You are on page 1of 44

.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP


KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ CẢM XÚC EQ VỚI TỶ LỆ


BỎ HỌC VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CỬ
NHÂN ĐIỀU DƢỠNG –KỸ THUẬT Y HỌC CHÍNH QUY

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Khoa Điều dƣỡng – Kỹ thuật y học
Chủ trì nhiệm vụ: PHẠM THỊ ÁNH HƢƠNG
NGUYỄN VY VÂN THẢO NGÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 03/2020


.

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP


KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ CẢM XÚC EQ VỚI TỶ LỆ


BỎ HỌC VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CỬ
NHÂN ĐIỀU DƢỠNG –KỸ THUẬT Y HỌC CHÍNH QUY

Cơ quan chủ quản Chủ trì nhiệm vụ


(ký tên và đóng dấu) (ký tên)

PHẠM THỊ ÁNH HƢƠNG NGUYỄN VY VÂN THẢO NGÂN

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ


(ký tên và đóng dấu)
.

Mẫu Báo cáo thống kê (trang 3 Báo cáo tổng hợp kết quả nhiệm vụ)
_________________________________________________________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày tháng năm 20...

BÁO CÁO THỐNG KÊ


KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG


1. Tên đề tài: Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với tỷ lệ bỏ học và kết quả học
tập của sinh viên Cử nhân Điều dƣỡng –kỹ thuật y học chính quy
Thuộc lĩnh vực (tên lĩnh vực):
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ:
Họ và tên: Phạm Thị Ánh Hƣơng
Ngày, tháng, năm sinh: 12/02/1983 Nam/ Nữ: Nữ
Học hàm, học vị: Thạc sĩ Giáo dục Y học
Chức danh khoa học: Thạc sĩ Chức vụ: Trƣởng Ban ĐBCLGD Khoa ĐD-KTYH
Điện thoại: Tổ chức: ................. Nhà riêng: ................ Mobile: 0907661729
Fax: ....................................... E-mail: huongpham@ump.edu.vn
Tên tổ chức đang công tác: Khoa Điều dƣỡng – Kỹ thuật y học, Đại học Y
Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ tổ chức: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phƣờng 12, Quận 5, Tp.HCM
Địa chỉ nhà riêng: 133/44/18 đƣờng số 8, P.11, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ:
Họ và tên: Nguyễn Vy Vân Thảo Ngân
Ngày, tháng, năm sinh: 19/02/1989 Nam/ Nữ: Nữ
Học hàm, học vị: Thạc sĩ Y Tế Công Cộng
Chức danh khoa học: Thạc sĩ Chức vụ:
Điện thoại: Tổ chức: ................. Nhà riêng: ................ Mobile: 0869211470
Fax: ....................................... E-mail: silver.clover219@ump.edu.vn
Tên tổ chức đang công tác: Khoa Điều dƣỡng – Kỹ thuật y học, Đại học Y
Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ tổ chức: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phƣờng 12, Quận 5, Tp.HCM
Địa chỉ nhà riêng: 578/36/24 Lê Quang Định P1 Gò Vấp Tp. Hồ Chí Minh
.

3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ(1):


Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Khoa Điều dƣỡng – Kỹ thuật y học, Đại học Y
Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: .................................. Fax: ..................................................
E-mail: ....................................................................................................
Website: .................................................................................................
Địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phƣờng 12, Quận 5, Tp.HCM
4. Tên cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện nhiệm vụ:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019
- Thực tế thực hiện: từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019
- Đƣợc gia hạn (nếu có) :
Từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm….
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 5 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ ngân sách khoa học của nhà trƣờng: 5 tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 0 tr.đ.
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách khoa học:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được Ghi chú
Số
Thời gian Kinh phí Thời gian Kinh phí (Số đề nghị
TT
(Tháng, năm) (Tr.đ) (Tháng, năm) (Tr.đ) quyết toán)
1
2

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:


Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số Nội dung
TT các khoản chi Tổng NSKH Nguồn Tổng NSKH Nguồn
khác khác
1 Trả công lao động 2,0 2,0 0,0 3,280 3,280 0,0
(khoa học, phổ
thông)
5 Chi khác: photo 3,0 3,0 0,0 1,720 1,720 0,0
phiếu khảo sát
Tổng cộng 5,0 5,0 0,0 5,0 5,0 0,0
- Lý do thay đổi (nếu có):

1
Tên Khoa hoặc Trung tâm, đơn vị - nơi quản lý trực tiếp cá nhân làm chủ nhiệm đề tài.
.

3. Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ:


Tên tổ chức Tên tổ chức đã Nội dung Sản phẩm
Số Ghi
đăng ký theo tham gia thực tham gia chủ chủ yếu đạt
TT chú*
Thuyết minh hiện yếu được
1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):

4. Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ:


(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)
Tên cá nhân Tên cá nhân Nội dung Sản phẩm
Số Ghi
đăng ký theo đã tham gia tham gia chủ yếu đạt
TT chú*
Thuyết minh thực hiện chính được
1 ThS. Phạm Thị ThS. Phạm Thị Viết đề cƣơng
Ánh Hƣơng Ánh Hƣơng nghiên cứu
Thu thập và
phân tích số
liệu
Viết báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
2 ThS. Nguyễn ThS. Nguyễn Viết đề cƣơng
Vy Vân Thảo Vy Vân Thảo nghiên cứu
Ngân Ngân Thu thập và
phân tích số
liệu
Viết báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
3 ThS. Lê Thị ThS. Lê Thị Tổng quan tài
Cẩm Thu Cẩm Thu liệu
Thu thập số
liệu
Góp ý báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
4 ThS. Đoàn Thị ThS. Đoàn Thị Tổng quan tài
Anh Lê Anh Lê liệu
Góp ý báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
5 TS. Trần Thụy TS. Trần Thụy Góp ý đề
Khánh Linh Khánh Linh cƣơng nghiên
cứu
.

Góp ý phân
tích số liệu
Góp ý báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
6 ThS. Trịnh ThS. Trịnh Tổng quan tài
Tuyết Huệ Tuyết Huệ liệu
Thu thập số
liệu
Góp ý báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
7 CN. Trần Thị ThS. Ngô Thị Tổng quan tài
Kim Chi Hải Lý liệu
Thu thập số
liệu
Góp ý báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
8 CN. Nguyễn ThS. Phan Hoài Tổng quan tài
Hƣng Thịnh Phƣơng liệu
Thu thập số
liệu
Góp ý báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
9 CN. Nguyễn CN. Nguyễn Tổng quan tài
Đức Sinh Đức Sinh liệu
Thu thập số
liệu
Góp ý báo cáo
tổng kết
nghiệm thu
10 CN. Phạm CN. Phạm Tổng quan tài
Hoàng Tuấn Hoàng Tuấn liệu
Thu thập số
liệu
- Lý do thay đổi ( nếu có): thay đổi thành viên công tác tại Ban Đảm Bảo Chất Lƣợng
Giáo Dục.

5. Tình hình hợp tác quốc tế:


Theo kế hoạch Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, (Nội dung, thời gian, kinh phí,
Số Ghi
địa điểm, tên tổ chức hợp tác, địa điểm, tên tổ chức hợp tác,
TT chú*
số đoàn, số lượng người tham số đoàn, số lượng người tham
gia...) gia...)
1
2
.

...
- Lý do thay đổi (nếu có):
6. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
(Nội dung, thời gian, kinh phí, (Nội dung, thời gian, Ghi chú*
TT
địa điểm ) kinh phí, địa điểm )
1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):

7. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:


(Nêu tại mục .....của đề cương, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngoài)
Thời gian
Các nội dung, công việc (Bắt đầu, kết thúc Người,
Số
chủ yếu - tháng … năm) cơ quan
TT
(Các mốc đánh giá chủ yếu) Theo kế Thực tế đạt thực hiện
hoạch đƣợc
1 Hoàn chỉnh đề cƣơng nghiên 01/6/2018- 01/6/2018- Nhóm nghiên
cứu 30/8/2018 30/12/2018 cứu
2 Thu thập số liệu: Lấy thông tin 09/9/2018- 11/2 – Nhóm nghiên
từ Ban Đào tạo, Chủ nhiệm lớp, 30/9/2018 25/10/2019 cứu
sinh viên bỏ học
3 Phân tích số liệu 01/10/2018- 11/2 – Nhóm nghiên
30/9/2019 15/11/2019 cứu
4 Diễn giải kết quả 01/10/2019- 16/11 – Nhóm nghiên
30/10/2019 15/12/2019 cứu
5 Hoàn thành báo cáo tổng kết 01/11/2019- 16/12/2019 Nhóm nghiên
30/11/2019 - cứu
31/12/2019
6 Nghiệm thu đề tài 15/11/2019- 01/2020 Nhóm nghiên
30/11/2019 cứu
- Lý do thay đổi (nếu có): Nhóm gặp trở ngại trong việc tìm Bộ câu hỏi khảo sát EQ
(Bộ câu hỏi EQ của Baron dự định sử dụng không xin đƣợc do tác giả yêu cần tiền bản
quyền) và lấy số liệu về số lƣợng sinh viên bỏ học và điểm trung bình năm học 2018-
2019 (25/10/2019 mới có hết số liệu). Do đó, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện của
nhóm nghiên cứu.

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI


1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số Tên sản phẩm và Đơn Theo kế Thực tế
Số lượng
TT chỉ tiêu chất lượng vị đo hoạch đạt được
.

chủ yếu
1 Báo cáo tổng hợp kết Báo 01 01 01
quả nghiên cứu cáo
2 Bộ câu hỏi đánh giá Bộ 01 01 01
chỉ số cảm xúc EQ
bằng Tiếng Việt
- Lý do thay đổi (nếu có):
b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học
Số cần đạt
Tên sản phẩm Ghi chú
TT Theo kế hoạch Thực tế
đạt đƣợc
1 Bài báo đăng tạp chí y học 01 Gửi bài đăng
TP.HCM vào tháng
7/2020
- Lý do thay đổi (nếu có):

c) Sản phẩm Dạng III:


Yêu cầu khoa học Số lượng, nơi
Số cần đạt công bố
Tên sản phẩm
TT Theo Thực tế (Tạp chí, nhà
kế hoạch đạt đƣợc xuất bản)
1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):

d) Kết quả đào tạo:


Số lượng Ghi chú
Số Cấp đào tạo, Chuyên
Theo kế hoạch Thực tế đạt (Thời gian kết
TT ngành đào tạo
đƣợc thúc)
1 Thạc sỹ
2 Tiến sỹ
- Lý do thay đổi (nếu có):

đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:


Kết quả Ghi chú
Số Tên sản phẩm
Theo Thực tế (Thời gian kết
TT đăng ký
kế hoạch đạt đƣợc thúc)
1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
.

e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã đƣợc ứng dụng vào thực tế
Địa điểm
Số Tên kết quả (Ghi rõ tên, địa Kết quả
Thời gian
TT đã được ứng dụng chỉ nơi ứng sơ bộ
dụng)
1
2

2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:


a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Trả lời đƣợc các mục tiêu nghiên cứu: Tỷ lệ sinh viên cử nhân chính quy Khoa ĐD-KTYH
bỏ học và sự liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với tỷ lệ bỏ học và kết quả học tập của sinh
viên Khoa ĐD-KTYH.
Bộ câu hỏi khảo sát chỉ số cảm xúc EQ của sinh viên USMEQ bằng Tiếng Việt.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc quản lý sinh viên và tham vấn tâm lý cho sinh
viên.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do nhiệm vụ tạo ra so với các sản
phẩm cùng loại trên thị trường…)
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài:
Ghi chú
Số Thời gian
Nội dung (Tóm tắt kết quả, kết luận
TT thực hiện
chính, người chủ trì…)
I Báo cáo tiến độ
Lần 1

II Báo cáo giám định giữa kỳ
Lần 1
….

Chủ nhiệm đề tài Thủ trƣởng tổ chức chủ trì


(Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

PHẠM THỊ ÁNH HƢƠNG NGUYỄN VY VÂN THẢO NGÂN


.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 12


DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................... 13
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................. 14
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 14
Mục tiêu chung:........................................................................................................................ 14
Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................................................ 14
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................................................ 16
1.1 Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) và các mô hình .................................................... 16
1.2 Các nghiên cứu liên quan: ...................................................................................................... 19
1.2.1 Tỷ lệ bỏ học và mối liên quan giữa EQ và nguy cơ bỏ học: ........................................... 19
1.2.2 Mối liên quan giữa EQ và kết quả học tập: ..................................................................... 21
Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 24
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 24
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu:............................................................................................................ 24
2.3 Cỡ mẫu: .................................................................................................................................. 24
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:....................................................................................................... 24
2.5 Công cụ và vật liệu nghiên cứu: ............................................................................................. 25
2.6 Quản lý và phân tích số liệu: .................................................................................................. 25
2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu: ................................................................................................... 26
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ - BÀN LUẬN ............................................................................................. 27
3.1 Tỷ lệ bỏ học của sinh viên khoa ĐD-KTYH theo khóa học và theo từng chuyên ngành đào tạo
(N=1925) ...................................................................................................................................... 27
3.1.1 Tỷ lệ bỏ học của từng chuyên ngành đào tạo theo khóa học (N=1925) .......................... 27
3.1.2 Sự tƣơng quan giữa bỏ học với ngành học, khóa học ..................................................... 28
3.2 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ và tỷ lệ bỏ học của sinh viên khoa ĐD-KTYH (N=1492)
...................................................................................................................................................... 29
3.2.1 Đặc điểm dịch tễ học của đối tƣợng trả lời Bộ câu hỏi khảo sát EQ............................... 29
3.2.2 Xếp loại mức độ chỉ số cảm xúc của sinh viên ............................................................... 30
3.2.3 Tỉ lệ các yếu tố tạo nên chỉ số cảm xúc ........................................................................... 31
3.2.4 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với các đặc điểm dịch tễ của đối tƣợng nghiên cứu
(N=1492) .................................................................................................................................. 31
3.2.5 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với tỷ lệ bỏ học ................................................. 33
3.3 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ và kết quả học tập của sinh viên khoa ĐD-KTYH
(N=1492) ...................................................................................................................................... 34
3.3.1 Điểm trung bình học tập của sinh viên (N=1492) ........................................................... 34
3.3.2 Mối liên quan giữa điểm trung bình của sinh viên với các đặc điểm dịch tễ của đối tƣợng
nghiên cứu ................................................................................................................................ 35
.

3.3.3 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với điểm trung bình học tập của sinh viên ........ 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 37
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 37
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................. 37
GIỚI HẠN HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI: .................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ..................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ..................................................................................... 39
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 41
.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung


ĐD-KTYH Điều dƣỡng – Kỹ thuật y học
ĐD Điều dƣỡng
EQ Chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient)
EA Nhận thức về cảm xúc (Emotional Awareness)
EC Kiểm soát về cảm xúc (Emotional Control)
ECs Có lƣơng tâm về cảm xúc (Emotional
Conscientiousness)
ECt Cam kết về cảm xúc (Emotional Commitment)
EE Biểu hiện về cảm xúc (Emotional Expression)
EF Sức mạnh về cảm xúc (Emotional Fortitude)
EM Trƣởng thành về cảm xúc (Emotional Maturity)
GMHS Gây mê hồi sức
H Faking Index
HS Hộ sinh
KTHA Kỹ thuật hình ảnh
TB Trung bình
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
USMEQ-i USM Emotional Quotient Inventory
VLTL-PHCN Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
XN Xét nghiệm
.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang


Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu về những mô hình EQ 7
Bảng 2.5 Các thành phần của chỉ số cảm xúc và câu hỏi 16
Bảng 3.1.1 Tỷ lệ bỏ học của sinh viên theo chuyên ngành đào 18
tạo và khóa học
Bảng 3.1.2.1 Sự tƣơng quan giữa sinh viên tự ý bỏ học với khóa 19
học
Bảng 3.1.2.2 Sự tƣơng quan giữa sinh viên tự ý bỏ học với ngành 19
học
Bảng 3.2.1 Phân bố đặc điểm sinh viên 20
Bảng 3.2.2 Xếp loại mức độ chỉ số cảm xúc 21
Bảng 3.2.3 Tỉ lệ các yếu tố tạo nên chỉ số cảm xúc 22
Bảng 3.2.4.1 Mối liên quan giữa từng lĩnh vực của chỉ số cảm 23
xúc EQ với các đặc điểm dịch tễ (dân tộc, tôn giáo,
giới tính, thƣờng trú, nơi sống, ngảnh học)
Bảng 3.2.4.2 Mối liên quan giữa từng lĩnh vực của chỉ số cảm 24
xúc EQ với các đặc điểm dịch tễ (tuổi, khóa học)
Bảng 3.2.5 Sự khác biệt về chỉ số EQ nói chung giữa những 24
sinh viên tự ý bỏ học và không tự ý bỏ học
Bảng 3.3.1 Điểm trung bình học tập của sinh viên 25
Bảng 3.3.2.1 Mối liên quan giữa điểm trung bình của sinh viên 26
với các đặc điểm dịch tễ (dân tộc, tôn giáo, giới
tính, thƣờng trú, nơi sống, ngành học)
Bảng 3.3.2.2 Mối liên quan giữa điểm trung bình của sinh viên 26
với các đặc điểm dịch tễ (tuổi, khóa học)
Bảng 3.3.3 Sự tƣơng quan giữa điểm trung bình học tập với chỉ 26
số EQ của sinh viên
.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vấn đề bỏ học chiếm một tỷ lệ khá cao ở các trƣờng đại học trên thế
giới cũng nhƣ tại Việt Nam. Đại học Y dƣợc Tp. Hồ Chí Minh là một trong
những trƣờng đầu ngành về đào tạo các khối ngành Điều dƣỡng, kỹ thuật y học
bên cạnh các ngành y, nha, dƣợc. Để thi đậu vào các ngành của trƣờng Đại học
Y dƣợc, sinh viên các khối ngành ĐD-KTYH phải có điểm thi đầu vào khá cao,
không thua kém gì các ngành khác trong trƣờng. Tuy nhiên, theo quan sát hàng
năm, cũng có một tỷ lệ nhất định các sinh viên trong Khoa ĐD-KTYH bỏ học
trong suốt 4 năm học tập tại Khoa.
Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay chỉ số cảm xúc EQ dần dần chứng tỏ vai trò
quan trọng của mình trong các lĩnh vực nhƣ lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng,
và rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Vai trò này đƣợc khẳng định bởi vì
các nguyên tắc của chỉ số cảm xúc EQ đã mang đến một phƣơng pháp mới để
hiểu và đánh giá hành vi của 1 cá nhân, phong cách quản lý, thái độ, kỹ năng
giao tiếp và tiềm năng.
Do vậy, mục đích của nghiên cứu này để xác định tỷ lệ sinh viên Cử nhân chính
quy thuộc 6 ngành đào tạo trong Khoa ĐD-KTYH bỏ học trong năm I, II, III và
IV. Đồng thời, xác định mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với tỷ lệ bỏ học
và kết quả học tập của sinh viên để tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục tình
trạng trên để tránh lãng phí chi phí đào tạo của nhà nƣớc, của gia đình sinh viên
cũng nhƣ thời gian các em đã bỏ ra để thi vào và để học tại Trƣờng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung:


Xác định tỷ lệ bỏ học của sinh viên khoa ĐD-KTYH và sự liên quan giữa
chỉ số cảm xúc EQ với tỷ lệ bỏ học và kết quả học tập của sinh viên.

Mục tiêu cụ thể:


Xác định tỷ lệ bỏ học của sinh viên khoa ĐD-KTYH theo khóa học và
theo từng chuyên ngành đào tạo trong Khoa ĐD-KTYH
Xác định mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ và tỷ lệ bỏ học của sinh
viên khoa ĐD-KTYH
.

Xác định mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ và kết quả học tập của
sinh viên khoa ĐD-KTYH
.

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN Y VĂN


1.1 Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) và các mô hình
Chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient - EQ) đề cập đến khả năng nhận thức, thể
hiện, hiểu, thúc đẩy, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc[12],[18]. Chỉ số cảm xúc
của con ngƣời đƣợc coi là sự tự nhận thức, là khả năng quản lý cảm xúc của họ
trong các tình huống khó khăn có thể gây ra trầm cảm, lo lắng, hoặc căng thẳng,
do đó những ngƣời này có thể phản ứng bình tĩnh với các tình huống đáng lo
ngại, hơn là bị choáng ngợp bởi mong muốn tức thời và tiêu cực. Chỉ số cảm
xúc gồm 4 nội dung sau đây[1]: Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm
xúc của bản thân (bao gồm việc cá nhân nhận thức đƣợc cảm xúc của bản thân
và suy nghĩ về cảm xúc đó); Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của ngƣời
khác (việc đánh giá và thể hiện cảm xúc đều liên quan đến sự thấu cảm); Khả
năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và ngƣời khác (đề cập kinh nghiệm cảm
xúc cá nhân và những xử sự để thay đổi, điều hòa cảm xúc); Sử dụng cảm xúc
để định hƣớng hành động (cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành
động). Việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những thành
phần quan trọng trong Chỉ số cảm xúc.

Nhƣ thế, nói đến EQ chủ yếu là đề cập tính cách và tâm hồn của một nhân cách.
Do đó, EQ là một chủ đề nghiên cứu phổ biến trong nhiều lĩnh vực, bao gồm
quản lý hiệu suất làm việc, vấn đề liên quan nhân sự, khả năng học tập và công
việc y tế[8].

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu về những mô hình EQ[15]
Salovey and Goleman Mayer & Salovey Bar-On Cooper &
Mayer (1995) (1997) Sawaf
(1997)
(1990) (1997)

- Đánh giá và - Tự nhận thức - Đánh giá nhận - Tình cảm nội tâm - Khả năng
biểu hiện của thức và thể hiện đọc cảm xúc
- Tự điều chỉnh tự nhận thức
cảm xúc cảm xúc
- Tập luyện
- Tự động lực - Sự quyết đoán
- Sự tận dụng - Tạo điều kiện cảm xúc
- Đồng cảm - Tự quan tâm
cảm xúc cho cảm xúc
- Chiều sâu
.

- Điều tiết - Sự điều khiển - Hiểu và phân tích - Tự thực hiện cảm xúc
cảm xúc cảm xúc
các mối quan hệ - Độc lập - Rèn luyện
- Phản xạ điều tiết cảm xúc
- Hành vi cá nhân
cảm xúc để thúc
+Đồng cảm
đẩy tăng trƣởng
cảm xúc và trí tuệ +mối quan hệ giữa
các cá nhân

+trách nhiệm xã hội

- Giải quyết vấn đề


thích ứng

- Thử nghiệm thực


tế

- Kiểm soát căng


thẳng

- Chịu đựng căng


thẳng

- Kiểm soát xung


động

- Tâm trạng chung

- Hạnh phúc

- Lạc quan

Goleman WEQsinger Dulewicz & Higgs Petrides & Furnham Yusoff và


(1998) (1998) (1999) (2001) cộng sự
(2010)

Tự đánh giá Sự tự giác Động lực - Khả năng thích 1. Kiểm soát
cảm xúc ứng cảm xúc
Quản lý cảm Trực giác
Tự tin xúc -Quyết đoán 2. Trƣởng
Chế ngự
thành về cảm
Tự điều chỉnh Tự động lực -Đánh giá cảm xúc
Lƣơng tâm
xúc
(bản thân và ngƣời
Tự kiểm soát -Có hiệu lực
Khả năng phục hồi
khác) 3. Ý thức về
Sự tin tƣởng Kĩ năng giao cảm xúc
cảm xúc
-Biểu hiện cảm xúc
xứng đáng tiếp
Tự giác
4. Nhận thức
- Quản lý cảm xúc
Lƣơng tâm - Quyết định cá
Độ nhạy cảm của về cảm xúc
(những ngƣời khác)
nhân
Khả năng
.

thích ứng với - Huấn luyện cá nhân +Điều tiết cảm xúc 5. Cam kết
sự đổi mới tinh thần tình cảm
Ảnh hƣởng +kỹ năng về các mối
Động lực của quan hệ 6. Sức mạnh
Đặc điểm
bản thân cảm xúc
+lòng tự trọng
Định hƣớng 7. Biểu lộ
+động lực bản thân
thành tích cảm xúc
+năng lực xã hội
Lời cam kết
+kiểm soát căng
Sáng kiến
thẳng
Lạc quan
+sự đồng cảm
Đồng cảm
+hạnh phúc
-Nhận thức về
+sự lạc quan
tổ chức

-Định hƣớng
dịch vụ

-Phát triển
những lĩnh
vực khác

- Đa dạng hóa

Kỹ năng xã
hội

-Khả năng
lãnh đạo

-Giao tiếp

-Sự ảnh
hƣởng

-Thay đổi chất


xúc tác

-Quản trị
xung đột

-Xây dựng sự
ràng buộc

- Hợp tác
.

- Khả năng
làm việc
nhóm

Mô hình Yusoff et al 2010 đƣợc dựa trên việc tạo các miền EQ của USM
Emotional Quotient Inventory (USMEQ-i) [31]. Tác giả đã phát triển nó dựa
trên cách tiếp cận mô hình hỗn hợp và nhóm thành bảy chiều là Kiểm soát cảm
xúc, Trƣởng thành về cảm xúc, Lƣơng tâm về cảm xúc, Nhận thức về cảm xúc,
Cam kết về cảm xúc, Sức mạnh cảm xúc và Biểu lộ cảm xúc.

1.2 Các nghiên cứu liên quan:

1.2.1 Tỷ lệ bỏ học và mối liên quan giữa EQ và nguy cơ bỏ học:


Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Thu (2014) nghiên cứu về tỷ lệ bỏ
học của các sinh viên đào tạo theo hình thức học từ xa tại Đại học mở TP.HCM,
tỷ lệ bỏ học của sinh viên ngành Xây dựng 57,5%, kế đến là kế toán 41,3%. Lý
do nội tại chiếm 15,9% bao gồm không hài lòng với chƣơng trình đào tạo, thiếu
động lực và quan tâm đến học từ xa, năng lực không đáp ứng yêu cầu học tập
và những lý do khác và nguyên nhân nghỉ học từ yếu tố bên ngoài chiếm 84,1%
bao gồm không có thời gian, chuyển trƣờng, vấn đề về sức khỏe hay gia đình,
địa điểm học xa, học phí cao và thiếu thông tin về lịch học [2].
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Kim Thủy (2017) đã kết luận tỷ lệ
bỏ học tại trƣờng có chiều hƣớng tăng cao hơn so với năm học trƣớc và học
sinh bỏ học do rất nhiều nguyên nhân nhƣ tác động từ nhà trƣờng, gia đình, xã
hội và chính bản thân học sinh không chịu học, không đam mê nghề nghiệp đã
lựa chọn [3].
Theo Lotte Dyhrberg O’NEQll và cộng sự về nghiên cứu tổng quan về các yếu
tố liên quan với sự bỏ học trong giáo dục Y khoa (2011), tỷ lệ bỏ học của sinh
viên không có mối liên quan với các đặc điểm nhân khẩu học, nhƣng có mối
liên quan cao với mức độ stress với quá trình học mà sinh viên phải đối mặt
[21]. Ngƣợc lại, nghiên cứu của Tamin SK tại trƣờng đại học Salford về “mối
liên quan giữa tình trạng sức khỏe tâm thần và việc bỏ học của sinh viên”
.

(2013), đã chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe tâm thần
và khả năng bỏ học của sinh viên, với tỷ lệ bỏ học là 14% [30].
Theo Latif A và cộng sự trong Tổng quan các nghiên cứu thực hiện về ảnh
hƣởng của kinh tế đến việc bỏ học của sinh viên tại các nƣớc Đông Nam Á và
Nam Á (2015), tỷ lệ bỏ học của sinh viên chịu sự ảnh hƣởng của khu vực địa lý,
kinh tế gia đình, nhận định của phụ huynh và một số yếu tố về cơ sở vật chất
của nhà trƣờng [16].
Nghiên cứu của Pedro Belo và Catarina Oliveira tại trƣờng đại học Coimbra
(2014) cho thấy sinh viên khi có kỳ vọng cao về ngành học và nghề nghiệp thì
sẽ tham gia vào khóa học thành công hơn [7]. Nghiên cứu về “Các yếu tố dự
đoán việc bỏ học của sinh viên Điều dƣỡng” tại Đan Mạch của Svensson AL và
cộng sự (2018) cho thấy yếu tố thể chất tinh thần có mối liên quan mang ý
nghĩa thống kê với nguy cơ bỏ học của sinh viên ngành Điều dƣỡng với giá trị
OR (khoảng tin cậy 95%) = 2.5 (1.2-5.3) [29].
Nghiên cứu tại Đại học Glamorgan của Christine Glossop về tìm hiểu nguyên
nhân bỏ học của sinh viên Điều dƣỡng thông qua bảng đánh giá khi sinh viên
làm thủ tục ngừng học (2002), đã đƣa ra tỷ lệ bỏ học trung bình của trƣờng là
19%. Những khó khăn học tập và lựa chọn nghề nghiệp sai là một trong những
lý do phổ biến nhất đƣợc nghiên cứu đề cập. Bên cạnh đó, yếu tố gia đình, sức
khỏe và khó khăn tài chính cũng ảnh hƣởng đến việc bỏ học của sinh viên [11].
Các nghiên cứu đã chứng minh chỉ số EQ có mối liên quan với nguy cơ bỏ học
của sinh viên. Parker và cộng sự (2006) đánh giá mối quan hệ giữa Chỉ số cảm
xúc và khả năng duy trì học tập của 1270 sinh viên năm nhất của trƣờng đại học
Ontario. Nghiên cứu kết luận rằng những học sinh kiên trì học tập đã đạt số
điểm cao hơn đáng kể trên hầu hết các khía cạnh EQ đƣợc đo bằng thang đo
Emotional Quotient Inventory (EQ-i:S) so với những sinh viên đã rút khỏi
nghiên cứu của họ [23]. Ngoài ra, Sparkman (2012) cũng chứng minh rằng EQ
đóng một vai trò quan trọng trong khả năng của sinh viên để tiếp tục theo đuổi
khóa học dù có trở ngại và tốt nghiệp trong khoảng thời gian yêu cầu. Nghiên
cứu này lựa chọn các sinh viên tham gia hoạt động chào đón sinh viên năm nhất
.

ngay trƣớc khi bắt đầu học kỳ để làm đối tƣợng nghiên cứu, nhƣng đây cũng là
hạn chế của nghiên cứu vì những sinh viên đăng ký trễ hoặc không tham dự
buổi lễ sẽ bị loại ra ngoài cỡ mẫu và cũng không đƣợc theo dõi đánh giá các đặc
điểm liên quan, chính điều này có thể làm cho kết quả bị ảnh hƣởng [28].

Tƣơng tự, nghiên cứu của Keefer (2012) đƣợc thực hiện trên 1015 sinh viên
mới đăng ký học và theo dõi tiến trình học tập của họ thông qua hồ sơ đại học
chính thức. Kết quả chỉ ra rằng những cá nhân với mức EQ thấp hơn có một
điểm yếu đặc biệt trong cách hành xử cá nhân giữa các mối quan hệ và quản lý
căng thẳng, điều này khiến họ có nguy cơ chấm dứt việc học trƣớc khi hoàn
thành bậc học của mình, đặc biệt là trong hai năm đầu. Tuy nhiên, hạn chế của
nghiên cứu này là không thể nắm rõ lý do bỏ học xuất phát từ nguyên nhân liên
quan EQ và ngoài tầm kiểm soát của sinh viên (tâm lý, sức khỏe, căng thẳng)
hay chỉ đơn thuần vì lý do cá nhân (tài chính, gia đình…) [13].

Nghiên cứu của Fátima Roso-Bas và cộng sự trên đối tƣợng nghiên cứu là sinh
viên Điều dƣỡng tại Tây Ban Nha (2004) cho thấy, có mối liên hệ giữa tỷ lệ bỏ
học và EQ của sinh viên. Nghiên cứu kết luận rằng sinh viên có thái độ càng bi
quan thì nguy cơ bỏ học càng cao [27].

1.2.2 Mối liên quan giữa EQ và kết quả học tập:


Trong môi trƣờng giáo dục đại học, EQ có thể đóng vai trò hết sức quan trọng.
Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến mối quan hệ giữa EQ và kết quả học tập của
sinh viên. Cụ thể, nghiên cứu của Fallahzadeh H (2011) đã chứng minh rằng chỉ
số EQ có mối liên quan và phần nào dự đoán đƣợc kết quả học tập của sinh viên
đại học khi tiến hành nghiên cứu với 322 sinh viên đang học ở 4 trƣờng (y học,
nha khoa, cao đẳng điều dƣỡng và cao đẳng dịch vụ y tế) [10]. Hơn nữa, nghiên
cứu meta-analysis của Mayer và cộng sự (2008) càng nhấn mạnh rõ hơn mối
liên quan giữa EQ và thành tích học tập của học sinh, sinh viên thật sự có ý
nghĩa[17]. Nghiên cứu của tác giả Moslema Khatun (2019) cũng đƣa ra kết quả
tƣơng tự về mối quan hệ này với r=0,81 (p<0,01) cho thấy EQ có sự tƣơng quan
mạnh với kết quả học tập của sinh viên [14]. Ngoài ra, Parker và cộng sự (2004)
.

đã thực hiện một nghiên cứu trên 372 sinh viên năm thứ nhất và đƣợc tìm thấy
thành công học tập đó gắn liền với các khía cạnh khác nhau của EQ. Để giải
thích cho kết quả này, tác giả đã chỉ ra rằng việc chuyển sang trƣờng đại học là
một thời gian đặc biệt căng thẳng trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Cá nhân cần
xây các mối quan hệ mới, sửa đổi những điều hiện có, cố gắng để đạt đƣợc thói
quen học tập mới, học cách hoạt động độc lập và đối phó với một lƣợng lớn các
yếu tố gây căng thẳng [24]. Kết quả tƣơng tự, Parker (2005) đã chứng minh
rằng những sinh viên thành công trong học tập có điểm EQ tổng thể cao hơn
những ngƣời không thành công trong học tập [22]. Rode và cộng sự (2007)
cũng lập luận rằng EQ nắm giữ yếu tố quan trọng trong thành công học tập ở
trƣờng đại học, là nơi học thuật đầy áp lực [26].

Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu không chứng minh đƣợc mối quan hệ
đáng kể giữa EQ và kết quả học tập. Trong nghiên cứu của O'Connor và Little
(2003), tác giả đã kết luận rằng EQ không phải là một yếu tố dự báo tốt về
thành công trong học tập do mô hình tƣơng quan thấp [20]. Newsome (2000)
cũng chứng minh kết quả tƣơng tự qua nghiên cứu trên 180 sinh viên với hoàn
thành EQ-i nhƣ là thƣớc đo của EQ và điểm trung bình đƣợc sử dụng nhƣ một
thƣớc đo thành công trong học tập[32]. Parker và cộng sự. (2004) chỉ ra rằng
những kết quả trái ngƣợc này có thể là do một số vấn đề phƣơng pháp luận[24].
Trong cả hai nghiên cứu của O’Connor và Little (2003) và Newsome và cộng
sự (2000), sinh viên toàn thời gian đƣợc kết hợp với sinh viên bán thời gian.
Những sinh viên phải đối mặt với những thách thức và yếu tố gây căng thẳng
khác nhau có thể ảnh hƣởng đến thành tích học tập của họ theo nhiều cách khác
nhau. Hơn thế nữa, sinh viên năm I đƣợc kết hợp với sinh viên năm cuối, dẫn
đến sự chênh lệch tuổi tác lẫn nhau giữa các mẫu. Vì EQ tăng theo tuổi
(Roberts, 2001 và Bar-On, 2006), hiệu lực dự đoán sẽ bị giảm nghiêm trọng nếu
các nhóm tuổi khác nhau đƣợc nhóm lại với nhau [6],[25]. Nghiên cứu của các
tác giả Maizatul Akmal Mohd Mohzan (2013) cũng đƣa ra kết quả tƣơng tự về
mối quan hệ này [19].
.

Tƣơng tự, theo nghiên cứu của Phan Thị Sƣơng về chỉ số cảm xúc của 200 sinh
viên điều dƣỡng Đại học Duy Tân tại Việt Nam, kết quả học tập và chỉ số cảm
xúc không có ý nghĩa thống kê (p> 0.05). Đồng thời, có nhiều yếu tố có thể ảnh
hƣởng đến kết quả học tập và chỉ số cảm xúc (khả năng của sinh viên, phƣơng
pháp dạy học của giảng viên, nội dung học tập...). Đôi khi, những sinh viên có
chỉ số EQ cao lại không thích thú với những phƣơng pháp dạy học thụ
động...[4]
.

Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đƣợc thực hiện tại Khoa ĐD-KTYH, Đại học Y Dƣợc
TPHCM

Thời gian nghiên cứu: Từ 09/2018 đến 10/2019

2.2 Đối tƣợng nghiên cứu:


Dân số nghiên cứu: Sinh viên cử nhân chính quy thuộc 6 chuyên ngành đào tạo
Điều dƣỡng, Gây mê hồi sức, Hộ sinh, Vật lý trị liệu, Kỹ thuật hình ảnh, Xét
nghiệm trong năm học 2018-2019.

2.3 Cỡ mẫu:
Lấy mẫu toàn bộ sinh viên cử nhân hệ chính qui thuộc 6 ngành đào tạo của
Khoa Điều dƣỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dƣợc Thành phố HCM trong
năm học 2018-2019.
Tiêu chí lực chọn: những sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu

2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:


Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả
Các bƣớc tiến hành nghiên cứu:
Bƣớc 1: Bộ câu hỏi khảo sát chỉ số cảm xúc đƣợc phát cho tất cả các sinh viên
khoa ĐD-KTYH có mặt tại thời điểm khảo sát trong năm học 2018-2019 (đầu
học kỳ 2). Tất cả các sinh viên đều điền vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
trƣớc khi trả lời bộ câu hỏi khảo sát;
Bƣớc 2: Lấy số liệu về kết quả học tập (trung bình học tập năm học 2018-2019)
của những sinh viên tham gia trả lời bộ câu hỏi khảo sát EQ vào cuối học kỳ 2
của năm học 2018-2019;
Bƣớc 3: Lấy số liệu về tỷ lệ bỏ học trong năm học 2018-2019 của tất cả các
sinh viên đủ điều kiện tiếp tục theo học năm học 2018-2019 Khoa ĐD-KTYH
từ Tổ Đào tạo Khoa ĐD-KTYH vào cuối năm học 2018-2019.
.

2.5 Công cụ và vật liệu nghiên cứu:


Bộ câu hỏi nghiên cứu (Phụ lục 1) gồm 2 phần: Phần I: Bộ câu hỏi khảo sát
thông tin nền của sinh viên: bao gồm tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu
thƣờng trú, nơi sống, ngành đào tạo, khóa học; Phần II: Bộ câu hỏi khảo sát chỉ
số cảm xúc USMEQ của tác giả Ysoff đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này [31].
Bộ câu hỏi gồm 46 câu hỏi, có hai thành phần riêng biệt: thành phần EQ và
thành phần giả mạo. Thành phần EQ bao gồm 39 câu hỏi đƣợc nhóm lại theo
bảy yếu tố: kiểm soát, trƣởng thành, lƣơng tâm, nhận thức, cam kết, sức mạnh,
và biểu hiện. Thành phần giả mạo bao gồm 7 câu để đo lƣờng xu hƣớng của
ngƣời trả lời đánh giá cao bản thân.
Bảng 2.5 Các thành phần của chỉ số cảm xúc và câu hỏi
Thành phần Số lƣợng câu hỏi Câu hỏi
I.Kiểm soát về cảm xúc (Emotional Control) 9 B4, B7, B10, B11, B12, B25,
B32, B38, B44
II.Trƣởng thành về cảm xúc (Emotional Maturity) 8 B14, B23, B30, B33, B34, B37,
B42, B43
III.Lƣơng tâm về cảm xúc (Emotional 5 B5, B9, B17, B20, B26
Conscientiousness)
IV.Nhận thức về cảm xúc (Emotional Awareness) 5 B22, B28, B29, B40, B41
V.Cam kết về cảm xúc (Emotional Commitment) 4 B15, B16, B36, B45
VI.Sức mạnh về cảm xúc (Emotional Fortitude) 4 B1, B3, B31, B46
VII.Biểu hiện về cảm xúc (Emotional Expression) 4 B2, B8, B19, B35
Chỉ số giả mạo 7 B6, B13, B18, B21, B24, B27,
B39

Mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi đƣợc đo theo thang Likert gồm 5 mức độ (0 =
Không giống tôi, 1= Giống tôi 1 chút, 2= Khá giống tôi, 3= Giống tôi nhiều, 4=
Hoàn toàn giống tôi). Chỉ số Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi là 0,85.

2.6 Quản lý và phân tích số liệu:


Số liệu đƣợc quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Phân tích thống
kê bao gồm thống kê mô tả (means và SD), Cronbach's alpha, phép kiểm Anova
và sự tƣơng quan giữa các biến số.
Số liệu đƣợc làm sạch bằng các biện pháp sau: Loại bỏ những đối tƣợng tham
gia nghiên cứu không hoàn thành tất cả các câu hỏi trong bộ câu hỏi thông qua
.

phần mềm để mô tả số liệu spss; Dùng phần mềm để vẽ lại sơ đồ các biến để
kiểm tra sự phân bố lệch hay chuẩn; Kiểm tra phƣơng sai các biến.

2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu:


Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu thông qua hội đồng nghiên cứu khoa học của
Khoa ĐD-KTYH và ĐH Y Dƣợc TPHCM. Tất cả các đối tƣợng nghiên cứu đều
điền vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu.
.

Chƣơng 3 – KẾT QUẢ - BÀN LUẬN


3.1 Tỷ lệ bỏ học của sinh viên khoa ĐD-KTYH theo khóa học và theo từng
chuyên ngành đào tạo (N=1925)
Trong năm học 2018-2019, trong tổng số 1925 sinh viên cử nhân chính quy
thuộc 6 chuyên ngành đào tạo của Khoa ĐD-KTYH đủ điều kiện tiếp tục học
vào đầu năm học có 36 sinh viên đã tự ý bỏ học trong cả năm học. Tỷ lệ bỏ học
của sinh viên Khoa ĐD-KTYH là 36/1925 (1,87%), trong đó có 16/36 (44,4%)
bỏ học vào học kỳ I và 20/36 (55,6%) bỏ học vào học kỳ II; tỷ lệ bỏ học theo
từng chuyên ngành đào tạo lần lƣợt là ĐD: 6/36 (16,7%); HS: 7/36 (19,4%);
GMHS: 5/36 (13,9%); XN: 3/36 (8,3%); VLTL-PHCN: 8/36 (22,2%); KTHA:
7/36 (19,4%); tỷ lệ bỏ học theo khóa học là: năm I: 24/36 (66,7%); năm II: 7/36
(19,4%); năm III: 5/36 (13,9%); năm IV: 0/36 (0%).

3.1.1 Tỷ lệ bỏ học của từng chuyên ngành đào tạo theo khóa học (N=1925)
Bảng 3.1.1 Tỷ lệ bỏ học của sinh viên theo chuyên ngành đào tạo và khóa học
Ngành Năm I Năm II Năm III Năm IV Cả 4 năm

ĐD 5/136 (3,7%) 0/144 (0%) 1/147 (0,7%) 0/132 (0%) 6/559 (1,1%)
HS 4/108 (3,7%) 2/87 (2,3%) 1/71 (1,4%) 0/76 (0%) 7/342 (2,0%)
GMHS 3/102 (2,9%) 2/68 (2,9%) 0/48 (0%) 0/58 (0%) 5/276 (1,8%)
XN 2/111 (1,8%) 1/79 (1,3%) 0/56 (0%) 0/53 (0%) 3/299 (1,0%)
VLTL-PHCN 7/75 (9,3%) 1/76 (1,3%) 0/42 (0%) 0/49 (0%) 8/242 (3,3%)
KTHA 3/74 (4,1%) 1/60 (1,7%) 3/27 (11,1%) 0/46 (0%) 7/207 (3,4%)
Tổng cộng 24/606 (3,96%) 7/514 (1,36%) 5/391 0/414 (0%) 36/1925
(1,28%) (1,87%)

Qua nghiên cứu, tỷ lệ bỏ học của sinh viên ngành VLTL-PHCN và KTHA
chiếm tỷ lệ cao nhất lần lƣợt là 3,3% và 3,4%. Ngành có tỷ lệ thấp nhất là Xét
nghiệm (1%). Trong tất cả các ngành, sinh viên năm nhất có tỷ lệ bỏ học cao
nhất, tiếp theo là năm thứ hai, trong khi đó tỷ lệ bỏ học của sinh viên năm thứ tƣ
là 0%.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Liselotte N. Dyrbye và cộng sự về tỷ lệ
bỏ học, cũng nhƣ sinh viên năm thứ nhất có tỷ lệ bỏ học cao nhất trong toàn
khóa học của sinh viên tại các trƣờng y[9]. Ngoài ra, tỷ lệ bỏ học của sinh viên
.

tại các trƣờng y ở UK của Wiji Arulampalam khá tƣơng đồng với kết quả nghiên
cứu có đƣợc [5]

3.1.2 Sự tƣơng quan giữa bỏ học với ngành học, khóa học
Bảng 3.1.2.1: Sự tƣơng quan giữa sinh viên tự ý bỏ học với khóa học

Khóa học
Spearman’s rho Hệ số tƣơng quan -0,106
Sig. (2-tailed) 0,000
N 1925

Kết quả phân tích cho thấy giữa tỷ lệ bỏ học và khóa học có hệ số tƣơng quan
r2= - 0,106 (p<0,05). Nhƣ vậy, hai yếu tố này có tƣơng quan nghịch với mức độ
tƣơng quan khá yếu (01<r2<0,3). Tác giả Liselotte N. Dyrbye đã đƣa ra sự
tƣơng quan tƣơng tự [9]. Theo Parker và cộng sự điều này có liên quan đến sự
chuyển tiếp môi trƣờng sống và học tập của sinh viên năm nhất . Ngoài ra, chất
lƣợng đầu vào và sức ép từ việc học tập trong trƣờng y là các yếu tố hàng đầu
ảnh hƣởng đến việc bỏ học của sinh viên đƣợc tác giả Lotte Dyhrberg O’Neill
đề cập đến [21].
Bảng 3.1.2.2: Sự tƣơng quan giữa sinh viên tự ý bỏ học với ngành học
Ngành học N Trung bình (SD) Giá trị p*

ĐD 559 0,01 (+/-0,103) 0,221


HS 342 0,02 (+/-0,142)
GMHS 276 0,02 (+/-0,134)
XN 299 0,01 (+/-0,100)
VLTL-PHCN 242 0,03 (+/-0,179)
KTHA 207 0,03 (+/-0,181)
Tổng cộng 1925 0,02 (+/-0,136)
*Kiểm định Welch

Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ sinh viên bỏ học không có sự khác biệt giữa 6
chuyên ngành đào tạo với p>0,05.
.

3.2 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ và tỷ lệ bỏ học của sinh viên
khoa ĐD-KTYH (N=1492)
Khi thực hiện khảo sát chỉ số EQ trên tất cả các sinh viên của Khoa ĐD-KTYH,
sau khi làm sạch số liệu, có 1492 phản hồi đƣợc đƣa vào phân tích kết quả (tỷ lệ
phản hồi là 77,5%).

3.2.1 Đặc điểm dịch tễ học của đối tƣợng trả lời Bộ câu hỏi khảo sát EQ
Bảng 3.2.1: Phân bố đặc điểm sinh viên (N=1492)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Ngành học
Điều dƣỡng 417 27,95
Hộ sinh 223 14,95
Gây mê hồi sức 270 18,10
Kỹ thuật xét nghiệm 218 14,61
Vật lý trị liệu - PHCN 182 12,20
Kỹ thuật hình ảnh 182 12,20
Khóa học
Năm I 442 29,63
Năm II 421 28,22
Năm III 308 20,64
Năm IV 321 21,51
Giới tính
Nữ 1194 80,03
Nam 298 19,97
Tuổi Mean: 20,63 SD: +/-
1,428
Dân tộc
Kinh 1350 90,48
Khác (Hoa, Khơme,…) 142 9,52
Tôn giáo
.

Phật giáo 370 24,80


Thiên chúa 180 12,06
Tin lành 16 1,07
Khác/Không tôn giáo 926 62,06
Nơi sinh
TP. Hồ Chí Minh 235 15,75
Tỉnh khác 1257 84,25
Nơi ở
Nhà 211 14,14
Nhà trọ 882 59,12
Nhà ngƣời thân 165 11,06
Ký túc xá 234 15,68

Trong nghiên cứu, đối tƣợng tham gia nghiên cứu đƣợc phân bố khá đều cho
các ngành học, trong đó, sinh viên Điều dƣỡng chiếm tỷ lệ đông nhất (27.95%).
Về khóa học, sinh viên năm thứ nhất đạt 29.62% chiếm tỷ lệ cao, năm thứ ba là
20.64 % chiếm tỷ lệ thấp nhất. Về giới tính, tỷ lệ nữ giới là 80.03%, cao hơn so
nam giới có tỷ lệ tƣơng ứng là 19.97%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của
Phan Thị Sƣơng về đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên Điều dƣỡng của trƣờng
Đại học Duy Tân [4]. Về biến dân tộc, dân tộc Kinh chiếm đa số với 90.48%.
Về biến tôn giáo, không tôn giáo hoặc tôn giáo khác chiếm tỷ lệ cao (62.06%),
tiếp theo đó là Phật giáo và Thiên Chúa giáo với tỷ lệ lần lƣợt là 20.08 %,
12.06%. Đối với nơi sống, đa phần các sinh viên thuộc tình thành khác đến học
(84.25%). Trong đó, nơi ờ là nhà trọ chiếm tỷ lệ cao nhất (59.12%).

3.2.2 Xếp loại mức độ chỉ số cảm xúc của sinh viên
Bảng 3.2.2: Xếp loại mức độ chỉ số cảm xúc
Mức độ EQ (Điểm trung bình) Tần số Tỷ lệ (%)
Thấp (0-1,20) 6 0,4
Trung bình (1,21-2,80) 1139 76,34
.

Cao (2,81-4,00) 347 23,26


Qua nghiên cứu cho thấy chỉ số cảm xúc của SV tập trung ở mức trung bình
(76,34%) và mức cao (23,26%). Các giá trị này khá tƣơng đồng với nghiên cứu
của tác giả Phan Thị Sƣơng về sinh viên Điều dƣỡng [4]. Bên cạnh đó, nghiên
cứu của Maizatul Akmal Mohd Mohzan cũng chỉ ra giá trị EQ của các đối tƣợng
nghiên cứu đạt giá trị cao [19].

3.2.3 Tỉ lệ các yếu tố tạo nên chỉ số cảm xúc


Bảng 3.2.3: Tỉ lệ các yếu tố tạo nên chỉ số cảm xúc
Các thành phần cấu thành Thấp (%) TB (%) Cao (%)
I.Kiểm soát về cảm xúc 124 (8,31) 1150 (77,08) 218 (14,61)
II.Trƣởng thành về cảm xúc 53 (3,55) 989 (66,29) 450 (30,16)
III.Có lƣơng tâm về cảm xúc 27 (1,81) 757 (50,74) 708 (47,45)
IV.Nhận thức về cảm xúc 56 (3,75) 928 (62,20) 508 (34,05)
V.Cam kết về cảm xúc 39 (2,61) 1043 (69,91) 410 (27,48)
VI.Sức mạnh về cảm xúc 57 (3,82) 1074 (71,98) 361 (24,20)
VII.Biểu hiện về cảm xúc 12 (0,80) 1091 (73,12) 389 (26,07)
Chỉ số giả mạo 222 (14,88) 977 (65,48) 293 (19,64)

Hầu hết các yếu tố cấu thành chỉ số cảm xúc đều đạt tỷ lệ ở mức trung bình.
Trong đó, đáng chú ý là thành phần “có lƣơng tâm về cảm xúc” đạt 47,45% ở
mức cao chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa phần các sinh viên có sự biểu hiện cảm xúc
khá tốt từ mức trung bình đến cao nhất đạt 99,2%, theo sau là cam kết và trƣởng
thành về cảm xúc với tỷ lệ lần lƣợt 97,39%, 96,45%. Trong bảy yếu tố của chỉ
số cảm xúc, việc kiểm soát cảm xúc của sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất với mức
độ từ trung bình đến cao là 91,69%. Chỉ số giả mạo đạt mức độ từ trung bình
đến cao chiếm 85,12% trong sinh viên.

3.2.4 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với các đặc điểm dịch tễ của đối
tƣợng nghiên cứu (N=1492)
Bảng 3.2.4.1: Mối liên quan giữa từng lĩnh vực của chỉ số cảm xúc EQ với các
đặc điểm dịch tễ (dân tộc, tôn giáo, giới tính, thƣờng trú, nơi sống, ngảnh học)
.

EQ nói Kiểm Trƣởng Có Nhận Cam kết Sức Biểu


Lĩnh
chung soát về thành về lƣơng thức về về cảm mạnh về hiện
vực
Đặc (giá trị p) cảm xúc cảm xúc tâm về cảm xúc xúc cảm xúc về cảm
EQ
điểm (giá trị p) (giá trị p) cảm xúc (giá trị (giá trị p) (giá trị xúc
dịch tễ (giá trị p) p) (giá trị
p) p)

Dân tộc* 0,02 0,03 0,39 0,13 0,49 0,46 0,02 <0,001
Tôn giáo* 0,08 0,13 0,08 0,04 0,051 0,27 0,01 <0,001
Giới tính** 0,02 < 0,001 < 0,001 0,13 0,73 0,18 0,33 0,74
Thƣờng trú* 0,85 0,54 0,49 0,84 0,85 0,25 0,37 0,80
Nơi sống* 0,28 0,53 0,04 0,77 0,22 0,29 0,34 0,85
Ngành học* 0,09 0,003 <0,001 0,68 0,68 0,43 0,32 0,12
* Kiểm định Kruskal Wallis ** Kiểm định Wilcoxon Ranksum

Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa EQ chung và các đặc điểm dịch tễ của sinh
viên hầu nhƣ không có mối liên quan mang ý nghĩa thống kê, ngoại trừ dân tộc
và giới tính (p>0,05) . Theo đó, chỉ số EQ giữa nhóm dân tộc Kinh và nhóm
khác có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bên cạnh đó, giữa hai nhóm
nam và nữ cũng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khi xét các
thành phần của chỉ số EQ, ta có: Chỉ số kiểm soát cảm xúc giữa các nhóm về
dân tộc, giới tính và ngành học có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Các yếu tố còn lại không tìm thấy mối liên quan; Chỉ số trƣởng thành cảm xúc
giữa các nhóm về nơi sống, giới tính và ngành học có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Các yếu tố còn lại không tìm thấy mối liên quan; Chỉ số có
lƣơng tâm cảm xúc giữa các nhóm về tôn giáo có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Các yếu tố còn lại không tìm thấy mối liên quan; Chỉ số
nhận thức cảm xúc và các đặc điểm dịch tễ của sinh viên không tìm thấy mối
liên quan (p>0,05); Chỉ số cam kết cảm xúc và các đặc điểm dịch tễ của sinh
viên cũng không tìm thấy mối liên quan (p>0,05); Chỉ số sức mạnh cảm xúc
giữa các nhóm về tôn giáo và dân tộc có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Các yếu tố còn lại không tìm thấy mối liên quan; Chỉ số biểu hiện cảm
xúc giữa các nhóm về tôn giáo và dân tộc cũng có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê (p<0,001). Các yếu tố còn lại không tìm thấy mối liên quan.
Bảng 3.2.4.2: Mối liên quan giữa từng lĩnh vực của chỉ số cảm xúc EQ với các
đặc điểm dịch tễ (tuổi, khóa học)
.

EQ nói Kiểm Trƣởng Có lƣơng Nhận thức Cam kết về Sức Biểu
Lĩnh
chung soát về thành về tâm về về cảm xúc cảm xúc mạnh về hiện về
vực
Hệ số r cảm xúc cảm xúc cảm xúc Hệ số r Hệ số r cảm xúc cảm
EQ
Đặc (giá trị p) Hệ số r Hệ số r (giá Hệ số r (giá trị p) (giá trị p) Hệ số r xúc
điểm (giá trị trị p) (giá trị p) (giá trị Hệ số r
dịch tễ p) p) (giá trị
p)

Tuổi* 0,062 0,08 0,04 (0,14) 0,02 0,02 (0,40) 0,05 -0,04 0,05
(0,02) (0,002) (0,51) (0,054) (0,14) (0,046)
Khóa 0,05 0,06 0,03 (0,21) 0,025 0,02 (0,42) 0,06 (0,03) -0,05 0,03
học* (0,06) (0,03) (0,34) (0,07) (0,26)
* Tƣơng quan Spearman
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa EQ chung có sự tƣơng quan thuận với tuồi
của sinh viên mang ý nghĩa thống kê với hệ số tƣơng quan r= 0,062 (p<0,05).
Xét các thành phần của chỉ số EQ với hai đặc điểm của sinh viên (tuổi và khóa
học), ta có: Chỉ số kiểm soát cảm xúc có sự tƣơng quan thuận với tuổi của sinh
viên và khóa học mang ý nghĩa thống kê với giá trị r lần lƣợt là 0,08 và 0,06
(p<0,05); Chỉ số cam kết cảm xúc có sự tƣơng quan thuận với khóa học của
sinh viên mang ý nghĩa thống kê với giá trị r là 0,06 (p<0,05); Chỉ số biểu hiện
cảm xúc có sự tƣơng quan thuận với tuổi của sinh viên mang ý nghĩa thống kê
với giá trị r là 0,05 (p<0,05); Các thành tố cón lại của chỉ số EQ không tìm thấy
mối liên quan với hai đặc điểm (tuổi và khóa học) của sinh viên (p>0,05).

3.2.5 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với tỷ lệ bỏ học
Bảng 3.2.5: Sự khác biệt về chỉ số EQ nói chung giữa những sinh viên tự ý bỏ
học và không tự ý bỏ học
Tỷ lệ bỏ học
Đặc điểm Giá trị p*
Bỏ học Không bỏ học
(n=4) (n=1488)
EQ chung
1,87 (+/-0,47) 6,94 (+/- 1,33)
Mean (SD)
EQ thấp 0 (0%) 6 (100%)
0,25*
EQ trung bình 2 (0,2%) 1137 (99,8%)
EQ cao 2 (0,6%) 345 (99,4%)
Tổng 4 (0,3%) 1488 (99,7%)
* kiểm định Fisher
Qua phân tích cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ bỏ học giữa các mức độ
của chỉ số EQ (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này trái ngƣợc với các nghiên cứu
.

của các tác giả đã thực hiện trƣớc đó. Các tác giả đều tìm ra đƣợc mối liên quan
giữa chỉ số EQ với nguy cơ bỏ học của sinh viên [13],[23],[28]. Nguyên nhân
của sự khác biệt này xuất phát từ thời điểm mà nhóm nghiên cứu khảo sát chỉ số
EQ của sinh viên là vào đầu học kỳ II. Đây cũng là giới hạn của nghiên cứu này
vì những sinh viên đã tự ý bỏ học trong học kỳ I của năm học đã bị loại ra ngoài
cỡ mẫu khảo sát EQ và do đó, cũng không theo dõi đƣợc sự liên quan giữa EQ
với tỷ lệ bỏ học. Chính điều này có thể làm cho kết quả nghiên cứu bị ảnh
hƣởng.

3.3 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ và kết quả học tập của sinh viên
khoa ĐD-KTYH (N=1492)

3.3.1 Điểm trung bình học tập của sinh viên (N=1492)
Bảng 3.3.1: Điểm trung bình học tập của sinh viên
Trung bình Độ lệch chuẩn
(Mean) (+/-SD)
Điểm trung bình 6,93 +/- 1,35
chung
Chuyên ngành đào tạo
Điều dƣỡng 7,14 +/-1,29
Hộ sinh 6,81 +/-1,27
Gây mê hồi sức 6,75 +/-1,32
Xét nghiệm 6,96 +/-1,21
VLTL-PHCN 6,74 +/-1,67
Kỹ thuật hình ảnh 7,03 +/-1,38
Khóa học
Năm I 5,87 +/-1,10
Năm II 6,28 +/-0,93
Năm III 7,94 +/-0,79
Năm IV 8,28 +/-0,37
Kết quả cho thấy điểm trung bình học tập của 6 ngành khá đồng đều nhau.
Trong đó, ngành Điều dƣỡng có điểm trung bình cao nhất (7,13 + 1,28). Xét về
khóa học, điểm trung bình của sinh viên tăng dần theo từng khóa học (từ năm I
đến năm IV). Trong đó, sinh viên năm IV có điểm trung bình cao nhất với 8,28
+ 0,37.
.

3.3.2 Mối liên quan giữa điểm trung bình của sinh viên với các đặc điểm
dịch tễ của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.3.2.1: Mối liên quan giữa điểm trung bình của sinh viên với các đặc điểm
dịch tễ (dân tộc, tôn giáo, giới tính, thƣờng trú, nơi sống, ngành học)
Đặc điểm dịch tễ Điểm trung bình
(giá trị p)
Dân tộc* 0,03
Tôn giáo* 0,49
Giới tính** 0,01
Thƣờng trú* 0,34
Nơi sống* 0,02
Ngành học* <0,001
* Kiểm định Kruskal Wallis ** Kiểm định Wilcoxon Ranksum
Điểm trung bình học tập ở các nhóm về dân tộc, giới tính, nơi sống và ngành
học có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, các yếu tố còn
lại là tôn giáo và địa chỉ thƣờng trú không tìm thấy mối liên quan.
Bảng 3.3.2.2: Mối liên quan giữa điểm trung bình của sinh viên với các đặc điểm

dịch tễ (tuổi, khóa học)


Đặc điểm dịch tễ Điểm trung bình
Hệ số r (giá trị p)

Tuổi* 0,68 (<0,001)


Khóa học* 0,76 (<0,001)
* Tƣơng quan Spearman
Qua kết quả cho thấy điểm trung bình của sinh viên có sự tƣơng quan thuận với
các yếu tố tuổi và khóa học. Các mối tƣơng quan này ở mức độ mạnh mang ý
nghĩa thống kê với giá trị r lần lƣợt là 0,68 và 0,76 (p <0,05).

3.3.3 Mối liên quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với điểm trung bình học tập của
sinh viên
Bảng 3.3.3: Sự tƣơng quan giữa điểm trung bình học tập với chỉ số EQ của sinh
viên
Lĩnh vực của EQ Điểm trung bình
EQ nói chung Hệ số tƣơng quan 0,02
Giá trị p 0,35
I, Kiểm soát về cảm xúc Hệ số tƣơng quan 0,001
Giá trị p 0,97
II. Trƣởng thành về cảm xúc Hệ số tƣơng quan 0,04
Giá trị p 0,15
III. Có lƣơng tâm về cảm xúc Hệ số tƣơng quan 0,04
Giá trị p 0,11
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

IV. Nhận thức về cảm xúc Hệ số tƣơng quan 0,004


Giá trị p 0,88
V. Cam kết về cảm xúc Hệ số tƣơng quan 0,033
Giá trị p 0,20
VI. Sức mạnh về cảm xúc Hệ số tƣơng quan - 0,05
Giá trị p 0,06
VII. Biểu hiện về cảm xúc Hệ số tƣơng quan 0,01
Giá trị p 0,72

Từ nghiên cứu, thấy đƣợc điểm trung bình học tập của sinh viên có sự tƣơng
quan thuận và yếu (|r|<0,1) với chỉ số EQ nói chung và các thành phần I, II, III,
IV, V và VII; có sự tƣơng quan nghịch với yếu tố VI. Tuy nhiên, các mối tƣơng
quan này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này tƣơng
đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Thị Sƣơng (2018) thực hiện trên
200 sinh viên điều dƣỡng, tác giả cũng không chứng minh đƣợc sự tƣơng quan
giữa kết quả học tập và chỉ số EQ của sinh viên (p>0,05)[4]. Tác giả lý giải rằng
sự không tƣơng quan trên là do bên cạnh chỉ số EQ, còn có rất nhiều yếu tố khác
ảnh hƣởng đến kết quả học tập của sinh viên nhƣ phƣơng pháp dạy học, chƣơng
trình học,.....Tƣơng tự, Maizatul Akmal Mohd Mohzan (2013) cũng không
chứng minh đƣợc mối quan hệ đáng kể giữa EQ nói chung và kết quả học tập
của sinh viên với kết quả r=0,084 và p=0,193>0,05 [19].
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN
Trong năm học 2018-2019, tỷ lệ tự ý bỏ học của sinh viên toàn khoa ĐD-
KTYH là 1,87% (36/1925), trong đó, tỷ lệ tự ý bỏ học theo từng chuyên ngành
đào tạo là 1,1% (Điều dƣỡng), 2,0% (Hộ sinh), 1,8% (Gây mê hồi sức), 1,0%
(Xét nghiệm), 3,3% (VLTL-PHCN), 3,4% (Kỹ thuật hình ảnh); và tỷ lệ tự ý bỏ
học theo khóa học là năm I (3,96%), năm II (1,36%), năm III (1,28%) và năm
IV (0%).
Chỉ số cảm xúc nói chung của sinh viên tập trung ở mức trung bình (76,34%)
và mức cao (23,26%). Hầu hết các yếu tố cấu thành chỉ số cảm xúc đều đạt tỷ lệ
ở mức trung bình. Trong dó, đáng chú ý là thành phần III (có lƣơng tâm về cảm
xúc) đạt 47,45% ở mức cao chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa phần các sinh viên có sự
biểu hiện cảm xúc ( yếu tố VII) khá tốt từ mức trung bình đến cao nhất đạt
99,2%, theo sau là cam kết (yếu tố V) và trƣởng thành về cảm xúc (yếu tố II)
với tỷ lệ lần lƣợt 97,4% và 96,45%. Trong bảy yếu tố của chỉ số cảm xúc, việc
kiểm soát cảm xúc của sinh viên (yếu tố I) chiếm tỷ lệ thấp nhất với mức độ từ
trung bình đến cao là 91,69%.
Chỉ số cảm xúc EQ nói chung và các thành phần của chỉ số EQ không mối liên
quan với tỷ lệ bỏ học của sinh viên (p>0,05).
Chỉ số cảm xúc EQ nói chung và các thành phần của chỉ số EQ không có mối
liên quan với kết quả học tập của sinh viên (p>0,05).

KIẾN NGHỊ
Đối với các trƣờng trung học phổ thông, cần chú trọng công tác hƣớng nghiệp
cho các sinh viên từ trƣớc khi chuẩn bị đăng ký thi đại học. Các em học sinh phổ
thông cần có cái nhìn rõ về ngành nghề mình sẽ chọn để tránh phải bỏ học khi
đã học đƣợc 1,2 hoặc thậm chí là 3 năm. Hình thức hƣớng nghiệp có thể là các
video giới thiệu về ngành nghề, các quyển số tay hƣớng dẫn hoặc các trƣờng
trung học phổ thông có thể cho các em đến tham quan trực tiếp tại các trƣờng
đại học và tại các cơ sở y tề.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

Đối với các trƣờng đại học, cần định hƣớng cho tất cả các tân sinh viên ngay từ
khi mới bắt đầu học về nội dung chƣơng trình học, phƣơng pháp học cũng nhƣ
tất cả các định hƣớng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp để các em sinh viên có cái
nhìn rõ hơn về ngành nghề mình đã chọn. Từ đó, góp phần tạo động lực cho các
em nhằm nâng cao ý thức, thái độ học tập phù hợp trong suốt khoảng thời gian
học tập tại trƣờng. Đồng thời, trong quá trình học, các cố vấn học tập cần quan
tâm giúp đỡ kịp thời các sinh viên có động cơ tự ý bỏ học.
Cần đánh giá chỉ số cảm xúc của sinh viên vào đầu mỗi năm học, tốt nhất là mỗi
học kỳ để kịp thời phát hiện và tham vấn tâm lý cho các sinh viên trong suốt thời
gian học tập tại trƣờng.

GIỚI HẠN HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI:


Nghiên cứu này chƣa tìm thấy đƣợc sự tƣơng quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ
số EQ với tỷ lệ bỏ học và điểm trung bình học tập. Nguyên nhân là do thời điểm
mà nhóm nghiên cứu khảo sát chỉ số EQ của sinh viên là vào đầu học kỳ II. Tuy
nhiên, có nhiều sinh viên đã tự ý bỏ học trong học kỳ I của năm học, do đó,
không khảo sát đƣợc chỉ số EQ của những sinh viên tự ý bỏ học cũng nhƣ không
theo dõi đƣợc sự liên quan giữa EQ với tỷ lệ bỏ học.
Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai của nhóm, khảo sát chỉ số EQ vào cuối của
năm học trƣớc đó cho tất cả sinh viên đủ điều kiện học vào năm học tiếp theo.
Đồng thời, nhóm sẽ thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trong 1
hoặc 2 năm học liên tiếp để tìm hiểu sự tƣơng quan giữa chỉ số EQ với tỷ lệ bỏ
học và kết quả học tập của sinh viên.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Đoàn Văn Điều (2014), "Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Khoa học, (54), pp. 61.
2. Lê Thị Thanh Thu (2014), "Tại sao sinh viên từ xa trƣờng Đại học mở Thành phố Hồ Chí
Minh bỏ học?". Tạp chí khoa học Trường Đại học mở TP.HCM, 1 (34), pp. 87.
3. Nguyễn Thị Kim Thủy (2017), "Giải pháp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học thông qua công tác giáo
viên chủ nhiệm tại Trƣờng trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn". Tạp chí Khoa học Đại học
Văn Lang, (3), pp. 133.
4. Phan Thị Sƣơng (2018), "Khảo Sát Chỉ Số Cảm Xúc (Eq) Và Sự Liên Quan Với Kết Quả Học
Tập Của Sinh Viên Điều Dƣỡng Trƣờng Đại Học Duy Tân".

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH


5. Arulampalam Wiji, Naylor Robin A, Smith Jeremy P (2007), "Dropping out of medical
school in the UK: explaining the changes over ten years". Medical Education, 41 (4), pp. 385-394.
6. Bar-On Reuven (2006), "The Bar-On model of emotional-social intelligence (ESI)".
Psicothema, 18, pp. 13-25.
7. Belo Pedro, Oliveira Catarina (2015), "The Relation between Experiences and Expectations
with University Dropout". Procedia-Social and Behavioral Sciences, 187, pp. 98-101.
8. Cherniss Cary (1999), "The business case for emotional intelligence". Consortium for
research on Emotional Intelligence in Organizations, 4.
9. Dyrbye Liselotte N, Thomas Matthew R, Power David V, Durning Steven, Moutier Christine,
et al. (2010), "Burnout and serious thoughts of dropping out of medical school: a multi-institutional
study". Academic Medicine, 85 (1), pp. 94-102.
10. Fallahzadeh H (2011), "The relationship between emotional intelligence and academic
achievement in medical science students in Iran". Procedia-Social and Behavioral Sciences, 30, pp.
1461-1466.
11. Glossop Christine (2002), "Student nurse attrition: use of an exit-interview procedure to
determine students' leaving reasons". Nurse Education Today, 22 (5), pp. 375-386.
12. Goleman Daniel (2006), "Emotional intelligence", Bantam, pp.
13. Keefer Kateryna V, Parker James DA, Wood Laura M (2012), "Trait emotional intelligence
and university graduation outcomes: Using latent profile analysis to identify students at risk for degree
noncompletion". Journal of Psychoeducational Assessment, 30 (4), pp. 402-413.
14. Khatun Moslema, Halder Ujjwal Kumar (2019), "A Study on the relation between Emotional
Intelligence and Academic Achievement of Higher Secondary Students".
15. Khraisat Adam Mahmoud Salameh, Rahim Ahmad Fuad Abdul, Yusoff Muhamad Saiful
Bahri (2015), "Emotional Intelligence of USM Medical Students". Education in Medicine Journal, 7
(4).
16. Latif A, Choudhary AI, Hammayun AA (2015), "Economic effects of student dropouts: A
comparative study". Journal of Global Economics.
17. Mayer John D, Roberts Richard D, Barsade Sigal G (2008), "Human abilities: Emotional
intelligence". Annu. Rev. Psychol., 59, pp. 507-536.
18. Mayer John D, Salovey Peter, Caruso David R, Sitarenios Gill (2003), "Measuring emotional
intelligence with the MSCEIT V2. 0". Emotion, 3 (1), pp. 97.
19. Mohzan Maizatul Akmal Mohd, Hassan Norhaslinda, Halil Norhafizah Abd (2013), "The
influence of emotional intelligence on academic achievement". Procedia-Social and Behavioral
Sciences, 90, pp. 303-312.
20. O'Connor Jr Raymond M, Little Ian S (2003), "Revisiting the predictive validity of emotional
intelligence: Self-report versus ability-based measures". Personality and Individual differences, 35
(8), pp. 1893-1902.
21. O’Neill Lotte Dyhrberg, Wallstedt Birgitta, Eika Berit, Hartvigsen Jan (2011), "Factors
associated with dropout in medical education: a literature review". Medical Education, 45 (5), pp.
440-454.
22. Parker James, Duffy Jon, Wood Laura, Bond Barbara, Hogan Marjorie (2005), "Academic
achievement and emotional intelligence: Predicting the successful transition from high school to
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

university". Journal of the first-year experience & students in transition, 17 (1), pp. 67-78.
23. Parker James DA, Hogan Marjorie J, Eastabrook Jennifer M, Oke Amber, Wood Laura M
(2006), "Emotional intelligence and student retention: Predicting the successful transition from high
school to university". Personality and Individual differences, 41 (7), pp. 1329-1336.
24. Parker James DA, Creque Sr Ronald E, Barnhart David L, Harris Jan Irons, Majeski Sarah A,
et al. (2004), "Academic achievement in high school: does emotional intelligence matter?".
Personality and individual differences, 37 (7), pp. 1321-1330.
25. Roberts Richard D, Zeidner Moshe, Matthews Gerald (2001), "Does emotional intelligence
meet traditional standards for an intelligence? Some new data and conclusions". Emotion, 1 (3), pp.
196.
26. Rode Joseph C, Mooney Christine H, Arthaud‐Day Marne L, Near Janet P, Baldwin Timothy
T, et al. (2007), "Emotional intelligence and individual performance: Evidence of direct and
moderated effects". Journal of Organizational Behavior: The International Journal of Industrial,
Occupational and Organizational Psychology and Behavior, 28 (4), pp. 399-421.
27. Roso-Bas Fátima, Jiménez Antonia Pades, García-Buades Esther (2016), "Emotional
variables, dropout and academic performance in Spanish nursing students". Nurse education today,
37, pp. 53-58.
28. Sparkman Larry, Maulding Wanda, Roberts Jalynn (2012), "Non-cognitive predictors of
student success in college". College Student Journal, 46 (3), pp. 642-652.
29. Svensson Annemarie Lyng, Strøyer Jesper, Ebbehøj Niels Erik, Mortensen Ole Steen (2008),
"Factors predicting dropout in student nursing assistants". Occupational medicine, 58 (8), pp. 527-
533.
30. Tamin SK (2013), "Relevance of mental health issues in university student dropouts".
Occupational medicine, 63 (6), pp. 410-414.
31. Yusoff Muhamad Saiful Bahri, Rahim Ahmad Fuad Abdul, Esa Ab Rahman (2010), "The
USM emotional quotient inventory (USMEQ-i) manual", Universiti Sains Malaysia, pp.
32. Newsome S., Day, A. L., & Catano, V. M. (2000), "Assessing the predictive validity of
emotional intelligence". Personality and Individual Differences, 29 (6), pp. 1005-1016.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC
BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT CHỈ SỐ CẢM XÚC

Bộ câu hỏi gồm 2 phần: phần A bao gồm các thông tin về dân số học; phần B bao
gồm các câu hỏi đánh giá chỉ số cảm xúc. Vui lòng dành thời gian trả lời bộ câu hỏi
một cách độc lập, không tham khảo ý kiến của người bên cạnh.
Họ tên viết tắt của SV (ví dụ: NTMK): ..........................................................
MSSV………………….... ..............................................................................
Câu hỏi Nội dung câu trả lời Chọn Ghi
Câu
chú

PHẦN A: THÔNG TIN DÂN SỐ HỌC (điền vào chỗ trống và đánh dấu X vào ô phù hợp)

A1
Năm sinh: …………………..
Kinh 1
A2 Dân tộc Khác, nêu 2
rõ______________________
Phật giáo 1
Thiên chúa giáo 2
A3 Tôn giáo Tin lành 3
Khác, nêu 4
rõ______________________
TP Hồ Chí Minh 1
A4 Địa chỉ thƣờng trú (Hộ khẩu) Tỉnh khác, nêu 2
rõ__________________
Nhà 1
Nhà trọ 2
A5 Nơi sống tại TP.HCM
Nhà ngƣời thân 3
Ký túc xá 4
Điều dƣỡng 1
Hộ sinh 2
Gây mê 3
A6 Chuyên ngành đào tạo
Xét nghiệm 4
Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng 5
Kỹ thuật hình ảnh 6
Năm thứ nhất 1
Năm thứ hai 2
A7 Năm học hiện tại
Năm thứ ba 3
Năm thứ tƣ 4
Nam 1
A8 Giới tính
Nữ 2
PHẦN B: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ EQ
Vui lòng sử dụng thang đánh giá dƣới đây để mô tả chính xác cảm xúc bản thân bạn nhƣ thế nào. Vui lòng đọc
kỹ từng câu, và sau đó đánh dấu X vào vào cột phù hợp với bạn nhất. Không có lựa chọn đúng sai, do đó, hãy
mô tả trung thực chính bạn nhƣ hiện tại, không phải nhƣ bạn muốn trong tƣơng lai.
0 1 2 3 4
Khô Giốn Khá Giốn Hoà
TT Câu hỏi ng g tôi giốn g tôi n
giốn một g tôi nhiề toàn
g tôi chút u giốn
g tôi
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

B1 Tôi thƣờng đƣa ra lời khuyên cho bạn bè và bản thân mình. [0] [1] [2] [3] [4]
B2 Khi thành công tôi cầu nguyện đấng tối cao. [0] [1] [2] [3] [4]
B3 Tôi cảm thấy rất tiếc về những lỗi lầm mà tôi đã gây ra. [0] [1] [2] [3] [4]
B4 Khi gặp vấn đề khó khăn, tôi nhìn vào mặt tích cực của nó. [0] [1] [2] [3] [4]
B5 Tôi giữ lời hứa của chính mình. [0] [1] [2] [3] [4]
B6 Tôi luôn luôn tự tin trong công việc hàng ngày của mình. [0] [1] [2] [3] [4]
B7 Tôi có thể tự đƣa ra quyết định của mình một cách hợp lý. [0] [1] [2] [3] [4]
Tôi nói chuyện một cách lịch sự với các thành viên trong gia
B8 [0] [1] [2] [3] [4]
đình và mọi ngƣời khác.
B9 Tôi không thích để ngƣời khác chờ đợi mình. [0] [1] [2] [3] [4]
B1
Khi tôi trở ngại hoặc thất bại, tôi vẫn kiên nhẫn. [0] [1] [2] [3] [4]
0
B1 Tôi có thể tập trung vào những việc tôi làm, ngay cả khi đang
[0] [1] [2] [3] [4]
1 căng thẳng.
B1 Khi tôi gặp trở ngại, tôi chấp nhận điều đó xảy ra và cố gắng tìm
[0] [1] [2] [3] [4]
2 giải pháp.
B1
Tôi luôn chủ động hoàn thành nhiệm vụ. [0] [1] [2] [3] [4]
3
B1
Tôi biết khả năng và tiềm năng của chính mình. [0] [1] [2] [3] [4]
4
B1 Tôi sẽ bày tỏ quan điểm và sự nhận định của mình để cải thiện
[0] [1] [2] [3] [4]
5 tình hình.
B1
Tôi thích tham gia tích cực vào một cuộc thảo luận. [0] [1] [2] [3] [4]
6
B1 Tôi sẽ tiếp tục thực hiện các trách nhiệm đƣợc giao, ngay cả khi
[0] [1] [2] [3] [4]
7 ngƣời khác không thực hiện điều đó.
B1 Tôi luôn cảm thấy mình có thể giải quyết vấn đề trong mọi tình
[0] [1] [2] [3] [4]
8 huống.
B1
Thất bại là động lực thúc đẩy để tôi thành công hơn. [0] [1] [2] [3] [4]
9
B2
Tôi hết lòng thực hiện nhiệm vụ của mình. [0] [1] [2] [3] [4]
0
B2
Tôi luôn thành thật với bản thân mình. [0] [1] [2] [3] [4]
1
B2 Tôi có thể hiểu và cảm nhận đƣợc cảm xúc của ngƣời khác nhƣ
[0] [1] [2] [3] [4]
2 tôi là chính họ.
B2
Tôi có động lực để học một điều gì đó bởi vì tôi muốn học. [0] [1] [2] [3] [4]
3
B2 Tôi luôn tự suy nghĩ về những gì tôi đã làm để cải thiện bản
[0] [1] [2] [3] [4]
4 thân.
0 1 2 3 4
Khô Giốn Khá Giốn Hoà
TT Câu hỏi ng g tôi giốn g tôi n
giốn một g tôi nhiề toàn
g tôi chút u giốn
g tôi

B2 Tôi có thể kiểm soát nỗi buồn hoặc cảm xúc tức giận của bản
[0] [1] [2] [3] [4]
5 thân, ngay cả khi tôi gặp vấn đề khó khăn.
B2
Khi tôi nhận đƣợc một nhiệm vụ, tôi sẽ làm hết sức mình. [0] [1] [2] [3] [4]
6
B2
Tôi luôn nhạy cảm với những thay đổi xảy ra xung quanh mình. [0] [1] [2] [3] [4]
7
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

B2
Tôi nhạy cảm với bản năng và cảm xúc của chính mình. [0] [1] [2] [3] [4]
8
B2
Tôi luôn hòa đồng với hàng xóm của mình. [0] [1] [2] [3] [4]
9
B3 Tôi học vì mục đích mở rộng kiến thức và áp dụng nó vào cuộc
[0] [1] [2] [3] [4]
0 sống hằng ngày.
B3
Tôi dễ dàng tha thứ cho những ngƣời đã làm sai với tôi. [0] [1] [2] [3] [4]
1
B3 Trong bất cứ tình huống nào, tôi có thể giữ bình tĩnh và đƣa ra
[0] [1] [2] [3] [4]
2 quyết định hợp lý.
B3 Khi tôi đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, tôi sẽ cố gắng giải
[0] [1] [2] [3] [4]
3 quyết nó một cách hợp lý.
B3
Tôi đánh giá cao những gì tôi có. [0] [1] [2] [3] [4]
4
B3
Tôi tôn trọng những ngƣời lớn tuổi và hàng xóm. [0] [1] [2] [3] [4]
5
B3 Tôi cam kết thực hiện tốt các hoạt động mà trƣờng và xã hội đã
[0] [1] [2] [3] [4]
6 đề ra.
B3 Tôi tìm kiếm những thông tin liên quan để hiểu hoặc học một
[0] [1] [2] [3] [4]
7 điều gì đó.
B3 Tôi đối diện với cuộc sống hằng ngày một cách bình tĩnh, ngay
[0] [1] [2] [3] [4]
8 cả khi tôi gặp khó khăn.
B3 Tôi luôn luôn kiểm tra kỹ lƣỡng các vấn đề phát sinh để giải
[0] [1] [2] [3] [4]
9 quyết nó một cách thích hợp.
B4
Tôi nhạy cảm với cảm xúc của những ngƣời khác. [0] [1] [2] [3] [4]
0
B4
Tôi đánh giá cao ý kiến và cảm xúc của ngƣời khác. [0] [1] [2] [3] [4]
1
B4 Tôi biết cách sử dụng khả năng và tiềm năng của bản thân để
[0] [1] [2] [3] [4]
2 thành công.
B4 Tôi có thể bày tỏ ý định, nhu cầu và đề nghị của mình đối với
[0] [1] [2] [3] [4]
3 điều tôi muốn và tôi không muốn.
B4
Tôi có thể kiểm soát chính mình trong bất kỳ tình huống nào. [0] [1] [2] [3] [4]
4
B4 Khi tôi gặp khó khăn, tôi sẽ nhận lời khuyên và sự giúp đỡ từ
[0] [1] [2] [3] [4]
5 những ngƣời khác về những gì tôi sẽ làm tiếp theo.
B4
Tôi yêu những ngƣời khác nhƣ chính bản thân mình. [0] [1] [2] [3] [4]
6
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

You might also like