You are on page 1of 10

BÀI 8.

LIÊN BANG NGA


Câu 1. Lãnh thổ nước Liên bang Nga có diện tích là
A. 11,7 triệu km2.                B. 17,1 triệu km2. C. 12,7 triệu km2..                      D. 17,2 triệu km2.
Câu 2. Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm
A. toàn bộ Đồng bằng Đông Âu. B. toàn bộ phần Bắc Á.
C. phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
D.  toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á.
Câu 3. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 4. Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu
A. cận cực giá lạnh.       B. ôn đới. C. ôn đới lục địa.                          C. cận nhiệt đới.
Câu 5. Nhận định đúng về tiềm năng thủy điện của Liên bang Nga là
A. tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kW, tập trung ở phần phía Tây.
B. tổng trữ năng thủy điện là 230 triệu kW, tập trung ở phần phía Đông.
C. tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kW, tập trung chủ yếu ở vùng Xi – bia.
D. tổng trữ năng thủy điện là 230 triệu kW, phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
Câu 6. Liên bang Nga là nước có tới trên 100 dân tộc  trong đó dân tộc Nga chiếm khoảng
A. 60% dân số cả nước.                  B. 78% dân số cả nước.
C. 80% dân số cả nước.                  D. 87% dân số cả nước.
Câu 7. Mật độ dân số trung bình của Liên bang Nga vào năm 2005 là
A. 6,8 người /km2.                 B. 7,4 người/km2. C. 8,4 người/km2.        D. 8,6 người/km2.
Câu 8. Tỷ lệ dân sống ở thành phố của nước Nga (năm 2005) là
A. trên 60%.            B. trên 70%.             C. gần 80%.            D. trên 80%.
Câu 9. Dân số thành thị của nước Nga sống chủ yếu ở các thành phố
A. lớn và các thành phố vệ tinh. B. trung bình và các thành phố vệ tinh.
C. nhỏ và các thành phố vệ tinh. D. nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh.
Câu 10. Chiến lược kinh tế mới đang đưa nền kinh tế nước Nga trở lại vị trí cường quốc được thực hiện từ
A. đầu năm 2000.                 B. giữa năm 2000. C. cuối năm 2000.             D. đầu năm 2001
Câu 11. Trong 4 vùng kinh tế quan trọng sau đây của Liên Bang Nga, vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất là
A. vùng Trung ương. B. vùng Trung tâm đất đen. C. vùng U-ran. D. vùng Viễn Đông.
Câu  12. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế
biến gỗ, khai thác và chế biến dầu mỏ, khí tự nhiên) nhưng nông nghiệp còn hạn chế là
A. vùng Trung ương. B. vùng Trung tâm đất đen. C. vùng Uran. D. vùng Viễn Đông.
Câu 13. Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là
A. cao ở phía bắc, thấp về phía nam. B. cao ở phía nam, thấp về phía bắc.
C. cao ở phía đông, thấp về phía tây. D. cao ở phía tây, thấp về phía đông.
Câu 14. Nơi tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là
A. đồng bằng Đông Âu. B. đồng bằng Tây Xi - bia.
C. cao nguyên Trung Xi - bia. D. dãy núi U ran.
Câu 15. Trong các khoáng sản sau đây, loại khoáng sản mà Liên bang Nga có trữ lượng đứng thứ bảy thế giới là
A. than đá.                  B. dầu mỏ. C. khí tự nhiên.                 D. quặng sắt.
Câu 16. Dân cư nước Nga tập trung chủ yếu ở
A. vùng Đồng bằng Đông Âu. B. vùng Đồng bằng Tây Xi –bia.
C. vùng Xi – bia D. vùng ven biển Thái Bình Dương.

1
Câu 17. “Cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG” được thành lập vào
A. đầu năm 1990.                    B. cuối năm 1990. C. đầu năm 1991.                   D. cuối năm 1991.
Câu 18. Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế “mũi nhọn” của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu
ngoại tệ lớn là ngành công nghiệp
A. khai thác dầu khí. B. khai thác than.
C. điện lực. D. luyện kim.
Câu 19. Vùng không phải là nơi khai thác dầu tập trung của nước Nga là
A. đồng bằng Tây Xi-bia. B. đồng bằng Đông Âu.
C. vùng núi Đông Xi-bia. D. vùng núi Uran và biển Caxpi
Câu 20. Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về
A. công nghiệp luyện kim của thế giới. B. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới.
C. công nghiệp chế tạo máy của thế giới. D. công nghiệp dệt của thế giới.
Câu 21. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là
A. công nghiệp luyện kim. B. công nghiệp chế tạo máy.
C. công nghiệp quân sự. D. công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 22. Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga là  
A. cây ăn quả và rau. B. sản phẩm cây công nghiệp. C. sản phẩm chăn nuôi. D. lương thực.
Câu 23. Rừng của Liên bang Nga phân bố tập trung ở
A. phần lãnh thổ phía Tây. B. vùng núi U-ran. C. phần lãnh thổ phía Đông. D. Đồng bằng Tây Xi bía.
Câu 24. Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của Liên bang Nga là
A. có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.
B. vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia thuộc về hệ thống vận tải đường ôtô.
C. thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.
D. gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.
Câu 25. Đóng vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế vùng Đông Xia bia của nước Nga thuộc về loại hình vận tải
A. đường ôtô.               B. đường sông. C. đường sắt.                                      D. đường biển.
Câu 26. Nhận xét đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga là
A. tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam.
B. tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.
C. tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.
D. tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.
Câu 27: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở đới khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Xích đạo. D. Cận xích đạo.
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây đúng về dân cư Liên bang Nga?
A. Nhiều dân tộc. B. Dân số trẻ. C. Phân bố đồng đều. D. Gia tăng nhanh.
Câu 29: Liên bang Nga đã từng là trụ cột kinh tế của
A. Liên bang Xô viết. B. Liên minh châu Âu. C. Khu vực Bắc Á. D. Các quốc gia độc lập.
Câu 30: Chính sách kinh tế mới của Liên bang Nga đã mang lại kết quả nào sau đây?
A. Kinh tế tăng nhanh. B. Giảm dự trữ ngoại tệ. C. Tăng nhập siêu. D. Tăng nợ nước ngoài.
Câu 31: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga?
A. Hướng dương. B. Cao su. C. Cà phê. D. Hồ tiêu.
Câu 32: Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất Liên bang Nga là vùng
A. Trung ương. B. Trung tâm đất đen. C. U-ran. D. Viễn Đông.
Câu 33: Dòng sông nào sau đây phân chia đất nước Liên bang Nga thành phần lãnh thổ phía Tây và phần lãnh thổ phía
Đông?
A. Sông Von-ga. B. Sông Lê-na. C. Sông Ê-nít-xây. D. Sông Ô-bi.

2
Câu 34: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp khai thác của Liên bang Nga là
A. giàu tài nguyên khoáng sản. B. nhiều đồi núi, cao nguyên.
C. khí hậu phân hóa đa dạng. D. sông chảy trên địa hình dốc.
Câu 35: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên của Liên bang Nga đối với sự phát triển kinh tế là
A. nhiều vùng rộng khí hậu băng giá. B. diện tích rừng lá kim bị suy giảm.
C. địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh. D. tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt.
Câu 36: Dân số Liên bang Nga gây khó khăn nào sau đây cho phát triển kinh tế?
A. Dân số già, gia tăng dân số rất thấp. B. Dân đông, trình độ dân trí thấp.
C. Dân số trẻ, phân bố rất không đều. D. Dân số tăng nhanh, mật độ cao.
Câu 37: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế U-ran ở Liên bang Nga là
A. công nghiệp phát triển. B. sản lượng lương thực lớn.
C. vùng kinh tế lâu đời nhất. D. hạ tầng kinh tế kém nhất.
Câu 38: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN CỦA LIÊN BANG NGA NĂM 2019
Diện tích (nghìn km2) Số dân (nghìn người)
17098,3 146700
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, mật độ dân số của Liên bang Nga năm 2019 là
A. 9 người/km2. B. 85 người/km2. C. 19 người/km2. D. 86 người/km2.

NHẬT BẢN
Câu 1. Nhật Bản là quốc gia quần đảo nằm trên
A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 2. Nhật Bản nằm ở khu vực nảo của châu Á?
A. Đông Nam Á. B. Nam Á. C. Đông Á. D. Bắc Á.
Câu 3. Quần đâỏ Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài khoảng
A. 1.300km. B. 2.500km. C. 4.500km. D. 3.800km.
Câu 4. Lãnh thổ Nhật Bản gồm 4 hòn đảo lớn là
A. Hô-cai-đô, Tê-u-ri, Hôn-su, Xi-cô-cư. B. Kiu-xiu, Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư.
C. Tê-u-ri , Hô-cai-đô, Hôn-su, Sa-ru-xi-ma. D. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Ka-mô-mê.
Câu 5. Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản?
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Sa-ru-xi-ma. D. Xi-cô-cư.
Câu 6. Phía đông Nhật Bản giáp với đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 7. Phía bắc Nhật Bản giáp với biển nào?
A. Bê-rinh. B. Nhật Bản. C. Hoa Đông. D. Ô-khốt.
Câu 8. Biển nào có vị trị ở phía tây Nhật Bản?
A. Ô-khốt. B. Nhật Bản. C. Biển Đông. D. Bê-rinh.
Câu 9. Nhật Bản có vị trí địa lí gần các nước nào sau đây trong lục địa?
A. Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cố.
B. Trung Quốc, Liên Bang Nga, CHDCND Lào, Hàn Quốc.
C. Liên Bang Nga, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cố.
D. CHDCND Triều Tiên, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Câu 10. Địa hình Nhật Bản chủ yếu là

3
A. núi cao B. đồi núi thấp. C. cao nguyên và bồn địa. D. đồng bằng phù sa màu mỡ
Câu 11. Đồng bằng Cantô có diện tích lớn nhất Nhật Bản nằm trên đảo
A. Hôn-su B. Xi-cô-cư C. Kiu-xiu D. Sa-ru-xi-ma.
Câu 12. Núi Phú Sỹ cao nhất Nhật Bản có độ cao
A. 2290m B. 3776m C. 1982m. D. 1787m.
Câu 13. Dòng biển nóng đi sát bở biển Nhật Bản là
A. Bắc Xích đạo B. Cư-rô-si-vô C. Gơn-xtrim D. Ôi-a-si-vô.
Câu 14. Về kinh tế, tài chính Nhật Bản đứng
A. Thứ hai thế giới. B. Thứ ba thế giới.
C. Thứ tư thế giới. D. Thứ năm thế giới.
Câu 15. Năm 2005 GDP của Nhật Bản đứng thứ
A. Thứ hai thế giới sau CHLB Đức. B. Thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.
C. Thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và CHLB Đức. D. Thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Câu 16. Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản đó làngành
A. Công nghiệp chế tạo.
B. Công nghiệp sản xuất điện tử,
C. Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D. Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.
Câu 17. Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới là
A. Ô tô. B. Tàu biển. C. Xe gắn máy. D. Sản phẩm tin học.
Câu 18. Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 25% sản lượng của thế giới và xuất khẩu 45% số sản phẩm là
ra là
A. Tàu biển B. ô tô. C. Rô bốt (người máy). D. Sản phẩm tin học.
Câu 19. Sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 60% sản lượng của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng
làm ra đó là
A. Tàu biển. B. Ô tô. C. Xe gắn máy. D. Sản phẩm tin học
Câu 20. Các sản phẩm nổi bật về ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản là
A. Tàu biển, ô tô, xe gắn máy.
B. Tàu biển, ô tô, máy nông nghiệp.
C. Ô tô, xe gắn máy, đầu máy xe lửa.
D. Xe gắn máy, đầu máy xe lửa, máy nông nghiệp.
Câu 21. Các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là
A. sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, rô bốt.
B. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, vật liệu truyền thông, rô bốt.
C. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, thiết bị điện tử.
D. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, điện tử dân dụng.
Câu 22. Nhật bản đứng đầu thế giới về sản phẩm công nghiệp
A. tin học.
B. rô bốt (người máy).
C. vật liệu truyền thông.
D. vi mạch và chất bán dẫn.
Câu 23. Nhật bản đứng thứ hai thế giới về sản phẩm công nghiệp
A. tin học.
B.rô bốt (người máy).
C.vật liệu truyền thông.
D.vi mạch và chất bán dẫn.

4
Câu 24. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. thương mại cà du lịch.
B. thương mại và tài chính.
C. tài chính và du lịch.
d. tài chính và giao thông vận tải.
Câu 25. Cây trồng chiếm diện tích lớn nhất (50%) ở Nhật Bản là
A. lúa gạo. B. lúa mì.
C. ngô. D. tơ tằm.
Câu 26. Sản lượng tơ tằm của Nhật Bản
A. đứng hàng đầu thế giới.
B. đứng hàng thứ hai thế giới.
B. đứng hàng thứ ba thế giới.
B. đứng hàng thứ tư thế giới.
Câu 27. Đây là vùng kinh tế phát triển nhất của Nhật Bản
A. Hôc-cai-đô B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 28. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế của đảo
A. Hôc-cai-đô B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 29. Các trung tâm công nghiệp lớn Xap-pô-rô, Mu-rô-ran thuộc đảo nào?
A. Hôc-cai-đô B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 30. Các trung tâm công nghiệp lớn Phu-cu-ô-ca và Na-ga-xa-ki thuộc đảo nào?
A. Hôc-cai-đô B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 31. Vùng kinh tế có diện tích lớn nhất của Nhật Bản là
A. Hôc-cai-đô B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 32. Đây không phải là tên vùng kinh tế của Nhật Bản?
A. U-ran B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 33. Thủ đô Tô-ki-ô thuộc vùng kinh tế nào của Nhật Bản?
A. Hôc-cai-đô B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 34. Trung tâm công nghiệp Cô-chi thuộc vùng kinh tế nào của Nhật Bản?
A. Hôc-cai-đô B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 35. Nhật Bản có mấy vùng kinh tế?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 36.Vùng kinh tế nào của Nhật Bản có nền kinh tế phát triển chậm nhất?
a. Đảo Hôn-su. b. Đảo Kiu-xiu. c. Đảo Xi-cô-cư. d. Đảo Hô-cai-đô.
Câu 37. Dân số Nhật Bản năm 2005 khoảng
A. gần 127 triệu người.                    B. trên 127 triệu người.
C. gần 172  triệu người.                   D. trên 172 triệu người.
Câu 38. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ dẫn đến hệ quả là
A. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm.
B. Thiếu nguồn lao động trong tương lai.
B. Tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng tăng.
D. Đội ngũ kế cận cho nguồn lao động ngày càng tăng.
Câu 39. Nhận xét không đúng về tình hình đân số của Nhật Bản là
A. Tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
B. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
C. Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
D. Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.

5
Câu 40. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 41. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 do những nguyên nhân chủ
yếu là:
A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.
B. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.
C. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
D. Các ý trên.
Câu 42. Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do:
A. Khủng hoảng tài chính trên thế giới.
B. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
C. Sức mua thị trường trong nước giảm.
D. Thiên tai động đất, sóng thần xảy ra nhiều.
Câu 43. Nhận xét đúng nhất về tình hình tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong thời kỳ 1950 - 1973 là:
A. Luôn ở mức cao nhưng còn biến động.
B. Tăng trưởng cao nhất ở thời kỳ đầu (1950 - 1954).
C. Tăng trưởng thấp nhất ở thời kỳ cuối (1970 - 1973).
D. Các ý trên.
Câu 44. Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là
A. Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.
B. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.
C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động và ở mức thấp.
Câu 45. Ngành du lịch Nhật Bản phát triển mạnh là nhờ:
A. Có bề dày về lịch sử và văn hóa.
B. Kết cấu hạ tầng phát triển hiện đại.
C. Có nhiều phong cảnh tự nhiên tươi đẹp.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 46. Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản có vị trí hàng đầu thế giới là:
A. Ngành công nghiệp dệt.
B. Ngành công nghiệp sản xuất điện tử.
C. Ngành công nghiệp chế tạo máy.
D. Ngành xây dựng và công trình công cộng
Câu 47. Ngành nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản vì:
A. Diện tích đất nông nghiệp ít.
B. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp.
C. Năng suất trong ngành nông nghiệp không cao.
D. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.
Câu 48. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành
A. Công nghiệp chế tạo máy.
B. Công nghiệp sản xuất điện tử.
C. Công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
D. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

6
Câu 49. Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX, vẫn được duy trì
và phát triển là ngành
A. công nghiệp dệt.
B. công nghiệp chế tạo máy.
C. công nghiệp sản xuất điện tử.
D. công nghiệp đóng tàu biển.
Câu 50. Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là
A. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.
B. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.
C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.
D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.
Câu 51. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều nằm ở đảo
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
Câu 52. Nhận xét không đúng về nền nông nghiệp của Nhật Bản là
A. đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
B. tỉ trọng trong GDP chỉ chiếm khoảng 2%.
C. phát triển theo hướng thâm canh.
D. diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm dưới 14% diện tích tự nhiên.
Câu 53. Nhận xét không đúng về nông nghiệp của Nhật Bản là
A. chè, thuốc lá, dầu tằm là những cây trồng phổ biến.
B. chăn nuôi tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà.
C. chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến bằng hình thức trang trại.
D. những năm gần đây một số diện tích trồng cây khác được chuyển sang trồng lúa.
Câu 54. Đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế đảo Hôn-su
A.dân cư thưa thớt. B. diện tích rộng lớn nhất.
C. kinh tế phát triển nhất. D. nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
Câu 55.Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế đảo Xi-xô-cư là
A. khai thác thủy sản.
B. trồng nhiều cây ăn quả.
C. khai thác quặng đồng, sản xuất nông nghiệp.
D. khai thác khoáng sản, khai thác và chế biến gỗ.
Câu 56. Cây công nghiệp và rau quả được trồng nhiều ở miền Đông Nam vùng kinh tế
A. Hôc-cai-đô B. Kiu-xiu C. Hôn-su D. Xi-cô-cư.
Câu 57. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôc-cai-đô là
A.diện tích rộng lớn nhất.
B. phát triển công nghiệp nặng.
C.nông nghiệp đóng vai trò chính.
D. rừng bao phủ phần lớn diện tích. Dân cư thưa thớt.
Câu 58. Cho bảng số liệu:
Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm. (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2003
Sản lượng 11411,4 10356,4 6788,0 4988,2 4712,8 4596,2
Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ 1985 – 2003?

7
A. Sản lượng cá năm 2003 là cao nhất.
B. Sản lượng cá khai thác giảm liên tục.
C. Sản lượng cá khai thác tăng liên tục.
D. Sản lượng cá khai thác tăng, giảm không ổn định.
Câu 59.Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản (ơn vị:%)
Giai đoạn 1950-1954 1955-1959 1960-1964 1965-1969 1970-1973
Tăng GDP 18,8 13,1 15,6 13,7 7,8
Nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản qua các giai đoạn?
A. Tốc độ tăng GDP thấp.
B. Tốc độ tăng GDP giảm dần.
C. Tốc độ tăng GDP tăng liên tục qua các giai đoạn.
D. Tốc độ tăng GDP cao nhất là trong giai đoạn 1950-1954.
Câu 60.Đây không phải là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-Xiu
A. khai thác quặng đồng.
B. phát triển công nghiệp nặng.
C. khai thác than và luyện thép.
D. trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
Câu 61. Một trong những tác động tích cực do cơ cấu dân số già đem lại cho Nhật Bản là
D. Tăng sức ép cho nền kinh tế.
C. Tăng nguồn phúc lợi cho xã hội.
B. Giảm bớt chi phí đầu tư cho giáo dục.
A. Thiếu đội ngũ kế cận cho nguồn lao động.
Câu 62. Biện pháp nào đã không được Nhật Bản áp dụng từ sau năm 1980 để khắc phục hậu quả của nền kinh tế suy
thoái:
a. Xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.
b. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
c. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ.
d. Khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp truyền thống.
Câu 63. Vai trò của các ngành công nghiệp trí tuệ
A. Là ngành công nghiệp mũi nhọn, đem lại lợi nhuận đáng kể tạo vị trí cao cho nền kinh tế Nhật Bản.
B. Quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
C. Là những ngành nổi bật, sử dụng nhiều lao động có trình độ cao.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 64: Nhật Bản nằm ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Á.
Câu 65: Đảo nào sau đây của Nhật Bản nằm ở phía Bắc?
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
Câu 66: Thiên tai nào sau đây xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản?
A. Động đất. B. Hạn hán. C. Bão Cát. D. Triều cường.
Câu 67: Đảo nào sau đây ở Nhật Bản có diện tích lớn nhất?
A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
Câu 68: Kinh tế Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. 1950 - 1972. B. 1973 - 1980. C. 1980 - 1990. D. 1991 đến nay.
Câu 69: Sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới?
A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Máy bay. D. Rôbôt.

8
Câu 70: Ngành nào sau đây chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP của Nhật Bản?
A. Công nghiệp. B. Xây dựng. C. Dịch vụ. D. Nông nghiệp.
Câu 71: Ngành nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của Nhật Bản?
A. Công nghiệp. B. Dịch vụ. C. Xây dựng. D. Nông nghiệp.

Câu 72: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển giao thông đường biển ở Nhật Bản là
A. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh. B. nhiều đảo, khí hậu phân hóa đa dạng.
C. biển rộng, không đóng băng quanh năm. D. lãnh thổ rộng, trải dài qua nhiều vĩ độ.
Câu 73: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển công nghiệp ở Nhật Bản là
A. thiếu tài nguyên khoáng sản. B. địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. mạng lưới sông ngòi ngắn. D. đường bờ biển khúc khuỷu.
Câu 74: Nguồn lao động của Nhật Bản hiện nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Lao động cần cù và tích cực. B. Lao động trẻ chiếm chủ yếu.
C. Tinh thần tự giác chưa cao. D. Trình độ lao động còn thấp.
Câu 75: Nguồn lao động của Nhật Bản hiện nay có thuận lợi nào sau đây đối với phát triển kinh tế?
A. Lao động đông, chất lượng cao. B. Lao động trẻ, gia tăng nhanh.
C. Giàu kinh nghiệm, phân bố đều. D. Lao động già, trình độ nâng cao.

Câu 76: Cho bảng số liệu:


SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019
Số dân (nghìn người) Số dân thành thị (nghìn người)
126200 115600
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, tỉ lệ dân thành thị của Nhật Bản năm 2019 là
A. 91,6%. B. 91,7%. C. 81,6%. D. 81,8%.
Câu 77: Cho bảng số liệu:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018
Quốc gia Ai-cập Ác-hen-ti-na Liên bang Nga Hoa Kì
Xuất khẩu (tỷ đô la Mỹ) 47,4 74,2 509,6 2510,3
Nhập khẩu (tỷ đô la Mỹ) 73,7 85,4 344,3 3148,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết quốc gia nào sau đây xuất siêu vào năm 2018?
A. Ai-cập. B. Ác-hen-ti-na. C. Liên bang Nga. D. Hoa Kì.

Câu 78: Cho biểu đồ:


SẢN LƯỢNG THAN VÀ ĐIỆN CỦA PHI-LI-PIN

9
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng than và điện của Phi-li-pin giai đoạn 2010 - 2018?
A. Cả than và điện đều tăng. B. Cả than và điện đều giảm.
C. Sản lượng điện giảm nhanh. D. Sản lượng than giảm nhanh.

10

You might also like