You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: PHÂN TÍCH HĐKT NGÀNH LOGISTICS
Đề tài: Đánh giá, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Vinafco

NHÓM SỐ 03

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Hồng


Nhóm sinh viên: 1. Ngô Thị Trang – 80083
2. Phạm Thị Liên Anh – 77161
3. Trần Đức Phúc – 79404
4. Nguyễn Kiên Trung – 80177
5. Nguyễn Vương Long Khánh – 78467

Hải Phòng - 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO......... 2
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO .................................... 2
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO ............. 2
1.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG
TY ........................................................................................................................... 4
1.4. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG
TY. .......................................................................................................................... 9
1.4.1. Ngành nghề kinh doanh .......................................................................... 9
1.4.2. Tình hình cung ứng dịch vụ .................................................................. 10
1.4.2.1. Lĩnh vực vận tải đa phương thức. ...................................................... 10
1.4.2.2. Hoạt động tiếp vận............................................................................. 10
1.4.2.3. Hoạt động vận tải biển ....................................................................... 10
1.4.2.4. Hoạt động sản xuất thép. ................................................................... 11
1.4.2.5. Hoạt động thương mại vận tải quốc tế. .............................................. 11
1.4.3. Mục tiêu hoạt động của công ty ............................................................ 11
1.5. Cơ sở vật chất và vốn kinh doanh của công ty ............................................. 12
1.5.1. Kho bãi ................................................................................................... 12
1.5.2. Phương tiện vận tải................................................................................ 12
1.6. Tổ chức lao động – sản xuất ......................................................................... 17
1.6.1. Hội đồng quản trị và ban điều hành quản lý ........................................ 17
1.6.2. Cơ cấu lao động ..................................................................................... 17
1.7. Thực trạng sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây ...................... 18
1.8. Phân tích swot của công ty cổ phần Vinafco ................................................ 19
1.8.1. Điểm mạnh ............................................................................................. 19
1.8.2. Điểm yếu................................................................................................. 20
1.8.3. Cơ hội ..................................................................................................... 20
1.8.4. Thách thức ............................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO........................................................................... 22
2.1. Nhận xét chung.............................................................................................. 23
2.2. Nhận xét chi tiết ............................................................................................ 23
2.2.1. Giá trị sản xuất ...................................................................................... 23
2.2.1.1. Hoạt động vận tải biển ....................................................................... 23
2.2.1.2. Dịch vụ kho bãi và vận tải đường bộ ................................................. 26
2.2.1.3. Các dịch vụ khác ............................................................................... 27
2.2.2.Lao động, tiền lương ............................................................................... 27
2.2.2.1.Tổng số lao động ................................................................................ 27
2.2.2.2.Năng suất lao động ............................................................................. 27
2.2.2.3.Tổng quỹ lương và tiền lương bình quân ............................................ 28
2.2.3. Chỉ tiêu tài chính ................................................................................... 29
2.2.3.1. Doanh thu .......................................................................................... 29
2.2.3.2. Chi tiêu .............................................................................................. 29
2.2.3.3. Lợi nhuận .......................................................................................... 30
2.2.4. Chỉ tiêu quan hệ ngân sách ................................................................... 31
2.2.4.1. Thuế TNDN ...................................................................................... 31
2.2.4.2. Thuế GTGT ....................................................................................... 31
2.2.4.3. Thuế XNK ......................................................................................... 32
2.2.4.4. BHXH ............................................................................................... 32
2.3. Kết luận chung .............................................................................................. 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY .............................. 34
3.1. Phương hướng thực hiện .............................................................................. 34
3.1.1. Quảng bá thương hiệu. .......................................................................... 34
3.1.2. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. ................ 34
3.1.3. Đầu tư mở rộng kinh doanh. ................................................................. 34
3.1.4. Về vốn..................................................................................................... 34
3.1.5. Về nhân lực. ........................................................................................... 35
3.2. Chính sách cho người lao động..................................................................... 35
3.2.1. Chính sách đào tạo ................................................................................ 35
3.2.2. Chính sách lương ................................................................................... 35
3.2.3. Chính sách thưởng................................................................................. 36
3.2.4. Các chế độ chính sách khác đối với người lao động ............................. 36
3.3. Về phía ban lãnh đạo .................................................................................... 36
3.4. Về phía nhân viên của công ty ...................................................................... 37
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 39
DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang


1.1 Danh sách những công ty mà Vinafco đang nắm giữ quyền kiểm soát 6
1.2 Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Vinafco 14
1.3 Hội đồng quản trị và ban điều hành quản lý 17
1.4 Cơ cấu lao động theo trình độ 18
1.5 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty giai đoạn 2017-2020 18
2.1 Bảng phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần 22
Vinafco giai đoạn 2019-2020

i
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình Tên hình Trang
1.1 Biểu tượng công ty Vinafco 2
1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý 5
1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty Vinafco 9
1.4 Mạng lưới phương tiện của Vinafco 12
1.5 Xe ô tô Vinafco 12
1.6 Mạng lười giao thông vận tải 13
1.7 Tàu Vianfco 13
1.8 Cơ cấu lao động tính đến thời điểm 31/12/2019 17
Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2017- 19
1.9
2020
2.1 GIấy chứng nhận tiêu chuẩn 26

ii
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, đã có rất nhiều công ty doanh nghiệp
được thành lập và cạnh tranh khốc liệt. Muốn tồn tại trên thị trường và giữ vững vị thế
thì các công ty luôn phải đưa ra các phương hướng chiến lược và phân tích các chỉ tiêu
kinh tế một cách rõ ràng. Để có thể cạnh tranh với các công ty khác thì các nhà quản
phải am hiểu thị trường, nắm bắt được thông tin kịp thời bên cạnh đó phải điều chỉnh
lại cơ cấu quản lí, hình thức kinh doanh cho hợp lý và để hoạt động có hiệu quả cao thì
các doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kinh doanh
của mình dựa trên số liệu của kế toán. Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể
khai thác hết khả năng tiềm tàng, hiểu rõ những tiềm ẩn chưa được phát hiện. Cũng
qua đó doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân nguồn gốc của các vần đề phát sinh và
có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên em đã chọn đề tài “Phân tích
hoạt động kinh tế của Công Ty Cổ Phần VINAFCO’’ để nghiên cứu trong quá trình
làm bài báo cáo. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn hệ thống hơn về hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp và đồng thời cũng để mở rộng kiến thức nhất
định về nội dung, phương pháp phân tích. Bài báo cáo gồm những nội dung chính sau:
• CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
• CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VINAFCO
• CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Bài tiểu luận của nhóm được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Nguyễn Thị Thúy Hồng. Trong quá trình làm bài, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
với kiến thức còn hạn chế, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp của cô để bài làm của chúng em có thể hoàn thiện hơn.
Thay mặt nhóm, em xin chân thành cảm ơn!

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO
- Tên công ty: Công ty cổ phần VINAFCO
- Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION
- Tên viết tắt : VINAFCO
- Địa chỉ công ty hiện nay: Thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội.
- Điện thoại: (84-24) 3768 5775
- Fax: (84-24) 3768 4465
- E-mail: info@vinafco.com.vn
- Website: https://vinafco.com.vn/
- Biểu tượng của công ty:

Hình 1.1 - Biểu tượng Công ty CP Vinafco


- Vốn điều lệ của Công ty hiện tại: 340.000.000.000 (ba trăm bốn mươi tỷ) – Theo
công văn xác nhận số 06/BC-HĐQT VFC ngày 28/01/2021.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO
Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm
1986, cả nước ta bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quản lý
kinh tế, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý với nhiều thành phần kinh
tế có sự điều tíêt của Nhà nước. Bộ giao thông vận tải thực hiện đường lối của Đảng
bằng nhiều chủ trương, trong đó có việc giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp,
thành lập một số doanh nghiệp mới.
Cũng trong thời thời điểm này hệ thống dịch vụ vận tải đang bị khủng hoảng,
do đó Bộ chủ trương thành lập một đơn vị dịch vụ vận tải Trung ương để phối hợp
hoạt động của 3 Công ty: Công ty Đại lý vận tải I, Công ty Đại lý vận tải II, Công ty
Đại lý vận tải III nhằm phát triển ngành dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày
càng tăng trong thời kỳ mới.
2
Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 16 tháng 12 năm 1987 Bộ trưởng Bộ giao thông
vận tải đã ký quyết định số 2339A QĐ/TCCB thành lập Công ty dịch vụ vận tải Trung
ương, nhân lực của Công ty chỉ có 40 cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất, vốn và tài sản
ít, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ vận tải và thương mại nhỉ, lẻ…
Từ khi thành lập đến năm 1992, Công ty đã phát triển nhanh chóng về quy mô
tổ chức sản xuất và đầu tư.
Ngày nay, Công ty cổ phần Vinafco (Công ty cổ phần hoi từ Công ty dịch vụ
vận tải Trung ương) là kết quả của một quá trình hơn 30 năm xây dựng và phát triển
vượt trội, đội ngũ CBNV 603 người, tài sản hàng trăm tỷ đồng, vốn điều lệ 340 tỷ
đồng với cơ sở vật chất gồm phương tiện vận tải ô tô, đội tàu biển nội địa và hệ thống
kho hàng hiện đại tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam như Hà Nội, Bắc
Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Hậu Giang...
Một số dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Vinafco:
- Giai đoạn 1995-1997: Giai đoạn mở rộng quy mô tổ chức bộ máy/ lĩnh vực
hoạt động: Mục tiêu ban đầu công ty chỉ hoạt động chủ yếu tại Hà Nội và một số tỉnh
phía Bắc, công ty đã vươn ra hoạt động trên hầu khắp các tinh, thành phố, đồng thời
mở rộng quy mô tổ chức và đầu tư như: Thành lập xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ
thuật; Văn phòng đại diện tại Hải Phòng, thành lập Chỉ nhánh tại Thành phố Hồ Chí
Minh; Đầu tư phương tiện vận tải ô tô, đội tàu vận tải biến pha sông... mang lại hiệu
quả hoạt động cao, góp phần bố sung, tích lũy nguồn lực, tạo đà phát triển vượt trội.
- Giai đoạn 2000-2001 Giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động: Là một trong
những công ty đầu tiên của Bộ Giao thông vận tải cổ phần hóa theo chủ trương của
Nhà nước, ngày 18/01/2001, công ty chuyển đổi sang mô hình hoạt động công ty cổ
phần với tên gọi “Công ty cổ phần dịch vụ vận tải Trung ương". Với tổ chức, hệ thống
quản trị theo mô hình công ty cổ phần Công ty đã phát huy được sức mạnh tổng hợp
của nguồn lực nhân sự, vốn đầu tư, cơ sở vật chất, phương tiện, tạo nên sự đổi mới cả
về hình thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, khẳng định uy
tín, vị thế và tạo lập tiền đề, cơ sở cho sự hình thành và phát triển các dịch vụ logistics,
trở thành một trong những công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực logistics còn khá
mới mẻ tại Việt Nam.
Tháng 11/2002 Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Vinafco, bắt đầu một
giai đoạn, một hành trình phát triển mới: Xây dựng thương hiệu Vinafco, tăng tốc phát
3
triển, nâng cao chất lượng dịch vụ và từng bước tiếp cận, xác lập, áp dụng các quy
trình, quy chuẩn về dịch vụ logistics, vận tải và giao nhận hiện đại để trở thành công ty
dịch vụ chuyên nghiệp về logistics tại Việt Nam.
- Năm 2006, trở thành công ty đại chúng, niêm yết trên sản chứng khoán: Công
ty Cổ phần Vinafco trở thành công ty đại chúng bằng việc niêm yết cổ phiếu tại sở
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thu hút các nguồn vốn, năng
lực quản trị doanh nghiệp hiện đại, đem lại cho công ty sức mạnh mới trong quản trị,
điều hành, năng lực tài chính, tận dụng cơ hội để phát triển và đầu tư, khẳng định uy
tín, định vị thương hiệu và sức mạnh trên thị trường cung cấp dịch vụ logistics.
- Năm 2008, tăng vốn thu hút nguồn lực và tăng tốc phát triển: ghi dấu sự phát
triển bằng việc phát hành cổ phiếu thành công, tăng vốn điều lệ từ 67 tỷ đồng lên 200
tỷ đồng và tháng 10/2011, Vinafco dã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 340 tỷ đồng.
Nhờ đó, Vinafco đã chuyển hóa mạnh mẽ bởi sự đột phá về quân trị điều hành với việc
áp dụng các chuẩn mực tiên tiến, tập trung sức mạnh, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, nhân
viên, đầu tư mạnh mẽ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, tạo bước ngoặt trong sự phát
triển của mình.
- Giai đoạn 2014-2025: Mục tiêu chiến lược phát triển 2015-2025 được HĐQT
thông qua là phát triển trở thành “Trở thành một trong năm công ty hàng đầu về cung
cấp dịch vụ logistics tích hợp và giải pháp chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam,
Lào, Campuchia cho đến năm 2025".
1.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Vinafco là công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Tổ
chức điều hành của công ty được cơ cấu theo mô hình công ty mẹ - con, với ban Tổng
Giám đốc điều hành – Các phòng ban chức năng – Các Chi Nhánh – Hệ thống công ty
TNHH do Vinafco sở hữu và các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Vinafco.
Cơ cấu tổ chức được sửa đổi đảm bảo cho hoạt động điều hành, quản trị công ty
được triển khai thuận tiện, xuyên suốt, có phân cấp, phân quyền rõ ràng, tạo cơ chế
chủ động và giúp tập trung nguồn lực, sức mạnh của cơ sở vật chất, con người đồng
thời kết nối, hỗ trợ giữa các công ty thành viên cùng thực hiện mục tiêu kinh doanh cốt
lõi và chiến lược: Cung cấp các dịch vụ Logistics và chuỗi cung ứng chất lượng cao.

4
Hình 1.2 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Vinafco:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền quyết định những vấn đề mà Luật pháp
và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính
hàng năm và thông qua ngân sách tài chính của năm tiếp theo.
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích và lợi ích của Công ty trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền giám
sát hoạt động của Tổng giám đốc và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ
của Hội đồng quản trị do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ và Nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đông.
5
Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý Công ty trong các công việc hàng
ngày và chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao. Các phó Tổng giám đốc là những người giúp việc cho Tổng giám
đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc thực hiện các công việc Tổng giám
đốc giao cho theo đúng quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
Khối tham mưu: Gồm các khối, phòng, ban có chức năng tham mưu và giúp
việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ
đạo của Ban Tổng Giám đốc.
Khối tham mưu của Công ty gồm:
- Khối tài chính đầu tư: Ban TCKT; bộ phận Pháp chế: Bộ phận dự án
- Khối Kinh doanh: Phòng Kinh doanh Miền Bắc; Phòng Kinh doanh Miền Nam;
Phòng phát triển thị trường
- Khối hỗ trợ vận hành: Phòng Nhân sự hành chính; Phòng Quản lý chất lượng;
Phòng Truyền thông; Phòng Công nghệ thông tin
- Khối vận hành: Công ty VLC; Công ty VFC Hậu Giang; Công ty VFC Đà
Nẵng; Công ty VFC Bình Dương; Công ty VFC Đình Vũ; Công ty T&S; Công ty Vận
tải biển; Công ty VFC Miền Trung; Công ty VFC HTNS.
- Phòng mua hàng
Danh sách những công ty mà Vinafco đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ
phần chi phối:
Bảng 1.1 – Danh sách những công ty mà Vinafco đang nắm giữ quyền kiểm soát
Tỷ lệ sở
Vốn
Tên công Ngành nghề hữu
Mã số doanh điều lệ
STT ty thành Địa chỉ kinh doanh của
nghiệp (tỷ
viên chính Vinafco
đồng)
(%)
Công ty
33C Cát Kinh doanh dịch
cổ phần
Linh – vụ vận tải hàng
1 vận tải 0105275178 45,35 49
Đống Đa – hóa ven biển và
biển
Hà Nội viễn dương
Vinafco
6
Tỷ lệ sở
Vốn
Tên công Ngành nghề hữu
Mã số doanh điều lệ
STT ty thành Địa chỉ kinh doanh của
nghiệp (tỷ
viên chính Vinafco
đồng)
(%)
Kinh doanh dịch
Công ty 33C Cát vụ cho thuê, vận
TNHH Linh – hành và quản lý
2 0106641275 25 100
Tiếp vận Đống Đa – kho bãi và vận
Vinafco Hà Nội tải hàng hóa
đường bộ
Kinh doanh dịch
Công ty
33C Cát vụ vận tải hàng
TNHH
Linh – hóa đường bộ,
3 Vận tải và 0106641342 20 100
Đống Đa – dịch vụ hải quan
dịch vụ
Hà Nội và nhập khẩu ủy
Vinafco
thác
Đường số Kinh doanh dịch
Công ty 8, khu CN vụ cho thuê, vận
TNHH Hòa hành và quản lý
4 0401389827 48 100
Tiếp vận Khánh, kho bãi và vận
Đà Nẵng Liên Chiểu, tải hàng hóa
Đà Nẵng đường bộ
Công ty Khu CN Kinh doanh dịch
TNHH Sóng Thần, vụ cho thuê, vận
MTV thị xã Dĩ hành và quản lý
5 3701833950 45 100
Vinafco An, tỉnh kho bãi và vận
Bình Bình tải hàng hóa
Dương Dương đường bộ
Công ty Cụm CN Kinh doanh dịch
6 642041000006 42 100
TNHH tập trung vụ cho thuê, vận

7
Tỷ lệ sở
Vốn
Tên công Ngành nghề hữu
Mã số doanh điều lệ
STT ty thành Địa chỉ kinh doanh của
nghiệp (tỷ
viên chính Vinafco
đồng)
(%)
MTV Đông Phú hành và quản lý
Vinafco – giai đoạn kho bãi và vận
Hậu 1, huyện tải hàng hóa
Giang Châu đường bộ
Thành, tỉnh
Hậu Giang
Văn Cao,
phường Kinh doanh dịch
Công ty
Đằng vụ cho thuê, vận
TNHH
Giang, hành và quản lý
7 Tiếp vận 0200887974 30 94,74
quận Ngô kho bãi và vận
Vinafco
Quyền, tải hàng hóa
Đình Vũ
thành phố đường bộ
Hải Phòng
Thôn
Công ty Vận tải hàng hóa
Trung
TNHH bằng đường bộ,
Cương C,
vận tải & đường thủy nội
xã Tiến
8 dịch vụ 3100943814 địa, ven biển và 5 51
Hóa, huyện
Vinafco viễn dương. Kho
Tiên Hóa,
Miền bãi, bốc xếp
tỉnh Quảng
Trung hàng hóa
Bình
Nguồn: Báo cáo tài chính

8
1.4. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

Hình 1.3 - Lĩnh vực kinh doanh của Vinafco


1.4.1. Ngành nghề kinh doanh
- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa;
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phầm liên quan;
- Cho thuê văn phòng và các dịch vụ cho thuê văn phòng;
- Khai thác và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản nhà nước cấm);
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;
- Buôn bán, lắp đặt, bảo hành máy, thiết bị bưu chính viễn thông (điện thoại, điện
thoại di động, tổng đài);
- Buôn bán thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng;
- Sản xuất kinh doanh, vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh cung ứng lương thực (ngô, sắn, thức ăn gia súc);
- Kinh doanh nhập khẩu phương tiện thiết bị giao thông vận tải;
- Kinh doanh dịch vụ các mặt hàng phân bón, khí amoniac hóa lỏng, khí klinke;
- Nhận ủy thác nhập khẩu, làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa cho các chủ hàng;
- Dịch vụ sửa chữa các thiết bị giao thông vận tải và tàu biển cho các nhãn hàng;
- Kinh doanh kho bãi, bãi container và thu gom hàng hóa;
- Kinh doanh vận tải và xếp dỡ, bảo quản các loại hàng hóa;
- Đại lý vận tải biển và môi giới hàng hải;
- Nhận ủy thác đại lý giao nhận, nhận ủy thác vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải quốc tế trong đó có vận tải hàng quá cảnh.
9
- Giao nhận kho vận quốc tế;
- Kinh doanh vật tư và dịch vụ các mặt hàng: than, thạch cao, apatite, quặng các loại,
cát, xỉ perit, đá vôi, gỗ, muối;
- Đại lý vận tải hàng hóa;
- Vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông, ô tô trong và ngoài nước.
1.4.2. Tình hình cung ứng dịch vụ
VINAFCO là một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa ngành đa
nghề với nhiều sản phẩm đa dạng. So với các doanh nghiệp trong nước hiện nay,
VINAFCO thuộc loại doanh nghiệp cỡ trung bình nhưng lại có tốc độ phát triển khá
nhanh. Công ty đã tạo dựng được uy tín trên thương trường trong một số lĩnh vực.
1.4.2.1. Lĩnh vực vận tải đa phương thức.
Mặc dù có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này nhưng VINAFCO cũng đã
đạt được một vị trí nhất định trên thị trường và được coi là một đơn vị lớn trong lĩnh
vực này đặc biệt là ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên đến năm 2005
không còn tuyến đường vận chuyển NH3 Bắc Nam nữa Công ty cũng gặp khó khăn
trong việc tìm ra khách hàng mới, khách hàng đáng kể của Công ty hiện nay là nhà
máy phân lân Văn Điển.
1.4.2.2. Hoạt động tiếp vận.
Hoạt động tiếp vận là hoạt động chủ yếu của VINAFCO. Mặc dù đây là hoạt
động mới mẻ tại Việt Nam nhưng với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực logistics
Công ty đã khẳng định được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tiếp vận tại Việt Nam.
Khách hàng của Công ty không chỉ có khách hàng trong nước mà còn có khách hàng
nước ngoài như: ICC, Nestle, Exxson mobile, Honda, Yamaha,…
Khách hàng sử dụng dịch vụ của VINAFCO như sau:
- Khách hàng liên doanh nước ngoài sử dụng dịch vụ quản lý kho và vận tải phân phố.
- Khách hàng liên doanh lớn sử dụng dich vụ thuê kho và vận tải phân phối.
- Khách hàng thuê kho đặc chủng.
- Khách hàng thuê kho thông thường.
1.4.2.3. Hoạt động vận tải biển
Trong lĩnh vực này, hai đối thủ lớn của VINAFCO là Vinalines và Công ty
Biển Đông. Trong thời gian tới Vinalines chủ trương thành lập một đội tàu mạnh về cả
chất lượng và số lượng. Chỉ cần đội tàu đó đi vào hoạt động đã là một đối thủ mạnh
10
trong lĩnh vực vận tải biển băng contạiner. Hơn nữa ở Quảng Ninh và Hải Phòng đã có
những tư nhân đóng được tàu tương đương vơi tàu VINAFCO 25. So với các doanh
nghiệp trên VINAFCO là một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên do tập trung vào
vận chuyển container nội địa nên VINAFCO chiếm vị thế khá lơn trên thi trường,
chiếm 25% thị phần trong lĩnh vực này.
1.4.2.4. Hoạt động sản xuất thép.
Với quy mô hiện tại, Công ty đã hình thành một mô hình nhỏ công suất dao
động khoảng 1 vạn tấn/ năm. Công nghệ ở mức trung bình nguồn phôi chủ yếu nhập từ
Liên Bang Nga với kích thước 60x60mm đến 65x65mm, với mô hình này nhà máy
đang đứng đầu miền Bắc về sản xuất đồng bộ.
Hiện nay, ở trong nước, Công ty thép VINAFCO đang cạnh tranh quyết liệt với các
đối thủ như:
- Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO) một đơn vị lớn với sản lượng nhiều.
- Công ty Pomihoa Ninh Bình là đơn vị có công nghệ mới, sản lượng lớn.
- Công ty thép Nam Đô (SNC) cũng là một đơn vị có công nghệ mới, sản lượng lớn
hơn.
- Một số làng nghề sản xuất thép cũng cạnh tranh quyết liệt với thép VINAFCO.
- Miền Bắc: 16 nhà máy, miền Trung: 5 nhà máy, miền Nam: 7 nhà máy.
1.4.2.5. Hoạt động thương mại vận tải quốc tế.
Ngành nghề chủ yếu của trung tâm là vận tải quốc tế và dịch vụ vận tải quốc tế,
uỷ thác xuất nhập khẩu, khai hải quan, xuất nhập khẩu. Kinh doanh không vốn và dựa
trên lợi thế đầu vào của các đơn vị thành viên VINAFCO. Phương tiện chủ yếu là đi
thuê đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của biến động giá cả thị trường không chủ động về
phương tiện nhiều khi ảnh hưởng đến kế hoạch làm hàng. Trong khi đó đối thủ cạnh
tranh lại nhiều, nhiều công ty forwarder có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm lâu năm, nhiều công ty mới được thành lập đã lớn mạnh nhanh chóng. Tuy
nhiên với kinh nghiệm lâu năm, công ty đã tạo dựng được uy tín với các đối tác trong
và ngoài nước.
1.4.3. Mục tiêu hoạt động của công ty
Mục tiêu hoạt động của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản
xuẩt, thương mại, dịch vụ trong cá lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty và các
lĩnh vực kinh doanh khác mà pháp luật không cấm, nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho các
11
cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn
mạnh, bền vững.
1.5. Cơ sở vật chất và vốn kinh doanh của công ty
1.5.1. Kho bãi
Vinafco hiện đang sở hữu 175,000 mét vuông kho bãi nằm tại các vị trí trọng
điểm trên cả nước.

Hình 1.4 – Mạng lưới phương tiện của Vinafco


1.5.2. Phương tiện vận tải
Vinafco sở hữu đội xe gồm
nhiều chủng loại như ôtô tải với các tải
trọng từ 0,5 tấn đến những tải trọng lớn
30-40 tấn, xe đầu kéo container, xe
chuyên dụng, xe bồn chở hóa chất….
Đội ngũ lái xe, nhân viên điều hành,

đội ngũ kỹ thuật sửa chữa phương tiện


Hình 1. 5 - Xe ô tô Vinafco
có tay nghề cao. Vinafco đủ năng lực
đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng từ vận tải phân phối đơn
giản đến vận tải hàng hóa quá khổ, quá tải, hàng siêu trường, siêu trọng với thời gian
đúng cam kết, chất lượng cao và giá cả hợp lý.
- Vận tải đường bộ kết nối: HCM – Danang – Hanoi
- Vận tải biển nội địa tuyến HCM-HP và ngược lại
12
- Vận tải biển nội địa tuyến HCM–Danang và ngược lại
- Vận tải phân phối trực tiếp từ nhà máy
- Vận tải phân phối từ Trung tâm phân phối

Hình 1.6 – Mạng lưới giao thông vận tải


Hiện nay, các máy móc,
phương tiện chủ yếu của Công ty là tàu
VINAFCO 25, đội xe và các rơ moóc
vận tải, hệ thống container, dây chuyền
sản xuất thép... Tàu VINAFCO 18 với
trọng tải 240 TEUs, giá trị còn lại trên
sổ sách khoảng 17,5 tỷ đồng. Tàu 18
đã được 20 tuổi, để nâng cấp và đổi
Hình 1.7 - Tàu Vinafco
mới đội tàu, đầu tư mua thêm tàu với
trọng tải lớn và hiện đại hơn tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Tàu VINAFCO 25 với trọng tải 252 TEUs, giá trị còn lại trên sổ sách khoảng
18,7 tỷ đồng. Tàu 25 mới 11 tuổi nên các điều kiện kỹ thuật đều tốt. Trong thời gian
gần đây, với cố gắng của đội ngũ khai thác, Tàu VINAFCO 25 của Công ty đều hoạt
động gần đạt tới trọng tải tối đa. Công ty cũng đặt ra kế hoạch nâng cấp và đổi mới đội
tàu, đầu tư mua thêm tàu với trọng tải lớn và hiện đại hơn để tăng khả năng cạnh tranh
khi các đối thủ cạnh tranh có kế hoạch thay đổi đội tàu.

13
Bảng 1.2 - Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Vinafco qua các năm
( Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm Năm Năm
CHỈ TIÊU
2018 2019 2020
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 412,705 348,313 391,535
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 89,423 57,128 47,212
1. Tiền 55,340 42,428 32,656
2. Các khoản tương đương tiền 34,082 14,699 14,557
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 5,694 5,000 37,130
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 5,694 5,000 37,130
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 293,821 259,995 280,055
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 256,634 226,639 225,623
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 4,897 1,154 684
3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 17,822
4. Phải thu ngắn hạn khác 43,306 43,218 52,120
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -11,016 -11,016 -16,194
IV. Hàng tồn kho 7,623 14,408 14,292
1. Hàng tồn kho 7,623 14,408 14,292
V. Tài sản ngắn hạn khác 16,145 11,782 12,846
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 4,895 4,751 7,125
2. Thuế GTGT được khấu trừ 10,824 6,499 5,439
3. Thuế và các khoản khác phải thu của nhà
425 532 282
nước
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 495,645 576,509 494,913
I. Các khoản phải thu dài hạn 61,237 91,494 59,250
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 33,758 61,100 54,100
2. Phải thu về cho vay dài hạn 25,244 25,244
3. Phải thu dài hạn khác 2,236 5,150 5,150
II. Tài sản cố định 327,193 359,610 343,425
1. Tài sản cố định hữu hình 270,602 311,918 294,077

14
Năm Năm Năm
CHỈ TIÊU
2018 2019 2020
- Nguyên giá 458,112 538,928 584,109
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -187,510 -227,010 -290,032
2. Tài sản cố định thuê tài chính 17,251 9,430 1,864
- Nguyên giá 54,747 54,747 29,830
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -37,497 -45,318 -27,966
3. Tài sản cố định vô hình 39,340 38,263 47,484
- Nguyên giá 55,901 55,971 66,663
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -16,561 -17,708 -19,179
III. Tài sản dở dang dài hạn 16,207 27,884 1,710
1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 16,207 27,884 1,710
IV. Đầu tư tài chính dài hạn 14,458 15,428 15,670
1. Đầu tư vào công ty liên kết. liên doanh 14,458 15,428 15,670
V. Tài sản dài hạn khác 76,550 82,093 74,858
1. Chi phí trả trước dài hạn 76,133 81,759 74,698
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 417 334 160
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 908,351 924,822 886,449
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 409,721 397,638 359,465
I. Nợ ngắn hạn 280,340 258,756 260,573
1. Phải trả người bán ngắn hạn 136,990 168,344 168,986
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 641 713 251
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 9,522 5,576 5,981
4. Phải trả người lao động 12,383 15,152 12,903
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 4,749 4,783 6,061
6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 558 1,978 67
7. Phải trả ngắn hạn khác 10,714 6,093 7,054
8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 103,484 55,900 59,191
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1,298 218 79
II. Nợ dài hạn 129,381 138,882 98,892

15
Năm Năm Năm
CHỈ TIÊU
2018 2019 2020
1. Phải trả dài hạn khác 6,830 4,956 5,019
2. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 120,940 132,268 92,250
3. Dự phòng phải trả dài hạn 1,612 1,658 1,623
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 498,630 527,184 526,983
I. Vốn chủ sở hữu 498,630 527,184 526,983
1. Vốn góp của chủ sở hữu 340,000 340,000 340,000
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 340,000 340,000 340,000
2. Thặng dư vốn cổ phần 46,946 46,946 46,946
3. Vốn khác của chủ sở hữu 8,449 8,866 9,750
4. Cổ phiếu quỹ (*) -1,729 -1,729 -1,729
5. Quỹ đầu tư phát triển 11,294 11,294 11,294
6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 4,122 4,569 4,951
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 53,852 80,442 85,249
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 36,196 52,688 78,726
- LNST chưa phân phối kỳ này 17,656 27,754 6,522
8. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 35,696 36,797 30,524
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 908,351 924,822 886,449
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
Qua bảng số liệu ta nhận thấy Vinafco là một trong những công ty có quy mô
tương đối lớn nhờ chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất, bao gồm đội tàu biển, hệ thống
bồn chứa, các trung tâm phân phối với hơn 175,000m2 kho và bãi, phương tiện bốc
xếp cơ giới và lực lượng vận tải đường bộ. Vậy nên, Vinafco có khả năng đáp ứng các
yêu cầu khác nhau về vận tải, giao nhận, phân phối và thương mại của các khách hàng
trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình đối với khách hàng. Với
quy mô này có thể khẳng định rằng công ty có thể đáp ứng các dịch vụ của mình một
cách tối ưu đảm bảo yêu cầu: liên tục tối ưu hóa cung đường, đa dạng hóa cách thức
giao nhận, ứng dụng công nghệ để xác nhận hoàn thành công tác giao nhận.
Dễ dàng nhận thấy được với những điều kiện trên thì có thể đánh giá Vinafco có
thể thực hiện được các chức năng nhiệm vụ mà công ty đã và đang đặt ra.

16
1.6. Tổ chức lao động – sản xuất
1.6.1. Hội đồng quản trị và ban điều hành quản lý
Bảng 1.3 – Hội đồng quản trị và ban điều hành quản lý
Tên Vị trí
Đặng Lưu Dũng Chủ tịch HĐQT
Takashi Kajiwara Phó Chủ tịch HĐQT
Kuniyasu Asahara Thành viên HĐQT
Nguyễn Xuân Minh Thành viên HĐQT
Huỳnh Bá Thăng Long Thành viên HĐQT
Vũ Đức Lợi Trưởng ban kiểm soát
Nguyễn Hữu Hiệu Thành viên Ban kiểm soát
Trịnh Lương Ngọc Thành viên Ban kiểm soát
Phạm Thị Lan Hương Tổng giám đốc
Nguyễn Phương Mai Giám đốc
Trần Bích Ngọc Giám đốc
Nguyễn Trí Hùn Giám đốc
Kiều Xuân Dương Giám đốc
Hoàng Đình Kiên Giám đốc tài chính
Lê Thị Minh Phương Kế toán trưởng
Vũ Thị Thúy Đại diện công bố thông tin
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020
1.6.2. Cơ cấu lao động

Hình 1.8 - Cơ cấu lao động tính đến thời điểm 31/12/2019

17
Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng số lao động của Công ty là 677 lao động.
Cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.4 – Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ Số lượng( người) Tỉ trọng(%)
Trên Đại học 8 1,18
Đại học 228 33,68
Cao đẳng 72 10,64
Trung cấp 78 11,52
Đào tạo nghề 197 29,1
Lao động phổ thông 94 13,88
Tổng cộng 677 100
Nhận xét:
Như vậy về lao động, tổng số lao động của Công ty là 677 người thì số người
có trình độ trên đại học là 8 người chiếm gần 1,18%, số người có trình độ đại học là
228 người chiếm 33,68%, số người có trình độ cao đẳng là 72 người chiếm 10,64%, số
người có trình độ trung học là 78 người chiếm 11,52%, công nhân được đào tạo nghề
có 197 người chiếm 29,1%, lao động phổ thông có 94 người chiếm 13,88%.
Đánh giá chung:
Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đều đã đáp ứng về
trình độ chuyên môn, việc tổ chức phân công người lao động phù hợp và các chính
sách đãi ngộ của công ty với người lao động hợp lý đáp ứng được nhu cầu, nguyện
vọng cho người lao động. Để duy trì và nâng cao năng lực cốt lõi, Vinafco đẩy mạnh
chính sách, chương trình phát triển kiến thức kỹ năng cần thiết cho cán bộ nhân viên.
1.7. Thực trạng sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Bảng 1.5 - Tình hình hoạt động sản xuất của công ty giai đoạn 2017-2020
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng tài sản 886.711 908.351 924.822 886.449
Doanh thu thuần 986.504 1.011.139 994.399 1.046.266
Lợi nhuận từ hoạt
(7.062) 7.548 38.530 16.932
động kinh doanh
Lợi nhuận khác 219 22.901 (607) (3078)
Lợi nhuận trước thuế (6.843) 30.449 37.923 13.854
Lợi nhuận sau thuế (10.425) 20.383 32.048 9.513
Tỷ suất lợi nhuận/ cổ
(432) 522 821 191
phần
Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
18
Hình 1.9 - Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2017-2020
Đánh giá chung:
Nhìn vào bảng trên có thể thấy giai đoạn 2017 có nhiều khó khăn biến động dẫn
đến giảm cả về doanh thu cũng như lợi nhuận. Nhưng từ năm 2017 đến năm 2019 kể
cả về quy mô kinh doanh cũng như lợi nhuận đạt được thì công ty đã có những bước
tiến lớn mạnh hơn với mức tăng trưởng liên tục. Nhưng qua năm 2020, tình hình dịch
bệnh phức tạp dẫn đến tình hình kinh doanh bị giảm sút nghiêm trọng.
1.8. Phân tích swot của công ty cổ phần Vinafco
1.8.1. Điểm mạnh
- Với nhiều năm hoạt động, Vinafco đã tạo được uy tín cho thương iệu của mình đối
với khách hàng trong nước và một số bạn hàng nước ngoài.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty đa dạng nên có thể giảm thiểu rủi ro ngành.
- Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nhưng mô hình quản lý phù hợp, phân cấp cho từng
đơn vị nên vẫn đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Công ty cũng luôn có sự thay đổi linh hoạt
trong cơ chế quản lý, thích ứng với điều kiện và trong từng thời kỳ.
- Dịch vụ vận tải là lĩnh vực kinh doanh nòng cốt với sự đầu tư mạnh vào đội tàu biển,
hệ thống xe téc chở hóa chất, hệ thống kho bãi;
- Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, năng động, có tinh thần trách nhiệm, gắn
bó với Công ty, đoàn kết tạo thành một khối thống nhất;

19
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động, sản xuất hăng say, đạt hiệu quả cao trong
kinh doanh;
1.8.2. Điểm yếu
- Hoạt động trải đều trên nhiều lĩnh vực làm hạn chế việc phát triển theo chiều sâu vào
các mảng chủ đạo, có nhiều tiềm năng: kho bãi, vận chuyển;
- Đầu tư thêm không theo kịp nhu cầu thị trường (ít hơn so với các “đối thủ lớn” cùng
lĩnh vực làm giảm lợi thế cạnh tranh);
- Hoạt động phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay và với lãi xuất vay tăng cao làm ảnh
hường đến lợi nhuận/cổ tức;
- Vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thực sự được quan tâm đúng mức;
- Chi phí hoạt động và chi phí quản lý của công ty cao. Đội tàu của công ty già, khả
năng cạnh tranh kém;
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn ít, vốn lưu động luôn thiếu hụt, không đáp
ứng kịp tốc độ phát triển nhanh của công ty;
- Do hoạt động đa ngành nghề nên các dịch vụ, sản phẩm của công ty không thưc sự
làm tâm điểm so với các đối thủ cạnh tranh, chưa tạo được sắc thái riêng biệt.
1.8.3. Cơ hội
- Việt Nam đã trở thành thành viên WTO;
- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhiều năm là cơ hội kinh doanh “Vàng” cho
các DN;
- Khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế thế giới sẽ tạo thế và lực cho các doanh
nghiệp Việt Nam, tránh tình trạng bị phân biệt đối xử; được hưởng những ưu đãi
thương mại và mở rộng thị trường;
- Xuất/ Nhập khẩu tăng mạnh dẫn đến nhu cầu kho bãi/ vận chuyển tăng cao;
- Các “đối thủ” cạnh tranh chuyên nghiệp có “nền tảng” như Vinafco tại Viêt Nam
chưa nhiều;
- Hiện nay VINAFCO đang là đại lý của một số hãng nước ngoài, đồng thời có Công
ty liên doanh sẽ tạo cơ hội cho Công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài hơn nữa;
- Thu hút vốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán;
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong đà tăng trưởng khá nhanh và ổn định là môi trường
tốt cho sự phát triển của công ty đa ngành nghề như Vinafco.

20
- Khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
được hưởng những ưu đãi thương mại và mở rộng thị trường.
1.8.4. Thách thức
- Việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới cũng là nguy cơ khi Công ty phải cạnh
tranh trực tiếp và bình đẳng với các Công ty nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam;
Thị trường “mở cửa” = Cạnh tranh gay gắt hơn;
- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước trong các lĩnh vực về dịch vụ vận tải.
dịch vụ vận tải đa phương thức, sản xuất thép...;
- Sẽ là cuộc cạnh tranh không chỉ về “giá & quan hệ” mà còn là cạnh tranh về “chất
lượng dịch vụ, trình độ quản lý, chế độ đãi ngộ nhân tài/nhân viên”;
- Giữ lại những Nhân Tài trước cuộc “tấn công” của các đối thủ;
- Do tính chất đa ngành nghề, các hoạt động của công ty đều chịu sự cạnh tranh khốc
liệt của thị trường trong nước;
- Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới khiến công ty phải cạnh tranh trực tiếp và
bình đẳng với các công ty nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam.

21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO
Bảng 2.1 – Bảng phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vinafco giai đoạn 2019-2020
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kỳ gốc (2019) Kỳ nghiên cứu (2020) Chênh lệch So sánh (%)
I Giá trị sản xuất
1 Hoạt động vận tải biển Triệu đồng 529867 522985 -6882 98.7
2 Dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ Triệu đồng 432521 458745 26224 106.06
3 Dịch vụ khác Triệu đồng 29698 25168 -4530 84.7
II Lao động, tiền lương
1 Tổng Số lao động bình quân Người 677 650 -27 96.01
2 Năng suất lao động bình quân Tr đ/người 380 354 -26 93.15
3 Tổng quỹ lương Triệu đồng 38016 35273 -2743 92.78
4 Tiền lương bình quân Trđ/ng/tháng 9.8 9.0 -0.8 91.83
III Chỉ tiêu tài chính
1 Doanh thu Triệu đồng 994399 1046266 51867 105.21
2 Chi tiêu Triệu đồng 72305 73,933 1628 102.2
3 Lợi nhuận Triệu đồng 108194 87389 -20805 80.77
IV Quan hệ với ngân sách
1 Thuế TNDN Triệu đồng 2515 2347 -168 93.32
2 Thuế GTGT Triệu đồng 163 206 43 126.38
3 Thuế XNK Triệu đồng 234 159 -75 67.9
4 BHXH Triệu đồng 980 852 -128 86.93
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019-2020

22
2.1. Nhận xét chung
Trong giai đoạn năm 2019- 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần Vinafco có sự biến động rõ nét. Ta có thể thấy các chỉ tiêu cấu thành giảm
nhiều hơn tăng (đặc biệt là lợi nhuận). Có một số hoạt động giá trị tăng nhưng tăng ít.
Nhóm chỉ tiêu tài chính là chỉ tiêu biến động nhiều nhất và quan hệ với ngân sách là
nhóm chỉ tiêu biến động nhưng cũng biến đổi nhiều. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được đánh giá bởi 4 chỉ tiêu chính sau đây:
- Giá trị sản xuất
- Lao động, tiền lương
- Chỉ tiêu tài chính
- Quan hệ với ngân sách
Dựa vào bảng ta thấy, Doanh nghiệp phát triển giá trị sản xuất mạnh nhất ở lĩnh
vực: Dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ (tăng 26224 triệu đồng trong 1 năm, tương ứng
với tăng ~ 7%) và Dịch vụ đại lý vận tải biển, hãng tàu CCL ( giảm gần 3% trong vòng
1 năm). Số lao động của Doanh nghiệp đã có sự thay đổi kéo theo năng suất lao động,
tổng quỹ lương và tiền lương bình quân sụt giảm (giảm lần lượt ~6,85%, 7,22%,
8,17%). Trong đó chỉ tiêu doanh thu có tăng ít nhưng lợi nhuận giảm 20805 triệu đồng
trong vòng 1 năm trong khi chi tiêu tăng 1628 triệu. Đối với chỉ tiêu quan hệ với ngân
sách, Vinafco đã giảm thuế TNDN và giảm gần 33% thuế XNK trong vòng 1 năm.
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CP Vinafco đang
chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực khi đa số các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm.
2.2. Nhận xét chi tiết
2.2.1. Giá trị sản xuất
- Giá trị sản xuất của công ty là toàn bộ giấ trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do
hoạt động sản xuất của công ty tạo ra trong kỳ phân tích. Giá trị sản xuất của công ty
tìm hiểu bao gồm các yếu tố:
2.2.1.1. Hoạt động vận tải biển
Năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường vận tải biển là rất rõ
ràng, nó không chỉ làm giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu vận tải biển trên tất cả các
phân khúc thị trường mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành đóng tàu,
ngành phá dỡ tàu, quy mô đội tàu. Khi dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, các quốc
gia thực hiện phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cước
23
thấp kéo dài. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động vận tải biển năm 2020 đạt 522985 triệu
đồng, giảm 1,3% so với năm 2019.
Nguyên nhân 1: Về thương mại hóa đường biển
Đầu năm 2020, khi dịch bùng ra ở Trung Quốc, hoạt động vận tải hàng hóa
bằng đường biển gần như tê liệt, giá cước giảm sâu. Khi dịch Covid-19 lan rộng trên
thế giới, các quốc gia thực hiện phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan
hiếm, giá cước thấp kéo dài. Hàng loạt các nước từ: Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Nhật
Bản… phải đóng cảng. Chỉ trong tuần cuối tháng 3/2020, ngành vận tải biển toàn cầu
phải hủy 160 chuyến tàu container, trong bối cảnh các hãng vận tải biển tìm cách giữ
giá cước phí khi phải đối mặt với thiệt hại hàng tỷ USD, do nhu cầu thương mại suy
giảm.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực
Nguyên nhân 2: Quy mô và năng suất của đội tàu biển
Khi dịch Covid–19 lan rộng trên thế giới, các quốc gia thực hiện phong tỏa biên
giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cước thấp kéo dài. Các tàu biển Việt
Nam phải nằm chờ dài ngày để dỡ hoặc lấy hàng, do hầu hết các quốc gia khu vực
châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Singapore… đều thực hiện biện pháp phong
tỏa biên giới để phòng dịch. Hàng ngày, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí (nhiên liệu,
tiền lương nhân công…) để duy trì hoạt động.Tại thị trường nội địa, trong quý I/2020,
lượng hàng container nội địa của các doanh nghiệp giảm từ 30 - 40%. Dự kiến, quý
II/2020, hoạt động vận tải biển tiếp tục bị tác động mạnh khi những mặt hàng chủ lực
là may mặc, giày da, đồ gỗ hiện đang đóng góp khoảng 60 - 70% sản lượng xuất khẩu
chuyên chở tuyến xa sẽ bị sụt giảm mạnh từ 30 - 50% do giảm nhu cầu tại châu Âu và
Mỹ.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực
Nguyên nhân 3: Giá cước vận tải tăng sốc, giảm sâu
Theo dự đoán, đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhu cầu vận tải đường biển thế giới
năm 2020 giảm khoảng 30%, tương đương với mức giảm trong cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2009. Ví dụ, thời điểm dịch Covid-19 chưa diễn ra, giá cước hàng
clinker từ Việt Nam đi Trung Quốc khoảng 8-10 USD/tấn (tùy từng cảng) thì hiện
giảm xuống chỉ còn 5-7 USD/tấn. Hàng xi măng bao đi Philippines, đầu năm 2020, giá
cước khoảng 11 USD/tấn, hiện là 7 USD/tấn. Đối với vận tải biển nội địa, giá cước
24
vận tải cũng giảm mạnh. Nếu thời điểm trước dịch, cước vận chuyển clinker từ Hải
Phòng đi Sài Gòn khoảng 190.000-200.000 đồng/tấn, khi dịch mới bùng phát là
185.000 đồng/tấn, hiện tại chỉ còn 170.000 đồng/tấn. Tình trạng này dẫn tới nhiều tàu
phải ngừng hoạt động do giá cước giảm, lượng hàng giảm. Công suất hoạt động tàu lại
quay về mức dưới 50% như thời gian chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm
2008.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực
Nguyên nhân 4: Số tuổi của đội tàu
Đội tàu biển Việt Nam hiện nay hầu hết là các tàu đã qua sử dụng, công nghệ cũ,
nên việc đầu tư nâng cấp là bài toán khó về chi phí, dẫn đến giảm sức cạnh tranh với
đội tàu thế hệ mới của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, trọng tải nhỏ cũng là
điểm bất lợi của đội tàu Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại sở hữu
các tàu có trọng tải lớn, trong bối cảnh khách hàng có xu hướng chuyển sang thuê các
tàu lớn để tiết kiệm chi phí. Một khó khăn khác là biến động giá nhiên liệu, vốn chiếm
chiếm từ 40 - 45% chi phí vận hành, nhất là với các tàu không áp dụng phương pháp
cho thuê định hạn, mà chào giá tổng thể cho từng đơn hàng.
Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực
Nguyên nhân 5: Thị trường vận tải biển
Do dịch Covid-19 trên quy mô toàn cầu đã tác động sâu sắc đến thị trường vận
tải biển. Giao thương bị hạn chế, nhu cầu giảm mạnh khiến giá cước vận tải sụt giảm
theo. Chỉ số BDI khởi đầu năm ở mốc 974 điểm nhưng ngay sau đó giảm xuống và
duy trì quanh mức 410 - 700 điểm cho đến tháng 6/2020. Mặc dù giai đoạn cuối năm,
tháng 12/2020 chỉ số BDI có phục hồi lên mức 1.366 điểm, song song với đó thị
trường có chuyển biến tích cực nhưng cũng chưa thể bù đắp được giai đoạn khó khăn
đầu năm.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực
Một số biện pháp khắc phục:
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất, đầu tư thêm tàu cỡ lớn đáp ứng nhu cầu vận chuyển
hàng hóa. Phối hợp cùng các tàu kiểm soát mức tiêu thụ nhiên liệu, vật tư…
- Tiếp tục đào tạo cán bộ, nhân viên để nâng cao chất lượng, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.

25
- Tăng khả năng quay vòng vốn, giảm thời gian chạy rỗng nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác đội tàu.
- Tiếp tục đàm phán, tái cơ cấu tài chính với ngân hàng.
2.2.1.2. Dịch vụ kho bãi và vận tải đường bộ
Giá trị dịch vụ kho bãi và vận tải đường bộ của công ty năm 2020 so với năm
2019 tăng 26224 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 6,06%, đây là biểu hiện tốt. Lí do
chính cho sự phát triển này là vì:
- Vinafco là một trong những đơn vị đầu tiên được chứng nhận hệ thống quản lý
an toàn giao thông đường bộ thuộc Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất
lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,
hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”Việc đạt được chứng nhận ISO
39001:2014 nằm trong định hướng của Công ty Cổ phần Vinafco nhằm cam kết góp
phần đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro về an toàn
giao thông đường bộ, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông cho cán bộ, nhân viên
Vinafco, người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Dịch vụ vận tải vẫn
là nòng cốt của công ty với đội ngũ tàu biển và hệ thống toa xe chở hoá chất chiếm ưu
thế trên thị trường trong nước.

Hình 2.1 - Giấy chứng nhận tiêu chuẩn

26
- Trình độ quản lý kho bãi của Vinafco đã được cải thiện một cách vượt trội.
Đáng kể là việc công ty đang áp dụng và cải tiến trình quản lý kho SWM của công ty
cổ phần chuỗi cung ứng thông minh( SmartLog) để có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu
phức tạp của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ngày nay.
2.2.1.3. Các dịch vụ khác
Năm 2020, nguồn thu từ các dịch vụ khác của Vinafco đã giảm 4530 triệu đồng,
tương đương tỉ lệ giảm 15,3% so với năm 2019. Sự giảm này là do công ty đã tập
trung nguồn lực để phát triển các dịch vụ cốt lõi, cộng với sự cắt giảm nhân lực nên
nguồn thu từ các dịch vụ khác giảm xuống là điều dễ hiểu.
2.2.2.Lao động, tiền lương
2.2.2.1.Tổng số lao động
Chỉ tiêu này đã có sự biến động rõ rệt, từ 677 người còn 650 người cho thấy tác
động đáng kể của dịch Covid-19: việc làm ít, nhân công dư thừa khiến công ty buộc
phải cắt giảm nhân sự cũng như có một số công nhân vì hoàn cảnh địa lí ( trong vùng
dịch, bị cách li,…) phải ngừng hoặc tạm ngừng công việc của mình.
2.2.2.2.Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao
động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu ở đầu bài, ta có thể
thấy: Năng suất lao động của toàn Doanh nghiệp bị sụt giảm gần 7%, tức giảm 26 triệu
đồng/ người từ năm 2019-2020. Có thể nói đây là nhân tố quan trọng trong số 4 nhân
tố thuộc chỉ tiêu lao động để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất của
Doanh nghiệp. Nhưng Vinafco đã để chỉ tiêu này ảnh hưởng xấu, nguyên nhân này có
thể là do:
Nguyên nhân 1: Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế
Cơ chế tuyển dụng, đào tạo người lao động còn chưa thật sự sát sao và củng cố
một cách triệt để. Có thể số nhân lực mới thay cho số nhân lực cũ trình độ tay nghề
còn nhiều thiếu sót, nếu như đi cùng với sự giám sát không chặt chẽ của người quản lý
thì kéo theo năng suất lao động của toàn Doanh nghiệp sẽ giảm. Nếu chỉ tiêu này
không được cải thiện thì khó có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp một cách bền vững và đổi mới.
Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.

27
Biện pháp: Cần có đội ngũ chuyên viên đào tạo có năng lực thực sự để giúp cho
những người lao động có trình độ còn hạn chế được nâng cao. Ngoài ra cần thắt chặt
cơ chế tuyển dụng lao động, đủ tiêu chuẩn, tránh tình trạng tiêu cực nhận người quen
biết không có chuyên môn. Cấp cao quản lý cần sát sao trong việc kiểm tra tiến độ làm
việc của công nhân theo đúng kế hoạch.
Nguyên nhân 2: Máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ còn lạc hậu
Nếu như tay năng suất lao động được cai thiện nhưng những thiết bị phục vụ
cho hoạt động sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả
chung.
Đây vừa là nguyên nhân chủ quan (là chính), vừa là nguyên nhân khách quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp phải tạo ra được danh tiếng, uy tín, làm việc có hiệu
quả để thu hút sự đầu tư của các bên liên quan. Chỉ tiêu này chỉ có thể được cải thiện
khi Doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn (do Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, vốn sẵn có
của Doanh nghiệp, nhà nước đầu tư,..) để nâng cấp trang thiết bị.
Nguyên nhân 3: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 (nguyên nhân quan trọng nhất):
Khi dịch hoành hành, công nhân viên bị hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc,... nên
tiến độ công việc vì thế cũng sụt giảm đáng kể. Một số nhân viên đóng vai trò chủ chốt
thì bị cách li, không tham gia vào công việc được…Không những thế, nhu cầu dịch vụ
giảm đi đáng kể, theo đó công nhân có ít việc để làm. Mặc dù công ty đã đưa ra các
chính sách, những phương pháp để thúc đẩy năng suất như mở thêm các dịch vụ (vận
tải chuyên tuyến, dịch vụ lưu trữ tài liệu…) nhưng mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-
19 là quá lớn.
2.2.2.3.Tổng quỹ lương và tiền lương bình quân
Tổng quỹ lương của Doanh nghiệp giảm (giảm 7.22%) kéo theo Tiền lương
bình quân giảm (giảm 8.1%) trong vòng 1 năm. Sự biến động của tiền lương bình quân
toàn doanh nghiệp phụ thuộc vào hai nhân tố:
- Sự biến động của tiền lương bình quân từng bộ phận trong doanh nghiệp
- Sự thay đổi kết cấu lao động của từng bộ phận trong doanh nghiệp
Năm 2020 so với năm 2019, tổng giá trị sản xuất giảm 14812 triệu đồng, tương
ứng giảm gần 3%; Số lao động cũng giảm đáng kể; Năng suất lao động sụt giảm gần
7% là nguyên nhân dẫn đến tổng quỹ lương và tiền lương bình quân đi xuống.

28
Nguyên nhân: Biến động thị trường
Do các hoạt động dịch vụ của công ty dưới tác động của các yếu tố kinh tế xã
hội, thách thức, giá cả đầu vào, sức cạnh tranh,... dẫn đến các hoạt động dịch vụ không
được khai thác triệt để làm giá trị sản lượng giảm→ năng suất gảm→tổng quỹ lương
và tiền lương giảm.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực
2.2.3. Chỉ tiêu tài chính
2.2.3.1. Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Thông qua bảng 2.1 ta có thể thấy doanh thu năm 2020 đã tăng 51 tỷ 867 triệu đồng
tương đương 5,21% so với năm 2019. Đây là một kết quả hết sức ấn tượng của công ty
trong một năm có nhiều biến động cũng như khó khăn vừa rồi. Điều này đã chứng
minh rằng Vinafco đã luôn học hỏi, tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và đa dạng, bước
ra khỏi khu vực an toàn và cố gắng thích nghi với các tình huống mới để tiếp tục cung
cấp các giải pháp hoàn hảo cho khách hàng. Ngoài ra, một trong những lí do khiến cho
doanh thu tăng mạnh là uy tín của công ty trên thị trường tăng cao nhờ đã lọt vào top
10 công ty uy tín ngành Logistics năm 2020 và lọt top 100 doanh nghiệp tiêu biểu
ASIA 2019. Trong những năm tới, công ty nên tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển
cũng như đáp ứng cho khách hàng của mình những giải pháp Logistics toàn diện hơn
nữa để nâng cao thị phần của công ty trong nước cũng như trong khu vực Đông Nam
Á.
2.2.3.2. Chi tiêu
Chỉ tiêu chi tiêu trong năm 2020 đã tăng 1 tỷ 628 triệu đồng ( tương đương
2,2%) so với năm 2019. So với mức tăng trưởng vượt trội của doanh thu thì mức tăng
của chi tiêu là vô cùng hợp lý. Doanh thu tăng cao, tức là doanh nghiệp đã phải cung
cấp dịch vụ nhiều hơn, việc này kéo theo những chi tiêu phải tăng lên một cách đáng
kể nhưng mức tăng chi tiêu của Vinafco vẫn giữ được ở mức thấp, đây là một điều
đáng khen ngợi đối với công ty. Điều gì đã giúp cho Vinafco tiết kiệm được 1 khoản
chi tiêu khổng lồ như vậy?
Thứ nhất, công ty đã tạo một timeline chi tiết theo từng sản phẩm từ đầu đến
cuối, xác định chính xác thời gian sản xuất sản phẩm, khi nào một mặt hàng sẽ cần
29
được vận chuyển để giao đúng thời hạn và những tác động có thể thực hiện để giảm
các chi phí trong quá trình đó.
Thứ hai, áp dụng cross-docking để có thể cắt giảm đáng kể các chi phí cho việc
bảo quản, lưu chữ hàng hóa ở các kho hàng. Vinafco với nhiều năm cung cấp dịch vụ
cho những đơn vị bán lẻ hàng đầu như BigC, Central, Saigon Co.op, Aeon,
VinGroup... đang áp dụng thành công mô hình cross-docking, mang lại hiệu quả tối ưu
cho thị trường bán lẻ nói chung và các nhà cung cấp nói riêng. Tại Vinafco, hàng hóa
sẽ được hệ thống vận tải gom tận nơi tập trung về một điểm tập kết và cùng với
những đơn hàng khác, đóng đầy một container Hàng hóa từ Nam ra Trung, Bắc và
ngược lại, sẽ được vận chuyển bằng đường biển tới cảng đích sau đó tiếp tục chia
ra những xe nhỏ vận chuyển tỏa về các điểm giao hàng lẻ.
Thứ ba, việc cắt giảm nhân công cũng góp phần trong việc giảm thiểu chi phí
nhân công – một trong những chi phí quan trọng trong quá trình thự hiện dịch vụ
Logistics.
2.2.3.3. Lợi nhuận
Như bảng trên, ta đã có thể thấy tuy rằng doanh thu đã tăng một cách vượt trội,
thế nhưng lợi nhuận năm 2020 của công ty lại giảm 20 tỷ 805 triệu, chỉ bằng 80,77%
so với năm 2019. Nguyên nhân cho sự giảm sút lợi nhận này của Vinafco có thể là do:
Thứ nhất, theo cách phân tích tài chính thì có thể do công ty đang trong tình
trạng trên phát triển nên họ đầu tư nhiều vào các kênh cung cấp dịch vụ và TSCĐ mở
rộng quy mô đội xe cũng như kho bãi để có thể đáp ứng tốt hơn cho khách hàng của
mình.
Thứ hai, phân tích theo mô hình Ma trận BCG thì đây có thể là ở giai đoạn “xây
dựng” (Build): Sản phẩm của công ty cần được đầu tư để củng cố để tiếp tục tăng
trưởng thị phần. Trong chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để
nhắm đến mục tiêu dài hạn (sự uy tín cũng như thị phần của công ty trong thị trường
trong nước cũng như nước ngoài).
Biện pháp sau khi công ty công có thể phát triển một cách ổn định:
- Công ty cần hiểu được những nhân tố tạo nên thành công và các thực hành tốt
trên thị trường vốn. Đây là một điều rất quan trọng trong việc tối đa hóa lợi nhuận.

30
- Phía công ty cần phải chủ động định vị bản thân mình để nắm bắt kịp thời
những cơ hội đang nổi lên từ những xu hướng khổng lồ đang định hình lại toàn bộ nền
kinh tế như đô thị hóa và kỹ thuật số hóa.
2.2.4. Chỉ tiêu quan hệ ngân sách
2.2.4.1. Thuế TNDN
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp,
sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Số thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – các khoản chi được trừ - thu nhập
được miễn thuế - các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước) x thuế suất.
Thuế TNDN có sự giảm nhẹ, từ 2515 triệu đồng năm 2019 xuống 2347 triệu
đồng ở năm 2020, tương đương giảm (-) 6,68% so với kì gốc. Sự thay đổi này là do:
- Nguyên nhân chủ quan của việc tăng đó là do lợi nhuận ở kỳ nghiên cứu giảm (giảm
từ 108194 triệu đồng còn 87389 triệu đồng).
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do năm 2020 có tình hình dịch bệnh phức tạp, dẫn đến kình tế bị giảm sút, đây
chính là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận giảm của doanh nghiệp.
+ Theo chính sách thuế cùa nhà nước, cụ thể là thông qua nghị định 114/2020/NĐ-
CP hướng dẫn theo nghị quyết 116/2020/QH14 về giảm số thuế TNDN phải nộp của
kỳ tính thuế TNDN năm 2020 đối với doanh nghiệp Đây là biện pháp tích cực cho
thấy nhà nước muốn giúp đỡ các doanh nghiệp sau một năm nền kinh tế giảm sút do
dịch bệnh, giảm gánh nặng về thuế phải nộp.
2.2.4.2. Thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá
bán sản phẩm, hàng hóa.
Chỉ tiêu này có sự biến động vô cùng rõ rệt. Năm 2019 là 163 triệu đồng nhưng
qua năm 2020 đã tăng lên thành 206 triệu đồng. Chênh lệch 43 triệu đồng tương đương
với tăng (+) 26,38% so với kì gốc. Sự thay đổi này là do:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Doanh thu từ các khoản chịu thuế của công ty tăng mạnh. Dẫn đến thuế GTGT
cũng tăng theo.

31
+ Các máy móc, thiết bị do công ty đầu tư không nằm trong danh mục thuế giá trị
gia tăng được khấu trừ.
- Nguyên nhân khách quan: Do chính sách của Nhà nước tăng thuế với một số
mặt hàng và một số lĩnh vực kinh doanh.
2.2.4.3. Thuế XNK
Thuế XNK của doanh nghiệp giảm từ 234 triệu đồng xuống 159 triệu đồng,
tương đương giảm (-) 32,1% so với kì gốc. Có thể thấy thuế XNK giảm nguyên nhân
là do công ty Vinafco chủ yếu hoạt động các tuyến nội địa và tuyến Trung Quốc.
Nhưng do năm 2020, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc xuất nhập khẩu với
nước này trở nên khó khăn..
2.2.4.4. BHXH
Qua bảng phân tích ta thấy tình hình thực hiệu chỉ tiêu đóng bảo hiểm xã hội
của doanh nghiệp giảm so với kì gốc. Năm 2019 doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội
là 980 triệu đồng, đến năm 2020 mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp là 852
triệu đồng, tức là đã giảm 128 triệu đồng tương đương với giảm (-) 13,06%. Sự thay
đổi này là do:
- Nguyên nhân khách quan: Do chính sách về lương và Bảo hiểm xã hội của Nhà
nước quy định có sự biến đổi, doanh nghiệp phải chi trả ít hơn cho khoản nộp này đối
với người lao động.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Thứ nhất, trong kỳ nghiên cứu, với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng
(covid19) khiến việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tổn thất nghiệm trọng nên doanh
nghiệp đã phải cắt giảm lao động ở những vị trí không cần thiết, những thành viên
không đủ năng lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp hay những người
lao động ở các vùng dịch nên không thể đi làm. Vậy nên số tiền nộp đóng Bảo hiểm xã
hội cũng giảm theo.
+ Thứ hai, doanh nghiệp đã thay đổi cách tính lương, tổng quỹ lương nói chung
và lương cơ bản nói riêng cũng làm cho cách tính bảo hiểm xã hội thay đổi, có nhiều
lợi thế hơn cho người lao động. Vậy nên số tiền bảo hiểm xã hội doanh nghiệp phải
nộp cũng giảm đi.
2.3. Kết luận chung
Qua việc phân tích chi tiết, ta có thể thấy được nhiều góc độ của vấn đề, đặc
biệt là trong chỉ tiêu về tài chính. Có nhiều nguyên nhân tiêu cực tác động tới tình hình
32
sản xuất của công ty dẫn đến giai đoạn 2019 – 2020 có nhiều sự biến động. Giá trị
doanh thu của công ty tăng nhẹ nhưng một số hoạt động dịch vụ giảm so với năm
trước. Các hoạt động chủ yếu của công ty tạm thời vẫn chưa có tiến triển.
Mặc dù chưa đạt được mục tiêu và kế hoạch đặt ra nhưng nếu như công ty không
sớm khắc phục thì xu thế phát triển của doanh nghiệp sẽ ngày càng sụt giảm so với các
doanh nghiệp cạnh tranh khác. Dưới những khó khăn gặp phải này Vinafco cần tạo
động lực để công ty phát triển hơn nữa khả năng, nội lực của mình.

33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY
3.1. Phương hướng thực hiện
3.1.1. Quảng bá thương hiệu.
- Kết hợp xây dựng, củng cố và quảng bá thương hiệu;
- Thường xuyên củng cố, giữ vững thương hiệu VINAFCO, tạo dựng niềm tin đối
với khách hàng trên mọi lĩnh vực hoạt động.
- Phân công cán bộ chuyên trách xây dựng, quảng cáo, kiểm tra đôn đốc công tác
phát triển thương hiệu của Công ty.
3.1.2. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Tiến tới áp dụng ISO 9001-2000 trên toàn hệ thống bao gồm tất cả các quy trình
tại các đơn vị thành viên một cách linh hoạt và đúng thời điểm.
- Phân tích và thiết lập các quy trình một cách chặt chẽ để chuẩn hoá và tối ưu hoá
hoạt động.
- Thiết lập hệ thống thông tin đa chiều và các hồ sơ theo dõi để khắc phục các thiếu
sót của hệ thống quản lý.
3.1.3. Đầu tư mở rộng kinh doanh.
- Hướng tới mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Đầu tư xây dựng đội tàu, container, các phương tiện vận chuyển;
- Xây dựng, đầu tư dây chuyền sản xuất thép với công nghệ hiện đại và quy mô lớn
hơn.
- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo hướng kinh doanh bất động sản và khai thác
khoáng sản.
3.1.4. Về vốn.
- Xây dựng định mức vốn bình quân cho từng đơn vị kinh doanh.
- Giảm số ngày quay vòng của vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có nguồn vốn khấu hao cơ bản,
vay cá nhân, phát hành chứng khoán, vay ngân hàng.
- Có chính sách chi trả cổ tức thoả đáng đảm bảo thoả mãn sự mong đợi và không
ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông, đồng thời có lợi nhuận tích luỹ để bổ xung
nguồn vốn kinh doanh;
- Tham gia thị trường chứng khoán để có thể huy động vốn một cách nhanh chóng,
dễ dàng hơn và với chi phí thấp nhất.
34
3.1.5. Về nhân lực.
- Phải hoàn thiện cơ chế tuyển dụng cán bộ, áp dụng thống nhất trong toàn Công ty.
- Hoàn thiện cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, luân chuyển, đánh giá kết quả
đào tạo.
- Phải định kỳ đánh giá để bổ sung vào diện quy hoạch hay đưa ra khỏi diện quy
hoạch, phải tạo cơ hội để cán bộ được thử thách trong nhiều hoàn cảnh; có chính sách
đãi ngộ phù hợp, kịp thời trên cơ sở năng lực và hiệu quả công việc.
- Có chính sách thu hút thêm nhân lực từ bên ngoài.
3.2. Chính sách cho người lao động
3.2.1. Chính sách đào tạo
Vì con người là tài sản lớn nhất của công ty, vậy nên Vinafco luôn chú trọng
đấy mạnh các chính sách, chương trình phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Vinafco đã và
đang duy trì các chương trình "Thực tập sinh để tuyển lựa các sinh viên tài năng về
đào tạo, và đi tuyền dụng được nhiều sinh viên thực tập trở thành nhân viên chính thức
làm việc cho Vinafco nhằm bổ sung nguồn lực trẻ, hiểu nghề và văn hóa Vinafco củng
tham gia vào chiến lược phát triển kinh doanh của công nhân viên. Khi tham gia vào
các chương trình đào tạo, cán bộ nhân viên có cơ hội được học hỏi, chia sẻ kỹ năng,
kinh nghiệm sống và bí kíp nghề nghiệp dựa trên sự thảo luận, cũng như xử lý các tình
huống thực tế điển hình. Một trong những điểm nhấn của hoạt động đào tạo năm 2016
là Vinafco đã xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo tiếng anh để nâng cao năng
lực ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên; Tổ chức chương trình toolbox để nâng cao năng
lực tác nghiệp cho đội ngũ điều hành và lái xe.
3.2.2. Chính sách lương
Công ty cổ phần Vinafco luôn quan tâm đến chính sách đãi ngộ và đời sống của
cán bộ nhân viên, với mong muốn cán bộ nhân viên luôn hài lông, an tâm và tin tưởng
khi làm việc và cống hiển tại công ty.
Để thực hiện được điều này, về chính sách lương, công ty đã tiến hành xây
dựng dựa trên các tiêu chí: Cạnh tranh với thị trường: gắn tiền lương với kết quả công
việc và thành tích đóng góp; đảm bảo tính công bằng và minh bạch; tạo được động lực,
khuyến khích người lao động tăng hiệu quả và chất lượng công việc. Kết quả của việc
xây dựng chính sách lượng phù hợp được thể hiện thông qua sự đóng góp tích cực của

35
nhân viên vào kết quả sản xuất kinh doanh Vinafco trong năm vừa qua và tạo tiền đề
cho sự phát triển bên vững trong thời gian tới.
3.2.3. Chính sách thưởng
Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty gia tăng
hiệu quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc. Công ty đưa ra
chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng
căn cử vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng
kiến cải tiến về kỹ thuật về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách
hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả
cao trong kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí,..
3.2.4. Các chế độ chính sách khác đối với người lao động
- Các chế độ chống nóng, chống độc hại cho công nhân, lao động phải làm việc
trong điều kiện độc hại:
- Tặng quả cho các cán bộ công nhân viên vào dịp sinh nhật, nhân ngày quốc tế phụ
nữ 8/3; ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, cưới hỏi, ngày lễ Tết Dương lịch, Tết Nguyên
đán, 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5, Quốc khánh 2/9);
- Tặng quà cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty tham gia lực lượng vũ
trang nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12;
- Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7; Tổ chức vui chơi và tặng quà cho các cháu là con
của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, rằm trung
thu;
- Tặng quả cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập.
3.3. Về phía ban lãnh đạo
- Xây dựng và hoàn thiện một đội ngũ những người lãnh đạo công minh, trình độ
chuyên môn xuất sắc để luôn đề ra những chính sách phát triển hợp lý cho doanh
nghiệp.
- Mở rộng quan hệ đối tác, hợp tác với các khách hàng mới và tiếp tục duy trì phát
huy mối quan hệ với các khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
- Công ty tiếp tục duy trì hệ thống máy móc, thiết bị. Thường xuyên bảo dưỡng
kiểm tra để thiết bị luôn đạt công suất tối đa. Nâng cấp kho bãi để bảo quản tốt nguyên
vật liệu, các thiết bị máy móc để tránh hao hụt trong khâu bảo quản.

36
- Công ty cần tiếp tục duy trì chế độ lương thưởng hợp lí, phù hợp với năng lực và
kết quả làm việc của từng cá nhân.
3.4. Về phía nhân viên của công ty
- Đồng lòng, hợp tác tốt cùng nhau trong tất cả các công đoạn của công việc để thúc
đẩy sự phát triển lâu dài của công ty.
- Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ thường niên giúp nâng
cao trình độ, khả năng làm việc của nhân viên hơn nữa.
- Luôn cập nhật chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cho ban lãnh đạo cấp cao để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp, phát huy tối
đa năng lực cạnh tranh và khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.

37
KẾT LUẬN
Với triết lý kinh doanh “Vinafco hợp tác, sáng tạo, phát triển bền vững để trở
thành Tập đoàn kinh tế mạnh, tất cả vì lợi ích của cổ đông, lợi ích của người lao động
và lợi ích của xã hội”, công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Trong những năm qua, hoạt động của Vinafco được đánh giá là có hiệu quả cao. Công
ty đang dần hoàn thiện và mở rộng hơn nữa các lĩnh vực kinh doanh của mình.
Mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Vinafco nói riêng đang hướng
tới là việc sẽ trở thành các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có thương hiệu
trong và ngoài nước. Do vậy trong giai đoạn đầu ứng dụng logistics, cùng với sự giúp
đỡ của chính phủ, Vinafco cần có những định hướng rõ ràng, kế hoạch cụ thể nhằm
thực hiện mục tiêu đã định ra. Vinafco sẽ ngày càng hoàn thiện và công ty sẽ trở thành
doanh nghiệp mũi nhọn trong ngành Logistics Việt Nam, sánh ngang với các doanh
nghiệp lớn trên thế giới.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính qua các năm 2018, 2019, 2020
2. Trang web Công ty Cổ phần Vinafco
3. https://finance.vietstock.vn/vfc/tai-chinh.htmnw
4. https://finance.vietstock.vn/vfc/tai-chinh.htm
5. https://viracresearch.com/vinafco-top-5-cong-ty-hang-dau-cung-cap-dich-vu-
logistics-tich-hop.html
6. https://www.vinafco.com.vn/?q=vinafco-nhan-chung-nhan-tcvn-iso-
390012014s

39

You might also like