You are on page 1of 6

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI GIỮA KỲ

Môn: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM


(Phần Thí nghiệm)
1. Mục tiêu của kiểm tra vi sinh vật trong công nghiệp là: (slide)
A. Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm
B. Đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng của sản phẩm
C. Giám định chất lượng thực phẩm
2. Thời gian vận chuyển và bảo quản mẫu dùng để kiểm tra vi sinh vật không được quá
(kể từ thời gian lấy mẫu và bảo quản ở nhiệt độ thấp)
A. 8h B. 12h C. 24h
3. Vi sinh vật tổng số là tất cả các vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển được trên
môi trường đầy đủ dinh dưỡng (phải là môi trường dinh dưỡng chung), ở nhiệt độ 30ºC
trong thời gian 24 – 72 giờ.
A. Đúng B. Sai
4. Tất cả các chủng nấm mốc có hại cho các sản phẩm thực phẩm. (Ví dụ: pho mát đặc
trưng của Anh – đó là pho mát roqueforti, được sản xuất từ nấm mốc penicillium camemberti)
A. Có B. Không C. Chưa thể kết luận
5. Dự đoán sản phẩm có tổng số vi sinh vật hiếu khí ưa ấm trong khoảng 106/ml. Khi xác
định chỉ tiêu vi sinh vật tổng số bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường thạch
(lượng mẫu cấy là 0,1 ml) thì nên chọn 2 độ pha loãng là hợp lý?
A. 10-3 và 10-4 B. 10-4 và 10-5 C. 10-5 và 10-6
6. Hãy đánh dấu giá trị aw thấp nhất của một số vi sinh vật thực phẩm (đánh số tương
ứng vào các giá trị)
1. Phần lớn vi khuẩn Gram (-)
2. Phần lớn vi khuẩn Gram (+)
3. Vi khuẩn ưa mặn
4. Phần lớn nấm men
5. Phần lớn nấm sợi
...3...0,75 ...5...0,8 ...4...0,88 ...2...0,9 ...1...0,97
7. Trong 5 nhóm E.coli dưới đây thì nhóm nào có khả năng chịu nhiệt tốt, gây đi ngoài
chỉ toàn máu có kèm cục máu và gây đau bụng thắt cơ bụng? (slide)
A. ETEC B. EHEC C. EIEC
D. EPEC E. EAggEC
8. Trong 5 nhóm E.coli dưới đây thì nhóm nào không sinh Enterotoxin (có 2 nhóm)?
(slide)
A. ETEC B. EHEC C. EIEC
D. EPEC E. EAggEC
9. Loại vi khuẩn nào dưới đây có hình cầu, tế bào liên kết thành chòm nho, G (+) không
tạo bào tử, không di động? (slide)
A. Bacillus cereus B. Listeria C. Staphylococcus aureus
D. Vibrio E. E.coli
10. Những loại vi sinh vật nào có giá trị thế oxy hóa khử lớn hơn 0?
A. Vi khuẩn G (-) B. Vi khuẩn G (+) C. Vi khuẩn ưa mặn
D. Nấm men E. Nấm mốc
11. Coliform là vi khuẩn có khả năng lên men đường lactoza, sinh indole ở nhiệt độ 44ºC
và rất hợp với phenol ở nồng độ 0,085% (không phải tất cả đều đúng vì coliform có nhiều
loại mà đặc điểm trên chỉ đúng với 1 loại coliform là E.coli)
A. Đúng B. Sai C. Chưa thể kết luận
12. E.coli là loại vi khuẩn G (+), trực khuẩn, yếm khí tùy tiện, ưa nhiệt. (vì E.coli mang
tất cả đặc điểm của Coliform mà Coliforms lại là Gram (-))
A. Đúng B. Sai C. Chưa thể kết luận
13. Hãy đánh dấu tên các môi trường dưới đây có thể dùng để xác định Coliform. (trong
sách cô Lê Thanh Mai – Trang 239)
A. Môi trường Chapman
B. Môi trường TLS (Trytoza Lauryl Sulfat)
C. Môi trường Baird-Parker
D. Môi trường EC
E. Môi trường Endo
F. Môi trường BGBL (Brilliant Green Bile Lactone)
14. Clostridium là vi khuẩn Gr (+), trực khuẩn, yếm khí tuyệt đối, không tạo bào tử. (vì
nó có khả năng tạo bào tử)
A. Đúng B. Sai C. Chưa thể kết luận
15. Với các đặc tính: G (-), không tạo bào tử, yếm khí không bắt buộc, lên men glucoza,
không lên men lactoza và sacaroza, không sinh indol, không phân giải ure, sinh H 2S
không chịu mặn thì đây là loại vi khuẩn gây bệnh nào? (câu lên men glucose và không lên
men lactose và saccarose là chỉ đúng với Salmonella)
A. E.coli B. Vibrio C. Salmonella D. Shigella
16. Trong 5 loại độc tố của Clostridium thì loại nào là độc nhất? (A là độc nhất)
A. A B. B C. C
D. D E. E
17. Bệnh uốn ván thường do vi khuẩn nào dưới đây gây nên? (cụ thể là Clostridium tetani)
A. Bacillus cereus B. Vibrio C. Salmonella
D. Shigella E. Clostridium
18. Bệnh thương hàn thường do vi khuẩn nào dưới đây gây nên? (slide)
A. Bacillus cereus B. Bacillus anthracis C. Salmonella
D. Shigella E. Clostridium
19. Bệnh lỵ thường do vi khuẩn nào dưới đây gây nên? (slide)
A. Bacillus cereus B. Bacillus anthracis C. Salmonella
D. Shigella E. Clostridium
20. Bệnh than thường do vi khuẩn nào dưới đây gây nên? (slide)
A. Bacillus cereus B. Bacillus anthracis C. Salmonella
D. Shigella E. Clostridium
21. Với các đặc tính: G (+), trực khuẩn, tạo bào tử, yếm khí không bắt buộc thì đây là
loại vi khuẩn gây bệnh nào? (slide)
A. Bacillus cereus B. Listeria C. Salmonella
D. Shigella E. Clostridium
22. Với các đặc tính: G (-), không tạo bào tử, yếm khí không bắt buộc, di động nhanh,
chịu pH trung tính và chịu mặn thì đây là loại vi khuẩn gây bệnh nào? (slide)
A. Bacillus cereus B. Listeria C. Salmonella
D. Shigella E. Clostridium
23. Những loại vi khuẩn gây bệnh nào dưới đây có phản ứng Indol âm tính?
A. E.coli B. Listeria C. Salmonella
D. Vibrio E. Shigella
24. Những loại vi khuẩn gây bệnh nào dưới đây có phản ứng Oxydaza (+)? (slide)
A. Bacillus cereus B. Listeria C. Salmonella
D. Vibrio E. Clostridium
25. Những loại vi khuẩn gây bệnh nào dưới đây có khả năng khử nitrat thành nitrit?
(slide)
A. Bacillus cereus B. Listeria C. Salmonella
D. Vibrio E. Clostridium
26. Những loại vi khuẩn gây bệnh nào dưới đây có phản ứng VP (+)?
A. Bacillus cereus B. Listeria C. Salmonella
D. Vibrio E. E.coli
27. Clostridium có khả năng phân giải sulfua thành sulfit. (trong sách cô Lê Thanh Mai)
A. Đúng B. Sai C. Chưa thể kết luận
28. Clostridium rất nhạy cảm với eycloserin. (một số)
A. Đúng B. Sai C. Chưa thể kết luận
29. Hãy đánh dấu tên các môi trường dưới đây dùng để xác định Clostridium. (trong
sách cô Lê Thanh Mai)
A. Dung dịch Tryton muối
B. Môi trường TLS (Trytoza Lauryl Sulfat)
C. Môi trường thạch TSC (Trypton Sulfit Cycloserin)
D. Môi trường Chapman
E. Môi trường Baird-Parker
F. Môi trường Winson Blair
30. Hãy đánh dấu tên các môi trường dưới đây dùng để xác định Staphylococcus aureus.
(trong sách cô Lê Thanh Mai)
A. Dung dịch Tryton muối
B. Môi trường TLS (Trytoza Lauryl Sulfat)
C. Môi trường thạch TSC (Trypton Sulfit Cycloserin)
D. Môi trường Chapman
E. Môi trường Baird-Parker
F. Môi trường Winson Blair
31. Clostridium cho khuẩn lạc màu đen trên môi trường Endo. (trên môi trường Winson
– Blair mới đúng)
A. Đúng B. Sai C. Chưa thể kết luận
32. Những loại vi khuẩn gây bệnh nào dưới đây có khả năng phân giải LDC (Lysin
Decacbonxylase)
A. E.coli B. Listeria C. Salmonella
D. Vibrio E. Shigella
33. E.coli có khả năng phân giải nitrat.
A. Đúng B. Sai
34. Những loại vi khuẩn gây bệnh nào dưới đây không có khả năng phân giải ure?
A. E.coli B. Listeria C. Salmonella D. Vibrio E. Shigella
35. Hãy đánh dấu tên các môi trường dưới đây dùng để xác định Vibrio
A. Môi trường TLS (Trytoza Lauryl Sulfat)
B. Colistine Polymicine Broth
C. TCBSA ( Thiosulfat Citrat Bile Sucrose Agar)
D. Môi trường Witson Blair
36. Loại vi khuẩn nào mẫn cảm với khí CO2?
A. Vi khuẩn G (+) B. Vi khuẩn G (-)
37. Những loại vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tiết enzyme coagulaza làm đông tụ
thành phần huyết tương?
A. Bacillus cereus B. Listeria C. Staphylococcus aureus
D. Vibrio E. E. coli
38. Lấy mẫu để kiểm tra vi sinh cần các điều kiện sau:
a. Đảm bảo đúng tình trạng vi sinh, có độ tin cậy, đại diện cho mẫu cần xác định, đủ số
lượng, không bị nhiễm hoặc không có sự phát triển thêm của VSV.
39. Hãy đánh dấu tên các môi trường sau đây dùng để định dạng Coliform
- Môi trường TLS (Tryptoza Lauryl Sulfat)
- Môi trường EC
- Môi trường Endo
- Môi trường BGBLB (Brilliant Green Bile Lactose)
40. Vi sinh vật tổng số là tất cả các VSV có thể tồn tại và phát triển được trên môi trường
đầy đủ chất dinh dưỡng, ở nhiệt độ 30 độ C trong thời gian 24-72h → Đúng /Sai
41. Hãy đánh số thứ tự thích hợp theo đúng trình tự các bước tiến hành theo PP đếm
khuẩn lạc trên môi trường thạch:
- Môi trường sau khi đã hấp khử trùng thì rót vào các đĩa petri
- Xếp các đĩa trên mặt phẳng ngang, để yên cho đến khi thạch nguội và đông hoàn toàn,
cần kiểm tra môi trường không bị nhiễm
- Pha loãng mẫu phân tích tới nồng độ thích hợp.
- Lấy một lượng mẫu đã pha loãng cho vào hộp petri đã chứa môi trường thạch dinh
dưỡng. Mỗi độ pha loãng nên làm đồng thời 2 – 3 hộp và nên làm hai cấp pha loãng liên
tiếp nhau
- Trang đều trên mặt thạch
- Lật ngược đĩa
- Đặt vào tủ ấm để nhiệt độ 30+-1 độ C trong thời gian 24 - 72 giờ
42. Coliform cho khuẩn lạc màu đen trên môi trường Endo → Sai
43. Loại VK nào có khả năng lên men đường lactose, sinh indole ở nhiệt độ 44 độ C và
rất bền với phenol ở nồng độ 0,085% → E.coli

You might also like