You are on page 1of 28

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA DƯỢC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


DƯỢC XÃ HỘI HỌC (H01070)

Nhóm 3 – Tiểu nhóm 3

NGUYỄN THỊ HOÀNG HOA – H1700040


TRẦN THANH TRIỀU – H1700302
VÕ SONG NGHI – H1700241
NGUYỄN QUỐC TỰU – H1800350

Giảng viên
ThS. Phan Mạnh Nhất

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA DƯỢC

Đề 5: Phân tích vấn đề đạo đức


trong hành nghề dược tại Việt Nam hiện nay.

Nhóm 3 – Tiểu nhóm 3

NGUYỄN THỊ HOÀNG HOA – H1700040


TRẦN THANH TRIỀU – H1700302
VÕ SONG NGHI – H1700241
NGUYỄN QUỐC TỰU – H1800350

Giảng viên
ThS. Phan Mạnh Nhất

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Phan Mạnh Nhất đã tận
tình hướng dẫn và hỗ trợ chúng em xuyên suốt quá trình thực hiện Báo cáo chuyên
đề.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022


Nhóm tác giả
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
ii

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi
và được sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phan Mạnh Nhất. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, trong Báo cáo chuyên đề còn sử dụng một số nhận xét, đánh
giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn
và chú thích nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, chúng tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung Báo cáo chuyên đề của mình. Trường Đại học Tôn
Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do chúng
tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


Nhóm tác giả
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
iii

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................2
1.1. Tổng quan về đạo đức.....................................................................................2
1.1.1. Định nghĩa đạo đức......................................................................................2
1.1.2. Phân biệt giữa đạo đức và luật pháp...........................................................2
1.2. Tổng quan đạo đức hành nghề Dược...............................................................3
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC
TẠI VIỆT NAM......................................................................................................4
2.1. Công tác quản lý của Nhà nước.......................................................................4
2.2. Công tác đào tạo nhân lực ngành Dược...........................................................7
2.3. Công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng dược phẩm.....................................9
2.3.1. Thuốc giả.....................................................................................................9
2.3.2. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.....................................................10
2.4. Công tác cung ứng dược phẩm......................................................................11
2.5. Công tác dược lâm sàng (bệnh viện, nhà thuốc)............................................12
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC........................................13
3.1. Công tác đào tạo nhân lực ngành Dược.........................................................13
3.2. Công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng dược phẩm...................................14
3.3. Công tác cung ứng dược phẩm......................................................................16
3.4. Công tác dược lâm sàng................................................................................17
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19
iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2.1. Mô hình về quan hệ giữa mạng lưới y tế và tổ chức hành chính................5
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Bộ Y tế...................................................................6
Hình 2.3. Hợp đồng tay cho thuê bằng dược sĩ mở nhà thuốc giữa ông K. và
dược sĩ T.................................................................................................................... 7
Hình 2.4. Thống kê số lượng dược sĩ Đại học tại một số địa phương........................9
Hình 3.1. Hệ thống tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc...........................15
v

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. So sánh điểm khác nhau giữa đạo đức và pháp luật..................................2
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ tắt Chữ nguyên Ý nghĩa
GMP Good Manufacture Practice Thực hành tốt sản xuất thuốc
GPP Good Pharmacy Practice Thực hành tốt nhà thuốc
QA Quality Assurance Đảm bảo chất lượng
QC Quality Control Quản lý chất lượng
QR Code Quick Response Code Mã vạch ma trận
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đang bùng nổ như
hiện nay, đạo đức hành nghề của nhân viên y tế nói chung và của dược sĩ nói riêng
đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của xã hội. Ngày nay,
mỗi người dược sĩ đều phải đối mặt với áp lực từ người tiêu dùng về các hành vi
đạo đức, các quy định pháp luật cũng được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt
của người dược sĩ. Việc xây dựng đạo đức hành nghề Dược là trách nhiệm của mỗi
dược sĩ và đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và toàn
xã hội. Xây dựng đạo đức hành nghề Dược là nhiệm vụ cần được quan tâm, coi
trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
dược sĩ. Với đề tài “Phân tích vấn đề đạo đức trong hành nghề dược tại Việt Nam
hiện nay”, nhóm chúng em sẽ làm rõ hơn thực trạng vấn đề nhức nhối này thông
qua việc phân tích từng lĩnh vực của ngành Dược, từ đó phân tích nguyên nhân, hậu
quả và đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp.
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về đạo đức
1.1.1. Định nghĩa đạo đức
Đạo đức là một từ Hán Việt đã được sử dụng từ xa xưa. Đạo là con đường,
đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các
quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan
điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương
tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh
thần của xã hội.
1.1.2. Phân biệt giữa đạo đức và luật pháp
Nhìn chung, đạo đức và luật pháp đều là tập hợp những quy tắc xử sự chung,
là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội.
Cả hai đều là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và phát triển của
xã hội trong những giai đoạn khác nhau, đồng thời được điều chỉnh nhiều lần để
phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Đạo đức và luật pháp
đều được áp dụng rộng rãi và có xu hướng trở nên phổ biến trong một cộng đồng.
Bảng 1.1. So sánh điểm khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
Tiêu chí Đạo đức Pháp luật
Được đúc kết từ cuộc sống,
Cơ sở nguyện vọng của nhân dân và
Do Nhà nước ban hành
hình thành được truyền tai nhau qua nhiều
thế hệ
Truyền miệng, phong tục tập Hệ thống của văn bản quy
Hình thức
quán, ca dao, tục ngữ và dạng phạm pháp luật: Bộ luật, Luật,
thể hiện
văn như kinh, sách chính trị, … Nghị định, Thông tư.
Các biện pháp Tự giác, răn đe thông qua tác Thông qua bộ máy cơ quan như
bảo đảm động của dư luận xã hội, khen cơ quan lập pháp, tư pháp, hành
thực hiện chê, lên án, khuyến khích, … pháp, tuyên truyền, phổ biến,
3

giáo dục, thuyết phục cho đến


Lương tâm con người. áp dụng các biện pháp cưỡng
chế .

Dù có những khác biệt nhất định nhưng đạo đức và pháp luật luôn có mối
quan hệ song hành với nhau. Nhiều quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp
với ý chí của nhà nước được thể chế hóa, được nhà nước thừa nhận và nâng lên
thành các quy phạm pháp luật. Những quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước,
sẽ trở thành tiền đề để nhà nước xây dựng nên những quy phạm pháp luật thay thế
những quy tắc đạo đức đó, từ đó xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn. Ngược lại,
pháp luật có vai trò bảo vệ, duy trì và phát triển các quy tắc, chuẩn mực đạo đức
phù hợp, tiến bộ phù hợp với xã hội. Cụ thể, pháp luật góp phần vào công cuộc
củng cố, phát huy tầm quan trọng của các chuẩn mực đạo đức nếu chúng phù hợp
với ý chí của nhà nước và tình hình của xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có vai
trò giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời của dân tộc, ngăn chặn
sự tha hóa đạo đức, cũng như loại bỏ các chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp,
đồng thời cải tạo những chuẩn mực đó để phù hợp với tình hình thực tiễn của xã
hội.
1.2. Tổng quan đạo đức hành nghề Dược
Theo Luật Dược 2016, “Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược
liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều
trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc
hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vaccine và sinh phẩm [1]”. Xét theo
định nghĩa này, thuốc có thể xem là một loại hàng hóa đặc biệt và có ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Nếu được sử dụng đúng cách thì thuốc có
tác dụng phòng và chữa bệnh. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách thì có thể
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí là nguy hiểm đến tính
mạng. Việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn bắt buộc phải có sự can thiệp của nhân
viên y tế nói chung và Dược sĩ nói riêng. Nói cách khác, đây là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của một người Dược sĩ.
4

Đạo đức trong công tác hành nghề dược là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối
với hành vi của người dược sĩ trong công tác hành nghề dược, trong đó xác lập
những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái
ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc về ngành
Dược. Thông tư 08/2021/TT-BYT ban hành Bộ nguyên tắc đạo đức hành nghề dược
gồm 7 điều như sau [2]:
Điều 1. Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến hành nghề dược
Điều 2. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
Điều 3. Trách nhiệm nghề nghiệp
Điều 4. Bảo mật thông tin người bệnh
Điều 5. Quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người
hành nghề dược
Điều 6. Quan hệ với người thực hành chuyên môn về dược
Điều 7. Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Bộ nguyên tắc trên được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của ngành dược,
bao gồm công tác quản lý của Nhà nước, công tác đào tạo nhân lực ngành Dược,
công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng dược phẩm, công tác cung ứng dược phẩm
và công tác dược lâm sàng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC HÀNH
NGHỀ DƯỢC TẠI VIỆT NAM
2.1. Công tác quản lý của Nhà nước
Nhà nước có vai trò then chốt trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động Dược
cũng như củng cố đạo đức hành nghề Dược. Cơ cấu ngành Dược nói riêng và ngành
Y tế nói chung tại Việt Nam được tổ chức khá chặt chẽ, cho phép Nhà nước quản lý
sát sao thông qua cấp trung ương và cấp địa phương (Hình 2.1, 2.2). Các cấp tổ
chức hành chính có tham gia chỉ đạo công tác y tế là Trung ương (Chính phủ), tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (ủy ban nhân dân cấp Tỉnh), huyện/ quận (ủy ban
nhân dân cấp huyện) và xã/ phường (ủy ban nhân dân cấp xã). Ngoài chỉ đạo công
tác y tế, tất cả các cấp tổ chức hành chính đều có thể tham gia vào các hoạt động
5

chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân dưới các góc độ khác nhau. Trong đó, dưới
quyền Chính phủ là Bộ Y tế, có vai trò tham mưu cho cấp trên, chỉ đạo, ban hành và
hướng dẫn thực hiện các quyết định, thông tư theo chỉ định của Chính phủ.

Hình 2.1. Mô hình về quan hệ giữa mạng lưới y tế và tổ chức hành chính [3]
6

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Bộ Y tế [3]


Để quản lý hoạt động dược tại Việt Nam, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều cơ sở pháp
lý, trong đó cao nhất là Luật Dược được ban hành lần đầu vào năm 2005. Luật
Dược ban hành năm 2016 đã có nhiều thay đổi và cải tiến, bao gồm 14 chương, 116
điều; bổ sung 4 chương gồm: Chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công
nghiệp dược; Hành nghề dược; Dược lâm sàng và Quản lý giá thuốc; bỏ Chương
Quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng không ngừng
xem xét và ban hành các thông tư, quyết định mới nhằm khắc phục những bất cập
trong các điều luật cũ, góp phần ngày càng hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với ngành
Dược Việt Nam.
7

Công tác quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực khác
của công tác hành nghề Dược, sẽ được phân tích cụ thể hơn trong những phần sau.
2.2. Công tác đào tạo nhân lực ngành Dược
Hiện nay đang có rất nhiều trường hợp cho thuê bằng dược sĩ với “giá cả
phải chăng”. Không cần phải làm gì nhưng vẫn có được 5 – 10 triệu đồng/ tháng,
nhiều dược sĩ đã bất chấp cho thuê bằng dù điều này vi phạm quy định. Theo báo
Tuổi Trẻ, ngày 1/3/2011, ông K. (60 tuổi, Q.6, TP.HCM) và dược sĩ tốt nghiệp Đại
học Y Dược TP.HCM là bà T. (47 tuổi, Q.6, TP.HCM) ký kết hợp đồng cho thuê
bằng dược sĩ để mở nhà thuốc với thời hạn 5 năm. Bà T. đồng ý cho ông K. thuê
bằng dược sĩ để mở nhà thuốc trên đường Tân Hòa Đông (P.14, Q.6) với giá 5 triệu
đồng/ tháng trong năm đầu tiên. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm tiền thuê bằng tăng
thêm 500.000 đồng/tháng. Với giá thuê bằng như thỏa thuận, sau 5 năm bà T. thu
lợi từ việc cho thuê bằng dược sĩ là 360 triệu đồng. Ông K. và bà T. còn giao kèo
với nhau khi hợp đồng còn sáu tháng, hai bên sẽ xem xét thương lượng gia hạn hợp
đồng [4].

Hình 2.3. Hợp đồng tay cho thuê bằng dược sĩ mở nhà thuốc giữa ông K. và
dược sĩ T. [4]
8

Không chỉ ở TP.HCM, tại nhiều tỉnh thành khác, trường hợp tương tự cũng
rất phổ biến. Nhiều dược sĩ thậm chí còn chủ động công khai danh tính và tự quảng
cáo bản thân, chào mời thuê bằng qua nhiều hình thức, từ các trang mạng, các hội
nhóm trên mạng xã hội, đến email, tin nhắn, cuộc gọi trực tiếp qua điện thoại.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do quy định của Luật Dược cho
phép dược sĩ được đứng tên mở nhà thuốc mà không bắt buộc phải có mặt ở nhà
thuốc. Ngoài ra, vấn đề thuê bằng vẫn chưa được xử lý một cách thích đáng. Theo
nghị định 176/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế, nếu cho thuê mướn bằng, dược sĩ sẽ bị phạt tiền 5 –
10 triệu đồng đối với nhà thuốc và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược
từ 1 – 3 tháng. Nếu dược sĩ vắng mặt và không ủy quyền hoặc cử người thay thế thì
bị xử phạt 3 – 5 triệu đồng. Mức phạt này vẫn còn tương đối thấp và chưa có hiệu
quả răn đe.
Nguyên nhân thứ hai là do nhận lực ngành Dược thường xuyên ở trong tình
trạng khan hiếm. Nhân lực ngành dược là những người làm trong lĩnh vực y dược
học làm việc tại các cơ sở tuyến trung ương đến tuyến cơ sở. Nhân lực dược gồm:
Tiến sĩ Dược, Dược tá, Thạc sĩ Dược, Dược sĩ cao đẳng, Dược sĩ trung cấp, Công
nhân kỹ thuật Dược, Kỹ thuật viên Dược, Dược sĩ chuyên khoa, Dược sĩ đại học.
Hiện nay nhân lực ngành dược đang thiếu thốn, nhất là các nhân lực đại học và sau
đại học, song song với đó là sự phân bố nhân lực không đồng đều giữa các lĩnh vực
và vùng miền. Nguyên nhân nguồn nhân lực ngành dược đang thiếu thốn là do môi
trường sống ngày càng bị ô nhiễm khiến tỉ lệ bệnh tăng cao, cộng thêm dân trí
người dân được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đang dần được
quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, các nhân viên y tế nói chung và dược sĩ nói riêng
phải làm việc với áp lực cao, chế dộ lương và đãi ngộ thấp nên số lượng nhân viên
nghỉ việc hoặc chuyển ra làm ở những cơ sở tư nhân ngày một nhiều, đặc biệt là hậu
di chứng Covid. Dù lượng sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học và cao đẳng
cao gấp 2 lần so với trước nhưng vẫn thiếu nguồn nhân lực do trình độ dược sĩ chưa
đáp ứng đủ [5].
9

Hình 2.4. Thống kê số lượng dược sĩ Đại học tại một số địa phương [6]
2.3. Công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng dược phẩm
2.3.1. Thuốc giả
Thuốc giả tại Việt Nam xuất hiện ngày một nhiều, với những thủ đoạn vô
cùng tinh vi [7]. Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất với ý đồ cố tình gian lận
trong việc nhận dạng thuốc và/hoặc nguồn gốc thuốc. Theo định nghĩa của WHO,
một sản phẩm là thuốc giả có thể chứa thành phần dược chất khác với thông tin
trong hồ sơ đăng ký, hoặc thậm chí là không có dược chất. Trường hợp khác có thể
chứa đúng thành phần hoạt chất nhưng với hàm lượng/nồng độ không đúng hoặc
sản phẩm được đóng gói trong bao bì giả mạo về nguồn gốc và tính xác thực của
sản phẩm [8]. Hiện nay thuốc giả còn hoành hành trên thị trường Việt Nam do hệ
thống phân phối thiếu chuyên nghiệp, khó truy nguồn gốc do phải thông qua nhiều
trung gian dẫn đến khó truy nguồn gốc, các quy định về lưu giữ hóa đơn chứng từ
còn lỏng lẻo, các phương pháp phân phối thuốc bất hợp pháp thông qua nền tảng
Internet [8].
Đài truyền hình Việt Nam đã lên án vụ việc ông Nguyễn Anh Tạo – một diễn
viên nghiệp dư, dưới cái danh Hoàng Kim Giáp, cam kết cung cấp thần dược chữa
được tất cả các bệnh tuyến giáp. Ông Tạo và các đối tượng liên quan đã bị phát hiện
10

mạo danh số đăng kí thuốc của thuốc khác, mạo danh địa chỉ sản xuất của một cơ sở
sản xuất thuốc nam gia truyền, và mạo danh bệnh viện đa khoa Tâm Anh [9].
Theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam, “Thuốc giả không chỉ
là bất hợp pháp mà còn là mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Điều trị
bằng thuốc giả mạo không hiệu quả, chẳng hạn kháng sinh giả có thể dẫn đến sự
xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc. Các thuốc giả được sản xuất tại cơ sở
không đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn quy định có thể chứa nhiều vi khuẩn và nấm
mốc, điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các thuốc dùng đường tiêm hoặc dùng
trên những người bệnh bị suy giảm miễn dịch [8]”.
2.3.2. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Theo khoản 32, điều 2, Luật dược 2016, “Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất
lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền [1].” Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng chất lượng có nhiều
nguyên nhân gây ra: Bảo quản thuốc không tốt dẫn đến thuốc bị ẩm, mốc… mặc dù
thuốc vẫn còn hạn sử dụng. Vận chuyển không đúng cách, không đảm bảo quy trình
an toàn… dẫn đến thuốc có thể bị hỏng. Thuốc đã hết hạn sử dụng. Thuốc đã được
phê duyệt nhưng sau đó bị thu hồi do phát hiện lỗi hoặc bất thường.
Cũng như thuốc giả, tình trạng thuốc kém chất lượng vẫn còn xuất hiện
tương đối nhiều tại Việt Nam. Ngày 16/11/2022, Cục Quản lý Dược ban hành
Quyết định số 745/QĐ-XPHC và 746/QĐ-XPHC, xử phạt công ty cổ phần 23 tháng
9 (địa chỉ trụ sở chính: Quận 6, TP.HCM) và Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (địa
chỉ trụ sở chính: TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) vi phạm hành chính 70 triệu đồng
[10 – 11]. Lý do xử phạt đối với Công ty 23 tháng 9: do sản xuất thuốc Batiwell, số
giấy đăng ký lưu hành VD-31011-18, số lô 00121, NSX 8/3/2021, HSD 8/3/2024,
không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều thể tích và độ đồng đều
hàm lượng (vi phạm mức độ 2). Đối với Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, mẫu thuốc
Siro uống Siro Nutrohadi F, Số GĐKLH: VD-18684-13, Số lô: 030221; NSX:
240221; HD: 230224 không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng
Riboflavin, Thiamin Hydoclorid, Tocopherol acetat.
11

Hậu quả mà thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng mang lại cũng vô cùng
khôn lường. Khi không đủ hàm lượng hoạt chất, thuốc sẽ không giải quyết được
bệnh mà còn có thể gây tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc. Bên cạnh đó, ngoài
không bảo đảm các hoạt chất như đã đăng ký, thuốc kém chất lượng còn có thể
chứa các chất có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như gây dị ứng, nhiễm độc.
2.4. Công tác cung ứng dược phẩm
Nhằm nâng cao chất lượng và hệ thống bán lẻ thuốc, Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc”. GPP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo quản, đảm bảo chất lượng và
phân phối đến tay người tiêu dùng. Hiện tại, GPP là tiêu chuẩn chung ở tất cả cơ sở
bán lẻ ở nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện, duy trì tiêu chuẩn, nguyên tắc của GPP
trên thực tế vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Vẫn tồn tại các trường hợp các nhà
thuốc bảo quản thuốc không đúng theo quy định. Nhiều nhà thuốc không trang bị
máy lạnh hoặc có trang bị nhưng không sử dụng để tiết kiệm chi phí điện, nước;
chưa có nhiệt kế ghi nhận điều kiện bảo quản; chưa có khu bố trí riêng và sổ sách
theo dõi nhập xuất cho Thuốc kiểm soát đặc biệt; chưa thực hiện kết nối liên thông
dữ liệu với cơ sở dược Quốc gia. Nguyên nhân do các nhà thuốc này chưa thực sự
nghiêm túc thực hiện GPP, chưa có quy trình kế hoạch rõ ràng về việc duy trì các
tiêu chuẩn, nguyên tắc để nhân viên tại cơ sở thực hiện. Về công tác hậu kiểm,
thanh tra của các đơn vị chức năng trong công tác quản lý chưa chặt chẽ và nghiêm
khắc.
Hậu quả của việc không thực hiện tốt công tác bảo quản là gây ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí có thể gây hại
đến sức khỏe của bệnh nhân. Công tác quản lý không chặt chẽ từ phía các cơ quan
quản lý sẽ dẫn đến việc lơ là trong công tác thực hiện duy trì GPP của một số cơ sở
bán lẻ thuốc, thực hiện chỉ với mục đích đối phó, từ đó sẽ dẫn đến nhiều sai phạm
không kiểm soát được.
12

2.5. Công tác dược lâm sàng (bệnh viện, nhà thuốc)
Tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị đang là mối lo ngại hàng đầu
trong lĩnh vực y tế của toàn thế giới. Mặc dù kháng sinh vô cùng quan trọng trong
điều trị nhiễm khuẩn nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hậu quả đề kháng kháng sinh và
xuất hiện các chủng vi khuẩn đa đề kháng thuốc. Việt Nam được xếp vào trong các
nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trên thế giới, với 88% kháng sinh tại thành thị
và 91% tại nông thôn bán ra mà không cần kê đơn [12]. Tại các tỉnh phía Nam, tỉ lệ
Enterbacteria coli kháng kháng sinh lên tới 74,6%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây
nhiễm trùng Klebsiella pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây
nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên
90% [12].
PGS.TS Đoàn Mai Phương, nguyên trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch
Mai cho biết, “Bệnh viện Bạch Mai gặp rất nhiều bệnh nhân bị đa kháng thuốc,
kháng mở rộng và toàn kháng. Với trường hợp toàn kháng, khi đó, bác sĩ cũng bất
lực, chỉ có thể giúp bệnh nhân truyền dịch, nâng cao thể trạng, tăng cường dinh
dưỡng để cơ thể tự chống đỡ với vi khuẩn” [13].
Nguyên nhân của tình trạng này là do kháng sinh được bán rất phổ biến trên
thị trường dược phẩm và bất kì ai cũng có thể mua được kháng sinh mà không phải
cần có toa thuốc của bác sĩ. Tâm lý bệnh nhân muốn dùng thuốc nhanh khỏi, uống
vào có thể hết bệnh ngay và có niềm tin vào nhà thuốc hay dược sĩ “kê thuốc hay”.
Dược sĩ nhà thuốc dù ý thức được tác hại của việc kê đơn không đúng quy tắc,
nhưng vì mục đích lợi nhuận và danh tiếng nên vẫn thường xuyên kê kháng sinh
vào đơn thuốc.
Bên cạnh đó, hạn chế về mặt chuyên môn về kiến thức về thuốc và phản ứng
có hại của thuốc cũng là một trong những nguyên nhân chính. Một số trường hợp
cảm cúm thông thường có thể do virus hoặc do dị ứng bởi điều kiện thời tiết bất
thường ở Việt Nam, nhưng khi đến hiệu thuốc, các dược sĩ lựa chọn kê kháng sinh
hoặc làm theo yêu cầu của bệnh nhân kê thuốc có kháng sinh.
13

Hậu quả là tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. PGS-TS
Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế – cho biết
“Trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu
quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4”. Không có kháng
sinh mới được tìm ra trong khi tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng nghiêm
trọng. Có khoảng 700.000 ca tử vong hằng năm do đề kháng kháng sinh, tiếp tục
tình hình này theo WHO dự tính năm 2050, cứ 3 giây sẽ có người tử vong do kháng
thuốc, tương đương 10 triệu người mỗi năm [13].
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
3.1. Công tác đào tạo nhân lực ngành Dược
Để khắc phục các vấn đề hiện có trong công tác đào tạo ngành dược, giải
pháp tiên quyết là nâng cao chỉ tiêu và chất lượng đào tạo sinh viên, nâng cấp cơ sở
vật chất, tăng cường thời gian thực hành, giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế và nâng
cao chất lượng chương trình đào tạo, cũng như thường xuyên đào tạo cập nhật để
nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên. Các trường đại học cần triển khai
nhiều loại hình đào tạo khác nhau. Các trường Cao đẳng nên mở thêm đào tạo về Y
Dược. Ngoài ra, các cơ sở liên quan đến hành nghề dược cần thay đổi cơ chế trả
lương, tăng lương cùng các phụ cấp ưu đãi để giảm lượng nhân viên xin nghỉ hoặc
chuyển việc.
Để khắc phục tình trạng cho thuê bằng đang tràn lan trên khắp các tỉnh
thành. Bộ Y tế nên thắt chặt lại các quy định về bằng dược sĩ và đưa ra hình thức xử
lý răn đe nghiêm minh. Bộ phận thanh tra phải thường xuyên kiểm tra một cách
nghiêm túc để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Ban lãnh đạo nên
chú trọng hơn trong việc giải quyết vấn đề thuê bằng, đưa ra mức xử phạt nặng hơn
khi vi phạm, nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng đảm bảo chất lượng đầu ra.
Người có chứng chỉ hành nghề chỉ nên được đứng tên một cơ sở hoặc doanh
nghiệp. Thời gian làm việc của người có chứng chỉ hành nghề cũng cần được quy
định cụ thể.
14

3.2. Công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng dược phẩm
Trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, vấn đề nổi cộm nhất vẫn là thuốc giả và
thuốc kém chất lượng. Tại nhà máy sản xuất dược phẩm, các vị trí như QA, QC cần
làm việc trung thực và nghiêm minh nhất có thể đối với tất cả công đoạn sản xuất,
giám sát chặt chẽ để phát hiện những lỗi bất thường trong kiểm tra nguyên liệu, bao
bì và nhãn thuốc để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Lãnh đạo công ty cũng
cần có chính sách kiểm tra, khen thưởng và xử phạt phù hợp để quá trình sản xuất
đảm bảo tuân thủ GMP và các tiêu chuẩn khác của nhà máy.
Hiện nay, các công ty dược phẩm tại Việt Nam cũng áp dụng nhiều công
nghệ chống hàng giả như sử dụng các hình ảnh ba chiều, mực chuyển màu, mã
nhúng, sử dụng mã xác minh bằng tin nhắn hoặc xác minh trực tuyến, mã vạch. Gần
đây, vào ngày 21/06/2022, Chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt
Nam đã ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Truedata – giải pháp tiên tiến cho phép
truy xuất nguồn gốc dược phẩm thông qua mã QR. Đây là một trong những bướt
ngoặt quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong hành trình đảm bảo an toàn của người
tiêu dùng [14].
Người dược sĩ đóng vai trò chủ đạo và then chốt trong việc phòng chống việc
kinh doanh và tiêu thụ thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trước tiên, dược sĩ cần có
nhận thức đúng đắn về việc gian lận khi sản xuất thuốc. Tiếp theo, họ cần thực hiện
đúng vai trò của mình trong quá trình sản xuất dược phẩm đã nêu ở trên, cũng như
trong chuỗi phân phối và cung ứng tới người tiêu dùng. Dược sĩ cần đảm bảo thuốc
được cung cấp bởi các công ty có uy tín với đầy đủ giấy tờ pháp lý cần thiết.Trong
trường hợp nghi ngờ thuốc giả, dược sĩ cũng cần báo cáo kịp thời đến các cơ quan
chức năng.
Hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc cần được tổ chức một cách
bài bản và đúng theo quy định (Hình 3.1). Các cấp lãnh đạo cơ quan Nhà nước cần
ban hành các quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng về việc đảm bảo chất lượng sản
xuất dược phẩm, cũng như hình thửc theo dõi và xử lý nghiêm minh các hành vi sản
xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến nền công
15

nghiệp dược phẩm Việt Nam và sức khỏe người tiêu dùng. Công tác thanh tra cần
được tiến hành thường xuyên và nghiêm ngặt hơn. Bên cạnh đó, các trung tâm và
viện kiểm nghiệm nên tăng cường lấy mẫu kiểm tra định kì nhằm đánh giá chất
lượng thuốc và kịp thời phát hiện, thu hồi thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Ngoài
ra, việc thông tin về thuốc giả, thu hồi các thuốc kém chất lượng cần được thực hiện
nhanh chóng và hiệu quả.

Hệ thống tổ chức quản lý, kiểm tra


chất lượng thuốc

Hệ thống Quản lý Hệ thống Kiểm tra Hệ thống


chất lượng thuốc chất lượng thuốc Thanh tra Dược

Cục Quản lý Dược Cơ quan kiểm tra Phòng kiểm Cơ sở kinh doanh
Việt Nam chất lượng của nhàương nghiệm của cơ sở
Cấp Trung
dịch vụ kiểm
(cấp Trung ương) nước về thuốc kinh doanh dược nghiệm thuốc,
Cấp địa phương
nguyên liệu làm
thuốc
Cơ quan quản lý
nhà nước về chất Viện Kiểm nghiệm
lượng thuốc ở địa Trung ương
phương (Sở Y tế) Trung tâm kiểm
nghiệm Thuốc
thành phố
Viện Kiểm nghiệm
thuốc TP.HCM
Trung tâm kiểm
nghiệm thuốc tỉnh
Trung tâm
Kiểm nghiệm thuốc
Hình 3.1. Hệ thống tổ chức
khuquản
vực lý và kiểm tra chất lượng thuốc

Viện kiểm định


quốc gia vaccine,
sinh phẩm
16

3.3. Công tác cung ứng dược phẩm


Đê khắc phục tình trạng trong công tác cung ứng thuốc thì nhân viên nhà
thuốc cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng. Nhân viên
nên tuân thủ hơn các quy định về bán thuốc kê đơn, tư vấn các thông tin trong phạm
vi hành nghề và nên được tập huấn một cách bài bản và thường xuyên. Các nhân
viên nên chú trọng hơn trong việc hướng dẫn cho người bệnh về các thông tin liên
quan đến loại thuốc mà người bệnh sẽ dùng. Các nhà thuốc nên có cuốn Cẩm nang
thực hành tốt nhà thuốc để nhân viên dễ tra cứu hơn, thường xuyên kiểm tra và thắt
chặt hơn trong việc bảo quản thuốc nhất là đối với các thuốc có điều kiện bảo quản
đặc biệt. Nhà nước và các cấp quản lý cần nghiêm túc trong công tác hậu kiểm,
giám sát các nhà thuốc đã đạt chuẩn GPP. Nhà nước nên đưa ra mức phạt nặng hơn
cho những nhà thuốc vi phạm trong việc đảm bảo chất lượng thuốc. Bộ Y tế nên mở
các khóa tập huấn để nâng cao trình độ cho nhân viên, tổ chức các cuộc thi vấn đáp
về thực hành tốt nhà thuốc.
Quy trình đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc được quy
định trong 02/2018/TT-BYT như sau:
 Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung
và kế hoạch đánh giá dự kiến tại cơ sở bán lẻ thuốc.
 Cơ sở bán lẻ thuốc trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai,
áp dụng GPP hoặc nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá.
 Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GPP tại cơ sở
bán lẻ thuốc theo từng nội dung cụ thể.
 Đoàn đánh giá họp với cơ sở bán lẻ thuốc để thông báo về tồn tại phát hiện trong
quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ
sở bán lẻ thuốc trong trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc không thống nhất với đánh
giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại; đánh giá phân loại đáp ứng GPP của
cơ sở bán lẻ thuốc;
 Lập và ký biên bản.
17

3.4. Công tác dược lâm sàng


Để giải quyết vấn đề sử dụng lạm dụng kháng sinh, mỗi dược sĩ trong quá
trình tư vấn và cung ứng cần tuân thủ đúng các nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
 Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
 Chọn đúng kháng sinh theo từng trường hợp
 Chọn đúng liều lượng
 Chọn đúng dạng dùng
 Dùng đúng thời gian
 Dùng kháng sinh dự phòng hợp lí
 Phối hợp kháng sinh khi cần thiết
Mỗi dược sĩ cần tăng cường giáo dục, nhận thức tầm quan trọng của việc sử
dụng kháng sinh. Cần thông tin chi tiết liên quan về sử dụng kháng sinh trong phác
đồ điều trị cho bác sĩ và thực hiện các biện pháp quản lý kháng sinh hiệu quả. Cơ
quan Nhà nước cần tuyên truyền, khuyến khích các nhà thuốc, chuỗi nhà thuốc
không được phép bán kháng sinh nếu không có đơn thuốc của bác sĩ. Việc điều trị
cho bệnh nhân do nhiễm khuẩn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: vị trí nhiễm
khuẩn, bệnh lý nền của bệnh nhân, việc đề kháng thuốc của cơ thể bệnh nhân. Lựa
chọn kháng sinh phù hợp và tư vấn bệnh nhân tuân thủ đúng trong sử dụng kháng
sinh, điều này rất quan trọng cần các bác sĩ, dược sĩ đảm bảo thực hiện đúng.
Đối với vấn đề phối hợp với bác sĩ kê đơn thuốc trong bệnh viện, các cơ
quan đơn vị ban ngành cần tăng cường kiểm tra, rà soát thông tin trong việc kê đơn
thuốc. Việc thay thế đơn thuốc chữ viết tay bằng chữ in máy và tất cả các đơn thuốc
đều được lưu trên hệ thống của cơ sở y tế tất cả phải rà soát, xem xét nghiêm ngặt
trước khi đưa đơn thuốc đến tay bệnh nhân. Nếu phát hiện tình trạng bộ phận hoặc
cá nhân vì lợi ích bản thân mà sai phạm trong công tác điều trị bệnh phải xử lý
nghiêm khắc. Để có thể giảm thiếu việc kê đơn thuốc cần xây dựng phác đồ và
hướng dẫn điều trị chuẩn nhằm giảm sai sót trong kê toa. Thực hiện đúng theo
nguyên tắc kê đơn thuốc có quy định điều 1- Thông tư 05/2016 TT-BYT.
18

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Đối với ngành Dược, sản phẩm chúng ta sản xuất hay kinh doanh là một
hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Một thiếu sót
hoặc một sai lầm dù nhỏ xảy ra đều có thể gây tác hại đến sức khỏe thậm chí là tính
mạng. Ngoài trình độ chuyên môn là việc cơ bản cần có thì đạo đức nghề nghiệp là
một yếu tố vô cùng quan trọng nó tạo nên giá trị, phẩm chất của một người Dược sĩ.
Đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua thái độ, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá
nhân. Ngành dược phẩm hiện nay có nhiều điều kiện phát triển nhưng song song sẽ
là những thách thức mới, trước sự tác động của yếu tố con người, yếu tố thị trường
nhiều biểu hiện về sự tiêu cực, vi phạm về đạo đức hành nghề từ việc sản xuất và
đảm bảo chất lượng; quản lý cung ứng thuốc đến việc lạm dụng kháng sinh, cho
thuê chứng chỉ hành nghề vẫn xảy ra phổ biến hiện nay. Mọi việc làm đều ảnh
hưởng trực tiếp và gây ra hậu quả nghiêm trọng đến bệnh nhân. Chính vì vậy, dược
sĩ chúng ta cần phải rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tận tụy với công việc
đồng thời phải không ngừng trau dồi phẩm chất, đạo đức, làm việc công tâm mang
lại lợi ích sức khỏe cho tất cả mọi người.
19

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Quốc Hội (2016), Luật Dược.
2. Bộ y tế (2021), Thông tư 08/2021/TT-BYT.
3. Bộ Y tế (2006), Đại cương về hệ thống y tế và tổ chức mạng lưới y tế Việt Nam.
4. Báo Tuổi Trẻ (2017), Dược sĩ vô tư cho thuê bằng, truy cập ngày 2/11/2022 tại
trang web: https://tuoitre.vn/duoc-si-vo-tu-cho-thue-bang-1249159.htm
5. Phương Thảo (2019), Cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành
Dược, truy cập ngày 3/11/2022 tại trang web:
https://caodangduoctphcm.org.vn/nganh-duoc/nguon-nhan-luc-nganh-duoc-
c26797.html
6. Tổng cục thống kê (2012), Niên giám thông kê y tế năm 2008, Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội.
7. Báo Điện tử Chính phủ (2022), Nâng cao nhận thức để chống nạn 'thuốc giả,
dược phẩm giả, truy cập ngày 1/11/2022 tại trang web:
https://baochinhphu.vn/nang-cao-nhan-thuc-de-chong-nan-thuoc-gia-duoc-
pham-gia-102220823113208907.htm
8. ThS. Nguyễn Phước Bích Ngọc, DS. CKI Lê Văn Quang, DS. CKI Trần Quang
Phúc (2018), Thuốc giả - thực trạng, hậu quả và giải pháp ngăn chặn, truy cập
ngày 6/11/2022 tại trang web: http://bvydhue.com.vn/c191/t191-687/thuoc-gia--
thuc-trang-hau-qua-va-giai-phap-ngan-chan.html
9. Nguyễn Sơn, Minh Anh, Chu Thanh, Nguyễn Phương (2022), Biến thợ sửa đồ
điện thành... bác sĩ đầu ngành để bán thuốc giả, truy cập ngày 6/11/2022 tại
trang web: https://vtv.vn/xa-hoi/bien-tho-sua-do-dien-thanh-bac-si-dau-nganh-
de-ban-thuoc-gia-20221010123508138.htm
10. Bộ Y tế (2022), Quyết định số 745/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành
chính (Công ty Cổ phần 23 tháng 9).
11. Bộ Y tế (2022), Quyết định số 745/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành
chính (Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh).
20

12. Báo Dân Trí (2017), Kháng kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới, truy cập
ngày 12/11/2022 tại trang web: https://bvndtp.org.vn/khang-khang-sinh-o-viet-
nam-cao-nhat-gioi-bao-dan-tri/
13. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2019), Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng
tất cả kháng sinh, bác sĩ bất lực, truy cập ngày 12/11/2022 tại trang web:
https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/
7ng11fEWgASC/content/viet-nam-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-tat-ca-khang-
sinh-bac-si-bat-luc
14. Báo Kiểm sát (2022), Ứng dụng công nghệ chống hàng giả Truedata vào đời
sống hàng ngày, truy cập ngày 10/11/2022 tại trang web: https://kiemsat.vn/ung-
dung-cong-nghe-chong-hang-gia-truedata-vao-doi-song-hang-ngay-63924.html

You might also like