You are on page 1of 77

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THẢO LUẬN


Môn học: Kinh tế khu vực và ASEAN

Đề tài: Tìm hiểu về đất nước Campuchia

Mã lớp học phần: 2153FECO2031


Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thùy Dương 
Nhóm thực hiện: Nhóm 11

Hà Nội 2021
MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CAMPUCHIA 4
1.1. Lịch sử hình thành 5
1.2. Điều kiện tự nhiên 5
1.3. Chính trị 6
1.4. Hệ thống pháp lý 7
1.5. Con người 7
1.6. Văn hóa, xã hội 8
1.7. Những biểu trưng riêng của Campuchia 10
1.8. Giáo dục 11
1.9. Cơ sở hạ tầng 12
1.10. Du lịch 12
PHẦN II: KINH TẾ CAMPUCHIA 14
2.1. Khái quát 14
2.2. Thương mại 15
2.2.1. Thương mại hàng hóa 15
2.2.1.1. Xuất khẩu 15
2.2.1.2. Nhập khẩu 19
2.2.2. Thương mại dịch vụ 22
2.2.2.1. Du lịch 22
2.2.2.2. Vận tải và logistics 24
2.2.2.3. Casino 24
2.2.3. Chính sách thương mại 25
2.2.3.1. Thuế quan 25
2.2.3.2. Chính sách thương mại dịch vụ 30
2.2.3.3. Chính sách trong thời kỳ Covid 30
2.3. Đầu tư 31
2.3.1. Môi trường đầu tư 31
2.3.2. Dòng vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư 32
2.3.2.1. Campuchia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 32
2.3.2.2. Campuchia đi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 35
2.3.3. Chính sách đầu tư 36
2.4. Lao động 37
2.4.1. Lực lượng lao động 37
2.4.2. Cơ cấu lao động 40
2.4.3. Trình độ lao động 40
2.4.4. Luồng di chuyển lao động 41
2.4.4.1. Di cư lao động trong nước 41
2.4.4.2. Di chuyển nguồn lao động ra nước ngoài 41
2.4.5 Chính sách Lao động 42
2.4.5.1. Đối với lao động trong nước 42
2.4.5.2. Đối với lao động trẻ em 44
2.4.5.3. Đối với lao động nước ngoài 44
2.4.5.4. Các chính sách hỗ trợ người lao động trong đại dịch Covid 19 45
2.4.5.5. Tác động dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng tới lao động
Campuchia 45
2.5. Tổng kết 46
PHẦN 3: HỢP TÁC KINH TẾ CỦA CAMPUCHIA 48
3.1. Hợp tác với Singapore 48
3.1.1. Thương mại 48
3.1.1.1. Xuất khẩu 49
3.1.1.2. Nhập khẩu 51
3.1.2. Dịch vụ 52
3.1.3. Đầu tư 53
3.1.4. Lao động 55
3.1.5. Triển vọng trong tương lai 56
3.2. Hợp tác với Việt Nam 57
3.2.1. Hợp tác về thương mại 58
3.2.1.1. Thương mại hàng hóa 58
3.2.1.2. Thương mại dịch vụ 64
3.2.2. Hợp tác về đầu tư 66
3.2.3. Lao động 68
3.2.4. Tiềm năng phát triển trong tương lai 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 11

STT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm

1 Hoàng Thị Trà Phần III 10

2 Đinh Kiều Diễm Trang PPT + Thuyết trình 10

3 Ngụy Thu Trang Phần I + Thuyết trình + Word 10

4 Nguyễn Thị Thu Trang Phần II 10

Nhóm trưởng
Trang
Ngụy Thu Trang
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CAMPUCHIA
Vương quốc Campuchia (cũng còn được gọi là Căm Bốt (theo tiếng Pháp:
Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán-Việt của từ “Khmer”). Quốc kỳ Campuchia
(tiếng Khmer: ទង់ជាតិកម្ពុជា) được chọn lại vào năm 1993, sau cuộc tổng tuyển cử đưa
Campuchia trở lại thời kỳ quân chủ. Giữa lá cờ có hình Angkor Wat. Quốc kỳ
Campuchia gồm có ba sọc ngang màu xanh dương, đỏ, xanh dương và hình Angkor Wat
màu trắng ở chính giữa Chiều rộng dải đỏ gấp đôi chiều rộng dải xanh lam. Hình Angkor
Wat ở giữa lá cờ là biểu tượng cho sự thanh liêm, công lý của nhân dân và là di sản văn
hóa của Campuchia và đồng thời tượng trưng cho Phật giáo Nam truyền - tôn giáo chính
tại Campuchia. Màu xanh dương là biểu tượng của sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh em
đồng thời tượng trưng cho nhà vua. Màu đỏ là biểu thị lòng can đảm của cả nhân dân
Campuchia.
1.1. Lịch sử hình thành
Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ
thứ nhất với vương quốc cổ Phù Nam (Funan), tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh
trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt
Nam, nam Thái Lan ngày nay. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp - một thuộc quốc ở khu vực Bắc
Campuchia và Nam Lào thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ
Phù Nam.
Vương quốc Khơ-me ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 trên lãnh thổ của Phù-nam và
Chân-lạp trước đây. Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13,
Vương quốc Khơ-me phát triển cực thịnh. Khi đó, tên gọi “Campuchia” đã dần xuất hiện
vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật thần thoại Campu. Từ thế kỷ 13 đến nửa đầu
thế kỷ 19, các cuộc nội chiến và chinh phục của ngoại bang đã làm cho Vương quốc
Khơ-me suy yếu.
Ngày 17/4/1975, Pol Pot lật đổ chế độ Cộng hoà của Lon Nol, thành lập nước
"Campuchia dân chủ", thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của
Campuchia.
Ngày 2/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do ông Heng
Samrin làm Chủ tịch. Ngày 07/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam,
nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Iêng Xary, thành lập
nước "Cộng hoà Nhân dân Campuchia", năm 1989 đổi thành "Nhà nước Campuchia"
(SOC).
Ngày 6/10/2004, Quốc vương Sihanouk tuyên bố thoái vị; ngày 14/10/2004, Hội
đồng Ngôi Vua bầu Hoàng tử Norodom Sihamoni làm Quốc vương mới. Ngày
29/10/2004, Quốc vương Sihamoni chính thức đăng quang.
=> Có thể thấy, người dân Campuchia, từ cụ già cho đến những em nhỏ, đều có một
niềm tự hào vô bờ bến mỗi khi nhắc đến lịch sử của dân tộc. Những người Campuchia
đầu tiên xuất hiện và định cư ở đây vào khoảng những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên,
trải qua các cuộc binh biến các triều đại thay nhau cai quản đất nước cho đến ngày nay.
Nhưng Campuchia phát triển hùng mạnh nhất vào khoảng thế kỷ thứ IX cho đến thế kỷ
XIII, chính giai đoạn này đã viết lên những trang sử hào hùng nhất của dân tộc
Campuchia với “nền văn minh Khmer”, với Angkor Wat, quần thể Angkor - di sản thế
giới và hàng loạt những kỳ tích khác tạo nên một huyền thoại bất tử Angkor. Chính
những huyền thoại ấy đã tạo sức mạnh cho nhân dân Campuchia chiến đấu và chiến
thắng biết cuộc nội chiến lẫn ngoại chiến và giành độc lập dân tộc.
1.2. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, giữa vĩ độ 10° và
15°N, kinh độ 102° và 108°E, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông
và Đông Nam giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam
giáp biển (400 km). Sông ngòi tập trung trong 3 lưu vực chính (Tônlê Thom, Tônlê Sap
và Vịnh Thái Lan).
- Diện tích: Campuchia có tổng diện tích đất là 176.446 km2 (cập nhật 2021), trong
đó có 800 km biên giới với Thái Lan về phía Bắc và phía Tây, 541 km biên giới với Lào
về phía Đông Bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía Đông và Đông Nam.
Campuchia còn có 443 km đường bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.
Đặc điểm địa hình nổi bật của Campuchia là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo
nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong
mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp
cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện
tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi
Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng Bắc-Nam về phía Đông
của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung
bình 500 m) dọc theo biên giới phía Bắc với Thái Lan.
- Khí hậu: Campuchia có khí hậu gió mùa với mùa khô và mùa mưa kéo dài trong
một khoảng thời gian tương đối bằng nhau. Nhiệt độ và độ ẩm thường ở mức cao quanh
năm.
- Tài nguyên: Campuchia có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, nhất là lúa nước. Campuchia là nước nông nghiệp với 20% diện tích đất nông
nghiệp và khoảng 80% dân số làm nghề nông. Nông nghiệp, dệt may, du lịch và xây
dựng là những lĩnh vực trụ cột chính của nền kinh tế Campuchia. Thị trường xuất khẩu
chính của Campuchia là Mỹ, EU, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Bên cạnh tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, Campuchia còn có nguồn tài
nguyên rừng phong phú với hơn 70% diện tích có rừng bao phủ. Gỗ là nguồn lâm sản
chính của Campuchia. Campuchia cũng có một số khoáng sản quý khác như bạc, hồng
ngọc, … nhưng trữ lượng khá khiêm tốn.
1.3. Chính trị
- Thể chế Chính phủ: Campuchia là nước Dân chủ đa đảng dưới chế độ quân
chủ lập hiến (theo VCCI). Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành
pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà
án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
- Hành pháp: Đứng đầu nhà nước là quốc vương Norodom Sihamoni, được Hội
đồng Tôn vương lựa chọn để tấn tôn lên ngôi ngày 29/10/2004. Chính phủ gồm 01 Thủ
tướng thuộc đảng chiếm đa số tại Quốc hội và 06 Phó Thủ tướng. Thủ tướng hiện nay là
Thủ tướng Hun Sen (từ 1985).
- Lập pháp:
+ Thượng viện: nhiệm kỳ 6 năm có 02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do
Quốc hội bầu. Thượng viện đầu tiên được thành lập tháng 3/1999 (không qua bầu cử).
Chủ tịch đương nhiệm là Samdech Say Chhum (bầu năm 2018).
+ Quốc hội: Được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.
Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 6 lần (1993, 1998, 2003, 2008, 2013 và mới nhất
là 2018).
- Tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập
12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương.
Hiện nay, ở Campuchia có 3 Đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng
Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống
nhất (FUNCINPEC) là hai đảng chính đang cầm quyền. Đảng Cứu quốc Campuchia
(CNRP) là đảng đối lập chính và khoảng 58 đảng phái khác.
1.4. Hệ thống pháp lý
Tại Campuchia, hệ thống luật pháp đã trải qua thời gian dài phát triển, từ những luật
thành văn thời Angkor với nhiều giai đoạn khác nhau, hệ thống luật pháp do người Pháp
xây dựng giai đoạn từ 1863 - 1953 và kéo dài tới năm 1975. Dưới chế độ Khmer đỏ từ
năm 1975 - 1979, hệ thống luật pháp của Campuchia bị quên lãng. Từ năm 1991 - 1993,
với sự tham dự hỗ trợ của Nhóm công tác Liên Hợp quốc, một số luật đã được soạn thảo
và ban hành. Việc biên soạn luật của Campuchia trên cơ sở tham khảo các luật của nước
ngoài làm cho hệ thống pháp luật của Campuchia gắn bó hơn với hệ thống thông luật
(common law). Hệ thống luật hiện tại hòa trộn giữa hệ thống luật dân sự (civil law) và hệ
thống thông luật (common law).
Hệ thống pháp lý tại Campuchia được chia thành 2 nguồn. Nguồn chính bao gồm
những luật được xây dựng bởi các cơ quan có thẩm quyền và được đưa vào sử dụng
thông qua các Nghị định Hoàng gia (Royal Decree). Luật quốc tế cũng được tham khảo là
nguồn của luật quốc gia. Các nguồn thứ cấp ít chính thức hơn, chẳng hạn như truyền
thống phong tục, nguyên tắc và quyết định. Trong các vụ án dân sự, nếu không có quy
định bằng văn bản, thẩm phán có thể tính đến tập quán, lương tâm và công bằng.
Tất cả các luật đều được xây dựng bởi các cơ quan nhà nước, tuân thủ nghiêm ngặt
hiến pháp. Có thể phân cấp các quy định pháp luật của Campuchia bao gồm: Nghị định
của Hoàng gia được sử dụng để đề cử các quan chức cấp cao, thẩm phán và nhà ngoại
giao, sự thành lập và hoạt động của các tổ chức công mới; Tiểu nghị định được sử dụng
để làm rõ các luật đã được thông qua, xác định vai trò và chức năng của các tổ chức
chính phủ hoặc các quan chức công quyền; Tuyên bố (Prakas trong thuật ngữ tiếng
Campuchia) được sử dụng chính xác trong các điều khoản lập pháp và phải tuân theo
nghị định phụ để đưa ra tuyên bố đó; Quyết định luôn do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ
trưởng ban hành và được sử dụng tạm thời (trên thực tế, có một số loại quyết định, chẳng
hạn như quyết định của Hội đồng Hiến pháp, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và
quyết định của Bộ trưởng); Thông tư được sử dụng để xác định bổ sung công việc và
nhiệm vụ của mỗi cơ quan nhà nước, được ký bởi Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng
liên quan.
1.5. Con người
- Dân số: Dân số hiện tại của Campuchia là 16.976.980 người (cập nhật ngày
20/08/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc). Gia tăng dân số tự nhiên được dự
báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 256.194 người. Theo ước
tính, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Campuchia vào năm 2021 sẽ như sau: 980 trẻ
em được sinh ra trung bình mỗi ngày 278 người chết trung bình mỗi ngày -79 người di cư
trung bình mỗi ngày. Dân số Campuchia sẽ tăng trung bình 623 người mỗi ngày trong
năm 2021.
Ngoài ra, dân số Campuchia hiện chiếm 0,22% dân số thế giới. Campuchia đang
đứng thứ 71 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ
dân số của Campuchia là 96 người trên mỗi kilômét vuông tính đến 20/08/2021.
- Dân tộc: Người Khmer chiếm phần lớn dân số Campuchia (khoảng 90%), gồm
nhiều loại như Khmer giữa (tiếng Khmer là Khmer Kandal), Khmer Thượng (Khmer
Loeur) và Khmer Hạ (Khmer Krom). Mọi công dân Campuchia được gọi là người mang
“Quốc tịch Khmer”. Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số: Việt Nam 5%, Trung Quốc
1%, dân tộc khác 4%.
- Ngôn ngữ: Tiếng Khmer là ngôn ngữ chính thức tại Campuchia. Ngoài tiếng
Khmer, tiếng Pháp vẫn được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong thế hệ người lớn tuổi
do thời gian là thuộc địa của Pháp vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay một số trường đại học,
nhất là những trường được chính phủ Pháp tài trợ, tiếng Pháp vẫn được dùng làm ngôn
ngữ giảng dạy. Tuy nhiên, giới trẻ và giới kinh doanh đang có xu hướng ưa thích học và
dùng tiếng Anh.
- Tôn giáo: Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin
vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này. Tôn giáo du nhập vào
Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh
chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Cho đến thế kỷ thứ VII
thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và
nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng
từ đó đến nay đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ
các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình.
Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên Phật giáo đã
hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng
của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Với tất cả sự nỗ lực không mệt mỏi trong
hoạt động của mình, Phật giáo trong thời kỳ hưng thịnh của các vương triều Đông Nam
Á, điển hình như đất nước Campuchia đã tôn Phật giáo lên địa vị độc tôn và với vai trò
đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp
sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, thậm chí đóng góp phần lựa chọn cả những con
người ngồi trên ngai vàng của vương quốc. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến nhiều
mặt văn hóa - xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp…
Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Campuchia, khi quốc gia
cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao, còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất
thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo Campuchia
đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nước nhà, ngôi chùa ngoài việc
là trung tâm văn hóa của bản làng mà còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc,
bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người, từ thời Phù Nam đến Chân Lạp,
Angkor.… Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa - xã hội của đất nước Campuchia
nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.
1.6. Văn hóa, xã hội
- Đơn vị tiền tệ: Tiền Riel, Đồng Đôla Mỹ sử dụng thông dụng trong các giao dịch
kinh doanh, du lịch và thương mại. Đồng tiền Việt Nam và tiền Bath của Thái Lan được
sử dụng ở khu vực biên giới giữa hai nước.
- Phong tục tập quán:
+ Người Campuchia có rất nhiều cách chào hỏi, phụ thuộc vào mối quan hệ, thứ bậc
và tuổi tác giữa người với người. Nhưng cách chào hỏi truyền thống của người
Campuchia là chào "Sompiah" (giao tiếp truyền thống): hai tay chắp vào nhau để trước
ngực như cầu nguyện và đầu hơi cúi nhẹ. Một người muốn thể hiện sự kính cẩn với người
đối diện sẽ cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn. Đây được gọi là kiểu chào
sompiah được người Khmer sử dụng đối với những người có cùng địa vị xã hội hoặc cao
hơn. Lẽ tất nhiên du khách cũng nên đáp lại như vậy khi chào hỏi. Ngoài ra, du khách
cũng có thể bắt tay khi chào hỏi, nhưng tốt nhất là nên chào sompiah trước khi bắt tay.
+ Đối với người ngoại quốc, người dân Campuchia cũng dùng cách bắt tay, tuy
nhiên, phụ nữ nước này vẫn dùng cách chào truyền thống đối với khách. Riêng với phụ
nữ là những người bạn thân thiết, thì có thể hôn nhẹ lên hai bên má như kiểu của Pháp.
+ Nguyên tắc ứng xử khi chào hỏi ở nước này rất đơn giản: đáp lại tất cả những lời
chào mình nhận được.
+ Ở Campuchia, để gọi người khác một cách lịch sự và kính trọng, người ta thường
thêm từ "Lok" đối với đàn ông và "Lok Srey" đối với phụ nữ trước họ hoặc họ và tên đầy
đủ.
+ Tuyệt đối không xoa đầu trẻ em vì theo người Campuchia đầu trẻ em là nơi rất
linh thiêng chỉ có thánh thần và cha mẹ chúng mới được chạm vào.
+ Không đưa bất cứ thứ gì bằng tay trái vì theo phong tục của họ tay trái là tay
"không được sạch sẽ".
+ Nếu ở trong chùa hoặc nhà của người Khmer, bạn nên cẩn thận khi ngồi không
bắt chéo chân mà thay vào đó là ngồi với cả hai chân đặt ở một bên.
+ Người Campuchia tôn thờ đạo Phật một cách tuyệt đối nên khi vào chùa không
được đội mũ, phải bỏ giày dép bên ngoài và không được đứng gần cũng như chạm vào
nhà sư.
Ngoài ra thì cách giao tiếp cũng như sinh hoạt khác đều giống với người Việt chúng ta.
Người Campuchia cũng thật thà và dễ gần cho nên du khách cũng không phải quá lo lắng
về vấn đề sinh hoạt cũng như giao tiếp nơi đây.
- Ẩm thực: Campuchia là một trong những nơi tuyệt vời nhất trên thế giới để cho
những ai có tình yêu dành cho ẩm thực Phương Đông ghé thăm. Ẩm thực Campuchia,
cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu
vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn
gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có
gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết
các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng
chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v... Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều
với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên.
Nhưng trên hết văn hóa ẩm thực Campuchia vẫn tạo cho mình những nét độc đáo riêng,
những ấn tượng riêng và cũng đủ làm hài lòng những thực khách sành ăn nhất.
Có một "Biển Hồ" mênh mông tôm cá, một bờ biển dài vô số hải sản quý hiếm và
dường như không bao giờ cạn kiệt. Đó là lý do tại sao những món ăn truyền thống của
người Campuchia đa số được làm từ cá và các loại hải sản khác. Từ cá nướng, cá hấp, cá
kho cho đến những món mắm thơm ngon, nổi tiếng chinh phục biết bao nhiêu "tâm hồn
ăn uống" của du khách quốc tế khi đến nơi đây.
Với hệ thống những khách sạn, nhà hàng, quán ăn có mặt khắp mọi nơi ở bến xe, ở
trên đường đi và ở xung quanh những địa điểm du lịch. Du khách chắc chắn sẽ không thể
kiềm chế khi đi ngang qua món con cá lóc cuốn trong bẹ chuối và đang nướng trên bếp
than hồng mùi cá chín thơm lừng sẵn sàng chinh phục bất cứ thực khách khó tính nhất.
Bạn cũng sẽ không khỏi bị cuốn hút bởi những món côn trùng như: kiến, cào cào, bọ
cạp… những con kiến chiên giòn béo ngậy nếu không thử chắc chắn sẽ phí nửa cuộc
hành trình đó. Ngoài ra còn rất nhiều nhiều món ăn khác nữa rất mới lạ nhưng cũng cực
kỳ thơm ngon đang chờ du khách thưởng thức.
- Lễ hội: Người Campuchia thường tổ chức một lễ hội theo một chừng mực nào đó
và tập trung các gia đình, bạn bè đi xa một nơi nào đó hoặc ngoài tỉnh thành là điều bình
thường, lễ hội là thời gian tốt nhất để người Khmer đi chơi và mua sắm .
+ Ngày lễ hội lớn nhất trong năm là Bonn Chol Chnam Thmey ( tết đón năm mới )
vào giữa tháng 4 dương lịch. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp và đi lễ
chùa chiền. Vào thời điểm đó các chùa chiềm rất bận rộn để trang hoàng lại cổng chùa
bằng hoa và lá cây dừa, các tượng phật được lau rửa sạch sẽ và mặc những bộ quần áo
casa mới. Các gia đình cùng bạn bè mặc quần áo đẹp nhất đến chùa để làm lễ và cầu
nguyện. Khi đi chùa họ chuẩn bị và mang theo đồ lễ cẩn thận để dâng như hoa quả, bánh
kẹo, cơm, thức ăn và đồ uống. Lễ vật sẽ thay đổi tùy theo năm 12 con giáp ( giống như
năm con vật tương ứng 12 con giáp của Trung Hoa).
+ Ngày hội tín ngưỡng quan trọng khác là ngày Bonn Phchum Ben thường diễn ra
vào khoảng gần cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 hàng năm. Theo phong tục truyền thống,
mọi gia đình đều tin rằng đi lễ 7 chùa khác nhau để tỏ lòng kính trọng tổ tiên, nếu không
sẽ phải gánh chịu những điều không may mắn trong năm tới.
+ Lễ hội bơi thuyền (Bonn Oum Tuk ) diễn ra từ ngày 14,15,16/11 hàng năm vào
dịp trăng tròn, đây là một trong những lễ hội lớn theo phong tục truyền thống của người
Khmer, báo hiệu chấm dứt mùa mưa, khởi đầu mùa khô vào chào đón sự thay đổi dòng
chảy từ sông Tonlesap chảy ra sông Mêkông.
1.7. Những biểu trưng riêng của Campuchia
- Hoa sứ Rumdul - Quốc hoa Campuchia:
Hoa sứ Rumdul có tên khoa học là Mitrella mesnyi – Melodorum fruticosum, cây
cao từ 8-15m, đường kính từ 20-30 cm. Rumdul có mặt ở hầu hết các đường phố
Campuchia và là Quốc hoa của đất nước này. Hoa có màu vàng nhạt, hình dáng tròn
trĩnh, có 3 cánh xòe 3 cánh úp, các cánh xen kẽ đều nhau. Trái Rumdul ăn được và khi
chín trái sẽ có màu đỏ – đen rất ấn tượng, hương thơm quyến rũ vào cuối buổi chiều và
buổi tối, đây là điểm lôi cuốn mạnh mẽ khiến người ta say mê.
Nhiều thế kỷ qua, hoa Rumdul thường được ví von với những cô gái Khmer: luôn
vui vẻ, dí dỏm và toát lên vẻ đẹp thanh tao, duyên dáng. Khi hòa mình trong vũ điệu
truyền thống Apsara, họ giống như những nàng tiên vui đùa với cây cỏ, mang đến sự sinh
sôi nảy nở cho muôn loài.
Rumdul có hương thơm rất đặc biệt, mùi hương ngọt ngào thoáng xa hàng ngàn cây
số nên hoa được dùng để cất dầu thơm và dầu trị bệnh. Thân cây vừa cung cấp gỗ vừa
cung cấp củi. Rumdul có nét đẹp mộc mạc, giản dị, màu sắc không bắt mắt thu hút như
những loài hoa khác nhưng lại có một sức mạnh thần kì, có thể lưu lại hình ảnh lâu nhất,
sâu nhất với bất kì ánh mắt nào vô tình chạm phải những cánh hoa. Cũng chính cái hương
thơm quyến rũ, cái nét vừa nhẹ nhàng, tao nhã lại vừa tươi mới thêm chút hóm hỉnh mà
hoa sứ Rumdul từ lâu đã trở thành đề tài của thi ca và âm nhạc ở Campuchia.
- Kiến trúc Khmer:
Kiến trúc Khmer phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng
từ thời Vương quốc Khmer (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Phật giáo, Ấn Độ
giáo và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến
trúc vĩ đại này. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc thời này là được xây dựng từ vật liệu gỗ,
tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay là các công trình bằng đá
tảng như các bức tường thành, đường sá,… và các ngôi đền.
Với con đường thì đó là những bao lơn tạc hình rắn Naga chín đầu, vươn cao từ 2-3
mét, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường dạo. Còn hình thức chung của các ngôi đền là
có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con
người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Vương quốc Khmer bấy
giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng Chăm Pa.
Người ta như thấy được sự sống động, náo nhiệt của ngày hội Angkor hàng năm
qua hình ảnh các nữ thần Apsaras với thân hình mềm mại, cân đối đang uyển chuyển
múa, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình.
Các ngôi đền thường có một cửa chính, còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng
chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất thiết kế biệt
thự ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của Quán Thế Âm (Avalokitesvara).
Chiêm ngưỡng những công trình này, du khách không thể không khâm phục sức
mạnh phi thường và bàn tay tài hoa của những người dân Khmer xưa. Kiến trúc Khmer
cũng có ảnh hưởng lớn đến thiết kế kiến trúc của Thái Lan và kiến trúc Chăm Pa tại Việt
Nam.
- Múa Khmer:
Với hơn 90% người dân Campuchia theo đạo Phật vì vậy lễ hội và chùa chiền với
người dân Campuchia diễn ra rất nhiều. Những điệu nhảy, điệu múa những bài ca trong
các dịp lễ hội cũng mang hơi thở và linh hồn của Phật giáo. Nhưng trong các lễ hội của
đạo Hindu có vẻ phong phú hơn về các điệu nhảy, và các bài nhạc như dàn nhạc cổ “Pin
Peat” với đầy đủ nhạc cụ chủ yếu làm từ tre, lứa, gỗ… Nghệ thuật múa cổ xưa ca ngợi
đấng tạo hóa của Hindu giáo, nghệ thuật múa cung đình có nguồn gốc từ nhân vật
“Apsara” trong truyền thuyết của đạo Hindu… Campuchia với hàng chục dân tộc anh
em, mỗi dân tộc có những làn điệu nhảy múa khác nhau chắc chắn du khách sẽ có những
bữa tiệc nghệ thuật văn hóa khó quên.
1.8. Giáo dục
Nền giáo dục Campuchia đã có một cuộc cải cách đáng được ngưỡng mộ. Báo cáo
chỉ số năng lực cạnh tranh 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2019, công bố
vào đầu tháng 10-2019, cho thấy trong tổng số 141 quốc gia - vùng lãnh thổ (được xét
duyệt theo 103 chỉ số nhóm thành 12 trụ cột), kỹ năng của học sinh, sinh viên Campuchia
tốt nghiệp đứng thứ 104 (Việt Nam đứng thứ 116); kỹ năng số của người dân Campuchia:
112 (Việt Nam: 97); tư duy phản biện trong giảng dạy: 76 (Việt Nam: 106); tỉ lệ học
sinh/giáo viên ở bậc tiểu học: 124 (Việt Nam: 75); mức độ dễ dàng tìm kiếm lao động
lành nghề: 123 (Việt Nam: 96)...
1.9. Cơ sở hạ tầng
Campuchia không phải là quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt, do hậu quả của nội chiến và
xung đột kéo dài nhiều thập kỷ trước. Hiện chỉ có một hệ thống đường sắt chạy tới
Kampong Cham và tới miền Tây Bắc giáp Thái Lan, tổng chiều dài đường sắt là 603 km.
Campuchia đang có kế hoạch cùng với Việt Nam xây dựng tuyến đường sắt nối TPHCM
– Phnom Penh như một phần của tuyến đường sắt Xuyên Á.
Chỉ có khoảng gần 12% trong số 35,769 km đường bộ của Campuchia được trải
nhựa. Con đường tốt nhất là nối thủ đô Phnom Penh với cảng biển Sihanouk Ville. Đây là
lý do có rất nhiều nhà máy được đặt dọc con đường này.
Về hàng không, nước này có 19 sân bay. Ngoài ra Campuchia có khoảng 3,700 km
đường thủy nội địa.
1.10. Du lịch
Ngành du lịch Campuchia chỉ bắt đầu phát triển sau khi Khmer đỏ dần dần bị tiêu
diệt và các thành viên còn lại của chính quyền Pol Pot bị bắt giữ vào những năm 90s.
Nằm ngay giữa trung tâm Đông Nam Á, Campuchia quyết định biến mình thành một đất
nước du lịch, tận dụng tối đa lợi thế về văn hóa và những kiến trúc cổ còn nguyên vẹn.
Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat
và những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm
văn hóa hấp dẫn thuộc thủ đô Phnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville
với đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số
dịch vụ du lịch khác.
Các điểm tham quan khác có thể phải kể đến vùng đồi núi thuộc tỉnh Ratanakiri và
tỉnh Mondulkiri, những ngôi đền nằm biệt lập thuộc tỉnh Preah Vihear và Banteay
Chhmar và các khu vực kinh tế quan trọng như Battambang, Kep và Kampot là những địa
danh mới được khám phá gần đây.
Campuchia là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể
Angkor, đền Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng,
hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới – có thể so sánh với Machu
Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Nhưng sự hùng vĩ này lại trái
ngược với Cánh đồng chết và bảo tàng diệt chủng Toul Sleng, cũng như trái ngược với
những chứng tích lịch sử cận đại của Campuchia, thời gian mà lực lượng Polpot và chế
độ cực đoan Khmer Đỏ cai trị cuối những năm 1970, gây nên một trong những tội ác ghê
rợn và tàn bạo nhất của thế kỷ XX.
Ngày nay, người Khmer vốn chiếm 95% dân số Campuchia đã tạo ra những ấn
tượng sâu đậm cho khách du lịch, họ chính là những người thân thiện và hạnh phúc nhất
mà du khách từng gặp. Nụ cười người Khmer có ở khắp nơi, như trong chuyện cổ tích và
truyền thống đậm đà bản sắc riêng của dân tộc này. Campuchia vì vậy thật sự là vùng đất
của sự tương phản: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những bản hùng ca và những bi kịch,
giữa sự quặn đau tuyệt vọng và nguồn cảm hứng tương lai. Dường như đó là một đặc
điểm vô song của đất nước Campuchia.
Tự hào nắm giữ tên gọi "Campuchia – Vương quốc nhiệm màu", Campuchia ra sức
quảng bá hình ảnh của những di tích đẹp đến choáng ngợp, các bãi tắm thô sơ chưa được
khai phá, nền văn hóa đầy màu sắc và đặc biệt là con người Campuchia thân thiện và mến
khách. Chỉ qua vài năm ngắn ngủi, Campuchia đã lột xác từ một đất nước đầy đau thương
do chiến tranh trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và tiềm năng. Thủ đô Phnom Penh
được giới du lịch không tiếc lời khen ngợi, với các khu di tích cùng những kiến trúc thời
kỳ Pháp thuộc. Hay như Sihanoukville cũng là một địa điểm được truyền thông quốc tế
khen ngợi với bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp.
Trong chính sách của Chính phủ Campuchia, du lịch văn hóa là xương sống phát
triển du lịch của đất nước. Xét về khía cạnh này, Du lịch và Văn hóa gắn bó mật thiết, bổ
sung cho nhau, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức hấp dẫn và sức cạnh tranh cho
du lịch cũng như cho đất nước Campuchia. Thực tế cho thấy, ngành Văn hóa đã đóng vai
trò là một công cụ hữu hiệu để phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của một
vùng, của Campuchia trong thị trường du lịch ngày càng cạnh tranh gay gắt. Mặt khác,
ngành Du lịch cũng đã phát triển các nguồn thu nhập và các nguồn lực có thể hỗ trợ và
tăng cường bảo tồn, phát triển văn hóa trong kỷ nguyên đổi mới, toàn cầu hóa…
PHẦN II: KINH TẾ CAMPUCHIA
2.1. Khái quát
Campuchia là nước nông nghiệp (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng
chiếm tới gần 40% GDP của nước này), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; có nhiều
tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ, thu hút hút được các nhà đầu tư
nước ngoài khai thác quặng boxit, vàng, sắt và đá quý. Nền công nghiệp của Campuchia
còn yếu kém.
Vương quốc Campuchia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn sau thời kỳ Polpot Khmer
Đỏ, thành phố lớn nhất Phnompenh phục hồi từ một thành phố chết không một bóng
người và được khôi phục với vẻ huy hoàng như ngày nay. Ảnh hưởng của chiến tranh
nghiêm trọng hơn ở Việt Nam nên cho đến nay nền kinh tế vẫn còn nhiều điều bất cập,
tình trạng tham nhũng lớn và luật pháp lỏng lẻo khiến cho đất nước có nhiều điều cần
phải giải quyết.
Chính phủ Campuchia đề ra Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia 2006-2010 và
Chiến lược Tứ giác… đã thu được thành tựu đáng kể. Nền kinh tế Campuchia thoát khỏi
tình trạng suy thoái, trì trệ. Kinh tế vĩ mô ổn định, giữ được mức tăng trưởng cao trên
dưới 7%/năm. Riêng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới GDP tăng trưởng thấp
năm 2008 chỉ đạt 5,5%, năm 2009 đạt 0,1%, năm 2010 đạt 5,9%. Đến những năm gần
đây tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của Campuchia duy trì ổn định trong năm 2017 là
7%, 2018 ở mức 7,5% và đến 2019 là 7%. Tổng sản phẩm quốc nội tại Campuchia vẫn
được duy trì ở mức cao do sự tăng trưởng các ngành bất động sản, xây dựng, dệt may và
du lịch. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thậm chí đã gọi Campuchia là “con hổ kinh
tế mới” do những tăng trưởng liên tục của nước này. Thu nhập bình quân đầu người của
Campuchia trong những năm gần đây liên tục tăng, đạt 1,39 nghìn USD vào năm 2017,
1,5 nghìn USD vào năm 2018 và tiếp tục tăng đạt 1,62 nghìn USD năm 2019, góp phần
đáng kể nâng cao mức sống của người dân.
Tuy nhiên, thu nhập đầu người dù đang tăng nhanh nhưng vẫn thấp so với phần lớn
các quốc gia láng giềng và các quốc gia trên thế giới. Campuchia vẫn là một trong những
quốc gia nghèo nhất trong châu Á, phát triển kinh tế khó khăn do tham nhũng, học thức
còn hạn chế, khoảng cách giàu nghèo lớn, hạ tầng cơ sở ở một số vùng còn rất kém. Các
ngành kinh tế quan trọng của Campuchia: Công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp may
mặc); Ngành nông nghiệp (chủ yếu sản xuất thóc gạo), Ngành dịch vụ (chủ yếu là du
lịch). Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu kém, chủ yếu là phải nhập
khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia chỉ là -3.14% do
ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn tăng trưởng của Campuchia và cũng
làm giảm thu nhập bình quân đầu người xuống còn 1.57 nghìn USD. Ta có thể thấy kinh
tế Campuchia và những động lực tăng trưởng của nền kinh tế này như xây dựng, du lịch
và xuất khẩu hàng hóa tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu
vì đại dịch COVID-19. Trong nửa đầu năm 2021, nền kinh tế Campuchia tiếp tục bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là các lĩnh vực chủ lực như du lịch,
dệt may và xây dựng, ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp có dấu hiệu khả quan.

2.2. Thương mại


2.2.1. Thương mại hàng hóa
Giai đoạn 2018-2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia ghi nhận mức tăng
trưởng khá đều đặn, tuy nhiên cán cân thương mại vẫn thường bị thâm hụt. Cụ thể, năm
2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia đạt 35,252 tỷ USD tăng 11,4% so với
năm 2018.
Năm 2020 là một năm đặc biệt khi cả thế giới phải hứng chịu hậu quả của đại dịch
Covid-19. Đáng chú ý, bất chấp sự hoành hành của đại dịch, thương mại hàng hóa
Campuchia vẫn duy trì mức tăng trưởng dương và trở thành số ít các nước làm được điều
này. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 đạt gần 36 tỷ USD, tăng 2,52% so với
năm 2019, trong đó xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, góp phần thu hẹp thâm hụt cán
cân thương mại.
2.2.1.1. Xuất khẩu

Bảng 1: Xuất khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến năm 2020 (tính bằng tỷ đô la Mỹ)

Nguồn: Open Development Campuchia (ODC)


Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, nhìn chung giai đoạn 2010 đến năm 2020, giá trị
xuất khẩu Campuchia có xu hướng tăng. Giá trị xuất khẩu tăng từ 5,14 tỷ USD (2010)
đến năm 2020 đạt giá trị là 17,07 tỷ USD
Giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Campuchia đạt 14,8 tỷ USD trong năm 2019. Xuất
khẩu hàng hóa từ Campuchia tăng 16,7% so với năm 2018. Xuất khẩu hàng hóa tăng 2,12
tỷ USD trong năm 2019 (giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Campuchia lên tới 12,7 tỷ USD
vào năm 2018).

Bảng 2: Các điểm đến xuất khẩu hàng đầu của các mặt hàng từ Campuchia trong
năm 2019

Quốc gia Tỷ trọng (%) Giá trị (USD)

Mỹ 29 4.41 tỷ

Nhật Bản 7,68 1.14 tỷ

Đức 7,29 1.08 tỷ

Trung quốc 6,82 1.01 tỷ

Vương quốc Anh 6,6 979 triệu

Canada 5,66 839 triệu

Bỉ 3,67 544 triệu

Tây Ban Nha 3,49 518 triệu

Thái Lan 3,42 507 triệu

Hà Lan 3,13 464 triệu


Nguồn: World Integrated Trade Solution (WITS)

Hàng hóa xuất khẩu từ Campuchia năm 2019 thể hiện qua các nhóm hàng chính
sau:
+ 40% (6 tỷ USD) - Các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, dệt kim hoặc móc
+ 15,4% (2,28 tỷ USD) - Các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, không dệt
kim hoặc móc
+ 8,55% (1,26 tỷ USD) - Giày, dép và các loại tương tự
+ 7,44% (1,1 tỷ USD) - Sản phẩm bằng da; yên ngựa và dây nịt; hàng du lịch, túi
xách
+ 3,89% (577 triệu USD) - Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy
ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh trên tivi, các bộ
phận và phụ kiện của những vật dụng đó
+ 2,98% (442 triệu USD) - Phương tiện giao thông không phải là đầu máy xe lửa
hoặc đường xe điện, và các bộ phận và phụ tùng của chúng
+ 2,95% (438 triệu USD) - Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán
quý, kim loại quý, kim loại phủ kim loại quý và các sản phẩm của chúng; nữ trang
giả; đồng tiền
+ 2,84% (421 triệu USD) - Ngũ cốc
+ 2,83% (420 triệu USD) - Nội thất; giường, đệm, giá đỡ đệm, đệm và đồ nội thất
nhồi bông tương tự; đèn và phụ kiện chiếu sáng
+ 1,95% (289 triệu USD) - Da lông thú và lông nhân tạo; sản xuất chúng
Đặc biệt trong trăm 2019, Campuchia là nước xuất khẩu Da lông xù lớn nhất thế
giới (295 triệu USD). Đến 2020, một năm đầy bất ổn và gián đoạn đối với tất cả các nền
kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Vương quốc này xác nhận rằng họ
đã chứng kiến sự gia tăng xuất khẩu nông sản và tổng xuất khẩu cũng đang tăng lên.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Campuchia bao gồm hàng may mặc, dệt may,
giày dép, gạo xay và xe đạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đạt 17.2 tỷ USD
vào năm 2020, tăng hơn 16% so với năm 2019.

Hình 1: Thống kê xuất khẩu của Campuchia năm 2020 (tính bằng triệu USD)
Nguồn: Open Development Campuchia (ODC)
+ Ngành may mặc của Campuchia giảm 10,2% từ 8,266 tỷ USD năm 2019 xuống
7,42 tỷ USD năm 2020. Đại dịch khiến một số nhà máy phải đóng cửa, ảnh hưởng
tiêu cực đến cả xuất khẩu và việc làm, mặc dù công nhân may mặc vẫn nhận được
70 USD mỗi tháng
+ Một lần nữa, đại dịch đã dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu giày dép, từ 1,264 tỷ
USD vào năm 2019 xuống 1,116 tỷ USD vào năm 2020. Chủ tịch Hiệp hội Giày
dép Campuchia (CFA) cho biết do đại dịch, mọi người buộc phải ở trong nhà, và
nó đã đóng cửa ngành du lịch ở mỗi quốc gia, điều này làm giảm đáng kể nhu cầu
về giày dép.
+ Hàng hóa du lịch, chẳng hạn như va li, ba lô, túi xách và ví, đứng thứ ba trong các
mặt hàng xuất khẩu hàng đầu từ Campuchia. Vào năm 2020 xuất khẩu hàng hóa
du lịch giảm 10,8% từ 1,078 tỷ đô la năm 2019 xuống 967,7 triệu đô la.
+ Trong bối cảnh ngành sản xuất xe đạp trên thế giới sa sút vì đại dịch COVID-19
thì xe đạp lắp ráp tại Campuchia tiếp tục tăng lượng xuất khẩu ra thị trường quốc
tế và theo Bộ Thương mại, Campuchia là quốc gia đứng đầu ASEAN và thứ 5 trên
toàn cầu về xuất khẩu xe đạp. Vương quốc vẫn là nhà cung cấp xe đạp hàng đầu
cho EU kể từ năm 2017 vì từ nhiều năm nay, các nhà sản xuất xe đạp tại
Campuchia được hưởng lợi từ cơ chế miễn thuế EBA của EU, với mức giảm 14%
đối với xe đạp thường và 6% đối với xe đạp điện. Xuất khẩu xe đạp: Tăng 27%
vào năm 2020 so với năm 2019, trị giá 527 triệu đô la.
+ Xuất khẩu cao su: 340.000 tấn (tạo ra 459 triệu USD).
+ Xuất khẩu sắt thép: Năm 2020, nước này xuất khẩu trị giá 6,20 triệu USD, tăng
mạnh 351% so với 1,37 triệu USD năm 2019. Tuy nhiên, Vương quốc Anh vẫn
nhập khẩu sắt thép trị giá 281,06 triệu USD, giảm 41,11% so với năm 2019.
+ Bên cạnh đó, Vương quốc này đã xuất khẩu 4,037 tỷ USD hàng nông sản vào năm
2020. Cụ thể như sau:
✔ Năm 2020 Campuchia đã xuất khẩu được 690.829 tấn gạo với trị giá 538,8
triệu USD, tăng 11,4% so với năm 2019. Bên cạnh gạo, Campuchia còn
xuất khẩu được 2,89 triệu tấn thóc với tổng giá trị 723,48 triệu USD, đem
lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia.
✔ Xuất khẩu chăn nuôi: 61,30 triệu USD (bao gồm thịt gia súc, thịt lợn và gia
cầm cũng như trứng gà, vịt và các động vật khác).
✔ Xuất khẩu thủy sản: 8,33 triệu USD. Con số này đại diện cho 3.590 tấn sản
phẩm thủy sản, giảm 74,5% về khối lượng so với 14.100 tấn của năm 2019.
✔ Xuất khẩu lâm sản: 44,08 triệu USD.
✔ Xuất khẩu cây trồng phụ: 2,17 tỷ USD (sắn, hạt điều, xoài, chuối, nhãn
Pailin, hạt tiêu và các cây trồng khác).
✔ Xuất khẩu ớt: Tăng 27,08% từ 55.513 tấn năm 2019 lên 70.546 tấn năm
2020.
✔ Xuất khẩu thuốc lá: 5,8 nghìn tấn, giảm 14% so với năm 2019.
Về các thị trường xuất khẩu chính của Campuchia năm 2020 vẫn là các đối tác quen
thuộc của Vương quốc này:
+ Mỹ vẫn đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu hàng hóa của Campuchia với
5,25888 tỷ USD (tăng 19,46% so với cùng kỳ năm ngoái)
+ Tiếp theo là EU (3,20387 tỷ USD, giảm 17,73%)
+ Trung Quốc (1,08626 tỷ USD, tăng 8,11%)
+ Nhật Bản (1,05555 tỷ USD, giảm 7,13%)
+ Anh (826,16 triệu USD, giảm 15,48%)
+ Canada (745,04 triệu USD, giảm 10,94%)
+ Thái Lan (650,67 triệu USD, tăng 29,59%)
+ Việt Nam (385,79 triệu USD, tăng 14,88%).
Nhìn chung, cả năm 2020, xuất khẩu của Campuchia vẫn duy trì mức tăng trưởng
thuận lợi mặc dù các nước đối tác thương mại và thế giới đã phải đối mặt với đại dịch
COVID-19. Theo ông Pan Sorasak bộ trưởng bộ Thương mại Campuchia cho biết: Xuất
khẩu hàng hóa duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự như năm 2019, ở mức 16,7%, do
Campuchia không áp đặt các hạn chế hoặc cấm xuất khẩu.

Mặc dù nền kinh tế Campuchia tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát virus
corona mới trong cộng đồng vào ngày 20 tháng 2, nhưng tổng thương mại quốc tế (không
bao gồm vàng) vẫn tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 5, Campuchia đã xuất khẩu 8,201 tỷ
USD trong sáu tháng đầu năm 2021, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo từ
Bộ Kinh tế và Tài chính.
+ Xuất khẩu các sản phẩm may mặc; hàng vải, giày dép và hàng du lịch, lên tới
4,721 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Xuất khẩu các sản phẩm phi may mặc đạt 1,899 tỷ USD, bao gồm xe đạp, linh
kiện điện tử, phụ tùng ô tô và các nguyên liệu công nghiệp khác, tăng 50% so với
kỳ đầu tiên của năm 2020
+ Riêng về xuất khẩu nông sản trong 7 tháng đầu năm, các mặt hàng nông sản xuất
khẩu của Campuchia đã tăng trưởng trên 87% so với cùng kỳ năm 2020, trị giá
gần 3 tỷ USD, ngoại trừ gạo.
Số liệu vừa được Bộ Nông nghiệp Campuchia công bố, cho biết từ đầu năm đến
nay nước này đã xuất khẩu tổng cộng hơn 5 triệu tấn nông sản các loại đến 64 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Tăng trưởng mạnh nhất là hoạt động xuất khẩu trái cây, chủ yếu sang
thị trường khổng lồ Trung Quốc, sau khi nhóm mặt hàng này được đối tác nhập khẩu
chấp thuận nhiều lô hàng hơn theo cam kết của bản hiệp định thương mại tự do năm ký
năm 2020. Tuy nhiên, riêng mặt hàng gạo xuất khẩu không đón nhận tin tốt vì sụt giảm
tới hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái do thiếu container rỗng và chi phí vận chuyển
tăng cao do đại dịch Covid-19.
Các thị trường xuất khẩu chính của Vương quốc này trong năm 2021 vẫn là Mỹ,
EU, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia ASEAN. Trong bối cảnh
kinh tế Campuchia bước vào năm 2021 với nhiều hy vọng phục hồi sau năm 2020 tăng
trưởng khoảng âm 3%, thì “sự cố cộng đồng ngày 20/2” đã “giáng” cho kinh tế
Campuchia một đòn nặng nề. Tình hình càng căng thẳng hơn khi có gần 2.000 công nhân
thuộc 206 nhà máy đã bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2, ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất của ngành may mặc, vốn là ngành kinh tế mũi nhọn của Campuchia. Tuy nhiên,
Campuchia đang nhắm đến việc phát triển các ngành ngoài dệt may theo chính sách theo
đuổi phát triển bền vững và đa dạng hóa kinh tế. Trong Chính sách Phát triển Công nghiệp
Campuchia giai đoạn 2015-2025 có nêu chính sách này là chiến lược nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế mới của Campuchia, tập trung vào đa dạng hóa kinh tế, tăng cường khả
năng cạnh tranh và nâng cao năng suất theo xu thế thay đổi của cơ cấu kinh tế trong nước
cũng như tình hình kinh tế và địa chính trị trong khu vực và trên thế giới. Thông qua
chính sách đa dạng hóa kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào
ngành dệt may, Campuchia hy vọng tăng trưởng kinh tế bền vững hơn đồng thời tăng khả
năng cạnh của Vương quốc.

2.2.1.2. Nhập khẩu

Bảng 3: Nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến năm 2020 (tính bằng tỷ đô la Mỹ)
Nguồn: Open Development Campuchia (ODC)
Giá trị nhập khẩu hàng hóa sang Campuchia đạt 20 tỷ USD trong năm 2019. Nhập
khẩu hàng hóa sang Campuchia tăng 15,9% so với năm 2018. Nhập khẩu hàng hóa tăng
2,78 tỷ USD trong năm 2019 (giá trị nhập khẩu hàng hóa sang Campuchia bằng 17,4 tỷ
USD trong 2018)

Bảng 4: Các đối tác thương mại (nguồn nhập khẩu) hàng đầu của Campuchia trong
năm 2019
Quốc gia Tỷ trọng (%) Giá trị (USD)

Trung Quốc 37 7,58 tỷ

Thái Lan 15,9 3,23 tỷ

Việt Nam 13.4 2,27 tỷ

Nhật Bản 4,37 887 triệu

Các nước Châu Á khác 3,94 800 triệu

Indonesia 3,8 772 triệu

Hàn Quốc 3,31 673 triệu


Singapore 2,98 605 triệu

Malaysia 2,87 583 triệu

Hồng Kông 2,67 541 triệu

Nguồn: World Integrated Trade Solution (WITS)


Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu sang Campuchia năm 2019 thể hiện qua các nhóm hàng
chính sau:
+ 13,2% (2,68 tỷ USD) - Vải dệt kim hoặc móc
+ 11,7% (2,37 tỷ USD) - Phương tiện giao thông không phải đầu máy xe lửa hoặc
đường xe điện và các bộ phận và phụ tùng của chúng
+ 11,6% (2,36 tỷ USD) - Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất
của chúng; chất bitum; sáp khoáng
+ 6,66% (1,35 tỷ USD) - Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí;
các bộ phận của chúng
+ 5,26% (1,06 tỷ USD) - Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi
và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh trên tivi, các bộ phận
và phụ kiện của những vật dụng đó
+ 4,98% (1 tỷ USD) - Xơ staple nhân tạo
+ 3,74% (758 triệu USD) - Chất dẻo và các sản phẩm của chúng
+ 3,18% (645 triệu USD) – Bông
+ 2,53% (513 triệu USD)- Giấy và bìa; các sản phẩm bằng bột giấy, bằng giấy hoặc
bằng bìa
+ 2,35% (478 triệu USD) - Sắt thép
Năm 2019, Campuchia là nhà nhập khẩu Da tấm lớn nhất thế giới (83,2 triệu USD).
Năm 2020, tổng giá trị nhập khẩu năm 2020 đạt 19,7 tỷ USD, giảm 5,47% so với năm
2019. Nhập khẩu của Campuchia chủ yếu là hàng dệt may, thiết bị điện, điện tử và ô
tô.
Hình 2: Thống kê nhập khẩu của Campuchia năm 2020 (tính bằng triệu USD)
Nguồn: Open Development Campuchia (ODC)
+ Trong 5 tháng đầu năm 2020 Giá trị tổng nhập khẩu của Campuchia la 8,1 tỷ
USD, giảm 1% trong cùng kỳ so với năm 2019,
+ Nhập khẩu các mặt hàng chính giảm, đặc biệt là vật liệu xây dựng, sản phẩm dệt
may (đặc biệt là vải) và máy móc
Nguyên nhân của việc sụt giảm mạnh này được cho là do tác động của dịch
COVID-19 đến chính sách, hoạt động sản xuất hàng hóa của Campuchia, hay do nhiều
doanh nghiệp phải hủy hợp đồng mua nguyên liệu thô cho các nhà máy dệt may tại
Campuchia do tác động từ các biện pháp hạn chế hoạt động vì dịch COVID-19,… Cụ thể
như sau:
+ Campuchia chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu thô cho hàng dệt may thành phẩm từ
Trung Quốc và xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng sang nhiều nước khác.
Campuchia đã nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may trị giá 5 tỷ USD trong năm
2019, giảm 13,3% xuống còn 4,4 tỷ USD vào năm 2020.
+ Tổng giá trị nhập khẩu thiết bị điện và điện tử giảm từ 2,5 tỷ USD năm 2019
xuống 2,4 tỷ USD năm 2020, giảm 3,7%, dựa trên dữ liệu năm 2020 của MoC.
Các mặt hàng chính bao gồm trong ngành là thiết bị truyền dẫn cho radio, điện
thoại và TV, dây điện cách điện và máy biến thế điện - tổng kim ngạch nhập khẩu
của các mặt hàng này lần lượt là 422 triệu USD, 216 triệu USD và 104 triệu USD.
+ 3 nguồn nhập khẩu ô tô lớn nhất của Campuchia trong năm 2019 là Mỹ (250 triệu
USD), Thái Lan (160 triệu USD) và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
(45,7 triệu USD). MoC đã nêu trong báo cáo năm 2020 rằng nhập khẩu ô tô giảm
36,6% từ 1,7 tỷ USD năm 2019 xuống 1 tỷ USD năm 2020. Sự sụt giảm khiến
doanh thu hải quan của Campuchia giảm khoảng 30,3 triệu USD vào năm 2020.
Phó chủ tịch Phòng Thương mại Campuchia, Lim Heng, cho biết do đại dịch, không
chỉ chi tiêu của người tiêu dùng giảm mà các chuyến hàng qua biên giới cũng bị hạn chế
hơn. Nhập khẩu của Campuchia năm 2020 vẫn chủ yếu là từ các quốc gia quen thuộc
như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc
2.2.2. 2.2Thương mại dịch vụ
Thương mại dịch vụ của Campuchia gồm một số ngành chính như: du lịch, giao
thông vận tải, dịch vụ chính phủ, dịch vụ truyền thông, … và có đóng góp rất lớn vào
GDP của đất nước: năm 2018 chiếm 39,49% GDP, năm 2019 chiếm 38,45% GDP, năm
2020 chiếm 36,21% GDP
2.2.2.1. Du lịch
Các điểm đến nổi tiếng nhất ở Campuchia là:
+ Tàn tích rộng lớn của Angkor Wat gần thành phố Siem Reap
+ Thủ đô Phnom Penh với Cung điện Hoàng gia, Chùa Bạc và lối đi dạo trên Biển
Hồ
+ Thành phố cảng Sihanoukville và những bãi biển xung quanh
Đây là những địa điểm thu hút phần lớn khách du lịch quốc tế của Campuchia. Năm
1995, doanh thu từ du lịch lên tới 71 triệu USD, tương đương khoảng 2,1% tổng sản
phẩm quốc dân. Con số này tương ứng với khoảng 220.000 khách du lịch vào thời điểm
đó và khoảng 323 USD một người. Trong vòng 24 năm, sự phụ thuộc của đất nước vào
du lịch đã tăng lên đáng kể. Đến nay, du lịch là một trong bốn trụ cột hỗ trợ nền kinh tế.
Năm 2019 doanh thu đạt 4,92 tỷ USD, chiếm 19,61% tổng sản phẩm quốc dân, con số
này tương ứng với 21% tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 4% tổng doanh thu du lịch
quốc tế ở Đông Nam Á. Mỗi du khách hiện chi trung bình 804 USD cho kỳ nghỉ của
mình ở Campuchia.
Campuchia ghi nhận tổng số khách du lịch quốc tế đạt gần 6,6 triệu lượt vào năm
2019, Trong đó du khách Trung Quốc tiếp tục là nguồn thu du lịch lớn nhất với 2,3 triệu
lượt khách, tăng 16%, Việt Nam đứng thứ hai với 900.000 lượt, tăng 13,6%, tiếp sau đó
là Thái Lan tăng 22% so với năm 2018. Đứng thứ 59 trên thế giới về lượng tuyệt đối.
Rõ ràng là các quốc gia nhỏ hơn thường có hiệu suất thấp hơn so với số lượng khách
tuyệt đối. Bằng cách đặt số lượng khách du lịch so với dân số của Campuchia, kết quả là
một bức tranh tương đối hơn nhiều: Với 0,40 khách du lịch / người dân, Campuchia xếp
thứ 110 trên thế giới. Ở Đông Nam Á, nó đứng thứ 6.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch Campuchia bị tổn thất nặng nề. Chỉ
có 1.306.143 khách du lịch quốc tế đã đến thăm Campuchia giảm 80,5% so với năm 2019
năm. Lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm trong năm ngoái đã khiến ngành du lịch
Campuchia bị mất doanh thu hơn 3 tỷ USD. Doanh thu du lịch quốc tế chỉ tạo ra 1,023 tỷ
đô la vào năm 2020, giảm 79,2% so với 4,92 tỷ đô la vào năm 2019. Sự sụt giảm mạnh là
do đại dịch COVID-19 đã buộc vương quốc phải áp dụng các hạn chế nhập cảnh đối với
tất cả du khách nước ngoài kể từ tháng 3 năm 2019.
Campuchia đã đón 108.000 khách du lịch quốc tế trong nửa đầu năm 2021, giảm
90,8% so với 1,18 triệu cùng kỳ năm 2020. Và lượng khách du lịch Trung Quốc đến
Vương quốc này đã giảm mạnh 87,8% xuống còn 275.671 trong giai đoạn từ tháng 1 đến
tháng 6, Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) báo cáo. Năm 2021, du khách Thái Lan
đứng đầu danh sách du khách nước ngoài trong khi du khách Trung Quốc giảm ở vị trí
thứ hai. Những khách du lịch khác bao gồm những người đến từ Pháp, Indonesia, Nhật
Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nền kinh tế của đất nước này từ lâu đã được biết đến là phụ thuộc rất nhiều vào
ngành du lịch. Những đại dịch đang diễn ra đã tàn phá lĩnh vực này, khiến hơn 2.800
doanh nghiệp du lịch phải đóng cửa vào năm 2020. Tỉnh Siem Reap là khu vực bị ảnh
hưởng nặng nề nhất trong cả nước khi hơn 90% doanh nghiệp du lịch đóng cửa. Đến năm
2021, những khó khăn mà các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt dù đã ngăn chặn thành
công COVID-19 trong phần lớn năm 2020, là chứng kiến các đợt bùng phát dịch bệnh
bùng phát trong nửa đầu năm 2021. Thành công của Campuchia trong việc ngăn chặn
COVID-19 là một ví dụ điển hình. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2020, Campuchia chỉ
ghi nhận 323 trường hợp nhiễm vi rút và không có trường hợp tử vong. Nhưng vi rút bắt
đầu lây lan vào cuối tháng 2 năm nay, với tổng số ca bệnh tăng từ khoảng 500 vào ngày
20 tháng 2 lên khoảng 13.000 vào cuối tháng 4, yêu cầu khóa cửa nghiêm ngặt đã làm
tăng tác động lên các doanh nghiệp vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụt giảm mạnh-
giảm giá khách quốc tế. Nó khiến cho các doanh nghiệp du lịch tiếp tục lao đao và rất
nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do thiếu khách hàng.

Con đường duy nhất thoát khỏi chu kỳ bùng phát và ngăn chặn là tiêm chủng cho
cộng đồng - càng nhanh càng tốt, và theo nghĩa này, thì Campuchia đang làm khá tốt khi
tính đến ngày 6 tháng 9, hơn 2/3 dân số cả nước đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin,
trong khi 53% đã được tiêm chủng đầy đủ. Đây là con số cao nhất ở Đông Nam Á ngoài
Singapore giàu có. Ngay cả khi đó, các tác động đối với một số lĩnh vực - bao gồm cả du
lịch - có thể mất nhiều năm để phục hồi. Campuchia đang có kế hoạch mở cửa lại du lịch
của nước này khi Bộ Du lịch cho biết, những khách du lịch quốc tế đã được tiêm phòng
đầy đủ với bằng chứng về việc họ đã được tiêm chủng có thể được phép nhập cảnh vào
Campuchia vào đầu tháng 11 năm 2021. Campuchia cũng đang xem xét giảm bớt hoặc
loại bỏ hoàn toàn chính sách cách ly 14 ngày đối với những khách du lịch đã được tiêm
phòng đầy đủ, loại bỏ chứng nhận cho thấy xét nghiệm COVID âm tính 72 giờ trước khi
đi du lịch và một xét nghiệm COVID-19 âm tính khác khi đến Sân bay Quốc tế Phnom
Penh.
2.2.2.2. Vận tải và logistics
Campuchia có nhiều tiềm năng để nắm giữ vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị và
mạng lưới logistics khu vực. Vì Vương quốc này có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội mạnh mẽ và tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn các công ty
logistics của nước này có quy mô nhỏ và thiếu nguồn nhân sự có chuyên môn nghiệp vụ
và năng lực quản lý so với các công ty logistics quốc tế. Điều này đã hạn chế khả năng
cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn cũng như khả năng quản lý kho hàng của
các công ty này. Cơ sở hạ tầng giao thông hiện tại của Campuchia cần phải được cải thiện
cũng như cần xây dựng một mạng lưới logistics toàn diện để đáp ứng lượng hàng hóa
ngày càng tăng. Campuchia cũng có nhu cầu đặc biệt về thu hút các chuyên gia logistics
và lao động có trình độ cho lĩnh vực này, những người có thể cung cấp dịch vụ logistics
hiện đại và có giá trị gia tăng cao.
Vận tải và logistics chiếm 7,8% nền kinh tế Campuchia vào năm 2019, trị giá
khoảng 2,1 tỷ USD, nhưng lĩnh vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề trong hai năm qua do
sự lây lan của virus Coronavirus. Đại dịch đã dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng và
hạn chế các dòng thương mại và đầu tư, OECD cho biết. Kết quả là các doanh nghiệp đã
phải gánh chịu hậu quả. Theo Hiệp hội Giao nhận Vận tải Campuchia, có tới 15% nhà
cung cấp dịch vụ hậu cần sắp phá sản tính đến tháng 6 năm 2020. Campuchia cũng ngày
càng kém cạnh tranh hơn trong lĩnh vực logistics toàn cầu. Trong 5 năm tính đến năm
2019, nó đã trượt 25 bậc xuống 98/160 trong Chỉ số Hiệu suất Logistics Toàn cầu của
Ngân hàng Thế giới dựa trên sáu chỉ số: thủ tục hải quan, cơ sở hạ tầng, lô hàng quốc tế,
năng lực hậu cần, theo dõi và truy tìm, cũng như tính kịp thời.
2.2.2.3. Casino
Trong vài năm qua, với những chính sách nhiều ưu đãi, đặc biệt là đặt ra mức thuế
suất thấp, Campuchia đã đưa dịch vụ cờ bạc, cùng với du lịch, trở thành thỏi nam châm
thu hút du khách quốc tế. Campuchia là một trong những điểm đến phổ biến nhất để chơi
sòng bạc ở châu Á. Chính vì vậy, các sòng bạc ở Campuchia ngày càng phát triển và
đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế.
Ở Campuchia có lệnh cấm đánh bạc, cũng mở rộng cho tất cả các hình thức cờ bạc
trực tuyến, nhưng chỉ áp dụng cho công dân Campuchia. Campuchia có nhiều sòng bạc
nhất ở Đông Nam Á, tiếp theo là Myanmar, Lào và Philippines. Các sòng bạc ở
Campuchia dựa vào du lịch và các nhóm chơi junket để kiếm phần lớn lợi nhuận tạo ra
doanh thu của họ, mặc dù các quán bar, nhà hàng và MICE (Hội họp, khuyến khích, hội
nghị và triển lãm) cũng đóng góp vào thu nhập của họ. Họ cũng sử dụng một lực lượng
lao động khổng lồ.
Sihanoukville được xem là một thủ phủ cờ bạc và casino không ngừng nở rộng tại
tỉnh này. Theo CNN, nếu như cuối năm 2015 chỉ có 15 tụ điểm casino thì đến giữa năm
2019 đã là 88. Nhiều dự án casino khác cũng đang được xây dựng để phục vụ cho người
Trung Quốc sống và làm việc, hoặc du lịch đến Sihanoukville.Vào năm 2019, có khoảng
100 sòng bạc đang hoạt động ở Vương quốc Campuchia, hầu hết nằm ở thành phố biển
Sihanoukville. Tuy nhiên, quyết định của chính phủ Campuchia về việc cấm tất cả các
loại hình cờ bạc trực tuyến ở Vương quốc này, cũng nhằm giải quyết vấn đề rửa tiền và
tài trợ khủng bố tiềm ẩn, đã khiến một số hoạt động ngừng hoạt động.
Năm 2020, Luật rửa tiền của Campuchia 2020 cũng đã được thông qua và cũng đề
cập đến các sòng bạc ở Vương quốc này. Nó dự định cho các thực thể báo cáo, bao gồm
cả sòng bạc, điều chỉnh hoạt động của họ và lưu trữ thông tin chi tiết về khách hàng của
họ.
⮚ Giá trị của ngành sòng bạc ở Campuchia:
Trong năm 2011, doanh thu thuế 20 triệu đô la Mỹ được tạo ra từ các sòng bạc ở
Campuchia. Doanh thu này đã tăng lên 25 triệu đô la vào năm 2014 và 29 triệu đô la vào
năm 2015. Các sòng bạc ở Campuchia đã tạo ra thu nhập 2 tỷ đô la cho các chủ sòng bạc,
hầu hết trong số đó là các công ty đầu tư nước ngoài, vào năm 2015.
Trong năm 2018, tổng cộng 46 triệu đô la Mỹ đã được nộp thuế bởi các sòng bạc
hoạt động ở Campuchia. 12,4 triệu đô la trong số tiền này được thanh toán bởi các sòng
bạc niêm yết công khai NagaWorld và Donaco (họ có tổng doanh thu từ trò chơi tổng
hợp là 1,5 tỷ đô la trong năm đó). Các sòng bạc còn lại của Campuchia đóng góp tổng
cộng 33,6 triệu USD, trung bình mỗi sòng bạc phải trả khoảng 260.000 USD tiền thuế.
Bộ Kinh tế và Tài chính xác nhận vào tháng 3 năm 2021, rằng số thuế thu được từ
ngành sòng bạc ở Campuchia trị giá 40 triệu đô la vào năm 2020, chưa bằng một nửa so
với 85 triệu đô la năm 2019. Ngành công nghiệp này đã đóng góp hàng trăm triệu đô la
cho nền kinh tế của Vương quốc mỗi năm thông qua việc làm, thu hút khách du lịch và
thu thuế, v.v. Tuy nhiên, chúng cũng bị cho là nguyên nhân gây ra một loạt các vấn đề xã
hội.
Trong đại dịch toàn cầu COVID-19, các sòng bạc ở Campuchia đã bị buộc phải đóng cửa
trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020 - nhiều sòng bạc mở cửa trở lại
nhưng bị buộc đóng cửa trở lại trong khoảng thời gian năm 2021, dẫn đến việc sa thải
hàng loạt và một số sòng bạc đã đóng cửa - mặc dù mức độ ảnh hưởng đầy đủ vẫn chưa
được biết.
2.2.3. Chính sách thương mại
Campuchia có chính sách thương mại khá tích cực và hoàn toàn rộng mở. Các hiệp
định song phương và đa phương đã và đang tăng cường thúc đẩy quan hệ giữa
Campuchia và các nước trong khu vực.
2.2.3.1. Thuế quan
Campuchia áp dụng Hệ thống hài hòa (HS) và hầu hết hàng hóa nhập khẩu/xuất
khẩu đều phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra, một số hàng hóa có thể phải chịu thuế
(ví dụ: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bổ sung).
⮚ Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu được đánh vào một số hàng hóa vào
Campuchia. Mức phí thay đổi tùy thuộc vào loại hàng hóa. Hiện tại, thuế suất là
0%, 7%, 15% và 35% và thuế suất áp dụng tùy thuộc vào xuất xứ của hàng hóa
(cần xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ). Có ba loại, được áp dụng:
+ Mức ưu đãi đặc biệt - áp dụng nếu có một thỏa thuận thương mại ưu đãi đặc biệt
(ví dụ các nước thành viên ASEAN). Thuế suất thuế nhập khẩu của hầu hết các
mặt hàng là 0% hoặc 5%.
+ Mức ưu đãi - áp dụng nếu quốc gia có quy chế Tối huệ quốc (MFN) với
Campuchia, với mức thuế nhập khẩu thấp hơn.
+ Tỷ giá thông thường - áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào khác.
⮚ Đối xử ưu đãi: Được áp dụng theo ưu đãi của các hiệp định thương mại đã ký
Hiệp định Thương Theo ưu đãi, Campuchia sẽ thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng
mại Hàng hóa hóa ASEAN (ATIGA) vào năm 2015. Trong bối cảnh đó,
ASEAN (ATIGA) Campuchia đã thực hiện cắt giảm thuế quan từ năm 2009 và sẽ xóa
bỏ thuế nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm vào năm 2015 với sự
linh hoạt sang năm 2018 theo lộ trình sau:
+ Thuế nhập khẩu, ít nhất 80% số dòng thuế bằng hoặc thấp
hơn 5% vào ngày 1 tháng 1 năm 2009,
+ Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm ICT sẽ được xóa bỏ
trước ngày 1 tháng 1 năm 2010,
+ Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp chưa qua
chế biến trong Danh mục nhạy cảm cao sẽ có thuế suất
MFN áp dụng tương ứng,
+ Thuế nhập khẩu đối với lĩnh vực hội nhập ưu tiên (PIS) sẽ
được xóa bỏ về 0% vào năm 2012,
+ Thuế nhập khẩu đối với lĩnh vực hội nhập ưu tiên thuộc
Danh mục phủ định PIS-NL sẽ được xóa bỏ về 0% vào năm
2015,
+ Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp chưa qua
chế biến trong Danh mục nhạy cảm sẽ được giảm hoặc xóa
bỏ xuống 0 hoặc 5% (0-5%) vào năm 2017,
+ Campuchia sẽ duy trì 7% tổng số dòng thuế hoặc 662 dòng
thuế ở mức 5% cho đến năm 2018.
Hiệp định Thương Theo dõi bình thường:
mại Tự do + Campuchia ít nhất 50% số dòng thuế sẽ giảm xuống 0-5%
ASEAN-Trung vào ngày 1 tháng 1 năm 2012.
Quốc (ACFTA) + Campuchia sẽ loại bỏ thuế quan không muộn hơn ngày 1
tháng 1 năm 2015 với sự linh hoạt cho đến năm 2018.
Theo dõi nhạy cảm:
+ Campuchia sau đó sẽ được cắt giảm 500 dòng thuế ở cấp HS
6 chữ số xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1 tháng 1 năm
2020.
Danh sách nhạy cảm cao:
+ Campuchia sẽ giữ không quá 40% tổng số dòng thuế trong
+ Dòng thuế nhạy cảm hoặc 150 dòng thuế ở cấp HS 6 số, tùy
theo mức nào thấp hơn.

Hiệp định Thương + Theo dõi bình thường: Campuchia sẽ giảm thuế suất ít nhất 50%
mại Tự do số dòng thuế trong Lộ trình thông thường xuống 0-5% không muộn
ASEAN-Hàn Quốc hơn tháng 1 năm 2015 và 90% số dòng thuế sẽ xóa bỏ không muộn
(AKFTA) hơn tháng 1 năm 2017, và tất cả các dòng thuế sẽ xóa bỏ không
muộn hơn tháng 1 năm 2018 với sự linh hoạt đến không muộn hơn
năm 2020.
+ Theo dõi nhạy cảm: Campuchia sẽ giảm thuế suất MFN áp dụng
của các dòng thuế nằm trong Danh mục nhạy cảm xuống 20%
không muộn hơn ngày 1 tháng 1 năm 2020. Các mức thuế quan này
sau đó sẽ giảm xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1 tháng 1 năm
2024.
+ Theo dõi có độ nhạy cảm cao: Campuchia sẽ giảm thuế suất
MFN áp dụng đối với các dòng thuế nằm trong Danh mục nhạy
cảm cao không quá 50% không muộn hơn ngày 1 tháng 1 năm
2024.

Hiệp định Đối tác + Theo dõi bình thường I: Thuế suất sẽ giảm xuống 0% kể từ khi
Kinh tế Toàn diện Hiệp định có hiệu lực.
ASEAN-Nhật Bản + Theo dõi bình thường II: 40% số dòng thuế giảm xuống 5% vào
(AJCEP) năm 2020, 90% xóa bỏ vào năm 2023 và 100% xóa bỏ vào năm
2026.
+ Nhạy cảm cao hoặc danh mục C: Campuchia sẽ đặt 4% số dòng
thuế vào loại C
+ Theo dõi nhạy cảm hoặc Danh mục R: Campuchia sẽ đưa 8% số
dòng thuế vào Loại R.
+ Danh sách loại trừ hoặc Danh mục X: Campuchia sẽ đưa 3%
dòng thuế vào Danh sách loại trừ.

Hiệp định Thương + Theo dõi bình thường I và II: 88% số dòng thuế sẽ giảm vào năm
mại Tự do ASEAN 2021, và năm 2024 đối với lộ trình thông thường II
- Australia và New + Theo dõi nhạy cảm: 7% số dòng thuế sẽ giảm xuống còn 5% vào
Zealand năm 2025.
(AANZFTA) + Có độ nhạy cao: Campuchia sẽ đặt 3,45% dòng thuế trên cơ sở
thuế suất MFN
+ Danh sách loại trừ: Campuchia sẽ đưa ra 1,50% số dòng thuế
được loại trừ khỏi lộ trình.

Hiệp định Thương + Theo dõi bình thường 1: Thuế suất sẽ giảm hoặc xóa bỏ từ ngày
mại Tự do 1 tháng 1 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.
ASEAN-Ấn Độ + Theo dõi bình thường 2: Thuế suất sẽ giảm hoặc xóa bỏ từ ngày
(AIFTA) 1 tháng 1 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
+ Danh sách nhạy cảm: Thuế suất sẽ giảm hoặc xóa bỏ từ ngày 1
tháng 1 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
+ Sản phẩm đặc biệt:
✔ Chẳng hạn như dầu cọ, cà phê, trà đen và hạt tiêu
✔ Thời gian giảm từ 01/01/2009 đến 31/12/2018
+ Có độ nhạy cao: Các mặt hàng trong danh mục này như cành
giâm và cành lan có rễ, cây thủy sinh, Dừa còn vỏ hoặc vỏ, v.v., sẽ
giảm 50% dòng thuế
+ Phương tiện giao thông: Lãi suất cơ bản là 35%. Campuchia đã
cam kết giảm xuống 25% năm 2012, tiếp tục giảm xuống 22,5%
năm 2013, 20% năm 2014, 17,5% năm 2015, 15% năm 2016, 10%
năm 2017, 0% năm 2018.

Đối tác Kinh tế Sau quá trình chuẩn bị, các nước tham gia đã bắt đầu đàm phán
Toàn diện Khu vực chính thức vào tháng 5 năm 2013. RCEP sẽ bao gồm thương mại
(RCEP) hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật,
sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp / các vấn đề pháp
lý và thể chế và các vấn đề khác. được xác định trong quá trình
đàm phán.
Và mới đây ngày 9 tháng 9 năm 2021, Quốc hội Campuchia đã phê chuẩn Hiệp
định thương mại tự do song phương (FTA) với Trung Quốc, nhằm tăng cường thương
mại hàng hóa bằng cách cắt giảm và xóa bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan.
Hiệp định FTA Campuchia-Trung Quốc mở rộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thương
mại, du lịch, đầu tư, giao thông vận tải và nông nghiệp. Trung Quốc sẽ cung cấp quy chế
miễn thuế cho khoảng 98% hàng hóa nhập khẩu từ Campuchia trong khi Campuchia đã
đồng ý miễn thuế tới 90% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù phần lớn hàng
hóa xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc được miễn thuế thông qua Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), nhưng CCFTA mở rộng thương mại
miễn thuế đối với hơn 340 sản phẩm, chẳng hạn như các sản phẩm thủy sản, tỏi, hạt điều
và ớt khô, trong số những người khác.
⮚ Thuế xuất khẩu:
Thuế xuất khẩu được đánh vào một số hàng hóa. Hiện tại, mức áp dụng là 0%, 5%,
10%, 15%, 20% và 50%.
+ Miễn trừ: Một số hàng hóa nhất định và một số nhà nhập khẩu đủ tiêu chuẩn đủ
điều kiện để được miễn thuế và thuế nhập khẩu, với hàng hóa nhập khẩu được
miễn sau:
✔ Theo Dự án Đầu tư Đủ điều kiện hoặc cho một công ty nằm trong Đặc khu
Kinh tế
✔ Hàng hóa nhập khẩu tạm thời (ví dụ: các tác phẩm nghệ thuật được trưng
bày tại các cuộc triển lãm)
✔ Nếu công ty sở hữu Kho ngoại quan Hải quan
Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu được đăng tải chi tiết trên trang web GDCE
⮚ Nhập khẩu bị cấm và hạn chế:
Bao gồm một danh sách các hàng hóa bị cấm xuất khẩu vào trong nước hoặc bị hạn
chế.
+ Campuchia hiện cấm nhập khẩu thương mại các sản phẩm sau: ma túy, chất hướng
thần và tiền chất của chúng, chất thải độc hại và các chất độc hoá học và một số
loại thuốc trừ sâu. Các quy định của chính phủ cũng cấm nhập khẩu máy tính và
phụ tùng đã qua sử dụng, rác thải sinh hoạt (vứt bỏ từ nhà ở, công trình công cộng,
nhà máy, chợ, khách sạn, tòa nhà kinh doanh, nhà hàng, phương tiện giao thông,
khu vui chơi giải trí, v.v.) và chất thải nguy hại (ví dụ: Chất thải PCB từ máy điều
hòa không khí bị loại bỏ).
+ Để hạn chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm, Campuchia đã xây dựng và thực hiện
việc kiểm tra và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn đối với việc nhập khẩu gia
cầm.
+ Một số mặt hàng nhập khẩu phải chịu các hạn chế định lượng, và các nhà nhập
khẩu các sản phẩm này phải xin phép các bộ hoặc cơ quan kỹ thuật có liên quan
của chính phủ.
+ Giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép được yêu cầu từ các cơ quan chính phủ có
liên quan tùy thuộc vào bản chất và loại hàng hóa nhập khẩu. Giấy phép nhập
khẩu là bắt buộc đối với súng cầm tay và dược phẩm. Giấy phép nhập khẩu súng
có thể được cấp từ Bộ Nội vụ, trong khi giấy phép dược phẩm có thể được cấp từ
Bộ Y tế.
+ Các yêu cầu đặc biệt khác áp dụng đối với hàng nhập khẩu thực phẩm và dược
phẩm: thực phẩm phải còn hạn sử dụng tối thiểu 50% tại thời điểm kiểm tra và
dược phẩm phải còn hạn sử dụng tối thiểu 18 tháng tại thời điểm kiểm tra.
2.2.3.2. Chính sách thương mại dịch vụ
Chính phủ đã đưa ra các chính sách ưu tiên trong lĩnh vực này như Kế hoạch Chiến
lược Phát triển Du lịch 2012–2020. Kế hoạch này đề ra tầm nhìn phát triển du lịch ở
Campuchia thông qua một loạt chiến lược bao gồm phát triển sản phẩm du lịch, tiếp thị
và quảng bá du lịch, tạo thuận lợi cho du lịch và vận tải, quản lý tác động du lịch, an
toàn, quy định và phát triển nguồn nhân lực. Bộ Du lịch cũng có nghĩa vụ thực hiện các
chính sách khác nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và bền vững của ngành du lịch, thúc đẩy
đầu tư vào du lịch cũng như khuyến khích phong trào Thành phố sạch, Khu nghỉ dưỡng
sạch, Dịch vụ tốt, Khách sạn tốt và Campuchia sạch cùng với việc tăng cường chất lượng
ngành du lịch với “Một dịch vụ, một tiêu chuẩn”.
2.2.3.3. Chính sách trong thời kỳ Covid
Các cơ quan chức năng cũng đã áp dụng các biện pháp can thiệp chính sách tiền tệ
để hỗ trợ các khoản vay lãi suất thấp cho các cá nhân và doanh nghiệp nhằm tạo việc làm.
Chính phủ đang tạo điều kiện tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp đang cần thanh
khoản gấp. Chính phủ cũng cung cấp 50 triệu đô la để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh
doanh nông nghiệp hiện có và mới nổi. Cải thiện khả năng tiếp cận các khoản vay lãi suất
thấp nhằm tăng cường đầu tư, cải thiện tình hình kinh tế của các công ty và tạo điều kiện
phục hồi kinh tế.
Chính phủ đã thực hiện cắt giảm 40% chi phí đăng ký cho các doanh nghiệp trực
tuyến để củng cố xu hướng đi lên trong thương mại điện tử mà đất nước đã trải qua trong
vài năm qua. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này để đảm bảo hiệu quả của
các biện pháp khoảng cách xã hội và hạn chế di chuyển. Khi kết nối internet được cải
thiện trên khắp cả nước, mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng mua hàng và thanh
toán trực tuyến và nhận hàng hóa của họ tại nhà.
Chính phủ, hợp tác với UNESCO , đang làm việc để tăng cường kỹ thuật số và
đào tạo từ xa để giảm thiểu hậu quả tiêu cực của các hoạt động giáo dục bị đình chỉ.
Campuchia đang đầu tư vào các công cụ công nghệ đào tạo từ xa để hạn chế sự gián đoạn
do đóng cửa trường học và tạo ra một hệ thống giáo dục tốt hơn và đổi mới cho tương lai.
2.3. Đầu tư
2.3.1. Môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư của Campuchia được thúc đẩy bởi sức hấp dẫn của nước này đối
với FDI. Nước này có luật đầu tư rất cởi mở và cung cấp nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư.
Kết hợp với vị trí gần các cơ sở sản xuất ở Thái Lan và Việt Nam cũng như thị trường
Trung Quốc, đất nước này là một cơ hội đầu tư hoàn hảo. Cụ thể như sau:
⮚ Những lợi thế độc đáo về vị trí địa lý
Campuchia nằm ở bản lề giao thông của Đông Nam Á. Trung bình chỉ mất 1,5 giờ
để bay đến các nước ASEAN khác.
Đường nước: Sông Mê Kông chảy qua đất nước từ Bắc vào Nam; phía Tây Nam
của Campuchia tiếp giáp với Vịnh Thái Lan với cảng biển quốc tế - Cảng quốc tế
Sihanoukville.
Đường bộ: Campuchia giáp Việt Nam ở phía đông, Lào ở phía bắc và Thái Lan ở
phía tây bắc.
Đường hàng không: Có ba sân bay quốc tế ở Campuchia bao gồm sân bay quốc tế
Phnom Penh, Siem Reap và Sihanouk.
⮚ Môi trường chính trị an toàn
Tình hình chính trị trong nước: Tình hình chính trị ở Campuchia ổn định, chính phủ
quan tâm đến đời sống của người dân và đưa ra chiến lược phát triển kinh tế mạnh mẽ,
điều kiện an sinh xã hội được đảm bảo.
Môi trường chính trị quốc tế: Theo đuổi độc lập và hòa bình, Campuchia theo đuổi
chính sách trung lập vĩnh viễn và không liên kết, duy trì mối quan hệ hữu nghị với đa số
các nước trên thế giới.
⮚ Hệ thống kinh tế mở
Campuchia thực hiện chính sách kinh tế thị trường mở và tự do, các hoạt động kinh
tế được tự do hóa cao độ. Đồng đô la Mỹ có thể lưu thông tự do trên thị trường, và hầu
hết các ngành công nghiệp đều mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong
những quốc gia có nền kinh tế tự do cao hơn trên thế giới.
Chính phủ Campuchia khuyến khích đầu tư nước ngoài. Họ đã ban hành một loạt
các quy định và thiết lập cơ chế đối thoại với các nhà đầu tư theo thời gian cố định. Năm
1994, chính phủ phê duyệt Luật Đầu tư. Theo luật này: ngoài quy định về quyền sở hữu
đất trong Hiến pháp Vương quốc Campuchia, tất cả các nhà đầu tư đều bình đẳng về
pháp luật, không phân biệt quốc tịch và chủng tộc. Chính phủ Campuchia sẽ không thực
hiện chính sách quốc hữu hóa có hại cho tài sản của nhà đầu tư. Đối với các dự án đầu tư
đã được phê duyệt, chính phủ sẽ không kiểm soát giá sản phẩm và dịch vụ.
⮚ Chi phí lao động tương đối thấp
Campuchia là một quốc gia nông nghiệp truyền thống và cơ cấu tuổi của nước này
có xu hướng trẻ hóa. Nguồn lao động tương đối dồi dào. Lực lượng dân cư lao động
chăm chỉ, có tiềm năng phát triển mạnh. So với các nước ASEAN khác, Campuchia có
chi phí lao động thấp. Mức lương tối thiểu vào năm 2020 là 190 đô la Mỹ mỗi tháng.
⮚ Nền kinh tế đô la hóa
Nhưng không giống như nhiều nền kinh tế mới nổi khác, Campuchia có thể duy trì
tốc độ kinh tế nhanh nhờ xuất khẩu và đầu tư tích cực cũng như giá cả ổn định từ cơ cấu
kinh tế dựa trên đô la Mỹ.
Đô la Mỹ được chấp nhận hầu như ở khắp mọi nơi ở Campuchia, với các thương gia
địa phương thường chỉ dựa vào đồng riel để đưa ra một khoản tiền lẻ nhỏ. Không có công
nhân nào ngoại trừ nhân viên chính phủ được trả lương bằng tiền Campuchia. Ngoài ra,
đồng đô la được ước tính chiếm hơn 80% tiền tệ lưu hành trong nước và hơn 90% tiền
gửi. Việc sử dụng đồng tiền dự trữ chính trên toàn cầu mang lại lợi ích đáng kể cho
Campuchia. Ví dụ, hầu hết các giao dịch kinh doanh được tính bằng đô la và không có rủi
ro ngoại hối một cách hiệu quả.
Mặc dù Campuchia có một hệ thống tỷ giá thả nổi đối với đồng riel, nhưng đồng
tiền này được cố định ở mức khoảng 4.000 đô la do lưu thông hạn chế, giảm thiểu khả
năng lạm phát.
⮚ Trạng thái thương mại thuận lợi
Năm 2004, Campuchia được chấp thuận gia nhập WTO và được Hoa Kỳ, EU, Nhật
Bản và 25 quốc gia / khu vực khác hưởng chế độ GSP. Là một thành viên của ASEAN,
Campuchia đã gia nhập một thị trường với mười quốc gia và dân số 600 triệu người.
Ngoài ra, ASEAN đã ký các FTA với Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand và
Australia. Điều đó có nghĩa là các công ty sẽ có thị trường khổng lồ ASEAN 10 + 6 với
mức thuế bằng 0 khi đầu tư vào Campuchia. Bên cạnh đó, các Đặc khu Kinh tế (SEZ) của
đất nước mang đến một bối cảnh hoàn hảo cho các khoản đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở
các khu vực biên giới và cho ngành sản xuất dựa vào xuất khẩu.
2.3.2. Dòng vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư
2.3.2.1. Campuchia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Campuchia tái cơ cấu nền kinh tế sau nhiều năm chiến tranh kéo dài và bất ổn. Nền
kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sau khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự
do khi nó mở cửa cho thương mại và dòng vốn. Tăng trưởng được hỗ trợ bởi dòng hỗ trợ
phát triển, khả năng tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ và lượng lớn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng vào
Campuchia từ 2013 đến 2019. FDI ròng gần như tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, với tỷ
trọng phần trăm GDP tăng từ 7,8% năm 2008 lên 13,1% năm 2018. Năm 2019, FDI
chiếm 13,5% GDP của Campuchia, cao hơn đáng kể so với các nước khác trong khu vực
như Thái Lan (1,1%) và Việt Nam (6,1%).
Biểu đồ dưới đây minh họa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng và tỷ trọng
phần trăm của nó trên GDP của Campuchia (%) từ năm 2000 đến năm 2019.

Nguồn: Open Development Campuchia (ODC)


Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Campuchia từ 2010-2019.

Nguồn: The World Bank


Nói chung, FDI được coi là động lực cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện xã hội cho
cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế Campuchia được hưởng lợi rất
nhiều từ nguồn vốn FDI. Dòng vốn FDI vào Campuchia đã tăng từ đầu những năm 2000
nhờ các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng của đất nước, sự ổn định chính trị và thị
trường mở cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế khu vực rộng lớn hơn. Những môi
trường thuận lợi này mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Tỷ trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong tổng vốn đầu tư tăng gấp đôi từ năm 2012
đến năm 2016, trong khi tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp giảm. Năm 2016,
39% vốn đầu tư được tập trung vào lĩnh vực du lịch, tăng 16% so với năm 2012. Năm
2016, lĩnh vực dịch vụ dẫn đầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, kéo theo đó là ngành
xây dựng và du lịch ngày càng phát triển.
Bảng 5: Xu hướng đầu tư vào Campuchia từ 2012 đến 2016 (tỷ USD)

Nguồn: Open Development Campuchia (ODC)


Theo một báo cáo do Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) công bố, dòng vốn
FDI vào năm 2019 đã tăng 12% lên 3,5 tỷ USD, có 2,3 tỷ USD đổ vào lĩnh vực tài chính.
Dòng vốn đầu tư khổng lồ này chủ yếu là do đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất và
dịch vụ. Trong quý 3 năm 2020, CDC đã phê duyệt 21 dự án đầu tư mới, giảm 28 dự án
đầu tư. Tuy nhiên, vốn đầu tư tăng 220,7% so với cùng kỳ năm ngoái với phần lớn vốn
đầu tư tập trung vào xây dựng khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại và trang trại chăn
nuôi lớn.
Có thể thấy từ biểu đồ dưới đây, FDI của Trung Quốc đổ vào Campuchia năm 2019
là lớn nhất so với (43%), tiếp theo là Hàn Quốc ở vị trí thứ hai (11%) và Việt Nam ở vị
trí thứ ba (7%).
Nguồn: Asean Business Partners
Trong tổng số vốn FDI tích lũy (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) được phê duyệt trong
giai đoạn 1994-2019, phần lớn nhất là từ Trung Quốc (21,81%), trong những năm đầu,
nguồn vốn đầu tư sâu rộng vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển tài nguyên bao gồm cao
su và du lịch. Sau Trung Quốc là Hàn Quốc với 6,16% và Anh là 5,01%. Các nguồn khác
chính là Malaysia (3,59%), Nhật Bản (3,13%), Hồng Kông (3,05%), Đài Loan (1,77%),
Việt Nam (2,31%), Singapore (1,64%) và Thái Lan (1,54%), vốn đầu tư chủ yếu từ các
công ty có thể mặc định. Với vị thế là nhà đầu tư vốn FDI số một của Campuchia trong
những năm gần đây, Trung Quốc chủ yếu đổ vào các lĩnh vực như xây dựng, may mặc,
sản xuất thiết bị điện, điện tử và nông nghiệp với tổng nguồn vốn FDI từ Trung Quốc gần
như gấp đôi so với các nước trong tốp 5 những quốc gia đầu tư vào Campuchia nhiều
nhất
Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2021 theo UNCTAD, dòng vốn FDI ở mức 3,6
tỷ USD vào năm 2020, giảm so với mức 3,7 tỷ USD vào năm 2019, do cuộc khủng hoảng
kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19, bất chấp các biện pháp giảm thiểu của chính phủ.
Sự sụt giảm này là do các nhà đầu tư trì hoãn đầu tư vào cả dịch vụ (đặc biệt là khách
sạn) và ngành may mặc định hướng xuất khẩu, vì đại dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế và
thị trường nước ngoài mà các doanh nghiệp hoạt động ở Campuchia có liên kết.
Nhìn chung, các nước đầu tư chính vẫn là Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc, Việt
Nam, Nhật Bản và Singapore (Ngân hàng Quốc gia Campuchia). Ngành xây dựng thu hút
tỷ trọng lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp theo là cơ sở hạ tầng, công nghiệp
(đặc biệt là dệt may), nông nghiệp và du lịch. Trong nam này hầu hết các dự án xây dựng
lớn của các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục bất chấp khủng hoảng. Ví dụ, đường cao tốc
Phnom Penh-Sihanoukville dài 190km, một dự án 1,9 tỷ USD, đã hoàn thành gần 40%
vào năm 2020.
Sang đến năm 2021 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 50% từ tháng 1 đến
tháng 5 so với cùng kỳ năm 2020, theo Bộ Kinh tế và Tài chính. Các dự án đầu tư trong 5
tháng đầu năm 2021 trị giá 825 triệu USD. Điều này xảy ra là do bước sang 2021
Campuchia bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi Covid 19 khi mà không còn khống chế tốt
được tình hình dịch bệnh như năm 2020, và đã không còn là điểm đến lý tưởng cho các
nhà đầu tư trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay.
2.3.2.2. Campuchia đi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Bảng 6: Các đối tác Campuchia đầu tư trực tiếp lớn nhất năm 2019
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Tổng cộng 283 triệu USD 100%
Singapore 148 triệu USD 52.3%
Trung Quốc 113 triệu USD 39,9%
Hàn Quốc 14 triệu USD 5%
Cộng hòa Séc 5 triệu USD 1.8%
Thái Lan 3 triệu USD 1,1%

Số lượng đầu tư của Campuchia ra nước ngoài vẫn còn khá nhỏ so với đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong nước. Trong năm 2019, đầu tư trực tiếp nước ngoài ra ngoài đạt
283 triệu USD (tăng 21% so với năm 2018). Singapore vẫn là điểm đến đầu tư ra nước
ngoài hàng đầu của Campuchia, với 52% tổng số đầu tư ra nước ngoài vào năm 2019.
Trung Quốc và Hàn Quốc xếp hạng các quốc gia đứng hàng thứ hai và thứ ba mà
Campuchia đầu tư vào năm 2019
2.3.3. Chính sách đầu tư
Nền kinh tế Campuchia đã có một hoạt động ấn tượng, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng và giảm nghèo đáng kể. Một phần của điều này là kết quả của sự cởi
mở tương đối của Campuchia đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước cũng
tăng lên, mặc dù ở mức thấp hơn các nước trong khu vực và các nước Bảng dưới đây cho
thấy xu hướng đầu tư vào Campuchia từ năm 2012 đến năm 2016.
Campuchia có một chế độ đầu tư nước ngoài nói chung là cởi mở và tự do. Các ưu
đãi dành cho nhà đầu tư bao gồm: Chính phủ cho phép 100% sở hữu nước ngoài đối với
các công ty trong hầu hết các lĩnh vực. Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như sản xuất
thuốc lá, sản xuất phim, xay xát gạo, khai thác và chế biến đá quý, đầu tư nước ngoài
phải có sự tham gia cổ phần của địa phương hoặc được chính quyền cho phép trước.,
miễn thuế doanh nghiệp lên đến 8 năm, thuế suất doanh nghiệp 20% sau khi hết thời gian
ưu đãi, miễn thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất và không hạn chế về vốn hồi hương.
Để tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, Campuchia đã tạo ra các đặc khu kinh tế
(SEZ) tính đến tháng 2 năm 2020, có 23 SEZ ở Campuchia. Các khu vực này cung cấp
cho các công ty khả năng tiếp cận đất đai, cơ sở hạ tầng và dịch vụ để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Các dịch vụ được cung cấp bao
gồm: tiện ích, dịch vụ thuế, thông quan và các dịch vụ hành chính khác được thiết kế để
hỗ trợ quá trình xuất nhập khẩu. Các dự án trong SEZs cũng được ưu đãi như miễn thuế,
thuế suất VAT bằng 0 và miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, máy móc và thiết bị.
Cơ quan chính chịu trách nhiệm về các SEZs của Campuchia là Ban Đặc khu Kinh tế
Campuchia (CSEZB). Đặc khu kinh tế lớn nhất của nó nằm ở Sihanoukville và chủ yếu là
nơi tập trung các công ty Trung Quốc.
Trong năm 2020, Chính phủ Campuchia đã thông báo rằng họ đang trong quá trình
soạn thảo luật đầu tư mới và các quy định khác liên quan đến đầu tư nhằm tăng sức hấp
dẫn của đất nước về vốn FDI. Đặc biệt, vào năm 2020, chính phủ Campuchia đã triển
khai một hệ thống trực tuyến cho các đơn đăng ký đầu tư, với các phê duyệt được cung
cấp trong vòng tám ngày làm việc cho các doanh nghiệp mới.
Đầu năm 2021, CDC đã hoàn thành dự thảo luật đầu tư mới và dự kiến sẽ được ban
hành vào năm 2021. Kỳ vọng này có thể được đáp ứng nếu luật được thông qua thông
qua Ủy ban Chính sách Kinh tế và Tài chính, Hội đồng Bộ trưởng và Quốc hội. Dự thảo
luật mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư đồng thời tạo ra các ưu đãi mới cho các nhà
đầu tư. Dự thảo luật mới có 11 chương và 39 điều, được sửa đổi để thích ứng với xu
hướng phát triển của xã hội và đáp ứng một số vấn đề đầu tư như chi phí điện cao, lực
lượng lao động hạn chế về kỹ năng và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.Linh hoạt và đơn giản
hơn so với luật hiện hành, luật mới được kỳ vọng sẽ cải thiện thủ tục đầu tư, giảm thời
gian và chi phí giao dịch thông qua đăng ký kinh doanh trực tuyến và tăng ưu đãi cho cả
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Luật mới tận dụng sự phát triển của công nghệ và đưa ra
các chính sách sẵn sàng cho Công nghiệp 4.0.
⮚ Campuchia cũng có những lĩnh vực bị cấm đầu tư
Các hoạt động được liệt kê trong Mục 1 của PHỤ LỤC 1 (“Danh sách tiêu cực”) của
“Tiểu Nghị định số 111 về thi hành Luật sửa đổi Luật Đầu tư” bị cấm đối với đầu tư của
cả Campuchia và nước ngoài các thực thể. Các hoạt động đầu tư đó như sau:
+ Sản xuất / chế biến chất hướng thần và chất gây nghiện
+ Sản xuất hóa chất độc, thuốc trừ sâu / thuốc trừ sâu và các hàng hóa khác bằng
cách sử dụng các chất hóa học bị cấm theo quy định quốc tế hoặc tổ chức Y tế thế
giới, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đồng và môi trường
+ Chế độ biến và sản xuất điện bằng cách sử dụng bất kỳ chất lượng nhập khẩu từ
bên ngoài
+ Kinh doanh khai thác lâm sản bị Luật Lâm nghiệp cấm
+ Các hoạt động đầu tư bị pháp luật cấm
⮚ Những thách thức khi đầu tư tại Campuchia
+ Một khó khăn là cơ sở hạ tầng tại Campuchia vẫn chưa hoàn thiện. Hệ thống dịch
vụ còn yếu. Nhiều tuyến đường chưa được trải nhựa, nhất là ở khu vực nông thôn,
vùng sâu vùng xa, hệ thống tưới tiêu kém, dịch vụ y tế chưa phát triển. Tuy nhiên,
trong nhiều năm qua, có thể thấy Chính phủ Campuchia đã cố gắng cải thiện cơ sở
hạ tầng.
+ Hệ thống pháp luật còn thiếu; một số đạo luật liên quan đến các hoạt động kinh tế
được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện.
+ Tỷ lệ mù chữ cao, thiếu nguồn lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật.
+ Campuchia còn gặp khó khăn về vấn đề giá điện, nước, viễn thông và vận tải cao
so với các nước láng giềng trong khu vực.
+ Sự yếu kém về quản lý, hành chính vẫn còn quan liêu, và tham nhũng là một vấn
đề nổi cộm, làm tăng chi phí kinh doanh ở Campuchia.
+ Ngân hàng Thế giới tiếp tục thu hút sự chú ý đến môi trường kinh doanh tồi tệ của
Campuchia trong Báo cáo Kinh doanh năm 2020, xếp quốc gia thứ 144/190 quốc
gia (giảm sáu bậc so với năm trước).
2.4. Lao động
2.4.1. Lực lượng lao động 
Campuchia có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất trong khu vực Đông Nam
Á/Thái Bình Dương, với 82,7% dân số lao động trong độ tuổi 16-64 có việc làm hoặc
đang tìm kiếm việc làm. Dân số trong độ tuổi lao động của Campuchia đang tăng nhanh
hơn tổng dân số của nước này là 2,4% và cũng cao hơn so với 1,9% trong giai đoạn
2007–2015. Đây là một cơ hội tốt để tăng trưởng kinh tế. Campuchia bổ sung trung bình
164.000 người vào lực lượng lao động của mình mỗi năm. Năm 2020 vừa qua, lực lượng
lao động lao động là 9.163.843, có xu hướng giảm so với năm 2019.

Lực lượng lao động của Campuchia từ 2010-2020

Nguồn: The World Bank

Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Campuchia


Tháp dân số và biểu đồ cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2020, ở Campuchia, dân số
trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi) chiếm khoảng gần 65% trong cơ cấu dân số. Nhìn
chung dân số trong độ tuổi này ở Campuchia có xu hướng tăng qua các năm. Có thể thấy
dân số Campuchia khá trẻ khi dân số trong độ tuổi từ 0-14 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao
khoảng hơn 30%. Nhưng nó cũng đang có xu hướng giảm qua các năm và dân số trong
độ tuổi trên 65 tuổi có xu hướng tăng.
Về tỷ lệ thất nghiệp của Campuchia từ năm 2008 đến nay đều dưới 1% và tỷ lệ thất
nghiệp ở thanh niên là 1,6%. Cả hai con số này đều thấp nhất trong khu vực Châu Á /
Thái Bình Dương.
Tỷ lệ thất nghiệp của Campuchia từ năm 2001 đến 2020
Nguồn: The World Bank

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Campuchia biến động đáng kể trong những năm gần
đây, nhưng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2001-2020, kết thúc ở mức 0,3% vào
năm 2020.
2.4.2. Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Campuchia qua các năm

Nguồn: Open Development Campuchia (ODC)


Thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực lao động cho đến nay là số người làm nông nghiệp
giảm. Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp được công bố vào tháng 6 năm 2017 cho biết
khoảng 80% dân số làm nông nghiệp vào năm 1993, nhưng đến năm 2017, con số này đã
giảm một nửa xuống còn 40%. Đến 2019 con số này còn là 34,53%. Sự sụt giảm là kết
quả của việc chuyển sang canh tác thương mại quy mô lớn hơn, máy móc thay thế lao
động và đa dạng hóa trong nền kinh tế rộng lớn hơn.
Kể từ năm 2012, các lĩnh vực phi nông nghiệp như dịch vụ và công nghiệp là nguồn
tăng việc làm chính. Tỷ lệ người làm công ăn lương tăng từ 29,8% năm 2010 lên 48,9%
năm 2014. Ngược lại, tỷ lệ 'người giúp việc gia đình' giảm từ 19,4% xuống 3,6% so với
cùng kỳ.
Năm 2015, sản xuất hàng may mặc và giày dép chiếm 7,3% tổng số việc làm và lĩnh
vực xây dựng, 6,5%.
2.4.3. Trình độ lao động
Do sự gián đoạn nghiêm trọng đối với hệ thống giáo dục Campuchia và những mất
mát to lớn lực lượng lao động trí thức và có tay nghề trong giai đoạn 1975-1979 Khmer
Đỏ, cùng với việc không khôi phục lại hiệu quả hệ thống giáo dục trong 36 năm qua,
công nhân có trình độ học vấn cao hoặc có kỹ năng chuyên môn là rất ít. Trong khi nền
kinh tế Campuchia chuyển từ phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp sang công nghiệp và dịch
vụ, thì hiện nay việc làm được tạo ra chủ yếu là các vị trí có giá trị thấp - 2/3 là trong lĩnh
vực xây dựng, khách sạn và các dịch vụ khác.

Cuộc khảo sát kinh tế xã hội của Campuchia được tiến hành trong năm 2014 cho
thấy chỉ có khoảng 36% lực lượng lao động đã hoàn thành giáo dục tiểu học và chỉ có 7%
lực lượng lao động đã hoàn thành giáo dục trung học. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015-
2016 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xác định lực lượng lao động không được đào tạo
đầy đủ là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh ở
Campuchia. Hầu hết các vị trí quản lý trung gian trong lĩnh vực may mặc chính thức đều
được các công dân nước ngoài lấp đầy.
Báo cáo Vốn con người Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017 đã cho
Campuchia điểm kém nhất trong ASEAN về giáo dục và đào tạo công dân của mình để
phát triển lực lượng lao động cạnh tranh và sử dụng các kỹ năng của họ vào mục đích
hiệu quả. Campuchia xếp thứ 92 trong số 130 quốc gia về phát triển vốn con người. Mặc
dù con số này tăng so với con số 100 vào năm 2016.
Sự thiếu hụt lao động có kỹ năng là một trở ngại lớn đối với đầu tư nước ngoài và
tạo việc làm tại Campuchia khi thiếu lực lượng lao động được đào tạo và có kinh nghiệm
sở hữu các kỹ năng sản xuất mong muốn.
Tuy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao và tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp,
nhưng phần lớn công việc là phi chính thức và hơn một nửa số lao động có trình độ sơ
cấp trở xuống. Do đó, giải quyết các vấn đề về sự không phù hợp về kỹ năng và nhu cầu
về kỹ năng trong tương lai là một ưu tiên. Campuchia được xếp hạng thứ 110 trong số
140 nền kinh tế trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu năm 2018 do các doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên có kỹ năng để đảm nhiệm các vai trò
kỹ thuật. Các chương trình giáo dục và đào tạo (TVET) kỹ thuật và dạy nghề của nước
này không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, với hầu hết các chương trình
cấp bằng tập trung vào các công việc trong lĩnh vực dịch vụ.
2.4.4. Luồng di chuyển lao động
2.4.4.1. Di cư lao động trong nước
Cùng với việc mất đất, di cư trong nước để làm việc là nguyên nhân dẫn đến việc
chuyển từ lao động nông nghiệp sang làm công việc may mặc và xây dựng. Ngoài ra, sự
tập trung công việc chỉ ở một số vùng của đất nước có thể là một yếu tố góp phần khác
cho sự gia tăng di cư trên toàn quốc. Di cư xảy ra hàng loạt từ các vùng nông thôn đến
thủ đô và các tỉnh lân cận.
2.4.4.2. Di chuyển nguồn lao động ra nước ngoài 
Campuchia đã có 68.040 lao động ra nước ngoài vào năm 2019, theo báo cáo của
Bộ Lao động nước này. Thái Lan là thị trường lớn nhất cho lao động Campuchia, theo
báo cáo được công bố trong hội nghị thường niên của Bộ. Khoảng 57.823 lao động
Campuchia, tương đương 85% lao động, đã được đưa đến Thái Lan vào năm ngoái, nó
cho biết thêm rằng 5.938 người đã được cử đến Hàn Quốc, 3.945 người đến Nhật Bản,
135 người đến Singapore, 72 người đến Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông của Trung
Quốc, 69 người đến Malaysia, và 58 cho Ả Rập Saudi.
Người lao động Campuchia thường làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng, đánh bắt cá và dọn phòng tại các quốc gia đó. Bộ trưởng Lao động và
Đào tạo nghề Campuchia Ith Samheng cho biết đến năm 2019, khoảng 1,28 triệu lao
động Campuchia làm việc ở nước ngoài hợp pháp. Mỗi năm họ đã gửi hơn 2,8 tỷ đô la
Mỹ cho gia đình của họ ở Campuchia
Từ cuối năm 2020 đến ngày 15 tháng 2 năm 2021, 35.665 lao động nhập cư
Campuchia đã được trở về Campuchia từ Thái Lan. Trong số đó, Bộ Y tế xác định rằng
90 người đã nhiễm COVID-19. Do đại dịch, hàng trăm nghìn lao động nhập cư
Campuchia, đặc biệt là lao động không có giấy tờ, đã mắc kẹt ở Thái Lan. Nhiều người
đã mất việc làm và phải đối mặt với sự kiểm soát chặt chẽ về việc di chuyển. Chính thức,
có khoảng 1,8 triệu người Campuchia đang làm việc tại Thái Lan, trong đó hơn 400.000
lao động bất hợp pháp - hầu hết cho các đồn điền, công ty cảnh quan và nhà riêng. Hiện
nay các biện pháp nhập cư nghiêm ngặt của Thái Lan đã khiến nhiều lao động nhập cư
bất hợp pháp ở Campuchia không thể kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình. Ngay cả những
người đăng ký làm việc ở Thái Lan cũng nói rằng việc kiếm sống trong thời kỳ đại dịch
gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế gặp khó khăn và việc làm cạn kiệt.
2.4.5 Chính sách Lao động
Quan hệ lao động Campuchia, làm việc và các công việc và các vấn đề khác liên
quan đến lao động về cơ bản được quy định bởi Hiến pháp và Luật Lao động năm 1997.
Luật Lao động năm 1997, được ban hành vào tháng 3 năm 1997 và sửa đổi đáng kể Luật
Lao động năm 1992 mang tính chất xã hội chủ nghĩa, khá tự do và bảo vệ các quyền đáng
kể của người lao động và công đoàn.
Trong những năm qua, quá trình hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật lao
động đã có những phát triển lớn trong luật lao động và việc làm ở Campuchia. Ngày nay,
luật pháp bảo vệ phụ nữ và nhân viên ở mọi lứa tuổi, nguồn gốc và thành phần. Nó hứa
hẹn trả công bình đẳng, lựa chọn nghề nghiệp bình đẳng và tin rằng tất cả nhân viên đều
được nghỉ hàng tuần.
2.4.5.1. Đối với lao động trong nước
⮚ Trả lương bình đẳng:
Hiến pháp Campuchia tuân theo nguyên tắc trả lương bình đẳng cho công việc bình
đẳng và coi thường việc phân biệt đối xử với phụ nữ. Công việc của các bà nội trợ ở nhà
cũng có giá trị như những công việc của những người phụ nữ ngoài nhà.
Luật lao động không cho phép phân biệt đối xử về tiền lương dựa trên giới tính, nguồn
gốc, tuổi tác và đẳng cấp. Tiền lương là bình đẳng cho tất cả người lao động làm cùng
một công việc, có cùng kỹ năng nghề nghiệp và sản lượng như nhau.
⮚ Sự lựa chọn bình đẳng trong nghề nghiệp
Luật pháp không đặt ra các biện pháp hạn chế đối với việc làm, có nghĩa là phụ nữ
có thể làm việc trong các ngành nghề giống như các đồng nghiệp nam của họ. Cả hai giới
đều có quyền tham gia tích cực vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của
Campuchia. Sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ xem xét đầy đủ các đề xuất của người dân. Mọi
công dân được quyền lựa chọn bất cứ công việc gì dựa trên năng lực, trí tuệ và nhu cầu
của xã hội.
⮚ Tiền lương và giờ làm
Giờ làm việc thông thường ở Campuchia là 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.
Người sử dụng lao động được phép để người lao động làm thêm giờ với điều kiện tổng số
giờ làm việc không vượt quá 10 giờ một ngày trừ khi có trường hợp bất thường.
Người sử dụng lao động có thể điều chỉnh giờ làm việc bình thường để cho tất cả
người lao động nghỉ chiều thứ bảy và chủ nhật. Tuy nhiên, giờ làm việc bình thường
không được quá 9 giờ mỗi ngày. Chỉ được phép làm thêm giờ đối với những công việc
đặc biệt, khẩn cấp chưa hoàn thành trong giờ làm việc bình thường. Nếu một nhân viên
chọn không làm thêm giờ, người sử dụng lao động có thể không phạt anh ta. Hơn nữa,
người sử dụng lao động không thể giao việc làm thêm giờ khi chưa được Bộ Lao động
cho phép. Thư ủy quyền giới hạn thời gian làm việc ngoài giờ là 2 giờ mỗi ngày. Người
sử dụng lao động phải trả ít nhất 150% mức lương thông thường cho người lao động làm
thêm giờ trong ngày. Đối với những người làm thêm vào ban đêm (22 giờ đến 05 giờ) thì
mức tiền làm thêm giờ là 200% tiền lương.
Nghiên cứu của ILO cho thấy, đối với những người lao động toàn thời gian đã hoàn
thành đủ một tháng làm việc, số giờ làm việc trung bình mỗi tháng (bao gồm cả làm việc
thường xuyên và làm thêm giờ) đã tăng từ 222 giờ / công nhân / tháng vào năm 2016 lên
229 vào năm 2017. Số giờ làm việc thường xuyên theo hợp đồng của người lao động
trung bình là 185,03 giờ mỗi tháng trong năm 2017.
Mức lương tối thiểu chính thức do Bộ Lao động và Dạy nghề đưa ra cho ngành dệt
may năm 2013 là 80 USD / tháng. Luật Lao động đưa ra các hướng dẫn để thiết lập mức
lương tối thiểu, tuy nhiên, cho đến gần đây, các đợt rà soát và tăng giảm không thường
xuyên. Năm 2009, thu nhập trung bình hàng tháng trên toàn quốc là 314.665 KHR (tương
đương 77 đô la Mỹ). Mặc dù đây không phải là lĩnh vực có việc làm lớn nhất, nhưng một
số người coi mức lương tối thiểu cho ngành dệt may của Campuchia là tiêu chuẩn cho
mức lương trong các lĩnh vực khác. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, mức lương tối thiểu
hàng tháng được đua ra cho ngành dệt may Campuchia đối với lao động thường xuyên là
192 đô la Mỹ, tăng từ 190 đô la Mỹ vào năm 2020. Mức lương cho lao động thử việc
được quy định là 187 đô la Mỹ mỗi tháng.
Tiền lương công vụ cũng đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Một báo cáo
tháng 4/2018 của Ngân hàng Thế giới cho biết mức lương tối thiểu của công chức năm
2018 gần như gấp ba lần mức lương năm 2013. Mức lương tối thiểu năm 2020 đã được
đặt ở mức 293 đô la cho công chức, 318 đô la cho giáo viên và bác sĩ và 314 đô la cho
cảnh sát quốc gia (trung sĩ nhân viên). Một tiểu nghị định mới xác định rằng mức lương
dưới 1,30 triệu Riel ($ 325) sẽ không bị đánh thuế, có hiệu lực từ năm 2020.
⮚ Ngày Nghỉ Hàng Tuần
Công nhân được phép nghỉ 24 giờ liên tục mỗi tuần. Luật lao động Campuchia quy
định rằng Chủ nhật phải là ngày nghỉ cho tất cả nhân viên. Tuy nhiên, nếu việc cho tất cả
nhân viên nghỉ trong cùng một ngày có thể gây nguy hiểm cho hoạt động của công việc,
thì có thể thực hiện nghỉ hàng tuần trên cơ sở luân phiên. Trong những trường hợp như
vậy, thư cho phép cần phải có chữ ký của Bộ Lao động.
Những người bảo vệ, chăm sóc và lái xe làm việc trong các cơ sở công nghiệp và
thương mại không được nghỉ Chủ nhật thì được nghỉ bù vào một số ngày khác trong tuần.
Ở các cửa hàng bán lẻ, thời gian nghỉ hàng tuần có thể được thực hiện luân phiên từ chiều
Chủ nhật đến chiều thứ Hai. Sự ủy quyền từ Thanh tra Lao động có thể khiến ngày nghỉ
hàng tuần bị hủy bỏ nếu nó rơi vào gần ngày nghỉ lễ của địa phương. Tuy nhiên, trong
trường hợp này, người lao động cần được nghỉ bù vào tuần sau.
2.4.5.2. Đối với lao động trẻ em
Năm 2008, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thông qua kế hoạch hành động quốc
gia nhằm loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (NPA-WFCL). Tính đến
nay, Chính phủ Campuchia đã thực hiện một số biện pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu
trên cũng như nhằm hoàn thiện NPA-WFCL, trong đó phải kể đến việc hạn chế, rút trẻ
em khỏi các đối tượng lao động và thực hiện các cơ chế tăng cường, phối hợp nhằm đối
phó với tình trạng lao động trẻ em.
Bên cạnh đó, Campuchia còn đề ra những chính sách nhằm tăng mức sống tại các
gia đình nghèo, nâng cao nhận thức và hiểu biết về lao động trẻ em, khuyến khích những
nhà tuyển dụng và tổ chức công đoàn chống lại tình trạng này. Theo bản báo cáo của ILO
thì hiện Chính phủ Campuchia cũng đang thiết lập mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự
nhằm đối phó với những vấn đề nhức nhối xung quanh nạn lao động trẻ em.
Năm 2016, Chính phủ Campuchia đã đề ra một chương trình với 12 biện pháp quan
trọng như tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về lao động trẻ em nhằm nâng cao nhận
thức về những nội dung của WFCL cũng như đề ra nhiều mục tiêu khả thi hơn nhằm tiến
tới hạn chế đối tượng lao động là trẻ em; thúc đẩy những chính sách giáo dục toàn diện
và thân thiện với trẻ em… Tuy nhiên, trong báo cáo của mình, ILO cũng cho biết thêm
rằng, theo tính toán của một dự án hợp tác giữa Ngân hàng thế giới (WB), ILO và Quỹ
Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì Campuchia sẽ cần thêm khoảng 100 triệu USD
nữa nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên
2.4.5.3. Đối với lao động nước ngoài
Lao động nước ngoài làm việc tại Campuchia đều được hưởng chế độ bảo vệ và
các quyền lợi như lao động bản địa. Công dân nước ngoài dự định làm việc hoặc kinh
doanh tại Campuchia cũng phải có giấy phép lao động. Một công dân nước ngoài có thể
xin giấy phép lao động chỉ với thời hạn một năm thông qua hệ thống trực tuyến của
MLVT. Bất kể giấy phép lao động được cấp bởi MLVT khi nào, giấy phép lao động sẽ
hết hạn vào ngày 31 tháng 12 của năm đó. Nếu người nước ngoài tiếp tục làm việc trong
năm tiếp theo, người sử dụng lao động phải xin gia hạn giấy phép lao động trước ngày 31
tháng 3 năm sau.
Người nước ngoài có thể đầu tư, kinh doanh và làm việc tại Campuchia đều phải
chấp hành theo quy định luật đầu tư, nhân sự và luật lao động. Một nhà đầu tư có trụ sở
đặt tại Campuchia sẽ phải trả 180 USD/năm cho thị thực dài hạn và 130 USD/năm cho
việc đăng ký thẻ lao động/ người lao động của mình. Riêng đối với người nước ngoài lao
động tại Campuchia, họ phải trả thêm 50 USD/năm cho đơn xin hạn ngạch nhân viên
nước ngoài.
Mỗi người nước ngoài làm việc tại Campuchia sẽ đóng góp khoảng 360 USD/năm
cho ngân sách Campuchia. Ngoài ra, Bộ Lao động Campuchia cũng mới ban hành chỉ thị
Prakas về việc cấm người nước ngoài tham gia làm việc ở 10 ngành nghề cụ thể: lái xe
taxi/xe máy, bán hàng rong, kỹ thuật viên xoa bóp, thợ cắt tóc/salon, đánh giày, thợ may,
thợ sửa chữa, sản xuất đồ lưu niệm Khmer, sản xuất nhạc cụ Khmer hoặc Tượng phật và
thợ kim hoàn
2.4.5.4. Các chính sách hỗ trợ người lao động trong đại dịch Covid 19
Để hỗ trợ công dân của mình, Chính phủ đã thực hiện giảm thuế để giảm bớt áp lực
tài chính đối với người nộp thuế. Mức thu nhập giảm đã ảnh hưởng đến mô hình tiêu
dùng do nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế giảm. Điều này
có thể có những tác động tiêu cực đến tính bền vững kinh tế ở Campuchia, chủ yếu là do
nhu cầu trong nước thấp. Đáp lại, các nhà chức trách đã nới lỏng thuế để duy trì sức mua
trong nền kinh tế và tăng cường nhu cầu và sản xuất trong nước nhằm thúc đẩy hoạt động
kinh tế:
+ Chính phủ Campuchia cũng đang hỗ trợ thu nhập cho các bộ phận dân cư dễ bị tổn
thương, đặc biệt là những người lao động bị mất nguồn sinh kế.
+ Chính phủ đang trợ cấp thất nghiệp 40 đô la mỗi tháng cho những công nhân bị mất
việc làm do đại dịch, đặc biệt cần thiết trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất,
chẳng hạn như du lịch và hàng không.
+ Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Campuchia từ đầu năm 2020 tính đến
tháng 7 năm 2021, Chính phủ nước này đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ
người nghèo bị ảnh hưởng. Sau đợt phong tỏa ở nhiều tỉnh, thành vừa qua, Bộ Lao
động và Đào tạo nghề Campuchia đã tiến hành chương trình trợ cấp tiền mặt trị
giá 11 triệu USD cho hơn 275.000 công nhân từ 513 nhà máy may mặc, giày dép
và hàng du lịch ở Phnom Penh, tỉnh Kandal và Sihanoukville. Bên cạnh đó, chính
phủ Campuchia cũng dành một khoản ngân sách 4 triệu USD để hỗ trợ cho hơn
60.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt phong tỏa.
+ Thông báo mới đây của Bộ Các vấn đề Xã hội Campuchia cho biết chính phủ đã
giải ngân khoảng 291 triệu USD cứu trợ tới 692.092 hộ gia đình nghèo bị tổn
thương trong giai đoạn dịch COVID-19. Mỗi hộ nghèo trong chương trình nói trên
được trợ cấp 30 USD/tháng. Khoảng 2,7 triệu người Campuchia đã được hưởng
lợi từ chương trình cứu trợ tiền mặt này, trong đó có 341.915 người trên 60 tuổi;
59.962 người tàn tật; 1.973 bệnh nhân HIV và 187.520 trẻ em dưới 5 tuổi.
2.4.5.5. Tác động dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng tới lao động Campuchia
Công nhân ở Campuchia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Coronavirus. Sự bùng phát toàn
cầu của vi rút Coronavirus đang làm chậm nền kinh tế và loại bỏ hàng nghìn việc làm
trong chuỗi cung ứng toàn cầu ở Đông Nam Á. Campuchia là một trong những quốc gia
bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực. Các nhà máy may mặc phụ thuộc vào nguyên
liệu thô từ Trung Quốc, và khi sản xuất ở Trung Quốc sụt giảm, các chủ nhà máy ở
Campuchia đã bắt đầu tạm ngừng hoạt động và cho công nhân nghỉ việc. COVID-19 đưa
ra các mối đe dọa kinh tế đối với các khía cạnh khác nhau của sự phát triển của
Campuchia, trong đó du lịch, sản xuất xuất khẩu và xây dựng được coi là những ngành bị
ảnh hưởng nhiều nhất.
Tổng hợp lại, các lĩnh vực này đóng góp hơn 70% vào tăng trưởng kinh tế của
Campuchia và khoảng 39,5% tổng số việc làm vào năm 2019. Ngược lại, phản ứng toàn
cầu ngăn chặn sự lây lan của vi rút lại tạo ra sự sụt giảm trong các dịch vụ du lịch và
khách sạn. Theo Bộ trưởng Bộ Du lịch, trong năm 2020, chỉ riêng Campuchia bị mất
doanh thu trong lĩnh vực du lịch khoảng 3 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm, có khoảng
1,6 triệu lượt khách nước ngoài đến thăm Campuchia, giảm 52% so với cùng kỳ năm
trước. Điểm đến du lịch được ghé thăm nhiều nhất của Campuchia, Siem Reap, ghi nhận
lượng khách du lịch giảm 45,6% và giảm 99,6% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4
năm 2020. Khoảng 2.956 cơ sở kinh doanh liên quan đến du lịch đã phải đóng cửa, khiến
45.405 người thất nghiệp. Trong khi ước tính của Ngân hàng Thế giới cho thấy ít nhất
1,76 triệu việc làm hiện đang gặp rủi ro. Tổng cộng 433 nhà máy và doanh nghiệp liên
quan đến du lịch trên cả nước đã tạm thời đóng cửa theo Bộ Lao động và Dạy nghề. Việc
đình chỉ này đã khiến khoảng 135.000 công nhân may mặc và 17.000 công nhân du lịch
thất nghiệp.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các cú sốc kinh tế sẽ có nhiều
tác động trung hạn hơn đến nghèo đói và phúc lợi, đặc biệt là những người dễ bị tổn
thương hơn trong xã hội và những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức.
Nhấn mạnh trong một bản tóm tắt chính sách, Tổ chức Nông lương (FAO) cho thấy đại
dịch sẽ làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương của các nhóm lao động cụ thể bao gồm
phụ nữ, trẻ em, người bản địa và lao động nhập cư do thất nghiệp và thiếu việc làm của
lao động phi chính thức. Ở Campuchia, tình hình tồi tệ hơn ở khu vực phi chính thức do
công nhân may mặc kích thích kinh tế cho những người bán hàng rong, làm tóc và cung
cấp dịch vụ vận tải. Một nghiên cứu trước đây ước tính rằng mỗi người làm công ăn
lương trong lĩnh vực may mặc hỗ trợ từ 5 đến 6 người trong khu vực phi chính thức
thông qua kích thích kinh tế địa phương. Như vậy, tình trạng thất nghiệp của công nhân
nhà máy ảnh hưởng đáng kể đến những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính
thức. Những người lao động tiếp tục bị ảnh hưởng bởi Covid 19 trong năm 2021 do trong
những tháng đầu năm 2021 tình hình có vẻ tệ hơn ở Châu Á và Campuchia cũng không
ngoại lệ khi mà đất nước này đã không thể kiểm soát được dịch bệnh tốt như năm 2020
Sau hai thập kỷ hoạt động mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của Campuchia bị giảm
mạnh vào năm 2020. Điều này là do đại dịch COVID-19 và các tác động phụ của suy
giảm kinh tế ở các nền kinh tế tiên tiến lớn và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của nước này
bị giảm sút.
2.5. Tổng kết
Trong hai thập kỷ qua, Campuchia đã trải qua một quá trình chuyển đổi đáng kể, đạt
đến tình trạng thu nhập trung bình thấp hơn vào năm 2015 và mong muốn đạt được trạng
thái thu nhập trung bình cao hơn vào năm 2030. Được thúc đẩy bởi xuất khẩu hàng may
mặc và du lịch, nền kinh tế Campuchia đã duy trì tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình là
7,7% từ 1998 đến 2019, khiến nó trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh
nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, cú sốc toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra đã tác động đáng kể đến
nền kinh tế Campuchia vào năm 2020 vào thời điểm Campuchia cũng phải đối mặt với
việc đình chỉ một phần quyền tiếp cận ưu đãi vào thị trường EU theo sáng kiến “Mọi thứ
trừ vũ khí”. Sự bùng phát dịch bệnh khiến hầu hết các động lực tăng trưởng chính của
Campuchia - du lịch, xuất khẩu sản xuất và xây dựng - cùng chiếm hơn 70% mức tăng
trưởng của đất nước vào năm 2019 và gần 40% việc làm được trả lương. Nền kinh tế năm
2020 ghi nhận mức tăng trưởng âm -3,1%, mức giảm mạnh nhất trong lịch sử gần đây
của Campuchia và theo chuyên gia Bộ Kinh tế-Tài chính Campuchia ước tính sơ bộ thiệt
hại có thể lên tới 250 triệu USD. Nền kinh tế Campuchia dự kiến sẽ bắt đầu phục hồi
trong năm nay, tăng trưởng 4% nhờ môi trường bên ngoài được cải thiện và sự hỗ trợ
chưa từng có của chính phủ. Sự bùng phát COVID-19 và sự phục hồi chậm chạp trong
hoạt động kinh tế toàn cầu, cùng với sự hỗn loạn kéo dài trên thị trường tài chính, gây rủi
ro cho triển vọng tăng trưởng của Campuchia.
Qua phân tích, ta có thể thấy nền kinh tế Campuchia phụ thuộc khá nhiều vào Trung
Quốc, từ nhập khẩu, du lịch cho đến đầu tư. Cụ thể Campuchia đã thu hút 3,6 tỷ USD
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2019, trong đó có đến 43% là từ Trung Quốc.
Năm đó, thương mại song phương giữa hai nước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc đã tài trợ cho
khoảng 70% các dự án xây đường và cầu rất cần thiết đối với Campuchia – và tới năm
2017, Campuchia đã nhận 4,2 tỷ đô la Mỹ từ các khoản viện trợ và cho vay của Trung
Quốc. Trung Quốc cũng hứa sẽ cung cấp viện trợ 4 tỷ RMB (588 triệu USD) cho
Campuchia trong giai đoạn 2019–2021. Các nhà đầu tư Trung Quốc là nền tảng cho
ngành công nghiệp may mặc của Campuchia, vốn chiếm 15% GDP năm 2019 thông qua
thu nhập từ xuất khẩu và tạo ra 750.000 việc làm. Ngoài ra, trong chính sách ngoại giao
Covid-19, Trung Quốc đã hỗ trợ Campuchia bằng cách tặng vật tư y tế, đi kèm với đó là
việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mô tả quan hệ Trung Quốc – Campuchia là
‘không thể phá vỡ’. Tuy nhiên, các ngành do Trung Quốc thống trị ở Campuchia như sản
xuất hàng may khá mong manh và không bền vững. Các khoản đầu tư đáng kể của Trung
Quốc cũng đổ vào sòng bạc và bất động sản, nơi lợi ích chủ yếu chảy vào túi một vài tầng
lớp có đặc quyền trong xã hội Campuchia. Các khoản viện trợ và đầu tư của Trung Quốc
vào Campuchia lại thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, điều có thể góp phần
gây ra nạn tham nhũng, các cách làm không đúng chuẩn và suy thoái môi trường trên
diện rộng. Việc phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn Trung Quốc đồng nghĩa với việc
Campuchia phải chịu rủi ro tập trung cũng như nguy cơ mắc bẫy nợ.
PHẦN 3: HỢP TÁC KINH TẾ CỦA CAMPUCHIA
3.1. Hợp tác với Singapore
Singapore tên gọi chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một đảo quốc có
chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á, có diện tích 700 km2, với dân số khoảng 5.9 triệu
người. Và Singapore cũng là nước phát triển nhất Đông Nam Á.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước được xác lập sau 1 ngày Singapore giành độc
lập (10/8/1965). Năm 1975, mặc dù mối quan hệ ngoại giao giữa Singapore bị cắt đứt
nhưng hai nước vẫn tiếp tục quan hệ thương mại.
Từ những năm 1980, trong suốt thời kỳ của cuộc chiến Khmer Đỏ, Singapore đã
hỗ trợ kịp thời cho Campuchia thông qua các mối quan hệ kinh tế và thương mại. Sự hỗ
trợ của Singapore đã giúp Campuchia trong quá trình phục hồi và tái thiết lập các ngành
kinh tế cần thiết cho sự phát triển kinh tế.
Đến năm 1992, Campuchia tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Singapore.
Năm 2020, kỷ niệm 55 năm mối quan hệ ngoại giao Campuchia - Singapore, đại
sứ quán Singapore tại Campuchia đã phát động Lễ hội nghệ thuật đường phố, bao gồm
nhiều loại hoạt động giải trí và 20 gian hàng thực phẩm, đồ uống phục vụ. Có thể thấy
Campuchia và Singapore có một quan hệ ngoại giao vô cùng bền chặt, là đối tác lâu đời
của nhau.
⮚ Cam kết thỏa thuận song phương: Là thành viên của ASEAN, Singapore và
Campuchia đều là thành viên của những hiệp định khu vực khác nhau, bao gồm:
+ Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)
+ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Lợi ích của hai hiệp định này nhằm xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các dòng sản
phẩm, tăng khả năng tiếp cận các thị trường và đảm bảo một môi trường hoạt động tự do
và dễ dự đoán hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời bảo vệ các nhà đầu tư và các
khoản đầu tư vào ASEAN.
⮚ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA): Hiệp định giúp giảm bớt tình trạng
đánh thuế hai lần trong tình huống thu nhập phải chịu thuế hai nước. DTA giữa
Campuchia và Singapore được ký kết vào ngày 20/05/2016 và có hiệu lực ngày
01/01/2018. Ngày 24 tháng 02 năm 2000, Singapore và Campuchia đã ký Hiệp
ước đầu tư song phương (BIT)
3.1.1. Thương mại
Bảng: Kim ngạch thương mại hàng năm của Campuchia với Singapore trong giai
đoạn 2015-2020
(Đơn vị: Nghìn USD)
Năm Campuchia Campuchia Tổng KN Mức tăng XK (%)
XK NK (%)

2015 58564 503228 561792 0.92 10.42

2016 62522 564699 627221 11.65 9.97

2017 158755 609911 768666 22.55 20.65

2018 78228 573371 651599 -15.23 12.01

2019 272668 605922 878590 34.84 31.03

2020 2.622.629 985.904 3608533 310.72 72.68

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Campuchia và Singapore trong giai đoạn
2015-2020 có sự biến động, lúc đạt mức tăng trưởng rất cao (310,72%), nhưng cũng có
lúc có sự sụt giảm, tăng trưởng âm (-15,23% năm 2018). Năm 2018-2020 tổng kim ngạch
có sự tăng trưởng rõ rệt. Đặc biệt vào năm 2020 giai đoạn cả thế giới đều ảnh hưởng của
dịch covid thì tổng kim ngạch XNK của Campuchia và Singapore lại tăng trưởng một
cách nhanh chóng.
Theo bảng số liệu ta thấy năm 2015-2019 trong quan hệ thương mại hai chiều
Campuchia là nước nhập siêu. Tuy nhiên đến năm 2020 đất nước Chùa Tháp đã vươn lên
trở thành nước xuất siêu trong quan hệ thương mại giữa hai nước, Với tổng giá trị xuất
khẩu chiếm 72,68%. Một con số đáng ngạc nhiên.
3.1.1.1. Xuất khẩu
Hình: Biểu đồ thống kê xuất khẩu của Campuchia sang Singapore
giai đoạn 2011 – 2019 (Đơn vị: USD)

Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Campuchia sang Singapore không ổn định trong
giai đoạn 2011-2019. Số liệu thống kê của WITS- Các giải pháp Thương mại Thế giới
cho thấy:
+ Năm 2011, Campuchia xuất khẩu khoảng 441,88 triệu USD sang Singapore, Các
sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của giai đoạn này là hàng tiêu dùng chiếm 98% tổng
giá trị xuất khẩu và gỗ chiếm 93,9% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, sau đó, kim
ngạch xuất khẩu sang Singapore của Campuchia liên tục giảm sâu.
+ Năm 2012, Tổng giá trị xuất khẩu của Campuchia vào Singapore giảm chỉ còn
207,82 triệu USD (Chỉ bằng 0.47 lần so với năm 2011), nguyên nhân của sự sụt
giảm nghiêm trọng này là do tổng giá trị xuất khẩu của hàng tiêu dùng và gỗ giảm
mạnh, trong khi đó hai nhóm hàng này lại là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Campuchia sang Singapore.
+ Giai đoạn 2013- 2016, Tổng giá trị xuất khẩu xuất khẩu đều ở mức dưới 100 triệu
USD. Sự giảm mạnh trong xuất khẩu gỗ của Campuchia đã làm lượng xuất khẩu
của Campuchia sang Singapore giảm mạnh, đặc biệt vào năm 2014, Tổng giá trị
xuất khẩu của gỗ chỉ còn 49,67 nghìn USD. Tuy vậy, Tổng giá trị xuất khẩu của
Hàng dệt may trong giai đoạn này lại có sự khởi sắc rõ rệt. So với năm 2011 tổng
giá trị xuất khẩu Hàng dệt may chỉ có 5,84 triệu USD thì đến năm 2015 tổng giá
trị xuất khẩu Hàng dệt may lên tới 19.12 triệu USD, gấp 3.27 lần so với năm 2011.
+ Từ năm 2017-2019 xuất khẩu của Campuchia sang Singapore đã có sự chuyển
dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang các nhóm hàng hóa trung gian,
đá và thủy tinh.
Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu của Campuchia sang Singapore năm 2011-2019
(Đơn vị: Nghìn USD)

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Campuchia sang Singapore đều là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của trong năm 2019. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, Campuchia
xuất khẩu chủ lực mặt hàng kim loại, đá quý sang Singapore, chiếm 82.35% giá trị xuất
khẩu. Tiếp theo là các mặt hàng may mặc: có đan, móc hoặc không đan móc tuy nhiên
chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ (khoảng 3,51% và 3.02%). 
Năm 2020, theo tổng cục thống kê Campuchia, Singapore là nhà nhập khẩu hàng
hóa đứng thứ 2 của Campuchia với số lượng hàng hóa nhập khẩu chiếm khoảng 14,8%
sau con số 30.1% của Mỹ. Trong giai đoạn này Campuchia xuất khẩu sang Singapore chủ
yếu là các loại ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, …
với tổng giá trị xuất khẩu chiếm 92%.
Nhằm mục đích mở rộng đảo quốc, Singapore đã chi rất nhiều cho việc nhập khẩu
cát từ các quốc gia trong khu vực. Ngành khai thác cát phục vụ cho xuất khẩu của
Campuchia chủ yếu là cho Singapore. Năm 2016, Liên Hiệp Quốc công bố số liệu rằng
tính từ năm 2007, Singapore đã nhập khoảng 72 triệu tấn cát, trị giá 702 triệu USD từ
Campuchia. Tuy nhiên, do những lo ngại về sụt lún, ảnh hưởng đến môi trường, Chính
Phủ Campuchia đã ra quyết định cấm hoàn toàn xuất khẩu cát từ tỉnh duyên hải Koh
Kong ra nước ngoài. 
3.1.1.2. Nhập khẩu
Theo ITC năm 2020 Tổng giá trị nhập khẩu của Campuchia từ Singapore là 985,9
triệu USD, chiếm 5.1 % nhập khẩu của Campuchia trên thế giới. Chủ yếu là các mặt hàng
tiêu dùng, nhiên liệu, tư liệu sản xuất,...
Hình: Biểu đồ thống kê giá trị một số mặt hàng nhập khẩu của Campuchia từ
Singapore giai đoạn 2011 – 2019 (Đơn vị: USD)

Trong 10 năm trở lại đây, lượng hàng hoá nhập khẩu của Campuchia từ Singapore
không ngừng thay đổi theo thiên hướng tổng giá trị nhập khẩu ngày càng gia tăng, mặc
dù có sự giảm nhẹ trong năm 2018, tuy nhiên nhìn chung thì nhập khẩu hàng hóa
Singapore của Campuchia tăng trưởng khá ổn định. Theo số liệu của WITS ta có thể thấy
mặc dù các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Campuchia từ Singapore có sự biến chuyển
theo từng giai đoạn nhưng mặt hàng nhập khẩu chủ yếu nhất thì vẫn luôn là các mặt hàng
tiêu dùng.
Bảng: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Campuchia sang Singapore năm 2019.
(Đơn vị: Nghìn USD)

Năm 2011, Tổng giá trị nhập khẩu của Campuchia từ Singapore rơi vào khoảng
238.06 triệu USD. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là mặt hàng
tiêu dùng, nhiên liệu, tư liệu sản xuất. So với tổng giá trị xuất khẩu sang Singapore thì
tổng giá trị nhập khẩu từ Singapore trong năm 2011 khá là khiêm tốn.
Năm 2012, Tổng giá trị nhập khẩu từ Singapore có sự tăng trưởng nhẹ, các mặt
hàng chủ yếu không có sự thay đổi nhiều.
Năm 2013-2015, Trong giai đoạn này tổng giá trị nhập khẩu từ Singapore vẫn tăng
trưởng ổn định. Tuy nhiên, có sự chuyển dịch cơ cấu của các mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu; Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trung gian có sự tăng trưởng rõ rệt, so với năm
2012 chỉ có 24.65 triệu USD thì đến năm 2015 con số này đã lên đến 343.74 triệu USD,
nối tiếp sau đó là đá và thủy tinh với con số 293.38 triệu USD.
Năm 2016-2019 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhất quay trở lại với hàng tiêu dùng và
nhiên liệu. Tuy năm 2018, tổng giá trị nhập khẩu có sự giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn
ổn định.
Năm 2020 Tổng giá trị nhập khẩu của Campuchia từ Singapore tăng 62.72% so với
năm 2019. Có thể thấy trong giai đoạn kinh tế thế giới đang suy giảm do đại dịch covid
thì mối quan hệ XNK giữa Campuchia và Singapore lại tăng trưởng mạnh.
3.1.2. Dịch vụ
Bảng: Thống kế số khách đến Campuchia của Singapore giai đoạn 2017-2020.
Năm Lượt khách du lịch (người) Chiếm tỷ lệ (%)

Năm 2017 81 063 1.45

Năm 2018 86 251 1.39

Năm 2019 88 564 1.34

Năm 2020 10,731* 0.82*


Trong giai đoạn năm 2017 - 2019, khách du lịch Singapore đến Campuchia tăng
trưởng đều, tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn rất chậm. So với tổng lượng khách du lịch
trên thế giới đến Campuchia thì số lượng khách du lịch Singapore đến Campuchia chiếm
tỷ lệ ngày càng giảm. Điều này chứng tỏ dịch vụ của Campuchia chưa có sức hấp dẫn lớn
đối với khách du lịch Singapore.
Theo số liệu sơ bộ của NAGACORP, năm 2020 lượng khách du lịch từ Singapore
đến Campuchia chỉ đạt 10731 người, so với con số 88 564 người của năm 2019 thì lượt
khách đã giảm 87.9% . Lý giải cho sự giảm sâu này là do ảnh hưởng của đại dịch Covid
19, cả hai nước Singapore và Campuchia đã phải thực hiện giãn cách xã hội. Trong quý
II/2020, du lịch Campuchia đình trệ do nước này thực hiện giãn cách. Theo đó, những
chuyến bay quốc tế bị dừng hoàn toàn, chuyến bay nội địa cũng chỉ đáp ứng khoảng 1-2
chuyến/ ngày. Cũng khoảng thời gian đó, Singapore bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng
và cũng thực hiện biện pháp giãn cách xã hội. Vì vậy, du lịch giữa 2 nước đình trệ là điều
tất yếu.
Đặc biệt, 2020 là năm kỷ niệm 55 năm thành lập mối quan hệ hợp tác Campuchia –
Singapore, tuy nhiên do tình hình Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp nên các hoạt
động tổ chức trong dịp kỷ niệm này đều tạm hoãn. Bên cạnh đó, việc thủ tướng
Campuchia Hun Sen ra lệnh hạn chế cấp thị thực visa cho khách du lịch trong vòng 1
tháng đã làm giảm lượng khách Singapore đến Campuchia trong đợt đầu năm 2020 này.
Xét 6 tháng đầu năm năm 2021, số lượng khách Singapore đến Campuchia chỉ có
211 so với cùng kỳ năm 2020 là 10445, ta có thể thấy đây là một mức giảm kỷ lục về
lượng khách Singapore đến Campuchia -98%. Nguyên nhân của sự sụt giảm nghiêm
trọng này là do đại dịch covid ngày càng diễn biến phức tạp và khó kiểm soát
3.1.3. Đầu tư
Đầu tư của Singapore tập trung chú trọng vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng,
bán lẻ, dịch vụ tài chính, y tế, năng lượng và một số công ty cũng góp phần vào công tác
thúc đẩy giáo dục ở Campuchia.
+ Năm 2015, Singapore là nhà đầu tư lớn thứ ba của Campuchia với hơn 150 tổ
chức thương mại và hơn 40.000 nhà máy.
+ Năm 2016, Singapore nằm trong top 9 nước đầu tư nhiều nhất vào Campuchia và
lĩnh vực đầu tư chủ yếu là cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ.
+ Năm 2017, Singapore cũng là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Campuchia với hơn 250
triệu USD. Nhờ vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác bền chặt lâu dài cũng như tăng
cường hợp tác trong thương mại, du lịch.
Một số khoản đầu tư lớn hơn của Singapore là vào lĩnh vực bất động sản và khách
sạn: "Căn hộ khách sạn Himawari"; “The Bridge”, “The Peak” và “The Palms”;Đó là sự
phát triển chung của Oxley Holdings của Singapore và Worldbridge của Campuchia; và
“D'Seaview”, một dự án phát triển hỗn hợp sử dụng tự do ở Sihanoukville của Hong Lai
Huat (HLH) Group.
Ngoài bất động sản, các công ty Singapore cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện ở
Campuchia. Colben Energy, một công ty con do Tập đoàn Asiatic sở hữu 100% vốn đã
đầu tư vào hai nhà máy điện trong khi Sunseap đã xây dựng một cơ sở năng lượng mặt
trời 10 Megawatt, nhà máy điện Quang điện quy mô lớn đầu tiên của Campuchia.
Đáng chú ý nhất là Viện Trung tâm Đào tạo May mặc Campuchia (CGTI) - do Hiệp
hội các nhà sản xuất hàng may mặc của Campuchia và Trung tâm đào tạo của Liên đoàn
Dệt may của Singapore (TAF.TC) hợp tác điều hành
+ Năm 2018, Singapore đầu tư vốn là 18,3 triệu USD chiếm 0,76%.
+ Trong 8 tháng đầu năm 2019, vốn FDI từ Singapore đầu tư vào Campuchia đạt
1,8% và chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2020 của UNCTAD Singapore nhà đầu tư lớn
thứ 4 của Campuchia, chiếm 6% chỉ sau Trung quốc, Hàn quốc và Việt Nam. Điều đó
cho thấy Singapore vẫn luôn là một trong những đối tác đầu tư quan trọng của
Campuchia. Giám đốc điều hành ASEAN tại Bộ phận Kinh doanh Toàn cầu của Liên
đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) cho biết “Campuchia là điểm đến đầu tư lớn của các
nhà đầu tư Singapore”. Một báo cáo của SBF cho biết Vương quốc này đứng thứ bảy
trong số các quốc gia mà người Singapore quan tâm đến đầu tư.
Tính đến tháng 12, các khoản đầu tư của Singapore vào Campuchia đạt tổng giá trị
khoảng 1,355 tỷ USD và tạo ra hơn 150.000 việc làm, dữ liệu từ CDC cho thấy. Để đáp
ứng nhu cầu của những người Campuchia không có điều kiện khám chữa bệnh tại
Singapore cũng như những người có điều kiện, Singapore đã đầu tư hơn 8 triệu USD,
Trung tâm Y tế Singapore (SGMC), để giúp tất cả người dân Campuchia có thể đến
Singapore chữa bệnh. và điều trị. Ngày 23/9/2019 bệnh viện chính thức đưa vào hoạt
động.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ đầu tư của Singapore vào Campuchia không ổn
định.
Nguồn: Bộ Đầu tư Campuchia (CIB) và Ban Đặc khu Kinh tế Campuchia (CSEZB)
Số lượng cam kết đầu tư vào Campuchia tăng từ 2.9 tỷ USD năm 2012 đến 9.4 tỷ
USD năm 2019. Trong số 65% số vốn đầu tư nước ngoài, trong giai đoạn 2015 - 2019, tỷ
trọng cam kết đầu tư của Singapore lại không ổn định, thậm chí chỉ còn 0.32% trong năm
2019. Tuy nhiên, trong ngày 26/10/2020, ông Michael Tan Keng Siong, Đại sứ Cộng hòa
Singapore tại Campuchia tuyên bố Singapore trở thành một trong số 10 nhà đầu tư lớn
nhất vào Campuchia. Đầu tư năm 2018 của Singapore vào Campuchia đạt 4 tỷ USD và
4.5 tỷ USD trong năm 2019. Sang đến 2020, do ảnh hưởng của Covid 19, đầu tư vào
Campuchia trong quý I/2020 chỉ đạt 2 tỷ USD. Riêng về đầu tư FDI, năm 2019,
Singapore là một trong những quốc gia có lượng đầu tư FDI lớn vào Campuchia, chiếm
7% trong số 3.58 tỷ USD mà Campuchia thu hút được trong năm 2019.
3.1.4. Lao động
Campuchia là được biết đến là một trong những quốc gia có trình độ lao động khá
thấp, sự thiếu hụt về lao động có kỹ năng song song với dư thừa lao động chân tay khiến
tình trạng xuất khẩu lao động Campuchia có xu hướng xuất khẩu lao động. 
Singapore là một nước chuyên tiếp nhận lao động từ nước ngoài và phần lớn là từ
các nước trong khối ASEAN. Số lượng người lao động Campuchia ở Singapore chủ yếu
là những đối tượng lao động tay nghề thấp và ít được thống kê trong khu vực thường
sang làm các việc như đánh cá, chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng, sản xuất và các phần liên
quan đến dịch vụ như giúp việc. Tuy nhiên, hợp tác trong lao động của Campuchia và
Singapore còn hạn chế.
Năm 2016, có tổng cộng 250 giúp việc người Campuchia làm việc ở Singapore với mức
lương hàng tháng vào khoảng 450$ cho người mới và 500$ cho những người có kinh
nghiệm làm việc. Ngày 9/1/2017, Singapore và Campuchia đã ký kết 2 biên bản ghi nhớ
nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo nghề và chăm sóc sức khỏe. Hai biên
bản hợp tác đã được ký kết dưới sự chứng kiến của Tổng thống Singapore Tony Tan
Keng Yam và Thủ tướng Campuchia Hun Sen.Các thỏa thuận được ký hôm 9.1.2017
gồm:
➔ Thỏa thuận giữa Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia (MLVT) với Học viện
giáo dục kỹ thuật Singapore (ITE). Mục tiêu của của thỏa thuận nhằm giúp đào tạo
giảng viên Campuchia trong ba lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử và kỹ thuật máy
ô tô trong vòng 24 tháng. Theo thỏa thuận, 80 giảng viên của Campuchia sẽ được
tham gia khóa học tổ chức cả ở Phnom Penh và Singapore.
Năm 2018, 287 lao động Campuchia đến Singapore làm việc. Đến 2019, con số này
giảm xuống còn 135 người. Số lượng người lao động sang Singapore của Campuchia rất
ít (so với tổng số 342,154 người xuất khẩu lao động năm 2018 và 68,040 năm 2019).
Một trong những lý do số lượng người Campuchia xuất khẩu lao động sang
Singapore ít như vậy là do điều kiện lao động cho người xuất khẩu lao động của
Singapore còn khá hạn chế. Những người lao động đến làm việc nước này phải làm
những công việc nguy hiểm và được trả mức lương rất thấp. Sự e ngại trong điều kiện lao
động cũng như lo sợ bị lạm dụng khiến cho tình hình hợp tác trong lao động của hai nước
lâm vào bế tắc.
3.1.5. Triển vọng trong tương lai
⮚ Thương mại: Campuchia có triển vọng xuất khẩu sang Singapore rất lớn trong đại
dịch covid, đặc biệt là đối với các nhóm hàng đá quý, ngọc trai,... Về du lịch do
ảnh hưởng của dịch bệnh và việc thu hút khách du lịch Singapore chưa cao nên
trong tương lai gần triển vọng hợp tác về du lịch của hai nước không khác biệt
nhiều,..
⮚ Lao động: Trình độ lao động của Campuchia còn chưa cao với các chính sách
dành cho người lao động của singapore còn chưa cao nên triển vọng phát triển của
hai nước trong tương lai có khả năng sẽ không tăng mạnh. Campuchia cần có
những chính sách để nâng cao trình độ lao động của người dân trong tương lai.
⮚ Đầu tư: Do các chính sách miễn thuế của chính phủ campuchia, Singapore ngày
càng đầu tư nhiều vào đất nước tháp chàm. đặc biệt là đối với các nhóm ngành Bất
động sản, năng lượng và y tế

3.2. Hợp tác với Việt Nam


Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng, có chung 1.137km đường biên giới,
trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia, quan hệ thương mại hai
nước đã có truyền thống từ lâu đời. Quan hệ Việt Nam - Campuchia là mối quan hệ song
phương giữa 2 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia.
Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao,
đặt nền móng cho mối quan hệ ngoại giao đặc biệt giữa hai nước. Tuy nhiên, mối quan hệ
này đã trở nên căng thẳng kéo dài trong suốt chiến tranh Việt Nam - Campuchia  (1976-
1990). Sau đó, cả 2 nước đã có những bước tiến trong việc tạo dựng mối quan hệ hữu
nghị bền chặt.
Năm 2005, Việt Nam và Campuchia đã nhất trí phát triển quan hệ hai nước trong
thời kỳ mới theo phương châm 16 chữ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp
tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
⮚ Các văn bản đã được hai bên ký kết:
+ Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ Hoàng gia Campuchia 24/03/1998.
+ Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia 26/11/2001.
+ Thông tư 17/2011/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận về
việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia 14/04/2011
có hiệu lực từ 01/06/2011.
+ Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia 26/10/2016
+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Campuchia 31/03/2018.
+ Thỏa thuận về thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Campuchia giai
đoạn 2019-2020 ngày 26/02/2019.
+ Thông tư 80/2019/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan, quản lý thuế, phí với hàng
hóa xuất, nhập khẩu 15/11/2019.
+ Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.
+ Ngày 26/2/2019 thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam -
Campuchia giai đoạn 2019-2020 được kí kết.
3.2.1. Hợp tác về thương mại
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia
có những bước phát triển toàn diện, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã và đang phát triển
ngày càng mạnh mẽ. Campuchia là thị trường truyền thống của Việt Nam. Việt Nam hiện
là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia trên thế giới và là đối tác thương mại
hàng đầu của Campuchia trong các quốc gia ASEAN. Campuchia là đối tác thương mại
thứ 19 của Việt Nam trên thế giới và xếp thứ 6 trong các quốc gia ASEAN.
3.2.1.1. Thương mại hàng hóa
⮚ Thương mại hàng hóa
Campuchia nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng như sản phẩm hóa mỹ
phẩm (dầu gội, nước tẩy rửa gia dụng…), thực phẩm ăn liền (mì gói, bánh kẹo, đồ hộp,
dầu ăn…), giày dép, quần áo thời trang, sản phẩm nhôm nhựa gia dụng, xăng dầu, xi
măng, sắt thép và nhiên liệu…Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia chủ yếu là mặt hàng
như hạt điều, cao su, máy móc, thiết bị và các phụ tùng khác…
Biểu đồ XK và NK giữa Việt Nam và Campuchia từ 2016-2020 (tỷ USD)

Theo bảng số liệu ta thấy trong quan hệ thương mại hai chiều Campuchia  là nước
nhập siêu. Mặc dù đã tích cực thúc đẩy xuất khẩu nhưng nhìn chung thì lượng hàng hóa
của Campuchia tiếp cận vào thị trường Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ đạt dưới 17% trong
năm 2019. Cũng trong năm 2019, Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Campuchia sang
Việt Nam nhỏ hơn gấp 4.9 lần tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Campuchia từ Việt
Nam.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do Campuchia và Việt Nam đều là hai nước
nông nghiệp với các sản phẩm tương đối giống nhau, hơn nữa Campuchia có nền kinh tế
phát triển không ổn định, do các sản phẩm xuất khẩu khó có sức cạnh tranh với các sản
phẩm nội địa. Campuchia còn phải nhập rất nhiều vật liệu xây dựng, thực phẩm và hàng
tiêu dùng từ Việt Nam vì họ không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
⮚ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam:
Biểu đồ thể hiện giá trị một số nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Campuchia
sang Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Nhìn vào biểu đồ ta thấy các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Campuchia sang Việt
Nam không có nhiều thay đổi. Năm 2016-2017, Giá trị xuất khẩu của Campuchia sang
Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất, sau đó giảm dần vào các năm tiếp theo. Trong suốt giai
đoạn 2015-2019, mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất sang Việt Nam vẫn luôn là các nguyên
liệu thô, tiếp theo đó là nhựa hoặc cao su, hàng tiêu dùng, sản phẩm thực phẩm, hàng hóa
trung gian… Năm 2020 Tổng giá trị xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam là 1.18 tỷ
USD, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng nông
sản
Chi tiết các loại hàng hóa Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam năm 2020
Năm 2020
Mặt hàng chủ yếu
Lượng (Tấn) Trị giá (USD)
Tổng 1.178.432.476
Cao su 442.411 429.137.584
Hàng hóa khác 349.102.986
Hạt điều 216.330 275.971.500
Phế liệu sắt thép 82.564 23.400.744
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 27.017.193
Hàng rau quả 25.679.439
Vải các loại 21.090.666
Gỗ và sản phẩm gỗ 8.295.830
Nguyên phụ liệu thuốc lá 11.556.695
Đậu tương 12.169 7.179.840
Theo số liệu thống kê chính thức của tổng cục hải quan: Năm 2020, Campuchia
xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam các mặt hàng nông sản như: Cao su, hạt điều, hàng rau
quả, đậu tương. Cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất của Campuchia sang Việt
Nam. Tổng lượng cao su xuất khẩu là 442 411 tấn, đạt giá trị khoảng 429 triệu USD,
chiếm 36.42% tổng giá trị xuất khẩu. Tiếp theo là hạt điều chiếm 23.42%, Hàng rau quả
chiếm 2,2%, Phế liệu sắt thép chiếm 2%,...
Các loại hàng hóa Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam 7 tháng đầu năm 2021
7 tháng đầu Năm 2021
Mặt hàng chủ yếu
Lượng (Tấn) Trị giá (USD)
Tổng 3.261.370.962
Cao su 630.002 674.210.297
Hàng hóa khác 651.705.635
Hạt điều 1.091.928 1.832.858.018
Phế liệu sắt thép 56.520 24.020.440
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 15.114.211
Hàng rau quả 28.848.182
Vải các loại 21.835.343
Gỗ và sản phẩm gỗ 8.368.974
Nguyên phụ liệu thuốc lá 2.765.292
Đậu tương 2.396 1.615.130
Ngô 124 29.440
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục hải quan, 7 tháng đầu năm 2021 Tổng giá trị xuất khẩu
của Campuchia sang Việt Nam đạt 3.3 tỷ USD, tăng gấp 5.5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong
đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất là Hạt điều đạt 1.8 tỷ USD, tăng 635.7%, tỷ trọng 56,2%,
tiếp theo là Cao su đạt 674 triệu USD, tăng 476%, tỷ trọng 20.67%, Hàng rau quả đạt gần 29
triệu USD, tăng 61.11%, Tỷ trọng 0.9%,....
⮚ Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia:
Biểu đồ thể hiện giá trị một số nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia
giai đoạn 2015-2019.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng giá trị nhập khẩu của Campuchia có mức tăng trưởng
dương qua các năm, đặc biệt từ năm 2017-2019 tổng giá trị nhập khẩu có sự tăng trưởng
rõ rệt. Xét chung các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam không có sự thay đổi, tuy nhiên
vẫn có sự thay đổi thứ tự một số mặt hàng chủ yếu qua các năm. Một số nhóm hàng nhập
khẩu chủ yếu của Campuchia là: Nhóm hàng hóa trung gian, Hàng tiêu dùng, nhiên liệu,
Dệt may, kim loại, hóa chất, tư liệu sản xuất,...
Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia năm 2020
Năm 2020
Mặt hàng chủ yếu
Lượng (Tấn) Trị giá (USD)
Tổng 4.148.964.763
Sắt thép các loại 1.563.602 839.686.559
Hàng hóa khác 853.490.769
Hàng dệt, may 628.504.961
Xăng dầu các loại 627.377 250.745.259
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 240.093.681
Sản phẩm từ sắt thép 160.825.833
Sản phẩm từ chất dẻo 144.346.292
Phân bón các loại 421.542 131.457.445
Kim loại thường khác và sản phẩm 126.272.774
Giấy và các sản phẩm từ giấy 104.552.157
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 122.320.942
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 87.784.350
Sản phẩm hóa chất 85.798.593
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 62.158.396
Xơ, sợi dệt các loại 14.804 40.855.551
Phương tiện vận tải và phụ tùng 47.579.847
Dây điện và dây cáp điện 46.275.129
Hàng thủy sản 52.838.701
Hóa chất 28.506.202
Chất dẻo nguyên liệu 18.359 20.758.040
Gỗ và sản phẩm gỗ 15.138.351
Sản phẩm gốm, sứ 17.262.607
Hàng rau quả 8.148.420
Clanhke và xi măng 283.479 14.754.561
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 8.871.524
Sản phẩm từ cao su 4.907.659
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 2.212.157
Cà phê 1.044 2.818.003
Trong năm 2020 những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường
Campuchia: xuất khẩu sắt thép đạt 839,68 triệu USD, giảm 14,88%, chiếm 20,24% tỷ
trọng xuất khẩu; đứng thứ 2 là nhóm hàng dệt may, trị giá 628,50 triệu USD, tăng 3,99%,
chiếm 15,15% tỷ trọng; xuất khẩu xăng dầu đạt 250,74 triệu USD- là mặt hàng có giá trị
kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3.
Những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: xuất
khẩu phân bón tăng 16,03%; kim loại thường khác và sản phẩm tăng 16,60%; thức ăn gia
súc và nguyên liệu 23,15%; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 33,60%; gỗ và sản phẩm
gỗ tăng 38,46%; xuất khẩu rau quả tăng 142,03%.
Một số nhóm mặt hàng giảm kim ngạch xuất khẩu: nguyên phụ liệu dệt may da giày
giảm 16,18%; sản phẩm từ chất dẻo giảm 0,11%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng
giảm 14,87%; xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 17,69%; xuất khẩu sản
phẩm gốm sứ giảm 15,49%; xuất khẩu clinker và xi măng giảm 49,10%; xuất khẩu thủy
tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 61,02%; xuất khẩu sản phẩm từ cao su giảm
3,70% so với cùng kỳ năm trước.
Các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia 7 tháng đầu năm 2021
Năm 2021
Mặt hàng chủ yếu
Lượng (Tấn) Trị giá (USD)
Tổng 2.773.053.761
Sắt thép các loại 757.365 545.421.860
Hàng hóa khác 513.021.674
Hàng dệt, may 395.993.944
Xăng dầu các loại 425.680 225.156.320
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 180.187.408
Sản phẩm từ sắt thép 96.904.540
Sản phẩm từ chất dẻo 90.959.895
Phân bón các loại 326.513 121.344.051
Kim loại thường khác và sản phẩm 58.768.075
Giấy và các sản phẩm từ giấy 82.081.097
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 90.163.496
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 66.002.764
Sản phẩm hóa chất 58.159.302
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 37.550.876
Xơ, sợi dệt các loại 12.065 42.893.334
Phương tiện vận tải và phụ tùng 30.194.954
Dây điện và dây cáp điện 29.686.151
Hàng thủy sản 15.685.640
Hóa chất 22.329.364
Chất dẻo nguyên liệu 9.966 14.951.963
Gỗ và sản phẩm gỗ 12.552.821
Sản phẩm gốm, sứ 10.904.464
Hàng rau quả 12.768.476
Clanhke và xi măng 92.765 4.758.370
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 3.202.168
Sản phẩm từ cao su 3.355.675
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 4.712.547
Cà phê 491 1.708.380
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2021, tổng kim
ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất sang Campuchia đạt 401 triệu USD, nâng kim ngạch
xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021 lên khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 21.74% so với cùng kỳ
năm trước.
Sắt thép là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia. Trong
tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 69.96 triệu USD, nâng kim ngạch
xuất khẩu 7 tháng/2021 lên 545 triệu USD, tăng 14.74% so với cùng kỳ năm trước và
chiếm 19.65% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này., hàng dệt
may các loại sang Campuchia trong tháng 7 đạt 62.62 triệu USD, nâng kim ngạch xuất
khẩu 7 tháng/2021 lên 396 triệu USD, tăng 21.85% so với cùng kỳ năm trước và chiếm
14.28 % tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia.
Hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia 7 tháng đầu năm 2021 nhìn chung tăng kim
ngạch so với 7 tháng đầu năm 2020; trong đó, xuất khẩu tăng khá ở các nhóm hàng như:
Phân bón các loại tăng 84,6%; xơ, sợi dệt các loại tăng 164,9%; hàng rau quả tăng
201,9%; thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh tăng 457,4%.
Ngược lại, xuất khẩu lại sụt giảm ở một số nhóm sau: Hàng thủy sản giảm 51,12%;
Clanhke và xi măng giảm 54,2%; sản phẩm từ cao su giảm 2,2%,...
3.2.1.2. Thương mại dịch vụ
Trong lĩnh vực du lịch, hai nước đã ký nhiều văn bản hợp tác, trong đó có Hiệp định
hợp tác du lịch năm 1995, Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch năm 2015… và hợp tác chặt
chẽ trong nhiều diễn đàn khu vực như ASEAN, GMS, ACMECS CLMV… Trong những
năm qua, việc hợp tác trao đổi khách du lịch và hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động xúc
tiến, quảng bá du lịch giữa Việt Nam và Campuchia luôn được tăng cường. Một mặt, hai
bên tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng khai thác triệt để những điểm du lịch hiện có,
mặt khác trao đổi phối hợp khai thác lợi thế so sánh trong ngành, những tiềm năng du
lịch có sức hút lớn đối với du khách nhưng chưa được khai thác hay khai thác chưa triệt
để. Trong đó, tập trung vào những nội dung chính của hợp tác như phối hợp bảo vệ, khai
thác các di sản du lịch, đẩy mạnh công tác đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân
viên, khai thác các tuyến điểm du lịch, quảng bá hình ảnh và liên kết du lịch với các nước
khác trong khu vực…
Bảng thống kê số lượng khách du lịch Việt Nam sang Campuchia 2017-2020
Năm Lượt khách du lịch (người) Chiếm tỷ lệ (%)

Năm 2017 835 355 14.9


Năm 2018 800 128 12.9

Năm 2019 908 803 13.7

Năm 2020 182 199 13.9


Trong giai đoạn 2017-2020, Lượng khách Việt Nam đến Campuchia không ổn định,
tuy nhiên Việt Nam luôn nằm trong top 10 lượng khách du lịch đến Campuchia. Năm
2020 và 6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đều đứng vị trí thứ 3 có số lượng khách đến
Campuchia nhiều nhất, chỉ sau Thái Lan và Trung Quốc.
Năm 2017 số lượng khách Việt Nam ghé thăm đất nước Chùa Tháp là 835 355
người chiếm tỷ lệ 14.9% lượng khách trên thế giới. Đây cũng là giai đoạn lượng khách
Việt Nam đến Campuchia chiếm tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn 2017-2020.
Năm 2018, lượng khách Việt Nam đến Campuchia giảm nhẹ, tuy nhiên lượng khách
VN ghé thăm đất nước Chùa Tháp lại đứng thứ 2, chỉ sau Trung Quốc.
Năm 2019 số lượng khách VIệt Nam đến Campuchia đã tăng 13,58% so với năm
2018. Đây là một tín hiệu tích cực đối với Campuchia. Đặc biệt là vào ngày 26/2/2019,
Vietnam Airlines và Bộ Du lịch Campuchia đã ký kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn
2019 - 2021 tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư -
Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Hiện tại, Hãng đang khai thác 2 đường bay xuyên Đông Dương và 3 đường bay
thẳng đến Campuchia gồm Hà Nội - Siem Reap, TP Hồ Chí Minh - Siem Reap và TP Hồ
Chí Minh - Phnom Penh với tổng tần suất 56 chuyến/tuần.Ngoài ra, Cambodia Angkor
Air - hãng hàng không thành viên của Vietnam Airlines cũng khai thác 4 đường bay Đà
Nẵng - Siem Reap, từ TP Hồ Chí Minh đến Siem Reap, Phnom Penh, Sihanoukville với
tổng tần suất 56 chuyến/tuần.
Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 khiến cho Campuchia và Việt Nam
đều phải thực hiện dãn cách xã hội nên số lượng khách Việt Nam đến Campuchia giảm
đáng kể chỉ còn 182 199 người, giảm 79.95% so với năm 2019.
Theo báo cáo thống kê của Bộ du lịch Campuchia, trong 6 tháng đầu năm 2021 số
lượng khách Việt Nam đến Campuchia chỉ có 6 956, giảm 96,1% so với năm 2020. Điều
này cho thấy sự ảnh hưởng của đại dịch covid đối với việc phát triển du lịch Việt Nam -
Campuchia là rất lớn.
Bảng thống kê số lượng khách du lịch Campuchia sang Việt Nam 2017-2020
Năm Lượt khách du lịch (người) Chiếm tỷ lệ (%)

Năm 2017 222 614 1.72


Năm 2018 202 954 1.31

Năm 2019 227 910 1.27

3T đầu Năm 120 430 3.27


2020
Số lượng khách Campuchia đến VN nhìn chung có sự gia tăng nhưng mức độ còn
nhỏ, chiếm tỷ lệ it. Tuy nhiên 3 tháng đầu năm 2020 tỷ lệ lượng khách đến VN lại tăng
254.9 % so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2019. Theo báo tuổi trẻ “ Tính chung 6 tháng
đầu năm...Các thị trường chính cung cấp nguồn khách lớn cho Việt Nam như Trung Quốc
giảm 63%, Hàn Quốc giảm 60,4%; Nhật Bản giảm 55,8%... Riêng khách đến từ
Campuchia tăng 105,9%.”
3.2.2. Hợp tác về đầu tư
⮚ Việt Nam đầu tư vào Campuchia:
Môi trường đầu tư của Campuchia được thúc đẩy bởi sức hấp dẫn của nước này đối
với FDI. Nước này có luật đầu tư rất cởi mở và cung cấp nhiều ưu đãi cho các nhà đầu
tư. Kết hợp với vị trí gần các cơ sở sản xuất ở Thái Lan và Việt Nam cũng như thị trường
Trung Quốc, đất nước này là một cơ hội đầu tư hoàn hảo. Các Đặc khu Kinh tế (SEZ) của
đất nước mang đến một bối cảnh hoàn hảo cho các khoản đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở
các khu vực biên giới và cho ngành sản xuất dựa vào xuất khẩu. Miễn thuế doanh nghiệp
lên đến tám năm và miễn thêm lợi nhuận, nếu được tái đầu tư trong nước, là một trong
những ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Miễn hoàn toàn thuế và thuế nhập khẩu và xuất
khẩu cho hầu hết các ngành công nghiệp cũng có sẵn.

Năm 2019 Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ 3 của Campuchia, sau Trung quốc và
Hàn quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia tập trung vào các lĩnh vực:
nông nghiệp, ngân hàng, viễn thông - công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp, chế
biến - chế tạo…, không chỉ thành công về mặt tài chính cho doanh nghiệp mà đã đóng
góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế và công tác an sinh xã hội của Vương quốc
Campuchia.
Nhìn chung, các dự án đầu tư của Việt Nam tại Campuchia đã triển khai tốt, tập
trung vào hầu hết các ngành, lĩnh vực quan trọng của Campuchia. Trong đó, Việt Nam
chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và 9,4% trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm ở Campuchia. Các dự án còn lại nằm trong các lĩnh vực
khoáng sản, công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, thương mại xuất - nhập khẩu,
y tế, xây dựng, du lịch - khách sạn, bất động sản, sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí và các dịch vụ khác.
Một số doanh nghiệp lớn khác của Việt Nam đã đầu tư vào đất nước chùa tháp thời
gian qua như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VietNam
Airlines), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao, Công ty TNHH
VinaCapital, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon
Tourists), Liên hiệp hợp tác xã thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)…
Đầu tư của Việt Nam tại Campuchia tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2015,
nhưng có xu hướng chững lại từ năm 2016 - 2018.
Tính đến tháng 8 năm 2019, Việt Nam hiện có 214 dự án đầu tư tại Campuchia
với tổng vốn đạt 3,2 tỷ USD, trong đó 177 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt
gần 2,8 tỷ USD, đứng vị trí thứ 3 trong tổng số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt
động đầu tư của Việt Nam (sau Lào với 4,8 tỷ USD, Nga 2,8 tỷ USD). Vốn đăng ký đầu
tư vào Campuchia 9 tháng đầu năm 2019 tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2018.
Nguyên nhân chính là do tiềm năng và dư địa hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực quan
trọng như thủy điện, khai thác, chế biến khoáng sản, nông lâm nghiệp quy mô lớn…
không còn nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về đầu tư của Campuchia hay thay đổi,
tình trạng thiếu hụt lao động, chi phí cho khởi nghiệp cao…
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia tập trung vào các lĩnh vực:
Nông lâm nghiệp với số vốn đăng ký là 2,1 tỷ USD (chiếm 69,1 % tổng số vốn đăng ký),
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có số vốn đăng ký là 370,1 triệu USD (chiếm
12%); lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin có số vốn đăng ký là 204,3 USD (chiếm
6,6 %),... Số dự án còn lại thuộc các lĩnh vực hàng không, khoáng sản, công nghiệp chế
biến, chế tạo kho bãi, xây dựng, du lịch...không chỉ thành công về mặt tài chính cho
doanh nghiệp mà đã đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế và công tác an sinh xã
hội của Vương quốc Campuchia. Cụ thể là Lũy kế đến nay, Tập đoàn Công nghiệp cao su
Việt Nam đã nộp ngân sách cho Chính phủ Campuchia 24 triệu USD và hỗ trợ đầu tư
phát triển hạ tầng, thực hiện chính sách an sinh xã hội cho phía bạn khoảng 40 triệu USD;
Hãng viễn thông Metfone là DN nộp thuế lớn nhất cho Chính phủ Campuchia hiện nay,
với số thuế lũy kế đến nay là 461 triệu USD và đóng góp an sinh xã hội đạt khoảng 77
triệu USD...
Trong 10 tháng đầu năm 2020, có thêm 9 dự án đầu tư mới của Việt Nam sang
Campuchia đưa tổng số dự án đầu tư của Việt Nam còn hiệu lực tại Campuchia lên 186
dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2,76 tỷ USD và Campuchia đứng vị trí thứ 3 trong số 78
quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài.
⮚ Đầu tư Campuchia sang VN
+ Tính đến hết năm 2020, Campuchia có 28 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số
vốn đầu tư 70.77 triệu USD. Đứng thứ 51 trong số hơn 130 quốc gia và vùng lãnh
thổ có đầu tư vào VN, và đứng thứ 8 trong số các nước ASEAN đầu tư vào VN.
Tính riêng 2020, Campuchia có 13 dự án (bao gồm 5 dự án cấp mới, 8 lượt góp
vốn mua cổ phần) đạt 22.99 triệu USD, đứng thứ 32 trong các quốc gia và vùng
lãnh thổ có đầu tư vào VN.
+ Tính đến 20/8/ 202 1, Campuchia có 1 dự án cấp mới và 1 lượt góp vốn mua cổ
phần vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 0.2 triệu USD, so với năm 2020 tổng số
vốn đã giảm rất nhiều do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Việt Nam.
Campuchia đứng thứ 67 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt
Nam.
3.2.3. Lao động
⮚ Di chuyển lao động từ Việt Nam sang Campuchia:
Những năm gần đây, tình hình chính trị khu vực Trung Đông diễn ra phức tạp
khiến nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài nơi đây suy giảm nghiêm trọng. Một phần
bởi sự lo ngại về an ninh nơi đây nên tỷ lệ lao động tham gia thị trường này suy giảm
trầm trọng. Trong khi đó các thị trường lao động lớn như Malaysia, Đài Loan gần như
bão hòa. Hai thị trường truyền thống là Nhật Bản và Hàn Quốc tỏ thái độ quan ngại và
ngày càng khắt khe hơn đối với lao động Việt Nam sang làm việc bởi tỷ lệ lao động bỏ
trốn quá cao. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước đang có xu hướng
khai thác các thị trường khu vực Đông Nam Á tiêu biểu là thị trường lao động
Campuchia.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thị
trường Campuchia hiện có nhu cầu khá lớn trong lĩnh vực lao động kỹ thuật và quản lý
các ngành xây dựng, kỹ sư công trình hay nhân viên ngành tài chính ngân hàng. Ở nhóm
công việc này có thể đạt mức thu nhập trung bình từ 15-23 triệu đồng/người/tháng. Cục
đánh giá, khả năng thu hút lao động ở các thị trường nhỏ, trong đó có Campuchia, chiếm
10 - 15% số lượng lao động xuất khẩu hàng năm (khoảng 8.000 - 10.000 người/năm).
Đây là thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu lao động Việt Nam và cũng đang
được đánh giá là điểm đến của lao động trình độ cao, cạnh tranh ở các ngành thế mạnh
của Việt Nam như: kỹ sư nông nghiệp, hóa chất, dược liệu… 
Hiện nay, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam tại Campuchia có trên 200 thành
viên, tập trung vào các dự án nông nghiệp, trồng cây công nghiệp và dệt may, hàng tiêu
dùng, viễn thông, ngân hàng, tài chính. Lao động đi theo dự án được cấp visa dài hạn một
năm, cấp nhiều lần tùy theo nhu cầu.
Hơn nữa, điều kiện đi xuất khẩu lao động Campuchia và chi phí đi xuất khẩu lao
động Campuchia cũng rất đơn giản và rẻ nên ngày càng có nhiều lao động Việt Nam sang
Campuchia làm việc.
⮚ Chính sách hợp tác lao động của 2 bên:
Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia và việc ký
kết Bản ghi nhớ trong lĩnh vực lao động giữa hai Bộ đánh dấu một bước tiến mới, một
giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Bộ nói riêng và góp phần vào thúc đẩy quan
hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia nói chung. Chính phủ Việt Nam và Bộ LĐ - TB&XH
luôn khuyến khích các tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia tăng cường và đẩy
mạnh các hoạt động hợp tác trong quản lý lao động di cư, xóa đói giảm nghèo, dạy nghề,
chữa bệnh cho người nghèo.
Về phía Ngài Ith Samheng, Bộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia
đã đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai bên, đồng thời, ghi nhận những đề nghị của Việt
Nam trong việc chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện
cho lao động Việt Nam làm việc tại Campuchia, đặc biệt lao động Việt Nam ở khu vực
biên giới được tiếp tục làm ăn, sinh sống hợp pháp.
3.2.4. Tiềm năng phát triển trong tương lai
Việt Nam và Campuchia đều là những nước phát triển năng động trong khu vực,
tiềm lực phát triển kinh tế của mỗi nước còn rất lớn, đặt ra nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy
các hoạt động hợp tác kinh tế.
Về kinh tế, quan hệ hợp tác giữa hai nước trong những năm qua đã được tăng cường
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong những năm qua, hai nước đã tạo ra được một môi
trường pháp lý thuận lợi về nhiều mặt thương mại, dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp
và hàng hóa của nhau. Đặc Biệt, các mặt hàng nông sản có xuất xứ Campuchia được
hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% của Việt Nam. Các cơ chế, chính sách về quản
lý các hoạt động thương mại biên giới đã được triển khai thực hiện thống nhất trên phạm
vi cả nước. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng, năm sau cao
hơn năm trước.
⮚ Thương mại: Có thể thấy mặc dù covid ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu
trên thế giới nhưng tổng giá trị xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam có sự
tăng trưởng rõ rết, điều đó cho thấy triển vọng hợp tác xuất khẩu giữa hai nước
ngày càng tăng. Đặc biệt là các mặt hàng như cao su, hạt điều sẽ là những mặt
hàng xuất khẩu ngày càng tăng sang thị trường Việt Nam. Đối với du lịch, mặc dù
ảnh hưởng của covid ảnh hưởng rất lớn tới hợp tác du lịch của hai nước nhưng xét
chung ta có thể thấy Campuchia là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách Việt
Nam, do đó hợp tác du lịch của hai nước sẽ phát triển hơn trong tương lai.
⮚ Đầu tư: Việt Nam luôn nằm top những nước đầu tư sang Campuchia. Điều đó cho
thấy Mối quan hệ đầu tư của Việt Nam và Campuchia ngày càng phát triển. Đặc
biệt là đối với nhóm ngành Nông-Lâm-Nghiệp, mối quan hệ đầu tư của hai nước
đều sẽ có sự phát triển do Việt Nam và Campuchia đều là nước phát triển nông
nghiệp
⮚ Lao động: Do đầu tư của Việt Nam vào Campuchia nhìn chung đều có sự tăng
trưởng, do đó trong tương lai Lao động Việt sang Campuchia làm ăn sẽ càng gia
tăng.
Cùng với các thỏa thuận song phương, những hiệp định, thỏa thuận trong khu vực
ASEAN sẽ tiếp tục gắn kết hơn nền kinh tế của Việt Nam và Campuchia. Không chỉ
mang lại cơ hội tiếp cận thị trường của nhau lớn hơn, những thỏa thuận, hiệp định nêu
trên sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của ba nước và nước thứ ba tận
dụng các lợi thế của mỗi nước để mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh phát triển sản
phẩm, phát triển các chuỗi giá trị khu vực để xuất khẩu sang các nước ASEAN, các thị
trường khác trên thế giới có FTA.
Doanh nghiệp Việt Nam đã có sự hiện diện khá lâu và đông đảo tại Campuchia.
Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để ta có thể gắn bó, hợp tác để đưa sản phẩm hàng
hóa Việt Nam thâm nhập sâu, rộng tại thị trường Campuchia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://danso.org/singapore/\
https://wits.worldbank.org/CountryProfile/en/Country/KHM/Year/2011/TradeFlow/
Export/Partner/SGP/Product/all-groups
https://tradingeconomics.com/cambodia/exports/singapore
https://www.nagacorp.com/eng/ir/tourism.php
https://www.trademap.org/
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/statistic/international?
txtkey=&year=2020&period=t3

You might also like