You are on page 1of 59

Mục lục

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................................................i


DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................ii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG 1HOÁ NGUYÊN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.........................................................................................................................1
1.1 Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu.........................................................................1
1.1.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu.................................................................................1
1.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu....................................................................................1
1.1.3. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu..................................................................................2
1.2 Khái quát chung về vận tải biển.........................................................................................3
1.2.1 Vận tải biển là gì.............................................................................................................3
1.2.2. Ưu điểm, nhược điểm của vận tải biển...........................................................................3
1.3 Khái niệm về khai báo hải quan, tờ khai hải quan và thủ tục khai báo hải quan.........3
1.3.1 Khai báo hải quan...........................................................................................................3
1.3.2 Mục đích của việc khai báo hải quan..............................................................................4
1.3.2 Tờ khai hải quan..............................................................................................................4
1.3.3 Thủ tục khai báo hải quan...............................................................................................4
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MAI....................6
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:.......................................................................................6
2.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh:....................................................................................7
2.3 Thị trường chính:.................................................................................................................9
2.4 Cơ sở vật chất:....................................................................................................................10
2.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự:...............................................................................................13
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:.................................................................................13
2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:..........................................13
2.5.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận:.....................................................................................20
2.7: Định hướng hoạt động:....................................................................................................23
2.7.1: Phương hướng, mục tiêu:.............................................................................................23
2.7.2 Những giải pháp trọng tâm:.........................................................................................24
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG
MẠI HOÀNG MAI......................................................................................................................................................25

1
3.1 Thông tin chung về lô hàng xuất khẩu và trách nghiệm của mỗi bên..........................25
3.2 Sơ đồ hóa quy trình khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS........................26
3.3 Khai hải quan điện tử trên phần mềm ECUS 5 VNACCS............................................26
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................37

PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………..38

2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FCL Full Container Load Xếp hàng nguyên container


C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
B/L Bill of lading Vận đơn
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
VNACCS VietNam Automated Cargo Hệ thống thông quan tự động
Clearance System
SX-XNK Sản xuất – Xuất nhập khẩu
KCS Kiểm tra – Chất lượng – Sản
Phẩm
CBNV Cán bộ nhân viên
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TCHC Tổ chức hành chính

i
DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Số


trang
2.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 7
Hoàng Mai
2.2 Báo cáo thị trường xuất khẩu gạo năm 2022 9
2.3 Thị trường chính thực phẩm nông lâm sản năm 2022 10
2.4 Trình độ ban giám đốc của công ty 15
2.5 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ban kiểm soát Công ty 20

2.6 Kết quả kinh doanh năm 2018-2022 21


2.7 Mục tiêu các chỉ tiêu kinh tế nhiệm kỳ 2020 - 2025 23

i
DANH MỤC HÌNH ẢNH
2.1 Các xe đầu kéo trong đội xe của công ty CP-ĐT và TM Hoàng Mai 10
2.2 Sơ mi rơ mooc 2 tầng 11
2.3 Sơ mi rơ mooc chở ô tô 11
2.4 Kho đông lạnh của Công ty CP-ĐT và TM Hoàng Mai 11
2.5 Hệ thống kho bãi 12
2.6 Hệ thống kho bãi 12
2.7 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 13
3.1 Quy trình khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS 26
3.2 Màn hình khởi động phần mềm khai báo hải quan ECUS5 VNACCS 27
3.3 Đăng ký tờ khai nhập khẩu IDA 27
3.4 Tab thông tin chung 28
3.5 Thông tin cơ bản của tờ khai 28
3.6 Thông tin đơn vị xuất nhập khẩu 29
3.7 Nhập thông tin Vận đơn 30
3.8 Thông tin hóa đơn thương mại 31
3.9 Tờ Khai trị giá 32
3.10 Thông tin về thuế và bảo lãnh 32
3.11 Tab danh sách hàng 32
3.12 Thông tin hàng hóa 1 33
3.13 Thông tin hàng hóa 2 33
3.14 Kết quả danh sách hàng 34

i
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa và phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và
phát triển kinh tế tại nhiều vùng miền trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng
đó và đang thực hiện định hướng xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu và tham gia hội nhập
sâu hơn về mọi mặt với khu vực và thế giới. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam. Vị thế của một quốc gia được khẳng định bởi sự phát
triển kinh tế, kinh tế phát triển là đòn bẩy thúc đẩy xã hội, chính trị phát triển. Tuy nhiên, nếu
muốn tồn tại và phát triển thì một quốc gia không thể không mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,
đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, tích cực hội nhập, tăng cường tìm kiếm thị
trường trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Để có được các sản phẩm của
chúng ta đến thị trường quốc tế và ngược lại được đến tận tay người tiêu dùng đòi hỏi phải trải
qua một số quy trình. Vì thế quy trình xuất khẩu được diễn ra qua rất nhiều bước nghiệp vụ, để
thúc đẩy xuất khẩu thì cần cải tiến, nâng cao và hoàn thiện chúng. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “
TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MAI” bao gồm ba chương đó là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình khai báo hải quan đối với hàng nhập khẩu bằng đường biển
nguyên container
Chương 2: Giới thiệu về công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Mai Chương 3: TÌM
HIỂU VỀ QUY TRÌNH KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MAI
Qua quá trình thực tập và viết báo cáo, mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn
còn nhiều thiếu sót. Em mong quý thầy cô sửa chữa, bổ sung để bài báo cáo của em được hoàn
thiện và tốt hơn.

ii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu.
Nhập khẩu là các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ qua đường biên giới quốc gia ngoài nước vào
trong nước. Hàng nhập khẩu của nước tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ là hàng xuất khẩu của một
nước gửi đi bán hàng hóa, dịch vụ đó.
1.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu.
Đối với nền kinh tế toàn cầu
- Tích hợp quốc tế: Nhập khẩu giúp mở rộng mối quan hệ quốc tế và tích hợp quốc gia vào nền
kinh tế toàn cầu. Điều này có thể tạo cơ hội hợp tác, đầu tư, và tăng trưởng kinh tế.
- Nhập khẩu còn là 1 tiền đề cho ngoại giao, cũng như nhằm củng cố quan hệ kinh tế quốc tế
giữa các quốc gia.
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Cung cấp hàng hóa và dịch vụ không sản xuất được nội bộ: Một quốc gia không thể sản xuất mọi
thứ một cách hiệu quả hoặc có thể không sản xuất một số loại hàng hóa và dịch vụ cần thiết.
Nhập khẩu giúp cung cấp những mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh
nghiệp.
Đa dạng hóa nguồn cung cấp: Nhập khẩu giúp giảm nguy cơ sự phụ thuộc vào một nguồn cung
cấp duy nhất. Nếu một nguồn cung cấp gặp vấn đề, quốc gia có thể dễ dàng chuyển sang nguồn
cung cấp khác để đảm bảo cung cấp liên tục.
Tăng lựa chọn và sự cạnh tranh: Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường nội địa, đẩy
mạnh sự cải thiện về chất lượng sản phẩm và giá cả. Điều này có lợi cho người tiêu dùng và thúc
đẩy sự đổi mới và phát triển trong sản xuất.
Giúp tăng trưởng kinh tế: Nhập khẩu có thể cung cấp nguồn cung cấp nguyên liệu thô, thành
phẩm, hoặc công nghệ mới, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ quốc tế khác
thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu.
Phát triển ngành công nghiệp nội địa: Nhập khẩu có thể cung cấp nguồn cung cấp nguyên liệu thô
hoặc thành phẩm giúp các ngành công nghiệp nội địa phát triển và mở rộng.

iii
Đối với sự phát triển của một doanh nghiệp
- Nhập khẩu có thể gây ra áp lực cho các doanh nghiệp trong nước khi họ phải cạnh tranh với các
sản phẩm nhập khẩu có giá cả cạnh tranh hơn.
- Cơ hội thị trường mới: Nhập khẩu mở ra cơ hội để tiếp cận các thị trường mới mà doanh nghiệp
có thể chưa tham gia trước đây. Điều này có thể giúp mở rộng khách hàng và tăng doanh số bán
hàng.
- Đa dạng hóa: Nhập khẩu cho phép doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn cung cấp và nguồn hàng
hóa. Điều này giúp giảm nguy cơ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp duy nhất hoặc một thị
trường trong trường hợp xảy ra sự cố.
1.1.3. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu
- Nhập khẩu trực tiếp: Trong hình thức này, bên mua và bên bán sẽ ký hợp đồng trực tiếp với
nhau. Hai bên sẽ tự thống nhất các điều khoản và quyền lợi trong hợp đồng thương mại, không
chịu sự ràng buộc từ một đơn vị trung gian nào1.
- Nhập khẩu ủy thác: Đối với loại hình nhập khẩu này thì ngoài sự tham gia của bên mua và bên
bán thì còn có sự tham gian của một bên thứ 3 (đơn vị trung gian). Ở hình thức này thì người mua
hàng đã thuê một đơn vị khác trung gian (ủy thác) để đứng ra thay họ nhập khẩu hàng hóa.
Buôn bán đối lưu: Hoạt động buôn bán đối lưu hay còn gọi là nhập khẩu hàng đổi hàng, đây là
hoạt động được thực hiện song song với hoạt động xuất khẩu.
Hình thức này không dùng tiền tệ để trao đổi mà dùng hàng hóa làm phương tiện trao đổi. Các
hàng hóa dùng để nhập – xuất sẽ có giá trị tương đương với nhau.
- Tạm nhập tái xuất: Đối với hình thức tạm nhập tái xuất thì hàng hóa được đưa vào Việt Nam
nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước thứ 3 nhằm thu được lợi nhuận.
Tạm nhập tái xuất là hoạt động bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, mục đích của hoạt động này
là để thu ngoại tệ.
- Nhập khẩu gia công: Đối với hình thức nhập khẩu gia công, bên nhận gia công sẽ tiến hành
nhập nguyên liệu từ bên xuất khẩu về để sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng giữa hai bên sau đó
lại đưa sản phẩm đã gia công sang nước đó.
Xét về cả tính chất, hình thức thì nhập khẩu gia công và xuất khẩu gia công là giống nhau bởi cả
hai đều có chung mục đích đều là gia công theo yêu cầu của các nước khác.

iv
1.2 Khái quát chung về vận tải biển
1.2.1 Vận tải biển là gì
Vận tải biển là một hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, sử dụng các phương tiện
như tàu biển, tàu container, tàu chở dầu, tàu chở khí… để vận chuyển hàng hóa từ một cảng biển
này đến một cảng biển khác. Vận tải đường biển là một trong những hình thức giao thông khá
phổ biến trong việc vận chuyển hàng hóa hiện nay.
1.2.2. Ưu điểm, nhược điểm của vận tải biển
Ưu điểm:
- Giá cước vận tải thấp: Giá cước vận tải biển thấp hơn rất nhiều so với các phương thức vận tải
khác.
- Năng lực chuyên chở lớn: Năng lực chuyên chở của phương thức vận tải biển lớn hơn nhiều so
với các phương thức vận tải khác nhờ vào hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là trọng tải của tàu biển rất
lớn. Yếu tố thứ hai là việc tổ chức chuyên chở không bị hạn chế: trên cùng một tuyến đường hàng
hải, người ta có thể tổ chức chuyên chở nhiều chuyến trong cùng một lúc cho cả lượt đi lẫn lượt
về.
Vận chuyển được các loại hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn mà các loại hình vận chuyển
khác không làm được.
Tóm lại, vận tải biển có nhiều ưu điểm như giá cước thấp, năng lực chuyên chở lớn và có thể vận
chuyển được các loại hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn. Đây cũng là những yếu tố khiến
cho phương thức vận tải biển được ưa chuộng trong thương mại giữa các quốc gia và trở thành
phương thức vận tải chủ đạo trong hệ thống vận tải quốc tế.
Nhược điểm:
- Không thể vận chuyển hàng hóa đến tận nhà người nhận
- Thời gian vận chuyển lâu hơn các hình thức khác
- Tốc độ của tàu biển rất chậm và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết
1.3 Khái niệm về khai báo hải quan, tờ khai hải quan và thủ tục khai báo hải quan.
1.3.1 Khai báo hải quan
Khai báo thủ tục hải quan là những thủ tục bắt buộc tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không,
cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép xuất / nhập khẩu ra khỏi biên giới quốc gia
Việt Nam.

v
1.3.2 Mục đích của việc khai báo hải quan
- Đối với việc khai báo thủ tục hải quan thì mục đích của chúng nhiều mục đích khác nhau nhưng
chung quy vẫn có hai nguyên nhân chính:
+ Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích rất quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải
tốn quá nhiều thời gian, công sức để giải quyết công việc này.
+ Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm
1.3.2 Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan tiếng anh là Customs Declaration, là văn bản mà ở đó, chủ hàng hoặc chủ
phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu
ra vào lãnh thổ Việt Nam.
1.3.3 Thủ tục khai báo hải quan
1.3.3.1 Thủ tục hải quan truyền thống.
- Khái niệm:
Thủ tục hải quan truyền thống là thủ tục hải quan được thực hiện bằng hình
thức thủ công và đã có sự ứng dụng cơ giới hóa (sử dụng fax, điện tín và kiểm tra hành lý, hàng
hóa bằng máy soi đơn giản) trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh
phương tiện vận tải ở mỗi quốc gia.
- Quy trình:
Khi thực hiện thủ tục hải quan truyền thống, đầu tiên doanh nghiệp phải đến
hải quan mua bộ hồ sơ bằng giấy, khai các thông tin mặt hàng vào tờ khai rồi nộp cho công chức
hải quan.
Sau khi cán bộ hải quan dùng các biện pháp nghiệp vụ nhập dữ liệu vào máy
tính, phân luồng hàng hóa, kiềm hóa, áp thuế… hồ sơ được trả về cho doanh
nghiệp để đi làm hàng. Công đoạn này thường mất hơn một giờ, tùy thuộc vào
mặt hàng.
Sau khi phân luồng, nếu hàng ở luồng xanh, hàng hóa sẽ được đưa đi làm
hàng ngay, còn nếu hàng rơi vào luồng vàng hoặc đỏ thì sẽ phải tiến hành kiểm tra xác suất theo
phần trăm do lãnh đạo chi cục quyết định. Cách làm này khiến cả hải quan và doanh nghiệp đều
sẽ rất vất vả từ khâu khai báo đến kiểm tra cho thông quan hàng hóa.
1.3.3.2 Thủ tục hải quan điện tử.
- Khái niệm:
Thủ tục hải quan điện tử được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định

vi
08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát, kiểm soát hải quan như sau:
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử
lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải
quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VCIS) là hệ thống do Tổng cục Hải
quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối, trao đổi thông
tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan.
Hệ thống khai hải quan điện tử (VNACCS) là hệ thông cho phép người khai
hải quan thực hiện việc khai hải quan điện tử, tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan
hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Tham vấn trị giá là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi,
cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đã kê khai của
người khai hải quan.

vii
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI HOÀNG MAI
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Chi bộ Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hoàng Mai,là một tổ chức Đảng cơ sở trực thuộc
Đảng bộ khối Doanh nghiệp Thành phố Hải Phòng, được thành lập theo quyết định số : 2850-
QĐ/ĐUK ngày 09 tháng 03 năm 2020 của Đảng uỷ Khối các Doanh nghiệp TP Hải Phòng.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG
MAI.
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HOANGMAI TRADING AND INVESTMENT JOINT
STOCK COMPANY.
Tên giao dịch: HOANG MAI - TIC
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hoàng mai, có trụ sở tại: số 5 Điện Biên Phủ , Phường
Máy Tơ, Quận Ngô Quyền,Thành Phố Hải Phòng.
Số điện thoại: 02253550011
Fax: 02253859877
Mã số thuế: 0200839522
Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp số : 0200839522 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hải Phòng
cấp lần đầu ngày 16/10/2008 ,thay đổi lần 2 ngày 21/11/2011 , thay đổi lần 3 ngày 29/09/2017.
Công ty được thành lập từ nguyện vọng của các Cổ đông là CBNV của Công ty cổ phần SX-
XNK Ninh bình - Chi nhánh tại Hải phòng. Đây cũng là Doanh nghiệp Nhà nước được chuyển
đổi sang Công ty cổ phần từ năm 2007.
Kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã trải qua không ít khó khăn, thăng trầm...Tuy nhiên với sự
nỗ lực của Ban lãnh đạo,Tập thể CBNV và Cổ đông , Công ty đã dần vượt qua được những khó
khăn thử thách, ổn định sản xuất kinh doanh , xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh và có uy tín
với bạn hàng trong và ngoài nước.
Từ một đơn vị chỉ Kinh doanh dịch vụ XNK - Làm đại lý Hải quan, đến nay Công ty đã phát
triển mạnh kinh doanh thương mại, kinh doanh Ô tô trong nước, xuất khẩu xe máy, và đầu tư tài
chính vào các Công ty trên địa bàn Thành phố. Hiện Công ty là cổ đông lớn của Công ty C ổ phần
Ô tô Hoàng Mai Hải phòng.
Ngoài ra, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Công ty là cổ đông sáng lập Trung tâm ngoại ngữ
ENSPIRE Hải phòng chuyên về đào tạo ngoại ngữ cho trẻ em .

viii
Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Họ và tên: Nguyễn Văn Hùng Giới tính: Nam
Sinh ngày:16/12/1970 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Số 117/32/143 Tôn Đức Thắng, Phường An Dương, Quận Lê
Chân, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Chỗ ở hiện tại: Số 117/32/143 Tôn Đức Thắng, Phường An Dương, Quận Lê Chân, Thành phố
Hải Phòng, Việt Nam.
2.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh:
a. Lĩnh vực hoạt động : Kinh doanh thương mại, Dịch vụ và đầu tư.
b. Nghành nghề kinh doanh chính :
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Mai
STT Tên ngành Mã ngành
1 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác G4511 (chính)
2 Bán mô tô, xe máy G4541
3 Đại lý, môi giới, đấu giá G4610
Chi tiết: Đại lý ký gửi hàng hóa (không bao gồm đại
lý chứng khoán, bảo hiểm)
4 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) G4620
và động vật sống
(trừ động vật hoang dã và động vật quý hiếm)
5 Bán buôn gạo G4631
6 Bán buôn thực phẩm G4632
Chi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt; Bán
buôn thủy sản; Bán buôn rau, quả; Bán buôn cà phê;
Bán buôn chè; Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm
sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc,
bột, tinh bột.
7 Bán buôn dồ uống G4633
Chi tiết: Bán buôn rượu, bia, nước khoáng,nước tinh
khiết đóng chai, nước giải khát

ix
8 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác G4659
Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
khai khoáng, xây dựng; Bán buôn máy móc, thiết bị y
tế
9 Bán buôn kim loại và quặng kim loại G4662
Chi tiết: Bán buôn sắt, thép
10 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây G4663
dựng
Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến;
Bán buôn xi măng; Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát,
sỏi; Bán buôn kính xây dựng; Bán buôn gạch ốp lát và
thiết bị vệ sinh; Bán buôn đồ ngũ kim
11 Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán K6612
Chi tiết: Môi giới hợp đồng hàng hóa (không bao gồm
môi giới chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, bất động
sản)
12 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào G4669
đâu
Chi tiết: Bán buôn phân bón; Bán buôn phế liệu, phế
thải kim loại, phi kim loại; Bán buôn hàng thủ công
mỹ nghệ, container.
13 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ H4933
14 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa H5022
15 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa H5210
16 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải H5229
Chi tiết: Dịch vụ đại lý vận tải đường biển; Dịch vụ
Logistics; Dịch vụ cung ứng hàng hải; Dịch vụ kiểm
đếm hàng hóa; Dịch vụ giao nhận hàng hóa; Dịch vụ
khai thuê hải quan; Dịch vụ vận tải hàng hóa đa
phương thức (không bao gồm kinh doanh vận chuyển
hàng không và kinh doanh hàng không chung)

x
17 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại N8299
chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
18 Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào G4634
19 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình G4649
Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế
phẩm vệ sinh
20 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có G4530
động cơ khác
21 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe G4543
máy
22 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác G4520

2.3 Thị trường chính:


 Buôn bán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác
Khủng hoảng chất bán dẫn và thiếu chip vẫn chưa được khắc phục trên phạm vi toàn cầu, tác
động chính trị tại 1 số nơi trên thế giới và chính sách giảm thuế trước bạ đối với xe lắp ráp trong
nước đã kết thúc từ cuối tháng 5 nên doanh số bán ra của thị trường 4 bánh trong nước có dấu
hiệu chững lại từ tháng 5 và có dấu hiệu sụt giảm. Cụ thể :
Từ tháng 5 năm 2023, thị trường ôtô chỉ tăng 3,4% và lao dốc ở tháng Sáu với 25.159 xe bán ra,
giảm 42% so với tháng trước
Trong tổng số xe tiêu thụ của tháng Sáu có 17.826 xe du lịch, giảm 49%; xe thương mại đạt
6.821 chiếc, xe chuyên dụng đạt 512 xe chiếc, giảm lần lượt 14% và 24% so với tháng 5. Về xuất
xứ, sản lượng lắp ráp trong nước 11.044 xe, nhập khẩu đạt 14.115 xe, giảm 57% và 23% so với
tháng liền trước.
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hoàng Mai cũng đã chịu ảnh hưởng từ những yếu tố
khách quan trên, điều đó khiến doanh số ở thị trường này sụt giảm nhẹ
 Buôn bán thực phẩm nông lâm sản nguyên liệu
Sản lượng xuất khẩu nông lâm sản của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hoàng Mai năm
2022 được thống kê như sau :
Bảng 2.2: Báo cáo thị trường xuất khẩu gạo năm 2022

xi
Nước Lượng ( Tấn) Trị giá (USD)
Philippines 1.302 680.000
Trung Quốc 492 200.000
Malaysia 292 180.000
Singapore 45 30.000
Indonesia 34 27.000
(Nguồn:phòng Kinh doanh )
Thị trường chính và lớn nhất của Công ty đối với ngành nghề thực phẩm nông lâm sản là :
Bảng 2.3: Thị trường chính thực phẩm nông lâm sản năm 2022:
Thị trường Tỷ lệ
Philippines 60,13%
Trung Quốc 22,7%
Malaysia 13,48%
Singapore 2,07%
Indonnesia 1,62%
(Nguồn: phòng Kinh doanh)
2.4 Cơ sở vật chất:
Để duy trì chất lượng dịch vụ và xử lý hàng hóa một cách tốt nhất, chúng tôi đầu tư cơ sở vật chất
mới và hiện đại nhất. Cơ sở vật chất của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Mai
gồm có:
 Xe đầu kéo mới và hiện đại
Hình 2.1: Các xe đầu kéo trong đội xe của công ty CP ĐT và TM Hoàng Mai

xii
(Nguồn: Công ty CP ĐT và TM Hoàng Mai)
 Rờ móc hai tầng chuyên dụng
Hình 2.2: Sơ mi rơ mooc 2 tầng Hình 2.3: Sơ mi rơ mooc chở ô tô

(Nguồn: Công ty CP ĐT và TM Hoàng Mai)


 Bàn nâng hạ an toàn cho việc lấy hàng và giao hàng.
 Kho hàng an toàn với điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt, được trang bị thiết bị giám sát.

Hình 2.4: Kho đông lạnh của Công ty CP ĐT và TM Hoàng Mai

xiii
(Nguồn: Công ty CP ĐT và TM Hoàng Mai)
 Thiết bị làm hàng: máy quét mã vạch, cân trọng lượng, xe nâng điện, vv…
 Trang thiết bị giám sát hành trình cho tất cả các xe đầu kéo
 Hệ thống kho bãi trong khu vực cảng biển của công ty là một lợi thế cho việc bốc dỡ, quản lý
hàng nhanh chóng, kinh tế và hiệu quả.

xiv
Hình 2.5- 2.6: Hệ thống kho bãi của công ty ở cảng Tân Vũ

15
2.5 Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN KIỂM
SOÁT

BAN GIÁM
ĐỐC

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG


TÀI TỔ KẾ QC
CHÍNH - CHỨC HOẠCH PHÒNG
KẾ TOÁN HÀNH - KINH QUẢN LÝ
CHÍNH DOANH CHẤT
LƯỢNG
Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức của công ty
2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty giữa hai kì đại hội cổ đông. Hội đồng
quản trị có 05 thành viên do đại hội cổ đông bầu hoặc miễn nhiễm. Thành viên của hội đồng quản
trị được trúng cử với đa số phiếu tính theo số cổ phần bằng hình thức trực tiếp bỏ phiếu kín.
Thành viên của hội đồng quản trị phải là cổ đông hoặc là người đại diện hợp pháp cho cổ đông
pháp nhân, sở hữu hoặc đại diện cho quyền sở hữu số cổ phần từ 2% vốn điều lệ trở lên. Đồng
thời, thành viên hội đồng quản trị của Công ty không được là thành viên hội đồng quản trị của
các tổ chức kinh doanh khác. Thành viên hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm các chức vụ điều
hành trực tiếp sản xuất của Công ty.

16
Cơ quan thường trực của hội đồng quản trị gồm chủ tịch và hai uỷ viên hội đồng quản trị có
nhiệm vụ giải quyết công việc hàng ngày. Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện cho Công
ty trước pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Triệu tập các phiên họp của hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị nội dung, chương trình và điều kiện các buổi họp báo để thảo luận và biểu quyết các
vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Lập chương trình công tác và phân công các thành viên thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt
động của Công ty.
- Được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về sự uỷ quyền của mình.
- Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc Công ty.
Thành viên hội đồng quản trị trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được hội đồng quản trị phân công,
không uỷ quyền cho người khác. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên hội đồng quản trị như
sau:
+ Nghiên cứu đánh giá tình hình, kết quả hoạt động và đóng góp vào việc xây dựng phương
hướng phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ.
+ Được quyền yêu cầu các cán bộ chức danh trong Công ty cung cấp đầy đủ mọi tài liệu có liên
quan đến hoạt động của Công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm bảo mật về
tài liệu trước chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Tham dự phiên họp của Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nội dung
phiên họp, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước đại hội cổ đông và trước hội đồng
quản trị về những hành vi của mình.
+ Thực hiện điều lệ của Công ty và nghị quyết của đại hội cổ đông. Nghị quyết của Hội đồng
quản trị có liên quan đến từng thành viên theo sự phân công của hội đồng quản trị.
Có 05 thành viên của hội đồng quản trị đều đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Tuy nhiên trong
cơ chế hiện nay, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo thì đòi hỏi hội đồng quản trị phải thường xuyên
trau dồi nâng cao kiến thức để quản trị Công ty được tốt hơn nữa. Hội đồng quản trị là cơ quan
quản trị cao nhất của Công ty giữa hai kì đại hội cổ đông. Đến kỳ theo quy định đại hội cổ đông
triệu tập và họp bàn bầu ra ban kiểm soát và hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị có quyền bầu ra ban Giám đốc gồm:
+ Giám đốc: Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, một mặt là người quản lý điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời là người đại diện pháp nhân của

17
Công ty trong mọi giao dịch, là người chịu toàn bộ trách nhiệm lãnh đạo bộ máy quản lý. Giúp
việc cho Giám đốc có các phó Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề
nghị của Giám đốc. Các chức danh khác trong bộ máy quản lý do Giám đốc quy định.
+ Phó giám đốc: chịu trách nhiệm chỉ đạo về các bộ phận giám đốc uỷ quyền, đưa ra kế hoạch
sản xuất, cố vấn và giúp việc cho Giám đốc.
Trong đó nguyên tắc tổ chức và quản lý điều hành Công ty được quy định rõ: Công ty hoạt động
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật. Cơ quan quyết định cao
nhất của Công ty là đại hội cổ đông, như vậy với bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình trên, hiệu
quả lao động của Công ty ngày càng cao, thể hiện qua mức thu nhập của người lao động ngày
càng tăng. Điều đó đã tạo cho người lao động niềm say mê với công việc, đoàn kết trong lao
động vì mục tiêu chung của toàn Công ty .
Ban Giám Đốc
Ban Giám đốc gồm 2 người với trình độ chuyên môn thể hiện như sau:
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của ban giám đốc Công ty

TT Chức danh Ngành đào tạo Trình độ

1 Giám đốc Kinh tế Thạc sỹ

2 Phó giám đốc Kỹ thuật Đại học

* (Nguồn: phòng tổ chức hành chính)


Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch. Giám đốc là người
quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, giám đốc do hội đồng quản trị bổ
nhiệm và miễn nhiệm, không nhất thiết là cổ đông và có thể là thành viên hội đồng quản trị. Làm
trung tâm liên hệ thông tin qua lại đồng thời với sự hợp tác của các thành viên thì tiến hành phối
hợp để thực hiện mục tiêu chung của Công ty.
Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tổ chức bộ máy cán bộ, tiền lương, thi đua
khen thưởng, công tác tài chính và thực hiện công tác dân chủ trong doanh nghiệp và đối ngoại.
* Phó Giám đốc:

18
- Tổ chức chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm công việc do
mình phụ trách.
- Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi được ủy quyền hay quản lý điều hành chung khi
Giám đốc đi vắng.
Cả hai thành viên của ban giám đốc đều là thành viên thường trực của hội đồng quản trị. Do vậy
việc điều hành mọi hoạt động của Công ty dù với tư cách của hội đồng quản trị hay ban giám đốc
đều tương đối sát với tình hình Công ty. Tuy nhiên điều này đòi hỏi mọi người phải nhận thức và
phân định rõ trong trường hợp nào cần sử dụng tư cách thành viên hội đồng quản trị, trường hợp
nào là thành viên của ban giám đốc để giải quyết công việc. Có như vậy thì mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh mới diễn ra suôn sẻ được.
Ban kiểm soát
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọ hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công
ty. Ban kiểm soát có ba người do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn với đa số phiếu bằng thể
thức trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Do đặc điểm công việc nên kiểm soát viên phải là cổ đông, có trình độ am hiểu kỹ thuật và
nghiệp vụ kinh doanh của Công ty, trong đó có ít nhất một kiểm soát viên phải có nghiệp vụ về
tài chính kế toán. Ban kiểm soát gồm 3 người đều có trình độ đại học, cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ban kiểm soát Công ty

STT Chức danh Ngành đào tạo Trình độ

1 Kiểm soát viên trưởng Cử nhân kinh tế Đại học

2 Kiểm soát viên Kỹ sư kỹ thuật Đại học

3 Kiểm soát viên Cử nhân kinh tế Đại học

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)


Để đảm bảo tính trung thực, khách quan trong hoạt động kiểm soát, theo điều lệ của Công ty thì
kiểm soát viên không được là thành viên của hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng của
Công ty, không thể là vợ, chồng hoặc người thân thuộc trực hệ ba đời của những người nêu trên.
Ban kiểm soát chỉ chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về mọi hoạt động của mình. Do vậy
những người trong ban kiểm soát làm việc rất có trách nhiệm và được sự tín nhiệm tuyệt đối của
toàn bộ cổ đông trong Công ty.
Phòng tài chính kế toán

19
Phòng Tài chính-Kế toán có các chức năng và nhiệm vụ như sau:
* Chức năng:
- Phòng Tài chính là bộ phận giúp việc, tham mưu cho giám đốc về chuyên môn nghiệp vụ của
phòng, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tài chính, thống kê và hạch toán kinh tế trong toàn Công
ty.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của ngành dọc cấp trên.
- Có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời những tài liệu pháp quy và
các tài liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra kế toán.
- Kiểm tra và xác nhận tất cả các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, các chứng từ tín dụng, các
hợp đồng kinh tế, các tài liệu liên quan đến việc thanh toán, trả nợ, thưởng và thu, chi tiền mặt.
- Nắm vững kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty để xây dựng kế hoạch tài chính.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức chỉ đạo nghiệp vụ kế toán, tài chính thống kê, luân chuyển chứng từ và thông tin kinh
tế nội bộ, hạch toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nước.
- Bảo đảm tài chính cho các nhu cầu đầu tư, cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định trong pháp lệnh kế toán.
- Thống kê theo quy định của Nhà nước, tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế của Công ty để
đánh giá đúng thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất, lập và sử dụng
các quỹ của Công ty theo quy định của nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.
- Tổ chức quyết toán với ngành dọc cấp trên, tổng kết phân tích hiệu quả sản xuất, kinh doanh tài
chính.
Phòng Tổ chức-hành chính
* Chức năng:
- Phòng TCHC là bộ phận giúp việc, tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý lao động, công
tác tiền lương của Công ty.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch và định biên lao động hàng năm và từng thời kỳ theo phương án sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, xác định số lao động tăng giảm hàng năm và từng thời kỳ phát
triển của doanh nghiệp.

20
- Quy hoạch quản lý cán bộ, tiêu chuẩn hóa cán bộ. Tuyển dụng CBCNV phù hợp với nhu cầu về
số lượng, chất lượng, ký kết hợp đồng lao động, điều động bố trí sử dụng lao động.
- Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức lao đông, lập kế hoạch phân bổ
đơn giá tiền lương cho các đơn vị sản xuất, xác định quỹ tiền lương theo quy định của nhà nước.
- Theo dõi, thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCNV về tiền lương, tiền thưởng, BHLĐ,
ATVS-LĐ, các chế độ BHXH, BHYT, về hưu, mất sức, thôi việc, ốm đau, thai sản, khen thưởng,
kỷ luật …
- Phụ trách bộ phận y tế chỉ đạo về việc quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động, quan tâm
đến môi trường vệ sinh toàn Công ty.
- Phụ trách nhà ăn ca, quản lý và điều hành việc phục vụ bữa ăn, đảm bảo ATVS thực phẩm và
đúng, đủ tiêu chuẩn đã được duyệt của Giám đốc Công ty.
- Phụ trách công tác bảo vệ an toàn trật tự trong toàn Công ty, xây dựng các nội quy, quy chế, chế
tài….Quản lý và điều hành theo tình hình thực tế của Công ty và các điều theo Bộ luật lao động,
các quy định chính sách pháp lệnh của nhà nước.
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:
*Chức năng, nhiệm vụ:
- Phối hợp với đơn vị cấp trên làm việc với các bộ ngành liên quan, chủ đầu tư và các cơ quan
liên quan xây dựng định mức, đơn giá, tổng dự toán, dự toán các công trình, giá ca máy các loại
thiết bị mới.
- Phối hợp với đơn vị cấp trên giải quyết các vướng mắc về định mức, đơn giá, cơ chế thanh toán
và các chế độ.
- Tham gia phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác thu hồi vốn, hỗ trợ đơn vị giải quyết vướng mắc với các
đơn vị có liên quan trong thu hồi vốn.
- Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu vốn của các đơn vị.
Kiểm tra phiếu giá thanh toán của các hợp đồng do Công ty ký chuyển Phòng Tài chính Kế toán.
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy chế quản lý hợp đồng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các quy định của Nhà nước.
- Rà soát, ban hành sửa đổi bổ sung các quy định, quy chế thuộc lĩnh vực kế hoạch - kinh doanh.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt định mức, đơn giá áp dụng đối với những công
trình do Công ty làm chủ đầu tư.

21
- Theo dõi những khối lượng phát sinh ngoài tổng dự toán.
- Tham gia quyết toán các dự án đầu tư.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch giá thành và quản lý các thành phần chi phí
của các đơn vị trên cơ sở kế hoạch giá thành.
- Báo cáo thực hiện kế hoạch. Báo cáo thực hiện các mục tiêu tiến độ công trình.
- Báo cáo thực hiện các kế hoạch về sản xuất kinh doanh, dở dang, thu hồi vốn,...
- Đánh giá phân tích tình hình thực hiện, những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kế
hoạch.
- Báo cáo thống kê, báo cáo tình hình thực hiện tháng, quý, năm về giá trị khối lượng.
- Hỗ trợ, giúp lãnh đạo Công ty tập hợp báo cáo, kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ
phần.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về các lĩnh vực mua bán, cấp phát vật tư, quản lý
vật tư, đầu tư thiết bị, quản lý thiết bị.
- Mua sắm vật tư phục vụ quá trình sản xuất của công ty.
- Theo dõi giá cả kiểm tra cấp phát vật tư theo định mức cho các công trình.
- Quản lý theo dõi cấp phát, thu hồi vật tư luân chuyển theo quy chế công ty.
- Đôn đốc các đơn vị quyết toán vật tư theo từng giai đoạn và khi kết thúc công trình.
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty những biện pháp cần thiết để bảo quản và tiết kiệm vật tư.
- Quản lý thanh toán cấp phát xăng dầu hàng tháng cho xe con công tác.
- Làm thủ tục thanh lý vật tư tồn kho hư hỏng trình Giám đốc duyệt.
Phòng QC – phòng Quản lý chất lượng
Phòng có các chức năng và nhiệm vụ sau:
* Chức năng:
- Là phòng nghiệp vụ trong bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất của Công ty, chịu sự quản lý điều
hành của ban Giám đốc.
- Quản lý chất lượng sản phẩm toàn Công ty.
* Nhiệm vụ:
- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào, đầu ra và trong suốt quá trình sản xuất của
Công ty như vật tư, phụ tùng, thiết bị, bán thành phẩm,…cung cấp cho quá trình sản xuất và bảo
dưỡng sửa chữa thiết bị của Công ty

22
- Tham gia cùng phòng Kỹ thuật công nghệ xây dựng các quy trình công nghệ và giám sát việc
thực hiện các quy trình đó.
- Kiểm tra phát hiện các sai hỏng, xác định nguyên nhân gây ra sai hỏng và lậo phương án khắc
phục, kiểm tra đánh giá hoạt động khắc phục của đơn vị thực hiện.
- Lập kế hoạch đánh giá chất lượng nội bộ.
- Thống kê, phân tích: sản phẩm không phù hợp, hoạt động khắc phục, hoạt động phòng ngừa, đề
xuất các biện pháp cải tiến.
- Xây dựng các phương pháp đo lường, phân tích chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác
kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức kiểm tra nghiệm thu cuối cùng (về chất lượng sản phẩm) cho các sản phẩm trong các
lĩnh vực sản xuất của Công ty.
- Lập và cung cấp hồ sơ chất lượng sản phẩm cho chủ tầu (khách hàng), đăng kiểm và các đơn vị
liên quan.
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ chất lượng sản phẩm.
- Tạo lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với các cơ quan đăng kiểm, chủ tầu.
2.5.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận:
Mối quan hệ công tác trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm quan hệ chỉ đạo và quan
hệ chức năng.
Quan hệ chỉ đạo là quan hệ giữa giám đốc, các trưởng phòng ban chức năng, các quản đốc, tổ
trưởng và toàn thể cán bộ công nhân viên. Mọi mệnh lệnh chỉ thị công tác sản xuất kinh doanh
của giám đốc đều phải được trưởng các phòng ban, cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên
trong Công ty nghiêm chỉnh chấp hành. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng.
Ngoài ra mối quan hệ giữa trưởng các phòng ban đối với các nhân viên trong phòng, giữa giám
đốc Công ty, giữa quản đốc phân xưởng với cán bộ công nhân viên trong phân xưởng cũng là
mối quan hệ chỉ đạo. Mọi mệnh lệnh của trưởng phòng, của quản đốc phải được toàn bộ cán bộ
công nhân viên trong phòng, trong phân xưởng nghiêm chỉnh chấp hành.
Mối quan hệ chức năng: là mối quan hệ giữa các phòng chức năng với nhau và mối quan hệ giữa
các phòng chức năng với các đơn vị trực thuộc. Trong toàn Công ty trách nhiệm chung của các
phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc là phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vừa
phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban phân xưởng khác nhằm đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực
công tác trong Công ty được tiến hành đồng bộ.

23
Tóm lại tất cả các phòng ban trong Công ty đều có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo điều
kiện giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao và kết hợp hướng dẫn các đơn vị thành viên hoạt
động đúng quy chế, chế độ của nhà nước và Công ty sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt
được là cao nhất. Qua việc phân tích các hoạt động của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý
của Công ty ta thấy được việc bố trí sử dụng và tình hình thực hiện các chức năng nhiệm vụ ở
một số phòng ban chưa tốt. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần tổ chức bố trí lại lao động
cho phù hợp, giảm bớt số lượng công nhân viên quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Thực hiện tốt những vấn đề trên nghĩa là Công ty đã hoàn thành một bước công tác xây dựng và
hoàn thiện bộ máy quản lý.
2.6 Kết quả kinh doanh:
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh từ năm 2018 - 2022
Các chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

31.098.152.4
Tổng doanh 16.434.044.2 24.923.600.2 29.152.258.1 35.856.300.5
70
thu 71 22 52 58

Kim ngạch
52.000 108.500 195.024 571.314 965.520
XNK (USD)
Nộp Ngân
115.086.072 383.130.487 486.029.110 742.027.007 106.536.100
sách

Lợi nhuận
125.928.115 286.408.100 326.008.996 358.105.286 426.144.400
sau thuế

Thu nhập
bình quân 4.800.000 5.500.000 6.500.000 7.500.000 8.500.000
người/tháng

Cổ tức 3% 5% 5% 10 % 5%
Đơn vị tính: VNĐ
(Nguồn: Báo cáo chi bộ Công ty CP ĐT và TM Hoàng Mai)
Nhận xét:

24
Năm 2018 - 2019:
- Tổng doanh thu năm 2016 tăng 51,65% hay 1,52 lần so với năm 2015 tương đương
8.489.555.951 VNĐ.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 tăng 108,65% hay 2,09 lần so với năm 2015 tương đương
56.500 USD.
- Nộp Ngân sách năm 2016 so với năm 2015 tăng 268.044.415 VNĐ.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng 127,44% hay 2,27 lần so với năm 2015 tương đương
160.479.985 VNĐ.
- Thu nhập bình quân (người/tháng) năm 2016 tăng 14,58% hay 1,15 lần so với năm 2015 tương
đương 700.000 VNĐ.
Năm 2019- 2020:
- Tổng doanh thu năm 2017 tăng 16,97% hay 1,17 lần so với năm 2016 tương đương
4.228.657VNĐ.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 tăng 79,75% hay 1,8 lần so với năm 2016 tương đương
86524USD.
- Nộp Ngân sách năm 2017 so với năm 2016 tăng 102.898.623 VNĐ.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2017 tăng 13,83% hay 1,14 lần so với năm 2016 tương đương
39.600.896 VNĐ.
- Thu nhập bình quân (người/tháng) năm 2017 tăng 18,18% hay 1,18 lần so với năm 2016 tương
đương 1.000.000 VNĐ.
Năm 2021 - 2022:
- Tổng doanh thu năm 2018 tăng 6,67% hay 1,06 lần so với năm 2017 tương đương
1.945.894.318 VNĐ.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 tăng 192,95% hay 2,93 lần so với năm 2017 tương đương
376290USD.
- Nộp Ngân sách năm 2018 so với năm 2017 tăng 255.997.897 VNĐ.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng 9,85% hay 1,1 lần so với năm 2017 tương đương 32.096.290
VNĐ.
- Thu nhập bình quân (người/tháng) năm 2018 tăng 15,38% hay 1,15 lần so với năm 2017 tương
đương 1.000.000 VNĐ.
Năm 2022 - 2023:

25
- Tổng doanh thu năm 2019 tăng 15,30% hay 1,15 lần so với năm 2018 tương đương
4.758.148.088 VNĐ.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 tăng 69% hay 1,69 lần so với năm 2019 tương đương
394206 USD.
- Nộp Ngân sách năm 2019 so với năm 2018 giảm 635.490.907 VNĐ.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2019 tăng 19% hay 1,19 lần so với năm 2018 tương đương 68.039.114
VNĐ.
- Thu nhập bình quân (người/tháng) năm 2019 tăng 13,33% hay 1,13 lần so với năm 2018 tương
đương 1.000.000 VNĐ.
2.7: Định hướng hoạt động:
2.7.1: Phương hướng, mục tiêu:
a. Về hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Tiếp tục phát huy tốt những kết quả đã đạt được trong thời gian qua.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng
- Đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động và lợi nhuận cho các cổ đông.
b. Về các chỉ tiêu kinh tế nhiệm kỳ 2020 - 2025:
Bảng 2.7: Mục tiêu các chỉ tiêu kinh tế nhiệm kỳ 2020 - 2025
Đơn vị tính: VNĐ
Các chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024

Tổng doanh 25.560.000.0 35.500.000.0 42.400.000.0 45.600.000.0 55.350.000.0


thu 00 00 00 00 00

Kim ngạch 930.000 1.350.000 1.520.000 1.630.000 1.850.000


XNK (USD)
Nộp Ngân 175.300.000 305.000.000 380.500.000 425.000.000 580.000.000
sách
Lợi nhuận 132.500.000 380.500.000 505.200.000 550.800.000 650.300.000
sau thuế
Thu nhập 8.500.000 9.500.000 11.500.000 12.500.000 12.500.000
bình quân
(người/thán

26
g)
Cổ tức 3% 5% 10% 10% 10%

2.7.2 Những giải pháp trọng tâm:


Cần tuyển dụng thêm lao động trẻ đã qua đào tạo, và thường xuyên tổ chức đào tạo cho CBNV để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Duy trì
số lao động thường xuyên từ 20 - 25 người .
 Đầu tư nâng cấp cơ sở vật, áp dụng khoa học công nghệ vào SXKD . ứng dụng công nghệ số
trong thời đại 4.0 .
 Rà soát, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp năng
động, Khuyến khích và tạo niềm tin cho người lao động hăng say làm việc,nâng cao năng
suất lao động , tạo sức cạnh tranh tốt và nâng cao vị thế cho Doanh nghiệp.
 Đa dạng thị trường kinh doanh thương mại, dịch vụ trong nước. Mở rộng thị trường xuất
khẩu xe máy sang Myanmar và Châu phi …

27
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MAI
3.1 Thông tin chung về lô hàng xuất khẩu và trách nghiệm của mỗi bên
- Người nhập khẩu: CÔNG TY TNHH MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
THÔNG MINH SHENTE
- Địa chỉ: Km 92, Quốc lộ 5B, khu An Trì, P. Hùng Vương, Q. Hồng Bàng, TP. Hải
Phòng, Việt Nam.
- Người xuất khẩu: NINGBO RUYI JOINT STOCK CO., LTD
- Địa chỉ: 656 NORTH TAOYUAN ROAD NINGHAI NINGBO, ZHEJIANG,
CHINA
- Thông tin lô hàng
 Tên mặt hàng: XILIN ELECTRIC FORKLIFT
: XILIN ELECTRIC LOW TRACTOR
 Số lượng: 2 XILIN ELECTRIC FORKLIFT
1 XILIN ELECTRIC LOW TRACTOR
 Xuất xứ: CHINA
 Trọng lượng tịnh: 12.900 KG/ 9 KIỆN
 Giá trị trên hóa đơn thương mại:
- XILIN ELECTRIC FORKLIFT: 55640.00 USD
- XILIN ELECTRIC LOW TRACTOR: 6800.00 USD
TỔNG GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG: 62440.00 USD
 Vận đơn số: 27309824
 Tên tàu: TS INCHEON 001S
 Cảng xếp hàng: NINGBO
 Cảng dỡ hàng: HAIPHONG

28
3.2 Sơ đồ hóa quy trình khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS

Hình 3.1 Quy trình khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS
Tóm tắt sơ đồ gồm 3 bước chính:
- Chuẩn bị chứng từ, chữ ký số và phần mềm ECUS
- Khai báo ECUS và thông quan
- Hậu kiểm
3.3 Khai hải quan điện tử trên phần mềm ECUS 5 VNACCS
Bước 1 : Tiếp nhận chứng từ.
Bước 2: Khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS 5
- Đăng nhập vào hệ thống.
Khi mở phần mềm, giao diện hiện ra sẽ như hình dưới đây. Nhập tên và mã truy cập rồi ấn “Đăng
nhập”.

29
Hình 3.2 Màn hình khởi động phần mềm khai báo hải quan ECUS5 VNACCS.
- Đăng ký tờ khai nhập khẩu IDA.
Sau khi đăng nhập, giao diện sẽ như sau. Trên thanh công cụ chọn “Tờ khai hải quan”. Sau đó
chọn dòng “Đăng kí mới tờ khai nhập khẩu IDA”.

Hình 3.3 Đăng ký tờ khai nhập khẩu IDA.


- Nhập thông tin.
Tại trang “Thông tin chung”:

30
Hình 3.4 Tab thông tin chung
+ Nhóm loại hình: Kinh doanh, đầu tư.
+ Mã loại hình: A11 Nhập kinh doanh tiêu dùng
+ Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Hệ thống sẽ tự động cung cấp số tờ khai.
+ Cơ quan Hải quan: 03EE Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III
+ Phân loại cá nhân/tổ chức: 4 (tổ chức – tổ chức)
+ Ngày khai báo (dự kiến): Không phải nhập, khi nào truyền lên hệ thống hải quan sẽ tự động
nhập ngày.
+ Mã bộ phận xử lý tờ khai: Dựa theo cơ quan hải quan, tại đây điền “00” (Đội thủ tục hàng hóa
XNK)
+ Mã hiệu phương thức vận chuyển: 2 (Hàng vận chuyển đường biển (có container)
Kết quả thu được như sau:

Hình 3. 5 thông tin cơ bản của tờ khai

- Điền thông tin của người nhập khẩu và người xuất khẩu
+ Người nhập khẩu:
+Mã: 0201981948
+ Tên: CÔNG TY TNHH MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÔNG MINH SHENTE
+ Mã bưu chính: + 84(43)
+ Địa chỉ: Km92, Quốc lộ 5B, khu An Trì, Phường Hùng Vương, Quận Hồng Bàng, Thành phố
Hải Phòng, Việt Nam
- Người xuất khẩu:

31
+ Tên: NINGBO RUYI JOINT STOCK CO. LTD
+ Địa chỉ: 656 NORTH TAOYUAN ROAD, NINGHAI , Ningbo, China
+ Mã nước: CN là CHINA
Kết quả thu được như sau:

Hình 3.6 Thông tin đơn vị xuất nhập khẩu

- Theo vận đơn, ta điền các thông tin sau:


+ Chọn “Khai báo số định danh theo chuẩn quản lý giám sát Hải quan tự động tại Cảng biển”.
+ Số vận đơn: 120723273090824 (ngày phát hành + số Bill of lading)
+ Ngày vận đơn: 12/07/2023
+ Số lượng: 9 PK (package)
+ Tổng trọng lượng: 12,900 KGM
+ Địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến: 03CCS02 VICONSHIP
+ Phương tiện vận chuyển: 9999 (ô này để trống, hệ thống tự động cập nhật), nhập tên tàu TS
INCHEON 001S
+ Ngày hàng đến: 20/07/2023
+ Địa điểm dỡ hàng: VNDU CANG DINH VU - HP
+ Địa điểm xếp hàng: CNNGB NINGBO
Kết quả thu được như sau:

32
Hình 3.7 Nhập thông tin Vận đơn.
- Tại trang “Thông tin chung 2”:
+ Số hợp đồng: 23XL07AS101
+ Ngày hợp đồng: 07/07/2023
+ Ngày hết hạn: Không điền vì trên hợp đồng không có
+ Thông tin văn bản và giấy phép nhập khẩu: Điền KQ02 và mã 007189/23MC
+ Phân loại hình thức hóa đơn: Hóa đơn thương mại
+ Số hóa đơn: XL23AF07104
+ Ngày phát hành: 07/07/2023
+ Phương thức thành toán: KC (phương thức thanh toán khác bao gồm thanh toán TT)
+ Mã phân loại giá hóa đơn: A (Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả bằng tiền)
+ Điều kiện giá hóa đơn: CIF
+ Tổng trị giá hóa đơn: 62,440
+ Mã đồng tiền của hóa đơn: USD
Kết quả thu được như sau:

33
Hình 3.8 Thông tin hóa đơn thương mại
- Ở mục tờ khai trị giá:
+ Mã phân loại khai trị giá: 6 (Áp dụng Phương pháp trị giá giao dịch)
+ Phí bảo hiểm: Chọn mã loại “D – Không bảo hiểm”
Kết quả thu được như sau:

34
Hình 3.9 Tờ khai trị giá
- Thuế và bảo lãnh:
+ Mã xác định thời hạn nộp thuế: D Trường hợp nộp thuế ngay (các ô về bảo lãnh để trống)

Hình 3.10 Thông tin về thuế và bảo lãnh


- Tại trang “Danh sách hàng”:

Hình 3.11 Tab danh sách hàng


+ Điền thông tin của lô hàng theo các mục số thứ tự, tên hàng (mô tả chi tiết), mã HS (ở C/O),
lượng, đơn giá hóa đơn, hệ thống sẽ tự cập nhật thuế
+ Ở đây có 2 mặt hàng, nên sẽ phải khai 2 lần về tên hàng, mô tả chi tiết, mã HS, lượng, đơn giá
hóa đơn để hệ thống tự cập nhật thuế.

35
Kết quả thu được như sau:

Hình 3. 12 Thông tin hàng hóa 1

Hình 3. 13 Thông tin hàng hóa 2

36
- Sau khi hoàn thành điền các thông tin sẽ được kết quả như hình:

Hình 3. 14 Kết quả sau khi điền danh sách hàng


- Chọn ‘Ghi” để hoàn thành quá trình khai báo hải quan tờ khai nhập khẩu trên phần mềm khai
báo hải quan ECUS 5 VNACCS.
Bước 3: Khai trước thông tin tờ khai IDA.
Sau khi chọn mục “2. Khai trước thông tin tờ khai IDA” hệ thống sẽ yêu cầu chọn thông tin
doanh nghiệp khai báo tương ứng với chữ ký số và nhập mật khẩu chữ ký số mà doanh nghiệp
đăng ký. Việc khai báo cho lô hàng vải dệt tráng phủ này được thực hiện bằng tên và mật khẩu
của Tổng công ty Đức Giang – CTCP.
Sau khi nhập đúng mật khẩu hệ thống trả về số tờ khai là 104919256520.
Bước 4: Khai chính thức tờ khai IDC.
Ấn vào dòng “Khai chính thức thông tin tờ khai IDC”, khi đó tờ khai sẽ được truyền lên hải quan.
Hệ thống sẽ trả về kết quả khai báo thành công.
Bước 5: Lấy kết quả phân luồng, thông quan.
Nhân viên chứng từ ấn vào dòng “Lấy kết quả phân luồng, thông quan”. Khi đó, hệ thống hải
quan sẽ trả về kết quả phân luồng thông quan. Mã phân loại kiểm tra của tờ khai là 2, lô hàng này
rơi vào luồng vàng.
Bước 6: Kiểm tra chứng từ giấy
Do nhận được tờ khai luồng vàng, nhân viên in tờ khai kèm bộ chứng từ bao gồm các chứng từ:

37
- Tờ khai hải quan (in trực tiếp từ phần mềm, không cần đóng dấu)
- Hóa đơn thương mại (giám đốc doanh nghiệp ký, đóng dấu)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Ngoài ra chuẩn bị thêm bản sao Hợp đồng thương mại (Sale contract) và Chi tiết đóng gói
(Packing list) để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.
Sau đó nhân viên hiện trường mang hồ sơ đến nộp tại Chi cục Hải quan để kiểm tra kèm chi phí
xử lý ngoài. Hải quan kiểm tra tờ khai đã hợp lệ và tiến hành thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã
làm thủ tục Hải quan” và trả tờ khai.

38
KẾT LUẬN
Hải quan điện tử là xu thế tất yếu trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế và mang lại lợi ích rất
lớn cho doanh nghiệp. Ngành Hải quan đã và đang nỗ lực vượt bậc để thực hiện phương thức
thông quan hiện đại này. Thành quả đạt được trong thời gian qua sẽ tạo động lực, đòn bẩy để
triển khai thực hiện hiệu quả hải quan điện tử trong tương lai. Việc ứng dụng hải quan điện tử đã
giúp cho công việc khai báo hải quan trở nên dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn trong
công tác thông quan hàng hóa nhập khẩu.
Quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần và Đầu tư Hoàng Mai, em đã phần nào hiểu hơn về
nghiệp vụ khai báo hải quan, có cơ hội áp dụng kiến thức được thầy cô giảng dạy với hoạt động
thực tế trong lĩnh vực này. Do thời gian thực tập hạn chế, khả năng thu thập, tổng hợp tư liệu
cũng như nhận thức chưa đầy đủ, có những thiếu sót trong đề tài này là điều không thể tránh
khỏi. Em rất mong sự đóng góp, hướng dẫn và sữa chữa của quý thầy cô trường Đại Học Hàng
Hải và sự giúp đỡ của anh chị Công Cổ phần và Đầu tư Hoàng Mai để từng bước bổ sung cho bài
báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện,
hướng dẫn tận tình trong thời gian em thực tập tại công ty, đặc biệt là giảng viên Lương Thị Kim
Oanh đã hướng dẫn và giảng giải nhiệt tình để em hoàn thiện bài báo cáo thực tập này.
KIẾN NGHỊ
Em mong trường sẽ tạo điều kiện cho bọn em được tham gia vào các nghiệp vụ bám sát với thực
tiễn cũng như được học các khóa kĩ năng mềm để tăng khả năng giao tiếp cũng như kết nối mọi
người trong công ty.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số 54/2014/QH13 của Quốc hội: LUẬT HẢI QUAN – 2014.
2. Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục Hải quan.
3. Biểu thuế XNK 2022.
4. Website Hải quan Việt Nam - https://www.customs.gov.vn/
5. Tài liệu học tập “Nghiệp vụ hải quan” – 2020.

40
PHỤ LỤC
Số thứ tự Nội dung
1 Tờ khai hải quan
2 Sale Contract
3 Commercial Invoice
4 Packing list
5 Certificate of quality and quantity
6 C/O form E
7 Bảo hiểm hàng hóa
8 Bill of Lading
9 Delivery Order

41
PHỤ LỤC 1: TỜ KHAI HẢI QUAN

42
43
44
45
Phụ lục 2: sales contract

46
Phụ lục 3: Commercial Invoice

47
Phụ lục 4: Packing List

48
Phụ lục 5: Certificate of Quantity and Quality

49
Phụ lục 6: C/O form E

50
Phụ lục 7: Bảo hiểm hàng hóa

51
Phụ lục 8: Bill of Lading

52
Phụ lục 9: Delivery order

53
NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1.Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình thực hiện Báo cáo:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
…......................................................................................................................................................

2. Đánh giá chất lượng Báo cáo (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trên các mặt: lý luận, thực tiễn,
chất lượng thuyết minh và các bản vẽ):
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Hải phòng, ngày … tháng … năm 2023


Điểm đánh giá của GVHD Giảng viên hướng dẫn

Lương Thị Kim Oanh

54

You might also like