You are on page 1of 2

Bản tóm 3

Triết học tôn giáo


Giuse Bùi Quang Minh, SJ

William James (1842 – 1910) : (Đặc tính) Hành vi của đức tin

Tiểu sử và tác phẩm của William James


Sinh tại New York, thừa kế một nền giáo dục đầy tinh hoa từ Mỹ và Âu Châu (học hội hoạ, khoa
học, y khoa, vật lý, tâm lý, triết học, ...)
Sống tuổi trẻ ở Geneva, Paris, Rhode Island, đi thám hiểm Amazon,
cư ngụ một thời gian dài ở Đức và học tại đại học Berlin
Bắt đầu dạy tâm lý và triết học ở Harvard
Xuất bản trong thời gian này
Yếu sức khoẻ và có triệu chứng trầm cảm
Loạt bài giảng ở Edinburg về tôn giáo
Mất vì bệnh tim tại quê nhà Chocorua, New Hampshire

Hai tác phẩm quan trọng bàn đến tôn giáo, tâm lý và triết học:
• The Varieties of Religious Experience: A Study in Human Nature (1902)
• The Will to Believe (1956)

Vấn đề hành vi căn bản của (đức) tin


Tư tưởng của W. James bàn nhiều đến mối tương quan giữa tôn giáo và lý thuyết về khoa học
tự nhiên. Phát sinh từ trường phái duy nghiệm, James không tiên thiên nhìn nhận một triết học
tôn giáo có gốc rễ từ chủ nghĩa duy lý siêu hình. Năm 1895 trong một bài nói chuyện, ông cho
rằng thời để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa đã qua rồi. Sau này, tác phẩm „Các dạng
loại kinh nghiệm tôn giáo“ (the Varieties of Religious Experience, 1902) cũng chỉ nói đến vai trò
thứ yếu của một quan niệm triết học về tôn giáo kiểu này.

Trước hết, James đặt ưu tiên kinh nghiệm lên trên triết thuyết, coi kinh nghiệm như xương sống
của đời sống tôn giáo. Vì lý do đó, ông chọn nhiều chứng từ đến từ những người sử dụng ngôn
ngữ đức tin bình thường, thay vì những nhân chứng có học vấn uyên thâm để nói về kinh nghiệm
đức tin của họ. Sau đó, ông còn cho rằng ông xác tín rằng ông muốn „cho người nghe hay người
đọc xác tín rằng tất cả những dạng thức diễn tả đặc thù của tôn giáo (các loại công thức tín điều
và lý thuyết thần học) đều là những điều vô nghĩa, nhưng cuộc sống (hành trình) của tôn giáo
ấy xét như là một tổng thể đóng một trong những chức năng quan trọng nhất của đời sống nhân
lọại (Thư của WJ II, 127). Nhưng chính triết học của James trong Varieties cũng bị phê bình là
một dạng „giản thể luận“ vì đưa nó vào tâm lý và sinh học (nhân danh đời sống).

Ý muốn của hành vi tin


The will to believe (ý muốn của hành vi tin) là khái niệm căn bản của tác phẩm cùng tên. Sau này
James sửa thành „Khảo luận về quyền của đức tin“ bàn về mối tương quan giữa ý chí với lý trí.
James phê bình chủ nghĩa duy trí thức (chỉ nhìn nhận những gì đến từ giá trị tinh thần mà không
màng đến khía cạnh cảm xúc). Ông cho rằng cần phân biệt ở đây quyết định của lý trí trước một
giả thuyết khoa học và một niềm tin tôn giáo.

Để làm được việc đó, ông lại phân loại các loại giả thuyết và gọi là giả thuyết sinh động (live
choice) và giả thuyết chết (dead choice). Để minh hoạ cho một giả thuyết sống động, ông lấy
hình ảnh của một dây điện có dòng điện chạy qua và tạo ra một từ trường mà nơi đó ta có thể
sản sinh ra một dòng điện hữu dụng.
Mọi giả thiết thì đều không tự cho mình là sống động hay chết, cho bằng nó nằm nơi người suy
nghĩ thôi. Đặc tính sống động của chúng hệ ở việc người suy tư có sẳn sàng để „dấn thân“ vào
các giả thiết ấy hay không thôi.1 Và ở đây ta có vai trò của ý chí. Ta có thể xem qua một số lập
luận của ông về vấn đề „the will to believe“:

"Our passional nature not only lawfully may, but must, decide an option between
propositions, whenever it is a genuine option that cannot by its nature be decided on
intellectual grounds; for to say under such circumstances, "Do not decide, but leave the
question open," is itself a passional decision—just like deciding yes or not—and is attended
with the same risk of losing truth."

James cho rằng vào thời của ông, các sinh viên “cấp tiến” của Harvard không tin vào niềm tin
tôn giáo, vì chúng không thể chứng minh được bằng lý tính. Ông có một quan điểm khác, cho
rằng đức tin là một vấn đề của cảm xúc, nên không cần lượt qua lý tính.

Một “genuine choice” (một quyết định đúng đắn) phải thoả 3 điều kiện:
▪ Dựa trên một giả thuyết sống động (live)
▪ Có hiệu lực ràng buộc (forced)
▪ Có tầm vóc (momentous)

Luận đề chính:
When we have a genuine option that cannot be decided solely on intellectual grounds, our
passional nature must be allowed to rule.

Hai kết luận tổng quát


• We have the right to believe at our own risk any hypothesis that is live enough to tempt
our will.
• The freedom to believe can only cover living options which the intellect cannot by itself
resolve; and living options never seem absurdities to him who has them to consider.

Những dạng loại kinh nghiệm tôn giáo


Để tránh tình trạng ảo tưởng mộng mơ trong đức tin, cần dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Tôn
giáo là một dạng những kinh nghiệm con người trong mức độ họ quan niệm về cái thần thiêng
nên tôn giáo không nhất thiết phải chỉ là tôn giáo lịch sử, độc thần.

Để có một tôn giáo sống động, cần một tâm trí lành mạnh (vui vẻ, hài hước) – một tín hữu quân
bình. Nó ngược lại với linh hồn bệnh hoạn (u sầu thảm não)- một cái tôi bị giằng xé.
Trong kinh nghiệm tôn giáo có nhiều dạng loại: hoán cải, thánh thiện, thần bí, v.v.

Nhiệm vụ của triết học tôn giáo là xây dựng một “cảm thức lành mạnh cho đức tin” (over-beliefs)
Ông không đánh giá cao những luận điểm về sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng coi nó là một
di sản tốt. Ông coi những di sản luân lý phát sinh từ những tín điều ấy (chứ không phải từ nền
tảng siêu hình học) có giá trị (hữu dụng) cho cung cách hành xử, chọn lựa sống của con người.

Ba nền tảng của kinh nghiệm tôn giáo:


- Thế giới khả giác của chúng ta là một phần và có ý nghĩa từ một trật tự thiêng liêng cao hơn
- Cuộc đời chúng ta là nỗ lực vươn lên để có mối hiệp nhất hài hoà với trật tự ấy
- Cầu nguyện và hiệp thông thiêng thì có một giá trị nâng đỡ hữu dụng.

1 Ceasar có một câu tương tự như vậy: fere libenter homines id quod volunt credunt (niềm tin của người
ta nghiêng về cái mình muốn).

You might also like