You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

BÁO CÁO

SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ECM TOYOTA VIOS 2016

GVHD: Lê Quang Vũ

SVTH: MSSV
1. Hồ Minh Tuấn 20145580
2. Lê Thuận Phước 20145584

Nhóm 6 – ĐAMH HK2 22-23


SPAE310733_22_2_01CLC

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2023


Điểm: Chữ ký giáo viên hướng dẫn
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU....................................................................................4

1.1..........................................................................................Giới thiệu đề tài


......................................................................................................................... 4

1.2.............................................................................Tính cấp thiết của đề tài


......................................................................................................................... 4

1.3...................................................................................Mục tiêu nghiên cứu


......................................................................................................................... 4

1.4....................................................................................Phạm vi nghiên cứu


......................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH..................................................................6

2.1. Tổng quan về dòng xe Toyota Vios 2016:.............................................6

2.1.1. Giới thiệu sơ lược:............................................................................6

2.1.2. Thông số kỹ thuật:..........................................................................7

2.1.3. Tính năng nổi bật:..........................................................................7

2.2..................................................Hệ thống điện động cơ Toyota Vios 2016


......................................................................................................................... 9

2.2.1...................................................................Hệ thống sạc và khởi động


9

2.2.2..............................................................................Hệ thống nhiên liệu


12

2.2.3........................................................................Hệ thống điện đánh lửa


15

2.2.4.................................................................................Hệ thống làm mát


18

2.2.5......................................................................Hệ thống cam biến thiên


21
2.2.6.................................................................................Hệ thống điều hoà
22

2.2.7.................................................................Hệ thống cảm biến gạt mưa


23

2.2.8..............................................................Hệ thống âm thanh và giải trí


24

CHƯƠNG 3: KẾT THÚC..............................................................................26

3.1. Lời kết:..................................................................................................26

3.2. Tài liệu tham khảo:...............................................................................26


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu đề tài

Đề tài về hộp ECM (Engine Control Module) trên xe Toyota Vios 2016 là một chủ đề
thú vị và liên quan đến hệ thống điều khiển động cơ của xe. ECM là một bộ điều khiển
điện tử quan trọng trong xe, có nhiệm vụ quản lý và điều chỉnh các hoạt động của động
cơ để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất. Đề tài này có thể tập trung vào mạch điện
và cơ chế hoạt động của hộp ECM trên xe Toyota Vios 2016. Nghiên cứu và phân tích
chi tiết sơ đồ mạch điện của ECM trên xe Vios 2016. Tìm hiểu về các thành phần
chính trong mạch điện ECM, bao gồm các cảm biến, đầu ra, relay và các linh kiện
khác. Xác định các mạch chính và mối quan hệ giữa chúng trong hệ thống điều khiển
động cơ. Từ đó đi sâu hơn về chức năng cụ thể mà mỗi thành phần trong sơ đồ mạch
ECM thực hiện như một số cảm biến: cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến
tốc độ, relay khởi động, ….. Hiểu rõ về cách các thành phần này tương tác và giao tiếp
với nhau để điều khiển và giám sát hoạt động của động cơ trên xe Vios 2016. Từ đó,
liên kết các thành phần và vẽ lại sơ đồ mạch điện của các cảm biến về hộp ECM trên
xe Toyota Vios 2016 trên 1 trang giấy A4. Đề tài về sơ đồ mạch điện ECM trên xe
Toyota Vios 2016 là chủ đề quan trọng và hấp dẫn, tập trung vào việc nghiên cứu và
hiểu về cấu trúc và hoạt động của hệ thống mạch điện trên xe, có tính ứng dụng cao và
có thể đóng góp quan trọng cho sự hiểu biết và phát triển hệ thống điều khiển động cơ
trên xe hơi.

1.2. Tính cấp thiết của đề tài

Sơ đồ mạch điện ECM của xe Toyota Vios 2016 có một hệ thống điện phức tạp và
hiện đại, được thiết kế khá nhiều bộ phận , linh kiện cũng như các cảm biến liên kết
với ECM. Điều này sẽ là một điều khá là khó khăn cho các kỹ thuật viên về việc kiểm
tra , tìm ra lỗi để sửa chữa các bộ phận. Nên điều cần thiết ở đây là cần phải vẽ lại sơ
đồ mạch điện một cách rõ ràng, tóm gọn các linh kiện, cảm biến một cách thông minh
giúp có cái nhìn tổng quát. Từ đó, giúp cho việc thực hiện các cải tiến, sửa chữa và tối
ưu hệ thống một cách dễ dàng.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu


- Hiểu rõ cấu trúc và nguyên lý hoạt động của mạch điện ECM trên xe Vios 2016
- Phân tích chức năng của các thành phần trên ECM và mối quan hệ giữa chúng
- Vẽ được sơ đồ mạch điện ECM trên xe Vios 2016 đầy đủ và rõ ràng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là về các khái niệm, nguyên lý hoạt động của các bộ
phận trên hộp ECM của xe Toyota Vios 2016.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH

2.1. Tổng quan về dòng xe Toyota Vios 2016:

2.1.1. Giới thiệu sơ lược:


_ Ngày 16/9 năm 2016, Toyota đã cho ra mắt mẫu xe Vios đến người tiêu dùng,
gồm bốn phiên bản khác nhau và có thêm phiên bản bổ sung Vios 1.5E CVT, chiếc xe
ngay lập tức gây ấn tượng mạnh với đặc điểm thiết kế ngoại hình bắt mắt và các tính
năng đi kèm hiện đại, đặc biệt là hệ thống đèn chiếu sáng Projector. Ngay sau đó, Vios
đã tạo nên một cơn sốt và mang về cho Toyota doanh thu đạt mức kỷ lục trong suốt
hơn 1 năm liền.

* Ngoại hình:

_ Là chiếc xe thuộc dòng Sedan hạng


B, Toyota Vios có kích thước dài 4,41 (m)
và rộng 1,7 (m), với chiều dài cơ sở lên
đến 2.5 (m). Khí động học được phát huy
khá tốt nhờ vào những đường gân dập nổi
ở hông xe với nét vát ở đầu và phần mui
xe. Bên cạnh đó, thiết kế kiểu vây cá được
dùng cho chân kính chiếu hậu và cụm đèn hông giúp hiệu quả lướt gió đạt được tối ưu
nhất.

* Nội thất:

_ Với chiều dài cơ sở được thiết kế


tương đối lớn, phần khoang lái và khoang
hành khách trên chiếc Vios khá rộng rãi
và thoáng. Phần Taplo và bảng điều khiển
trung tâm vẫn giữ được ngôn ngữ thiết kế
đơn giản, hiệu quả đặc trưng của Toyota.
Đặc biệt, bề mặt Taplo được bọc da với
các đường chỉ rất tỉ mỉ, cùng chất liệu đen bóng của sơn sợi cacbon được phủ trên màn
hình CD trung tâm kết hợp với các đường viền dọc khoang lái được mạ ánh kim nổi
bật giúp cho phần nội thất của chiếc Vios trở nên hài hoà và cực kì sang trọng.
2.1.2. Thông số kỹ thuật:
 Kích thước: Dài x Rộng x Cao: 4.410 x 1.700 x 1.475 (mm)
 Chiều dài cơ sở: 2.550 (mm)
 Khoảng sáng gầm xe: 145 (mm)
 Trọng lượng không tải: 1.050 – 1.065 (kg)
 Trọng lượng toàn tải: 1.500 (kg)
 Động cơ xăng 1.5 lít: 4 xylanh thẳng hàng (I-4),
 hệ thống điều phối van biến thiên thông minh trên van nạp (VVT-i), 16 van,
trục cam kép ( DOHC).
 Dung tích bình nhiên liệu: 42 lít.
 Công suất: 107/6.000 (hp/rpm)
 Mô-men xoắn: 141/4.200 (Nm/rpm)
 Hộp số: Hộp số vô cấp ( 7 cấp ảo )
 Dẫn động: FWD cầu trước
 Phanh: Phanh trước đĩa thông gió, phanh sau đĩa đặc, 4 bánh có ABS, EBD, BA
 Túi khí: 02 túi hàng ghế phía trước.
 Cỡ lốp: 185/60/R15
 Hệ thống lái: Thanh răng – Bánh răng, cơ khí có trợ lực điện.

2.1.3. Tính năng nổi bật:


_ Được trang bị khối động cơ mạnh mẽ so với dòng xe hàng B với công suất 107
(hp) và sản sinh Momen xoắn cực đại 141 (Nm/p) cho phép Toyota Vios khả năng vận
hành linh hoạt nhưng vẫn giữ được sự êm ái khi tăng tốc, đồng thời hệ thống điều phối
van biến thiên thông minh lắp đặt trên xe giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí
thải ra môi trường theo tiêu chuẩn Euro 4 về khí thải. Bên cạnh đó, chiếc xe còn gây
ấn tượng bằng một số trang bị như:

* Hộp số tự động vô cấp CVT:


_ Giúp xe chuyển số êm ái, về số mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu. Không những thế,
người lái còn có thể tuỳ chỉnh việc sang số khi chuyển cần số từ D sang M, việc tăng
giảm số được điều khiển thủ công bởi người lái tạo cảm giác thú vị khi lái xe đồng thời
có thể dùng để phanh động cơ khi xe di chuyển xuống dốc.
Ảnh minh hoạ

* Động cơ Dual VVT-I loại kép:

_ Không như các phiên bản trước,


Vios 2016 được trang bị động cơ VVT-i
kép (thay đổi thời điểm đóng mở xu páp
nạp và xả thông minh) giúp xe gia tăng
công suất, tạo lực kéo tốt ở dải vòng tua
lớn, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu khi
thải khí sạch ra môi trường.

Ảnh minh hoạ

2.2. Hệ thống điện động cơ Toyota Vios 2016


Hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Vios 2016 là một phần quan trọng của hệ thống
động cơ, bao gồm các thành phần và hệ thống điện tử liên quan đến hoạt động của
động cơ. Chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu suất cao và tiêu thụ nhiên
liệu tối ưu cho động cơ của xe. Hệ thống này sử dụng công nghệ điện tử tiên tiến để
kiểm soát và điều chỉnh các thông số quan trọng của động cơ. Trong đó ECM là bộ
não của hệ thống điều khiển động cơ. Nó là một bộ vi xử lý điện tử mạnh mẽ, thu thập
thông tin từ các cảm biến và điều khiển các bộ phận của động cơ để đảm bảo hoạt
động tối ưu. ECM sử dụng các thuật toán và chương trình tích hợp để điều chỉnh lượng
nhiên liệu, thời gian đánh lửa, van nạp và van xả,….

2.2.1. Hệ thống sạc và khởi động


2.2.1.1. Hệ thống sạc

Hệ thống sạc trên xe Vios 2016 được thiết kế để đảm bảo ắc quy luôn được sạc và duy
trì mức điện năng đủ để cung cấp cho các hệ thống điện trên xe. Khi động cơ hoạt
động, đầu phát sẽ tạo ra điện năng để sạc lại ắc quy và cung cấp nguồn điện cho các
thiết bị trên xe. Bộ điều chỉnh điện áp giúp điều chỉnh và kiểm soát điện áp đầu ra của
đầu phát để đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống điện trên xe.

Cấu tạo

- Máy phát điện: là thành phần chính trong hệ thống sạc trên động cơ. Nó được
gắn cố định và truyền động bởi đai động cơ. Đầu phát chuyển động từ động cơ
thành năng lượng điện và cung cấp nguồn điện cho các hệ thống và thiết bị điện
trên xe. Nó bao gồm rotor và stator, với rotor có thể quay và tạo ra dòng điện
xoay chiều trong stator.

Hình1. Máy phát điện


- Bộ điều chỉnh điện áp IC: là một bộ điều khiển điện tử đảm nhận vai trò kiểm
soát và duy trì mức điện áp đầu ra ổn định từ đầu phát. Nó đảm bảo rằng mức
điện áp đúng được duy trì để sạc lại ắc quy và cung cấp nguồn điện cho các
thiết bị điện trên xe. Bộ điều chỉnh điện áp sẽ điều chỉnh dòng điện đầu vào của
rotor để kiểm soát mức điện áp đầu ra của máy phát.

Hình 2. Bộ điều chỉnh điện áp IC và sơ đồ mạch điện hệ thống sạc

- Ắc quy (Battery): Ắc quy là nguồn cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện
trên xe, chẳng hạn như đèn, hệ thống điện tử và hệ thống khởi động. Đầu phát
sạc lại ắc quy trong quá trình xe hoạt động để đảm bảo rằng nó luôn có đủ năng
lượng để hoạt động.

Hình 3. Acquy
2.2.1.2. Hệ thống khởi động

Hệ thống khởi động trên Vios 2016 sử dụng chìa khóa vật lý để khởi động động cơ.
Chìa khóa chứa một thanh kim loại có các răng cưa và một nút điều khiển. Hệ thống
khởi động đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện ôtô. Hệ thốngkhởi động sử
dụng năng lượng từ bình ắc quy và chuyển năng lượng này thành cơ năng quay máy
khởi động. Máy khởi động truyền cơ năng này cho bánh đà trên trục khuỷu động cơ
thông qua việc gài khớp. Chuyển động của bánh đà làm hỗn hợp khí - nhiên liệu hoặc
không khí được hút vào bên trong xylanh, được nén và đốt cháy để sinh công làmquay
động cơ. Máy khởi động sẽ ngừng hoạt động khi động cơ đã nổ.

- Cấu tạo:

ST Relay (Relay 4 chân): Khi cấp một nguồn điện định mức vào cuộn hút. Cuộn
hút sẽ đóng hai tiếp điểm lại.

Hình 4. Relay 4 chân

Công tắc vị trí P/N: Khi cần gạt số ở 2 vị trí “P”hoặc”N” sẽ cho dòng điện đi qua

Hình 5. Công tác vị trí P/N


Hình 6. Sơ đồ mạch điện khởi động

- Nguyên lý hoạt động: Tín hiệu STA sẽ được đưa đến ECM để phát hiện xem
động cơ có đang khởi động hay không. Tín hiệu NSW ECM để xác định xem vị
trí cần gạt số có đang ở “P” hay “N”không.
2.2.2. Hệ thống nhiên liệu
- Hệ thống nhiên liệu trên Toyota Vios 2016 sử dụng một số cảm biến để giám
sát và điều khiển quá trình cung cấp nhiên liệu. Nhiên liệu được chứa trong
bình nhiên liệu và được bơm từ bình nhiên liệu tới hệ thống nhiên liệu thông
qua ống nhiên liệu. Sau đó, nhiên liệu được lọc và đưa vào bộ phận phun nhiên
liệu (fuel injector) trong động cơ đúng thời điểm, đúng lượng hỗn hợp xăng và
không khí cần thiết để đảm bảo công suất của động cơ.
- Cấu tạo:
Cảm biến lưu lượng không khí (Mass Air Flow Sensor): Một cảm biến lưu
lượng không khí thông qua ECM để cung cấp thông tin về lưu lượng không khí
đi vào động cơ. ECM sử dụng thông tin từ cảm biến này để tính toán lượng
nhiên liệu cần cung cấp và điều chỉnh hỗn hợp nhiên liệu-khí phù hợp.

Hình 7. Cảm biến lưu lượng không khí


Cảm biến áp suất nhiên liệu (Fuel Pressure Sensor): Cảm biến này đo áp suất nhiên
liệu trong hệ thống nhiên liệu và truyền thông tin về áp suất đến hệ thống điều khiển.
Thông tin từ cảm biến này giúp điều chỉnh quá trình phun nhiên liệu và đảm bảo áp
suất nhiên liệu đúng.

Hình 8. Cảm biến áp suất nhiên liệu

Bơm nhiên liệu: Bơm nhiên liệu truyền động bằng động cơ giúp cung cấp nhiên liệu
từ bồn nhiên liệu đến hệ thống đốt cháy. Thông tin về áp suất nhiên liệu từ bơm nhiên
liệu có thể được truyền tới ECM.

Hình 9. Bơm nhiên liệu

Kim phun là một van solenoid khi có điện áp cấp đến kim phun sẽ được nhấc lên,
nhiên liệu được phun vào buồng đốt.
Hình 10. Kim phun

Cảm biến vị trí bướm ga (Throttle Position Sensor): Cảm biến này giám sát
vị trí của bộ phận ga và cung cấp thông tin về mức mở ga cho hệ thống điều
khiển động cơ. Thông tin này giúp điều chỉnh lượng nhiên liệu cần cung cấp khi
điều khiển ga.

Hình 11. Cảm biến vị trí bướm ga

Cảm biến vị trí bàn đạp ga

Hình 12. Cảm biến vị trí bàn đạp ga


Hình 13. Sơ đồ mạch điện bơm và phun nhiên liệu

- Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ quay khởi động, tín hiệu điều khiển rơle
máy khởi động (ST) phát ra từ khoá điện*1 hoặc ECU chứng nhận (ECU chìa
khóa thông minh)*2 được nhập vào cực STA của ECM, và tín hiệu NE do
cảm biến vị trí trục khuỷu sinh ra cũng được nhập vào cực NE+. ECM coi là
rằng động cơ được quay khởi động và bật tranzito Tr1 của mạch bên trong
ECM ON. Dòng điện chạy đến rơle C/OPN (Mở mạch) bằng cách bật Tr1 ON.
Sau đó, bơm nhiên liệu sẽ hoạt động. Từ các tín hiệu cảm biến vị trí trục cam
và các cảm biến khác ECM sẽ gửi tín hiệu điều khiển (cấp mass) kim phun ở
đúng kì nạp và phun đúng lượng nhiên liệu cần thiết.
2.2.3. Hệ thống điện đánh lửa
- Hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Vios 2016 có nhiệm vụ tạo lửa trong buồng
đốt để cháy hỗn hợp nhiên liệu-khí và tạo ra công suất để động cơ hoạt động.
- Cấu tạo

Bô-bin: Gồm 2 cuộn dây (cuộn sơ cấp và thứ cấp). Cuộn sơ cấp được cấp nguồn điện
12V khi điện áp cuộn sơ cấp thay đổi đột ngột sẽ suất hiện dòng điện cao áp tại cuộn
thứ cấp.
Hình 14. Bôbin đnáh lửa

Cảm biến vị trí trục khủyu: Khi trục khuỷu quay sẽ tạo ra tín hiệu dạng xung.
Dựa theo tín hiệu ECM sẽ tính toán được vị trí piston cũng như tốc độ của động cơ
hiện tại.

Hình 15. Cảm biến vị trí trục khuỷu


Cảm biến vị trí trục cam (Camshaft Position Sensor): Cảm biến này ghi
nhận vị trí và tốc độ quay của trục cam. Thông tin này được truyền cho ECM để
xác định vị trí các van và điều chỉnh thời điểm đánh lửa.

Hình16. Cảm biến vị trí trục cam


Cảm biến vị trí ga (Throttle Position Sensor): Cảm biến này ghi nhận vị trí
của bàn đạp ga. ECM sử dụng thông tin này để xác định mức nạp khí và điều
chỉnh thời điểm đánh lửa phù hợp.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ (Engine Coolant Temperature
Sensor): Cảm biến này đo nhiệt độ nước làm mát động cơ. Thông tin về nhiệt
độ này được gửi cho ECM để điều chỉnh thời điểm và lượng nhiên liệu cần thiết
cho việc khởi động và hoạt động của động cơ.

Cảm biến knock (Knock Sensor): Cảm biến knock ghi nhận các hiện tượng
gõ kêu hoặc nổ máy không đều trong động cơ. ECM sử dụng thông tin từ cảm
biến knock để điều chỉnh thời điểm đánh lửa và tránh việc xảy ra knock gây hư
hỏng động cơ.

Hình 17. Cảm biến knock

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát:Bản chất là một biến trở. Khi nhiệt độ tăng
điện trở của cảm biến sẽ giảm từ đó điện áp tín hiệu gửi đến ECM cũng sẽ thay đổi.
Hình19. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Hình 20. Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa

- Nguyên lý hoạt động: Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS) được sử dụng trên xe
này. DIS là hệ thống đánh lửa cho mỗi xi lanh, mỗi xi lanh có một cuộn dây
đánh lửa. Trong hệ thống đánh lửa của từng xi lanh, một ắc quy được nối vào
đầu của cuộn dây thứ cấp. Điện áp cao sinh ra trong cuộn dây thứ cấp được cấp
trực tiếp đến bugi đó. Tia lửa điện của bugi sẽ phóng ra từ điện cực giữa đến
cực nối mát. ECM xác định thời điểm đánh lửa và gửi tín hiệu đánh lửa đến
từng xylanh. Sử dụng tín hiệu đánh lửa này, ECM bật và tắt Transistor bên
trong bộ đánh lửa, nó đóng và ngắt dòng điện trong cuộn dây sơ cấp. Khi dòng
điện trong cuộn dây sơ cấp bị cắt, trên cuộn dây thứ cấp sẽ sinh ra điện áp cao
áp và điện áp này sẽ được cấp đến các bugi để tra ra tia lưa bên trong các xi
lanh.
2.2.4. Hệ thống làm mát
- Hệ thống quạt làm mát ô tô là một trong những hệ thống quan trọng nhất của
động cơ. Được thiết kế để kiểm soát nhiệt độ của động cơ do quá trình đốt cháy
nhiên liệu và đảm bảo rằng nhiệt độ hoạt động của nó luôn ở mức an toàn và
hiệu quả.
- Cấu tạo:
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến vị trí trục khuỷu: (thầy vui
lòng xem lại ở mục 2.2.3. hệ thống đánh lửa).

Relay quạt số 1 (4 chân) : Khi cấp một nguồn điện định mức vào cuộn hút. Cuộn
hút sẽ đóng hai tiếp điểm lại.

Relay quạt số 2 (5 chân) : Công tắc có 2 vị trí ban đầu chân 3 sẽ thông với chân
4 ,khi cấp một nguồn điện định mức vào cuộn hút.Chân 3 sẽ thông với chân 5.
Hình 20. Relay 5 chân

Hình 21. Sơ đồ mạch điện hệ thống làm mát

Nguyên lý hoạt động: ECM nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát và
vị trí trục khuỷu. Khi nhiệt độ nước làm mát vượt mức quy định nhứ nhất ECM gửi
tín hiệu điều khiển qua chân FANL tới Relay No.1 ,quạt quay tốc độ chậm do dòng
đi qua cooling fan resistor.Khi nhiệt độ vượt qua mức qui định tiếp theo ECM gửi tín
hiệu điều khiển tiếp qua chân FANH để đóng khiển N0.2 Relay, quạt lúc này quay
nhanh hơn do dòng điện không còn phải đi qua cooling fan resistor.Cấp điện cho
quạt làm mát đến khi nhiệt độ hạxuống đến một mức nhất định
2.2.5. Hệ thống cam biến thiên
- Toyota VVT (Variable Valve Timing) là một công nghệ động cơ được sử
dụng trên nhiều mô hình xe Toyota, bao gồm cả Toyota Vios 2021. Hệ thống
này cho phép điều chỉnh thời gian mở van biến thiên theo điều kiện hoạt động
của động cơ để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu.
- Cấu tạo:
Van điều khiển: Van solenoid đóng mở đường dầu để thay đổi áp suất thủy
lực . Từ đó xoay trục cam.

Hình 22. Van điều khiển

Cảm biến vị trí cam VVT : Cảm biến này thông báo cho hệ thống điều khiển
động cơ vị trí hiện tại của trục cam, giúp xác định thời điểm thích hợp để điều chỉnh
van VVT (giắc màu trắng cam xả, màu đen cam nạp).
HÌnh 23. Cảm biến vị trí cam VVT

Nguyên lý hoạt động: Các cảm biến vị trí bướm ga và lưu lượng khí nạp sẽ gửi
tín hiệu đến ECM để tính toán thông số phối khí theo yêu cầu. Cảm biến nhiệt độ
nước làm mát cung cấp dữ liệu hiệu chỉnh, cảm biến VVT và cảm biến trục khuỷu
cung cấp thông tin tình trạng phối khí thực tế. Từ đó ECM sẽ tính toán cấp điện đến
van điều khiển để xoay trục cam đến vị trí thích hợp.

Hình 24. Sơ đồ mạch điện hệt thống cam biến thiên

2.2.6. Hệ thống điều hoà


Hệ thống điều hòa trên xe đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi cho hành khách
trong quá trình lái xe. Hệ thống này giúp điều chỉnh nhiệt độ, luồng không khí và
độ ẩm
trong khoang nội thất, tạo ra môi trường lái xe thoáng đãng và thoải mái.

Hình 25. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hoà


2.2.7. Hệ thống cảm biến gạt mưa
Hệ thống cảm biến gạt mưa trên xe là một công nghệ tiên tiến được tích hợp để nâng
cao khả năng vận hành và an toàn khi lái xe trong điều kiện thời tiết mưa. Hệ thống
này sử dụng cảm biến để tự động điều chỉnh tốc độ và thời gian hoạt động của gạt
mưa, mang lại sự tiện nghi và tăng cường khả năng nhìn thấy cho người lái. 

Hình 26. Cần gạt nước và rửa

Hình 27. Sơ đồ mạch điện cảm biến gạt nước mưa


- Nguyên lý hoạt động
+Ở chế độ thấp (low):
BCM điều khiển cuộn dây của RLY.5,khi đó điện từ cầu chì -> chân số 2 của RLY.5 -
> chân số 1 của RLY.11 -> chân số 4 của RLY.11 -> chân số 4 của motor gạt nước
phía trước -> motor -> mass.

+Ở chế độ cao (high):


BCM điều khiển cuộn dây của RLY 11, khi đó điện từ cầu chì -> chân số 2 của RLY.5
-> chân số 1 của RLY.11 -> chân số 2 của RLY.11 -> chân số 5 của motor gạt nước
phía trước -> motor -> mass.
2.2.8. Hệ thống âm thanh và giải trí
Hệ thống âm thanh là một yếu tố quan trọng mang lại trải nghiệm giải trí và âm nhạc
tốt cho người sử dụng. Được trang bị công nghệ và tính năng tiên tiến, hệ thống âm
thanh trên xe Santa Fe 2016 cung cấp chất lượng âm thanh tốt và khả năng kết nối đa
phương tiện.

Hình 28. Hệ thống âm thanh và giải trí


Hình2. 24: Sơ đồ mạch điện hệ thống âm thanh và giải trí
- Nguyên lý hoạt động
Khi khởi động thiết bị âm thanh chân TAIl AV trong BCM sẽ truyền tín hiệu tới
Autolight_Ln trong hộp AUDIO để khởi động các thiết bị.
CHƯƠNG 3: KẾT THÚC

3.1. Lời kết:


_ Trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo với đề tài “TÌM HIỂU SƠ ĐỒ MẠCH
ĐIỆN ECM TOYOTA VIOS 2016” của môn Đồ án môn học (ĐOT) nhóm em đã cơ
bản hoàn thành đề tài nhờ sự chỉ dạy và hướng dẫn tận tình của thầy Lê Quang Vũ -
giảng viên phụ trách môn học, đến nay nhóm em đã hoàn thành các yêu cầu của bài
báo cáo đồ án.

_ Qua việc thực hiện bài báo cáo của đề tài đã chọn, nhóm em đã tìm hiểu và tiếp thu
thêm nhiều kiến thức bổ ích về sơ đồ mạch điện trên xe ô tô nói chung, của xe Toyota
Vios nói riêng. Thông qua đề tài, chúng em hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của
mạch điện trên xe và biết đọc sơ đồ mạch điện của xe cách chính xác. Hơn nữa, nhờ đề
tài mà chúng em tìm hiểu được cách vẽ một sơ đồ mạch điện từ các kí hiệu chuyên
ngành cho đến các cảm biến và nắm được cách vận hành của các bộ phận, hệ thống có
trong sơ đồ. Từ đó, đúc kết thêm kiến thức và kỹ năng cho bản thân về mảng điện ô tô,
góp phần cho việc sử dụng cho các công việc trong tương lai.

_ Tuy nhiên, do phần lớn kiến thức trong bài báo cáo đều được tra cứu và lấy từ các
nguồn thông tin khác nhau trên các trang mạng mà chúng em tìm được, nên việc thiếu
sót hoặc sai lệch thông tin và điều không thể tránh khỏi. Nhưng nhìn chung, nhóm em
đã cơ bản hoàn thành xong các nhiệm vụ được giao.

_ Cuối cùng nhóm em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn bộ môn đồ án
(ĐOT) - Thầy Lê Quang Vũ đã tận tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc, tạo điều kiện
giúp chúng em hoàn thành tốt đề tài báo cáo của mình.

3.2. Tài liệu tham khảo:


- https://xetoyotavietnam.com/tin-tuc/toyota-vios-2016-dong-co-moi-manh-me-
tiet-kiem-nhien-lieu.htm

- https://vtv.vn/cong-nghe/toyota-vios-2016-gia-cao-nhat-622-trieu
20161003160052727.htm#:~:text=VTV.vn%20%2D%20Ng%C3%A0y
%2016%2F
- https://oto-hui.com/threads/tong-hop-tai-lieu-so-do-mach-dien-mot-so-dong-xe-
toyota.115985/
-https://oto-hui.com/threads/so-do-mach-coolant-fan-vios-can-giup-do.86335/

-https://oto-hui.com/threads/so-do-mach-coolant-fan-vios-can-giup-do.86335/

You might also like