính và xu hướng
tính dục, trong đó có cộng đồng LGBT. Không những vậy, vào năm 2001, quốc gia này
đã công nhận hôn nhân đồng giới, cho phép các cặp đôi đồng tính có thể kết hôn, nhận
con nuôi và các quyền như các cặp đôi dị tính. Sự kiện này giống như một bước đi vượt
bậc trong lịch sử cộng đồng LGBT. Từ đó, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ bắt đầu cũng
dần dần công nhận hôn nhân đồng giới và các quyền về LGBT như Bỉ, Áo, Australia,
Hoa Kỳ,... và gần đây nhất là Đài Loan – vùng lãnh thổ châu Á đầu tiên công nhận hôn
nhân đồng giới thông qua bộ Luật cơ bản bản về quyền con người.
Qua các thông tin trên, có thể thấy rằng, các quốc gia đã dần dần có cái nhìn
thoáng hơn về LGBT. Tuy nhiên đa phần các quốc gia công nhận các quyền về LGBT
đều là các quốc gia phương Tây. Vậy còn các quốc gia phương Đông, cụ thể là Việt
Nam thì sao? Liệu người dân ở đây đã có cái nhìn thoáng hơn về LGBT chưa? Cộng
đồng LGBT ở Việt Nam đã được đối xử tốt hơn chưa, hay vẫn còn bị phân biệt, đối xử?
Và đó là lý do mà nhóm chọn đề tài này để nghiên cứu thái độ và nhận thức của người
dân, cụ thể hơn là sinh viên – tầng lớp tri thức trẻ đông đảo của đất nước về cộng đồng
LGBT cũng như những người đồng tính luyến ái hiện nay.

Trang 6
1.2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Do cộng đồng LGBT gồm rất nhiều xu hướng tính dục (đồng tính, song tính,
chuyển giới,...) nên nhóm chỉ chọn ra một xu hướng tính dục để làm đối tượng nghiên
cứu đó là đồng tính luyến ái. Ngoài ra, không chỉ nghiên cứu về đồng tính luyến ái,
nhóm sẽ nghiên cứu về thái độ, nhận thức của sinh viên về vấn đề này.
Như vậy, nhóm sẽ nghiên cứu về nhận thức, thái độ về đồng tính luyến ái.
1.2.2. Khách thể nghiên cứu.
Nhóm sẽ chọn khách thể là sinh viên. Đây là tầng lớp trí thức trẻ, đều được tiếp
nhận rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn và cũng là tầng lớp hiểu biết rất nhiều về các
vấn đề xã hội. Nên đây sẽ là khách thể để nhóm có thể thu thập thông tin cho đề tài
nghiên cứu.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nội dung mà nhóm nghiên cứu chủ yếu sẽ nghiên cứu chính về thái độ,
nhận thức của sinh viên về đồng tính luyến ái.
Về phạm vi không gian, nhóm sẽ tiến hành thực hiện nghiên cứu trên một quy
mô tương đối nhỏ do lấy một mẫu tượng trưng cho toàn bộ sinh viên trên lãnh thổ Việt
Nam, và các không gian bao gồm:
- Các trường đại học trong khối ĐHQG: vì đây là môi trường học tập của nhóm
nghiên cứu nên việc khảo sát sẽ thuận tiện hơn.
- Các trường khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: nhóm chọn thêm không gian
này để có thể so sánh với không gian các trường đại học trong khối ĐHQG.
Về phạm vi thời gian, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu trong vòng 4 tháng.

1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.


1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu riêng cơ bản mà nhóm muốn hướng tới đó là tiến hành nghiên cứu nhận
thức và thái độ của sinh viên, đồng thời nhận định các yếu tố tác động (về mặt tâm lý,
xã hội) đến sinh viên về vấn đề trên.
Một mục tiêu chung mà nhóm cũng đặt ra đó chính là tạo một cơ sở lý luận nhằm
hỗ trợ và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau đó về LGBT và đồng tính luyến
ái, từ đó có thể góp phần hình thành các chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp đối với cộng đồng này.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Vì thời gian nghiên cứu là 4 tháng, nên nhóm sẽ chia nhiệm vụ nghiên cứu thành
hai giai đoạn chính bao gồm 2 tháng đầu tiên (giai đoạn đầu) và 2 tháng tiếp theo (giai
đoạn sau).
Ngoài ra, nhóm cũng sẽ chia thành 4 giai đoạn nhỏ hơn. Các giai đoạn này là tìm
kiếm tài liệu, lập đề cương, tiến hành nghiên cứu thực tiễn và báo cáo kết quả.
Trang 7
Ở giai đoạn tìm kiếm tài liệu, nhóm đã phân bố nhân sự tìm kiếm các tài liệu giấy
cũng như các tài liệu điện tử liên quan đến LGBT và đồng tính luyến ái. Các khu vực
tìm kiếm tài liệu giấy chủ yếu là ở các thư viện. Riêng các tài liệu điện tử, nhóm tìm
kiếm thông qua các trang tìm kiếm học thuật, cụ thể là Google Scholar bằng các từ khóa
như “LGBT”, “đồng tính”, “homosexuality”,... Sau khi tìm kiếm các tài liệu liên quan,
nhóm sẽ chọn lọc và đúc kết những tác phẩm nghiên cứu chính để tiến hành nghiên cứu.
Ở giai đoạn lập đề cương nghiên cứu, các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận và
phân tích đề tài nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, các cơ sở lý
luận và tổng quan các tài liệu được chọn để nghiên cứu. Dựa vào kết quả thảo luận thống
nhất, nhóm sẽ tiến hành lập đề cương để làm cơ sở cho việc nghiên cứu chi tiết hơn.
Ở giai đoạn tiến hành nghiên cứu thực tiễn, nhóm sẽ tiến hành ra ngoài thực tế
để khảo sát, phân tích các khách thể nghiên cứu dựa trên cơ sở chính là đề cương nghiên
cứu.
Ở giai đoạn báo cáo kết quả, nhóm sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả nghiên cứu
thực tiễn. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn, nhóm sẽ đưa ra cũng như nhận định
các giả thuyết đã được đặt ra từ trước, đồng thời đưa ra các phương hướng và khuyến
nghị nhằm hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu sau này.

1.4. Phương pháp và mẫu nghiên cứu.


1.4.1. Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm sẽ nghiên cứu trên phương pháp là định lượng, cụ thể hơn là thu thập thông
tin thông qua lập bảng hỏi điện tử và phân tích các tài liệu có sẵn.
1.4.2. Mẫu nghiên cứu.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 462,552 sinh
viên đang ở trình độ đại học và cao đẳng (năm 2017), so với tổng dân số trung bình của
TP. Hồ Chí Minh cùng năm là khoảng 8.45 triệu người thì số lượng sinh viên chiếm
khoảng 5.47% tổng dân số TP. Hồ Chí Minh.
Với số lượng sinh viên trên thì như vậy là quá lớn so với khả năng về mặt nhân
lực của nhóm. Vì vậy, nhóm sẽ tiến hành chọn mẫu nghiên cứu, các nhóm mẫu này sẽ
đại diện cho tổng thể sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh. Như vậy nhóm sẽ dự kiến tiến hành
khảo sát theo các tiêu chí sau:

STT Nội dung Tiêu chí (dự kiến)

1 Tổng số sinh viên tham gia khảo sát tối thiểu. − ≥120 sinh viên.

Tỷ lệ sinh viên giữa hai khối trong ĐHQG và − Trong ĐHQG: 60%.
2
ngoài ĐHQG. − Ngoài ĐHQG: 40%.

− Thành thị: 50%.


3 Tỷ lệ xuất thân ban đầu.
− Nông thôn: 50%.
Bảng 1: Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu đề tài.
Trang 8
1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
1.5.1. Ý nghĩa lý luận.
Về mặt lý luận, đề tài này sẽ giải quyết một cách khách quan về cách nhìn nhận
của sinh viên về đồng tính luyến ái. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần
làm vững chắc thêm về các lý thuyết áp dụng trong tâm lý học và xã hội học thông qua
các kết luận của đề tài.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn.
.Về mặt thực tiễn, thông qua các số liệu thống kê thực tế thông qua các cuộc khảo
sát, nhóm sẽ đưa ra được một số số liệu thống kê liên quan đến đồng tính luyến ái – chủ
đề mà các số liệu thống kê vẫn còn mập mờ và thiếu độ tin cậy. Đồng thời đề tài nghiên
cứu này cũng sẽ có thể thành một cơ sở lý luận vững chắc để có thể phục vụ, hỗ trợ
trong các nghiên cứu về cộng đồng LGBT cũng như đồng tính luyến ái và các chính
sách về mặt pháp lý cho cộng đồng này.

1.6. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài.


1.6.1. Thuận lợi.
Thuận lợi của nhóm nghiên cứu ở đây đó chính là vấn đề nghiên cứu rất gần với
sinh viên, và các thành viên trong nhóm cũng ở gần nhau và gần khu vực đông sinh viên
đó là khu Đô thị Đại học Quốc gia nên việc nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn, sẽ khai thác
thông tin nhiều hơn.
1.6.2. Khó khăn.
Tuy nhiên, khó khăn của nhóm thực hiện đề tài đó chính là vấn đề các tài liệu
nghiên cứu. Bởi vì các tài liệu nghiên cứu về LGBT nói chung và đồng tính luyến ái nói
riêng rất ít, và các tài liệu ở Việt Nam lại càng ít hơn, và gần như rất hiếm các nghiên
cứu chuyên sâu về cộng đồng này ở Việt Nam. Vì vậy mà nhóm phải tìm các tài liệu
nước ngoài và phải dịch thuật lại. Không những vậy, việc chọn một đề tài mà người
phương Đông vẫn còn hạn chế nhắc đến sẽ gây khó khăn cho nhóm trong quá trình thực
hiện khảo sát.

Trang 9
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tài liệu.
2.1.1. Khái quát lịch sử LGBT ở Việt Nam.
LGBT và đồng tính luyến ái vốn dĩ đã xuất hiện ở Việt Nam cũng như các quốc
gia khác từ xưa. Trước thời hiện đại, con người nhận thức và có thái độ rất bình thường
với vấn đề này, thậm chí họ coi đây là một việc bình thường. Càng về sau, do chịu sử
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, vấn đề khuôn mẫu giới và xu hướng tính dục được thể chế
hóa, tức là con người bị quy định phải như thế nào, phải yêu ai, không được yêu ai, từ
đó sự kỳ thị LGBT bắt đầu hình thành. Và để khái quát hơn, ta sẽ chia lịch sử về LGBT
thành bốn giai đoạn chính: Thời kỳ tiền hiện đại, nửa sau thế kỷ XIX, thế kỷ XX và từ
năm 2000 đến nay.
Trong thời kỳ tiền hiện đại (trước thế kỷ XX), các ghi chép về LGBT và đồng
tính luyến ái ở Việt Nam rất hiếm hoi. Trong thời kì này sẽ bao gồm hai giai đoạn nhỏ
được tách ra bởi thời điểm du nhập Phật giáo và Nho giáo (từ khoảng thế kỷ II-III TCN).
Trước khi Phật giáo và Nho giáo ra đời, người Việt vẫn còn theo tín ngưỡng phồn thực,
các di vật từ thời tiền sử đã cho thấy các hành vi tình dục là một điều lành mạnh và thuận
theo tự nhiên, nên việc khám phá tình dục cũng như hoạt động tình dục (bao gồm quan
hệ tình dục đồng giới) rất được khuyến khích vì được cho là tăng cường sự sinh sản và
thịnh vượng. Tuy nhiên, sự du nhập của Phật giáo và Nho giáo đã làm thay đổi về mặt
tư tưởng. Sự hình thành các luồng từ tưởng mới đã dẫn đến sự hà khắc hơn trong tính
dục và hoạt động tình dục, nhưng những người thời này vẫn không coi đồng tính là bệnh
hoạn hay là một tệ nạn xã hội. Đồng tính vào thời kỳ này có thể thấy qua hình ảnh các
“đồng cô”, đây là những người nam ăn mặc như phụ nữ. Do có sự không rõ ràng về tính
dục, những người này được cho là có thể nói chuyện với các thế lực tâm linh. Chính vì
điều này đã hình thành nên một nghi thức dân gian đó là lên đồng.
Trong nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam, các cuộc
thảo luận cho rằng việc cho rằng các hành vi đồng tính luyến ái bị cho là tội lỗi được bắt
đầu từ thời kỳ này. Từ “pê-đê” (lấy từ tiếng Pháp là “pédéraste”) cũng được ra đời từ
đây. Ban đầu từ này được sử dụng để chỉ một cách miệt thị và xúc phạm đến những
người đàn ông quan hệ tình dục bằng đường hậu môn với những cậu bé 15-25 tuổi, sau
một thời gian thì từ này lại dùng một cách rộng rãi hơn trong xã hội Việt Nam để chỉ
những người có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác với các quy chuẩn của xã hội.
Sang thế kỷ XX, đồng tính vẫn bị cho là tội lỗi. Sự phát triển của các đô thị ở
Việt Nam đã tạo nơi tập trung cho những người đồng tính. Ở miền Nam, dù đồng tính
bị cho là một hành động tội lỗi nhưng ở Sài Gòn vẫn có những địa điểm để họ gặp nhau.
Trong khi đó ở miền Bắc, do tác động bởi chủ nghĩa anh hùng – hy sinh lợi ích cá nhân
vì lợi ích chung, nên mặc dù đồng tính và chuyển giới không coi là một tội nhưng do
không được đề cập đến trong các văn bản pháp luật nên dẫn đến một số lúng túng khi
giải quyết các vấn đề liên quan đến LGBT. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cộng
đồng LGBT, đặc biệt là những người chuyển giới thường xuyên được thấy trong các
Trang 10
gánh hát rong cũng như trong thực hiện một số nghi lễ tôn giáo. Trong những năm cuối
thế kỷ XX, sự xuất hiện của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV) đã
làm tăng thêm sự tổn thương trong cộng đồng LGBT. Do Nhà nước chỉ tập trung vào
nhóm có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao là các thanh niên sử dụng ma túy nhưng lại lãng
quên các nhóm cũng có khả năng bị lây nhiễm cao tương tự như cộng đồng LGBT.
Chính vì điều đó cùng với sự thiếu hiểu biết trong quan hệ tình dục đã dẫn đến tình trạng
số người nhiễm HIV trong cộng đồng này ngày càng tăng cao.
Từ năm 2000 đến nay, xã hội chỉ có cái nhìn thoáng hơn một chút về LGBT ở
những giai đoạn gần đây. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cộng đồng LGBT bị
bóp méo trầm trọng bởi các hình ảnh truyền thông. Qua các phương tiện truyền thông,
đồng tính bị cho là một tệ nạn xã hội, bị cho rằng là một sự “suy đồi đạo đức”. Chính vì
những định kiến trên mà cộng đồng LGBT cũng như đồng tính luyến ái rất khó để tiếp
cận các hỗ trợ về mặt y tế để phòng tránh các vấn đề liên quan trong quan hệ tình dục
đồng giới. Bước sang thập niên 2010, thông qua sự hội nhập cũng như các nỗ lực cố
gắng, xã hội Việt Nam cũng đã có cái nhìn thoáng hơn về cộng đồng LGBT thông qua
các hình ảnh đẹp của những người nổi tiếng thuộc cộng đồng LGBT. Đồng thời, thông
qua một số chương trình hiện nay, hình ảnh về cộng đồng LGBT ngày càng được đẹp
hơn trong mắt xã hội.
2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Hiện nay, việc nghiên cứu về cộng đồng LGBT cũng như đồng tính luyến ái ngày
càng nhiều hơn, chứng tỏ đây là một vấn đề này đang rất nhiều người quan tâm đến.
Hiện nay vẫn chưa có những số liệu chính thức về cộng đồng LGBT. Nhưng thông qua
một số số liệu quy ước thì hiện nay số người đồng tính trên thế giới chiếm khoảng 3%
dân số thế giới, trong đó những nguời thuộc cộng đồng LGBT trong độ tuổi 15-19 ở
Việt Nam có khoảng 1.6 triệu người (theo thống kê của iSEE). So với tổng dân số Việt
Nam (93.7 triệu người vào năm 2017) thì cộng đồng LGBT chỉ chiếm khoảng 1.7%
trong tổng dân số nước ta.
Theo những quan sát thông thường, có thể thấy rằng ở Việt Nam, vấn đề này vẫn
còn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Vì vậy mà nhóm nghiên cứu gặp khá nhiều khó
khăn trong việc tìm kiếm các tài liệu liên quan đến đề tài. Chính vì điều đó mà nhóm đã
phải tìm đến các tài liệu nước ngoài để có thể phục vụ cho nghiên cứu.
Hiện tại, các đề tài nghiên cứu về đồng tính đa phần tập trung vào vấn đề việc
làm cũng như các vấn đề khác, nhưng các nghiên cứu về vấn đề suy nghĩ của người
không thuộc cộng đồng LGBT đối với cộng đồng này thì lại rất ít. Tuy vậy, nhóm nghiên
cứu cũng đã tìm ra một số tài liệu liên quan đến đồng tính. Dù các tài liệu này chủ yếu
nói chung về LGBT và khách thể chủ yếu là người trong cộng đồng, hoặc những người
lớn hơn ngoài cộng đồng LGBT, nhưng cơ bản các tài liệu này đều có một điểm chung
là đều nói lên vấn đề đối xử, phân biệt cũng như các vấn đề nhận thức về LGBT cũng
như đồng tính luyến ái.
Ngoài ra, một vấn đề trong nghiên về LGBT và đồng tính luyến ái ở Việt Nam
đó chính là việc không cởi mở, còn giấu kín về xu hướng tính dục của cộng đồng LGBT
và đồng tính luyến ái. Họ còn sợ việc bị kì thì, bị phân biệt dựa trên sự khác biệt về xu
Trang 11
hướng tính dục và bản dạng giới nên việc nghiên cứu về LGBT và đồng tính luyến ai
còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các số liệu, các số liệu từ trước đến nay vẫn chỉ
mang tính chất tương đối. Cho đến hiện tại thì vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức
nào về cộng đồng LGBT, nên các số liệu chủ yếu là gián tiếp thông qua các thông kê về
HIV/AIDS, quan hệ tình dục,...
Thông qua tìm hiểu, nhóm đã tập hợp được một số tài liệu phục vụ cho đề tài
nghiên cứu như sau:
− Về tài liệu tiếng Việt:
+ Lương Thế Huy, Phạm Quỳnh Phương. (2016) “Có phải bởi vì tôi
là LGBT?” Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới
tại Việt Nam, NXB Hồng Đức.
+ Đỗ Quỳnh Anh, Trần Ngọc Linh, Hoàng Ngọc An. (2018) ỨNG
XỬ VỚI KHÁC BIỆT/ NGƯỜI “KHÁC LẠ”: Quan điểm của cộng đồng
dân tộc thiểu số về người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số,
iSEE.
+ Th.s Trần Thành Nam et al. (2011) Báo cáo nghiên cứu: KỲ THỊ
VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ QUA CUNG CẤP DỊCH
VỤ Y TẾ CHO NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI, iSSE.
− Về tài liệu nước ngoài:
+ Brian Mustanski. (2011) Ethical and Regulatory Issues with
Conducting Sexuality Research with LGBT Adolescents: A Call to Action
for a Scientifically Informed Approach, University of Illinois at Chicago.
Đây là bốn tài liệu chính trong việc nghiên cứu về LGBT, dù không nói sâu về
đồng tính luyến ái nhưng đều nói về các vấn đề liên quan về LGBT như phân biệt, đối
xử trong các phương diện. Và để làm rõ hơn, nhóm sẽ đi vào phân tích tổng quan toàn
bộ tài liệu mà nhóm sử dụng để nghiên cứu.
2.1.3. “Có phải bởi vì tôi là LGBT?” Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng
tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam (2016).
Đây là tài liệu nghiên cứu mà nhóm sẽ tham khảo chính trong nghiên cứu. Bởi vì
đây là một nghiên cứu mang tính rất tổng quan về cộng đồng LGBT cũng như vấn đề
phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT. Và điều đó được thể hiện qua những luận điểm
và người nghiên cứu đã đưa ra sau các cuộc khảo sát như sau:
• “[...] Hơn 90% người tham gia đánh giá kiến thức đúng về LGBT vẫn còn ít
phổ biến tại Việt Nam. Các hiện tượng phổ biến như xúc phạm, lấy làm trò đùa
hàng ngày khiến cho vẫn còn rất ít nhân vật công chúng công khai là LGBT.”
• “[...] Bên cạnh gia đình, thì trường học là môi trường mà phần lớn người
dưới 18 tuổi dành nhiều thời gian nhất để phát triển bản thân, hình thành nhân
cách và thiết lập các mối quan hệ. Vốn dĩ là môi trường cần hơn cả sự đề cao
tính đa dạng và bao dung, nhưng các phát hiện đã chỉ ra một thực tế chưa hẳn
như vậy. Hơn một nửa từng bị bạn bè bắt nạt, và gần một phần tư bị giáo viên,
cán bộ nhà trường quấy rầy, bắt nạt bởi vì họ được coi là LGBT. Đáng chú ý,

Trang 12
gần một phần ba cho biết họ bị đối xử không bằng vì có quan điểm ủng hộ
LGBT.”
Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chỉ khảo sát ở đối tượng là LGBT, nên vì thế các
vấn đề với cộng đồng LGBT cũng như đồng tính luyến ái chỉ kết quả khảo sát được thể
hiện qua cái nhìn ở cộng đồng này, còn cái nhìn của những người ngoài cộng đồng thì
chưa có hoặc rất ít.
Tuy vậy, điểm nổi bật của nghiên cứu này đó chính là trải nghiệm bị phân biệt
đối xử của cộng đồng LGBT. Thông qua các số liệu từ nghiên cứu này, ta có thể thấy
rằng vấn đề cộng đồng LGBT và người đồng tính vẫn chưa được đón nhận nhiều ở Việt
Nam. Ngoài ra vẫn chưa có một văn bản, đạo luật nào nói cụ thể hơn về việc phân biệt
đối xử dựa theo xu hướng tính dục và bản dạng giới.
• “[...] việc người trả lời liệt kê các luật cho thấy những tiến trình vận động
luật đã và đang diễn ra có ảnh hưởng lớn tới cách mà cộng đồng ý thức về quyền
và pháp luật liên quan đến mình như thế nào. Những luật càng được truyền thông
rộng rãi và gắn với các chiến dịch cụ thể của cộng đồng LGBT thì càng được
nhớ tới nhiều hơn. Và việc thông qua những luật có điều khoản có liên quan tới
người LGBT được cộng đồng ghi nhận như là sự thừa nhận, bảo vệ với quyền
của mình. Nhưng đồng thời, nó cũng cho thấy đa phần cộng đồng LGBT (ba phần
tư) vẫn không biết có thể sử dụng quy định pháp luật nào để bảo vệ mình trong
trường hợp bị phân biệt đối xử.”
Vì đây là một nghiên cứu mang tính tổng quan. Nên vì thế nhóm nghiên cứu sẽ
nghiên cứu một phần nhỏ hơn đó là đồng tính luyến ái. Và khách thể nghiên cứu cũng
vậy, sẽ hướng đến tầng lớp sinh viên hơn là cả nước.
2.1.4. ỨNG XỬ VỚI KHÁC BIỆT/ NGƯỜI “KHÁC LẠ”: Quan điểm của
cộng đồng dân tộc thiểu số về người có xu hướng tính dục và bản dạng
giới thiểu số (2018).
Nghiên cứu này có thể coi như là một nghiên cứu cụ thể hơn so với nghiên cứu
trên. Khách thể của nghiên cứu này lại hướng đến cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt
Nam, cụ thể hơn là người Mông và người Thái.
Thông qua các nghiên cứu, người nghiên cứu đã kết luận rằng trong văn hóa
Mông và văn hóa Thái hầu như không ghi nhận về những hình tượng, dấu hiệu có thể là
người có tính dục thiểu số trong các truyện cổ tích, tục ngữ, thơ ca hay tín ngưỡng.
• “[...] Trong văn hóa Mông và văn hóa Thái hầu như không ghi nhận về
những hình tượng, dấu hiệu có thể là người TDGTS trong truyện cổ tích, tục ngữ,
thơ ca hay tín ngưỡng. Có một vài hình tượng thể hiện sự bất tuân giới (nữ giới
thể hiện như nam giới) trong truyện cổ của nhóm Thái – Tày, ví dụ như hình
tượng của nàng Han, giả trai ra trận đánh giặc, và nàng Ỷ Lai, giả trai đi học.
Việc “đánh giặc”, hay “đi học”, tại thời điểm của những câu chuyện này, là đặc
trưng của sự nam tính trong xã hội. Hành động của hai nàng Han và Ỷ Lai, thực
hiện công việc của nam giới, bước ra khỏi định khuôn của giới nữ, được coi như

Trang 13
một sự thách thức với những quy chuẩn giới hệ tông giới nhị nguyên trong văn
hóa đương thời.”
Ngoài ra thì người nghiên cứu cũng đã nhận định rằng những thế hệ người Mông
và Thái lớn tuổi cũng đã đối xứ một cách khoan dung đối với những người nữ có những
hành động, hành vi không đúng với khuôn mẫu giới. Ngoài ra, dù không thể chấp nhận
tình yêu đồng giới, nhưng họ chỉ xem xét đến góc độ hành vi chứ không nhận định để
đánh giá đạo đức cá nhân.
• [...] “Những người Mông và Thái thuộc thế hệ lớn tuổi đã đối xử một cách
khoan dung đối với những đối tượng nữ có hành vi cư xử bất tuân các khuôn mẫu
giới. Thậm chí, họ còn có những quan điểm như “sinh ra đã vậy” hoặc quy đổi
cho “số phận” khi nói về những trường hợp những người mang giới tính sinh
học nữ có biểu hiện giới là nam. Mặc dù không chấp nhận những xu hướng bị
coi là tình yêu đồng giới, thế nhưng những người lớn tuổi chỉ xem xét dưới góc
độ hành vi chứ không coi đó là tiêu chí đánh giá đạo đức của cá nhân. Việc không
coi xu hướng tính dục là một “căn tính” (identity) mà chỉ là một trong những nét
đặc trưng (trait) của cá nhân không tạo ra sự phận biệt giữa “chúng ta” và “họ”.
Điều này khiến cộng đồng nhìn nhận người TDGTS như là một phần trong chỉnh
thể của cộng đồng.”
Thông qua các kết luận trên, ta có thể tổng kết lại rằng, người đồng tính luyến ái
cũng như các hành vi đồng tính luyến ái hay khác với khuôn mẫu giới vốn dĩ đã có từ
rất lâu, đồng thời cộng đồng người Thái và Mông – đặc biệt là thế hệ người lớn tuổi có
cái nhìn khoan dung hơn với cộng đồng này, họ cho rằng là “sinh ra đã vậy” chứ không
phải ảnh hưởng từ một yếu tố nào khác.
2.1.5. Báo cáo nghiên cứu: KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CỦA
NHÂN VIÊN Y TẾ QUA CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ CHO NAM QUAN
HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI (2011).
Đây là một nghiên cứu về việc tiếp cận y tế của những người đồng tính nam cũng
như sự kỳ thị của nhân viên y tế đối với những người này dẫn đến việc hạn chế cung cấp
hoặc không cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế cho những người nam quan hệ tình dục
đồng giới.
• “[...] Tất cả các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử là một rào cản MSM
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị STIs/HIV. Tuy nhiên, rào cản tiếp cận
này cũng có từ phía MSM. Đó là sự thiếu thông tin về các loại hình dịch vụ sẵn
có, dẫn đến kết quả là MSM không tìm kiếm hoặc không tìm được các dịch vụ
đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ. Bên cạnh đó, nhiều MSM cũng chưa nhận thức
hoàn toàn về hành vi nguy cơ của mình, do kỳ thị xã hội. Họ lảng tránh và phủ
nhận mình có hành vi được coi là nguy cơ và do đó không sợ bị xã hội kỳ thị. Với
những người xác định được hành vi nguy cơ và muốn tiếp cận dịch vụ chăm sóc
và điều trị thì họ cũng không dám vì e ngại sự chỉ trích, phân biệt đối xử của xã
hội, cộng đồng với họ khi tiếp cận dịch vụ được coi là dành cho người “ăn chơi
trác táng”.”

Trang 14
Dù chỉ là nghiên cứu về vấn đề phân biệt đối xử của các nhân viên y tế dựa trên
kết quả thông qua phương pháp nghiên cứu là phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu và thảo
luận nhóm tại một số cơ sở y tế nhưng nghiên cứu này cũng đã cho thấy một phần về
vấn đề quan hệ tình dục đồng giới, cũng như sự kỳ thị và phân biệt đối xử của các nhân
viên y tế.
2.1.6. Ethical and Regulatory Issues with Conducting Sexuality Research
with LGBT Adolescents: A Call to Action for a Scientifically Informed
Approach (2011).
Brian Mustanski là một nhà tâm lý học người Mỹ, các nghiên cứu của ông thường
hướng về vấn đề sức khỏe của thanh niên LGBT, vấn đề HIV và sử dụng chất gây nghiện
ở thanh niên đồng tính nam và lưỡng tính và việc sử dụng phương tiện và công nghệ
mới để tăng cường sức khỏe tình dục và phòng chống HIV. Một trong các đề tài nghiên
cứu nổi bật của ông đó chính là “Ethical and Regulatory Issues with Conducting
Sexuality Research with LGBT Adolescents: A Call to Action for a Scientifically
Informed Approach” (tạm dịch: “Các vấn đề đạo đức và quy định khi tiến hành nghiên
cứu về tình dục với thanh thiếu niên LGBT: Kêu gọi hành động cho cách tiếp cận thông
tin khoa học”), đây cũng chính là một trong các tài liệu tham khảo chính mà nhóm sẽ
sử dụng trong việc phân tích và nguyên cứu.
Về tổng quan, nghiên cứu này của ông chủ yếu tập trung vào bốn vấn đề sau:
− Sự cần thiết của những nghiên cứu về LGBT trong giới trẻ.
− Các vấn đề sức khoẻ trong LGBT: quan hệ tình dục đồng giới dẫn đến tỉ
lệ nhiễm HIV cao hơn.
− Sự thiếu hụt các nghiên cứu về cộng đồng LGBT dưới 18 tuổi.
− Vấn đề những thanh thiếu niên LGBT dưới 18 tuổi chưa được cung cấp
đủ kiến thức về LGBT dẫn đến sự nhận thức và hiểu biết sai lệch, từ đó dẫn
đến các hậu quả khác.
B. Mustanski đã chỉ ra rằng, vấn đề quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng bị
nhiễm các bệnh xã hội nhiều hơn so với quan hệ tình dục khác giới. Đặc biệt là vấn đề
lây nhiễm HIV, số lượng ca nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đồng giới ngày càng cao
nhưng các nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa được quan tâm nhiều dẫn đến chưa có
các phương hướng để giảm thiểu các ca nhiễm HIV.
• (TẠM DỊCH) “[...] Trong 20 năm qua, một vài nghiên cứu được trích dẫn
nhiều đã chỉ ra rằng những người đồng tính luyến ái nữ, đồng tính luyến ái nam
và người song tính luyến ái có những sự chênh lệch rất cao về sức khỏe so với
người dị tính. Các nghiên cứu đã xác định sự chênh lệch tương tự khi nghiên cứu
khách thể trọng tâm là thanh niên chuyển giới, đồng giới bị thu hút hoặc tham
gia vào hành vi đồng tính luyến ái. Chẳng hạn như trong những năm 1990, Trung
tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã tiến hành khảo sát gần 3500
người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) ở độ tuổi 15-22 trên
bảy thành phố của Hoa Kỳ, và kết quả khảo sát được ghi nhận là rất cao. Tỷ lệ
nhiễm HIV trong tổng số người khảo sát này là 7,2% tổng thể; trong đó cộng
đồng người da đen chiếm tỷ lệ 14,1% (Valleroy, MacKellar, & Karon, 2000). Các
Trang 15
số liệu thống kê hiện tại đã chỉ ra rằng tỷ lệ MSM trong giới trẻ bị nhiễm HIV
tăng gần gấp đôi qua mỗi năm, nhiều hơn so với những người nữ trẻ bị nhiễm
qua các rủi ro (CDC, 2009). Dù thực tế đáng báo động như vậy, nhưng hiện tại
vẫn chưa có sự quan tâm nhiều đến công tác phòng chống HIV ở MSM trong giới
trẻ (Mustanski, Garofalo, Herrick, & Donenberg, 2007).”
Ngoài ra, B. Mustanski còn đề cập đến “Dự án Q2” (Q2 Project) của ông. Đây
là một nghiên cứu dài hạn về các thanh niên thuộc cộng đồng LGBT ở độ tuổi 16-20.
Nghiên cứu này hướng đến hai mục tiêu cơ bản đó là xác định tỷ lệ lưu hành và dự đoán
các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần (đặc biệt là tự tử), việc sử dụng chất gây
nghiện và các rủi ro tình dục ở thanh niên LGBT và tăng hiểu biết về sự phát triển của
xu hướng tình dục. Dựa vào dự án này mà ta có thể đúc kết ra một số kinh nghiệm khi
thực hiện khảo sát.
Trong dự án này, ông cũng đã đưa ra một số kết luận về mức độ thoải mái trong
việc trả lời câu hỏi khảo sát. Ông cho rằng cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến các kết quả
nghiên cứu thông qua sự cho phép con cái mình tham gia khảo sát nghiên cứu.
• (TẠM DỊCH) “[...] Nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của cha mẹ đến các vấn
đề mà nghiên cứu này đề cập đến. Sự khác biệt về các biến số về sức khỏe, xã hội và
nhân khẩu học cho thấy rằng sự cho phép của cha mẹ để làm khảo sát cho nghiên
cứu về các chủ đề này với giới trẻ LGBT có xu hướng làm thay đổi kết quả của nghiên
cứu. Theo so sánh của chúng tôi, nhóm thanh thiếu niên có sự cho phép của cha mẹ
sẽ có xu hướng đại diện cho các thanh thiếu niên không có ý định tự tử. Nhóm có ít
hơn sự hỗ trợ gia đình, ít uống rượu là dân tộc thiểu số/ chủng tộc và là người lưỡng
tính. Do đó, nhóm thanh thiếu niên cần có sự đồng ý của phụ huynh sẽ có xu hướng
đại diện cho những người cần nhất các lợi ích của nghiên cứu này, chẳng hạn như
các vấn đề liên quan đến việc phát triển và tham gia các chương trình y tế cụ thể.”
Ngoài ra, ông còn so sánh về mức độ thoải mái giữa việc trả lời các câu hỏi khảo
sát. Những người tham gia trả lời câu hỏi thường ít có sự thoải mái hơn khi trả lời các
câu hỏi liên quan đến hành vi tình dục cũng như xu hướng tính dục.
• (TẠM DỊCH) “[...] So sánh về sự thoải mái giữa ba vấn đề cho thấy những người
tham gia thoải mái nhất khi trả lời các câu hỏi về việc sử dụng chất gây nghiện so
với các câu hỏi về hành vi tình dục và sức khỏe tinh thần và tự tử, mặc dù những khác
biệt này tương đối nhỏ và sự thoải mái ở cả ba lĩnh vực tương đối cao. Cũng giống
như chất lượng và tính trung thực của người tham gia trả lời cho các câu hỏi nhạy
cảm có thể thay đổi dựa trên các phương pháp được sử dụng và sự sắp xếp các dữ
liệu được thu thập, mức độ thoải mái / không thoải mái cũng có thể thay đổi, và cần
nghiên cứu thêm để hiểu những khía cạnh nào của nghiên cứu mà người tham gia
thoải mái nhất khi trả lời.
Như vậy, thông qua tài liệu này, nhóm đã có thể rút ra các kinh nghiệm trong quá
trình khảo sát và nghiên cứu. Có thể thấy rằng khi khảo sát các vấn đề liên quan đến giới
tính, tình dục, người tham gia trả lời thường có thái độ dè chừng, trả lời khác so với suy
nghĩ của họ. Chính sự dè chừng này sẽ dẫn đến kết quả khảo sát sẽ bị sai lệch đi, từ đó
việc chứng minh các giả thuyết cũng sẽ bị đi theo một hướng khác so với ban đầu.

2.2. Cách tiếp cận và các lý thuyết áp dụng trong đề tài.


Trang 16
2.2.1. Cách tiếp cận đề tài.
Nhóm sẽ đi theo cách tiếp cận là phương pháp quy nạp. Việc sử dụng phương
pháp này sẽ giúp kiểm định được tính đúng sai của các giả thuyết mà nhóm đặt ra. Từ
việc phân tích tài liệu có sẵn, cùng với các đợt khảo sát, nhóm sẽ tổng hợp các kết quả
nghiên cứu để từ đó có thể khẳng định được tính đúng sai của giả thuyết.
2.2.2. Các lý thuyết được áp dụng.
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm sẽ sử dụng ba lý thuyết chính ở cả ba ngành
khoa học xã hội và nhân văn là Triết học, Xã hội học và Tâm lý học để xây dựng các cơ
sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng trong Triết học Marx – Lenin: Đề tài nghiên cứu
sẽ thông qua mối quan hệ giữa vật chất và ý thức xét theo chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Theo mối quan hệ trên, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý
thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động
trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Như vậy, dựa vào mối
quan hệ này, ta có thể xác định rằng vật chất ở đây là yếu tố nào, và yếu tố đó tác động
đến ý thức của con người như thế nào, và ý thức nào đã hình thành nên hành vi của con
người.
Lý thuyết hành động của Max Weber: Theo M. Weber, nếu một lý thuyết tập
trung vào cá nhân thì không thể bỏ qua các yếu tố tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng. Con
người ngoài việc phản xạ với các kích thích từ môi trường, còn suy nghĩ về nó và lựa
chộn những cách ứng xử một cách có trí tuệ và tuân theo cả tình cảm của mình. Và hành
động xã hội được chia thành bốn kiểu sau: hành động do cảm xúc, hành động mang tính
truyền thống, hành động hợp lý về giá trị và hành động hợp mục đích. Trong bốn kiểu
hành động này thì hành động mang tính truyền thống và hành động hợp lý về giá trị là
hai kiểu hành động được áp dụng trong nghiên cứu về thái độ và nhận thức của sinh viên
về đồng tính luyến ái. Bởi vì nhận thức và thái độ của một người sẽ ảnh hưởng rất nhiều
đến hành động của người đó. Và trong một xã hội, nếu nhiều người cùng có một nhận
thức và thái độ như nhau thì cũng sẽ có cùng một hành động như nhau được gọi là hành
động xã hội.
Các hiện tượng tâm lý xã hội: Có thể thấy rằng con người luôn sống trong một
môi trường xã hội nhất định (gia đình, nhà trường, cơ quan,...). Trong các môi trường
xã hội, con người có sự tác động lẫn nhau, sự tác động qua lại đã điều chỉnh các nhận
thức, hành vi và thái độ của con người để từ đó hình thành quá trình xã hội hóa cá nhân,
tạo nên các hiện tượng tâm lý nhóm. Những hiện tượng tâm lý xã hội có mối liên hệ mật
thiết với nhau và chúng chi phối lẫn nhau. Nó có diễn biến rất phức tạp mặc dù được
hình thành và phát triển có quy luật. Khi xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ
xã hội ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Chính trong quá trình đó nảy sinh nhiều
các hiện tượng tâm lý xã hội khác nhau. Các hiện tượng tâm lý xã hội bao gồm sáu hiện
tượng cơ bản sau: tri giác xã hội, định kiến xã hội, ảnh hưởng xã hội, liên hệ xã hội, thái
độ xã hội, dư luận xã hội và tin đồn.

2.3. Thao tác hóa khái niệm liên quan đến đề tài.
Trang 17
2.3.1. Khái niệm về nhận thức.
Trong tâm lý học, nhận thức là con đường phản ánh hiện thực khách quan bằng
các giác quan, bằng những tín hiệu đặc biệt khác với sự tham gia của não bộ. Có thể
thấy rằng ,nhận thức là một hoạt động tâm lý rất phức tạp, đa dạng, và ở nhiều mức độ
khác nhau bởi vì khi nhận thức về thế giới xung quanh, con người có thể nhận thức cái
bên ngoài và cả cái bên trong của sự vật, hiện tượng, có thể nhận thức cái đã có, cái đang
có, và cả cái sẽ có, có thể nhận thức cái có thể cái khái quát, cái quy luật của sự vật...
Hoạt động nhận thức được chia thành hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính.
− Quá trình nhận thức cảm tính là mức độ thấp của hoạt động nhận thức.
Giai đoạn này bao gồm hai quá trình: cảm giác và tri giác.
− Quá trình nhận thức lý tính sẽ là mức độ nhận thức phản ánh những yếu
tố thuộc về bản chất, hướng đến cái chưa biết và cái mới. Nhận thức lý tính
bao gồm hai quá trình có liên hệ quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau:
tư duy và tưởng tượng.
Để đơn giản hóa khái niệm, thì ta có thể hiểu rằng nhận thức là quá trình cảm
nhận và phân tích thông tin bằng não bộ để cho ra cái nhìn của con người về thế giới
xung quanh. Giai đoạn nhận thức cảm tính là sự hình thành của sự vật, sự việc thông
qua các giác quan, con người sẽ cảm nhận sự vật, sự việc để đưa những thông tin cơ bản
vào bên trong não bộ. Sau khi đã có những thông tin cơ bản thì con người sẽ đi đến nhận
thức lý tính thông qua hai quá trình đó là tư duy (tiếp thu và suy luận thêm về thông tin
đó) và tưởng tượng (đặt ra các giả thuyết về thông tin đó).
2.3.2. Khái niệm về thái độ.
Thái độ trong tâm lý học có thể hiểu là sự thể hiện các định hướng giá trị, tình
cảm và hành vi của con người đối với một sự vật, sự việc. Thái độ là kết quả của nhận
thức, và nó được chia thành hai loại cơ bản đó là thái độ tích cực và thái độ tiêu cực.
Từ nhận thức, con người sẽ có thái độ tương ứng với sự vật, sự việc. Từ sự hình
thành thái độ mà sẽ dẫn đến con người sẽ có các hành vi tương thích với thái độ mà
con người sẽ thể hiện. Như vậy, có thể nói nhận thức sẽ tác động đến việc hình thành
thái độ, từ đó sẽ dẫn đến hành vi tương ứng.
2.3.3. Khái niệm về giới tính.
Giới tính là một khái niệm chỉ đặc trưng sinh học của nam và nữ. Các đặc trưng
này bao gồm về cơ quan sinh dục, cơ chế sinh lý, vẻ bề ngoài của một người. Các đặc
trưng này chính là những chuẩn mực trong xã hội khi nói về một người nào đó. Chẳng
hạn như khi nói về một người nam, người ta sẽ nghĩ đến là một người to cao, có cơ bắp,
có râu, giọng trầm, còn khi nói về một người nữ thì người ta sẽ nghĩ đến một người nhỏ
con, có ngực, tóc dài, giọng nói nhẹ nhàng hơn so với người nam.
2.3.4. Khái niệm về xu hướng tính dục.

Trang 18
Xu hướng tính dục hay còn gọi là thiên hướng tính dục, dùng để chỉ khả năng hấp
dẫn về mặt tình cảm và tình dục của một người đối với một người khác giới hoặc cùng
giới.
Xu hướng tính dục được chia thành ba loại như sau:
− Dị tính luyến ái: bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với người khác
giới.
− Đồng tính luyến ái: bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục người đồng
giới.
− Song tính luyến ái: bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với cả hai giới.
2.3.5. Khái niệm về bản dạng giới.
Bản dạng giới là sự nhận thức về mặt tâm lý của một người về giới tính của bản
thân. Bản dạng giới không phụ thuộc vào giới tính của một người, nó được thể hiện qua
suy nghĩ cách thể hiện giới của bản thân.
Cũng giống như xu hướng tính dục, bản dạng giới cũng được chia thành hai loại
như sau:
− Người chuyển giới.
− Người không chuyển giới.
2.3.6. Khái niệm về thể hiện giới.
Thể hiện giới có thể hiểu là sự thể hiện, biểu hiện bên ngoài ứng với bản dạng
giới thông qua các đặc điểm về ăn mặc, giọng nói, cử chỉ,... các đặc điểm đó thể hiện
một người là “nữ tính”, “nam tính” hoặc “trung tính”.
2.3.7. Khái niệm về LGBT.
LGBT là một từ viết tắt, dùng để chỉ , LGBT là cộng đồng những người thuộc
đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái
(Bisexual) và chuyển giới (Transgender). Hay đơn giản hơn, có thể hiểu đây là cộng
đồng những người thuộc xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội.
2.3.8. Khái niệm về đồng tính luyến ái.
Đồng tính luyến ái là một thuật ngữ dùng để chỉ việc bị hấp dẫn về mặt tình cảm
và tình dục với người đồng giới. Và trong đồng tính luyến ái bao gồm đồng tính luyến
ái nam và đồng tính luyến ái nữ.
2.3.9. Khái niệm về phân biệt đối xử.
Phân biệt đối xử hay kỳ thị là một thuật ngữ trong xã hội học dùng để chỉ sự đối
không công bằng với một người hoặc một nhóm người nào đó dựa trên các phương diện
khác biệt với cộng đồng nhằm loại bỏ hoặc hạn chế các thành viên của nhóm đó cơ hội
được tiếp cận. Các phương diện khác với cộng đồng thường là chủng tộc, giai cấp, giới
tính, xu hướng tính dục,...
Sự phân biệt đối xử được chia thành hai hình thức như sau:
− Phân biệt đối xử trực tiếp: Là hình thức phân biệt đối xử mà nguyên nhân
từ các yếu tố về chủng tộc, giai cấp, giới tính,... từ đó dẫn đến các hành động
Trang 19
đến các cá nhân thuộc nhóm người bị phân biệt đối xử (đánh đập, miệt thị,...)
và gây ra thiệt hại có thật đối với các cá nhân này.
− Phân biệt đối xử gián tiếp: Là hình thức phân biệt đối xử mà khi một người
đưa ra những điều kiện, hạn định đối với mọi người nhưng lại gây ra khó
khăn cho một nhóm người không đủ khả năng đạt được các điều kiện đó.
Hình thức này thường khó nhận biết hơn so với hình thức phân biệt đối xử
trực tiếp.
2.4. Nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
2.4.1. Nội dung nghiên cứu.
Xét về mặt cơ sở lý luận, nội dung mà nhóm sẽ nghiên cứu sẽ tập trung vào các
vấn đề cơ bản nhất của đề tài, và các vấn đề bao gồm:
− Hiểu biết của sinh viên về LGBT và đồng tính luyến ái.
− Cảm nhận của sinh viên về đồng tính luyến ái trong xã hội hiện nay.
− Thái độ của sinh viên về đồng tính luyến ái.
− Yếu tố dẫn đến thái độ của sinh viên về đồng tính luyến ái.
− Mức độ thông cảm với những người đồng tính luyến ái đối với sinh viên.
Thông qua các cơ sở lý luận, tình hình nghiên cứu, các lý thuyết được áp dụng
cũng như thực trạng hiện tại đã được nêu ở trên kết hợp việc khảo sát sau này, nhóm sẽ
đưa ra các câu hỏi cũng như đặt các giả thuyết cho vấn đề cần nghiên cứu. Từ các kết
quả khảo sát và phân tích, nhóm sẽ tổng hợp lại để chứng minh các giả thuyết, đồng thời
đưa ra các khuyến nghị cho đề tài để các nghiên cứu đi sau có thể tham khảo và áp dụng.
2.4.2. Câu hỏi nghiên cứu.
Nhóm đã tổng hợp ra những câu hỏi cơ bản được đặc ra trong đề tài này như sau:
− Hiện nay sinh viên đã có cái nhìn như thế nào về LGBT cũng như đồng
tính luyến ái?
− Nhân tố nào khiến sinh viên biết nhiều hơn về đồng tính luyến ái?
− Sinh viên có thái độ như thế nào (chấp nhận/không chấp nhận) về đồng
tính luyến ái?
− Yếu tố nào đã và đang tác động vào suy nghĩ, từ đó hình thành nên thái độ
của sinh viên đối với đồng tính luyến ái?
Trong việc thiết kế bảng hỏi, nhóm sẽ thiết kế theo dạng trắc nghiệm khách quan
theo dàn ý như sau:
− Mức độ hiểu biết về đồng tính luyến ái (Hiểu rõ/Không quá rõ/Không biết).
− Sự hiểu biết về đồng tính luyến ái thông qua phương tiện nào (Mạng xã
hội/Sách báo/Phim ảnh/Thực tế/...)?
− Mức độ xuất hiện đồng tính luyến ái trên các phương tiện truyền thông tạo
cảm giác như thế nào (Hiểu biết nhiều hơn/Không quan tâm)?
− Có sự tiếp xúc với những người đồng tính luyến ái bao giờ chưa
(Có/Không)?
− Qua cảm nhận cá nhân, có ý kiến như thế nào về người đồng tính luyến ái
(Ghê tởm/Cảm thông/Không có ý kiến)?
Trang 20
− Đã từng có/chứng kiến các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những
người đồng tính luyến ái chưa (Có/Chưa)?
− Nguyên nhân tác động đến các suy nghĩ về đồng tính luyến ái của bản thân
(Các định kiến/Nhận thức bản thân/Tiếp xúc trực tiếp).
− Theo quan điểm cá nhân, LGBT nói chung và đồng tính luyến ái nói riêng
có nên được chấp nhận ở Việt Nam không? Vì sao?
Trên đây là các câu hỏi chính mà nhóm sẽ hỏi, thông qua nghiên cứu, phân tích,
nhóm sẽ bổ sung một số câu hỏi liên quan để góp phần tăng khả năng chính xác và khách
quan cho đề tài nghiên cứu.
2.5. Giả thuyết nghiên cứu.
Dựa vào các nội dung trên, nhóm đã tổng hợp được các giả thuyết sau:
− Sinh viên hiện nay biết khá nhiều về LGBT và đồng tính luyến ái, hầu
hết sự hiểu biết đều được thông qua một số phương tiện truyền thông như
mạng xã hội, báo chí, phim ảnh,...
− Đa phần sinh viên hiện nay có cái nhìn thoáng hơn về đồng tính luyến ái
so với trước đây.
− Yếu tố tác động đến việc sinh viên có các suy nghĩ, hành động phân biệt
đối xử đối với những người đồng tính luyến ái chủ yếu đến từ tâm lý chung
của xã hội và các định kiến xã hội về đồng tính luyến ái.
Trên đây chỉ là các giả thuyết mà nhóm tổng hợp thông qua các nội dung và câu
hỏi ở trên, nên tính đúng sai của các giả thuyết vẫn chưa được kiểm chứng. Và để các
giả thuyết này trở thành các lý thuyết thì phải thông qua cuộc khảo sát và phân tích tài
liệu sau này.

Trang 21
PHẦN PHỤ LỤC

Trang 22
Phụ lục A - TÀI LIỆU THAM KHẢO.
I. Tài liệu tiếng Việt.
1. Lương Thế Huy, Phạm Quỳnh Phương. (2016) “Có phải bởi vì tôi là LGBT?”
Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam, NXB Hồng
Đức.
2. Đỗ Quỳnh Anh, Trần Ngọc Linh, Hoàng Ngọc An. (2018) ỨNG XỬ VỚI
KHÁC BIỆT/ NGƯỜI “KHÁC LẠ”: Quan điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số về người
có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số, iSEE.
3. Th.S Trần Thành Nam et al. (2011) Báo cáo nghiên cứu: KỲ THỊ VÀ PHÂN
BIỆT ĐỐI XỬ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ QUA CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ CHO NAM
QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI, iSSE.
4. UNDP, USAID . (2014) BÁO CÁO QUỐC GIA LGBT VIỆT NAM – LÀ LGBT
Ở CHÂU Á, Bangkok.
5. UNDP-USAID Vietnam. (2014) Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính,
song tính và chuyển giới tại Việt Nam - Thực trạng và Khuyến nghị.
6. TS. Phạm Văn Sinh – GS. TS. Phạm Quang Phan (Đồng chủ biên). (2018)
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc
gia sự thật.
7. TS. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên). (2012) Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
8. Th.S Vũ Mộng Đóa. (2007) Giáo trình Tâm lý học xã hội, Khoa Công tác xã
hội và Phát triển cộng đồng , Trường Đại học Đà Lạt.
9. TS. Vũ Quang Hà. (2003) Xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
10. TS. Trần Thị Kim Xuyến. (2007) Nhập môn xã hội học, NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Phạm Văn Quyết – TS. Nguyễn Quý Thanh. (2001) Phương pháp nghiên cứu
Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm. (2012) Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Giáo dục Việt Nam.

II. Tài liệu nước ngoài.


1. Brian Mustanski. (2011) Ethical and Regulatory Issues with Conducting
Sexuality Research with LGBT Adolescents: A Call to Action for a Scientifically
Informed Approach, University of Illinois at Chicago.
2. Government of the Netherlands. (2018) LGBTI equality in the Netherlands.

Trang 23
III. Các số liệu tham khảo.
1. Tổng cục Thống kê (https://www.gso.gov.vn/).
2. Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh (https://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/).
3. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (https://isee.org.vn/).
4. World Health Organization (https://www.who.int/).

Trang 24
Phụ lục B - BẢNG DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.

Mức độ Điểm cá Điểm trung Điểm giảng


Họ và tên Nội dung công việc Điểm nhóm
hoàn thành nhân bình viên

− Phân tích nội dung nghiên


cứu: Đặt ra các giả thuyết
Đỗ Hoàng Hà
nghiên cứu.
− Tìm kiếm tài liệu.
− Phân tích nội dung nghiên
cứu: Thao tác hóa khái niệm
liên quan đến đề tài.
Nguyễn Thị Hồng
− Tổng hợp nội dung trên
Word.
− Tìm kiếm tài liệu.
− Phân tích nội dung nghiên
cứu: Tổng quan tình hình
Trương Trọng Nghĩa nghiên cứu và tài liệu.
− In ấn, chuẩn bị các công cụ
điều tra.
− Phân tích nội dung nghiên
cứu: Cách tiếp cận và các lý
Phạm Vĩnh Phúc thuyết áp dụng trong đề tài.
− Tìm kiếm tài liệu.
− Tổng hợp nội dung.
Trang 25
− Phân tích nội dung nghiên
cứu: Xây dựng nội dung
Trần Hữu Phúc nghiên cứu và đặt ra các câu
hỏi nghiên cứu.
− Tìm kiếm tài liệu.
− Tìm kiếm và dịch thuật các
tài liệu nước ngoài.
Nguyễn Hoàng Mai Trinh − Phân tích nội dung nghiên
cứu: Nội dung nghiên cứu
và câu hỏi nghiên cứu.
− Phân tích nội dung nghiên
cứu: Cách tiếp cận và các lý
Phạm Thế Trung
thuyết áp dụng trong đề tài.
− Tìm kiếm tài liệu.

Trang 26
Phụ lục C - BẢNG ĐIỂM DANH HỌP NHÓM.
(Tính đến thời điểm nộp đề cương)

Ngày họp
STT Họ và Tên MSSV
16/09 23/09 30/09 07/10 14/10 21/10

1 Đỗ Hoàng Hà 1856080034

2 Nguyễn Thị Hồng 1856080042

3 Trương Trọng Nghĩa 1856080071

4 Phạm Vĩnh Phúc 1856080084

5 Trần Hữu Phúc 1856080085

6 Nguyễn Hoàng Mai Trinh 1856080110

7 Phạm Thế Trung 1856080113

• Ghi chú: () Có mặt.

Trang 27

You might also like