You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA DU LỊCH

---------------------------

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES

Nhóm: 13

1. Lê Kim Ngân – 207LH42509

2. Nguyễn Hoàng Phi Vũ – 207LH49276

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lương Thị Kim Ngân

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2023


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................5

DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................5

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..............................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TMĐT VÀ HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC


GIA VIETNAM AIRLINES .....................................................................................9

1. Tổng quan về thương mại điện tử....................................................................9

1.1 Khái niệm TMĐT ............................................................................................9

1.2 Phân loại các loại hình TMĐT phổ biến .....................................................10

1.3 Lợi ích và rào cản của việc ứng dụng TMĐT ............................................. 11

1.3.1 Lợi ích của ứng dụng TMĐT ................................................................ 11

1.3.2 Rào cản của ứng dụng TMĐT...............................................................13

1.4 Giới thiệu Hãng Hàng Không Quốc Gia Vietnam Airlines .......................14

1.4.1 Các đặc điểm chủ yếu ............................................................................14

1.4.2 Quá trình hình thành & Lịch sự phát triển .........................................15

1.4.3 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật .......................................................16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở VIETNAM AIRLINES23

2.1 Tình hình ứng dụng TMĐT của VNA .........................................................23

2.2 Quy trình giao dịch trực tuyến ....................................................................25

2.2.1 Check in online Vietnam Airlines trên website ...................................25

2.2.2 Check in online Vietnam Airlines tại Kiosk .........................................26

2.2.3. Check in online Vietnam Airlines trên app Vietnam Airlines ...........27

2.3 Những lợi ích của TMĐT đối với VNA ......................................................29

2
2.4 Những hạn chế của TMĐT đối với VNA.....................................................30

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG
DỤNG TMĐT Ở VIETNAM AIRLINE ................................................................31

3.1 Mục tiêu ứng dụng TMĐT của VNA ...........................................................31

3.2 Định hướng cho việc ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả .......................32

3.3 Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT ........................33

3.3.1 Đối với khách hàng ................................................................................33

3.2.2 Đối với Vietnam Airlines........................................................................34

3.4 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước............................................................35

KẾT LUẬN ..............................................................................................................38

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................39

3
NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 TMĐT Thương mại điện tử

Vietnam Airlines/
2 Tổng công ty hàng không Việt Nam
VNA

3 PTĐT Phương tiện điện tử

4 PA Pacific Airlines

Khu vực gồm 4 nước: Campuchia, Lào, Myanma và


5 CLMV
Việt Nam

6 HĐQT Hội đồng quản trị

7 CNTT Công nghệ thông tin

DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT Ký hiệu Nội dung Trang

1 Bảng 1.1 TMĐT theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp 9

5
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
STT Ký hiệu Nội dung Trang

1 Hình 1.1 Logo của Vietnam Airlines 15

2 Hình 2.1 Giao diện trang TMĐT VNAMAZING 24

3 Hình 2.2 Sản phẩm trên trang TMĐT VNAMALL 24

4 Hình 2.3 Các tính năng trực tuyến hỗ trợ khách hàng 25

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


STT Ký hiệu Nội dung Trang

1 Sơ đồ 1.1 Mô hình quản trị của VNA 19

Kết quả kinh doanh theo quý của Vietnam


2 Biểu đồ 1.2 21
Airlines

6
LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành cơ hội mới cho nhiều doanh
nghiệp sau đại dịch Covid-19. Nếu như trước đây, thuật ngữ thương mại điện tử vẫn
còn khá xa lạ với người dân thì hiện nay hoạt động này đã trở nên phổ biến. Chính
bối cảnh dịch bệnh đã khiến cho hành vi tiêu dùng và hoạt động thương mại điện tử
thay đổi một cách nhanh chóng. Điều này đã góp phần thúc đẩy lĩnh vực thương mại
điện tử và kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Hiện nay trên thế giới, TMĐT đang có sự
tăng vọt cả về chất và lượng, những hiệu ứng tăng trưởng rõ rệt nêu trên cho thấy một
thị trường sôi động và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Điển
hình như trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ
đại dịch Covid - 19 nhưng doanh số từ thị trường thương mại điện tử vẫn đóng góp
17,8% trong ngành bán lẻ. Qua đó, ta thấy được sức hút và tầm quan trọng của việc
ứng dụng TMĐT vào nhiều mặt trong đời sống.

Ở Việt Nam, hệ sinh thái của các sàn thương mại điện tử đang tích cực mở
rộng thêm nhiều ngành nghề và đa dạng hóa các mặt hàng tiêu thụ. Bên cạnh những
cơ hội, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức. Đặc biệt, CNTT
đã được ứng dụng trong ngành Du lịch - một ngành góp phần không nhỏ tới sự pháp
triển kinh tế của đất nước từ rất sớm. Chính vì thế, đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam
nói chung và Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng phải không ngừng nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình.

Là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không, cũng như những doanh
nghiệp Việt Nam khác đang phải đối mặt với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Cạnh tranh không chỉ với các hãng hàng không khác trong nước và quốc tế mà
Vietnam Airlines (VNA) còn phải cạnh tranh với cả những phương tiện giao thông
khác như vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường biển,... Ngoài những
thách thức trong cạnh tranh, VNA còn gặp những khó khăn, thách thức trong chiến
lược phát triển của mình. Để có được lợi thế cạnh tranh, Tổng công ty Hàng không
Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, triển khai những chính sách phù hợp với đặc

7
điểm của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Và một trong những chính sách quan
trọng nhất, giúp đưa Hãng hàng không Quốc Gia Vietnam Airlines đạt được những
lợi thế cạnh tranh và thành công trong kinh doanh chính là chiến lược ứng dụng
thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh của mình.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phát triển TMĐT
trong ngành hàng không, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng thương mại điện
tử trong hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines” với mục đích:

- Tìm hiểu thực trạng về hoạt động kinh doanh có ứng dụng TMĐT của VNA.
- Phhân tích lợi ích và hạn chế của TMĐT đối với VNA.
- Từ đó để xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Hãng hiệu
quả hơn cũng như cho toàn ngành nói chung.

Với mục đích nghiên cứu như trên, tiểu luận của chúng em được kết cấu như sau:

- CHƯƠNG 1: Tổng quan về thương mại điện tử và giới thiệu về VNA.


- CHƯƠNG 2: Mô tả và đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh của Hãng
trên các nền tảng thương mại điện tử.
- CHƯƠNG 3: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị.

Do kiến thức, tài liệu hạn chế, tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp thiết thực của cô để tiểu luận
được hoàn thiện hơn.

8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TMĐT VÀ HÃNG HÀNG
KHÔNG QUỐC GIA VIETNAM AIRLINES

1. Tổng quan về thương mại điện tử


1.1 Khái niệm TMĐT
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là khái niệm
chỉ một lĩnh vực hoạt động thương mại có nhiều điểm khác biệt với thương mại
truyền thống. TMĐT xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và
mức độ xã hội hóa thông tin. Và khi nói đến thương mại điện tử người ta thường
hình dung đến Internet và cho rằng thương mại điện tử là gắn liền với Internet. Tuy
nhiên, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về TMĐT trên thế giới kể từ khi thuật
ngữ này xuất hiện. Khái niệm “thương mại điện tử” được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của
hai thuật ngữ “thương mại”, “điện tử”.

Bảng 1.1: TMĐT theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Phương tiện điện tử (PTĐT)


TMĐT
Nghĩa rộng Nghĩa hẹp

TMĐT là toàn bộ các TMĐT là toàn bộ các giao


giao dịch mang tính dịch mang tính thương
thương mại được tiến mại được tiến hành bằng
Nghĩa rộng
hành bằng các PTĐT các PTĐT mà chủ yếu là
Thương mại

các mạng truyền thông,


mạng máy tính và internet

TMĐT là các giao TMĐT là các giao dịch


dịch mua bán được mua bán được tiến hành
Nghĩa hẹp
tiến hành bằng các bằng mạng Internet
PTĐT

Nguồn: Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, 2022

9
Hiện nay, TMĐT có nhiều định nghĩa rộng, hẹp khác nhau do nhiều tổ chức
quốc tế đưa ra như Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế UNCITRAL,
Ủy ban Châu Âu, Tổ chức thương mại thế giới v.v. và có nhiều cách gọi khác nhau
về TMĐT như “thương mại trực tuyến" (Online-Trade), “thương mại không giấy tờ
(paperless commercce), “kinh doanh điện tử (Electronic Business), nhưng phổ biến
vẫn là “thương mại điện tử” (Electronic Commerce).

Trong đó định nghĩa được biết đến nhiều nhất, rộng rãi nhất về TMĐT là:
“Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương
tiện điện tử không cần in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình
giao dịch" (Nguồn: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban LHQ về Luật
thương mại quốc tế - UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996).

1.2 Phân loại các loại hình TMĐT phổ biến

Cách phân loại chung nhất của TMĐT là theo bản chất của giao dịch hoặc mối
quan hệ giữa các bên tham gia. Người ta phân biệt các loại hình TMĐT cơ bản như
sau:

• TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B): Tất cả những bên tham gia trong
TMĐT giữa các doanh nghiệp hoặc là các doanh nghiệp, hoặc là các tổ chức.
• TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): Bao gồm các giao dịch
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp đến khách hàng là cá nhân
và các hộ gia đình, những người tiêu dùng cuối cùng.
• TMĐT doanh nghiệp - doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2B2C): Là trường
hợp đặc biệt của B2B. Một doanh nghiệp cung cấp một số sản phẩm hoặc dịch
vụ cho một khách hàng là một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp khách hàng
tiếp theo sẽ cung cấp những hàng hóa hoặc dịch vụ đó cho khách hàng của họ,
cũng có thể là nhân viên của họ mà không có bổ sung giá trị.
• TMĐT giữa người tiêu dùng - doanh nghiệp (C2B): Người tiêu dùng ở đây
có thể sử dụng Internet tiến hành bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho các

10
doanh nghiệp hoặc cá nhân thông qua hình thức đấu giá sản phẩm hoặc dịch
vụ.
• Người tiêu dùng - người tiêu dùng (C2C): Người tiêu dùng này giao dịch trực
tiếp với người tiêu dùng khác qua các trang web bán hàng, đấu giá, mua lại.
1.3 Lợi ích và rào cản của việc ứng dụng TMĐT
1.3.1 Lợi ích của ứng dụng TMĐT
Lợi ích của ứng dụng TMĐT được xem xét trên ba góc độ: lợi ích đối với tổ
chức (chủ yếu là các doanh nghiệp), lợi ích đối với người tiêu dùng và lợi ích đối với
xã hội.
- Lợi ích đối với doanh nghiệp

Mở rộng thị trường: Vì nền tảng Giảm lưu kho hàng hóa: Nhờ quy
thương mại sử dụng internet để kết nối trình sản xuất theo thực tế nhu cầu
với người dùng nên quy mô tiếp cận khách hàng mà doanh nghiệp có thể
khách hàng vô cùng rộng lớn, không có giảm chi phí lưu kho hàng hoá và quy
rào cản về vị trí địa lý, vùng lãnh thổ, trình quản lý cũng thuận tiện hơn.
biên giới, mở rộng thị trường nhanh Giảm chi phí mua bán: Một lợi ích
chóng. của sàn giao dịch thương mại điện tử
Tiết kiệm chi phí: Chỉ cần chi ra một nữa là có chi phí thấp hơn so với hình
khoản hoa hồng nhỏ, doanh nghiệp đã thức bán hàng qua điện thoại, tin nhắn
tiết kiệm được chi phí bán hàng, chi phí SMS hoặc bán hàng trực tiếp. Chính vì
marketing, truyền thông, phân phối và thế doanh nghiệp có thể tiết kiệm một
tối ưu chi phí lưu kho hiệu quả. khoản lớn, ít biến động tăng giá.
Tăng lợi nhuận: Nhờ hiệu quả kinh Bán hàng, chăm sóc khách hàng 24/7:
doanh được tối ưu, giảm chi phí mà lợi Với công nghệ chatbot, thanh toán
nhuận của doanh nghiệp có cơ hội tăng online, doanh nghiệp có thể bán hàng
cao. Không những thế việc quản lý và giải đáp thắc mắc cho khách hàng
mua bán, hàng hoá trên sàn thương mại 24/7 mà không cần có sự can thiệp của
điện tử cũng giúp tối ưu quy trình, giảm con người. Nhờ vậy trải nghiệm mua
nhân lực từ đó tăng lợi nhuận.

11
bán được cải thiện và tăng doanh thu
cho doanh nghiệp.

- Lợi ích đối với người tiêu dùng

Vượt giới hạn về không gian và thời cụ tìm kiếm (search engines); đồng
gian: Thương mại điện tử cho phép thời các thông tin đa phương tiện (âm
khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc thanh, hình ảnh).
đối với các cửa hàng trên khắp thế giới Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch ra đời cho phép mọi người đều có thể
vụ: Thương mại điện tử cho phép người tham gia mua và bán trên các sàn đấu
mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm
được nhiều nhà cung cấp hơn. những món hàng mình quan tâm tại
Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, mọi nơi trên thế giới.
dễ dàng và phong phú hơn nên khách Cộng đồng thương mại điện tử:
hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà Môi trường kinh doanh thương mại
cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm điện tử cho phép mọi người tham gia
được mức giá phù hợp nhất. có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và
Giao hàng nhanh hơn với các hàng kinh nghiệm hiệu quả và nhanh
hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm chóng.
số hóa được như phim, nhạc, sách, phần “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng
mềm.... việc giao hàng được thực hiện tự động hóa cho phép chấp nhận
dễ dàng thông qua Internet. các đơn hàng khác nhau từ mọi
Thông tin phong phú, thuận tiện khách hàng.
và chất lượng cao hơn: Thuế: Trong giai đoạn đầu của
Khách hàng có thể dễ dàng tìm TMĐT, nhiều nước khuyến khích
được thông tin nhanh chóng và dễ bằng cách miến thuế đối với các giao
dàng thông qua các công dịch trên mạng

12
- Lợi ích đối với xã hội

Hoạt động trực tuyến: Thương mại hơn thông qua Internet và thương mại
điện tử tạo ra môi trường để làm điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập
việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào
giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. tạo qua mạng.
Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, Dịch vụ công được cung cấp thuận
nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y
do đó khả năng mua sắm của khách tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính
hàng cao hơn, nâng cao mức sống của phủ... được thực hiện qua mạng với chi
mọi người. phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các
Lợi ích cho các nước nghèo: Những loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế....
nước nghèo có thể tiếp cận với các sản là các ví dụ thành công điển hình.
phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển

1.3.2 Rào cản của ứng dụng TMĐT


Các trở ngại trong việc ứng dụng TMĐT được chia làm trở ngại công nghệ và
trở ngại phi công nghệ.

Trước hết là trở ngại về công nghệ. Hiện có các trở ngại công nghệ phổ biến
như thiếu các tiêu chuẩn chung về chất lượng, an ninh và độ tin cậy; băng thông viễn
thông không đủ, đặc biệt cho TMĐT di động; sự phát triển các công cụ phần mềm
mới bắt đầu triển khai; khó tích hợp Internet và các phần mềm TMĐT với một số ứng
dụng sẵn có và cơ sở dữ liệu; cần thiết có một số máy chủ web bổ sung cho các máy
chủ mạng, điều này làm tăng chi phí ứng dụng TMĐT; việc thực hiện các đơn đặt
hàng B2C trên quy mô lớn đòi hỏi các kho hàng tự động hóa chuyên dùng. Ngoài các
trở ngại công nghệ như trên, các trở ngại phi công nghệ cũng ảnh hưởng lớn đến việc
ứng dụng TMĐT. Phổ biến là các vấn đề an ninh và bảo mật khách hàng, các vấn đề
pháp luật và chính sách công, bao gồm cả vấn đề đánh thuế trong TMĐT chưa được
giải quyết, các quy định về quản lý quốc gia và quốc tế đối với TMĐT nhiều khi ở

13
trong tình trạng không thống nhất; khó đo đạc được lợi ích (hiệu quả) của TMĐT, ví
dụ như hiệu quả của quảng cáo trực tuyến, các đơn vị đo đạc chín muồi chưa được
thiết lập.

1.4 Giới thiệu Hãng Hàng Không Quốc Gia Vietnam Airlines
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
HÃNG HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES
1.4.1 Các đặc điểm chủ yếu
Thông tin chung:

Tên doanh nghiệp: Công ty Hàng không Việt Nam

Tên tiếng anh: Vietnam Airlines

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đặng Ngọc Hòa

Tổng giám đốc: Lê Hồng Hà

Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Ngành nghề kinh doanh chính: Dịch vụ vận tải hành khách hàng không

Mã số doanh nghiệp: 0100107518

Trụ sở chính: 200, Nguyễn Sơn, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 1900 1100 (Trong lãnh thổ Việt Nam)

+84 24 38320320 (Ngoài lãnh thổ Việt Nam)

Email: Telesales@vietnamairlines.com

Trang web: http://www.vietnamairlines.com

Công ty con: VASCO (100%)

Vietnam Airlines Engineering Company (VAECO)

Noibai Catering Services Join-Stock Company (NCS)

14
Pacific Airlines (98%)

Khẩu hiệu: "Sải cánh vươn cao" (tiếng Việt)

"Reach Further" (tiếng Anh)

Hình 1.1. Logo của Vietnam Airlines

1.4.2 Quá trình hình thành & Lịch sự phát triển


Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm
1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời
của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ,
với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa
đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.

Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều
tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái
Lan, Philippines, Malaysia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân
dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
(ICAO).

Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có
quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch
vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.

Để vươn đến thành công như ngày hôm nay, hãng hàng không Vietnam
Airlines đã trải qua một hành trình dài trưởng thành và phát triển. Thành công của

15
hãng đến từ nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên
tận tâm, giàu lòng yêu nghề.

Có thể tóm tắt quá trình phát triển của Vietnam Airlines như sau:

• 01/1956, Chính phủ quyết định thành lập Cục Hàng không Dân dụng, đánh
dấu sự ra đời của Ngành hàng không tại Việt Nam. Vào thời điểm này, đội bay
bao gồm 5 chiếc máy bay cánh quạt, chuyến bay đầu tiên được cất cánh vào
tháng 09/1956.
• Từ 1976 – 1988, mạng lưới đường bay được mở rộng sang các nước Trung
Quốc, Singapore, Campuchia, Malaysia, Philippin, Lào. Hàng không dân dụng
Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc Tế
(ICAO).
• 04/1993, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức
hình thành.
• 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập với nòng cốt
là Vietnam Airlines.
• 20/10/2002, Bông sen vàng chính thức trở thành biểu tượng của Vietnam
Airlines.
• Năm 2006, Vietnam Airlines vinh dự nhận được chứng chỉ về an toàn khai
thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và chính thức gia nhập
IATA.
• 10/06/2010, Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên
minh hàng không toàn cầu – SkyTeam.
• 12/07/2016, Vietnam Airlines vinh dự được Tổ chức đánh giá và xếp hạng
hàng không Anh SkyTrax công nhận là hãng Hàng không 4 sao.

1.4.3 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật


1.4.2.1 Thị trường và sản phẩm
Phân đoạn thị trường:

16
Vietnam Airlines đã tập trung phân chia thị trường thành những phân khúc thu
nhập, các tầng lớp khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu của các phân khúc riêng biệt,
VNA đã tạo ra các hạng vé khác nhau:
- Hạng thương gia
- Hạng phổ thông đặc biệt
- Hạng phổ thông: phổ thông siêu tiết kiệm, phổ thông tiết kiệm, phổ thông tiêu
chuẩn, phổ thông linh hoạt.
Ngoài ra, VNA còn có những chương trình phù hợp cho phân khúc độ tuổi:
- Giảm giá vé cho người già, khách hàng là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi
trở lên, khi mua vé trên các đường bay nội địa do Vietnam Airlines khai thác
sẽ được giảm 15% từ mức giá trần hạng phổ thông do Nhà nước quy định.
- Giá vé dành cho trẻ em:
• Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: Giá vé sẽ được tính bằng 10% giá vé của người lớn
khi tham gia chuyến bay.
• Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi: Áp dụng mức giá bằng 90% mức giá áp
dụng cho người lớn khi hành trình bay trong nội địa Việt Nam và 75% đối với
hành trình quốc tế.
Sản phẩm cung cấp trên thị trường nội địa
Vietnam Airlines có lợi thế là thương hiệu hãng hàng không quốc gia Việt Nam
với lịch sử phát triển lâu dài, do đó Vietnam Airlines nhận được nhiều sự chú ý của
hành khách trong nước và quốc tế. Đây là lợi thế về thương hiệu mà các hãng khác
không thể có được trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thương hiệu này chỉ phát huy
thực sự hiệu quả trong nội địa và khu vực CLMV (bao gồm: Campuchia, Lào,
Myanma và Việt Nam). Từ khi thành lập đến nay, Vietnam Airlines luôn giữ vị trí số
một tại thị trường Việt Nam – nơi được đánh giá là một trong các thị trường hàng
không phát triển nhanh nhất, do tỷ lệ người dân di chuyển đường hàng không còn
thấp, thu nhập ngày càng tăng lên.
Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không truyền thống duy nhất tại Việt
Nam với sản phẩm nội địa có sự khác biệt hoá (hạng Thương gia, chương trình Khách

17
hàng thường xuyên – GLP). Vị trí số một Việt Nam của hãng còn thể hiện ở mạng
bay nội địa bao phủ khắp cả nước, liên tục mở các đường bay mới, tần suất khai thác
dày đặc, lịch nối chuyến thuận tiện, ít khi bị nhỡ chuyến. Với việc tiếp nhận hãng
hàng không giá rẻ Jetstar và phối hợp với Jetstar thực hiện chiến lược “thương hiệu
kép – dual brands”, Vietnam Airlines cạnh tranh và chiếm lĩnh khách doanh thu cao
và trung bình trong khi Jetstar cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không giá rẻ
(Low Cost Carrier) khác và chiếm lĩnh tăng trưởng của phân khúc thị khách doanh
thu thấp.
Một số đường bay trọng điểm có thể kể đến như:
• Đường bay nội địa: Đường bay đến Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Điện
Biên, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Đồng hới, Pleiku, Tuy Hòa, Hồ Chí Minh. Nha
Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Chu Lai, Quy Nhơn, Cần Thơ, Côn Đảo, Buôn Ma
Thuột, Rạch Gía, Cà Mau.
Sản phẩm cung cấp trên thị trường quốc tế
Với vị trí địa lý nằm giữa Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Nam Thái
Bình Dương và Trung Quốc, Việt Nam được coi là cửa ngõ của các khu vực. Đến hết
năm 2014, Vietnam Airlines có mạng đường bay quốc tế gồm 57 đường bay đến 29
điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, mạng đường bay nội địa gồm 39 đường bay
đến 21 điểm, trong đó mạng đường bay quốc tế đã nhanh chóng mở rộng và phát triển
tại các khu vực Châu Âu (Anh, Nga), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Đài Loan) và Tiểu vùng Campuchia - Lào - My-an-ma (CLMV). Theo số liệu thống
kê của VNA, trong năm 2014, thị phần vận chuyển hành khách quốc tế của Vietnam
Airlines được duy trì ở mức 40,5%.
Một số đường bay trọng điểm có thể kể đến như:
• Đường bay quốc tế: Đường bay đến Singapore, Bangkok, Phnom Pe, Manila’
Jakarta, Luang Prabang (Lào), Yangon,Vientiane, Tokyo, Seoul, New York,
Houston, Chicago, Honolulu, Moscow, Amsterdam,…

18
1.4.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Mô hình quản trị của Vietnam Airlines được tổ chức theo mô hình sau:

Sơ đồ 1.1 Mô hình quản trị của VNA


Nguồn: Vietnam Airlines

Trong đó:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Vietnam Airlines,
bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc
họp Đại hội đồng cổ đôngthường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và
thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Ban Kiểm soát: Là cơ quan do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ
đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi
hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, thực trạng tài
chính của Vietnam Airlines và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
thực hiện nhiệm vụ được giao.

19
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý Vietnam Airlines, có toàn quyền nhân
danh Vietnam Airlines để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
Vietnam Airlines không thuộc thẩm quyền Ðại hội đồng cổ đông.
- Tổng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines và là
người điều hành hoạt động hàng ngày của Vietnam Airlines.
- Các phòng chức năng:
Các uỷ ban giúp việc của HĐQT do HĐQT thành lập, bao gồm: Uỷ ban
chiến lược và đầu tư, Uỷ ban nhân sự và tiền lương, Uỷ ban kiểm toán nội bộ.
Các uỷ ban làm việc theo mô hình kiêm nhiệm. Các ban chuyên môn của Tổng
công ty theo chức năng thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho các Uỷ ban do HĐQT
thành lập.
Bộ máy giúp việc chung cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc: là
các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, văn phòng, các ban chuyên mô,
nghiệp vụ và các cơ quan tương đương của Tổng Công ty có chức năng tham
mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều
hành công việc.
Vietnam Airlines hoạt động theo mô hình công ty mẹ (bao gồm các
phòng ban hỗ trợ, các đơn vị trực thuộc trong nước và nước ngoài) và công ty
con, công ty liên kết. Một số công ty con, công ty liên kết có quy mô lớn với
nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Vietnam Airlines bao gồm: Trụ
sở chính đặt tại Hà Nội với 16 ban chuyên môn, 33 chi nhánh, văn phòng đại
diện nước ngoài; 14 đơn vị trực thuộc trong nước. Ngoài ra, Vietnam Airlines
còn góp vốn đầu tư vào các Công ty con và Công ty liên kết.

20
1.4.2.3 Tình hình kinh doannh của Vietnam Airlines thời gian qua

Biểu đồ 1.2 Kết quả kinh doanh theo quý của Vietnam Airlines
Nguồn: Báo Dân Trí

• Quí đầu năm 2022

Trong 3 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines đạt doanh thu hợp nhất hơn
11.600 tỉ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức doanh thu cao
nhất kể từ quý 2-2020, thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến
ngành hàng không.

Dù doanh thu tăng nhưng giá vốn bán hàng vẫn vượt doanh thu khiến hãng hàng
không quốc gia lỗ gộp gần 1.600 tỉ đồng. Sau khi trừ các chi phí khác, hãng bay ghi
nhận lợi nhuận trước thuế âm 2.621 tỉ đồng. Đây cũng là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của
Vietnam Airlines.

Khoản lỗ quý đầu năm nâng tổng lỗ lũy kế của Vietnam Airlines lên hơn
24.500 tỉ đồng (hơn 1 tỉ USD). Với tình trạng thua lỗ nặng, Vietnam Airlines đứng

21
trước nguy cơ bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) theo
quy định.

• Quí III năm 2022

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty mẹ quý 3/2022 đạt 14.651 tỷ
đồng, tăng 5 lần so với quý 3/2021. Lỗ gộp chỉ còn 268 tỷ đồng, giảm mạnh so với
cùng kỳ năm ngoái là 2.755 tỷ đồng. Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh giảm chỉ còn
2.217 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh, Vietnam Airlines lỗ 2.210
tỷ đồng giảm 20% so với con số năm ngoái là 2.772 tỷ đồng.

Hợp nhất toàn tổng công ty, Vietnam Airlines lỗ 2.546 tỷ đồng giảm mạnh 28%
so với con số của quý 3 năm ngoái là 3.531 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2022, Tổng
công ty báo lỗ 6.867,9 tỷ đồng, giảm 34% so với 9 tháng năm 2021.

Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ ghi nhận tiền và các khoản tương
đương tiền 13.034 tỷ đồng, tăng 1.678 tỷ đồng so với con số đầu năm. Tổng cộng tài
sản 62.576 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân lỗ hợp nhất quý 3 giảm mạnh so với quý 3/2021, theo
Vietnam Airlines, chủ yếu nhờ công ty mẹ giảm lỗ và các công ty con như Skypec,
Vaeco, Viags… đều kinh doanh có lãi. Đây là kết quả bước đầu khả quan sau khi
Tổng công ty chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm
thiểu thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 và cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ
sung nguồn vốn và dòng tiền cho doanh nghiệp. Vietnam Airlines cho biết đã hoàn
thành đề án cơ cấu lại tổng công ty giai đoạn 2021-2025 và đã báo cáo đại hội cổ
đông thông qua và đang trình cấp có thẩm quyền. Trong đề án này, năm nay, hãng sẽ
thực hiện 3 nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở
hữu.

22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở
VIETNAM AIRLINES
2.1 Tình hình ứng dụng TMĐT của VNA
VNA tiếp tục nâng cao năng lực hạ tầng công nghệ thông tin để trở thành một
hãng hàng không số như số hóa các tài liệu quản lý chuyến bay, ứng dụng trí tuệ nhân
tạo (AI), khai thác dữ liệu (Big Data) trong thương mại, vận hành và quản lý đội tàu
bay, tăng cường tự động hóa và tùy biến để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

VNA đã không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Vietnam Airlines còn là
một trong những hãng hàng không đầu tiên phối hợp với tập đoàn sản xuất máy bay
Airbus và tập đoàn FPT phát triển nền tảng công nghệ Skywise nhằm nâng cao năng
lực vận hành và bảo dưỡng máy bay.

VNA đã tiên phong phát triển digital airlines, trong đó wireless streaming đã
được hãng triển khai gần 1 năm, từ ngày 17.11.2018 đến nay. Kho dữ liệu phim ảnh,
ca nhạc… liên tục được hãng cập nhật để mang lại nhiều trải nghiệm phong phú cho
hành khách.

Vừa qua, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức
ra mắt 3 sản phẩm mới trong hệ sinh thái dịch vụ của hãng, trong đó có 2 sàn thương
mại điện tử với mục tiêu trở thành hãng hàng không công nghệ số. Đây là những sản
phẩm được giới thiệu là chưa từng có tiền lệ trong ngành hàng không.

Hai sàn thương mại điện tử mới được VNA mới cho ra mắt gồm:

• VNAMAZING: Chuyên cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến, như tour trong,
ngoài nước, combo vé máy bay – khách sạn… Với sự hiện diện của nhiều
thương hiệu lớn đã ký kết hợp tác toàn diện với Vietnam Airlines,
VNAMAZING được giới thiệu sẽ mang đến cho hành khách những lựa chọn
phong phú, góp phần kích cầu du lịch hậu đại dịch Covid-19.

23
Hình 2.1. Giao diện trang TMĐT VNAMAZING

• VNAMALL: là sàn thương mại điện


tử đầu tiên ở Việt Nam được vận hành
bởi một hãng bay, do đó, VNAMALL
có được lợi thế rất lớn từ mạng lưới
logistic đường không rộng lớn và đối
tác trên phạm vi toàn cầu. Khách hàng
có thể đặt mua và trải nghiệm danh
sách mặt hàng hơn 300 sản phẩm từ
những nhà cung cấp , đối tác liên kết Hình 2.2. Sản phẩm trên trang
của hãng hàng không quốc gia. TMĐT VNAMALL

Nhìn lại quá trình chuyển đổi số của Vietnam Airlines khá ấn tượng qua các
con số. Tỷ trọng bán trực tuyến đạt xấp xỉ 30% trong tổng doanh số từ hoạt động vận
tải của Vietnam Airlines. Trong hai năm 2020-2021, Vietnam Airlines đã liên hệ trực
tiếp và cung cấp các thông tin cần thiết đến cho khách hàng thông qua77 triệu Email,
150 triệu Web push và App push, hơn 1 triệu tin nhắn Zalo/ SMS.

24
Khách hàng có thể mua các sản phẩm dịch vụ của VNA từ vé máy bay, hành
lý, nâng hạng, đổi điểm thưởng… trực tuyến thông qua website, ứng dụng di động
của Vietnam Airlines mà không cần qua phòng vé, hay đại lý một cách dễ dàng. Hình
thức thanh toán đa dạng từ tất cả các loại thẻ nội địa và quốc tế như thẻ tín dụng, thẻ
ATM, các hình thức thanh toán qua ví điện tử, QR code và sắp tới sẽ phát hành thẻ
Visa của Vietnam Airlines hợp tác với đối tác ngân hàng.

Khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines đã được chăm sóc tại
tất cả các điểm mà Vietnam Airlines có thể “chạm” được tới khách hàng:

Hình 2.3. Các tính năng trực tuyến hỗ trợ khách hàng

2.2 Quy trình giao dịch trực tuyến


Là hãng hàng không quốc gia với dịch vụ hàng không đẳng cấp, Vietnam
Airline hiện đang là lựa chọn của đông đảo hành khách. Điểm cộng của hãng hàng
không nổi tiếng này không chỉ đến từ dịch vụ 4 sao chuẩn quốc tế mà còn là những
thuận tiện khi check in online, chính điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho khách
hàng.

2.2.1 Check in online Vietnam Airlines trên website


Bước 1: Nhập thông tin hành khách

25
Thông tin bắt buộc bạn cần nhập để check in gồm Mã đặt chỗ hoặc Số vé điện tử, Họ
của hành khách, Điểm khởi hành.

Bước 2: Kiểm tra thông tin


Từ những thông tin đã nhập bên trên, bạn sẽ tìm được thông tin hành trình của mình.
Bạn cần kiểm tra lại để đảm bảo thông tin hành trình chính xác.
Bước 3: Nếu có điểm đến cần thông tin hộ chiếu, bạn cần nhập thêm thông tin hộ
chiếu.

Bước 4: Chọn chỗ ngồi

Giao diện màn hình sẽ hiển thị sơ đồ chỗ ngồi trên chuyến bay. Khi check in online
Vietnam Airlines bạn có đặc quyền chọn chỗ ngồi như ý muốn.

Bước 5: Nhận thẻ lên tàu bay

Người check in có thể nhận thẻ lên tàu bay qua email đã đăng ký, tải về điện thoại di
động hoặc chọn in ra giấy A4.

2.2.2 Check in online Vietnam Airlines tại Kiosk


Check in online Vietnam Airlines cũng khá dễ dàng, tiện lợi và có thể thực
hiện ngay tại sân bay. Kiosk check in của Vietnam Airlines mang màu xanh đặc trưng
của hãng và luôn có nhân viên đứng cạnh để hướng dẫn cho hành khách. Quy trình
check in cụ thể như sau:

Bước 1: Chọn ngôn ngữ Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh

Bước 2: Lựa chọn các phương thức tìm kiếm, sau đó nhập thông tin để tìm kiếm hành
khách cần làm thủ tục check in. Bạn được quyền lựa chọn các phương thức tìm kiếm
thông tin gồm:

- Mã đặt chỗ
- Số vé có dạng 7382xxxx
- Số thẻ khách hàng thường xuyên

26
Bước 3: Sau khi nhập thông tin xong, bạn cần kiểm tra lại tính chính xác và xác nhận
thông tin. Cuối mỗi tên hành khách sẽ có một ô vuông. Bạn tích vào ô vuông để chọn
hành khách làm thủ tục (vì có thể nhiều hành khách cùng chung một mã đặt chỗ).

Bước 4: Chọn làm thủ tục

Sau khi chọn ghế xong, bạn chọn nút Làm thủ tục. Thông tin về số hiệu chuyến bay,
điểm đến, giờ lên tàu bay, cửa ra sẽ hiển thị trên màn hình. Bạn chọn Hoàn thành để
hoàn tất thủ tục check in và in thẻ lên tàu bay.

2.2.3. Check in online Vietnam Airlines trên app Vietnam Airlines


Bước 1: Khi truy cập vào ứng
dụng, bạn sẽ nhìn thấy góc
dưới bên phải màn hình có
phần Làm thủ tục. Bạn bấm
chọn để bắt đầu

Bước 2: Nhập thông tin theo


yêu cầu. Ứng dụng sẽ yêu cầu
bạn nhập các thông tin gồm:
Mã đặt chỗ, Họ của hành
khách, Điểm đi. Sau khi nhập
đủ thông tin bạn bấm chọn
Làm thủ tục.

27
Bước 3: Xác nhận hành
khách. Bước tiếp theo của
quy trình check in online
Vietnam Airlines trên app là
chọn hành khách check in.
Chọn xong bạn bấm Tiếp tục.

Bước 4: Chọn chỗ ngồi

Màn hình điện thoại hiển thị


sơ đồ ghế ngồi trên tàu bay.
Bạn có thể chọn chỗ ngồi yêu
thích tối bấm Hoàn tất chọn
chỗ ngồi.

Bước 5: Cập nhật thông tin


cá nhân theo yêu cầu

Đến đây, bạn cần nhập thông


tin giấy tờ tùy thân của hành
khách cần check in trực tuyến
Vietnam Airlines. Khi nhập
bạn cần đảm bảo tính chính
xác.

Bước 6: Đọc và xác nhận


đồng ý với quy định hành lý
hạn chế vận chuyển của hãng
rồi bấm chọn Làm thủ tục.

28
Bước 7: Thủ tục check in
hoàn tất, bạn có thể chọn xem
thẻ lên máy bay hoặc in thẻ
hoặc gửi thẻ vào địa chỉ email
đã đăng ký.

2.3 Những lợi ích của TMĐT đối với VNA


Hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines (PA) – thuộc cổ phần của VNA đã
dũng cảm là người tiên phong trong việc ứng dụng TMĐT. Nếu như trước kia, chi
phí cho một tấm vé đến tay khách hàng là khoảng 10 USD bao gồm chi phí đặt in vé
ở nước ngoài, chi phí cho kế toán để đếm vé, ghi chép…, thì hiện nay, khi chuyển
sang vé điện tử (e-ticket), tổng chi phí chỉ còn khoảng 1 USD. Theo ông Lương Hoài
Nam (Tổng giám đốc PA) khẳng định đây thực sự là một “cuộc cách mạng”, làm tăng
khả năng cạnh tranh và nâng sức phát triển của PA lên rất nhiều. Hệ thống vé điện tử
mang lại một sự minh bạch tuyệt đối (khách hàng có thể biết chuyến bay còn thừa
chỗ hay không và có thểđặt vé được ngay), và một sự bình đẳng, văn minh.

Nhờ tính minh bạch và sự công khai nên lượng khách của PA luôn được lấp
đầy kể từ khi hãng triển khai hệ thống bán vé điện tử. Theo số liệu thống kê của PA,
tăng trưởng vận chuyển hàn hkhách của hãng trong 6 tháng đầu năm 2007 so với cùng
kỳ năm trước là 38%. Nếu trước kia, hệ số sử dụng ghế chỉ đạt khoảng 70-72%, thì
hiện nay đã đạt khoảng 85%. “Trong mấy tháng hè này, hệ số sử dụng ghế còn cao
hơn, như tuyến bay Hà Nội - TP.HCM thường xuyên đạt hệ số sử dụng ghế khoảng
96%”. Một điểm mới trong ngành hàng không nữa là hình thức trả góp vé máy bay.
Khách hàng có thể vay 100% giá trị vé và trả góp lãi suất 0% từ 6-8 tháng tùy hãng
hàng không và tiến hành trả tiền theo ngân hàng mà khách lựa chọn.

29
2.4 Những hạn chế của TMĐT đối với VNA
Thứ nhất, mức độ sẵn sàng cho công nghệ thông tin chưa cao. Theo chỉ số
xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền
thông của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn từ năm 2015- 2018 chỉ
xếp ở vị trí trung bình khá trong tổng số 19 bộ, ngành. Đặc biệt, các chỉ số về hạ tầng
kỹ thuật và chỉ số ứng dụng CNTT nhiều năm xếp ở vị trí trung bình yếu. Đối với cấp
địa phương, ngoại trừ 5 địa phương có du lịch phát triển gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ
Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế - đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ sẵn
sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông, còn nhiều địa
phương có du lịch phát triển nhưng chỉ số xếp hạng lại rất thấp như: Hải Phòng, Ninh
Bình, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Lào Cai,…

Thứ hai, trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế. So với các quốc gia phát
triển như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp,…thì trình độ khoa học công nghệ ở nước ta
còn hạn chế. Hạ tầng phát triển TMĐT còn thấp sẽ kéo theo sự khó khăn trong phát
triển du lịch trực tuyến.

Thứ ba, tỉ lệ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) còn thấp. Ở Việt Nam,
ngoài những công ty cung cấp dịch vụ du lịch lớn như SaigonTourist,Vietravel,
Vietnamtourism,… có cả những công ty cổ phần nước ngoài với doanh thu tỷ đô, thì
vẫn có những công ty du lịch vừa và nhỏ. Việc áp dụng TMĐT trong du lịch phải đòi
hỏi nguồn vốn lớn, tài nguyên con người có trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật. Vì
vậy, những công ty du lịch hoạt động nhỏ lẻ,doanh thu thấp, thương hiệu mờ nhạt
luôn khó khăn trong việc ứng dụng CNTT

30
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT Ở VIETNAM AIRLINE
3.1 Mục tiêu ứng dụng TMĐT của VNA
Ngành hàng không không đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn cho cụm từ “hãng
hàng không số”, tuy nhiên, theo một hãng tư vấn độc lập Skaiblue thì có thể sử dụng
thang điểm xếp hạng hãng hàng không công nghệ số - DAS (Digital Airlines Score)
để đánh giá mức độ chuyển đổi số của 1 hãng hàng không với các mức từ nhóm “Các
hãng hàng không còn hạn chế về công nghệ số” đến nhóm “Các hãng hàng không có
nền công nghệ số tiên tiến”. Trong năm năm qua, với nỗ lực hết mình Vietnam
Airlines đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về chuyển đổi số từ mức điểm 76
(thuộc nhóm Các hãng hàng không còn hạn chế về công nghệ số) trong năm 2017
vươn lên mức điểm 113 vào năm 2021 (thuộc nhóm Các hãng hàng không quá độ
chuyển dịch công nghệ số) bất chấp bối cảnh ngành Hàng không đang gặp rất nhiều
khó khăn trong hai năm trở lại đây.

Với nền tảng công nghệ số tương đối vững chắc, Vietnam Airlines đã đặt ra
từng mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của
Doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2020 - 2022, Vietnam Airlines đặt mục tiêu nâng cao tỉ trọng
doanh số bán của hãng thông qua kênh bán trực tuyến; cải thiện điểm DAS lên mức
từ 120 điểm trở lên, thuộc nhóm Các hãng hàng không có nền công nghệ số tiên tiến;
Gia nhập hệ sinh thái các sàn, ví thương mại điện tử tại Việt Nam; Kết nối với các
nền tảng tìm kiếm siêu dữ liệu (metasearch); Tăng bán và đa dạng hóa các dịch vụ bổ
trợ; Cá nhân hóa quá trình bán, phục vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng trên tất
cả các điểm chạm.

Giai đoạn 2023-2024 được định hướng là năm bùng nổ và mở rộng. Vietnam
Airlines đặt mục tiêu kênh bán trực tuyến thành kênh bán chủ đạo; Hoàn thiện bức
tranh về hệ sinh thái thương mại điện tử; Cá nhân hóa các trải nghiệm của hành khách

31
tại mọi điểm chạm. Hướng tới năm 2025, phát triển toàn diện kênh bán trực tuyến và
tối ưu hóa các công nghệ số để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

3.2 Định hướng cho việc ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả
Kinh doanh trong môi trường số, các giải pháp về nền tảng, kỹ thuật số là điều
vô cùng quan trọng, Vietnam Airlines đã chú trọng vào việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật,
website thương mại điện tử, ứng dụng di động (mobile app) để tăng tốc độ xử lý hệ
thống, tăng thêm các tiện ích khi mua vé, tăng các phương thức thanh toán trực tuyến
nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua vé máy bay của hành khách.

Hoạt động tiếp thị trên môi trường số được đẩy mạnh thông qua việc áp dụng
các công cụ đo lường lượng khách truy cập vào website, ứng dụng di động, phân tích
dữ liệu để hiểu được mong muốn, nhu cầu của khách hàng từ đó vẽ ra chân dung và
tiếp thị trực tiếp đến họ thông qua các công cụ số. Áp dụng các chương trình quản lý
khách hàng (Business to Customer - B2C) để quản lý và tiếp thị trực tiếp thông qua
việc gửi Email, Web push, App push, tin nhắn SMS, Zalo theo các dự báo về mong
muốn, nhu cầu của họ tại các thời điểm khác nhau.

Song song với việc đa dạng các chương trình bán trực tuyến, Vietnam Airlines
liên tiếp mở rộng kênh phân phối, chuyển từ việc chủ yếu tập trung kênh phân phối
qua các phòng vé, các đại lý bán vé máy bay sang hình thức bán vé trực tuyến trên
các sàn thương mại điện tử, ví thương mại điện tử của các đối tác trong nước và quốc
tế để tăng khả năng tiếp cận cũng như thêm nhiều phương thức cho khách hàng khi
mua vé.

Kinh doanh trong môi trường số, Vietnam Airlines đã tập trung vào việc nâng
cao dịch vụ chăm sóc trực tuyến thông qua việc thành lập trung tâm chăm sóc khách
hàng phục vụ 24/7 (call center), chăm sóc qua tin nhắn tự động (chatbot) và sắp tới
là dịch vụ “Trợ lý ảo” áp dụng máy học và trí tuệ nhân tạo (AI) để thay thế nhân viên
giao tiếp với hành khách (callbot). Với các ứng dụng và tiện ích online, khách hàng
có thể tự trải nghiệm tất cả các khâu trong quá trình mua vé từ lúc đặt chỗ, xuất vé,

32
mua hành lý, làm thủ tục lên máy bay trực tuyến và các thay đổi về vé… trên môi
trường số.

Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chính là vận tải hàng không,
Vietnam Airlines đã tiếp tục mở rộng và đa dạng hệ sinh thái trong hoạt động thương
mại bằng việc mở thêm các ngành nghề kinh doanh trực tuyến trong lĩnh vực du lịch,
vận chuyển và bán hàng hoá là những ngành mà Vietnam Airlines có thể tận dụng lợi
thế của một Hãng hàng không giữ vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam.

3.3 Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT
3.3.1 Đối với khách hàng
- Đối với khách hàng tiềm năng qua thương mại điện tử
Để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và hướng người tiêu dùng đến
một phương thức giao dịch mới thông qua Internet thì cần thiết phải có một hệ
thống mạng tốt, đảm bảo an toàn trong thanh toán, hệ thống server tốt, không
bị tình trạng quá tải trong thời điểm nhiều người cùng truy cập một lúc,…VNA
cần phải có sự đầu tư hợp lý cho công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới, tạo cơ
sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc cho hãng của mình.

- Cần lắng nghe thông qua các phương tiện mà khách hàng có thể đánh giá
và xem xét
Một con số rất đáng chú ý trong quá trình điều tra đó là có đến hơn 85% khách
hàng khi gặp vấn đề bức xúc thường lên trang cá nhân để bày tỏ điều này cho
thấy việc lắng nghe và có những phản hồi tích cực đến khách hàng là rất quan
trọng. VNA cần chú trọng nhiều hơn đến việc lắng nghe và nắm bắt những
thông tin phản hồi từ khách hàng bởi đây là một nguồn thông tin quan trọng
việc lắng nghe sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được những sai sót của mình
để từ đó tạo dựng một hình ảnh đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng.

33
3.2.2 Đối với Vietnam Airlines
3.2.2.1 Đào tạo và phát triển nhân lực
Vietnam Airlines cần ưu tiên bố trí nhân sự đối với các lao động làm về mảng
hàng hóa, chuyển đổi số và mảng triển khai tái cơ cấu nhân sự. Nên việc tuyển dụng
và đào tạo nhân lực là vô cùng cần thiết.

Các chương trình đào tạo phát triển nhân lực ở Vietnam Airlines vô cùng được
chú trọng và triển khai hàng năm theo định kỳ với nhiều nội dung đào tạo ở các mảng
khác nhau: Huấn luyện các môn IOSA; Huấn nâng cao kỹ năng, chuyên môn theo
tiêu chuẩn 4* và hướng tới 5*; Huấn luyện văn hóa an toàn, chính trực; Đào tạo –
Huấn luyện phát triển nguồn lực phi công, lực lượng kỹ thuật, cán bộ nguồn… thông
qua các chương trình đào tạo trực tuyến E-Learning, đào tạo/huấn luyện tập trung.

Vietnam Airlines đẩy mạnh công tác đào tạo – huấn luyện phát triển nguồn lực
phi công: tiếp nhận Phi công cơ bản để đưa vào đào tạo chuyên nghiệp, tạo cơ hội tối
đa cho các Phi công nội địa. Năm 2020, Vietnam Airlines đã tiếp nhận 17 phi công
cơ bản để đưa vào huấn luyện chuyển loại khai thác bay.

3.2.2.2. Giải pháp chống rủi ro


Cần đặc biệt quan tâm đầu tư vào công nghệ bảo mật, bởi công nghệ thay đổi
từng ngày từng giờ, trình độ của các tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi hơn, nên
cần phải thường xuyên cập nhật công nghệ mới, an toàn để có biện pháp phòng tránh
rủi ro trong thực hiện thương mại điện tử.

VNA cũng cần giới thiệu rõ trang Web xã hội của mình do hiện nay có rất
nhiều cá nhân tự tạo trang xã hội mang tên của các doanh nghiệp nhằm mục đích lấy
thông tin của khách hàng, lừa đảo khiến cho khách hàng mất lòng tin vào doanh
nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.

3.2.2.3 Hoàn thiện website


Mặc dù Website của VNA được thiết kế với nhiều tính năng công nghệ tiên
tiến, thông tin đầy đủ, hỗ trợ kịp thới các ứng dụng trực tuyến, hỗ trợ đa thị trường,

34
đa ngôn ngữ…tuy nhiên khách hàng vẫn chưa đánh giá cao đối với nhân tố này và
ảnh hưởng của nó đến sự hài lòng của khách hàng là khá thấp. Do đó VNA cần triển
khai tốt hơn nữa đối với công tác marketing trên Website nhất là đối với hình thức
mua vé trực tuyến vẫn còn gặp một số bất tiện.

Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu có đến hơn 50% khách hàng sử dụng
công cụ trực tuyến để tìm kiếm thông tin về VNA trong đó 95,9% khách hàng sử dụng
công cụ tìm kiếm GOOGLE. Như vậy có một lượng lớn khách hàng chưa biết hoặc
chưa nhớ đến Website của VNA. Do vậy VNA cần đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá
Website của mình.

Một trong những cách thức để giúp Website của mình được đạt được thứ hạng
tốt trên công cụ tìm kiếm đó là tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm (Search Engine
Marketing). Hiện tại VNA vẫn chưa triển khai hoạt động quảng cáo trên công cụ tìm
kiếm mà chủ yếu là do các đại lý trực thuộc VNA thực hiện. Thực tế điều này đã
mang lại rất nhiều khó khăn cho VNA bởi một số kẻ đã lợi dụng mạo danh là đại lý
bán vé trực tuyến của VNA tạo ra Website riêng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách
hàng gây ra rất nhiều thiệt hại cho VNA lẫn khách hàng. Ngoài ra do có quá nhiều
đại lý bán vé nên việc tạo ra quá nhiều trang web sẽ dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng,
trong khi đó VNA không thể kiểm soát hết được các đại lý, các nhà bán buôn trong
việc quản lý giá vé, các đại lý có thể vì lợi nhuận của mình mà thay đổi giá vé dẫn
đến nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.

3.4 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước


Thứ nhất, nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ tầng công
nghệ thông tin và viễn thông để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của TMĐT. Việt Nam
cần phải xây dựng cho mình một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo
cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và có mức giá hợp lý. Theo đó, cần sớm xây dựng
được nhà máy điện nguyên tử để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của công nghệ
thông tin, Internet và TMĐT. Chính phủ cần đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống
truyền thông, áp dụng công nghệ thông tin và gia tăng tốc độ đường truyền. Đặc biệt,

35
sớm triển khai công nghệ ADSL (AsymmetricDigital Subcribers Lines) và nâng cao
công suất của băng thông. Nhanh chóng giảm giá cước viễn thông và cước truy cập
Internet để sàn TMĐT có thể tiếp cận với tất cả mọi người.

Thứ hai, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT. Trong
các báo cáo gần đây của Liên hợp quốc, vấn đề chính gây trở ngại cho tiến trình phát
triển TMĐT tại các nước đang phát triển lại nằm ở vấn đề nhận thức của các doanh
nghiệp và người dân. Hầu hết các doanh nghiệp và người dân tại các nước này chưa
hiểu hết tầm quan trọng và những lợi ích mà TMĐT đem lại.Theo khảo sát của Hội
Tin học Việt Nam, hiện có tới 90% trong số 70.000 doanh nghiệp và trên 1,4 triệu hộ
kinh doanh cá thể ở nước ta vẫn thờ ơ với TMĐT và coi TMĐT là “chuyện của người
ta”. Do đó, vấn đề rất quan trọng đặt ra cho Chính phủ Việt Nam là phải nâng cao
nhận thức cho các doanh nghiệp và nhân dân về thương mại điện tử thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng, các buổi hội thảo,chuyên đề,...Bên cạnh đó,
khuyến khích mở các trường, lớp đào tạo người sử dụng máy tính với các chương
trình có tính chất thực hành ngắn hạn thuộc các trình độ khác nhau, nhằm mục đích
trang bị khả năng sử dụng máy tính - một công cụ lao động cho một bộ phận lao động
ngày càng đông đảo. Nhà nước hỗ trợ Hội Tin học và các tổ chức tin học khác trong
việc phát triển các chương trình phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin bằng các
phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình,..

Thứ ba, nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ TMĐT được
thực sự phát triển ở Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia TMĐT, các doanh
nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn I của quá trình phát triển TMĐT, nghĩa là, các doanh
nghiệp mới chỉ thực hiện các hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thông tin, đối tác trên
mạng, song vẫn chưa thể thực hiện được các giao dịch qua mạng. Điều này làm cản
trở việc phát triển thương mại, nhất là hoạt động ngoại thương.

Thứ tư, đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm. Công
nghiệp phần mềm đóng một đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
TMĐT ở Việt Nam. Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Kế

36
hoạch và Đầu tư, sản phẩm phần mềm được xếp vào nhóm có khả năng cạnh tranh
cao nếu như được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư phát triển thích đáng và giúp phát huy tối
đa lợi thế so sánh của Việt Nam là nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ tương đối
cao so với nhiều quốc gia đang phát triển (Tạp chí Tài chính, tháng 2/2020)

Thứ năm, nhà nước cần chú trọng hỗ trợ ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các làng nghề truyền thống. TMĐT thực tế đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp lớn. Do đó, Nhà
nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể tiếp cận với hoạt
động TMĐT, là nhịp cầu kết nối tinh hoa truyền thống với thế giới.

Thứ sáu, nhà nước cần tích cực đẩy mạnh tham gia hợp tác quốc tế xây dựng
các chiến lược, dự án phát triển TMĐT ở các cấp độ khu vực (ASEAN, APEC), thế
giới (UNCTAD, ICC, WIFPO, UNDP,...). Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã đạt được
các thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo chung (trongASEAN), Hiệp định
khung ASEAN về TMĐT và Chương trình hành động (trongAPEC) về TMĐT…

37
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về “Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt
động kinh doanh của Vietnam Airlines”, đề tài đã mang đến phần nào diện mạo của
TMĐT trong lĩnh vực hàng không ở Việt Nam, thấy được sự thành công, phát triển
của việc số hóa trên các nền tảng. Hơn nữa, nhờ có TMĐT mà nhiều doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, trong đó có doanh nghiệp hàng không đã
tận dụng xây dựng website để quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình, khai thác kênh
thông tin – tiếp thị internet. Nhờ đó khách hàng trong nước và quốc tế có thể truy cập
vào website để tìm thông tin về chuyến bay, giá vé và nhiều dịch vụ khách do doanh
nghiệp cung cấp.

Từ các lý thuyết, cũng như các phân tích về thực trạng, lợi ích, hạn chế của
việc ứng dụng TMĐT trong ngành hàng không, cụ thể là hãng Hàng không Quốc gia
Việt Nam (Vietnam Airlines), chúng em nhận thấy đây là bước tiến lớn, thể hiện sự
thúc đẩy TMĐT ngày càng phát triển trong tương lai. Song, bên cạnh mặt tích cực,
chúng ta vẫn có bắt gặp những mặt hạn chế. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần xác
định rõ TMĐT sẽ là xu hướng chủ đạo của nền kinh tế thế giới, vì vậy cần có những
kế hoạch, lộ trình cụ thể để ứng dụng TMĐT vào các ngành. Tóm lại, TMĐT chính
là một công cụ sắc bén mà mỗi quốc gia trên thế giới đầu tư càng sớm càng tốt và
minh chứng rõ ràng nhất chính là sự thành công của việc ứng dụng TMĐT trong lĩnh
vực dịch vụ, du lịch.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Phương Thanh (2008), Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong
ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của
Pacific Airlines [online], viewed 16/07/2023, from: <https://luanvan.co/luan-van/de-
tai-giai-phap-ung-dung-thuong-mai-dien-tu-trong-nganh-hang-khong-thong-qua-
phan-tich-mo-hinh-ung-dung-thuong-mai-dien-57177/>.

[2] Ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch [online], viewed
16/07/2023, from: <https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-
mai/thuong-mai-dien-tu/tmdt-linh-vuc-du-lich-grade-85/21815590>.

[3] Giáo trình thương mại điện tử căn bản [online], viewed 16/07/2023, from:
<https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/thuong-mai-
dien-tu/giao-trinh-tmdt-can-ban-4-chuong-thuong-mai-dien-tu/18528333>

[4] Website chính thức của Vietnam Airlines [online], viewed 16/07/2023, from:
<https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/home>.

[5] Nguyễn Thụy Mộc Nhiên (2022), Check in online Vietnam Airlines: Hướng dẫn
chi tiết các bước từ A – Z [online], viewed 16/07/2023, from:
<https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/tips/check-in-online-vietnam-
airlines/181096>.

[6] Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, Wikipedia [online], viewed 16/07/2023,
from:<
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A3ng_h%C3%A0ng_kh%C3%B4ng_Qu%E1
%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam>.

[7] Thông tin về hãng hàng không Vietnam Airlines [online], viewed 16/07/2023,
from:< https://vietair.com.vn/ve-may-bay-theo-hang/ve-may-bay-vietnam-airlines>.

39
[8] Nguyễn Tuấn Sơn (2016), Năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không việt
nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Thạc sĩ), Khoa Kinh tế quốc tế, Trường
Đại học Kinh tế.

[9] Văn Hưng (2022). Vietnam Airlines lại lỗ thêm hơn 2.500 tỷ đồng, Dân trí, Kinh

doanh, 31/10/2022.

[10] Vietnam Airlines hướng tới hàng không số [online], viewed 16/07/2023, from:<
https://t63.mic.gov.vn/vi/vietnam-airlines-huong-toi-hang-khong-so.html>.

[11] Mạnh Hưng (2022). Lần đầu tiên hãng hàng không phát triển sàn thương mại
điện tử, Quân đội nhân dân, Kinh tế, 07/01/2022.

[12] TS. Lê Quang Đăng (2019), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển
du lịch thông minh tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch - Tổng cục du
lịch.

[13] ThS. Phạm Thị Thùy Linh (2020). Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong phát triển du lịch ở Việt Nam [online], Tạp chí Công thương, viewed
16/07/2023, from:< https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-ung-dung-cong-
nghe-thong-tin-trong-phat-trien-du-lich-o-viet-nam-72312.htm>.

[14] Tổng cục Du lịch (2019), Tình hình hoạt động ngành du lịch năm 2019 và triển
khai nhiệm vụ năm 2020 [online], viewed 16/07/2023, from:<
https://vietnamtourism.gov.vn/post/37882>.

40

You might also like