You are on page 1of 4

Câu 1: Đặc trưng văn hóa thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc?

I. Bối cảnh lịch sử

- Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc ra thành 2 quận Giao
Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm nước Nam Việt, đổi vùng đất Âu
Lạc thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận với chức quan đầu châu là thứ sử,
đầu quận là thái thú.

- Thời kì này kéo dài từ năm 179 TCN đến năm 938 với chiến thắng của Ngô
Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt.

- Bên cạnh xu hướng Hán hóa là xu hướng chống Hán hóa diễn ra mạnh mẽ, giữ
gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt, văn hóa Việt.

II. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam thời kì Bắc thuộc và chống Bắc
thuộc.

Cùng với việc xâm lược lãnh thổ, nhà Hán và sau này là các triều đại tiếp
theo của phong kiến phương Bắc đã tiến hành đồng hóa về mặt dân tộc và văn hóa.
Tuy nhiên điều đó không thể xảy ra. Trong thời kì này, đặc trưng cơ bản của văn
hóa Việt là đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hóa của mình, bảo vệ dân tộc mình, chống
lại chính sách đồng hóa, đồng thời tiếp tục cố gắng phát triển, cố gắng duy trì và
nung nấu quyết tâm giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc

- 3 đặc trưng cơ bản trong bối cảnh lịch sử - văn hóa lúc này:

1. Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt – Hán

2. Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn

3. Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa bằng cách bảo tồn
những giá trị truyền thống đã được định hình và phát triển trong giai đoạn văn hóa
Đông Sơn và bằng cách thâu hóa yếu tố văn hóa mới để chống lại xu hướng đồng
hóa văn hóa của vương triều Hán.

Câu 2: Sự chuyển đổi mô thức văn hóa trong thời kì Đại Việt, từ Tam giáo
Đồng Nguyên với vai trò chủ đạo của Phật giáo sang vai trò chủ đạo của Nho
giáo có những ý nghĩa và tác động như thế nào?
a. Khái niệm Tam giáo đồng nguyên:

Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo có vị trí quan trọng, chi phối
mạnh mẽ đến hệ tư tưởng văn hóa Việt Nam suốt một ngàn năm quân chủ chuyên
chế. Và suốt dặm dài cả ngàn năm ấy mảnh đất Thăng Long - Hà Nội chính là nơi
hình thành, chứng kiến các thăng trầm, biến đổi mạnh mẽ cũng như sự hòa kết giữa
các tôn giáo đó mà ta vẫn gọi là “Tam giáo đồng nguyên”. Sự kết hợp nhuần
nhuyễn, dung hợp giữa Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đã tạo nên một nền văn
minh Đại Việt rực rỡ và tinh hoa. Đó là sự kết hợp của gam màu văn hóa dân gian
với văn hóa bác học cung đình, sự hòa hợp giữa chính trị và đời sông tôn giáo tâm
linh của mảnh đất Thượng đô muôn đời.

b. Sự chuyển đổi mô thức văn hóa Đại Việt từ Tư tưởng Tam giáo đồng
nguyên với vai trò chủ đạo là Phật giáo sang Nho giáo

- Đặc trưng nổi trội thời Lý – Trần là sự dung hòa tam hợp (Nho – Phật –
Đạo), còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Tinh thần văn hóa Lý – Trần là
tình thần đa nguyên phối hợp Phật, Nho, Đạo cùng các tín ngưỡng dân gian khác
kể cả ảnh hưởng của tôn giáo Champa.

- Đến thế kỉ X, Phật giáo có bước phát triển lớn, tác động đến tư tưởng, tâm
lí, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân ở các làng xã. Nó có ảnh hưognr
to lớn đối với kiến trúc điêu khắc, thơ văn và nghệ thuật.

- Thời kì đầu giai đoạn tự chủ Nho giáo chưa mạnh, nhưng nó đã cùng với
chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển nhiên. Chế
độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo mới bắt đầu. Số lượng Nho sĩ được
đào tạo còn ít, cho nên ảnh hưởng của nó trong xã hội còn hạn chế.

- Nhà Lý bắt đầu tập trung đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại cho bộ
máy hành chính. Năm 1070, nhà Lý dưng tượng Chu Công, mở Quốc Tử Giám.
Năm 1075 mở khoa thi đấu để lựa chọn nhân tài. Sau đó, nhà Lý mở những khoa
thi đầu tiên với các môn thi: Viết chữ, hình luật, làm tính,... Từ đây, Nho giáo bắt
đầu có địa vị trong xã hội.

- Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hóa, tạo ra quy củ cho việc học
hành, thi cử, lập Quốc học viện để con em quý tộc, quan lại, nho sĩ vào học. Tại lộ,
phủ, châu, chức quan được đặt ra. Không chỉ có những trường học của vương triều,
các nho sĩ còn lập ra trường học ở các xóm làng, thể lệ thi cử, học vị được quy
định. Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi (ba học vị trạng nguyên, bảng
nhãn, thám hoa) dành cho ba người thi đỗ xuất sắc trong các kì thi Đình.

Bởi vậy, tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo, trong hàng ngũ quan lại, người
xuất thân từ nho sĩ ngày càng nhiều hơn. Nho giáo dần phát triển lấn át Phật giáo.
Đáng lưu ý là từ nền giáo dục này, “tinh thần Khổng giáo đã thấm vào mọi ngõ
ngách của đời sống người dân Việt Nam”; vì “Nền giáo dục học thuật kéo dài qua
hàng trăm thế hệ ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa, trong tâm thế
ứng xử của người Việt Nam”.

- Tư tưởng Nho giáo du nhập vào Việt Nam có những “độ khúc xạ khác
nhau”. Theo Phan Ngọc, “Nho giáo chỉ cấu trúc hóa lại tín ngưỡng, phong tục,
nghi lễ đời sống theo hình thức Nho giáo”

=> Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục, đạo đức, luân lí,.. đặc biệt
là ở những giá trị phổ quát mang tính nhân bản sâu sắc. Những giá trị phổ quát này
đã được tích hợp vào những giá trị văn hóa bản địa, phù hợp với tâm lí, tâm linh
người Việt. Theo một số nhà nghiên cứu, trong sự phát triển của tư tưởng Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV có hai khuynh hướng cơ bản: Một là chính trị xã
hội gắn liền với thực tiễn dựng nước và giữ nước, hai là chủ nghĩa duy tâm có tính
chất tín ngưỡng của Phật giáo.

Câu 3: Các thế ứng xử của tri thức Nho học đầu thế kỉ XX?

Ở đầu thế kỉ XX, các giai đoạn có hai đặc trưng văn hóa lớn:

- Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt – Pháp

- Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông Tây

Sự thất bại của cuộc kháng chiến ba mươi năm ấy đã làm thay đổi nhận thức
của tầng lớp sĩ phu, đưa đến một sự thay đổi cơ bản trong tính chất nền văn hóa
Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo

Thời bấy giờ, tầng lớp sĩ phu có ba đường lối ứng xử:

1. Hoặc chống lại sự giao tiếp văn hóa Đông – Tây, hay còn gọi là cưỡng chống
giao thoa. Thái độ này tàn lụi dần cùng nền văn hóa giáo dục cũ.
2. Hoặc đầu hàng thực dân về chính trị, cố học lấy một ít chữ Pháp, chữ Quốc ngữ
Latinh và văn hóa Pháp rồi ra làm quan cho chính quyền thực dân. Đây là sự chấp
nhận bị đồng hóa một cách tiêu cực.

3. Xu hướng của những nhà nho cải cách, xu hướng của những sĩ phu nhận thức
được rằng muốn tiến hành công cuộc kháng chiến để giải phóng dân tộc, bắt buộc
phải tiến hành đấu tranh văn hóa, và điều cơ bản trong hình thức đấu tranh này là
thâu hóa, muốn giao thoa văn hóa Đông – Tây tự nguyện.

Xu hướng muốn giao thoa văn hóa Đông – Tây tự nguyện này là một chính
sách ở ngoài quỹ đạo của chính sách văn hóa thực dân, xu hướng này cũng bị thực
dân Pháp bóp chết một cách tàn bạo thẳng thừng.

You might also like