You are on page 1of 18

KHOA RĂNG HÀM MẶT

KHÓA:
2018

BÁO CÁO
THỰC HÀNH HÓA SINH

Sinh viên: Lý Liên Kiều


MSSV: 181304082
Lớp: OS18DH-OS1
BÀI 1: GLUCID
1. PHẢN ỨNG KHỬ CỦA DISACCARID:
- Khi cho Fehling A + Fehling B ( với một lượng bằng nhau giữa hai chất ) sẽ tạo được dung dịch
thuốc thử hỗn hợp Fehling có một màu xanh dương đậm
- Lấy ống nghiệm thứ nhất ( 5 giọt Saccharose 1%) và ống nghiệm thứ hai ( 5 giọt Lactose 1%) cho
vào mỗi ống 1ml dung dịch Fehling hợp, sau đó đem đun cách thủy và so sánh ở cùng thời gian
+ Ở ống nghiệm thứ nhất, saccharose không có chuyển màu do nó không phải là đường khử.
Nhưng khi đun cách thủy lâu hơn 1 phút thì saccharose cũng bắt đầu đổi màu vì lúc này
Saccharose đã bị thủy phân thành glucose và fructose làm cho dung dịch có tính khử tăng lên
và đổi thành màu đỏ.
+ Ở ống nghiệm thứ hai, lactose sẽ tạo thành màu đỏ trước saccharose và tạo kết tủa ở dưới đáy
ống nghiệm. Lactose có tính khử tốt hơn vì nó có nhóm – OH nên chuyển màu đỏ nhanh hơn.

2. THỦY PHÂN SACCHAROSE:


− Cho vào 1 ống nghiệm 1 ml Saccharose 1% + 2 giọt HCl nguyên chất. Đun cách thủy 5’
+ Ống nghiệm 1: Lấy 1 ml dung dịch Fehling vào ống nghiệm sau đó cho 5 giọt dung dịch đã
trung hòa phía trên vào, rồi đem đi đun cách thủy trong 2 phút ở nhiệt độ 94,5 oC 🡪 xuất hiện kết
tủa đỏ.
+ Ống nghiệm 2: Lấy 1 ml dung dịch Selivanoff vào ống nghiệm sau đó cho 5 giọt dung dịch đỏ
trung hòa ở phía trên vào rồi đem đi đun sôi cách thủy trong 5 phút 🡪 dung dịch chuyển sang
màu cam nhạt .
❖ Giải thích:
- Ống nghiệm 1 sau khi đun nóng xuất hiện kết tủa đỏ do thủy phân saccharose thành glucose và
fructose (đều có tính khử) .
- Ống nghiệm 2 sau khi đun nóng dung dịch chuyển sang màu cam nhạt do nhiệt độ chưa đạt 100 oC
nên dung dịch chưa chuyển sang màu đỏ.
3. PHẢN ỨNG SELIVANOFF:
- Ống nghiệm 1: Cho 1 giọt Frutose và 1ml Selivanoff sau đó đun sôi. Ta thấy được Fructose sẽ lên
màu đỏ trước do trong Frutose có chứa nhóm Cetose (C = O) vì phản ứng Selivanoff là phản ứng
nhận biết Cetose. Khi Cetose gặp Selivanoff và nhiệt độ cao sẽ tạo thành Oxymetyl furfural và chất
này tác dụng với resorcin sẽ tạo nên màu đỏ của sản phẩm.
- Ống nghiệm 2: Cho 1 giọt glucose 1% và Selivanoff sau đó đem đi đun sôi. Ta thấy khi cùng thời
gian Fructose sẽ chuyển màu nhanh hơn vì Glucose có nhóm Aldose (CHO) sẽ vẫn có thể tạo ra
màu đỏ nhưng sẽ lâu hơn rất nhiều
⇨ Nên xem phản ứng Selivanoff là phản ứng đặc hiệu cho Cetose
4. ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE TRONG MÁU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO
MÀU DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ENZYME GLUCOSE OXYDASE

❖ Kết quả đo được:


+ Mẫu trắng: 0,0376
+ Mẫu chuẩn: 0,2998
+ Mẫu thử: 0,3008
❖ Cách tính:
OD thử −OD trắng 0,3008−0,0376
×n = ×100 = 100,38 (mg/dL)
OD chuẩn−OD trắng 0,2998−0,0376
BÀI 2: PROTEIN
1. PHẢN ỨNG BIURE.
- Hiện tượng tạo ra phức hợp màu tím là vì trong protein có các liên kết peptid tác dụng với
CuSO4 (từ 2 liên kết peptid trở lên). Màu đậm hay nhạt phụ thuộc vào lượng muối đồng
trong dung dịch và cấu trúc của các chất phối trí ion đồng
- Cường độ màu tím phụ thuộc vào số lượng liên kết peptit trong mẫu.

2. PHẢN ỨNG NINHYDRIN XÁC ĐỊNH ACID α -AMIN.


- Cho 5 giọt dung dịch protein và 5 giọt Ninhydrin 0,1%. Đun sôi từ 1-2 phút thì dung dịch
trong ống sẽ có màu xanh tím.
- Trong phản ứng này acid α –amin và peptid sẽ bị acid hóa thành ammoniac, CO2, andenhit.
Trong môi trường có NH3, Ninhydrin ở dạng khử kết hợp với 1 phân tử Ninhydrin thứ 2 làm
cho sảm phẩm ngưng kết tạo thành sản phẩm có xanh tím. Vì α-amin thì mới tạo ra NH3
giúp Ninhydrin ngưng kết 🡪phản ứng xác định acid α-amin

3. KẾT TỦA BẰNG ACID VÔ CƠ MẠNH.


− Cho 0,5ml dung dịch protein trứng trong nước vào cả 2 ống nghiệm.
+ Ống 1: cho 1 lượng 0,5ml HNO3 đậm đặc thì ta thấy có 1 vòng kết tủa trắng tạo thành ở mặt
ngăn cách giữa 2 chất lỏng, khi cho thêm 1 lượng thừa HNO3 thì kết tủa protein không tan mà
dần chuyển thành kết tủa vàng vì khi HNO3 vào protein sẽ tạo thành hợp chất nitro không tan.
+ Ống 2: cho 1 lượng 0,5ml H2SO4 thì xuất hiện kết tủa trắng. Sau đó cho thêm 1 lượng H2SO4 dư
thì kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu cam.

4. KẾT TỦA BẰNG ACID HỮU CƠ.


− Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 0,5ml dung dịch protein.
+ Ống 1: cho vào thên 0,5ml dung dịch Acid Sulfosalicilic 20% xuất hiện kết tủa đục nhưng với
thời gian nhanh hơn và độ đục nhiều so với ống 2.
+ Ống 2: cho vào thêm 0,5ml dung dịch Acid Tricloacetic 10%.
→ Xuất hiện kết tủa đục, nhưng chậm và độ đục ít hơn ống 1.

❖ Giải thích:
+ Vì acid sulfosalicilic có protein polypeptide và acid amin còn TCA chỉ có khả năng kết tủa
protein.
+ Vì acid sulfosalicilic là acid mạnh hơn TCA nên sẽ có thời gian nhanh hơn và độ đục nhiều
hơn.
+ Sau khi tác dụng với acid hữu cơ, protein đã kết tủa, biến tính và không thể trở lại trạng thái
ban đầu vì acid hữu cơ là tác nhân gây kết tủa không thuận nghịch.
5. KẾT TỦA BẰNG KIM LOẠI NẶNG.
- Cho vào 1 ống nghiệm 0,5ml dung dịch protein, thêm 0,2 dung dịch CuSO4 1% ống nghiệm chuyển
từ màu xanh sang màu xanh nhạt do có sự xuất hiện kết tủa, sau khi cho thêm dung dịch CuSO 4 1%
thì kết tủa tan dần tạo thành dung dịch có màu xanh.

❖ Giải thích:
+ Các kim loại nặng khi tác dụng với protein sẽ tạo thành kết tủa do các ion kim loại nặng làm lộ
các đầu kị nước của protein ra ngoài và biến tính protein.
+ Khi có lượng muối dư thì sẽ dẫn đến dư thừa các ion kim loại nặng và kết tủa lại bị tan do phân
tử protein làm chúng cùng điện tích dương ion hóa trị càng cao thì kết tủa càng dễ tan trở lại.
6. ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN TRONG NƯỚC TIỂU.
Sau khi cho lần lượt các chất từ ống 1 đến ống 10 và đánh số thứ tự, sau đó chuẩn bị mẫu đo.
- Quan sát thấy độ đục sau khi lắc và để nghỉ 15 phút, thấy độ đục trong các mẫu giống ống số 5.
⇨ Định lượng protein ≈ 0,5g/L.
- Ống có độ đục nhiều nhất là ống số 10 (đương lượng protein 1g/L)
- Ống có độ trong nhất là ống 1 (đương lượng protein 0,1g/l)
Bài 3: LIPID
1. CHIẾC XUẤT LECITHIN TỪ LÒNG ĐỎ TRỨNG ĐỂ THỬ TÍNH CHẤT
CỦA LECITHIN
⮚ Nhủ tương hóa Lecithin:
− Cho vào 1 ống nghiệm 5 giọt Lecithin, 20 giọt nước
cất, lắc đều. Dung dịch sang màu trắng đục là nhủ
tương bền của Lecithin vì Lecithin là Phospholipid có
1 đầu ưa nước, 2 đầu kị nước khi cho vào môi trường
nước.
− Nhủ tương hóa: do Lecithin là Phospholipid có 1 đầu
ưa nước, 2 đầu kị nước khi cho vào môi trường nước
→ Đầu kị nước quay vào bên trong, ưa nước quay ra bên ngoài tạo thành các hạt nhủ tương Liti ->
dung dịch đục màu.
⮚ Thủy phân Lecithin:
− Cho 2ml dung dịch Lecithin, 3ml KOH 10% vào ống nghiệm.
− Đun sôi đến khi có mùi tôm khô, dung dịch màu vàng nhạt.
− Cholin: mùi tôm khô xuất hiện là do Trimetylamin, trong quá trình thủy phân Cholin.
− Acid béo: trong quá trình thủy phân acid béo tách ra kết hợp với KOH → xà phòng
phản ứng tạo thành acid béo.
+ Ống 1: 10 giọt dung dịch thủy phân + 2 giọt HCl đậm đặc (màu đục)
+ Ống 2: 10 giọt dung dịch thủy phân + 2 giọt nước cất (không thay đổi màu)
→ Ống 1 có màu đục hơn xuất hiện kết tủa, ống 2 màu lạt hơn không xuất hiện kết tủa
→ Ống 1 tạo thành acid béo tự do.
❖ Giải thích:
+ Trong quá trình thủy phân acid béo tách ra kết hợp KOH → muối Kali của acid béo
nên khi cho HCl vào dung dịch sẽ tạo thành acid béo tự do trong dung dịch.
❖ Glycerol:
− Cho vào ống nghiệm 100 → 200 mg K 2SO4 bột mịn + 5 giọt Lecithin → hỗn hợp có màu trắng
đục.
− Đặt giấy có tẩm thuốc thử Schiff, đem đi đung cách thủy trong 15 phút.
− Sau khi lấy ra, ta thấy tấm giấy có màu tím hồng.
− Khi đun nóng dung dịch trên sẽ tạo ra Acrolein (1 andehyd không màu, mùi thúi) → xuất hiện màu
tím hồng.
⮚ Acid béo tạo thành muối calcium không tan:
− Cho vào ống nghiệm 10 giọt thủy phân + 4 giọt CaCl2 5%.
→ Dd có màu trắng đục, tạo thành muối không tan của acid hữu cơ.
2. SỰ THỦY PHÂN LIPID BẰNG LIPASE:
❖ Tiến hành: đánh số thứ tự cho 2 ống nghiệm:
+ Ống 1: 10 giọt sữa + 10 giọt dịch tụy + 1 giọt Phenolphtalein 1%.
+ Ống 2: 10 giọt sữa + 10 giọt nước cất + 1 giọt Phenolphtalein 1%.
− Cho từng giọt Na2CO3 1% đến khi xuất hiện màu hồng.
+ Ống 1: 4 giọt chuyển hồng
+ Ống 2: 1 giọt chuyển hồng
− Sau đó cho 1 ống vào nổi cách thủy 370 trong 30 phút
− Thấy ống 2 có màu đậm hơn ống 1, theo thời gian màu hồng ở ống 1 dần
mất màu
❖ Kết luận, giải thích:
− Do ống 1 bị thủy phân Lipid thành Glycerol và acid béo . Sự xuất hiện acid béo làm thay đổi môi
trường pH ( khử kiềm) làm mất màu hồng.
3. ĐỊNH LƯỢNG TRIGLYCERID:
− Chuẩn bị 3 ống nghiệm:
+ Ống 1 ( mẫu trắng): 1 ml thuốc thử + 10 µl giọt nước cất
+ Ống 2 ( mẫu chuẩn): 1 ml thuốc thử + 10 µl dung dịch chuẩn
+ Ống 3 ( mẫu thử): 1 ml thuốc thử + 10 µl huyết thanh định lượng
− Ban đầu cả 3 ống nghiệm đều trong suốt, sau khi lắc đều dung dịch chuyển màu:
+ Ống 1: vẫn trong suốt
+ Ống 2: màu tím nhạt
+ Ống 3: màu tím nhạt
− Đem sống ủ 10p cho kết quả:
+ OD trắng: 0.0145
+ OD chuẩn: 0.1286
+ OD thử: 0.1051

OD thử −OD trắng


Nồng độ Triglycerid = OD chuẩn−OD trắng x n
0.1051−0.0145
= 0.1286−0.0145 x 200
=158.8mg/DL
BÀI 4: ENNZYME
1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME
- Ống 1: nhiệt độ 0 0 C , enzyme được bảo quản, vận tốc xúc tác coi như không đáng kể nên lượng tinh
bột trong ống 1 rất nhiều 🡪 đổi màu Iod
- Ống 2: nhiệt độ 370 C , enzyme hoạt động thủy phân một phần tinh bột nhưng lượng tinh bột vẫn
còn 🡪 đổi màu Iod
- Ống 3: nhiệt độ 45 0 C , nhiệt độ tối ưu nên enzyme hoạt động rất mạnh thủy phân nhiều tinh bột hầu
như hoàn toàn 🡪 Iod không đổi màu
- Ống 4: nhiệt độ 1000 C , enzyme bị thủy phân, tinh bột còn nhiều 🡪 đổi màu Iod

❖ Kết luận
− Sau quá trình thực hành thí nghiệm, ống nghiệm 1,2 và 4 đều đổi màu Iod chỉ riêng ống nghiệm số
3 nhiệt độ 45 0 C enzyme có vận tốc cao nhất nên tinh bột bị thuỷ phân nhiều nhất, Iod không bị đổi
màu.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA PH LÊN HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME
− Dùng 7 ống nghiệm đánh số 1,2,3,4,5,6,7. Thêm lần lượt các dung dịch theo chiều từ trái sang phải
đều ở cả 7 ống (lưu ý phải cho đúng tuần tự 1 loại dung dịch đều 7 ống rồi mới cho dung dịch
khác)
+ Ống 1: 1ml dung dịch pH 5.6 + 1ml tinh bột 1% + 1 giọt NaCl 1% + 1 giọt nước bọt 1/10
+ Ống 2: 1ml dung dịch pH 6.0 + 1ml tinh bột 1% + 1 giọt NaCl 1% + 1 giọt nước bọt 1/10
+ Ống 3: 1ml dung dịch pH 6.4 + 1ml tinh bột 1% + 1 giọt NaCl 1% + 1 giọt nước bọt 1/10
+ Ống 4: 1ml dung dịch pH 6.8 + 1ml tinh bột 1% + 1 giọt NaCl 1% + 1 giọt nước bọt 1/10
+ Ống 5: 1ml dung dịch pH 7.2 + 1ml tinh bột 1% + 1 giọt NaCl 1% + 1 giọt nước bọt 1/10
+ Ống 6: 1ml dung dịch pH 7.6 + 1ml tinh bột 1% + 1 giọt NaCl 1% + 1 giọt nước bọt 1/10
+ Ống 7: 1ml dung dịch pH 8.0 + 1ml tinh bột 1% + 1 giọt NaCl 1% + 1 giọt nước bọt 1/10
− Lắc đều các ống rồi cho vào máy điều nhiệt hay nồi cách thủy 370 C trong 5 phút. Lấy mỗi ống 1
giọt và thử với Iod trên đĩa petri. Nếu mẫu thử số 4 còn xanh thì để enzyme tác dụng thêm 5 phút
nữa. Khi mẫu thử số 4 đã chuyển màu (đỏ/vàng) thì thêm vào mỗi ống 1 giọt dung dịch Iod trong
KI. Lắc đều rồi thêm vào mỗi ống 2-3ml nước cất.
❖ Kết quả
− Ống 1,6,7: màu xanh đậm
− Ống 4: màu vàng nâu ( tương ứng với màu iod )
− Ống 5: màu nâu
− Ống 2,3: màu xanh tím
❖ Giải thích
− Ống nghiệm 1,6,7 lượng tinh bột chưa thủy phân hoặc rất ít. Còn các ống 2,3,4,5 lượng tinh bột
thủy phân nhiều dần, đặc biệt ở ống số 4 và 5 là pH 6.8 và pH 7.2 tinh bột thủy phân nhiều.
❖ Kết luận
− Trong cùng thời điểm khảo sát nhưng sự thủy phân tinh bột ở các ống nghiệm là khác nhau, ở ống
nghiệm số 4 và 5 độ pH là 6.8-7.2 là enzyme hoạt động tối ưu nhất, enzyme ổn định về cấu trúc,
thời gian tác dụng kéo dài
3. SỰ TIÊU HÓA TINH BỘT TRONG ỐNG TIÊU HÓA
− Đánh số 4 ống nghiệm, mỗi ống 1ml dung dịch tinh bột 1%
+ Ống 1: 1ml nước bọt pha loãng 1/5
+ Ống 2: 1ml dịch vị
+ Ống 3: 1ml dịch tụy
+ Ống 4: 1ml nước cất
− Để 4 ống ở nhiệt 370 C trong thời gian từ 15 phút. Sau đó lấy mỗi ống ra vài giọt dung dịch để thử
với Iod 1% trên đĩa petri, ống 1 và 3 không đổi màu thì cho 1 Fehling vào mỗi ống, đun 30s trong
0
10 0 C
❖ Kết quả

3 2 1 4

− Ống 1: có kết tủa màu đỏ ở đáy ống nghiệm


− Ống 2 và 4: giữ nguyên màu xanh
− Ống 3: chuyển màu vàng
❖ Giải thích
+ Ống 1 ban đầu ống nghiệm bỏ vài giọt nước bọt sẽ thủy phân tinh bột để biến đổi tinh bột thành
maltose. Sau đó, phản ứng với Fehling cho kết tủa. Thí nghiệm Fehling là để biết phản ứng khử
của đường.
+ Ống 2 do enzyme không tác dụng trong môi trường acid
+ Ống 3 dịch tụy phân hủy hoàn toàn tinh bột thành glucose nên có màu vàng với phản ứng
Fehling
+ Ống 4 không có enzyme nên không tác dụng với Fehling
❖ Kết luận
Ống 1 và 3 đều có phản ứng với fehling và ống 2 và 4 thì không có tác dụng
4. ĐỊNH LƯỢNG TRANSAMINASE
❖ Kết quả

− OD 1 = 1.3621
− OD 4 = 1.3102
❖ Tính toán
Ở 340nm: U/L = △OD/ 1 phút x 1746
OD 1−OD 4 1.3621−1.3102
△OD/ 1 phút = = =0.017
3 3
U/L = 0.017 x 1746 = 29.67 U/L
❖ Kết luận
- U/L nằm trong khoảng bình thường (< 40 U/L)

Bài 5: CHUYỂN HÓA


1. ĐỊNH TÍNH MUỐI MẬT
− Chuẩn bị 1 ống nghiệm cho 1-2 giọt Sacharose + 10 giọt dung dịch mật pha loãng ½, lắc đều.
Nghiêng 450 và nhỏ từ từ H2SO4 đặc vào thành ống
❖ Hiện tượng

− Lớp màu đỏ xuất hiện giữa 2 lớp chất lõng


❖ Giải thích
− Khi cho H2SO4 vão hỗn hợp Saccharose và dịch mật thì H2SO4 thủy phân Saccharose thành Glucose
và Fructose. Vì Fructose có cấu trúc vòng 5 cạnh nên trong môi trường acid đậm đặc dễ bị phá vỡ
tạo thành Furfural và chất này tác dụng với acid mật tạo sản phẩm có màu đỏ còn Glucose có cấu
trúc vòng 6 cạnh nên bền hơn.
2. ĐỊNH LƯỢNG ACID URIC
− Chuẩn bị 3 ống nghiệm, đánh dấu thứ tự là mẫu trắng, mẫu chuẩn, mẫu thử. Rồi tiến hành:
+ Mẫu trắng: 1ml thuốc thử + 25μl nước cất
+ Mẫu chuẩn: 1ml thuốc thử + 25μl dung dịch chuẩn
+ Mẫu thử: 1ml thuốc thử + 25μl mẫu thử
− Trộn đều và ủ trong 6 phút.
❖ Tính toán

OD( thử )−OD (trắn g) 0,1432−0,0971


×n = × 6 = 6,315 mg/dL
OD( c huẩn)−OD (trắng) 0,1409−0,0971

❖ Kết luận.
− So với giá trị tham khảo (3,5-7,2mg/dL) thì kết quả định lượng được nằm trong khoảng bình
thường
− Định lượng nằm tronng khoảng tuyến tính ≤ 250mg/L
3. ĐỊNH TÍNH BILIRUBIN
❖ Tiến hành.
− Chuẩn bị 4 ống nghiệm và đánh dấu: 2 ống Bilirubin trực tiếp và 2 ống Bilirubin tổng cộng
− Bilirubin trực tiếp: 1 ống mẫu trắng, 1 ống mẫu thử
+ Mẫu trắng: 1ml thuốc thử 1 + 50μl huyết thanh
+ Mẫu thử: 1ml thuốc thử 1 + 20μl thuốc thử 2 + 50μl huyết thanh
− Bilirubin tổng cộng: 1 ống mẫu trắng, 1 ống mẫu thử
+ Mẫu trắng: 1ml thuốc thử 1 + 50μl huyết thanh
+ Mẫu thử: 1ml thuốc thử 1 + 20μl thuốc thử 2 + 50μl huyết thanh
❖ Tính toán và kết luận
− Bilirubin tổng cộng [OD(thử) - OD(trắng)] ×21 = (0,0132 – 0,0057) ×21 = 0,1575mg/dL
− So với giá trị tham khảo (0,3-1,2mg/100ml) thì lượng định tính này thấp hơn và nằm trong khoảng
tuyến tính (≤20mg/100ml)

− Bilirubin trực tiếp [OD(thử) – OD(trắng)] ×16 = (0,0114 – 0,0008) × 16 = 0,1696 mg/dL
− So với giá trị tham khảo (0,2mg/100ml) thì lượng định tính này thấp hơn và nằm trong khoảng bình
thường.

4. PROTEIN PHỨC TẠP


❖ Tiến hành.
− Phết 1 giọt máu lên lam kính, để khô tự nhiên sau đó cho 2-3 giọt CH3COOH lên và đậy lamen
lại. Đem hơ đèn cồn và quan sát trên kính hiển vi.
❖ Hiện tượng
❖ Giải thích
− Trong Hem có nhân Protoporphyrine và ion Fe2+, khi Hem bị oxy hóa thành Hematin khi đó Fe2+
Fe3+ . Hematin kết tinh dạng muối clohydrat (trong máu có nhóm Cl-) hình thành nên tinh thể
hemin.
Bài 6: Nước tiểu

Mẫu số 5
Glucose Ceton Sắc tố mật Muối mật Protein

Kết quả + − + + +
Bột lưu
Kết tủa Không Đục
huỳnh rơi
Hiện đỏ gạch ở xuất hiện Tủa thay màu
xuống đáy
tượng đáy ống hiện đổi màu dung
ống
nghiệm tượng gì dịch
nghiệm
❖ Quy ước:
− Dương tính (+): có hiện tượng, kết quả phản ứng
− Âm tính (-): không có hiện tượng, kết quả phản ứng
❖ Kết luận:
− Trong mẫu nước tiểu số 5 không có Ceton nhưng có Glucose, Bilirubin, Muối mật, Protein.
● Giải thích hiện tượng
1. GLUCOSE
❖ Hiện tượng: Sau khi cho Fehling và nước tiểu vào ống nghiệm, đun 5 phút, để lắng ta
thấy dung dịch chuyển sang màu đỏ gạch.

❖ Giải thích: Dựa vào tác dụng khử của đường Glucose đối với dung dịch Fehling sảy ra kết
tủa Đồng (I) ocyd Cu2O nên xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
❖ Kết luận: nước tiểu bình thường thường chứa 1 lượng ít đường khử nhưng không phát
hiện bằng thuốc thử thông thường. Trù một số bệnh lý, đặc biệt là Đái tháo đường hoặc
bệnh nhân này có thể đã ăn nhiều đường cùng một lúc, có xúc cảm nhiều, trong thời kỳ thai
nghén (nữ) ..
2. SẮC TỐ MẬT:
❖ Hiện tượng: Sau khi lọc lấy tủa và nhỏ dung dịch Fouchet lên (5 giọt) thì tủa chuyển từ màu
trắng sang xanh lơ (đó là Biliverdin)

❖ Giải thích: Làm tủa Bilirubin bằng BaCl2 tác dụng với Sulfat hiện diện trong nước tiểu. Sau khi
rửa, dùng dung dịch Fouchet (FeCl3 trong dung dịch acid tricloacetic) để oxy hóa bilirubin thành
biliverdin cho phản ứng có 2 màu từ màu xanh lục đến xanh lơ.
❖ Kết luận: trong nước tiểu bình thường không có sắc tố mật (phản ứng âm tính). Nếu có thì đó là
loại Blirubine trực tiếp. Gặp trong các bệnh lý gây vàng da tại gan và sau gan. VD: viêm gan siêu
vi, viêm gan nhiễm độc hóa chất, vàng do tắc mật.
3. MUỐI MẬT
❖ Hiện tượng: Sau khi cho bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa nước tiểu, bột lưu huỳnh dàn thành
một lớp mõng trên bề mặt và sau 5 phút thì rơi xuống đáy ống nghiệm.

❖ Giải thích: do muối mật làm giảm sức căng bề mặt của nước tiểu nên dùng bột lưu huỳnh thăng
hoa để phát hiện hiện tượng này.
❖ Kết luận: Muối mật có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các hạt mỡ trong thức ăn, có vai
trò quan trọng để nhũ tương hóa lipid trong thức ăn giúp tiêu hóa các chất mỡ và vitamin tan trong
dầu. Bình thường trong nước tiểu không có muối mật, nó xuất hiện trong trường hợp bệnh lý: vàng
da, tắc mật, viêm gan, xơ gan.
4. PROTEIN
❖ Hiện tượng: Protein trong nước tiểu tác dụng với acid tricloacetic tạo thành kết tủa trắng đục.

❖ Giải thích: TCA có tác dụng làm biến tính protein và khi đó protein bị đông tụ lại, không tan.
❖ Kết luận: Bình thường trong nước tiểu không có protein. Nó xuất hiện trong trường hợp bệnh lý:
Lupus, bệnh lý về thận, hội chứng thận hư, tiểu đường,…

You might also like