You are on page 1of 2

KODAK CÓ ĐƯỢC BỨC TRANH VỀ GIÁO DỤC

QUẢN TRỊ
Eastman Kodak đang thay đổi đáng kể để cạnh tranh trong một thế giới của công
nghệ mới, những thị trường mới nổi và những khách hàng toàn cầu. Kết quả là, những nỗ
lực của Kodak trong việc giáo dục quản trị đã mở rộng giới hạn để tạo ra “những sự kiện
học tập” đổi mới cho các nhà quản trị cấp cao. Theo June Delano, giám đốc chương trình
“Giáo dục và Phát triển Quản trị” của Kodak, những sự kiện học tập này được thiết kế
một cách năng động và định hướng tương lai như môi trường kinh doanh của công ty.

Trong quá khứ, tập đoàn Kodak rất thành công là một thành trì của sự ổn định. Nó
thụ hưởng vị thế thống trị thị trường, nhãn hiệu được thừa nhận trên toàn thế giới, sự
trung thành khác thường của những khách hàng và những khoản lợi nhuận đáng ghen tỵ.
Hoàn toàn có thể hiểu được, hầu như không có nhân viên (hoặc quản lý) nào muốn gây ra
sự xáo trộn vì hầu hết trong số họ mong chờ một cuộc sống an toàn và không lo thất
nghiệp.

Rồi mọi thứ đã thay đổi. Công ty đã tiến hành tái cấu trúc để có thể cạnh tranh
trong thương trường kỹ thuật số khắc nghiệt hơn rất nhiều. Và trong quá trình đó, có sự
cắt giảm 1/3 vị trí quản lý. Những sự kiện này đã tống khứ sự tự mãn ra xa khỏi những
vùng lân cận của Rochester, New York, thành phố nơi có trụ sở chính của Kodak. “Sự
nhanh nhẹn” đã thay thế cho “sự ổn định” làm khẩu hiệu của tương lai.

Giáo dục Quản trị

Như là kết quả của việc cải cách ở Kodak - không đề cập đến những thay đổi nhân sự
- đa số các quản trị cấp cao đã tại vị ít hơn 3 năm. Giáo dục quản trị được xem như là một
công cụ quan trọng để thăng tiến trong quản lý. Nhưng Delano tin rằng những chương
trình phát triển cũng cần phải năng động, đổi mới và định hướng tương lai như công
ty.Các phương pháp giảng dạy lạc hậu như nghiên cứu tình huống, thuyết trình và các
phương pháp thụ động khác đã bị loại bỏ. Một phương pháp mới có nghĩa là phát minh từ
con số không, đi ra ngoài sự kiểm soát và chấp nhận nhiều rủi ro. Những kỹ năng trong
việc dự đoán kinh doanh, thúc đẩy văn hoá doanh nghiệp và xây dựng mạng lưới là cần
thiết. Delano muốn giáo dục quản trị giúp nhìn cơ hội bằng con mắt lạc quan để cùng
nhau như một nhóm trong suy nghĩ, trải nghiệm và khám phá các giải pháp. Những mục
tiêu này đã dẫn tới việc tạo ra 3 chương trình mới cho nhóm quản trị viên cấp cao:

 Trò chơi thịnh vượng Kodak. Chương trình này đã được phát triển với sự hợp tác
của Viện Thịnh vượng và chào đời vào tháng 6 năm 1996, kết quả lao động của
những người đến từ ngành công nghiệp và giới học viện. Tập trung vào ngành
công nghiệp hình ảnh, chương trình đã phân nhóm một cách sáng tạo 50 quản trị
viên của Kodak với 25 người đồng cấp đến từ những công ty khác. Những nhóm
“dựa trên thực tế” này tiếp tục tác động tới các chiến lược, liên minh và thỏa
thuận khả thi và ý nghĩa.
 Quản trị số. Chương trình này đã được tổ chức vào tháng 10 năm 1996. Nền tảng
của nó là “sự săn tìm những người nhặt rác” (“scavenger hunt”) để khám phá hiện
tại và tương lai số của Kodak. Sử dụng những sản phẩm kỹ thuật số và Internet,
những nhóm nhỏ đã nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về kỹ thuật số và tương tác với
một nhóm khánh hàng chú trọng dưới dạng hội nghị video. Một nét đặc trưng đổi
mới của chương trình này là sự cố vấn hướng lên của những người tham gia bằng
công nghệ “whiz kids”.

 Tương lai của công ty. Đây là một chương trình gồm hai phần, đựoc phát triển với
sự hợp tác của Mạng lưới Kinh doanh Toàn cầu (Global Business Network) và tập
trung nghiên cứu tương lai của ngành và công ty. Phần I là một “cuộc trò chuyện”
2 ngày về Kodak và môi trường hoạt động của nó trong năm 2009. Những viễn
cảnh cho tăng trưởng của ngành được phát triển trong những buổi thảo luận nhóm
nhỏ với sự tham gia của các quản trị viên cấp cao của Kodak, khách hàng, đối tác
và người theo thuyết vị lai. Viễn cảnh kết quả bắt đầu Phần 2, ở đó những người
bên ngoài và những người suy nghĩ khiêu khích kết hợp ý tưởng với những người
tham gia trong phần I. Kết quả là một tập hợp những ý tưởng mới và những chiến
lược tiềm năng cho các lĩnh vực hoạt động của Kodak.

Sẽ thật khó để lượng hóa một cách chi tiết những kết quả của những chương trình mới
này, nhưng có những thay đổi về hành vi có thể quan sát được và những thay đổi trong
trọng tâm của những cuộc trò chuyện giữa các quản trị cấp cao. Thêm vào đó, các quản
trị cấp cao được tiếp thêm năng lượng do được làm việc cùng nhau về những vấn đề thực
tế và đánh giá những chương trình trên như những công cụ có giá trị để đạt được sự tăng
trưởng trong tương lai và tăng thị phần.

CÂU HỎI
1. Bạn có thể nói gì về cách Kodak tiến hành những đánh giá nhu cầu cho giáo dục
quản trị? Bạn có đề xuất gì giúp June Delano cải thiện phân tích này?
2. Từ những gì bạn đã đọc, bạn cho rằng những nguyên tắc học tập nào được áp
dụng cho ba chương trình mới này?
3. Bạn đánh giá hiệu quả của những kinh nghiệm giáo dục này như thế nào? Bạn có
nghĩ rằng khả năng sinh lời của công ty nên được sử dụng như một tiêu thức đánh
giá không?

You might also like