You are on page 1of 7

BS.

Trương Quang Phong Bài giảng Giải Phẫu học

HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ


BS. Trương Quang Phong.

I. ĐẠI CƯƠNG
- Hệ thần kinh tự chủ còn được gọi là hệ thần kinh thực vật gồm các sợi thần kinh đi từ
hệ thần kinh trung ương đến các cơ trơn (mạch máu, tuyến và các tạng), cơ tim.
- Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần:
+. Phần giao cảm
+. Phần đối giao cảm
→ hoạt động theo nguyên tắc đối lập nhau.
- Mỗi phần có:
+. Trung ương: gồm các nhân nằm trong não bộ hoặc tủy gai
+. Ngoại biên: gồm các hạch thần kinh tự chủ, sợi trước hạch và sợi sau hạch, các đám
rối thần kinh tự chủ
- Hai phần giao cảm và đối giao cảm thường đi song hành và trộn lẫn với nhau, đặc biệt
là ở ngực, bụng và chậu; → kết quả là chúng tạo nên các đám rối thần kinh tự chủ.

II. HỆ GIAO CẢM


Hình: Đường ngoại biên của phần thần
kinh giao cảm
1. Sừng trước 2. Sừng sau
3. Ống trung tâm 4. Hạch gai
5. Dây thần kinh gai sống
6. Nhánh thông xám
7. Nhánh thông trắng
8. Hạch cạnh sống 9. Sợi gian hạch
10. Ống tiêu hoá

Trang 1
BS. Trương Quang Phong Bài giảng Giải Phẫu học

1. Trung ương Nhân trung gian bên ở đoạn tủy T1-L3


2. Ngoại biên
a. Sợi trước hạch theo rễ trước thần kinh gai sống vào nhánh thông trắng đến
các hạch giao cảm cạnh sống, hoặc đi xuyên qua các hạch này để đến các hạch
trước sống
b. Các hạch cạnh sống và hạch trước sống
Hạch cạnh sống: Có hai chuỗi hạch giao cảm nằm ở diện trước bên của cột sống từ đáy
sọ đến xương cùng, mỗi chuỗi có 23 hạch được nối với nhau bởi các nhánh gian hạch tạo
thành một thân gọi là thân giao cảm và gồm các phần như sau:
• Ở vùng cổ
- Có hạch cổ trên, hạch cổ giữa và hạch cổ dưới
- Hạch cổ dưới thường kết hợp với hạch ngực 1 để tạo thành hạch sao.
- Ngoài các nhánh thông xám để nối kết với các dây thần kinh gai sống
- Các hạch giao cảm cổ còn cho các nhánh sau:
+. Hạch cổ trên cho các nhánh thần kinh tĩnh mạch cảnh, thần kinh động mạch cảnh
trong, thần kinh động mạch cảnh ngoài (các đám rối cảnh trong, cảnh ngoài, cảnh
chung) và dây thần kinh tim cổ trên.
+. Hạch cổ giữa cho nhánh tạo nên quai dưới đòn nối với hạch cổ dưới và dây thần
kinh tim cổ giữa.
+. Hạch cổ dưới đôi khi dính với hạch ngực 1 tạo nên hạch cổ ngực hay hạch sao, cùng
với hạch cổ giữa tạo nên quai dưới đòn và cho thần kinh tim cổ dưới.
• Ở vùng ngực
- Các hạch này cũng nối kết với TK gai sống qua các nhánh thông xám
- Ngoài ra còn cho:
+. Các nhánh tạng đi vào các đám rối tim, phổi, thực quản và động mạch chủ.
+. Các thần kinh tạng gồm thần kinh tạng lớn (do các nhánh từ hạch ngực 5-9 hoặc
ngực 6-10), thần kinh tạng bé (tạng thắt lưng)(do các nhánh từ hạch ngực 9-10, tận

Trang 2
BS. Trương Quang Phong Bài giảng Giải Phẫu học

cùng trong hạch chủ thận), thần kinh tạng dưới (nhánh của hạch ngực cuối cùng hoặc
thần kinh tạng bé, tận cùng trong đám rối thận).
• Ở vùng thắt lưng
- Có 3-4 hạch thắt lưng nối kết nhau gọi là thân giao cảm thắt lưng, cho 3 loại nhánh sau:
+. Nhánh thông xám nối kết với các thần kinh gai sống thắt lưng.
+. Thần kinh tạng thắt lưng, thường xuất phát phía dưới thần kinh tạng dưới, nối kết
với mạng lưới quanh động mạch chủ hoặc tận cùng trong hạch mạc treo tràng dưới
hoặc thần kinh hạ vị.
+. Các nhánh đi vào hạch trước sống: Có hạch tạng, hạch mạc treo tràng trên, hạch chủ
thận, hạch mạc treo tràng dưới.
• Ở vùng chậu
- Có 4-5 hạch, sau đó hai thân giao cảm tiến lại gần nhau và hoà lẫn thành một hạch cụt.
- Ngoài các nhánh thông xám đi đến các thần kinh gai sống, chúng cho các nhánh đi đến
đám rối hạ vị và đám rối chậu để cung cấp cho các tạng và mạch máu trong chậu.
c. Sợi sau hạch
- Từ các hạch cạnh sống hoặc hạch trước sống, các sợi thần kinh giao cảm đi qua nhánh
thông xám rồi vào các thần kinh gai sống để đến cơ quan mà chúng chi phối.

III. HỆ ĐỐI GIAO CẢM


1. Trung ương: gồm hai phần
- Ở não bộ là nhân các thần kinh sọ III, VII, IX, X.
- Ở tủy gai là cột nhân trung gian bên thuộc sừng bên chất xám tủy gai của các đoạn tủy
cùng S2,3,4 .
2. Ngoại biên
a. Sợi trước hạch
- Từ trung ương phần não bộ: Sợi trước hạch theo các thần kinh sọ III, VII, IX, X để đến
các hạch tận cùng (ở vùng đầu là hạch mi, hạch chân bướm khẩu cái, hạch dưới hàm,

Trang 3
BS. Trương Quang Phong Bài giảng Giải Phẫu học

hạch tai; ở vùng ngực là các đám rối tim, phổi; ở ống tiêu hoá là đám rối cơ ruột, đám
rối dưới niêm mạc...).
- Từ trung ương phần tủy gai:
+. Sợi trước hạch theo rễ trước các thần kinh gai sống và nhánh thông trắng để đi vào
đám rối chậu rồi đến các hạch tận cùng ở các cơ quan trong chậu bé gồm bàng quang,
tiền liệt tuyến, tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài...
+. Ngoài ra có các nhánh nối với thần kinh hạ vị để đến phần cuối của ống tiêu hoá (từ
kết tràng xuống cho đến trực tràng).
b. Hạch tận cùng của hệ đối giao cảm nằm gần hoặc ngay trong thành của cơ
quan mà chúng chi phối.
c. Sợi sau hạch: từ hạch tận cùng đi vào cơ quan.
- Vì các hạch cạnh sống và hạch trước sống của hệ giao cảm nằm xa thành cơ quan, còn
các hạch tận cùng của hệ đối giao cảm nằm gần hoặc trong thành cơ quan cho nên sợi
trước hạch của hệ đối giao cảm dài hơn sợi trước hạch của hệ giao cảm.

IV. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ


- Hai hệ giao cảm và hệ đối giao cảm có tác dụng gần như đối lập nhau.
Ví dụ như hệ giao cảm làm giãn đồng tử trong khi hệ đối giao cảm làm co đồng tử.
- Tuy vậy chúng đều chịu sự chỉ huy của võ não và hoạt động phối hợp nhau.
- Hệ giao cảm tăng cường hoạt động khi cơ thể đứng trước tình trạng đấu tranh
- Hệ đối giao cảm tăng cường hoạt động khi nghỉ ngơi
Cơ quan Giao cảm Đối giao cảm
Mống mắt giãn đồng tử co đồng tử
Tuyến lệ ít hoặc không tác dụng kích thích tiết
Tuyến nước bọt giảm lượng tiết tăng lượng tiết
Tim tăng nhịp, tăng co giảm nhịp
Phế quản giãn co
Nhu động và tiết dịch dạ dày ruột ức chế kích thích

Trang 4
BS. Trương Quang Phong Bài giảng Giải Phẫu học

Cơ vòng dạ dày ruột co thắt giãn


co rút ống dẫn tinh, túi
Cơ quan sinh dục tinh, tiền liệt tuyến và cơ tử giãn mạch
cung, co mạch
Bàng quang ít hoặc không tác dụng co bàng quang
Tủy thượng thận kích thích tiết ít hoặc không tác dụng
Mạch máu ở thân và chi co không tác dụng

Hình Sơ đồ hệ thần kinh tự chủ


1. Dây thần kinh IX
2. Dây thần kinh X
3. Hạch tạng
4. Sợi đối giao cảm chậu
5. Hạch

Trang 5
BS. Trương Quang Phong Bài giảng Giải Phẫu học

Trang 6
BS. Trương Quang Phong Bài giảng Giải Phẫu học

Trang 7

You might also like