You are on page 1of 73

Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.

com

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

---------o0o---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


SỬ DỤNG MÔ HÌNH M-SCORE ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIAN
LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC KIỂM TOÁN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN
SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2021

Hà Nội – Tháng 5 Năm 2022


Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

---------o0o---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


SỬ DỤNG MÔ HÌNH M-SCORE ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIAN
LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC KIỂM TOÁN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN
SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2021

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. Trần Thế Nữ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Phạm Thị Ngọc Ánh

MSV: 18051011

LỚP: QH2018-E Kế toán CLC 3

Hà Nội – Tháng 5 Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu “Sử dụng mô hình M-score đánh giá khả năng gian
lận báo cáo tài chính trƣớc kiểm toán của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2021” là kết quả của quá trình nghiên cứu của riêng
tôi.

Các số liệu trong khóa luận đƣợc thu thập và xử lý một cách trung thực, nội dung trích
dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa
luận là thành quả lao động của tôi dƣới sự giúp đỡ của giảng viên hƣớng dẫn là TS. Trần
Thế Nữ. Những kết luận khoa học của khóa luận chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.

Tôi xin cam đoan khóa luận này hoàn toàn không sao chép lại bất kỳ một công trình
nào đã có từ trƣớc.

Page | i
LỜI CẢM ƠN

Khóa luận đƣợc hoàn thành vào tháng 5/2022. Có đƣợc bài khóa luận này em xin bảy
tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô Trần Thế Nữ đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt
với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài
“Sử dụng mô hình M-score đánh giá khả năng gian lận báo cáo tài chính trƣớc kiểm toán
của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm
2021”.

Xin chân thành cảm ơn các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em thu thập
các số liệu cũng nhƣ các tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Rất mong đƣợc sự đóng góp quý báu của thầy cô để bài khóa luận có thể hoàn thiện
hơn.

SINH VIÊN

Phạm Thị Ngọc Ánh

Page | ii
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


BCTC Báo cáo tài chính

International standard industrial classification – Phân


ISIC
ngành chuẩn quốc tế

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1 Top 20 doanh nghiệp tăng trƣởng lợi nhuận mạnh nhất năm 2021 .................. 27
Bảng 2. 2 Top 20 doanh nghiệp có mức lợi nhuận lớn nhất năm 2021 ............................ 28
Bảng 4. 1 Chỉ số M-score của 60 công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam năm
2021………………………………………………………………………………… …...41

Bảng 4. 2 Kết luận sơ bộ kết quả tính toán của mô hình nghiên cứu ................................ 42
Bảng 4. 3 Kiểm định mức độ chính xác của mô hình nghiên cứu .................................... 43

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1 Tỷ trọng ngành bất động sản trong GDP từ năm 2005-2018 ............................ 24
Hình 2. 2 Tăng trƣởng GDP, ngành bất động sản và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
qua các năm ....................................................................................................................... 25
Hình 2. 3 Diễn biến kinh doanh của NLG trong 10 năm qua............................................ 29
Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu………………………………………………………..33

Page | iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... iii

DANH MỤC HÌNH............................................................................................................ iii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2

2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2

2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3

3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................ 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4

5. Dự kiến đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4

6. Kết cấu của khóa luận.................................................................................................. 5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN


BCTC ................................................................................................................................... 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................... 6

1.1.1 Tài liệu nƣớc ngoài ............................................................................................. 6

1.1.2 Tài liệu trong nƣớc ............................................................................................. 8

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 10

1.2 Cơ sở lý luận về gian lận BCTC .............................................................................. 11


1.2.1 Khái niệm BCTC và gian lận BCTC ................................................................ 11

1.2.2 Biểu hiện gian lận BCTC ................................................................................. 12

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến gian lận BCTC .............................................................. 14

1.2.4 Hậu quả của hành vi gian lận BCTC ................................................................ 16

1.3 Các lý thuyết liên quan ............................................................................................ 17

1.3.1 Các lý thuyết nền tảng ...................................................................................... 17

1.3.2 Các lý thuyết nghiên cứu hành vi gian lận ....................................................... 18

1.4 Các nghiên cứu về kỹ thuật phân tích trong dự đoán rủi ro xảy ra gian lận trên
BCTC của các học giả nƣớc ngoài ................................................................................ 20

1.4.1 Đánh giá về sự hiệu quả của việc sử dụng các kỹ thuật phân tích để phát hiện
gian lận trong BCTC ................................................................................................. 20

1.4.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thƣờng đƣợc sử dụng ........................................ 21

1.4.3 Các tỷ số tài chính thƣờng đƣợc sử dụng nhằm phát hiện gian lận BCTC ...... 22

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN BCTC TRONG NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
VIỆT NAM ........................................................................................................................ 24

2.1 Giới thiệu ngành bất động sản Việt Nam ................................................................ 24

2.2 Thực trạng gian lận BCTC ngành bất động sản Việt Nam...................................... 31

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 33

3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 33

3.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 34

3.3 Chọn mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 36

3.4 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin ................................................................ 36

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 38

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 44


5.1 Xu thế phát triển ngành bất động sản tại Việt Nam ................................................ 44

5.2 Kết luận.................................................................................................................... 46

5.3 Kiến nghị ................................................................................................................. 47

5.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nƣớc, Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam
(VACPA) ................................................................................................................... 47

5.3.2 Kiến nghị đối với kiểm toán viên, công ty kiểm toán ...................................... 49

5.3.3 Kiến nghị đối với nhà đầu tƣ ............................................................................ 51

5.3.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ....................................................................... 51

5.3.5 Kiến nghị đối với ngân hàng thƣơng mại ......................................................... 53

5.4 Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 55

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 59


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Không chỉ Việt Nam mà còn trên thế giới, mặc dù hệ thống kế toán, chuẩn mực kế
toán, kiểm toán, hệ thống kiểm tra, giám sát, hình thức phạt khá chặt chẽ, hành vi gian
lận BCTC vẫn xảy ra, tồn tại và đem đến những hậu quả, thiệt hại nặng nề cho các nhà
đầu tƣ và các bên liên quan khác. Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ -
ACFE (2014), chỉ có khoảng 3% trong tổng các cuộc gian lận BCTC bị phát hiện tại các
tập đoàn kinh tế trên thế giới năm 2014.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong một thị trƣờng “mới nổi”, gian lận BCTC của các
doanh nghiệp niêm yết, các công ty đại chúng là rất phổ biến, tỷ lệ có thể lên đến gần
90% đối với các công ty quy mô vừa và quy mô nhỏ. Và đồng thời, những kỹ thuật gian
lận và quản trị lợi nhuận tinh vi đƣợc các công ty lớn sử dụng nhƣ là các công cụ để tác
động đến nhận thức và hành vi của ngƣời sử dụng BCTC.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, tỷ lệ sai lệch sau kiểm toán trên thị trƣờng chứng
khoán có xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn còn ở mức rất cao. Xét riêng cho chỉ tiêu lợi
nhuận, số liệu thống kê của Vietstock (2017) cho thấy mỗi năm tỷ lệ doanh nghiệp niêm
yết có điều chỉnh sau kiểm toán đều trên mức 70%, còn 6 tháng đầu năm 2017 cũng ở
mức 57%. Trong khi đó, số lƣợng công ty niêm yết điều chỉnh số liệu trên BCTC năm
2014 chiếm 79% trong tổng số 639 doanh nghiệp niêm yết, năm 2015 là 75% trong số
653 công ty, năm 2016 khoảng 72% trong số 671 công ty và 6 tháng đầu năm 2017 có
57% trong số 689 doanh nghiệp. Điều này là một cảnh báo rất lớn về chất lƣợng BCTC
và độ minh bạch về số liệu kế toán do công ty niêm yết tự lập.

Hơn nữa, với sự tăng trƣởng lớn mạnh về số lƣợng các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán tại Việt Nam qua từng năm càng cho thấy tầm quan trọng của việc
phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận BCTC của các công ty. Theo Phó Thủ tƣớng
Chính Phủ Vƣơng Đình Huệ, số lƣợng công ty niêm yết năm 2020 tăng ít nhất 12% so
với 2017, nhà đầu tƣ đạt 3% dân số vào 2020 và dự báo đạt 5% vào 2025.

Page | 1
Gian lận BCTC không chỉ xảy ra ở một ngành nghề, một lĩnh vực, một loại hình doanh
nghiệp mà nó tồn tại ở khắp nơi. Hàng loạt các vụ gian lận trên BCTC đƣợc phát hiện
trong nƣớc cho thấy gian lận xuất hiện trong mọi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp
nhà nƣớc, công ty cổ phần đến doanh nghiệp tƣ nhân và ở mọi lĩnh vực bao gồm thƣơng
mại, sản xuất, xây dựng… Dù các gian lận này chƣa nghiêm trọng nhƣ các quốc gia trên
thế giới, nhƣng nó tác động không nhỏ đến nền kinh tế và niềm tin của công chúng vào
BCTC của các công ty đặc biệt là các công ty cổ phần niêm yết. Điển hình cho các sai
phạm trên BCTC đối với công ty niêm yết là Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà –
Bibica, Công ty bông Bạch Tuyết (BBT), Công ty đồ hộp Hạ Long…

Theo kết quả nghiên cứu, bất động sản là một trong những ngành có tỷ lệ gian lận
BCTC cao nhất bởi giá trị của khoản mục hàng hóa (là các khu đất, dự án bất động sản,
căn nhà, biệt thự… ) rất lớn, có thể gấp chục, trăm, nghìn và thậm chí triệu lần so với
ngành nghề doanh nghiệp khác. Vụ gian lận BCTC nổi tiếng nhất trong ngành phải nói
đến trƣờng hợp của công ty Cendant Corporation tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ
năm 1995 đến 1997 khi ba nhà sáng lập công ty là những ngƣời đã thực hiện hàng vi gian
lận trên. Đƣợc biết doanh thu của công ty đã bị khai khống lên đến 500 triệu đôla Mỹ
trong khoảng thời gian 3 năm này.

Xuất phát từ những phân tích trên, đƣợc sự đồng ý của giảng viên hƣớng dẫn, tôi quyết
định thực hiện đề tài “Sử dụng mô hình M-score đánh giá khả năng gian lận báo cáo tài
chính trƣớc kiểm toán của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam năm 2021” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích và đánh giá khả năng gian lận báo cáo tài chính trƣớc kiểm toán
của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm
2021 dựa vào mô hình M-score để từ đó rút ra kết luận về độ chính xác của mô hình M-
score trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính nhằm đề xuất định hƣớng và kiến nghị

Page | 2
giải pháp góp phần hạn chế, giảm thiểu những gian lận trong báo cáo tài chính của các
công ty sau này.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến gian lận BCTC, xác định những
lý thuyết nền tảng phù hợp vận dụng vào nghiên cứu các hành vi gian lận BCTC.

- Xác định khả năng gian lận BCTC trƣớc kiểm toán của các doanh nghiệp ngành bất
động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2021 thông qua mô hình M-
score.

- Phân tích độ chính xác của mô hình M-score dựa vào sự chênh lệch giữa số liệu
trên BCTC trƣớc và sau kiểm toán.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Nhà nƣớc, kiểm toán viên trong việc kiểm soát
và phát hiện, dự báo hành vi gian lận BCTC của các doanh nghiệp ngành bất động sản
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu 1: Cơ sở lý thuyết nào đƣợc dùng làm nền tảng để nghiên cứu khả năng gian lận
BCTC thông qua mô hình M-score?

Câu 2: Khả năng gian lận BCTC trƣớc kiểm toán của các doanh nghiệp ngành bất
động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2021 dựa vào mô hình M-score
là nhƣ thế nào?

Câu 3: Sau khi so sánh độ chênh lệch giữa số liệu trên BCTC trƣớc và sau kiểm
toán, độ chính xác của mô hình M-score là bao nhiêu?

Câu 4: Các khuyến nghị nhằm kiểm soát đối ta hành vi gian lận BCTC tại các công
ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán?

Page | 3
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Gian lận BCTC trƣớc kiểm toán của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2021.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi nội dung

Bài nghiên cứu tập trung phân tích khả năng gian lận BCTC trƣớc kiểm toán của các
doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại Việt Nam năm 2021 thông qua mô hình M-Score,
so sánh số liệu trên BCTC trƣớc và sau kiểm toán của các công ty để từ đó đánh giá tỷ lệ
dự báo đúng gian lận BCTC của mô hình M-score.

4.2.2 Phạm vi không gian

60 công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

4.2.3 Phạm vi thời gian

Thu thập BCTC trƣớc và sau kiểm toán năm 2021, các thông tin từ năm 2005-2021.

5. Dự kiến đóng góp của đề tài

Về mặt khoa học: Bài nghiên cứu kế thừa những nghiên cứu trƣớc đó, bổ sung vào đề
tài nghiên cứu về khả năng gian lận BCTC trƣớc kiểm toán của các doanh nghiệp bất
động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2021 thông qua mô hình
M-score.

Về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu giúp cho các kiểm toán viên, các bên sử dụng thông
tin trên BCTC tại các công ty đƣợc phân tích có cái nhìn toàn diện hơn về số liệu trên
BCTC của công ty để đƣa ra các quyết định kiểm toán gian lận phù hợp hoặc các quyết
định đầu tƣ đúng đắn, chính xác hơn nhằm giảm thiểu rủi ro. Kết quả nghiên cứu cũng

Page | 4
cung cấp cho sinh viên thêm một tài liệu tham khảo khi tham gia các môn học nhƣ: Kiểm
toán, Phân tích tài chính…

6. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 5 phần
sau:

Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận về gian lận BCTC

Chƣơng 2: Thực trạng gian lận BCTC trong ngành bất động sản Việt Nam

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu

Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị

Page | 5
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ


GIAN LẬN BCTC

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tài liệu nước ngoài

EdWard I.Altman (1968) đã thực hiện nghiên cứu trên một mẫu bao gồm 66 doanh
nghiệp để dự đoán về nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp này. Và ông đã tìm ra đƣợc
chỉ số Z-Score dùng để dự đoán khả năng phá sản của một công ty trong hai năm sắp tới
hoặc để dự đoán khả năng một công ty vỡ nợ. Hàng loạt các thử nghiệm tiếp theo đƣợc
thực hiện trong suốt hơn 30 năm. Cho tới năm 1999, 80-90% công ty phá sản đƣợc dự
báo nhờ vào chỉ số Z trƣớc ngày phá sản một năm và các gian lận trên BCTC cũng đƣợc
phát hiện theo cách này.

Nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) (1993-2012) đã
khảo sát các đối tƣợng nhằm thu thập thông tin về các trƣờng hợp gian lận mà họ chứng
kiến từ năm 1993 đến năm 2012. Bài nghiên cứu cho thấy, phần lớn các ngành công
nghiệp thực hiện gian lận BCTC là các ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng, các cơ
quan quản lý công cộng và các doanh nghiệp sản xuất. Hơn nữa, BCTC gian lận thƣờng
kéo dài bình quân khoảng 18 tháng trƣớc khi bị phát hiện. Điều đó cho thấy những khó
khăn trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận BCTC.

KPMG (1999) đã thực hiện nghiên cứu, khảo sát 5.000 công ty nhà nƣớc hàng đầu của
Mỹ nhằm xác định mức độ và phạm vi ảnh hƣởng của gian lận BCTC. Kết quả nghiên
cứu đã xác định những nguyên nhân quan trọng làm xuất hiện hành vi gian lận này, chính
là kiểm soát nội bộ kém, quản lý tệ và áp lực tài chính cá nhân. Bài nghiên cứu cũng đƣa
ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và phát hiện gian lận BCTC. Cải tiến hệ
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, thiết lập tinh thần chung cho các nhà quản lý
cấp cao, cung cấp các khóa huấn luyện trong việc ngăn chặn và phát hiện gian lận, thành
lập một mã kiểm soát doanh nghiệp, cung cấp nội quy huấn luyện nhân viên…

Page | 6
Charalambos T. Spathis (2002) đã xem xét về tính hữu ích của các chỉ số tài chính và
hệ số Z-Score trong việc phát hiện ra gian lận trên BCTC. Mô hình đã xác định các chỉ số
tài chính sau hữu ích trong việc phát hiện gian lận trên BCTC: tỷ số hàng tồn kho trên
doanh thu, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, tỷ số vốn lƣu động trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng
nợ trên tổng tài sản và hệ số nguy cơ phá sản (Z-Score). Kết quả trên đã cho thấy chỉ số
Z-Score hữu ích trong việc phát hiện gian lận.

Bài nghiên cứu của Skousen và cộng sự (2009) đã đánh giá mối quan hệ của các yếu tố
thuộc Tam giác gian lận với khả năng xảy ra gian lận BCTC. Có 5 yếu tố có ý nghĩa
thống kê gồm: Đặc điểm hội đồng quản trị; Việc năm giữ cổ phiếu bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp; Tốc độ tăng trƣởng tài sản; Sự gia tăng nhu cầu tiền mặt và nhu cầu
huy động vốn từ bên ngoài và Số lƣợng thành viên độc lập trong ủy ban kiểm toán.

Nghiên cứu của COSO (2010) đã phân tích 347 BCTC gian lận của các công ty ở Mỹ
trong suốt 10 năm từ năm 1998 đến năm 2007. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng gian lận
BCTC vẫn diễn ra thƣờng xuyên và có dấu hiệu tăng mạnh, liên quan đến cả những công
ty lớn nhƣ Enron hay WorldCom… Có đến 26% công ty gian lận thay đổi kiểm toán giữa
kỳ BCTC sạch và BCTC gian lận, nhƣng chỉ có 12% công ty không gian lận thay đổi
kiểm toán trong cùng thời gian. 60% công ty gian lận thay đổi kiểm toán trong suốt thời
kỳ gian lận, trong khi vẫn duy trì 40% công ty gian lận thay đổi kiểm toán trong năm tài
chính trƣớc khi gian lận bắt đầu.

Cũng xem xét về các yếu tố thuộc Tam giác gian lận ảnh hƣởng đến gian lận BCTC,
nghiên cứu của Lou và Wang (2011) lại chỉ ra 6 yếu tố khác có mối tƣơng quan với hành
vi gian lận gồm có: Sai sót trong dự báo của chuyên gia; Tỷ lệ doanh thu cho các bên liên
quan; Số lần điều chỉnh BCTC; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ cổ phiếu của ban giám đốc và
hội đồng quản trị bị cầm cố và cuối cùng là Số lần thay đổi kiểm toán viên.

Trong nghiên cứu của Tarjo và Nural (2015), tác giả đã sử dụng mô hình M-Score của
Beneish (1999) và kết hợp với phƣơng pháp khai phá dữ liệu, cụ thể là kỹ thuật hồi quy
Logistic để xác định lại những chỉ số tài chính nào trong mô hình M-Score dự báo đƣợc
gian lận BCTC tại các công ty ở Indonesia. Kết quả cho thấy các chỉ số GMI, DEPI,
Page | 7
SGAI, TATA có khả năng phát hiện gian lận BCTC. Các chỉ số còn lại là DSRI, AQI,
LVGI không thể phát hiện đƣợc gian lận. Ty lệ phát hiện gian lận của mô hình là 77,1%.

1.1.2 Tài liệu trong nước

Lê Duy Ngọc (2009), “Hoàn thiện thủ tục kiểm toán trong kiểm toán BCTC nhằm phát
hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng Việt Nam” đã đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên trong phát hiện gian lận BCTC. Đó là cần
nhanh chóng ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán còn thiếu và cập nhật những
chuẩn mực đã đƣợc ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần
hoàn thiện văn bản Luật chứng khoán và ban hành các khung hình phạt dành cho kiểm
toán viên và các doanh nghiệp kiểm toán nếu có hành vi vi phạm trách nghiệm nghề
nghiệp.

Qua bài nghiên cứu “Hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC
của các công ty niêm yết tại Việt Nam” (2011), tác giả Lý Trần Kim Ngân sau khi phân
tích các thủ tục kiểm toán hiện hành tại Việt Nam và thế giới đã đƣa ra quan điểm về các
giải pháp nhằm hoàn thiện các thủ tục. Theo tác giả, những giải pháp này cần phải phù
hợp với các chuẩn mực quốc tế và đồng thời phù hợp với môi trƣờng kinh doanh và luật
pháp Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp đƣa ra cũng cần hƣớng tới đích cuối cùng là giúp
thông tin trên BCTC trở nên minh bạch hơn qua đó giúp thị trƣờng chứng khoán phát
triển bền vững, lớn mạnh.

Nghiên cứu “Đánh giá rủi ro gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại
Việt Nam” của Trần Thị Giang Tân và các cộng sự (2014, trang 74 – 94) đƣợc thực hiện
nhằm đánh giá sự hữu hiệu của mô hình tam giác gian lận trong việc phát hiện và dự
đoán gian lận ở các công ty niêm yết tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả
năng xảy ra gian lận có mối quan hệ với 3 yếu tố về Động cơ/Áp lực, 1 yếu tố về cơ hội
và 2 yếu tố về thái độ. Mô hình có khả năng dự đoán đúng 83,33% các công ty thuộc mẫu
nghiên cứu và khoảng 80% đối với công ty ngoài mẫu nghiên cứu.

Page | 8
Bài nghiên cứu “Mô hình Beneish dự đoán sai sót trọng yếu trong BCTC” của Nguyễn
Công Phƣơng, Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014; trang 54 – 60) đã giới thiệu mô hình
Beneish nhằm dự đoán khả năng phát hiện sai sót trọng yếu trong BCTC. Mô hình này
đƣợc sử dụng phổ biến do khả năng dự đoán đúng trên 50% BCTC có sai sót trọng yếu
hoặc gian lận. Kết quả này gợi ý rằng, mô hình này có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ
hỗ trợ cho các kiểm toán viên để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC.

Hoàng Khánh và Trần Thị Thu Hiền (2015), “Phát hiện sai phạm BCTC của các doanh
nghiệp niêm yết” đã dựa vào mô hình nghiên cứu của DeAngelo (1986), Friedlan (1994)
và Benneish (1999) để xây dựng nên hai mô hình định lƣợng nhằm phát hiện ra sai phạm
trên BCTC của các công ty xây dựng đang niêm yết trên sàn. Mô hình thứ nhất, tác giả sử
dụng biến phụ thuộc là M và tám biến độc lập nhƣ trong mô hình Beneish (1999). Mô
hình thứ hai, tác giả thêm hai biến độc lập vô mô hình đầu tiên là biến DA (biến kế toán
dồn tích có thể điều chỉnh) và SIZE. Khả năng phát hiện gian lận của từng mô hình lần
lƣợt là 63,41% và 68,29%.

“Ảnh hƣởng của chênh lệch số liệu trƣớc và sau kiểm toán đến khả năng gian lận
BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Huyền Trân, Nguyễn
Đình Hùng (2016) nghiên cứu sự chênh lệch của BCTC trƣớc và sau kiểm toán ở các
khoản mục, từ đó thực hiện phân tích hồi quy để đƣa ra các biến có ý nghĩa thống kê tại
thị trƣờng Việt Nam nhằm xây dựng mô hình F-score cho Việt Nam.

Trần Việt Hải (2017) “Nhận diện gian lận trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm tại sàn giao dịch chứng khoán
HOSE” đã phân loại các công ty có gian lận hay không thông qua mô hình Benish (1999)
sau đó tiến hành phân tích và cuối cùng đƣa ra đƣợc 10 biến độc lập cho mô hình nghiên
cứu gian lận BCTC của mình. Kết quả mô hình đã phân loại đƣợc chính xác các công ty
có gian lận với tỷ lệ là 68,7%.

“Ứng dụng mô hình M-Score trong việc phát hiện sai sót thông tin trên BCTC của các
doanh nghiệp niêm yết” của Ca Thị Ngọc Tố (2017) đã dựa vào mô hình M-Score gốc
của Beneish (1999) và kỹ thuật hồi quy Logistic để xây dựng mô hình định lƣợng nhằm
Page | 9
phát hiện sai sót thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp trên sàn HOSE và HNX. Kết
quả, tác giả đã loại trừ ba biến độc lập so với mô hình M-Score do không có ý nghĩa
thống kê, còn lại năm biến có ý nghĩa đó là biến LVGI, SGI, GMI, SGAI, DEPI. Đây là
điểm khác biệt so với mô hình M-Score gốc của Beneish. Tuy nhiên, khả năng dự báo
của mô hình này lại cao hơn (80,83%).

Nguyễn Thị Hoàng Anh (2018), “Nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt trên
BCTC trƣớc và sau kiểm toán” đã đƣa ra ba lý do chính gây nên sự khác nhau giữa
BCTC trƣớc và sau kiểm toán, đó là: (i) Sự khác biệt về kỹ thuật, cách tính toán và sai sót
trong hạch toán của công ty; sự sai khác về thời gian công bố BCTC đã đƣợc kiểm toán
và động cơ của ngƣời tạo ra thông tin; (ii) Biện pháp xử phạt của Nhà nƣớc chƣa thỏa
đáng, cơ chế pháp lý trên thị trƣờng chứng khoán chƣa hoàn chỉnh, chế độ kế toán và
kiểm toán còn nhiều sơ hở; (iii) Sự thiếu kiến thức chuyên ngành và đƣa ra quyết định
thiếu cẩn trọng của nhà đầu tƣ.

“Ứng dụng mô hình F-score để dự đoán gian lận trên BCTC của các công ty niêm yết
tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM” của Vƣơng Lê Sơn (2019) đã giới thiệu mô hình
nghiên cứu F-score với 5 biến độc lập sau khi kiểm định 482 mẫu quan sát trong 2 năm
2015 và 2016, sau đó bài nghiên cứu sử dụng 236 mẫu năm 2017 để dự báo khả năng
gian lận BCTC của các công ty. Kiểm định dự đoán cho thấy mô hình đã dự đoán chính
xác 72,32% các doanh nghiệp có hành vi gian lận BCTC.

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan các nghiên cứu đƣợc trình bảy ở trên, tác giả có một cái nhìn tổng quát
hơn về các đề tài này và nhận ra một số khoảng trống sau đây:

Thứ nhất, các nghiên cứu về mô hình M-score của các tác giả trƣớc đều tập trung phân
tích, đánh giá khả năng gian lận BCTC của các công ty niêm yết trong nhiều ngành hoặc
một số ngành quan trọng nhƣ dƣợc phẩm, xây dựng,… hoặc các ngân hàng mà chƣa có
nghiên cứu nào phân tích cụ thể gian lận BCTC trong ngành bất động sản.

Page | 10
Thứ hai, các nghiên cứu trƣớc đây hầu nhƣ đều bị giới hạn phạm vi về thời gian nghiên
cứu nhƣ: nghiên cứu của Châu Thị Hiệp (2015), Nguyễn Tiến Hùng (2018), Phạm Thị
Mộng Tuyền (2019)…. về gian lận BCTC hoặc cả về mô hình M-score. Gần đây, dƣới
tác động của nền kinh tế thị trƣờng đã làm nguồn dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu có sự
thay đổi, dẫn đến nghiên cứu có thể có sự khác biệt so với trƣớc đây. Vì vậy, cần có các
nghiên cứu sử dụng dữ liệu gần với hiện tại nhằm đƣa ra các dự báo gian lận BCTC trong
năm 2021 – năm chịu ảnh hƣởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đại dịch
covid trở thành mối hiểm họa khó lƣờng đối với Việt Nam, gây ra những hậu quả tiêu
cực đối với doanh nghiệp, ngành bất động sản năm 2021 lại tăng trƣởng rất mạnh đặc biệt
là thời điểm cuối năm, nhiều công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt ngƣỡng kỷ lục.
Chính điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thua lỗ trong năm
hoặc cả các doanh nghiệp tăng trƣởng mạnh có sự gian lận BCTC.

Nhằm góp phần lấp đầy khoảng trống còn tồn tại nhƣ đã nêu ở trên, tôi đã quyết định
nghiên cứu đề tài “Sử dụng mô hình M-score đánh giá khả năng gian lận BCTC trước
kiểm toán của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
năm 2021.”

1.2 Cơ sở lý luận về gian lận BCTC

1.2.1 Khái niệm BCTC và gian lận BCTC

Theo luật kế toán năm 2015 số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Quốc
hội, “BCTC đƣợc xác định là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
đƣợc trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”. BCTC
thể hiện toàn bộ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và tài chính
của một doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Bên cạnh đó, BCTC cũng cung cấp những thông
tin quan trọng, hữu ích giúp ngƣời sử dụng đƣa ra các quyết định đúng đắn, chính xác.

Đối với gian lận BCTC, Uỷ ban Quốc gia về chống gian lận báo cáo tài chính của Mỹ
năm 1987 đã định nghĩa “Gian lận BCTC là các hành vi cố ý hay bỏ sót dẫn đến sai lệch
trọng yếu trên BCTC”. ACFE (2002) cho rằng “Gian lận BCTC là trƣờng hợp các thông

Page | 11
tin trên BCTC bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý
nhằm lừa gạt ngƣời sử dụng thông tin”. Lập các BCTC gian lận đƣợc hiểu là các hành vi
làm ảnh hƣởng trọng yết đến BCTC, vi phạm các nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận
chung hoặc những quy định của Luật chứng khoán gây tác động xấu đến ngƣời dử dụng
BCTC (Persons (1995), Beasley (1996) và Beneish (1999)).

Tại Việt Nam, theo chuẩn mực kiểm toán số 240 ban hành kèm theo Quyết định số
143/2021/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính, “Gian lận
là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều ngƣời
trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh
hƣởng đến BCTC”.

Từ những định nghĩa trên, với mục đích nhận diện gian lận BCTC dựa trên các thông
tin đã đƣợc công bố tại Việt Nam, gian lận BCTC có thể đƣợc hiểu đơn giản trong nghiên
cứu này là những hành vi cố ý hoặc nhầm lẫn dẫn đến sai sót trọng yếu trong BCTC từ đó
gây ảnh hƣởng xấu đến ngƣời sử dụng thông tin. Định nghĩa này phù hợp với các nghiên
cứu trƣớc đó và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán.

1.2.2 Biểu hiện gian lận BCTC

Căn cứ theo VSA 240, các biểu hiện của gian lận BCTC gồm:

- Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính. Kỹ thuật mà
kế toán thƣờng thực hiện là làm giả các giấy tờ liên quan đến doanh thu, tài sản cố định,
khoản phải thu hay hàng tồn kho. Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hà (2007),
COSO (2010), ACFE (2012), Lê Nguyễn Thế Cƣờng (2013) và Nguyễn Thị Hƣơng
Giang (2013) đều chỉ ra rằng giả mạo lợi nhuận hoặc tài sản là cách thức phổ biến tại các
công ty niêm yết, chúng bao gồm các hình thức sau:

+ Đối với doanh thu/lợi nhuận, công ty lập hóa đơn khống trong đó khai khống số
lƣợng và đơn giá hàng hóa cho khách hàng, lập hóa đơn giả với khách hàng có thật tuy
nhiên hàng hóa, dịch vụ thực tế không đƣợc bàn giao. Sang năm kế toán kế tiếp, khoản
doanh thu này sẽ đƣợc ghi đảo lại nhằm giấu diếm hành vi gian lận này.

Page | 12
+ Đối với khoản phải thu, doanh nghiệp giả mạo bằng cách lập địa chỉ khách hàng
giả mạo, giấy xác nhận công nợ khách hàng giả….

+ Đối với hàng tồn kho, các hành vi giả mạo có thể là: tạo lập biên bản kiểm kê giả
mạo, lập báo cáo giả mạo về hàng tồn kho, khai tăng giá trị hàng đang chuyển hay số
lƣợng hàng tồn kho ký gửi, thay đổi số lƣợng hàng tồn kho trong phiếu kiểm kê…

+ Đối với tài sản cố định, doanh nghiệp sử dụng các chứng từ giả nhƣ hóa đơn mua
sắm tài sản cố định giả, biên bản bàn giao tài sản cố định không có thật, giấy tờ góp vốn
bằng tài sản cố định nhƣng thực tế không có….

- Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính: sửa đổi phƣơng
pháp khấu hao tài sản cố định hay thay đổi thời gian khấu hao từ đó làm tăng/giảm giá trị
còn lại của tài sản cố định đƣợc xem là một ví dụ điển hình của hình thức này.

- Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch
báo cáo tài chính. Một trong những kỹ thuật che dấu phổ biến thƣờng đƣợc sử dụng là
che dấu công nợ và chi phí, vốn hoá chi phí, không lập đầy đủ các khoản dự phòng hoặc
không ghi nhận hàng bán trả lại, các khoản giảm trừ hay không trích trƣớc chi phí bảo
hành. Những điều này dẫn đến lợi nhuận trƣớc thuế cao hơn so với thực tế phát sinh tại
doanh nghiệp.

- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật. Đó có thể là việc công ty ghi
nhận các nghiệp vụ phát sinh từ những chứng từ giả mạo do công ty tự lập hoặc các bên
liên quan lập. Các thủ thuật tinh vi hơn cũng đƣợc kế toán viên sử dụng nhƣ: ghi doanh
thu đối với hàng hóa không đƣợc khách hàng đặt trƣớc hay đặt trƣớc nhƣng đã hủy bỏ,
ghi tiền đặt cọc đƣợc các nhà cung cấp trả lại là doanh thu bán hàng…

- Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phƣơng pháp và chế độ kế toán, chính
sách tài chính. Ví dụ điển hình của biểu hiện này là việc ghi nhận sai niên độ kế toán các
khoản doanh thu hoặc chi phí. Căn cứ theo điều 6 luật kế toán năm 2015 số
88/2015/QH13, “Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực
tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh”. Trong trƣờng hợp này,

Page | 13
doanh thu hoặc chi phí của kỳ hiện tại có thể đƣợc chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngƣợc lại
nhằm làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn của Ban quản trị.

- Cố ý tính toán sai về số học, ví dụ cộng sai số lƣợng, giá trị hàng hóa, tài sản….

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến gian lận BCTC

- Tính chính trực và năng lực của Ban giám đốc: Khi hệ thống kiểm soát nội bộ yếu
kém, thiếu sự giám sát, quản lý; năng lực bản thân không đủ, thiếu kiến thức, kỹ năng
chuyên môn là điều kiện thuận lợi cho Ban giám đốc cơ hội để thực hiện các hành vi gian
lận BCTC. Hơn nữa, nếu cơ cấu thu nhập, lƣơng thƣởng của BGĐ phụ thuộc lớn từ kết
quả tài chính của doanh nghiệp thì sẽ là động cơ để BGĐ điều chỉnh báo cáo theo hƣớng
tốt hơn để nhận đƣợc thu nhập cao hơn. Tỷ lệ thƣởng từ kết quả kinh doanh càng lớn thì
động cơ làm tăng kết quả kinh doanh sẽ càng cao và ngƣợc lại. Mặt khác, nhằm thúc đẩy
tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh, hiện nay các doanh nghiệp niêm yết có xu
hƣớng tăng tỷ lệ thu nhập cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhóm lãnh đạo cấp cao gắn
với kết quả kinh doanh của đơn vị. Chính các mục tiêu tài chính này cũng tạo động cơ
cho việc làm sai lệch báo cáo nhằm thực hiện chỉ tiêu thu nhập cuối kỳ của BGĐ công ty
nếu không đƣợc kiểm soát tốt.

- Mục tiêu tài chính của Ban quản trị: Đây là nhân tố quan trọng quan trọng tác động
đến hành vi gian lận BCTC của các doanh nghiệp. Mục tiêu tài chính sẽ thay đổi khi môi
trƣờng ngành có nhiều thay đổi lớn theo hƣớng bất lợi hoặc tích cực đối với doanh
nghiệp, khi có những thay đổi về nhu cầu thị trƣờng, cạnh tranh và các nhân tố vĩ mô làm
cho ảnh hƣởng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ có xu hƣớng
xử lý kỹ thuật về BCTC nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh đƣợc giao (Moyes,
2007; Abullatif, 2013). Suy thoái kinh tế trong vài năm gần đây khiến cho các doanh
nghiệp không những không đạt đƣợc kế hoạch kinh doanh mà còn bị thua lỗ và thậm chí
phá sản. Để tồn tại và tiếp tục nhận đƣợc hỗ trợ từ các ngân hàng, nhà đầu tƣ cung cấp
vốn, các doanh nghiệp sẽ có xu hƣớng lập BCTC tăng lãi, giảm lỗ.

Page | 14
- Áp lực từ bên thứ ba: Các kỳ vọng của bên thứ ba (nhà đầu tƣ, cổ đông, ngân hàng,
cơ quan quản lý trực tiếp) vào các chỉ tiêu nhƣ giá cổ phiếu, khả năng sinh lời, cơ cấu tài
chính sẽ tạo áp lực để các cá nhân thực hiện hành vi gian lận. Nếu mức kỳ vọng này ở
mức quá cao sẽ gây sức ép lên ban điều hành tạo ra động cơ gian lận BCTC để đáp ứng
các kỳ vọng này (Moyes, 2007; Abullatif, 2013). Đặc biệt là khi công ty niêm yết có kế
hoạch phát hành cổ phiếu hoặc huy động vốn từ ngân hàng, hoặc một số cổ đông lớn có
kế hoạch thoái vốn khỏi công ty, việc thay đổi kết quả lợi nhuận làm tăng/giảm giá trị cổ
phiếu, hoặc việc thay đổi cơ cấu tài chính làm tăng năng lực tài chính của công ty niêm
yết. Áp lực cũng xuất phát từ việc ban lãnh đạo công ty niêm yết có thể phải chịu nhiều
sức ép từ các cổ đông và nhà đầu tƣ, nhất là vào những thời điểm khó khăn. Nếu kinh
doanh thua lỗ nhƣng công ty niêm yết vẫn muốn có một BCTC đẹp để đáp ứng kỳ vọng
của bên thứ ba vì uy tín, vì giá trị công ty, cổ phiếu và chính BGĐ lại là các cổ đông chủ
chốt, hoặc họ có thể muốn bán đƣợc cổ phiếu với giá cao trƣớc khi BCTC thể hiện tình
trạng xấu đƣợc công bố… đã tạo nên sức ép cho BGĐ của các công ty niêm yết trong
việc thực hiện hành vi gian lận BCTC (Moyes, 2007; Abullatif, 2013).

- Áp lực từ việc duy trì sự ổn định tài chính: Các nghiên cứu điển hình Bell &
Carcello (2000), Graham và Bedard (2003), Abullatif (2013) cho rằng, trong bối cảnh
kinh tế khó khăn nhƣ khủng hoảng tài chính hoặc thiên tai, khi các công ty cùng ngành
báo cáo tình hình tài chính kém lạc quan mà có một số công ty niêm yết vẫn báo cáo tăng
trƣởng cao và kết quả kinh doanh cao bất thƣờng, hay liên tục kinh doanh thua lỗ nhƣng
các công ty niêm yết vẫn báo cáo hoạt động kinh doanh lãi cao và tăng trƣởng. Điều đó
chứng tỏ các công ty niêm yết có dấu hiệu gian lận BCTC.

Trƣớc những áp lực về cạnh tranh, những biến động bất thƣờng từ môi trƣờng kinh tế
vĩ mô, ngành nghề hoạt động kinh doanh của đơn vị đều tác động tiêu cực tới kết quả
kinh doanh của công ty niêm yết thậm chí tạo ra lỗ trong hoạt động kinh doanh dẫn đến
nguy cơ phá sản. Để duy trì sự ổn định tài chính và nhận đƣợc hỗ trợ từ nhà đầu tƣ và các
bên liên quan, các công ty niêm yết có xu hƣớng xử lý kỹ thuật trên BCTC nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu kinh doanh để đáp ứng nhu cầu niêm yết và tăng vốn của các công ty

Page | 15
niêm yết (Heiman và các cộng sự, 1996; Bell & Carcello, 2000; Apostolou và cộng sự,
2001; Gramling và cộng sự, 2003; Smith và cộng sự, 2005; Gullkvist và cộng sự, 2012).
Chính điều này đã tạo ra động cơ thúc đẩy hành vi gian lận trên BCTC xảy ra.

1.2.4 Hậu quả của hành vi gian lận BCTC

Nếu hành vi gian lận BCTC của các doanh nghiệp niêm yết bị phát hiện sẽ dẫn đến rất
nhiều hậu quả nghiêm trọng, đó là:

- Xét với bản thân công ty, công ty sẽ phải đối mặt với những hậu quả nhƣ mất uy
tín, danh tiếng, mất khách hàng, giá cổ phiếu, vốn hóa thị trƣờng của công ty giảm sút
nghiêm trọng. Thậm chí nếu tình hình tệ hơn, công ty sẽ phải đối mặt với tình trạng phá
sản, toàn bộ thành quả phát triển lâu dài của công ty từ trƣớc đến nay sẽ sụp đổ.

- Xét với nhà đầu tƣ, hiệu quả sử dụng vốn đƣợc quan tâm nhiều nhất. Khi BCTC cố
tình gian lận bị phát hiện, những nhà đầu tƣ – ngƣời đã đặt kỳ vọng quá cao vào công ty
sẽ bị ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của đồng vốn, thậm chí là mất trắng
khoản vốn đã góp. Nó không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho nhà đầu tƣ mà còn làm mất
niềm tin của họ vào doanh nghiệp và độ tin cậy của thông tin tài chính đã đƣợc công ty
công bố. Khi nhà đầu tƣ e ngại, trong tƣơng lai, doanh nghiệp sẽ không thể huy động vốn
trực tiếp mà phải thông qua các kênh trung gian, dẫn đến chi phí huy động vốn cao hơn
qua đó ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng của công ty.

- Xét với ngƣời cho vay, đặc biệt là các tổ chức tín dụng nhƣ ngân hàng sẽ gặp rủi ro
về việc không thu hồi đƣợc nợ, tồn đọng nợ xấu ngân hàng. Vì vậy, điều này có thể ảnh
hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, giảm sự tăng trƣởng kinh tế quốc gia.

- Xét với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan, gian lận BCTC sẽ làm giảm số thuế
phải nộp, gây thất thoát thuế, giảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và từ đó ảnh hƣởng
đến sự phát triển và phồn thịnh của quốc gia.

Page | 16
1.3 Các lý thuyết liên quan

1.3.1 Các lý thuyết nền tảng

1.3.1.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết đƣợc xây dựng từ những năm 1970 bởi 3 nhà nghiên cứu: George Akerlof,
Michael Spence và Joseph Stigliz. Theo lý thuyết này thì thông tin bất cân xứng là
nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của thị trƣờng.

Bất cân xứng thông tin có thể xảy ra khi các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy
thông tin tuy nhiên ngƣời mua sẽ gặp bất lợi do không có thông tin xác thực, đầy đủ và
kịp thời nên dẫn tới trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa. Hậu quả là ngƣời bán
không còn động lực để sản xuất hàng hóa có giá trị và có xu hƣớng cung cấp những sản
phẩm trung bình trên thị trƣờng. Sau cùng, bất cân xứng thông tin thậm chí còn có thể
dẫn đến tình trạng trên thị trƣờng chỉ còn lại những sản phẩm có chất lƣợng kém, hàng
hóa tốt bị loại bỏ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch cho cả hai bên. Bất cân xứng thông tin
còn gây ra rủi ro đạo đức và độc quyền về thông tin.

Trên thị trƣờng chứng khoán, thông tin đƣợc coi là một tài sản rất có giá trị. Bất cân
xứng thông tin diễn ra trên thị trƣờng chứng khoán khi một trong các bên là các thành
viên quản lý chủ chốt hoặc một nhóm nhỏ các nhà đầu tƣ nắm quá nhiều thông tin quan
trọng mà phần lớn các nhà đầu tƣ khác không đƣợc biết. Khi đó sẽ xảy ra hiện tƣợng
những ngƣời nắm giữ thông tin sẽ giấu diếm, che đậy các thông tin bất lợi, thổi phồng
các thông tin có lợi hoặc dựa vào các thông tin sẵn có để giăng bẫy đối với các nhà đầu tƣ
không có khả năng tiếp cận sớm thông tin. Từ đó cho thấy bất cân xứng thông tin là một
trong những nguyên nhân khiến cho các thành viên chủ chốt thực hiện gian lận trên
BCTC, sửa đổi BCTC theo hƣớng mong muốn nhằm trục lợi.

1.3.1.2 Lý thuyết ủy nhiệm

Lý thuyết ủy nhiệm đƣợc công bố bởi hai nhà kinh tế học Jensen & Meckling (1976)
tập trung nghiên cứu về mối quan hệ của bên uỷ nhiệm và bên đƣợc uỷ nhiệm. Theo đó,
thông qua hợp đồng uỷ nhiệm, bên nhận uỷ nhiệm sẽ thay mặt bên uỷ nhiệm thực hiện
Page | 17
các công việc đƣợc giao. Có rất nhiều loại hợp đồng uỷ nhiệm khác nhau tuy nhiên có hai
loại hợp đồng uỷ nhiệm đƣợc chú trọng hơn đó là hợp đồng giữa cổ đông với nhà quản lý
và hợp đồng vay nợ giữa chủ nợ (ngân hàng) với ngƣời nhận nợ (doanh nghiệp). Các hợp
đồng này sẽ phát sinh các chi phí uỷ nhiệm, đây là khoản chi phí mà bên uỷ nhiệm bị mất
đi do sự tách rời lợi ích của họ với bên đƣợc uỷ nhiệm.

Theo lý thuyết uỷ nhiệm để giảm chi phí uỷ nhiệm giữa cổ đông và nhà quản lý, để
khuyến khích nhà quản lý tối đa hoá giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp, điều hành doanh
nghiệp đạt đƣợc mức tăng trƣởng và lợi nhuận tối đa thì các cổ đông nên sử dụng các
chính sách thƣởng. Tuy nhiên chính sách khen thƣởng hầu hết đến từ những con số trên
báo cáo tài chính. Điều này làm gia tăng khả năng nhà quản trị có thể tác động lên BCTC
nhằm mục đích tối đa hoá khoản thƣởng của mình.

Liên quan đến hợp đồng giữa chủ nợ và bên nhận nợ (doanh nghiệp). Lý thuyết cũng
cho rằng vì lý do tối đa hoá lợi ích cho doanh nghiệp nhƣ hƣởng các khoản ƣu đãi lãi
suất, hoặc đƣợc cấp hạn mức tín dụng lớn hơn, nên các doanh nghiệp sẽ cung cấp các
BCTC đẹp hơn cho các chủ nợ thông qua việc điều tiết các chỉ tiêu trên BCTC. Điều này
tạo ra động lực cho nhà quản trị thực hiện các gian lận trên BCTC.

1.3.2 Các lý thuyết nghiên cứu hành vi gian lận

1.3.2.1 Lý thuyết về tam giác gian lận

Lý thuyết đƣợc phát triển bởi Donald R. Cressey (1919 – 1987) – nhà nghiên cứu về
tội phạm thuộc trƣờng Đại học Indiana của Mỹ đồng thời cũng là sáng lập viên của
ACFE. Trong nghiên cứu của mình, ông đã tập trung phân tích về gian lận và biển thủ
thông qua khảo sát khoảng 200 trƣờng hợp phạm tội về kinh tế để giải thích cho nguyên
nhân của các hành vi trên. Ông đã xây dựng nên lý thuyết về mô hình tam giác gian lận
(Fraud Triangle) để trình bày các nhân tố dẫn đến hành vi gian lận, và hiện tại mô hình
này đƣợc xem là một trong những mô hình chính thống trong việc phát hiện ra các gian
lận đối với kiểm toán viên. Theo Cressey (1953) tam giác gian lận gồm 3 nhân tố chính:

Page | 18
 Áp lực: Đó có thể là nhu cầu cao về tài chính của cá nhân, những kỳ vọng đặt ra từ
cổ đông, chủ nợ,… Gian lận thƣờng xảy ra trong trƣờng hợp cá nhân/tổ chức chịu áp lực
lớn từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
 Cơ hội: Khi cá nhân/tổ chức bị đặt dƣới áp lực cao, nếu có cơ hội thì họ sẽ thực
hiện hành vi gian lận. Có 2 yếu tố liên quan đến nhân tố cơ hội, là có thông tin và có cách
thức thực hiện.
 Thái độ, cá tính: Gian lận phụ thuộc rất lớn vào thái độ và cá tính của cá nhân/tổ
chức đó. Bởi không phải bất cứ ai đặt vào hoàn cảnh chịu nhiều áp lực và có nhiều cơ hội
là chắc chắn họ sẽ gian lận.

1.3.2.2 Lý thuyết bàn cân gian lận

Lý thuyết đƣợc xây dựng bởi Steve Albrecht và 2 đồng sự Keith Howe và Marshall
Rommey. Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua phân tích 212 trƣờng hợp gian lận năm
1980 và thực hiện khảo sát thông tin thông qua bảng câu hỏi. Ngƣời tham gia các nghiên
cứu này là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty tại Mỹ. Nghiên cứu đã xây dựng đƣợc
một số dấu hiệu báo động đỏ để chỉ dẫn về gian lận của cá nhân và tổ chức.

 Đối với cá nhân: Sống dƣới mức trung bình, nợ nần quá cao, quá mong muốn mức
thu nhập cao, có mối quan hệ thân thiết với khách hàng hoặc nhà cung cấp, cảm giác
đƣợc trả lƣơng không tƣơng xứng với năng lực, mối quan hệ chủ - nhân viên không đƣợc
tốt, có mong muốn chứng tỏ là họ có thể vƣợt qua đƣợc sự kiểm soát của tổ chức, có thói
quen cờ bạc, chịu áp lực từ gia đình hay phụ thuộc gia đình quá mức, không đƣợc ghi
nhận thành tích…

 Đối với tổ chức: Đặt quá nhiều lòng tin vào nhân viên chủ chốt, thiếu thủ tục phê
chuẩn thích hợp, không yêu cầu công bố đầy đủ các khoản thu nhập của cá nhân, không
tách biệt chức năng bảo quản tài sản và xét duyệt, thiếu kiểm tra hay soát xét độc lập việc
thực hiện, không theo dõi chi tiết các hoạt động, không tách biệt chức năng bảo quản tài
sản với chức năng kế toán, không tách biệt một số chức năng kế toán, thiếu chỉ dẫn rõ
ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, thiếu sự giám sát của kiểm toán nội bộ.

Page | 19
Lý thuyết tổng kết đƣợc mô hình bàn cân gian lận bao gồm ba nhân tố là hoàn cảnh tạo
ra áp lực, cơ hội và tính trung thực của cá nhân. Khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực
hiện gian lận cao cùng với tính liêm khiết của cá nhân thấp thì khi đó gian lận rất dễ xảy
ra và ngƣợc lại khi áp lực nhỏ, cơ hội thực hiện gian lận không có và tính liêm chính cao
thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất thấp.

1.4 Các nghiên cứu về kỹ thuật phân tích trong dự đoán rủi ro xảy ra gian lận trên
BCTC của các học giả nƣớc ngoài

1.4.1 Đánh giá về sự hiệu quả của việc sử dụng các kỹ thuật phân tích để phát hiện
gian lận trong BCTC

Phần lớn các nghiên cứu đều cho nhận định rằng kỹ thuật phân tích có khả năng phát
hiện sai lệch trên báo cáo tài chính theo các nghiên cứu của Hylas (1992), Coglitore
(1988), Wright (1989). Tuy nhiên theo Loebbecke (1987) cho rằng kỹ thuật này tốt trong
nhận dạng sai lệch nhƣng không thể dùng để kết luận rằng BCTC không có sai lệch.

Theo nghiên cứu của Blocher (1988) thì áp dụng quy trình phân tích đối với các chỉ
tiêu trên bảng cân đối kế toán sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc phân tích các chỉ
tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh hoặc kết hợp phân tích cả hai.

Theo Wright (1989), một nửa trong tổng số các gian lận trên BCTC có thể đƣợc phát
hiện thông qua các thủ tục kiểm toán ban đầu nhƣ phỏng vấn khách hàng, ƣớc tính số liệu
dựa vào số dƣ đầu kỳ hoặc số liệu của kỳ kế toán so sánh trƣớc đó và các quy trình phân
tích các tỷ số tài chính. Nghiên cứu cũng chỉ ra các thủ tục đơn giản nhƣ so sánh số liệu
biến động giữa các kỳ cũng giúp phát hiện ra rất nhiều khoản sai lệch trên BCTC.
Nếu chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích biến động hoặc phân tích tỷ số thì tác dụng của
quy trình phân tích rất hạn chế. Có thể cải thiện tính hữu hiệu của quy trình phân tích
thông qua việc sử dụng nhiều nguồn thông tin hơn hoặc thu thập các thông tin về các bút
toán điều chỉnh trong cuộc kiểm toán năm trƣớc (Blocher, 1988).

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích sẽ tồn tại một số yếu tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng của việc áp dụng các kỹ thuật này nhƣ: kinh nghiệm và sự đào tạo

Page | 20
tốt về kỹ năng phân tích của kiểm toán viên (Blocher, 1988); hoặc Kiểm soát nội bộ tích
(Wright et al., 1989); số liệu phân tích càng chi tiết càng tốt và nên sử dụng số dƣ cuối kỳ
thay vì số bình quân. Sự khác biệt giữa số liệu báo cáo và số ƣớc tính trên nhiều tỷ số có
liên quan chỉ ra khả năng sai lệch cao (Kinney 1987).

1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng

* Mô phỏng:

Tiêu biểu cho cách làm này là các nghiên cứu của Loebbecke (1987), Kinney (1987).
Các tác giả đƣa vào báo cáo tài chính các yếu tố gian lận, sau đó áp dụng các quy trình
phân tích để đánh giá khả năng phát hiện ra các gian lận trên BCTC.

* Đối chiếu giữa các BCTC có sai lệch với các BCTC không có sai lệch:

Trong phƣơng pháp này, các tác giả sử dụng các mô hình để xác định có xảy ra gian
lận hay không dựa vào việc đối chiếu giữa các BCTC có tồn tại gian lận đã đƣợc phát
hiện trong thực tế và các BCTC không có gian lận của các công ty có chung lĩnh vực, quy
mô kinh doanh. Một số ví dụ đặc trƣng là bài nghiên cứu của các tác giả Persons (1995),
Beneish (1999), Kaminski (2004).

* Nghiên cứu tình huống:

Đặc điểm của phƣơng pháp này là sử dụng các tình huống đƣợc xây dựng từ hồ sơ kiểm
toán của các khách hàng thực tế. Có hai cách tiếp cận khác nhau, cụ thể là:

+ Khảo sát hành vi của kiểm toán viên: Sau khi xây dựng một tình huống, các nhà
nghiên cứu chọn ra một nhóm các kiểm toán viên có đủ kinh nghiệm để họ thực hiện thủ
tục các thủ tục phân tích và khoanh vùng các khoản mục có rủi ro xảy ra gian lận cao.
Qua phƣơng pháp trên một số tác giả còn thống kê lại các thủ tục phân tích đƣợc các
kiểm toán viên thƣờng xuyên sử dụng hoặc phân tích từng bƣớc áp dụng các kỹ thuật
phân tích của kiểm toán viên. Một số tác giả tiêu biểu có thể kể đến là: Holder (1983),
Hylas (1982), Blocher (1988), Wright (1989).

Page | 21
+ Đánh giá của chính tác giả: Tƣơng tự nhƣ trên, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng các
tình huống thực tế nhƣng thay vì nhờ các kiểm toán viên thì chính tác giả thực hiện quy
trình phân tích để đánh giá xem tính hữu hiệu của các kỹ thuật phân tích trong việc phát
hiện gian lận trên BCTC. Điển hình là bài nghiên cứu của các tác giả Kinney (1979),
Coglitore (1988).

1.4.3 Các tỷ số tài chính thường được sử dụng nhằm phát hiện gian lận BCTC

* Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời:

Tỷ lệ lãi gộp là tỷ số đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm và nhận xét rằng rất hữu hiệu
trong việc phát hiện ra gian lận nhƣ trong các nghiên cứu của Kinney (1987), Coglitore
(1988) và Beneish (1999). Ðặc biệt, theo Blocher (1988) đây là tỷ số tốt nhất để phát hiện
gian lận trong BCTC.

Tỷ lệ lãi gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Tỷ suất chi phí hoạt động trên doanh thu đƣợc nghiên cứu bởi Coglitore (1988), trong
nghiên cứu của mình ông cho rằng cần phải quan tâm đặc biệt tới một số loại chi phí nhƣ
chi phí hoa hồng, chi phí tài chính, chi phí nghiên cứu và phát triển bởi vì gian lận có xác
xuất xảy ra cao hơn trên các loại chi phí này.

Các tỷ số sinh lời còn lại đuợc khuyến nghị đó là tỷ số lợi nhuận thuần trên tài sản và
lợi nhuận trên tài sản (Kneutzfeldt , 1986 và Person, 1995). Tỷ số này đƣợc xây dựng trên
hai chỉ tiêu dễ bị gian lận nhất đó là lợi nhuận và tài sản.

* Nhóm tỷ số về hoạt động:

Các tỷ số về hoạt động thể hiện khả năng tạo ra tiền của công ty khi có nhu cầu nhƣ
khả năng thu hồi công nợ hay khả năng bán đƣợc hàng tồn kho. Các tỷ số này liên quan
đến số liệu của cả bảng kết quả kinh doanh cũng nhƣ bảng cân đối kế toán. Hai loại tỷ số
là: Số vòng quay hàng tồn kho và Số vòng quay nợ phải thu là hai tỷ số đƣợc đánh giá
cao trong các nghiên cứu của Kinney (1987), Blocher (1988), Coglitore (1988), Beneish

Page | 22
(1999). Ngoài ra, trong nghiên cứu của Person (1995) chỉ ra rằng số vòng quay tổng tài
sản cũng là một tỷ số có khả năng phát hiện các BCTC có gian lận.

* Nhóm tỷ số về thanh toán và đòn cân nợ:

Vốn lƣu chuyển thuần trên tài sản đƣợc nghiên cứu bởi Person (1995), Kneutzfeldt
(1986), Beneish (1999), Kaminski (2004).

Vốn lƣu chuyển thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Tỷ số nợ là tỷ số về đòn cân nợ đƣợc nghiên cứu bởi Person (1995), Beneish (1999),
Christies (1990), Kaminski (2004)

Tỷ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản

* Nhóm tỷ số về cơ cấu tài sản

Một số nghiên cứu quan tâm đến cơ cấu tài sản (tỷ lệ giữa nợ phải thu, hàng tồn kho,
tài sản cố định, tài sản ngắn hạn… trên tổng tài sản) nhƣ Person (1995), Feroz (1991), St
Pierre (1984)…

* Nhóm tỷ số liên quan đến tổng tài sản

Tỷ số tăng trƣởng của doanh thu và tổng các khoản dồn tích trên tài sản đƣợc Beneish
(1999) đề xuất.

Tăng trƣởng doanh thu = Doanh thu năm t / Doanh thu năm t-1

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều tỷ số tài chính đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa vào
phân tích, đánh giá. Trong đó nổi bật là các tỷ số nhƣ tỷ lệ lãi gộp, số vòng quay nợ phải
thu, số vòng quay hàng tồn kho. Các tỷ số này chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các khoản mục
quan trọng và dễ có gian lận xảy ra nhƣ doanh thu, giá vốn, hàng tồn kho, nợ phải thu
khách hàng. Vì vậy khi có các biến động bất thƣờng sẽ là một dấu hiệu tốt để cảnh báo có
xảy ra gian lận trên BCTC. Bên cạnh đó, một số tỷ số mang tính chất tổng hợp sẽ phản
ánh đƣợc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá đƣợc các sức ép
mà doanh nghiệp đang gặp phải nhằm phán đoán khả năng phát sinh ra các gian lận trên
BCTC để ứng phó với các sức ép bất thƣờng đó.

Page | 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN BCTC TRONG NGÀNH BẤT
ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu ngành bất động sản Việt Nam

Bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng
tƣơng đối trong GDP quốc gia. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, từ năm 2005-2018,
tuy tỷ trọng của ngành bất động sản trong GDP giảm dần, từ 6,7% vào năm 2005 còn
4,6% tại năm 2018 và 4,51% vào năm 2019 nhƣng nguyên nhân chính dẫn đến kết quả
này là do tốc độ tăng trƣởng của ngành thấp hơn tốc độ tăng trƣởng chung của ngành
kinh tế. Đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng trƣởng rất cao và
nhanh, thậm chí giá trị tăng trƣởng cao hơn cả mức tăng trƣởng GDP.

Hình 2. 1 Tỷ trọng ngành bất động sản trong GDP từ năm 2005-2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page | 24
Hình 2. 2 Tăng trƣởng GDP, ngành bất động sản và ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mặc dù vậy, theo nghiên cứu của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, thị trƣờng bất động
sản đóng góp tới 7,62% trong GDP Việt Nam năm 2019, cao hơn 3,11% so với số liệu
Tổng cục Thống kê đã công bố. Hơn nữa, theo đề tài nghiên cứu của hội, tỷ trọng của
ngành trong tổng tài sản toàn nền kinh tế năm 2025 sẽ lên tới 21,2% và đến năm 2030 là
22%, lần lƣợt chiếm 9,72% GDP và 13,6% GDP.

Đặc biệt, bất động sản đƣợc xem là ngành quan trọng là nhờ khả năng lan tỏa của nó
đối với sự phát triển của các ngành kinh tế khác nhƣ xây dựng, sản xuất, du lịch, lƣu trú,
tài chính ngân hàng, vật liệu xây dựng, nội ngoại thất. Khi giá trị sản xuất của nhóm
ngành bất động sản thay đổi giảm 10% sẽ kéo theo GDP giảm 1,247%; ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chịu ảnh hƣởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%, sau đó là
các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sẽ giảm 0,366%, du lịch giảm 0,352%,
dịch vụ khác giảm 0,348%, ngành công nghiệp khai thác – ngành chịu ít ảnh hƣởng nhất
sẽ giảm 0,21%. Ngƣợc lại, khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành bất động sản mở
rộng tăng 1 tỉ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỉ đồng và

Page | 25
lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỉ đồng; ngành kinh doanh bất động sản theo ISIC
tăng 1 tỉ đồng cho nhu cầu cuối cùng sẽ kích thích lan tỏa đến giá trị sản xuất 0,402 tỉ
đồng và 0,12 tỉ đồng đến giá trị tăng thêm (Hiệp hội bất động sản Việt Nam, 2021).

Ngoài ra, đây cũng là ngành có sự gia tăng lao động nhanh, thu hút đƣợc một lƣợng
lớn ngƣời lao động hàng năm. Theo khảo sát của GSO, năng suất lao động của ngành này
cao hơn khoảng 10 lần năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế. Trong giai đoạn
2010-2019, xét về sức hút đối với lao động theo giá trị tăng thêm, ngành bất động sản xếp
thứ tƣ trong các ngành kinh tế, đứng sau ngành du lịch, dịch vụ khác và ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo.

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hƣởng nặng nề của đại dịch Covid-19 tuy nhiên, theo dữ
liệu của Hiệp hội bất động sản, mức độ quan tâm tới bất động sản trong quý đầu năm
tăng trƣởng cao nhất trong nhiều năm qua. Gần 20 tỉnh thành xảy ra sốt đất dẫn đến giá
đất nền tăng cao, điển hình nhƣ Ba vì – Hà Nội tăng 45%, Hòa Bình tăng 46%, Bắc Ninh
tăng 20%, Hƣng Yên tăng 26% ... Sau khi đƣợc kiểm soát chặt chẽ, vào những tháng cuối
năm 2021, cơn sốt đất lại có dấu hiệu quay trở lại. Đất nền nhiều khu vực ghi nhận tăng
dựng đứng trƣớc những thông tin quy hoạch hay doanh nghiệp lớn đầu tƣ dự án,... Trong
đó phải kể đến Cam Lâm và Ninh Hòa (Khánh Hòa), Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Đông Hà
(Quảng Trị),Trần Đề và Vĩnh Châu (Sóc Trăng),... Chính những điều này đã dẫn đến
nhiều công ty niêm yết trong ngành ghi nhận sự tăng trƣởng kỷ lục về lợi nhuận trong
năm vừa qua. Theo dữ liệu từ VietstockFinance, 50 doanh nghiệp bất động sản (chƣa bao
gồm doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp) trên thị trƣờng chứng khoán đạt tổng
doanh thu gần 294 ngàn tỷ đồng trong năm 2021, tăng 15% so với năm 2020. Tổng lợi
nhuận ròng đạt hơn 52 ngàn tỷ đồng, tăng gần 16%. Trong số đó, Công ty cổ phần Vạn
Phát Hƣng có mức tăng lợi nhuận mạnh nhất với 487%, tiếp sau đó là các Công ty cổ
phần BV Land (454%), Công ty cổ phần tập đoàn Nam Mê Kông (384%), Công ty cổ
phần Licogi 14 (351%), Công ty cổ phần đầu tƣ Châu Á (292%), Công ty cổ phần đầu tƣ
Hải Phát (213%) …

Page | 26
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Bảng 2. 1 Top 20 doanh nghiệp tăng trƣởng lợi nhuận mạnh nhất năm 2021

Nguồn: VietstockFinance

Xét về giá trị tuyệt đối, Công ty cổ phần Vinhomes (HOSE: VHM) là doanh nghiệp có
mức lãi ròng cao nhất. Năm vừa qua, doanh thu của VHM đạt hơn 85 nghìn tỷ đồng, tăng
19%. Nhờ hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, VHM lãi ròng hơn 39 nghìn tỷ đồng, tăng
43%. Có đƣợc kết quả này chủ yếu là từ các đại đô thị nhƣ Vinhomes Ocean Park,
Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park khi công ty tiếp tục mở bán những căn
hộ đã hoàn thiện tại đây.

Page | 27
Bên cạnh đó, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) và Tập
đoàn Nam Long (HOSE: NLG) đã ghi nhận lợi nhuận ròng trên nghìn tỷ trong năm 2021,
mức lãi cao nhất công ty đạt đƣợc từ trƣớc đến nay. PDR đã hoàn thành 100% kế hoạch
đề ra cho năm 2021 với mức lãi sau thuế đạt gần 1,861 tỷ đồng, tăng 52.5%. Còn NLG
báo lãi ròng đạt gần 1,081 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2020.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Bảng 2. 2 Top 20 doanh nghiệp có mức lợi nhuận lớn nhất năm 2021

Nguồn: VietstockFinance

Page | 28
Hình 2. 3 Diễn biến kinh doanh của NLG trong 10 năm qua

Nguồn: Kinhtemoitruong.vn

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng tồn tại nhiều công ty ghi nhận sự sụt giảm về lợi nhuận
so với năm trƣớc. Điển hình là trƣờng hợp của Công ty cổ phần tƣ vấn thƣơng mại dịch
vụ địa ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC). 2021 có vẻ là năm không thành công của công ty
khi cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều giảm mạnh. Theo HQC, dịch COVID-19 diễn biến
phức tạp khiến kết quả kinh doanh của Công ty chuyển biến xấu, do làm hạn chế các giao
dịch với nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, trong quý 4, Công ty còn ghi nhận tình trạng hàng bán
bị trả lại, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả doanh thu. Nhìn chung, doanh thu thuần và lợi
nhuận ròng của HQC đều giảm lần lƣợt 48% và 57%, về mức 4 tỷ đồng và 10 tỷ đồng.

Page | 29
Một doanh nghiệp bất động sản khác là Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (HOSE: FLC)
cũng ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan. Tƣơng tự HQC, doanh thu thuần và lãi
ròng của FLC giảm gần 1 nửa so với năm trƣớc, cụ thể ở mức 50% và 47%. Có 2 nguyên
nhân chính dẫn đến sụt giảm trong kết quả kinh doanh của FLC. Một là, tình hình dịch
bệnh phức tạp trong quý 3/2021 đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty. Hai
là, do không còn là công ty mẹ của Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt nên FLC
không còn đƣợc hợp nhất báo cáo tài chính của hãng hàng không này, ảnh hƣởng trực
tiếp đến doanh thu mảng dịch vụ.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Bảng: 16 doanh nghiệp BĐS có lợi nhuận giảm mạnh nhất năm 2021

Nguồn: VietstockFinance

Page | 30
2.2 Thực trạng gian lận BCTC ngành bất động sản Việt Nam

Theo Vietstock, bất động sản là một trong những ngành có tỷ lệ gian lận BCTC cao
nhất hàng năm tại Việt Nam. Nhiều công ty niêm yết trong ngành có chênh lệch giữa
BCTC trƣớc và sau kiểm toán tƣơng đối lớn và đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức,
phƣơng thức ngày càng đa dạng, tinh vi hơn. Điển hình là trƣờng hợp của Tổng Công ty
cổ phần đầu tƣ phát triển xây dựng (HOSE: DIG) năm 2017, lợi nhuận sau thuế sau kiểm
toán của công ty tăng lên gấp đôi so với số liệu trƣớc kiểm toán mà công ty đã công bố.
Theo giải trình của công ty thì do khoản doanh thu chƣa thực hiện đƣợc ghi nhận thêm
trong năm 2017 làm doanh thu hoạt động kinh doanh tăng 135,912 tỷ và doanh thu khác
tăng 13,377 tỷ; ngoài ra các khoản làm giảm lợi nhuận bao gồm giảm doanh thu nội bộ
5,922 tỷ và lỗ trong công ty liên kết tăng 21,234 tỷ. Tại báo cáo riêng cũng có những
khoản chênh lệch chủ yếu là hạch toán bổ sung hàng bán trả lại thuộc dự án Nam Vĩnh
Yên với số tiền là 5,6 tỷ đồng kèm với số giá vốn. Ngoài ra công ty còn bổ sung doanh
thu nhận cổ tức từ công ty con và thu nhập khác do không còn nghĩa vụ phải trả nhà cung
cấp.

Ngƣợc lại, nhiều công ty niêm yết trong ngành có số liệu sau kiểm toán giảm mạnh, có
thể lên đến hơn 90%. Trƣờng hợp của Công ty cổ phần COMA 18 (HOSE: CIG) là một
ví dụ minh họa. Năm 2017, lợi nhuận sau kiểm toán của công ty giảm 93% so với số liệu
trƣớc kiểm toán, từ 3,13 tỷ đồng xuống còn 0,23 tỷ đồng. Công ty cổ phần đầu tƣ và phát
triển nhà đất COTEC (UPCOM: CLG) cũng ghi nhận sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế trên
BCTC sau kiểm toán. Kết quả công bố cho thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty đã giảm
80%, từ 6,17 tỷ đồng xuống còn 1,23 tỷ đồng cũng trong năm 2017. Theo giải trình của
công ty, nguyên nhân của sự chênh lệch này là do tăng thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại của các khoản hoàn nhập dự phòng đầu tƣ tại các công ty liên kết khi hợp nhất.

Từ những con số trên có thể thấy, số liệu bị gian lận trên BCTC tại các công ty bất
động sản luôn rất cao, bởi giá trị của các khu đất, dự án bất động sản là rất lớn. Do đó,
phát hiện gian lận trong ngành này cần có sự quan tâm hơn nữa của các bên liên quan để
có thể ngăn ngừa và giảm thiểu những hành vi gian lận này, giúp ngƣời ngƣời sử dụng

Page | 31
thông tin trên BCTC giảm đƣợc rủi ro, tránh những mất mát quá lớn có thể xảy ra cho
bản thân và tổ chức.

Page | 32
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

1. Xác định đề tài nghiên cứu

2. Tổng quan nghiên cứu

3. Xây dựng mô hình nghiên cứu

4. Thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu

5. Giải thích và thảo luận kết quả nghiên cứu

6. Kết luận và đề xuất kiến nghị

Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu

Bƣớc 1: Xác định đề tài nghiên cứu

Đây là bƣớc đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện một nghiên cứu, trong bƣớc này,
tôi đã lựa chọn vấn đề mình quan tâm, sau đó xác định vấn đề cơ bản cần đƣợc giải quyết
từ vấn đề nghiên cứu này. Cụ thể, trong khóa luận này, vấn đề cần nghiên cứu là khả
năng gian lận BCTC trƣớc kiểm toán của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam năm 2021 dựa vào mô hình M-score.

Bƣớc 2: Tổng quan nghiên cứu

Dựa theo những nghiên cứu trƣớc đó, tôi đã phân tích và xác định những nghiên cứu
này đã thực hiện đƣợc cái gì, nhƣ thế nào, tìm ra những khoảng trống nghiên cứu để từ đó
đánh giá và định hƣớng cho bài nghiên cứu của mình.

Bƣớc 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Page | 33
Dựa trên các lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan ở trên, tôi tiến hành
xây dựng mô hình nghiên cứu cho bài khóa luận.

Bƣớc 4: Thu thập, xử lý, phân tích số liệu

Tại bƣớc này, tôi sẽ xác định các loại dữ liệu cần thu thập, phƣơng pháp thu thập các
dữ liệu đó và đảm bảo tính tin cậy và khả thi trong quá trình thu thập dữ liệu. Sau khi thu
thập, tôi tiến hành xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc.

Bƣớc 5: Giải thích và thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi thu thập, xử lý dữ liệu, tôi sẽ đánh giá hiệu quả của mô hình nghiên cứu và độ
chính xác của mô hình từ các kết quả phân tích dữ liệu.

Bƣớc 6: Kết luận và đề xuất kiến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu cùng những nhận xét đi kèm, tôi sẽ đƣa ra những kết luận
và đề xuất những kiến nghị phù hợp với thực tế.

3.2 Mô hình nghiên cứu

Tác giả vận dụng mô hình M-Score của Beneish (1999) và sử dụng hàm Excel để tính
toán các biến.

M-Score đƣợc tạo ra bởi Giáo sƣ Messod Daniel Beneish (Indiana University) là một
mô hình thống kê giúp nhận diện đƣợc các công ty có điều chỉnh lợi nhuận và các công ty
không điều chỉnh lợi nhuận. Mô hình đƣợc công nhận rộng rãi nhằm phục vụ mục đích
đánh giá độ tin cậy của báo cáo tài chính qua phân tích dữ liệu. Kể từ khi đƣợc công bố,
mô hình nghiên cứu này rất nổi tiếng. Đặc biệt, các sinh viên Trƣờng Đại học Cornell đã
sử dụng để nhận diện đƣợc gian lận của Tập đoàn Enron trƣớc thời điểm công ty này phá
sản một năm, trong khi các kiểm toán viên không phát hiện đƣợc.

Bài nghiên cứu sẽ tập trung xem xét khả năng dự báo đúng hành vi gian lận BCTC của
mô hình M-Score với các số liệu đã thu thập đƣợc trên BCTC trƣớc kiểm toán năm 2021

Page | 34
của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam. Mô hình nghiên cứu tổng quát nhƣ sau:

Beneish M-Score Formula = -4,84 + 0,92 * DSRI + 0,528 * GMI + 0,404 * AQI +
0,892 * SGI + 0,115 * DEPI – 0,172 * SGAI + 4,679 * TATA – 0,327 * LVGI

Trong đó:

 M-Score là biến phụ thuộc đo lường khả năng gian lận BCTC
 DSRI (Days Sales Receivable Index) là chỉ số phải thu khách hàng so với doanh
thu

DSRI = (Net Receivablest / Salest) / (Net Receivablest-1 / Salest-1)

 GMI (Gross Margin Index) là chỉ số tỷ lệ lãi gộp


GMI = [(Salest-1 - COGSt-1) / Salest-1] / [(Salest - COGSt) / Salest]
 AQI (Asset Quality Index) là chỉ số chất lượng tài sản
AQI = [(Total Assets - Current Assetst - PP&Et) / Total Assetst] / [(Total
Assets - Current Assetst-1 - PP&Et-1) / Total Assetst-1]

+ PP&E là giá trị còn lại của tài sản dài hạn hữu hình (gồm TSCĐ hữu hình,
TSCĐ thuê tài chính, giá trị xây dựng cơ bản dở dang, bất động sản đầu tư) và
quyền sử dụng đất.
 SGI (Sales Growth Index) là chỉ số tăng trưởng doanh thu bán hàng
SGI = Salest / Salest-1
 DEPI (Depreciation Index) là chỉ số tỷ lệ khấu hao
DEPI = (Depreciationt-1/ (PP&Et-1 + Depreciationt-1)) / (Depreciationt /
(PP&Et + Depreciationt))
 SGAI (Sales, General and Administration expense Index) là chỉ số chi phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp
SGAI = (SG&A Expenset / Salest) / (SG&A Expenset-1 / Salest-1)
 TATA (Total Accrual on Total Assets) là chỉ số biến dồn tích so với tổng tài sản
Page | 35
TATA = (Income from Continuing Operationst - Cash Flows from
Operationst) / Total Assetst
 LVGI (Leverage Index) là chỉ số đòn bẩy tài chính
LVGI = [(Current Liabilitiest + Total Long Term Debtt) / Total Assetst] /
[(Current Liabilitiest-1 + Total Long Term Debtt-1) / Total Assetst-1]

Ý nghĩa của chỉ số M-Score:

 Giá trị M-Score dƣới - 2,22: Cho thấy công ty sẽ không phải là chủ thể thao túng
báo cáo tài chính và lợi nhuận.
 Giá trị M lớn hơn - 2,22 và thấp hơn - 1,78: Báo hiệu rằng công ty có khả năng là
chủ thể thao túng.
 Giá trị M lớn hơn - 1,78: Báo hiệu rằng có xác suất lớn hay có nhiều khả năng về
việc công ty chủ động thao túng báo cáo tài chính và lợi nhuận.

3.3 Chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên 3 sàn chứng
khoán là HOSE, HNX và UPCOM. Tác giả đã lựa chọn 60 công ty ngẫu nhiên trong
ngành và thu thập các dữ liệu cần thiết trên BCTC trƣớc và sau kiểm toán của các công ty
này trong năm 2021.

3.4 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin

 Bƣớc 1: Thu thập BCTC trƣớc và sau kiểm toán năm 2021

Thu thập các số liệu cần thiết trong BCTC trƣớc và sau kiểm toán của 60
doanh nghiệp năm 2021.

Các số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn tin đáng tin cậy hoặc trên trang web
chính thống của công ty.

Page | 36
 Bƣớc 2: Tính khả năng gian lận BCTC theo mô hình M-Score với số liệu trƣớc
kiểm toán và đƣa ra kết luận dựa theo chỉ số M-score

Từ những số liệu đã thu thập đƣợc trên BCTC trƣớc kiểm toán, sử dụng hàm
Excel để tính chỉ số M-score và đƣa ra các kết luận về khả năng gian lận BCTC của
các công ty theo khoảng chỉ số của mô hình.

 Bƣớc 3: Tính toán chênh lệch giữa số liệu trƣớc và sau kiểm toán trên BCTC

Sau khi có đƣợc số liệu mục Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên
BCTC trƣớc và sau kiểm toán, tác giả tiến hành tính toán sự chênh lệch giữa hai số
liệu này bằng hàm Excel.

 Bƣớc 4: Đánh giá lại mô hình M-Score.

Lấy mức chênh lệch 5% giữa số liệu mục Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp trƣớc và sau kiểm toán, đánh giá lại mức độ đúng sai của mô hình M-score để
từ đó rút ra đƣợc kết luận về độ chính xác của mô hình trong dự báo gian lận BCTC.

Page | 37
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

MÃ CÔNG TY CHỈ SỐ M-SCORE KẾT LUẬN


CRE 1,3078 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
DIG 2,3599 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
DLR 0,6593 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
DRH 7,4802 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
DTA (2,3815) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
FLC 51,6854 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
HAG (2,4394) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
HDG 13,0901 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
HQC 1,8333 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
ITA (88,3281) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
ITC (3,2183) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
KBC 0,2716 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
KDH 12,6450 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
LCG 0,5621 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
LEC 6,4132 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
LGL 2,0222 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
LHG 31,0907 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận

Page | 38
NBB 215,9548 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
NDN 19,0236 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
OGC 6,7200 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
PPI (15,1699) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
PVL (4,6372) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
QCG (1,5330) Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
RCL 0,5008 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
SCR 17,1957 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
SDU (4,0970) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
SGR (3,4462) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
SJS (117,4108) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
TDC (7,4861) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
TDH 42,5825 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
TIG (54,0821) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
UDC (30,5442) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
VHM 31,6694 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
VIC (3,0185) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
VPH (5,0955) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
VRE (0,9622) Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận

Page | 39
VC3 2,7674 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
CTD (2,7349) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
DTD 12,3238 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
HAS (7,0723) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
BCM (15,2086) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
CCL (0,9560) Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
DXS 46,7604 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
HAR (4,0527) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
KHG (52,7147) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
KOS 2,7776 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
LDG 39,6597 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
PTL (3,0360) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
TN1 9,4415 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
VRC 11,4764 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
AGG (19,2728) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
BCE 0,1785 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
CDC 57,7471 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
CKG 3,6582 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
EVG (48,9390) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC

Page | 40
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

FIR 8,2996 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
HPX 11,2621 Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
HU1 (0,5011) Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận
VPI (3,6705) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC
CEO (4,4303) Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC

Bảng 4. 1 Chỉ số M-score của 60 công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam năm 2021

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.1 trình bày kết quả tính toán chỉ số M-score của 60 mẫu nghiên cứu bằng cách sử dùng hàm Excel đối với các số
liệu thu thập đƣợc trên BCTC trƣớc kiểm toán của công ty năm 2021. Nếu giá trị M-score < -2,22 sẽ cho ra kết quả là
“Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC và lợi nhuận”, nếu -2,22 <= M-score <= -1,78 thì “Công ty có khả năng là
chủ thể thao túng”, nếu M-score >-1,78 thì “Xác suất lớn hay có nhiều khả năng về việc công ty chủ động thao túng báo cáo
tài chính và lợi nhuận”. Nhƣ vậy, căn cứ theo kết quả tổng hợp trên, có 24 trong tổng số 60 công ty đƣợc xác định là
“Không phải chủ thể thao túng BCTC” và ngƣợc lại, có 36/60 công ty cho ra dự đoán là “Xác suất lớn công ty chủ động
thao túng BCTC và lợi nhuận”.

Page | 41
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

Giải thích Số lƣợng mẫu Tỷ lệ

Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC và lợi nhuận (Không gian lận) 24 40%

Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận (Gian lận) 36 60%

Bảng 4. 2 Kết luận sơ bộ kết quả tính toán của mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đánh giá lại mô hình

Sau khi tính toán sự chênh lệch tại chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh thu trên hai BCTC trƣớc và sau kiểm toán
của 60 mẫu nghiên cứu, lấy mức chênh lệch dƣới 5%:

+ Nếu công ty có mức chênh lệch dƣới 5% và đã đƣợc kết luận là “Không phải chủ thể thao túng BCTC” thì dự đoán
của mô hình M-score là đúng. Tƣơng tự, nếu mức chênh lệch của mục này tại công ty lớn hơn 5% và kết quả tính toán ghi
nhận rằng “Xác suất lớn công ty chủ động thao túng BCTC và lợi nhuận” thì mô hình cũng dự báo đúng.

+ Ngƣợc lại, nếu công ty có mức chênh lệch nhỏ hơn 5% nhƣng lại cho ra kết quả là “Xác suất lớn công ty chủ động
thao túng BCTC và lợi nhuận” thì mô hình M-score là sai. Điều này cũng áp dụng trong trƣờng hợp mức chênh lệch lớn hơn
5% với kết luận “Công ty không phải chủ thể thao túng BCTC và lợi nhuận”.

Lợi nhuận sau kiểm toán – Lợi nhuận trƣớc kiểm toán
Chênh lệch lợi nhuận = * 100%
Lợi nhuận sau kiểm toán

Page | 42
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

Lợi nhuận sau kiểm toán đƣợc xem là lợi nhuận đúng vì đã đƣợc kiểm toán viên chấp nhận. Tác giả lựa chọn mức chênh
lệch là 5% là do luôn tồn tại sự chênh lệch dù ít hay nhiều giữa BCTC trƣớc và sau kiểm toán tại các doanh nghiệp. Nghiên
cứu sử dụng giá trị tuyệt đối vì không phân biệt chênh lệch là dƣơng (doanh nghiệp khai cao hơn lợi nhuận thực) hay âm
(doanh nghiệp che giấu lợi nhuận).

Kết quả đánh giá lại mô hình đƣợc tổng hợp dƣới bảng sau:

Giải thích Số lƣợng mẫu Dự báo đúng


Mẫu không gian lận 24 19
Mẫu gian lận (đối ứng) 36 20
Tỷ lệ dự báo đúng mẫu không gian lận 79,1667%
Tỷ lệ dự báo đúng mẫu gian lận (đối ứng) 55,5556%
Tỷ lệ dự báo đúng bình quân 67,3611%

Bảng 4. 3 Kiểm định mức độ chính xác của mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Theo bảng trên, mô hình có khả năng dự báo chính xác trên 79% đối với các doanh nghiệp không gian lận và khoảng
56% các công ty gian lận. Tỷ lệ dự báo chính xác mức độ gian lận BCTC của mô hình đạt trung bình hơn 67%.

Page | 43
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Xu thế phát triển ngành bất động sản tại Việt Nam

Thị trƣờng bất động sản Việt Nam năm 2021 đã trải qua một năm đầy khó khăn, biến
động bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài tuy nhiên do lực cầu mạnh đƣợc
duy trì đã giúp ngành ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Đây là nền tảng, bƣớc khởi đầu
đầy thuận lợi giúp thị trƣờng bất động sản lấy đà tăng tốc trong năm 2022. Vì vậy, các
chuyên gia nhận định, năm 2022 sẽ là năm của nhiều khởi sắc và tƣơi sáng. Ông Stephen
Higgins - Giám đốc Điều hành, Trƣởng bộ phận Thị trƣờng vốn Cushman & Wakefield
cho biết, Việt Nam đang có một thị trƣờng bất động sản phát triển mạnh mẽ.

Theo ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam, nếu xét trong phân khúc
bất động sản nhà ở, trong năm 2022 các khu đô thị sẽ phát triển mạnh. Đây sẽ tiếp tục là
xu hƣớng chủ đạo trong thời gian tới khi mà nguồn cung bất động sản nhà ở tại TP.HCM
đang quá thiếu hụt, do đó các nhà đầu tƣ và các đơn vị phát triển bất động sản sẽ chuyển
sang tìm kiếm những khu đô thị vệ tinh, khi có các cơ sở hạ tầng làm cầu nối giữa các
khu vực này với thành phố lớn, nơi làm việc của họ.

Bên cạnh đó, bất động sản công nghiệp và logistics sẽ tiếp tục tăng vọt. Đây là phân
khúc đƣợc săn đón trong vài năm qua, điều này sẽ còn tiếp diễn và tạo đà tăng trƣởng khi
những nhà máy sản xuất bắt đầu đặt cơ sở tại Việt Nam để đầu tƣ vào các dự án xí nghiệp
mới. Ví dụ điển hình là trƣờng hợp của LEGO khi công ty vừa thông báo việc nhà máy
sản xuất LEGO sẽ đƣợc xây dựng tại Việt Nam và áp dụng tiêu chuẩn cao về Môi trƣờng,
Xã hội và Quản trị (ESG) vào thiết kế của họ.

Theo Viện trƣởng Viện nghiên cứu Đất Xanh Services dự đoán, trong thời gian tới
nguồn cung sẽ có sự cải thiện cho cả hai thành phố lớn nhƣng về giá bán thì vẫn có
những áp lực tăng giá nhất định. Tại TP.HCM sẽ tăng từ 12 - 18%, Hà Nội tăng từ 5 -
10%. Tuy nhiên, dù nguồn cung có tăng nhƣng vẫn chƣa thể đáp ứng đƣợc lƣợng cầu
mua nhà ở tại Việt Nam. Theo tính toán của Viện nghiên cứu Đất Xanh Services, mỗi
năm phải cung cấp 130.000 sản phẩm mới đáp ứng đủ nhu cầu của riêng ngƣời dân
Page | 44
TP.HCM. Do đó, khi cung vẫn chƣa đủ để đáp ứng cầu, giá bán bất động sản vẫn tiếp đà
tăng mạnh.

Hơn nữa, cũng theo nghiên cứu của Viện và nhiều nguồn tính toán khác, đến năm
2024, hơn 50% dân số Việt Nam có thu nhập từ 5.000 USD/năm trở lên. Đây là mức thu
nhập đủ để cho ngƣời dân có thể nghĩ đến chuyện sở hữu tài sản và mua nhà. Nền kinh tế
hồi phục sau giai đoạn Covid-19 đầy biên động, thêm vào đó nguồn vốn FDI vào Việt
Nam vẫn dồi dào do lực lƣợng lao động trẻ của Việt Nam chiếm đến 60% dân số cả
nƣớc. Dự đoán vốn FDI trong năm 2022 - 2023 sẽ đạt từ 35 - 40 tỷ USD. Tất cả những lý
do trên sẽ là nguồn lực mạnh thúc đẩy bất động sản phát triển đầy sôi động trong thời
gian tới.

Đặc biệt, ngành bất động sản du lịch xanh tại Việt Nam cũng đang có nhiều triển vọng
phát triển mạnh trong tƣơng lai. Du lịch xanh đang đƣợc Nhà nƣớc tập trung quan tâm
phát triển bởi nó không chỉ là xu hƣớng mà còn là con đƣờng tất yếu để phát triển ngành
“công nghiệp không khói” bền vững tại nƣớc ta. Phát triển du lịch xanh cũng kéo theo sự
tăng trƣởng của ngành bất động sản, cụ thể là bất động sản du lịch hay bất động sản nghỉ
dƣỡng bởi nó nằm giao thoa giữa ngành kinh doanh bất động sản và du lịch cho nên đóng
vai trò vô cùng quan trọng để phát triển ngành kinh tế xanh. Theo ông Đỗ Chí Công –
Tổng giám đốc SB Invest, “Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dƣ địa phát triển để có
thể thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành kinh tế xanh, đặc biệt là mảng bất động
sản du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp (resort nghỉ dƣỡng cao cấp, condotel, sân golf…)”.

Ngành du lịch đang đƣợc Đảng và Nhà Nƣớc đặc biệt quan tâm thông qua việc Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành hàng loạt các Nghị quyết, Quyết định quan trọng đề cập tới
chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu tăng trƣởng thu du lịch
l2 - l4%/năm, đóng góp ngành du lịch lên đến 12 - 14% GDP năm 2025 và tăng 11 -
12%, đóng góp 15 - 17% GDP năm 2030 và chƣơng trình hành động phát triển du lịch
giai đoạn 2021-2025. Đây có thể coi là những khung hành lang pháp lý vô cùng quan
trọng để phát triển ngành du lịch nói chung và bất động sản du lịch nói riêng.

Page | 45
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

Bên cạnh đó, về số lƣợng, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2009, cả nƣớc mới
có hơn 2.000 cơ sở lƣu trú du lịch với gần 95.000 phòng thì đến năm 2019 cả nƣớc đã có
hơn 22.000 cơ sở lƣu trú du lịch với khoảng 500.000 phòng. Nhƣ vậy, chỉ sau hơn 10
năm, ngành du lịch Việt Nam đã tăng 11 lần về số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch và tăng 5,2
lần về số lƣợng phòng. Đó là sự tăng trƣởng vô cùng ngoạn mục đối với một thị trƣờng
mới nổi nhƣ Việt Nam.

Hơn nữa, theo số liệu thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), tính
đến 9/2021 tại 15 địa phƣơng gồm Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá,
Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Nha Trang
(Khánh Hòa), Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc (Kiên Giang) có
tổng số 239 dự án bất động sản du lịch với hơn 114.000 căn hộ condotel, hơn 24.000
villas và hơn 30.000 shophouse. Tổng giá trị 3 sản phẩm này khoảng 680.000 tỷ đồng,
tƣơng đƣơng gần 30 tỷ USD. Tất cả những điều này cho thấy tiềm năng lớn mạnh của bất
động sản du lịch tại Việt Nam và thậm chí còn hơn thế nữa.

5.2 Kết luận

Mục tiêu hƣớng đến của bài nghiên cứu này là nhằm phân tích mô hình M-score của
Beneish (1999) trong dự báo khả năng gian lận BCTC của các doanh nghiệp. Sau khi
phân tích, tính toán chỉ số M-score của 60 mẫu nghiên cứu thuộc các công ty bất động
sản niêm yết tại Việt Nam trong năm 2021, bài nghiên cứu đã tiến hành so sánh chỉ số
này với độ chênh lệch tại chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm kiểm
tra lại tính chính xác của kết quả dự đoán vừa đƣa ra. Kết quả cho thấy, mô hình đã dự
báo đúng hơn 67,36% các doanh nghiệp có và không có hành vi gian lận BCTC trong
năm 2021.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị rằng các bên liên quan nhƣ nhà đầu tƣ,
kiểm toán viên, tổ chức tín dụng,…khi tiếp cận BCTC của các công ty niêm yết trên sàn
nên chú ý phân tích các mô hình dự báo gian lận BCTC, trong đó có thể kể đến mô hình
M-score.

Page | 46
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

5.3 Kiến nghị

5.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước, Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam
(VACPA)

Thứ nhất, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, đặc biệt là Ủy ban chứng khoán cần hoàn
thiện khung pháp lý về các biện pháp xử lý đối với các công ty niêm yết thực hiện gian
lận trong BCTC nhƣ bổ sung và nâng cao các hình phạt về mặt hành chính và hình sự đối
với công ty đó. Khoản 2 điều 10 của nghị định số 105/2013/NĐ-CP của chính phủ đã quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập nhƣ sau:

Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về BCTC, báo cáo quyết toán và công
khai BCTC:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
b, Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
c, Giả mạo BCTC, khai man số liệu trên BCTC;
d, Thỏa thuận hoặc ép buộc ngƣời khác giả mạo BCTC, khai man số liệu trên
BCTC;
đ, Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc ngƣời khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu
kế toán sai sự thật;
g, Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

Hình phạt bổ xung:

a, Tƣớc quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với ngƣời hành nghề kế
toán từ 01 tháng đến 03 tháng; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán đối với tổ chức
kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng vi phạm quy định tại Điểm b,
c, d, đ, g Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c, d, đ
Khoản 2 Điều này.

Page | 47
Có thể thấy, khung hình phạt tài chính hiện nay tại Việt Nam đối với hành vi gian lận
BCTC này còn quá nhẹ, số tiền này không đáng là bao so với con số mà công ty thu đƣợc
nếu thành công gian lận. Chính điều này có thể dẫn đến sự gia tăng các công ty có sự gian
lận trong BCTC.

Thứ hai, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm soát, công bố
thông tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra
và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng BCTC. Ủy ban
chứng khoán Nhà nƣớc có thể thành lập Ủy ban giám sát chất lƣợng về hoạt động kiểm
toán BCTC của các công ty niêm yết và VACPA thành lập Trung tâm về chƣơng trình
kiểm tra chéo các công ty kiểm toán cho các công ty niêm yết, trong đó việc áp dụng thủ
tục phân tích là một nội dung cần quan tâm khi đánh giá chất lƣợng hoạt động kiểm toán.
Ủy ban chứng khoán cũng cần tăng cƣờng việc giải trình biến động thông tin trên BCTC
của công ty niêm yết nhằm góp phần phát hiện các gian lận có thể xảy ra trên BCTC của
công ty.

Thứ ba, Bộ Tài chính nên xây dựng một quy trình chuẩn cơ bản nhằm yêu cầu tất cả
các công ty kiểm toán tối thiểu nhất cũng phải thực hiện đƣợc. Chƣơng trình này nên
đƣợc xây dựng và đƣợc viết dƣới dạng phần mềm kiểm toán và công tác kiểm tra cũng dễ
dàng và hiệu quả cho cả công ty kiểm toán cũng nhƣ Bộ tài chính. Bởi hiện nay, sự cạnh
tranh gay gắt giữa các công ty kiểm toán Việt Nam có thể dẫn đến việc một số công ty
thực hiện giảm phí để giành đƣợc khách hàng, từ đó làm giảm chất lƣợng kiểm toán. Do
đó, chƣớng trình này của Bộ sẽ rất cần thiết và quan trọng.

Thứ tư, tạo nhịp cầu trao đổi thông tin cũng nhƣ nghiệp vụ đa dạng và đầy đủ hơn trên
những trang web chuyên ngành: hiện đã có một số trang web uy tín nhƣ
www.vacpa.org.vn của VACPA hay www.kiemtoan.com.vn, www.vaa.vn,
www.tapchiketoan.vn là diễn đàn tƣơng đối tốt, cập nhật và trả lời hầu hết các câu hỏi
thắc mắc mà kiểm toán viên gặp phải trong thực tiễn kiểm toán. Xong các trang web trên
chỉ dừng lại ở mức độ một chiều chứ không phải đối thoại có nghĩa là kiểm toán viên đặt

Page | 48
câu hỏi thì mới có câu trả lời từ phía VACPA. Do đó, VACPA nên đặt ra nhiều câu hỏi,
tình huống để các kiểm toán viên có cơ hội trao đổi, nghiên cứu với nhau.

Thứ năm, VACPA cần tăng cƣờng việc thực hiện các khóa đào tạo, huấn luyện, đánh
giá và kiểm soát chất lƣợng hành nghề của các kiểm toán viên và công ty kiểm toán; xử
lý triệt để những công ty, những kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhằm làm
gƣơng cho các cá nhân và doanh nghiệp.

Thứ sáu, khẩn trƣơng chuẩn bị các điều kiện để quốc tế hóa trình độ, năng lực, chứng
chỉ hành nghề của kiểm toán viên Việt Nam, đạt tới sự công nhận giữa các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á, Châu Á và thế giới.

5.3.2 Kiến nghị đối với kiểm toán viên, công ty kiểm toán

Trong quá trình kiểm toán thì kiểm toán viên cần phải mạnh dạn xem xét BCTC có khả
năng gian lận hay không bằng nhiều phƣơng pháp phát hiện gian lận khác nhau chứ
không nên chỉ dựa vào chuẩn mực kiểm toán hoặc dựa trên kinh nghiệm, cụ thể là nên áp
dụng các phƣơng pháp thực nghiệm đã đƣợc nghiên cứu vận dụng tại Việt Nam. Đây là
một bƣớc quan trọng. Mô hình dự báo gian lận BCTC mà tác giả nghiên cứu nêu trên có
độ tin cậy khá cao mà cũng dễ thực hiện vì sử dụng dữ liệu có sẵn trên BCTC. Kiểm toán
viên có thể xem xét vận dụng.

Kiểm toán viên cũng cần duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi thực hiện kiểm
toán, cân nhắc khả năng Ban Giám đốc vƣợt qua hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng nhƣ cần
ý thức rằng các thủ tục kiểm toán có thể hiệu quả trong phát hiện nhầm lẫn nhƣng không
hiệu quả trong phát hiện gian lận. Thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán liên quan đến
gian lận đã đƣợc thiết kế cũng là một cách để giảm thiểu khả năng bỏ sót những gian lận
đã thực hiện nhƣng không đƣợc phát hiện.

Bên cạnh đó, kiểm toán viên phải không ngừng học hỏi, cập nhật những phƣơng pháp
mới nhất nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cũng nhƣ nâng cao đạo đức nghề nghiệp
trong quá trình hành nghề của mình.

Page | 49
Đối với công ty kiểm toán, các công ty kiểm toán cần không ngừng nâng cao đội ngũ
kiểm toán viên của mình. Các kiểm toán viên nên đƣợc đào tạo tốt về mặt chuyên môn,
kỹ thuật và trang bị thêm những kiến thức bổ trợ khác nhƣ các kiến thức về phân tích
hoạt động kinh doanh, kế toán quản trị, xác suất – thống kê…Bên cạnh đó, các kiểm toán
viên còn phải đƣợc bồi dƣỡng về mặt đạo đức, vấn đề có tầm quan trọng vô cùng lớn với
ngành kiểm toán. Họ cần hiểu rõ cách thức tiến hành và các trƣờng hợp nên sử dụng thủ
tục phân tích, cách sử dụng đúng đắn khi xảy ra khác biệt lớn.

Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng cần tổ chức các buổi thảo luận, đóng góp ý kiến và có sự
giám sát thực hiện. Trƣởng nhóm kiểm toán viên cần quan tâm hơn nữa đến các thành
viên trong nhóm, giúp họ tháo gỡ các khó khăn và giải quyết vấn đề phức tạp, qua đó
kiểm toán viên có thể trao đổi kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình một cách tích cực,
mang tính chất xây dựng. Đồng thời cũng cần chú ý đến việc làm, hành vi và tƣ cách đạo
đức của các thành viên trong nhóm. Nếu có xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm khắc.
Mọi hành vi sai phạm cần đƣợc nghiêm khắc xử lý, có những biện pháp xử lý mang tính
chất răn đe, ngăn ngừa các hành vi sai phạm.

Cùng với việc đào tạo con ngƣời thì các công ty kiểm toán cũng nên tạo môi trƣờng
làm việc tốt hơn nhƣ trang bị phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho các thủ tục phân tích, có
hƣớng dẫn cụ thể hơn về thủ tục phân tích…Vì một phần mềm chuyên dụng có thể giúp
đỡ các kiểm toán viên trong các kỹ thuật tính toán phức tạp, giảm bớt áp lực về thời gian
và rất hữu ích trong việc lƣu trữ về các dữ liệu cả về hoạt động và tài chính của khách
hàng, đồng thời nó có khả năng cung cấp các chỉ tiêu phân tích ở mức độ tƣơng đối.

Đối với các công ty kiểm toán có quy mô vừa và nhỏ, cần tuyển dụng nhân viên với
tiêu chuẩn đầu vào tốt, học đúng chuyên ngành và tốt nghiệp từ các trƣờng đại học đào
tạo chất lƣợng. Để làm đƣợc điều này thì các công ty kiểm toán cần xây dựng một chính
sách tiền lƣơng thƣởng hợp lý và chế độ đãi ngộ, chăm sóc tốt cho nhân viên vì các nhân
viên giỏi thƣờng chọn nơi có lƣơng cao, nhiều cơ hội thăng tiến để gắn bó và làm việc.

Page | 50
5.3.3 Kiến nghị đối với nhà đầu tư

Hiện nay, đa số các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán là các nhà đầu tƣ cá nhân.
Họ là các cá nhân hoặc hộ gia đình mong muốn dùng số tiền tiết kiệm nhàn rỗi của mình
để đầu tƣ vào một kênh nào đó sinh lợi nhiều hơn là gửi tiết kiệm bình thƣờng. Mục đích
cuối cùng của họ là tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, các nhà đầu tƣ cần
nâng cao trình độ, kiến thức để có thể tự phân tích và nhận diện đƣợc các gian lận trên
BCTC trƣớc khi đƣa ra quyết định. Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ nên đọc kỹ các kết quả
của các báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp, đặc biệt chú ý các
ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến các khoản mục quan trọng nhƣ doanh thu, giá
vốn, chi phí, khoản phải thu, tài sản cố định, hàng tồn kho…

Đối với các nhà đầu tƣ tổ chức thì đa số sẽ gặp các rủi ro liên quan đến thị trƣờng, rủi
ro về tâm lý. Vì họ là những nhà đầu tƣ chuyên nghiệp nên rủi ro về năng lực sẽ thấp hơn
rất nhiều so với các nhà đầu tƣ cá nhân. Ngoài mục đích tối đa hóa lợi nhuận thì họ mua
cổ phiếu có thể vì mục đích là kiểm soát các công ty. Và để giảm thiểu rủi ro về gian lận
BCTC thì các nhà đầu tƣ tổ chức nên theo dõi và phân tích BCTC của các công ty niêm
yết qua nhiều năm để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn. Đặc biệt, các nhà đầu tƣ
này cần phải nắm vững các phƣơng pháp phát hiện gian lận BCTC và phải mạnh dạn áp
dụng. Do không hạn chế nhiều về mặt tài chính và nhân sự nên các nhà đầu tƣ này có thể
sử dụng các phƣơng pháp phát hiện gian lận đơn giản, hiệu quả nhƣ mô hình mà tác giả
đã tìm ra hay sử dụng các mô hình phức tạp hơn.

Ngoài ra, dù nhà đầu tƣ là cá nhân hay tổ chức cũng cần đánh giá công ty niêm yết
trong thực trạng chung của toàn bộ nền kinh tế và không nên đặt áp lực quá lớn đối với
duy trì và tăng giá cổ phiếu đối với các doanh nghiệp.

5.3.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Việc phòng, chống gian lận trƣớc hết cần đƣợc thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp.

Giải pháp tổng quan nhất đó là các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kiểm soát
gian lận trong đơn vị mình nhƣ thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu để ngăn ngừa

Page | 51
và phát hiện kịp thời đối với hành vi gian lận nói chung, đặc biệt là rủi ro gian lận. Điều
này sẽ giúp cho sai sót hay gian lận ở các cấp độ (ngoại trừ các cấp quản lý cao nhất)
giảm đi đáng kể.

Đặc biệt thiết kế môi trƣờng kiểm soát hiệu quả đối với rủi ro gian lận nhƣ thành lập
các bộ phận kiểm toán nội bộ, ủy ban kiểm toán, thực hiện soát xétt và giám sát thƣờng
xuyên đối với quá trình lập và trình bày BCTC, đặc biệt là giám sát hành vi của nhà quản
lý trong quá trình này để tránh các chủ ý của nhà quản lý làm sai lệch thông tin trên
BCTC. Thiết lập cơ cấu quản trị kiểm soát của công ty định kỳ thông báo về rủi ro gian
lận có thể xảy ra, xây dựng kỹ năng phòng chống và phát hiện các rủi ro gian lận. Thiết
kế quy trình báo cáo gian lận tiềm tàng (ví dụ xây dựng hệ thống đƣờng dây nóng báo
cáo gian lận, hệ thống thƣ ẩn danh… ) và cần có sự kết hợp giữa các bên để điều tra và
đƣa ra các giải pháp để đảm bảo gian lận tiềm tàng đƣợc phát hiện kịp thời.

Bên cạnh đó, nguyên tắc quản trị đối với tính chính trực của ban lãnh đạo phải luôn
đƣợc đề cao vì phần lớn hành vi lập BCTC gian lận xuất phát từ sự thông đồng giữa ban
lãnh đạo cấp cao với các nhân viên trong đơn vị. Phải luôn có sự kiểm tra đột xuất và
định kỳ đối với ban lãnh đạo, cần có sự thay đổi vị trí lẫn nhau giữa các bộ phận quản trị
cấp cao này nhằm sớm phát hiện hành vi gian lận.

Đối với nhân viên, công ty cũng phải luôn nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân
trong ứng phó với rủi ro gian lận. Doanh nghiệp cần có quy chế phạt rõ ràng đối với
trƣờng hợp gian lận và khen thƣởng đối với những cá nhân sẵn sàng báo cáo các hành vi
gian lận trong nội bộ công ty.

Và để hạn chế chênh lệch số liệu trƣớc và sau kiểm toán, doanh nghiệp cần thiết kế
quy trình xử lý nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ rõ ràng, khoa học. Việc luân chuyển
nhân sự thƣờng xuyên giữa các vị trí phần hành kế toán là một biện pháp tự kiểm soát có
hiệu quả trong việc ngăn chặn gian lận. Bên cạnh đó kế toán viên trong các doanh nghiệp
cần cập nhật kiến thức hàng năm về chế độ kế toán mới, nghị định, thông tƣ mới của
Chính phủ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngành nghề của đơn vị.

Page | 52
Doanh nghiệp nên có chế độ khuyến khích thƣởng phạt rõ ràng đối với kế toán trong
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ…

Quan trọng hơn cả, để hạn chế chênh lệch số liệu ở những khoản mục thƣờng xảy ra
sai sót, nhất là các khoản mục ảnh hƣởng đến khả năng gian lận BCTC nhƣ: Các khoản
đầu tƣ tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Tài sản cố định và Vốn chủ sở
hữu, các ƣớc tính kế toán, doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến của kiểm toán viên
trƣớc khi tiến hành lập BCTC. Ví dụ trƣờng hợp đánh giá lại các khoản đầu tƣ tài chính,
lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, thay đổi phƣơng pháp khấu hao tài sản cố định hay
trích lập các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thƣờng xảy ra chênh lệch do
kiểm toán viên và doanh nghiệp bất đồng ý kiến và cơ sở ghi nhận. Do đó, việc kế toán
tham khảo tƣ vấn của kiểm toán viên trƣớc khi thực hiện các thao tác khóa sổ và lập
BCTC là điều cần thiết.

5.3.5 Kiến nghị đối với ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng thƣơng mại với vai trò là ngƣời cấp tín dụng cho các doanh nghiệp
dựa trên các thông tin đƣợc cung cấp trên BCTC thì khi thẩm định tín dụng, cần chú ý
các vấn đề:

- Chỉ nhận các hồ sơ với BCTC đã đƣợc kiểm toán viên đánh giá trung thực và hợp
lý. Xem xét giải trình của công ty nếu xảy ra sự chênh lệch giữa BCTC trƣớc và sau kiểm
toán của doanh nghiệp. Tuy không thể tránh đƣợc tất cả những trƣờng hợp gian lận
BCTC nhƣng vẫn có thể hạn chế gian lận và rủi ro cho ngân hàng thƣơng mại trong quá
trình hoạt động của mình.

- Phân tích và đánh giá kỹ những khoản mục quan trọng hay bị làm sai lệch trên
BCTC. Có thể áp dụng mô hình gian lận hoặc tính toán các chỉ số tài chính để phát hiện
sự tăng trƣởng bất thƣờng của công ty để từ đó loại trừ những công ty này trong quá trình
thẩm định.

- Khi cấp tín dụng cho khách hàng phải kèm theo các điều kiện về hiệu quả kinh
doanh và lợi nhuận kèm theo. Việc giải ngân và thu hồi nợ doanh nghiệp cũng cần phải

Page | 53
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

đƣợc theo dõi sát sao, cũng cần phân tích các BCTC mới ra của công ty để sớm phát hiện
gian lận, bất thƣờng nhằm đƣa ra những biện pháp xử lý kịp thời.

5.4 Hạn chế của đề tài

Bài nghiên cứu của tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết khá vững chắc, đã đƣợc kiểm
chứng trong thực tế tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

Hạn chế đầu tiên là về mẫu nghiên cứu, tác giả sử dụng 60 mẫu nghiên cứu của ngành
bất động sản trên ba sàn chứng khoán là HNX, HOSE, UPCOM nhƣng do cỡ mẫu còn
nhỏ, chƣa thu thập đƣợc hết tất cả các doanh nghiệp niêm yết trong ngành nên kết quả
nghiên cứu mang tính bao quát chung cho các công ty niêm yết ngành bất động sản.

Hạn chế thứ hai là dữ liệu phục vụ nghiên cứu ngắn. Do khả năng thu thập BCTC
trƣớc kiểm toán còn hạn chế, nghiên cứu chỉ mới tập trung phân tích dữ liệu trong năm
2021 cho nên dữ liệu nghiên cứu còn khá khiêm tốn. Khi thời gian nghiên cứu dài hơn,
với mẫu nghiên cứu lớn hơn, kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ đáng tin cậy hơn.

Trên đây là hai hạn chế lớn nhất của đề tài mà tác giả thực hiện. Hạn chế này sẽ là tiền
đề, hƣớng gợi mở để phát triển theo hƣớng sâu hơn cho các nghiên cứu tiếp theo trong
thời gian tới.

Page | 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Anh

1. Altman, E., 1968. Financial ratios, díscriminant analysis, and the prediction of
corporate bankcruptcy. Journal of Finance, 9: 589-609.

2. Beneish, M., & E. Press, 1993. Costs and Technical violation of accouting - base debt
convenants. The Accouting Review, 68(2) 233-257.

3. Beneish, M., 1999. The Detection of Earnings Manipulation. Financial Analysts


Journal, 55: 13.

4. Charalambos T. Spathis, 2002. Detecting false financial statements using published


data: some evidence from Greece. Managerial Auditing Journal, 2002: 179-191.

5. DeAngelo, L. E. (1986). Accounting numbers as market valuation substitutes: A study


of management buyouts of public stockholders. The accounting review, 61(3), 400.

6. Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P. (1996). Causes and consequences of
earnings manipulation: An analysis of firms subject to enforcement actions by the SEC.
Contemporary accounting research, 13(1), 1- 36.

7. Green, B. P., & Choi, J. H. (1997). Assessing the risk of management fraud through
neural network technology. Auditing, 16, 14-28.

7. Kothari, S. P., Leone, A. J., & Wasley, C. E. (2005). Performance matched


discretionary accrual measures. Journal of accounting and economics, 39(1), 163-197.

9. Marinakis, P. (2011). An investigation of earnings management and earnings


manipulation in the UK (Doctoral dissertation, University of Nottingham)

10. Tarjo and Nural Harawati, 2015. Application of Beneish M-Score Models and Data
Mining to Detect Financial Fraud. Procedia - Social and Behavioral Sciences 211 (2015)
924 – 930.

Page | 55
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

11. Zainudin, E. F., & Hashim, H. A., 2016. Detecting fraudulent financial reporting
using financial ratio. Journal of Financial Reporting and Accounting, 14(2), 266–278.

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240: Trách nhiệm của Kiểm
toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC.Thông tƣ
214/2012/TT- BTC ngày 06/12/2012.

2. Ca Thị Ngọc Tố, 2017. Ứng dụng mô hình M-Score trong việc phát hiện sai sót thông
tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng đại học Kinh tế
TP.HCM.

3. Châu Thị Hiệp, 2015. Nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm
toán BCTC các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Luận văn
thạc sĩ quản trị kinh doanh. Trƣờng đại học Đà Nẵng.

4. Hà Thị Thúy Vân, 2016. Thủ thuật gian lận trong lập BCTC của các công ty niêm yết.
Tạp chí tài chính tháng 4/2016, trang 49-51.

5. Hoàng Khánh và Trần Thị Thu Hiền, 2015. Phát hiện sai phạm BCTC của các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết. Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 218 (II), trang 42-49.

6. Lê Diễm My, 2017. Nhận diện gian lận các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp. Trƣờng đại học Tây Đô.

7. Lê Duy Ngọc, 2009. Hoàn thiện thủ tục kiểm toán trong kiểm toán BCTC nhằm phát
hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế.
Trƣờng đại học kinh tế TP. HCM.

8. Lê Thị Hƣơng Ly, 2018. Mô hình dự báo khả năng gian lận BCTC trên cơ sở các chỉ
số tài chính của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM. Luận
văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng đại học kinh tế TP. HCM.

Page | 56
9. Lý Trần Kim Ngân, 2011. Hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên
BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng đại học
kinh tế TP. HCM.

10. Ngô Thị Thu Hà, 2007. Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của
kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán
BCTC. Luận văn thạc sĩ kinh tế. TP. HCM.

11. Nguyễn Ngọc Huyền Trân, 2016. Ảnh hưởng của chênh lệch số liệu trước và sau
kiểm toán đến khả năng gian lận BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận văn
thạc sĩ kinh tế. Trƣờng đại học kinh tế TP. HCM.

12. Nguyễn Phúc Cảnh, 2013. Nguyên nhân các doanh nghiệp gian lận số liệu trên
BCTC: Nghiên cứu tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng số 6 tháng 3/2013, trang 49-54.

13. Nguyễn Thị Hƣơng Giang, 2013. Hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian
lận trên BCTC tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng đại học kinh tế TP. HCM.

14. Nguyễn Thị Vân Anh, 2015. Nhận diện gian lận trên BCTC của các công ty niêm yết
tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng đại học công nghệ TP. HCM.

15. Nguyễn Tiến Hùng và cộng sự, 2018. Gian lận BCTC tại các doanh nghiệp niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM . Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội:
Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 4 (2018) 45-55.

16. Phạm Thị Mộng Tuyền, 2019. Kết hợp mô hình M-score Beneish và chỉ số Z-score để
nhận diện khả năng gian lận trên BCTC của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán TP. HCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng đại học kinh tế TP. HCM.

17. Trần Ngọc Trâm, 2013. Phân tích những biểu hiện gian lận BCTC thông qua sự kết
hợp chỉ số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ. Trƣờng đại học kinh tế TP. HCM.

18. Trần Thị Giang Tân và cộng sự, 2014. Đánh giá rủi ro gian lận BCTC của các công
ty niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, 26(1), 74-94.

Page | 57
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

19. Trần Việt Hải, 2017. Nhận diện gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam-Bằng chứng thực nghiệm tại sàn giao dịch HOSE. Luận
văn thạc sĩ. Trƣờng ĐH Kinh tế TP. HCM.

20. Võ Minh Dƣơng, 2016. Sử dụng mô hình Beneish M-Score đánh giá chất lượng
BCTC ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng ĐH Kinh tế TP. HCM.

21. Võ Văn Nhị và Hoàng Thị Cẩm Trang, 2013. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nguy
cơ phá sản của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Tạp chí
phát triển kinh tế, số 762S, trang 48-52.

22. Vƣơng Lê Sơn, 2019. Ứng dụng mô hình F-score để dự đoán gian lận trên BCTC của
các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế.
Trƣờng đại học kinh tế TP. HCM.

Page | 58
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY THU THẬP BCTC

MÃ CHỨNG
STT TÊN CÔNG TY
KHOÁN

1 CEO Công ty cổ phần tập đoàn C.E.O

2 CRE Công ty cổ phần bất động sản thế kỷ

3 DIG Tổng công ty cổ phần đầu tƣ phát triển xây dựng

4 DLR Công ty cổ phần địa ốc Đà Lạt

5 DRH Công ty cổ phần DRH Holdings

6 DTA Công ty cổ phần Đệ Tam

7 FLC Công ty cổ phần tập đoàn FLC

8 HAG Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

9 HDG Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô

10 HQC CTCP Tƣ vấn Thƣơng mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân

11 ITA CTCP Đầu tƣ và Công nghiệp Tân Tạo

12 ITC CTCP Đầu tƣ và Kinh doanh Nhà

13 KBC Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP

14 KDH CTCP Đầu tƣ và Kinh doanh Nhà Khang Điền

15 LCG CTCP Lizen

16 LEC CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung

17 LGL CTCP Đầu tƣ và Phát triển Đô thị Long Giang

18 LHG CTCP Long Hậu

19 NBB CTCP Đầu tƣ Năm Bảy Bảy

20 NDN CTCP Đầu tƣ Phát triển Nhà Đà Nẵng

21 OGC CTCP Tập đoàn Đại Dƣơng

22 PPI CTCP Đầu tƣ và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dƣơng

Page | 59
23 PVL CTCP Đầu tƣ Nhà Đất Việt

24 QCG CTCP Quốc Cƣờng Gia Lai

25 RCL CTCP Địa ốc Chợ Lớn

26 SCR CTCP Địa ốc Sài Gòn Thƣơng Tín

27 SDU CTCP Đầu tƣ Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà

28 SGR CTCP Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn

29 SJS CTCP Đầu tƣ Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà

30 TDC CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dƣơng

31 TDH CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức

32 TIG CTCP Tập đoàn Đầu tƣ Thăng Long

33 UDC CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

34 VHM CTCP Vinhomes

35 VIC Tập đoàn VINGROUP - CTCP

36 VPH CTCP Vạn Phát Hƣng

37 VRE CTCP Vincom Retail

38 VC3 CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông

39 CTD CTCP Xây dựng Coteccons

40 DTD CTCP Đầu tƣ Phát triển Thành Đạt

41 HAS CTCP Hacisco

42 BCM Tổng Công ty Đầu tƣ và Phát triển Công nghiệp – CTCP

43 CCL CTCP Đầu Tƣ và Phát triển Đô Thị Dầu khí Cửu Long

44 DXS CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh

45 HAR CTCP Đầu tƣ Thƣơng mại Bất động sản An Dƣơng Thảo Điền

46 KHG CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land

47 KOS CTCP KOSY

48 LDG CTCP Đầu tƣ LDG

49 PTL CTCP Victory Capital

Page | 60
50 TN1 CTCP Thƣơng mại Dịch vụ TNS Holdings

51 VRC CTCP Bất động sản và Đầu tƣ VRC

52 AGG CTCP Đầu tƣ và Phát triển Bất động sản An Gia

53 BCE CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dƣơng

54 CDC CTCP Chƣơng Dƣơng

55 CKG CTCP Tập đoàn Tƣ vấn Đầu tƣ Xây dựng Kiên Giang

56 EVG CTCP Tập đoàn EverLand

57 FIR CTCP Địa ốc First Real

58 HPX CTCP Đầu tƣ Hải Phát

59 HU1 CTCP Đầu tƣ và Xây dựng HUD1

60 VPI CTCP Đầu tƣ Văn Phú - INVEST

Page | 61
Produced with a Trial Version of PDF Annotator - www.PDFAnnotator.com

PHỤ LỤC 02: M-SCORE VÀ ĐỘ CHÊNH LỆCH LỢI NHUẬN SAU THUẾ TRƢỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN

M - SCORE CHÊNH
MCK
DSRI GMI AQI SGI DEPI SGAI TATA LGVI LỆCH
CRE 0.4594 0.5470 0.7241 2.6516 1.2388 0.7178 0.6581 0.9778 -0.0004
DIG 1.3611 0.7027 0.9320 1.0332 0.8156 1.1805 1.0017 0.9149 0.0378
DLR 2.7453 0.5580 0.2050 0.3705 1.0853 2.4328 0.6206 1.0536 0.3687
DRH 1.7054 1.4722 0.9207 0.6179 71.6038 0.5528 0.2662 1.0222 -0.0561
DTA 0.4402 0.3160 0.8017 2.5225 0.4365 0.6042 (0.0598) 1.0816 -0.0304
FLC 1.2959 (7.6847) 1.0109 0.5021 0.5528 1.7531 12.6380 1.1039 -0.1699
HAG 1.5977 0.3979 1.2578 0.6636 0.3264 0.1499 (0.0126) 1.0161 0.0083
HDG 1.3805 0.9082 0.2508 0.7685 1.6059 1.9419 3.3868 0.9296 0.0078
HQC 1.8975 1.6446 1.2371 0.5184 1.8459 1.3620 0.7655 1.4149 -0.0048
ITA 0.6863 0.6374 1.0229 1.4434 0.9906 0.4475 (18.3605) 0.8719 -0.1144
ITC 1.5266 1.1882 1.1028 0.8422 0.6460 1.4648 (0.2383) 0.9609 0.0432
KBC 0.7951 0.2794 1.6734 2.0031 0.8190 0.9592 0.4530 0.8541 -0.0014
KDH 1.4308 1.0956 1.0267 0.8247 0.9409 1.1182 3.1526 0.6940 0.0001
LCG 1.2499 0.7073 1.0774 0.5995 0.7626 1.0114 0.6991 0.8439 -0.0719
LEC 1.0777 1.1415 1.9260 0.9670 1.0737 0.9847 1.7893 0.9423 0.0711
LGL 1.4390 3.2506 0.9184 0.7254 1.2881 2.1224 0.7100 0.9215 -0.0003
LHG 0.7956 0.7128 0.9033 1.2145 0.9062 0.6462 7.2013 0.9601 0.0044
NBB 7.8065 3.2348 15.7318 0.1615 0.9939 2.7102 44.0446 1.0021 -0.0793
NDN 2.2635 1.7314 1.0803 0.5828 0.9726 1.0832 4.3144 0.6180 0.0639
OGC 1.6088 3.7406 0.9611 0.4536 0.8844 0.4481 1.6187 0.8755 0.0542
PPI (0.0883) 7.1524 0.9098 (18.9913) 1.2853 (0.0124) 0.5962 1.1993 -0.0041
PVL 0.9009 0.1077 0.9707 1.0222 0.4332 0.9929 (0.3336) 0.9325 0.0134
QCG 1.5113 1.2876 0.7686 0.5621 1.0462 0.8627 0.1633 0.9516 0.0081
RCL 1.2637 1.0247 0.8746 0.8426 3.2732 0.9136 0.5539 0.8524 -0.0053
SCR 0.4541 (0.9849) 1.2476 1.8332 0.9137 0.6231 4.3341 0.8510 0.0074
Page | 62
SDU 1.7601 1.3102 1.0265 0.6212 1.2213 1.1795 (0.4591) 0.9975 -2.2492
SGR 1.4568 1.2242 1.0120 0.5513 1.1383 1.7051 (0.2089) 1.0812 0.0196
SJS 0.9221 2.4022 1.1072 0.6573 1.0495 1.6908 (24.6266) 0.9882 0.2470
TDC 1.1765 1.0727 0.9931 1.0387 0.9205 0.8790 (1.1236) 0.9777 0.0177
TDH 1.1396 (3.3917) 1.2832 0.2479 1.4859 5.6425 10.3766 0.9997 0.4108
TIG 0.9553 0.4580 0.9859 1.9208 2.3309 1.0395 (11.1558) 1.1187 -0.0427
UDC 1.4049 1.9028 0.9414 0.7099 0.9701 1.0913 (6.1144) 1.0076 0.0278
VHM 0.9735 0.5358 1.1374 1.1893 0.6848 0.9561 7.2954 0.7310 -0.0073
VIC 1.1055 0.5140 1.0120 1.1341 0.6937 1.3330 (0.0931) 0.9250 0.0047
VPH 0.9486 0.7127 0.8191 1.0771 1.0001 1.1732 (0.5026) 1.0943 0.0392
VRE 1.4521 1.5975 0.7437 0.7073 0.9509 1.2320 0.2365 0.7245 0.0373
VC3 0.6818 0.7450 0.0316 1.5857 0.8169 0.4197 1.1725 1.0652 -0.0959
CTD 1.7441 3.1894 0.9073 0.6242 0.9200 0.8036 (0.3680) 1.0784 -0.0076
DTD 1.0789 1.0272 0.9652 0.9254 1.1983 0.7791 3.1393 0.8545 -0.0651
HAS 0.8183 0.8334 0.8401 1.2988 0.8389 0.8767 (0.9693) 1.0202 0.0089
BCM 1.1851 1.0108 1.1384 1.0707 0.8293 0.8203 (2.7848) 1.0143 0.0603
CCL 1.1802 0.7358 0.4481 1.1059 0.9904 1.8407 0.3827 1.0571 -0.0004
DXS 1.0685 0.8779 0.7819 1.3323 0.8168 1.1363 10.4911 1.0291 0.0016
HAR 3.9015 0.7956 1.0121 0.2678 1.0254 3.4539 (0.6680) 0.8205 0.0292
KHG 0.6241 0.2461 1.1214 4.2517 0.5708 0.4150 (11.2147) 1.0543 0.0007
KOS 1.6199 1.5527 1.5368 0.8456 18.0977 0.8623 0.4886 0.8772 0.0576
LDG 5.8763 2.0298 1.1630 0.2314 0.5451 1.5094 8.1074 1.1983 0.0241
PTL 0.5511 0.2055 1.0156 1.9473 0.9619 0.6506 (0.1338) 1.0139 -0.9371
TN1 0.7942 0.8196 0.8758 1.1855 0.3761 2.0378 2.6199 0.7473 0.0069
VRC 13.9835 1.5080 0.9074 0.3676 0.8265 1.3297 0.5369 1.2772 0.0028
AGG 1.8983 0.6817 1.6842 1.0312 0.1288 1.4376 (3.7549) 1.0328 0.0043
BCE 2.5664 1.3569 1.2024 0.3181 0.8582 3.2668 0.4072 0.8280 -0.2039
CDC 1.5900 0.6387 2.0878 2.4453 0.8284 0.5522 12.4215 1.0950 -0.0564
CKG 0.9657 0.8982 1.1363 0.9986 0.9794 1.2435 1.3223 0.9177 0.0901
EVG 1.7939 1.3233 0.6679 1.2603 0.5885 0.3670 (10.1678) 0.8300 -0.0173
Page | 63
FIR 1.1334 0.7308 0.8211 1.5563 0.6752 0.6278 2.2210 1.1327 -0.5248
HPX 1.0147 0.9612 1.3120 1.0475 0.9203 1.0527 2.9231 1.2399 -0.1486
HU1 0.5254 0.8636 0.1140 2.1485 1.3723 0.4637 0.3560 0.9379 0.7067
VPI 0.5655 1.0613 0.9145 1.2111 1.0780 1.1797 (0.2083) 0.9403 -0.0296
CEO 1.3934 3.0598 0.8783 0.6812 0.4603 0.9051 (0.6504) 0.9302 0.0127

Page | 64
Page | 65

You might also like