You are on page 1of 53

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI


KHOA THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ INTERLINK
ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phan Thị Ngọc Hà


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Hiền
Chuyên ngành : Thương Mại Quốc Tế
Lớp : 07NT7.2

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2016.


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em không có gì hơn xin gởi đến quý thầy cô giáo đang giảng dạy và
làm việc tại trường Cao Đẳng Thương Mại, thầy cô bộ môn Thương mại quốc tế lời
chúc sức khỏe và thành đạt. Chúc quý thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp
giáo dục đào tạo cũng như tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phan Thị Ngọc Hà, người
đã hướng dẫn tận tình đầy trách nhiệm trong suốt thời gian em thực tập và hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp này.
Qua đây em cũng xin lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty cổ phần giao nhận
vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng, các anh chị trong công ty đặc biệt là anh Võ
Văn Khiêm, đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập, tạo điều kiện cho em
được tiếp xúc với thực tế và đã truyền đạt cho em những kinh nghiệm mà các anh chị
đã làm trong công việc giao nhận, giúp em thực hiện tốt bài báo cáo này nói riêng cũng
như tránh những bỡ ngỡ trước khi em bước vào công việc thực tế của mình sau khi ra
trường.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo chắc hẳn không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và Ban lãnh đạo công
ty để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào, luôn thành công trong
công việc cũng như trong cuộc sống.
Em xin trân trọng kính chào !

i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

XK Xuất khẩu

XNK Xuất nhập khẩu

FCL Full Container Load

FIATA Federation Internationale des Association de


Transitaires et Assimile’s

IATA International Air Transport Association

CP Cổ phần

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
Tên bảng Trang
bảng

2.1: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của công ty CP 17


Interlink Đà Nẵng

2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính 18

2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 18

2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2013 - 19
2015

2.5: Doanh thu các loại hình dịch vụ của công ty CP Interlink 20
Đà Nẵng năm 2013 - 2015

2.6. Cơ cấu mặt hàng trong giao nhận hàng nguyên container 22

2.7: Cơ cấu khách hàng chủ yếu của công ty cổ phần 23


Interlink Đà Nẵng

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu Tên hình ảnh


Trang
hình ảnh

2.1: Seal của hãng tàu Maerk 27

2.3: Khai báo hải quan 28

2.2: Kiểm tra container 31

2.3. Dấu chứng nhận phun côn trùng 32

2.4. Xếp hàng vào container 32

iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số hiệu
Tên sơ đồ Trang
sơ đồ

1.1 Quy trình giao nhận hàng nguyên container 6

2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 16

2.2. Sơ đồ quy trình giao hàng nguyên container tại công ty 25


CP giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng

v
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ....................................................................................................v
MỤC LỤC................................................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN
CONTAINER (FCL)...................................................................................................2
1.1. Tổng quan về giao hàng xuất khẩu nguyên container.......................................2
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................2
a. Giao nhận................................................................................................................... 2
b. Người giao nhận........................................................................................................2
a. Giao nhận hàng hóa bằng đường biển........................................................................4
b. Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không............................................................4
c. Giao nhận hàng hóa bằng đường bộ...........................................................................4
1.1.4. Các bên có liên quan trong nghiệp vụ giao nhận..............................................6
a. Người kinh doanh dịch vụ giao nhận.........................................................................6
b. Người chủ hàng.........................................................................................................6
c. Cơ quan hải quan.......................................................................................................6
d. Cảng........................................................................................................................... 6
1.2. Quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container (FCL)..................................6
1.2.1. Sơ đồ quy trình....................................................................................................6
1.2.2. Diễn giải chi tiết quy trình..................................................................................7
1.3.2. Bản lược khai hàng hóa ( Cargo Manifest )......................................................9
1.3.3. Sơ dồ xếp hàng (Cargo plan).............................................................................9
1.3.4. Phiếu lưu khoang tàu (Booking note)................................................................9
1.3.5. Lệnh giao hàng (Dilivery Order)........................................................................9
1.3.6 . Biên lai thuyền phó ( Mates receipt ).................................................................9
1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến giao hàng xuất khẩu nguyên container.............10
1.4.1. Các văn bản nhà nước......................................................................................10
1.4.2. Các luật quốc tế.................................................................................................10

vi
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container
..................................................................................................................................... 11
1.5.1. Các nhân tố khách quan...................................................................................11
a. Môi trường pháp luật................................................................................................11
b. Môi trường chính trị - xã hội....................................................................................11
c. Thời tiết:..................................................................................................................11
1.5.2. Các nhân tố chủ quan.......................................................................................11
a. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc:....................................................................11
b. Vốn đầu tư...............................................................................................................12
c. Trình độ lao động.....................................................................................................12
Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN
CHUYỂN QUỐC TẾ INTERLINK ĐÀ NẴNG......................................................13
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà
Nẵng............................................................................................................................ 13
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................13
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động...................................................14
a. Chức năng................................................................................................................ 14
b. Nhiệm vụ.................................................................................................................14
c. Lĩnh vực hoạt động..................................................................................................15
2.1.3. Cơ cấu tổ chức..................................................................................................16
a. Sơ đồ bộ máy tổ chức..............................................................................................16
b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.............................................................16
2.1.4. Nguồn lực kinh doanh của công ty.................................................................17
a. Cơ sở vật chất........................................................................................................... 17
b. Nguồn lực tài chính..................................................................................................17
c. Nguồn nhân lực........................................................................................................17
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.................19
a. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 3 gần đây................................................19
b. Tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty theo các dịch vụ.......................20
2.2.1. Mặt hàng trong giao hàng nguyên container...................................................21
2.2.2. Thị trường và khách hàng của công ty............................................................22
a. Thị trường................................................................................................................22
b. Khách hàng của công ty...........................................................................................23
2.2.3. Tình hình cạnh tranh của công ty Interlink tại thị trường Đà Nẵng..............23

vii
2.2.4. Quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container tại công ty cổ phần giao
nhận vận chuyển quốc tế Interlink.............................................................................25
a. Sơ đồ quy trình.........................................................................................................25
b. Diễn giải chi tiết quy trình.......................................................................................26
2.3. Đánh giá chung về quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container tại công
ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng.................................36
2.3.1. So sánh quy trình thực tế và lý thuyết về quy trình giao hàng xuất khẩu
nguyên container tại công ty cổ phần vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng.........36
2.3.2. Thành tựu.........................................................................................................36
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................37
a. Hạn chế.................................................................................................................... 37
b. Nguyên nhân............................................................................................................37
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO
HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ INTERLINK........................................38
3.1. Kết luận chung....................................................................................................38
3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty cổ phần giao nhận vận chuyển
quốc tế Interlink Đà Nẵng trong thời gian tới.........................................................38
3.2.1. Mục tiêu của công ty.........................................................................................38
3.2.2. Phương hướng phát triển của công ty..............................................................39
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hành xuất khẩu tại công ty cổ
phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink.........................................................39
3.3.1. Giải pháp đầu tư, mở rộng và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của công ty...39
3.3.2. Giải pháp đào tạo nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm cho nhân viên.....40
3.3.3. Giải pháp đấy mạnh công tác nghiên cứu thị trường......................................42
3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ..........................................................43
3.4. Một số kiến nghị..................................................................................................43
3.4.1. Kiến nghị với cơ quan.......................................................................................43
3.4.2. Kiến nghị với nhà trường.................................................................................44
KẾT LUẬN................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, Việt Nam đã và đang hòa mình vào
sự phát triển chung của toàn thế giới. Hoạt động buôn bán giữa các nước ngày càng
diễn ra mạnh mẽ và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu vận tải giao nhận hàng
hóa ngày một tăng cao. Có thể thấy vận tải giao nhận ngày càng đống vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Vận tải
giao nhận đóng vai trò như là cầu nối trung gian thúc đẩy sự phát triển ngoại thương
giữa các quốc gia.
Hoạt động giao nhận vận tải giao nhận ở Việt Nam trong thời gian qua đã có
những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay có hơn 400 doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực vận tải giao nhận trên toàn Việt Nam. Bên cạnh số lượng không ngừng tăng
lên thì chất lượng của các công ty cũng ngày một nâng cao để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng trong tình trạng canh tranh khóc liệt hiện nay.
Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink là một công ty giao nhận
hàng xuất nhập khẩu đang dần hoàn thiện các dịch vụ của mình để có thể đón đầu với
sự dịch chuyển của thị trường logistics ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm
qua, công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink đã đạt những kết quả kinh
doanh khả quan. Vì vậy giựa trên những kiến thức đã được tích lũy từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường cộng với khoảng thời gian thực tập khá ngắn nhưng lại học được
nhiều kinh nghiệm và bài học thực tế tại công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế
Interlink, em quyết định chọn đề tài: “Quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên
container tại công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng” làm
báo cáo thực tập.
Cấu trúc của bài báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao hàng xuất khẩu nguyên container (FCL).
Chương 2: Thực trạng về quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container tại
công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu
nguyên container tại công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng.
Vì thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, bài viết khó tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong Thầy Cô xem xét sửa chữa để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN
CONTAINER (FCL)
1.1. Tổng quan về giao hàng xuất khẩu nguyên container
1.1.1. Một số khái niệm
a. Giao nhận
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước
khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao
hàng. Để cho quá trình vận chuyển đó được diễn ra và hàng hóa đến tay người mua,
cần phải thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở, đóng
gói bao bì, sắp xếp công việc để đưa hàng tới cảng và đưa hàng lên tàu, làm các thủ
tục gởi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa dọc đường, dở hàng ra khỏi tàu, và
giao cho người nhận… những công việc trên gọi là giao nhận.
“Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo
sự ủy thác của chủ hàng, cảu người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác
(gọi chung là khách hàng) – Điều 136 Luật Thương mại Việt Nam”.
Theo quy tắc mẫu của liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế FIATA về
dịch vụ giao nhận: “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại loại dịch vụ
nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối
hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các
vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến
hàng hóa”.
b. Người giao nhận
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về người giao nhận nhưng chưa có một định
nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận.
Theo quy tắc mẫu của FIATA: Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà
bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực
hiện mọi công việc liên quan tới hợp đồng như: bảo quản lưu kho, trung chuyển, làm
thủ tục hải quan, kiểm hàng hóa…
Theo Luật Thương mại Việt Nam điều 164: Người giao nhận là thương nhân có
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.
c. Gửi hàng nguyên container (FCL – full container load)
Gửi hàng nguyên container (FCL – full container load) là phương thức mà chủ
hàng/ người xếp hàng (là người xuất khẩu) có đủ hàng hóa để chất xếp đầy container
hoặc nhiều container như vậy để chở đến cho người nhập khẩu.
1.1.2. Vai trò của việc giao hàng xuất khẩu nguyên container
a. Đối với thương mại quốc tế
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống xã hội hiên nay, cũng như là sự mở rộng giao
lưu hợp tác thương mại giữa các nước hoạt động giao hàng xuất khẩu ngày càng có vai
trò quan trọng. Điều này được thể hiện ở :
2
Tạo điều kiện cho hàng háo lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà
không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người tác nghiệp.
Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải
tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các phương
tiện hỗ trợ khác.
- Ở những nước có nền kinh tế kém phát triễn, một trong những trở ngại chính
đối vơi sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy, nguồn vốn huy động
nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu
tư hay vạy nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được
khả năng xuất khẩu của họ. Vì vậy, xuất khẩu là nguồn chính để đảm bảo nước này có
thể trả nợ.
Giúp các nước trao đổi hàng hóa, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thu ngoại tệ để phát triển
đất nước.
Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả
năng tiêu dùng của các quốc gia.
b. Đối với thương mại trong nước
Hoạt động giao hàng xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo
nhu cầu nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nguồn ngoại tệ
thu về lớn hơn là điều kiện để duy trì sự ổn định của tỷ giá hoái đoái theo hướng có lợi
cho xuất khẩu nhưng lại không tổn hao đến nhập khẩu vì vậy sẽ tạo điều kiện phát
triển kinh tế.
Khi tập trung cho hoạt động giao hàng xuất khẩu thì phải có sự đầu tư cho khoa
học – kỹ thuật cũng như trình độ quản lý sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực sản
xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới, đây là một
trong những yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thông qua hoạt động giao hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp trực tiếp tham gia
vào thị trường cạnh tranh thế giới. Điều này giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn xa
hơn về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và tập tính tiêu dùng để từ đó xây
dựng các giải pháp năng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng như cầu của
bạn hàng.
Góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và tăng
mức sống. Hoạt động giao hàng xuất khẩu càng được đẩy mạnh và không ngừng phát
triển về quy mô thì sẽ càng thu hút nhiều lao động, như vậy đã tạo việc làm cho người
lao động.
Nói chung, giao hàng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh
tế của các quốc gia, do các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối
đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
1.1.3. Các phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ( XNK)
a. Giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển được thực hiện tại các biển do cảng
tiến hành theo hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác với cảng.

3
Chủ hàng có thể đưa phương tiện chuyên chở vào cảng nhưng phải thỏa thuận
trước, tuẩn thủ các quy định tại cảng và trả các phí liên quan cho cảng.
Công việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi của cảng là do cảng thực hiện và cảng
không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi các phạm vi kho bãi của cảng.
Chủ hàng phải thực hiện một số thủ tục theo yêu cầu của cảng, chứng minh
quyền được giao, nhận hàng hợp pháp. Chủ hàng, cảng và các bên liên quan có trách
nhiệm phối hợp trong việc xác minh, giải quyết các tranh chấp về hàng hóa của chủ
hàng.
b. Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường hàng không chủ yếu là do các hãng hàng
không hoặc công ty dịch vụ vận tải hàng không thực hiện.
Hàng không là một loại hình vận tải đặc thù, các bên liên quan trong giao nhận
hàng hóa bằng đường hàng không không phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về
lịch trình
c. Giao nhận hàng hóa bằng đường bộ
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường bộ được thực hiện tại các kho riêng của
chủ hàng hoặc do các đại lý gom hàng tiến hành theo hợp đồng giữa chủ hàng và
người được chủ hàng ủy thác.
Chủ hàng có thể sử dụng phương tiện vận chuyển, bốc xếp dỡ hàng hóa của
mình hoặc ủy thác cho những đại lý gom hàng thực hiện.

Từ năm 1956, các nước Tây Âu đã ký kết : “ Công ước về hợp đồng chuyên
chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế” ( CMR: Convention de Transport des
Marchandises par Router) tại Genesve, có hiệu lực từ ngày 02/7/1961, được áp dụng
cho tất cả các hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế, trong đó có ít
nhất một nước là thành viên công ước.

Theo điều 4 của công ước : “ Hợp đồng vận tải được xác nhận bằng một giấy
gửi hàng ( Consignment note). Việc thiếu không có hoặc mất giấy gửi hàng sẽ không
có ảnh hưởng đến sự tồn tại hoặc hiệu lực của hợp đồng vận tải. Trong trường hợp này
sẽ căn cứ vào các điều khoản của công ước này”.

Về cơ bản, các công ty giao nhận sẽ sử dụng hợp đồng giao nhận với các chủ
hàng thay thế cho giấy gửi hàng. Tất cả những quyền nghĩa vụ trách nhiệm của các
bên sẽ được mô tả kỹ lưỡng trong hợp đồng giao nhận đường bộ. Hiện nay, các công
ty kinh doanh dịch vụ logistics đứng ra ký hợp đồng giao nhận kiêm cả hợp đồng vận
tải trọn chuyến cho chủ hàng giữa hai vùng lãnh thổ.
d. Giao nhận hàng hóa bằng đường sắt
Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường sắt quốc tế thực hiện theo các công ước
về vận chuyển đường sắt quốc tế COTIF (Convention ralative aux transport
Internationaux fecrrviaires) được ký kết tại Bern ngày 09/05/1980, có hiệu lực từ ngày
01/05/1985. Công ước này có hai phần phụ lục A và B:

4
Phần phụ lục A: những quy tắc thống nhất về hợp đồng chuyên chở khách liên
hợp (CIV). Phần phụ lục B: những quy tắc thống nhất về hợp đồng chuyên chở hàng
hóa bằng đường sắt quốc tế (CIM).

Giao nhận hàng háo bằng đường sắt quốc tế là một dịch vụ đặc thù chủ hàng
phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của giao nhận hàng hóa đường sắt như: hàng
phải đóng thành lô, kiện, bao gói, ký mã hiệu theo đúng tiêu chuẩn của đường sắt. Đa
số hàng hóa phải giao cho cơ quan vận chuyển đường sắt hoặc các đại lý gom hàng
được ủy thác để thực hiện công việc giao nhận với đường sắt. Hàng hóa trước khi giao
cho đường sắt phải được chủ hàng thông quan hoặc thuê dịch vụ của đại lý hải quan.
Hàng được giao tại những nơi quy định của ga đường sắt mà chủ hàng được chuyên
chở hàng đến nơi đi hoặc nhận hàng nơi đến, các địa điểm thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường sắt thường được đặt tại các ga đường sắt quốc tế.

5
1.1.4. Các bên có liên quan trong nghiệp vụ giao nhận
a. Người kinh doanh dịch vụ giao nhận
Người kinh doanh dich vụ giao nhận (Forwrder / Freight / Forwarding agent) là
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ( trong đó có dịch vụ giao nhận) hoặc kinh
doanh riêng dịch vụ giao nhận hàng hóa. Các loại doanh nghiệp này có phạm vi kinh
doanh trong nước hoặc dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tùy theo phạm vi đăng ký
kinh doanh của họ.
Người kinh doanh nghiệp vụ giao nhận sẽ là người làm dịch vụ giao nhận trực
tiếp hoặc sử dụng các mạng lưới đại lý giao nhận hoặc dịch vụ của người thứ ba khác.
b. Người chủ hàng
Người chủ hàng là người nắm chủ quyền sở hữu hàng hóa, Ở nơi giao hàng họ
thường là người xuất khẩu. Ở nơi nhận hàng họ thường là người nhập khẩu. Tuy
nhiên, có một số chủ hàng họ tự tổ chức quá trình giao nhận hàng hóa cho mình.
c. Cơ quan hải quan
Cơ quan hải quan là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, họ tham gia vào công
tác giao nhận với vai trò kiểm tra hàng hóa căn cứ vào cơ chế điều hành hàng hóa xuất
nhập khẩu. Theo quy định về quản lý nhà nước đối với hàng hóa, phương tiện chuyên
chở hàng hóa xuất nhập khẩu, tất cả các hàng hóa giao nhận qua biên giới tại các cửa
khẩu đều phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của hải quan. Việc kiểm tra hải quan thực
hiện trên hai phương diện là thủ tục chứng minh cho hàng hóa và hàng hóa.
d. Cảng
Cảng là tập hợp các công trình và thiết bị cho phép tàu đỗ yên tĩnh, xếp dỡ hàng
hóa, đưa hành khách xuống tàu và ngược lại nhanh chóng, tiện lợi tập trung, bảo
quản,bao gói và phân loại hàng hóa phục vụ những nhu cầu của tàu đỗ trong cảng.
1.2. Quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container (FCL)
1.2.1. Sơ đồ quy trình

khách hàng lượng (nếu có)


yêu cầu thương hợp đồng khiếu nại hợp đồng
Tiếp nhận Sơ đồ 1.1 Quy trình giao nhận hàng nguyên container
Đàm phán Thực hiện Giải quyết Thanh lý
1.2.2. Diễn giải chi tiết quy trình
Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng
Tiếp nhận và xem xét yêu cầu của khách hàng nếu trong phạm vi công ty có thể
thực hiện được thì tiến hành đàm phán thương lượng, còn nếu không thì sẽ từ chối yêu
cầu của khách hàng.
Bước 2: Đàm phán thương lượng
Sau khi đã xem xét yêu cầu của khách hàng nếu đổng ý sẽ tiến hành đàm phán
thương lượng về giá và điều kiện có liên quan. Nếu cả hai bên thỏa thuận được các

6
điều kiện thì sẽ tiến hành ký hợp đồng, nếu thỏa không thuận được thì đàm phán kết
thúc
Bước 3: Thực hiện hợp đồng
Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà mà công ty giao nhận sẽ thực hiện dịch vụ
trọn gói hay dịch vụ lẻ như:
- Đóng gói, ký mã hiệu hàng háo nếu được khách hàng yêu cầu.
- Ký Booking Note với hãng tàu hoặc nhận Booking từ khách hàng.
- Liên hệ với các hãng tàu để lấy lệnh cấp container rỗng.
- Nhận container từ hãng tàu hoặc Fax lệnh cấp container cho khách hàng.
- Khai báo hải quan chon lô hàng
- Chịu trách nhiệm nhạn hàng tại kho hoặc theo dõi yêu cầu khách hàng đóng và
hạ bãi đúng ngày giờ quy định trên lệnh cấp container.
- Trực tiếp đóng hàng hoặc yêu cầu khách hàng khi đóng hàng vào container
xong phải báo chi tiết làm HB/L cho chúng ta gấp.
- Sau khi nhận chi tiết lô hàng từ khách hàng, công ty giao nhận đánh HB/L nháp
Fax qua cho khách hàng kiểm tra và confinm. In HB/L cho khách hàng.
- Vận chuyển và giao container cho bãi cảng
- Giao container cho hãng tàu.
- Gửi chi tiết lô hàng và tên đại lý của công ty ở cảng đích cho hãng tàu đánh
MB/L. Khi nhận MB/L nháp từ hãng tàu phải kiểm tra thật kỹ về tên tàu, số chuyến, số
container, tên đại lý,...
- Đến hãng tàu nhận MB/L đối với MB/L gốc, thông thường chúng ta chỉ nhận
MB/L bằng Fax mà thôi.
- Khi nhận được MB/L từ hãng tàu công ty phải lập tức thanh toán cước phí cho
hãng tàu.
- Giao HB/L gốc cho khách hàng và thu tiền Bill Fee từ khách hàng.
- Tiến hành giao bộ chứng từ cho người nhận ở cảng đích sau khi hoàn tất công việc.
- Khi tàu cùng hàng về đến cảng đích, đại lý công ty tại cảng nhận hàng sẽ tiến
hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng và giao HB/L cho hãng tàu để nhận lô hàng,
đưa hàng về kho hàng lẻ tiến hành rút hàng ra khỏi container và giao cho từng chủ
hàng khi họ giao HB/L cho đại lý.
Bước 4: Giải quyết khiếu nại (nếu có)
14 ngày sau khi khách hàng nhận hàng nếu không nếu không có khiếu nại gì thì
hợp đồng kết thúc. Còn nếu có khiếu nại gì về lô hàng thì tùy theo hình thức mà sử lý.
Có thể hai bên thỏa thuận giải quyết mọi việc, nếu không giải quyết được thì đem ra
trọng tài hoặc có thể kiện ra tòa.
Bước 5 : Thanh lý hợp đồng
Các bên tiến hành thanh lý hợp đồng khi giao dịch kết thúc
Bước 6: Kết thúc hợp đồng.
7
1.3. Thủ tục, chứng từ thông quan hàng nguyên container
1.3.1. Vận đơn ( Bill of Lading )
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người
chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi
hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
Vận đơn có 3 chức năng chính sau:
- Thứ nhất : Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số
hàng háo với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển
đến nơi trả hàng.
- Thứ hai : Vận đơn góc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng.
- Thứ ba : Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết.
1.3.2. Bản lược khai hàng hóa ( Cargo Manifest )
Bản lược khai hàng hóa là bảng liệt kê tóm tắt về hàng hóa được vận chuyển trên
tàu được người vận tải lập khi có hàng chở trên tàu.
Chức năng :
- Làm giấy thông báo của hãng cho người nhận biết số hàng biết về số hàng háo
được xếp tàu
- Làm chứng từ để thuyền trưởng khai với hải quan về hàng hóa xếp trên tàu.
- Làm căn cứ để thanh toán với cảng hoặc đại lý tàu biển về các loại chi phí liên
quan đến hàng hóa (phí xếp dỡ, phí kiểm kiện…)nếu phí này tính theo khối lượng
hàng chở.
1.3.3. Sơ dồ xếp hàng (Cargo plan)
Sơ đồ xếp hàng là bản vẽ vị trí xếp hàng trên tàu biển. Trước khi hàng được xếp
lên tàu thuyền trưởng cùng với nhân viên điều độ cảng phải lập sơ đồ xếp hàng nhằm
sử dụng hợp lý nhất các khoang chưa hàng trên tàu duy trì sự thăng bằng và đảm bảo
tàu có độ chênh dọc thích hợp.
1.3.4. Phiếu lưu khoang tàu (Booking note)
Nội dung phiếu lưu khoang tàu thể hiện tên người gửi hàng số lượng Container
cần chuyên chở, cảng đi và cảng đến, cùng các thảo thuận về giá cước.
Phiếu lưu khoang tàu là một dạng hợp đồng vận tải đơn giản, nó có cả chữ ký của
người gửi hàng và người vận tải.
1.3.5. Lệnh giao hàng (Dilivery Order)
Lệnh giao hàng do người vận tải hoặc đại lý của họ phát hành, cho phép người
nhận hàng hay đại lý giao nhận của họ nhận hàng nhập về trên tàu.
1.3.6 . Biên lai thuyền phó ( Mates receipt )
Biên lai thuyền phó do người vận tải cấp, xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu
(hàng xuất). Thường dùng để đổi lấy vận đơn.
1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến giao hàng xuất khẩu nguyên container
8
Việc giao hàng háo xuât nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như các Công
ước quốc tế, luật Việt Nam
1.4.1. Các văn bản nhà nước
Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, qui phạm pháp luật liên
quan đến vận tải, giao nhận như :
Các văn bản qui định tàu bè nước ngoài ra vào các cảng quốc tế Việt Nam.;
- Luật Thương mại Việt Nam
- Các văn bản qui định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các đơn vị, doanh
nghiệp.
- Luật quốc gia điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận
tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ…
- Các loại hợp đồng.
- Các tập quán thương mại, hàng hải và luật tập tục của mỗi nước.
1.4.2. Các luật quốc tế
- Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận đơn.
- Nghị định thư Visby 1968 để sửa đổi công ước quốc tế để thống nhất một số
quy định tắc liên quan đến vận đơn (Visby Protocol 1968).
- SDRProtocol 1979.
- Công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng háo bằng đường biển (The
Hamburg rule 1978).
- Công ước để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không
quốc tế.
- Các quy tắc thống nhất về một số chứng từ vận tải hàng hóa đa phương thức
quốc tế 1980.
- Các điều kiện thương mại (Incoterms 2000, 2010).
- Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của phòng thương
mại quốc tế Paris.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container
1.5.1. Các nhân tố khách quan
a. Môi trường pháp luật
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển liên quan đến
nhiều quốc gia khác nhau. Bất kỳ thay đổi nào như sự ban hành, phê duyệt một thông
tư nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia đó; hay sự phê chuẩn thông
qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động giao nhận
hàng hóa XNK. Do đó, việc tìm hiểu và cập nhật kịp thời về những nguồn luật khác
nhau của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một cách
hiệu quả nhất.
b. Môi trường chính trị - xã hội

9
Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên
quan đến hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa XNK.
Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất
khả kháng và khả năng miễn trách nhiệm cho người giao nhận cũng như người chuyên
chở.
c. Thời tiết:
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao nhận hàng và quá trình chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian
giao nhận hàng hóa. Ngoài ra quá trình chuyên chở trên biển cũng chịu nhiều tác động
của yếu thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho tàu hoặc làm chậm việc giao hàng,
làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên liên quan chẳng hạn như mưa bão, sống
thần, biển động...
Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, và là
một trong những nguyên nhân gây ra tranh chấp. Nó cũng là cở sở xây dựng trường
hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách nhiệm cho người giao nhận.
1.5.2. Các nhân tố chủ quan
a. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc:
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn thư, kho
hàng các phương tiện bóc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa…để tham gia
hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển bằng container người giao nhận
cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị hiện đại.
Ngoài ra, công nghệ thông tin là phần không thể thiếu. Với sự phát triễn mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt đọng của
mình và thông tin về khách hàng, hàng hóa qua hệ thống máy tính, cũng như các thủ
tục khai báo hải quan, theo dõi qua trình tổ chức hoạt động giao nhận. Từ đó, người
giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan
hệ lâu dài.
b. Vốn đầu tư
Để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại nói trên
thì vốn là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, người giao nhận sẽ phải tính toán chu đáo
dể xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.
c. Trình độ lao động
Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường biển. Quy trình giao nhận hàng hóa có diễn ra trong khoảng thời gian
ngắn nhất để đưa hàng hóa đến khách hàng yêu cầu cần phụ thuộc rất nhiều vào trình
độ cũng như kinh nghiệm của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy
trình giao nhận. Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh
vực này thì sẽ sử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không
những thế chất lượng hàng hóa cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng
với nhiều loại hàng hóa khác nhau.

10
Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN
CHUYỂN QUỐC TẾ INTERLINK ĐÀ NẴNG
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà
Nẵng
Tên công ty: Công ty cổ phần giao nhận vận chuyên quốc tế INTERLINK
Tên tiếng Anh: INTERLINK INTERNATIONAL FREIGHT FORWARDER
DANANG
Tên giao dịch: INTERLINK DANANG
Website: www.mteriink.com.vn
Mã số thuế: 0400453803
Điện thoại: 0511.3631043
Fax: 0511.3631044
Trụ sở chính : Đường 2/9, phường Hòa Thuận, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Logo của công ty:

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty IN Công ty INTERLINK SÀI GÒN thành lập vào đầu năm 2002, với
100% vốn đầu
Năm 2003 thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng, lấy tên là INTERLINK Đà Nẵng.
Năm 2005 công ty INTERLINK SÀI GÒN được tách thành 2 công ty riêng:
- INTERLINK (chuyên đảm nhận dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu)
- Công ty INTERLINK LOGISTICS (chuyên đảm nhận dịch vụ giao nhận hàng
hoá nhập khẩu)
Năm 2006 thành lập công ty INTER - SKY
Công ty INTERLINK Đà Nẵng đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2003. Hiện nay
tổng số thành viên của công ty là 10 thành viên cới số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng cùng
với ban lãnh đạo đầy kinh nghiệm và phần lớn nhân viên trẻ đầy năng động.
Ngay sau khi thành lập, công ty đã tiến hành các hoạt động phát triển sản xuất
kinh doanh, mợ rộng quan hệ kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước,
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.
Bên cạnh đó INTERLINK còn là thành viên của Hiệp hội đại lý và môi giới tàu
biển Việt Nam, Hiệp hội giao nhận kho vận việt Nam. Việc tham gia các hiệp hội tạo
ra điều kiện để công ty trao đổi, học tập kinh nghiệm với các thành viên khác, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tạo ra sức mạnh, giúp công ty tránh được những
cạnh tranh không lành mạnh từ các doanh nghiệp ngoài công hội.

11
Các thành tích công ty đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh và công tác
xã hội:
- Đạt chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức
TUV Rheiland Group (Liên bang Đức) cấp năm 2005.
- Đạt giải thưởng thương hiệu Việt mạnh 2 năm liền 2005 và 2006 do Bộ Thương
mại và Thời báo kinh tế Việt Nam bình chọn.
- Là thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
a. Chức năng
Công ty Interlink Đà Nẵng luôn nỗ lực phấn đấu trở thành một trong những nhà
cung cấp dịch vụ hậu cần, tiếp vận đúng nghĩa tại Việt Nam và Đông Dương. Được
thực hiện bởi nguồn nhân lực chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng vững mạnh, mục tiêu là
không ngừng cố gắng đem lại cho khách hàng những dịch vụ có giá trị thực sự, tạo lập
bằng sự thông hiểu về thị trường nội địa kết hợp với sự tinh thông về nghiệp vụ quốc
tế.
b. Nhiệm vụ
Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng có những
nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện giao hàng hóa cho khách hàng theo các điều khoản hợp đồng
đã ký kết.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
- Cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ nhân viên.
- Thường xuyên chăm lo đào tạo, giáo dục đội ngũ cán bộ nhân viên, thực giện
chế độ khen thưởng, lỹ luật công bằng và khách quan.
c. Lĩnh vực hoạt động
Với vai trò là một công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển quốc tế, hiện
nay các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty gồm:
- Nhận/giao hàng tại/đến cơ sở nhà máy.
- Cho thuê kho bãi, lưu giữ và phân phối hàng hoá.
- Bao bì đóng gói kiện gỗ thưa, kiện kín, pallet, dán nhãn, ký hiệu mã vạch.
- Dịch vụ đóng hàng, rút ruột chuyên nghiệp hàng hóa ra/vào container.
- Dịch vụ khai thuế Hải quan.
- Dịch vụ chứng từ, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa thương mại.
- Dịch vụ dặc biệt: Dịch vụ vận chuyển liên hợp đường biển – đường hàng không
và dịch vụ giao Door hỏa tốc 24h đến Singapore.
- Dịch vụ giao hàng tận nhà, cảng.
- Dịch vụ tư vấn vận chuyển quốc tế.
- Dịch vụ gom hàng cho các thương nhân gom hàng giao hàng tại Việt Nam.
12
Trong đó, dịch vụ cho thuê kho bãi, lưu giữ và phân phối hàng hoá và dịch vụ
chứng từ, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa thương mại là hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
của công ty.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
a. Sơ đồ bộ máy tổ chức

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG PHÒNG TÀI


KINH DOANH CHÍNH KẾ TOÁN

KINH DOANH KINH DOANH


HÀNG SEA HÀNG AIR

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty


Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến :
Quan hệ hỗ trợ :
Hàng SEA: Là hàng vận chuyển theo đường thủy
Hàng AIR: Là hàng vận chuyển theo đường hàng không.
b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt
động của công ty, phụ trách công tác đầu tư quy hoạch phát triển công ty và công tác
tổ chức.
- Phó giám đốc : Có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức điều hành công tác quản
lý, có quyền quyết định và chỉ thị những công việc được phân công và thay mặt giám
đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tài chính - kế toán : Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động
tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra giám sát hoạt
động kinh doanh của công ty bằng các nghiệp vụ chuyên môn, theo dõi phân tích và
đánh giá chính xác, kịp thời tình hình tài chính của công ty, phân tích thông tin kế
toán, đề xuất các biện pháp quản lý giúp cho giám đốc đề ra các mục tiêu, phương
hướng đúng đắn và đạt hiệu quả cao trong công việc quản lý hoạt động kinh doanh của
công ty.
13
- Phòng kinh doanh : Đàm phán kí kết hợp đồng kinh tế, tổ chức thanh lý hợp
đồng và quản lý hợp đồng hàng SEA và hàng AIR.
2.1.4. Nguồn lực kinh doanh của công ty
a. Cơ sở vật chất
Được thành lập từ năm 2003, trải qua khó khăn từ buổi đầu mới thành lập, thiếu
cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật trong việc giao nhận hàng hóa. Đến nay công ty đã
trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cán bộ nhân viên đầy đủ hơn, như:
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của công ty CP Interlink Đà Nẵng
(ĐVT: Chiếc)

Máy móc thiết bị Số lượng

Máy vi tính 10

Máy scan 01

Máy Fax 01

Máy photo 02

Điện thoại 06

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)


b. Nguồn lực tài chính
Công ty cổ phần vận chuyển và giao nhận quốc tế Interlink Đà Nẵng, là một
trong những Công ty của Tập đoàn Interlink. Với lợi thế từ tập đoàn Interlink và là
Công ty cổ phần, do đó Công ty có một nguồn lực tài chính khá mạnh, tạo ra thế mạnh
trong việc đảm bảo nhận hàng hóa và giao nhận hàng hóa với các đối tác, khách hàng
trên toàn thế giới.
c. Nguồn nhân lực
- Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính
(ĐVT: Người)

Giới tính
Các bộ phận Tổng Cộng
Nam Nữ

Ban Giám đốc 2 0 2

Phòng kinh doanh 4 2 6

Phòng tài chính kế toán 0 2 2

Tổng số lao động 6 4 10

14
Tỷ trọng 60% 40% 100%

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)


Qua bảng số liệu của Công ty, ta thấy tỷ lệ nam và nữ không chênh lệch nhau
nhiều, nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ và điều này không hề gây mất cân đối lao động
mà phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty.
Đối với Interlink Đà Nẵng là một Công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế thì vấn
đề kê khai giấy tờ hải quan, cảng biển rất cần nam, do tính chất của công việc nên nam
giới sẽ đảm nhận công việc tốt và dễ dàng hơn nữ giới, mà phòng kinh doanh có 4
nhân viên nam, 4 nhân viên này chịu trách nhiệm về các vấn đề giấy tờ thủ tục khi vận
chuyển hàng, xuất hàng, còn 2 nhân viên nữ còn lại ở lại văn phòng của Công ty, có
nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, giải quyết các vấn đề thủ tục với khách hàng. Phòng
kế toán tài chính, nữ giới đảm nhận công tác chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm 2 kế
toán viên. Còn ban lãnh đạo Giám đốc là nam, việc ra quyết định và giải quyết các vấn
đề trong kinh doanh nam giới sẽ đảm nhận tốt hơn.
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
(ĐVT: Người)

Trình độ chuyên môn


Các bộ phận Tổng cộng
Đại học Cao đẳng Trung cấp

Ban giám đốc 2 0 0 2

Phòng kinh doanh 5 1 0 6

Phòng tài chính kế toán 2 0 0 2

Tổng số lao động 9 1 0 10

Tỷ trọng 90% 10% 0% 100%

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)


Theo bảng trên thì tình hình phân bổ lao động theo trình độ có sự chênh lệch rõ
ràng, tỉ lệ Đại học của Công ty chiếm 90%, còn trình độ Cao đẳng chiếm 10%, điều này
chứng tỏ đội ngũ công nhân viên của Interlink Đà Nẵng rất trình độ. Tuy nhiên, do tính
chất công việc không chỉ đòi hỏi bằng cấp mà phải trang bị đầy đủ kinh nghiệm làm
việc và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, Interlink Đà Nẵng luôn có chế độ đãi ngộ nhân tài
và chính sách hỗ trợ khác, để thúc đẩy và khích lệ nhân viên một cách xứng đáng.
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
a. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 3 gần đây
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp giao nhận vận tải nên nhìn chung
việc cạnh tranh trên thị trường khá gay gắt và phức tạp. Vì có quá nhiều doanh nghiệp
tham gia dẫn tới cùng chạy theo một dịch vụ có lợi nhuận cao làm cho hiện tượng cạnh
15
tranh diễn ra thường xuyên, đặc biệt là ở Việt Nam diễn ra hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh. Hiện tượng này cũng gây nhiều khó khăn chung của mọi doanh
nghiệp. Trước tình hình như vậy, công ty đã luôn trụ vững trong cơ chế thị trường. Từ
khi đi vào hoạt động cho đến nay, năm nào công ty cũng hoàn thành kế hoạch đề ra
hàng năm và sau mỗi năm kim ngạch lại tăng lên đáng kể.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013-
2014-2015
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2013 - 2015
(ĐVT: Triệu đồng)

Năm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp


4.582 5.282 6.428
dịch vụ

2. Giá vốn hàng bán 2.653 3.170 3.953

3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung


1.929 2.112 2.475
cấp dịch vụ

4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 248 283 316

5. Chi phí hoạt động tài chính 139 143 158

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 690 765 820

7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động


1.348 1.487 1.813
kinh doanh

8. Thuế TNDN hiện hành 377 416 508

9. Lợi nhuận sau thuế TNDN 971 1.071 1.305

(Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế Toán)


Nhận xét
Qua bảng báo cáo trên cho thấy doanh thu của công ty qua hai năm gần đây tang
đáng kể, đặc biệt là từ năm 2014 đến năm 2015 tăng 1.146 triệu đồng (từ 5.282 triệu
đồng lên 6.428 triệu đồng). Lợi nhuận sau thuế của công ty tang 10,30 % trong năm
2014. Đến năm 2015, mặc dù tình hình cạnh tranh trên thị trường diễn ra khốc liệt,
nhưng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên công ty, lợi nhuận sau
thuế của công ty tăng lên 28,85 % năm 2015. Điều này chứng tỏ công ty đang hoạt
động.
b. Tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty theo các dịch vụ
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty có 4 loại hình dịch vụ chính hiện nay
- Dịch vụ FCL.
16
- Dịch vụ LCL.
- Dịch vụ khai thuê hải quan
- Dịch vụ hàng không.
Bảng 2.5: Doanh thu các loại hình dịch vụ của công ty CP Interlink Đà Nẵng
năm 2013 - 2015
ĐVT: Triệu đồng

2013 2014 2015

Dịch vụ Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trong


Giá Giá trị Giá trị
(%) (%) (%)

FCL 1.657 36.17 1.925 36.45 2.193 34.12

LCL 2.261 49.35 2.623 49.65 3.368 52.39

Hàng không 252 5.49 268 5.08 312 4.86

Hải quan 290 6.33 336 6.36 419 6.51

Khác 122 2.66 130 2.46 136 2.12

Tổng 4.582 100 5.282 100 6.428 100

(Nguồn: Phong tài chính – kế toán)


Nhìn chung, doanh thu của tất cả các loại hình dịch vụ đều tăng đều qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các loại hình dịch vụ năm 2014 đạt 15,28 % và năm
2015 đạt 21,6 %.
Từ bảng 2.6 ta thấy hai loại hình dịch vụ phổ biến nhất mà công ty cung cấp là
giao nhận hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL), trong đó hàng LCL chiếm
ưu thế hơn. Cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ thay đổi không đáng kể qua các
năm. Cụ thể như sau:
Doanh thu từ hàng FCL có sự biến động trong giai đoạn trên. Năm 2014, tỷ trọng
hàng FCL tăng nhẹ từ 36,17 % năm 2013 lên 36,45 % năm 2014. Trong khi đó, tủ
trọng băm 2015 lại giảm 2.33 % cho thấy công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh
sang các dịch vụ khác của công ty như hàng lẻ và khai thuê hải quan. Tuy nhiên, có
thể thấy rằng dịch vụ giao nhận hàng FCL vẫn là một hoạt động kinh doanh rất quan
trọng, đem lại nguồn doanh thu lớn cho công ty.
Doanh thu từ hàng LCL chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dịch vụ của công ty
và không ngừng tăng trưởng, luôn đạt mức tăng trưởng 2,74. Dịch vụ hàng LCL luôn
mang lại nguồn thu rất lớn và là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của
công ty.
Doanh thu từu hoạt động hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ và có dấu hiệu
giảm nhẹ từ 5,49 % năm 2013 xuống còn 4,86 % năm 2014. Doanh thu mỗi chuyến
17
bằng đường hàng không mang về nhiều giá trị hơn so với đường biển nhưng với tỷ
trọng chiếm không lớn chứng tỏ nhu cầu cuả khách hàng chủ yếu là vận tải đường
biển.
Khai thuê hải quan cũng là một dịch vụ quan trọng của công ty. Nếu khách hàng
nào có nhu cầu thì công ty vẫn sẵn sang đáp ứng. Hầu hết khách hàng chỉ khai thuê hải
quan cho hàng xuất khẩu còn hàng nhập khẩu thì khách hàng tự khai quan. Đây cũng
là một lý do giải thích cho phần doanh thu chỉ chiếm khoảng nhỏ trong tổng doanh thu
từ dịch vụ của công ty.
Dịch vụ vận chuyển, giao nhậ nội địa, đóng giói hàng hóa, chuyển phát nhanh…
chiếm một phần nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu từ cung cấp dịch vụ của công ty. Từ
năm 2013 – 2015, tỷ trọng này có sự giảm nhẹ. Các loại hình dịch vụ này tạo điều kiện
cho công ty sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có để cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa
mãn nhu câu. Song do quy mô của công ty còn nhỏ nên các loại hình dịch vụ này
không được phát triển và đầu tư nhiều.
2.2. Thực trạng về quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) tại
công ty CP giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng
2.2.1. Mặt hàng trong giao hàng nguyên container
Ở cương vị là người giao nhận, công ty không lựa chọn riêng một mặt hàng nào,
nhưng một số mặt hàng chủ yếu của dịch vụ giao nhận như: đá mỹ nghệ, gỗ, lồng
đèn... Chúng ta có thể phân loại các nhóm mặt hàng chính sau:
Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng trong giao nhận hàng nguyên container
(ĐVT: Triệu đồng)

2013 2014 2015


Mặt hàng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Đá mỹ nghệ 2.282 53,48 2.608 53,80 3.298 55,21

Gỗ 1.296 30,37 1.374 28,34 1.503 25,16

Khác 689 16,15 865 17,86 1.173 19,63

Tổng 4.267 100 4,847 100 5.974 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Mặt hàng đá mỹ nghệ là mặt hàng đá mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các
trong tổng các mặt hàng giao nhận của công ty, chiếm 55,21 % năm 2015, đây là mặt
hàng giao nhận thế mạnh của công ty. Đặc biệt những năm gần đây, Đà Nẵng đang
trên đà phát triển và thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Khi đến với Đà Nẵng
họ sẽ mau đồ gỗ mỹ nghệ làm quà lưu niệm hoặc tặng phẩm dẫn đến nhu cầu vận
chuyển hàng nhiều. Mặt hàng gỗ chiếm tỷ trọng không nhỏ trong số các mặt hàng
trong giao nhận của công ty. Nhưng mặt hàng này có xu hướng giảm mạnh từ 30,37
năm 2013 xuống còn 25,16 năm 2015. Các mặt hàng khác là máy móc, thiết bị, linh
kiện điện tử chiếm phần nhỏ và có sự tăng đều đặn qua các năm.

18
2.2.2. Thị trường và khách hàng của công ty
a. Thị trường
Do công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận nên thị trường bao gồm cả thị
trường nội địa và quốc tế. Trên mọi thị trường công ty có những ưu thế và cả những
tồn tại phải giải quyết trong quá trình phát triển thị trường.
- Thị trường nội địa
Các khách hàng nội địa của công ty chủ yếu ở khu vực miền Trung gồm: Huế,
Quảng Trị, Hội An...
- Thị trường quốc tế
Là thị trường chính về dịch vụ giao nhận hảng lẻ của công ty. Hiện nay công ty
đã có nhiều hoạt động giao nhận tại nhiều lãnh thổ và khu vực trên thế giới. Doanh thù
hằng năm vào khoảng 80% trong tổng doanh thu giao nhận của công ty. Các thị trường
chính của công ty:
+ Khu vực Đông Nam Á : chủ yếu là các nước ASEAN.
+ Khu vực Đông Bắc Á : với thị trường chính là các nước Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc.
+ Khu vực Châu Mỹ : Hoa Kỳ, Canada.
+ Khu vực Tây Âu : chủ yếu là các nước EU.
b. Khách hàng của công ty
Khách hàng là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một
doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ thì khách hàng lại có
một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và
tìm hiểu để tạo ra những sản phấm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một
cách tốt nhất.
Khách hàng của công ty hiện tại chủ yếu là các cơ sở bán hàng lưu niệm tại làng
đá Non nước. Các khách hàng này có đặc điểm là có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, uy
tín với công ty trong thời gian dài nên luôn ủng hộ dịch vụ của công ty đến mức tối đa.
Bảng 2.7: Cơ cấu khách hàng chủ yếu của công ty cổ phần Interlink Đà Nẵng

STT KHÁCH HÀNG MẶT HÀNG XUẤT ĐỊA PHƯƠNG

1 XUẤT ÁNH Đá mỹ nghệ Đà Nẵng

2 TIẾN HIẾU Đá mỹ nghệ Đà Nẵng

3 NHỰT MẠNH Đá mỹ nghệ Đà Nẵng

4 TÝ NGỌC Đá mỹ nghệ Đà Nẵng

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

19
2.2.3. Tình hình cạnh tranh của công ty Interlink tại thị trường Đà Nẵng
Trước đây trên thị trường Đà Nẵng chỉ có một số công ty làm nghiệp vụ giao
nhận như: Vietfracht, Vosa Đà Nẵng, Vietrans, Viconship, Viettrancimex. Nhưng
trong những năm gần đây thị trường này khá nhộn nhịp với sự xuất hiện của các công
ty ở Đà Nẵng và các văn phòng chi nhánh từ các công ty ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng chi nhánh Germatrans thành lập năm 1995 đang hoạt động kinh
doanh rất hiệu quả bởi vì họ có đội tàu Feeder làm đại lý cho hãng container Line như:
Hanjin, Hyundai, OOCL.
- Trancimex thành lập năm 1996 hoạt động khai thác giao nhận rất tốt, nhất là
hàng nguyên. Inlaco thành lập năm 1997, đang làm đại lý khai thác hàng xuất khẩu và
nhập khẩu cho hãng tàu Wanhai Lines, đặc biệt đang hoạt động kinh doanh vận tải
hàng nội địa rất hiệu quả.
- Vinatrans thành lập năm 1999, một doanh nghiệp rất năng động trong công tác
giao nhận và đang làm đại lý cho nhiều hãng Forwarder nhất.
- Safi (tách ra từ Vosa Sài Gòn) thành lập năm 2000 đang làm đại lý cho COSCO
Lines.
- Weixsin Cargo thành lập năm 2000 với dịch vụ hàng nguyên.
- Sotrans thành lập năm 2002.
Ngoài ra, gần đây còn có hàng loạt các công ty tư nhân như: Infalcom, Pal Asia,
M&P International, APM, Danatrans, Saigonship, Hoàng Hà Cargo, Everich,
American Container...
2.2.4. Quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container tại công ty cổ phần giao
nhận vận chuyển quốc tế Interlink
a. Sơ đồ quy trình

20
Tiếp nhận yêu Từ chối
cầu khách
hàng
Lấy Booking note, nhận container
Đàm phán,
thỏa thuận ký
kết HĐ Mua bảo hiểm

Thực hiện Khai quan hàng hóa

Nhận vỏ conatainer và đóng hàng container

Dịch chuyển container hàng hóa ra bãi xuất

Đại lý hãng tàu gửi MASTER B/L cho


Interlink

Gửi bộ chứng từ cho khách hàng và đại lí

Gửi bộ chứng từ cho khách hàng và đại lí

Giao container cho hãng tàu và nhận cước


phí

Giải quyết tranh


chấp, thanh lý HĐ

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình giao hàng nguyên container tại công ty CP giao
nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng

21
b. Diễn giải chi tiết quy trình
Bước 1: Công ty Interlink nhận đơn đặt hàng của người gửi
Khi khách hàng có nhu cầu gửi hàng sẽ gọi điện thoại, gửi email hoặc tới trực
tiếp công ty. Nhân viên bộ phận kinh doanh sẽ chào giá, xác nhận thông tin (loại hàng,
khối lượng hàng, nơi đến) và báo giá đợt một. Nếu khách hàng đồng ý thì sẽ hẹn gặp
trực tiếp.
Khi gặp khách hàng, nhân viên bộ phận kinh doanh cần chuẩn bị những thông tin
sau: file giới thiệu về công ty, giá dịch vụ để báo giá chính xác và lấy thông tin cụ thể
từ khách hàng. Khách hàng chấp nhận giá sẽ kí hợp đồng giấy (đối với khách hàng
mới) hay hợp đồng miệng (đối với khách hàng quen thuộc của công ty).
Sau khi tập hợp các đơn hàng, nhân viên công ty sẽ xem xét và phân loại các đơn
hàng theo đó từng loại hàng và nơi nhận cho đến khi đầy đủ số lượng tính theo đơn vị
container để tiến hành làm thủ tục vận chuyển.
Nhân viên bộ phận kinh doanh sẽ viết tất cả thông tin liên quan đến lô hàng vào
tờ SHIPPING INSTRUCTIONC và gửi cho bộ phận chứng từ sau này làm HOUSE
B/L và INVOICE AND PACKING LIST.
Nội dung tờ SHIPPING INSTRCTION (xem ở phụ lục)
Bước 2: Lấy Booking Note
Sau khi lựa chọn hãng tàu , công ty báo cho hãng tàu biết về số lượng hàng hóa,
cảng đích và các điều kiện khác để hai bên đàm phán và đi đến ký Booking Note.
Booking Note làm căn cứ, độ tin cậy và đồng thời là thông tin cho hãng tàu biết
cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cũng như các thông tin khác liền quan về lô hàng đó. Về
cơ bản, nội dung của Booking Note bao gồm các mục sau:
- Tên và địa chỉ của chủ hàng, người gửi hàng (Shipper), người nhận hàng (Consinee)
hoặc theo lệnh của ai, địa chỉ thông báo. Booking Note là căn cứ để lập B/L.
- Tên hàng hóa: Mô tả này phải sao y từ hợp đồng để thuận lợi cho việc thanh
toán và là cơ sở để tính thuế XNK.
- Giá cước vận chuyển: Được quyết định rất cụ thể trong Booking Note, bao gồm
các yếu tố: đóng cược, đơn giá Container, cước phí trả trước hay trả sau.
- Số lượng, loại Container: Ghi rõ Container đóng loại hàng gì, bao nhiêu
Container, loại Container, kích cỡ Container.
- Các điều khoản khác: Booking Note có giá trị như một hợp đồng vận chuyển
xác nhận quyền và nghĩa vụ của công ty và chủ tàu, trên đó cũng ghi rõ mức cước cho
lô hàng.
Booking Note không phải là chứng từ xuất trình. Nó chỉ là một thỏa thuận giữa
người thuê vận chuyển và người vận chuyển và chỉ có giá trị cho đến thời điểm công
ty cấp vận đơn cho đại lý và người nhận hàng. Song, cần phải xác định mức độ quan
trọng và tầm ảnh hưởng của Booking Note đến việc lập B/L và đồng thời nó cũng là
một căn cứ để nếu có tranh chấp thì khiếu nại ai đúng, ai sai.
Nhân viên giao nhận của công ty Interlink sẽ cầm BOOKING NOTE và tờ khai
đóng hàng đến bộ phận Bàn Cân của cảng. Nhân viên ở bộ phận này sẽ kiểm tra thông
22
tin trên BOOKING NOTE để xác định lệnh này vẫn còn giá trị và viết số container và
viết số container vào tờ khai đóng hàng. Tiêp đến đến, nhân viên giao nhận sẽ cầm
BOOKING NOTE trên tay và tờ khai đóng hàng đến phòng hàng hóa của cảng. Nhận
sẽ tiến hành nhập thông tin vào máy tính, in 4 tờ lệnh cấp container rỗng và giao seal.

Hình 2.1: Seal của hãng tàu Maerk


Bước 3: Mua bảo hiểm cho lô hàng (nếu khách hàng yêu cầu)
Interlink gửi mail cho công ty bảo hiểm (công ty đã hợp tác lâu năm với công ty
bảo hiểm Bảo Long) yêu cầu cấp chứng từ bảo hiểm cho những lô hàng trong file
INVOICE AND PACKING LIST được đính kèm. Công ty bảo hiểm sẽ đem tờ chứng
thư bảo hiểm gốc đên công ty Interlink.
Bước 4: Khai quan hàng hóa
Khai báo hải quan là một công đoạn trong quá trình làm thủ tục cho hàng hóa
XNK, tùy thuộc vào chủ hàng mà công ty có thực hiện việc khai thuê hải quan hay
không. Thông thường thì chủ hàng giao cho công ty làm trọn gói các dịch vụ, nhưng
cũng có trường hợp chủ hàng muốn tự mình khai báo thủ tục hải quan thì công ty chỉ
thực hiện các công việc còn lại.
Việc khai thuê hải quan được thực hiện một cách chặt chẽ. Tuy người khai thuê
hải quan được ủy quyền hoặc có giấy giới thiệu đứng dưới danh nghĩa là một doanh
nghiệp có giấy phép kinh doanh XNK, nhưng nếu người khai thuế không có giấy
chứng nhận công nhận có đủ chức năng, trách nhiệm và thẩm quyền do Tổng cục hải
quan cấp thì người khai thuê hải quan cũng không được phép thực hiện việc khai báo
thủ tục hải quan.
Đối với Interlink Đà Nẵng đã có đầy đủ chức năng và quyền hạn để thực hiện
dịch vụ khai thuê hải quan hay mặt cho chủ hàng và làm thủ tục hải quan đối với hàng
hóa XNK.
Thông thường các công ty có nhu cầu gửi hàng như: Xuất Ánh, Tiến Hiếu, Nhựt
Mạnh khi họ ủy thác giao nhận cho công ty thỉ họ sử dụng dịch vụ trọn gói của công ty
và do đó công ty sẽ khai thuê hải quan cho họ và làm mọi thủ tục để nhận hàng.
Sau khi đã ký Booking Note xong, công ty tiến hành làm thủ tục hải quan liên
quan đến lô hàng xuất khẩu.

23
Sơ đồ 2.3: Khai báo hải quan

Khai báo hải quan điện tử

Xuất trình bộ hồ sơ hải quan

Hải quan kiểm tra hồ sơ

Hải quan kiểm tra đối chiếu hàng hóa

Thông quan hàng hóa

Tờ khai hải quan là chứng từ có tính chất pháp lý. Nó là cơ sở để xác định trách
nhiệm của người khai trước pháp luật về lời khai của mình, là cơ sở để hải quan kiểm
tra, đồi chiếu giữa khai báo với thực tế về tên hàng, phẩm cấp hàng, số lượng, trọng
lượng hàng... để từ đó xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế hay miễn thuế.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, bộ hồ sơ gồm có:
- Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu.
- Hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Hóa đơn thương mại.
- Bản kê chi tiết hàng hóa.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (chỉ cần cho những loại hàng được tính thuế suất ưu đãi)
- Giấy phép XNK (chỉ cần cho những hàng hóa có hạn ngạch và chịu sự quản lý
của Bộ chuyên ngành)
Khi cán bộ của công ty xuất trình bộ hồ sơ hải quan, công chức Hải quan sẽ tiến
hành kiểm tra bộ hồ sơ. Sau khi kiểm tra xong, công chức Hải quan trực tiếp kiểm tra
đối chiếu hàng hoá thực hiện đúng với thời gian như người khai đã đăng ký kiểm tra.
Việc kiểm tra hàng hoá chỉ được tiến hành sau khi lô hàng XK đã được đăng ký vào tờ
khai trên cơ sở đã đăng ký bộ hồ sơ hợp lệ, tuyệt đối không đựơc kiểm tra hàng hoá
xong rồi mới đăng ký tờ khai
Có hai hình thức khai hải quan:
Khai hải quan bằng tay: Đối với những hàng hóa không có hợp đồng (hàng phi
mậu dịch).
Khai quan điện tử: Đối với lô hàng có hợp đồng
Công ty interlink chủ yếu sử dụng hình thức khai hải quan điện tử. Nhân viên
công ty sẽ tiến hành khai tờ khai trên phần mềm sau đó gửi tới hệ thống của cơ quan
hải quan. Trong trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận thông tin khai điện tử thì cấp
số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức sau:
24
Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô
hàng được cơ quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang việc doanh nghiệp in tờ khai
trên hệ thống cảu mình để đi lấy hàng. Trong các phân luồng này thì chấp nhận thông
quan trên sơ sở thông tin hải quan điện tử đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hóa xuất khẩu nếu đủ các điều kiện sau:
 Hàng xuất khẩu trừ (trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu).
 Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện nhưng đã nộp văn bản cho phép cơ quan hải
quan.
 Hàng hóa của các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật Hải quản
nếu có đủ hai điêu kiện sau:
 Hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thuộc dnah
mục xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện hoặc phải giám định, phân tích phân loại, hàng
hóa thuộc danh mục trên nhưng đã nộp, xuất trình văn bản cho phép cơ quan hải quan.
 Hàng hóa thuộc diện không phải nộp thuế ngay.
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
hải quan thì doanh nghiệp thực hiện yêu cầu và xuất trình giấy để cơ quan hải quan
kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện để doanh nghiệp in tờ
khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra
thực tế hàng hóa thì doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan
kiểm tra.
+ Trong luồng vàng cơ quan hải quan sẽ kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải
quan trước khi thông quan hàng hóa đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện hoặc phải
giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép cơ quan hải quan.
- Hàng hóa thuộc diện nộp thuế ngay.
- Hàng hóa thuộc diện chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan
điện tử nhưng có phát hiện có nghi vấn về hồ sơ hải quan.
Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải
quan kiểm tra. Cơ quan hải quan kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra
thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa. Đối với các đối tượng sau:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật
về hải quan.
+ Hàng hóa không thuộc diện chấp nhận thông quan trên cơ sở khai quan điện tử,
kiểm tra chứng từ, kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng
hóa nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì cục trưởng cục hải
quan điện tử ra quyết định chuyển luồng thích hợp.
Sau đó, cơ quan hải quan gửi thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế và phí hải quan. Khi đã hoàn thành
thủ tục hải quan, công chức hải quan sẽ đống dấu “Đã hoàn thành thủ tục hải quan”
vào tờ khai quan hàng XK.
Bước 5: Nhận vỏ conatiner và đóng hàng
25
Nhân viên giao nhận của công ty lên hãng tàu để lấy lệnh cấp vỏ container rỗng. Sau
đó vào phòng thương vụ cảng để lấy sơ đồ, vị trí của container rỗng. containerrỗng này sẽ
được nhân viên phòng thương vụ cảng điều đến kho CFS để đóng hàng.
Khi nhận vỏ container từ hãng tàu, công ty tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng container.
Khi phát hiện container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định thì thông báo ngay
hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi container khác.
Công ty kiểm tra đầy đủ các nội dung như sau:
- Kiểm tra bên ngoài container.
Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng khe nứt, lỗ thủng biến dạng
méo mó ca đập. Kiểm tra phần mái, các nóc lấp ghép vì đây là chỗ thường bị bỏ sót
nhưng lại là cơ cấu trọng yếu của container liên quan tới an toàn chuyên chở.
- Kiểm tra bên trong container.
Kiểm độ kín trước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt
qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nút.
- Kiểm tra cửa container.
Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa, bảo đảm cửa đóng
mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào.
- Kiểm tra tình hình vệ sinh container. Container được dọn vệ sinh tốt, khô ráo,
không bị mồ hôi hay dơ bẩn.

Hình 2.2: Kiểm tra container


Xếp hàng vào container: sau khi kiểm tra container công ty tiến hành đóng hàng
vào container theo giờ thỏa thuận dưới sự giám sát của Hải quan, đại diện công ty và
đại diện chủ hảng
Trước khi xếp hàng vào container, tất cả các kiện hàng phải được đóng dấu
chứng nhận phun côn trùng. Nếu thiếu con dấu này, khi đến nươc nhập khẩu công ty
sẽ bị phạt hoặc lô hàng sẽ bị trả lại.
26
Hình 2.3. Dấu chứng nhận phun côn trùng
Niêm phong, kẹp chì hàng hóa: sau khi hàng hóa được xếp vào container trong
tình trạng tốt, Hải quan tiến hành niêm phong kẹp chì container, việc làm này chứng tỏ
hàng hóa vẫn nguyên vẹn nếu vẫn còn niêm phong, kẹp chì.

Hình 2.4. Xếp hàng vào container


Bước 6: Dịch chuyển container có hàng đã kẹp chì ra bãi chứa container của cảng
Sau khi đóng hàng vào container xong, nhân viên giao nhận của công ty Interlink
sẽ đưa BOOKING NOTE, CONTAINER PASKING LIST cho nhân viên của cảng để
họ cử xe cẩu và xe đầu kéo đến dịch chuyển container ra bãi chứa container. Khi nhận
container, người vận chuyến sẽ kiểm tra: Số container, số seal của hãng tàu. Trách
nhiệm hàng hóa thuộc về người vận chuyển kể từ khi nhận container được kẹp chì
trong suốt quá trình vận chuyển.
Nhân viên giao nhận của công ty Interlink sẽ liên lạc với công ty phun trùng báo
số container, hãng tàu để công ty điều động nhân viên đến bãi chứa container tiến hành
phun trùng
Bước 7: Đại lý hãng tàu gửi MASTER B/L cho Interlink
Sau khi nhân viên chứng nhận lại báo cáo đóng hàng từ nhân viên giao nhận thì
sẽ làm BILL DETALL.

Bộ phận chứng
(1,3) Đại lý
từ của Interlink
(2,4) hãng tàu

27
(1) Gửi BILL DETAL
(2) Gửi draft MASTER B/L
(3) Gửi mail để xác nhận thông tin trên draft MASTER B/L là đúng
(4) Cấp MASTER B/L
Sau khi nhận MASTER B/L, bộ phận chứng từ sẽ làm HOUSE MASTER B/L
cho khách hàng
Bước 8: Công ty Interlink gửi bộ chứng từ cho khách hàng
Nhân viên Interlink công ty sẽ gửi cho khách hàng bộ chứng từ gốc qua dịch vụ
chuyển Fax nhanh bao gồm
Lập bộ chứng từ là phần quan trọng nhất trong hoạt động XK vì nó là cơ sở để
làm các thủ tục đồng thời nó cũng là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu lô hàng của chủ
hàng và là cơ sở để người NK thanh toán cho người XK.
Bộ chứng từ đầy đủ mà công ty lập gồm những nhóm chứng từ sau:
Nhóm chứng từ liên quan đến khách hàng
Booking Note
- House Bill of Lading
- Commercial Invoice
- Packing List
- Certificate of Fumigalion (Nếu có)
- Insurance Policy (Nếu có)
- Certificate of Origin (Nếu có)
Khi nhận được thông tin yêu cầu từ khách hàng, sau khi khách hàng xác nhận,
công ty sế tiến hành lập Booking Note và gửi cho khách hàng.
Khi đóng hàng vào cont xong, dựa vào các chi tiết mà khách hàng khai báo về lô
hàng, công ty tiến hành lập House Bill of Lading, đồng thời công ty cũng tiến hành lập
bộ chứng từ đầy đủ về lô hàng như : Invoice, Packing List, Certificate of Fumigation,
Insurance Policy, Certificate of Origin, ... riêng đối với 3 loại chứng từ; Certificate of
Fumigation, Insurance Policy, Certificate of Origin nếu khách hàng yêu cầu thì công ty
sẽ lập.
Nhóm chứng từ liên quan đến đại lý
- Master Bill ofLading
- House Bill of Lading
- Cargo Manifest
- Commercial Invoice
- Packing List

28
Cung cấp đầy đủ các chứng từ: House B/L, Master B/L, Invoice, Packing List,
Cargo Manifest để đại lý làm cơ sở để nhận hàng tại cảng đến. Đặc biệt đối với đại lý,
công ty phải cung cấp Cargo Manifest, chứng từ này mô tả chi tiết về từng lô hàng của
các chủ hàng khác nhau, địa điểm đến của từng lô hàng, đây là cơ sở để đại lý của
Interlink ở cảng đến tháo hàng ra và vận chuyển tiếp đến cảng đích. Đối với 2 chứng
từ: Commercial Invoice và Packing List nếu người nhập khẩu yêu cầu đại lý của công
ty khai thuế hải quan thì công ty sẽ gửi 2 chứng từ đó cho đại lý.
Nhóm chứng từ liên quan đến hàng tàu
- Booking Note
- Master Bill of Lading
- Shipment Advice
Công ty tiến hành booking hãng tàu, sau đó lập Shipment Advice thông báo chi
tiết về lô hàng và gửi đến cho hãng tàu. Hãng tàu sẽ fax lại cho công ty Booking
Confirmation. Căn cứ vào đó hãng tàu sẽ đánh Master B/L. Khi nhận được Master B/L
nháp từ hãng tàu công ty phải kiểm tra thật kĩ về tên tàu, số chuyến, số cont/ seal, tên
đại lý... Đến hãng tàu nhận Master B/L gốc.
Bước 9: Giao container có hãng cho tàu và nhận cước phí
- Giao container cho hãng tàu:
Sau khi hàng đã được đưa vào nơi tập kết container, công ty tiến hành lập
bảng kê hàng chuyên chở (cargo list), nó có tác dụng như một bảng khai báo với tàu,
giúp tàu thuận tiện trong việc bố trí hàng lên từng khoang cho phù hợp. Các căn cứ để
lập được bảng kê hàng chuyên chở là công ty dựa vào bảng kê chi tiết về hàng hóa mà
chủ hàng gưỉ cho công ty .
Trên cơ sở Cargo list, khi lưu cước hãng tàu lập sơ đồ xếp hàng lên tàu (Cargo
plan) đây là căn cứ để cảng xếp thứ tự gửi hàng, tính các cước phí liên quan...
Việc giao hàng, xếp hàng lên tàu do cảng đảm nhận, công ty chỉ chịu chi phí,
nhưng công ty cần cử nhân viên có mặt tại cảng để theo dõi, giám sát, nắm chắc số
lượng hàng đã được xếp xuống tàu và giải quyết kịp thời những vướng mắt phát sinh.
- Nhận cước phí
Sau khi bàn giao bộ chứng từ cho chủ hàng, đồng thời công ty nhận được thanh
toán từ chủ hàng cho các khoản công việc mà công ty đã làm: khai hải quan, đóng
hàng vào Container, vận chuyển...
Khi giao B/L công ty lưu ý đến điều khoản cước phí: Nếu là cước phí trả trước
(Freight prepaid) thì công ty yêu cầu chủ hàng thanh toán cước phí trước khi nhận B/L,
còn nếu cước phí Freight collect thì giao B/L bình thường.
Bước 10: Theo dõi và giải quyế khiếu nại (nếu có)
Sau khi các công đoạn trên thực hiện xong, công ty sẽ Fax các giấy tờ cần thiết
cho công ty giao nhận ở cảng đến và theo dõi hành trình chuyến chở của hàng hóa
thông qua hãng tàu và và đại lý giao nhận ở nước ngoài cho đến khi hàng được giao
nhận ở cảng dỡ hàng.

29
2.3. Đánh giá chung về quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container tại công
ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng
2.3.1. So sánh quy trình thực tế và lý thuyết về quy trình giao hàng xuất khẩu
nguyên container tại công ty cổ phần vận chuyển quốc tế Interlink Đà Nẵng
Giao nhận là một khâu quan trọng không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập
khẩu. Hoạt động giao nhận là hoạt động khá khó khăn và phức tạp. Lĩnh vực giao nhận
xuất hiện không quá sớm ở Việt Nam nhưng cũng quá trễ. Tuy nhiên việc kinh doanh
dịch vụ này ở Việt Nam còn chưa đạt được hiệu quả tối đa, chưa phát huy tiềm năng
của đất nước trong thời kỳ mở cửa kinh tế.
Giống nhau: trên thực tế cũng như trên lý thuyết đều có các bước chuẩn bị nguồn
hàng, chuẩn bị bộ chứng từ, làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
Điểm khác biệt của quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container trên thực tế
và lý thuyết:
- Thứ nhất, trên lý thuyết thì giao hàng chủ yếu thực hiện trên vận đơn gốc, tuy
nhiên như ta đã thấy ở quy trình trên, việc trảo đổi chứng từ lại chủ yếu là vận đơn
surrender. Việc làm này, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho đại lý vận tải
cũng như với công ty.
-Thứ hai, theo thực tế thì các thủ tục của một quy trình giao hàng xuất khẩu sẽ
phát sinh thêm nhiều thủ tục hơn lý thuyết.
- Thứ ba, trên lý thuyết thì việc làm thủ tục Hải quan là do người gửi hàng đảm
trách. Nhưng trên thực tế công việc này có thể là do nhân viên của công ty Interlink
làm. Việc này được làm theo yêu cầu của khách hàng ( người nhận hàng nhập khẩu),
và khách hàng phải trả thêm một khoảng phí cho người giao nhận
2.3.2. Thành tựu
- Nhờ sự tận tụy và nổ lực của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nên
công việc luôn được đảm bảo phục vụ tốt, giữ uy tín với khách hàng.
- Tạo mối quan hệ tốt với cơ quan chức năng như: Hải quan, Phòng thương mại
quản lý XNK; và tạo được mối liên doanh, liên kết các Đại lý lien ngành như: Interlink
Sài Gòn, Interlink Sky… nên đã góp phần hỗ trợ hoang thành tốt công việc dịch vụ
của phòng.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần học tập, chủ
yếu là tự nghiên cứu về nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính, đồng thời luôn trao đổi truyền
đạt kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
- Thị trường khách hàng tăng lên đáng kể, từ đó góp phần làm cho doanh thu
tăng lên.
- Tạo được ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.
- Uy tín của công ty được giữ vững và ngày càng phát triển.
2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
- Phạm vi hoạt động kinh doanh cũng như việc mở rộng dịch vụ của công ty còn
hạn chế.
30
- Chất lượng phục vụ chưa được nâng cao.
- Các dịch vụ ủy thác của khách hàng ngày càng có xu hướng co hẹp.
- Chưa thu hút được nhiều khách hàng mới. Trong thời gian qua chỉ chuyên làm
ăn với những khách hàng lâu năm là chủ yếu.
b. Nguyên nhân
- Thị trường đại lý vận tải cạnh tranh ngày càng gay gắt, và hầu như các công ty
đều có chất lượng phục vụ tương đồng nhau.
- Công ty chưa thật năng động và chủ động trong việc tiếp thị, khai thác tìm kiếm
thị trường, khách hàng và các đối tác kinh doanh mới.
- Hầu hết các chủ hàng có xu hướng trực tiếp đứng ra tổ chức giao nhận, nên
công ty mất dần khách hàng.
- Một số lô hàng làm thủ tục Hải quan còn chậm, chiếm rất nhiều thời gian của
công ty do chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ và chưa có tính chủ động trong công việc trực
tiếp của mình, có những bất cập về các chứng từ trong khai báo hải quan, như các
chứng từ không phù hợp với yêu cầu, khai báo giữa các chứng từ không trùng khớp
nhau, gây cản trở đến công tác giao nhận.
- Giá dịch vụ giao nhận vẫn còn cao hơn so với một số công ty khác, do phải thuê
thêm các phương tiện vận tải và kho bãi ngoài nên sự cạnh tranh về giá dịch vụ sẽ gặp
nhiều khó khăn.
- Việc lựa chọn một số hãng tàu phục vụ công tác giao nhận chưa kinh tế và hợp
lý.

31
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO
HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ INTERLINK
3.1. Kết luận chung
Vận tải biển là phương thức vận tải quốc tế lâu đời nhất và quan trong nhất trong
thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, ngành vận tải biển đang từng bước phát triển góp
phần đưa Việt Nam hộp nhập vào nền kinh tế thế giới cùng với nó là sựu phát triển của
ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Công ty Interlink với thời gian hoạt động hơn 13 năm đã đạt được những thành
tựu đáng kể, chiếm lĩnh được thị trường lớn và lấy được lòng tin của khách hàng. Có
những thành công như vậy là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Ban lãnh đạo
với chiến lược kinh doanh đúng đắn, cùng với sự làm việc, cống hiến không ngừng
nghỉ của đội ngũ công nhân viên trong công ty.
Công ty đã vận dụng lý thuyết một cách có khoa học, bài bản, bên cạnh đó công
ty đã học hỏi, sáng tạo hơn trong cách làm, rút ngắn một số công đoạn để phù hợp hơn
với thực tế, tiết kiệm được thời gian công sức và chi phí. Đội ngũ cán bộ công nhân
viên không ngừng nâng cao học hỏi kinh nghiệm chuyên sâu về nghiệp vụ giao nhận
xuất nhập khẩu.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink,
em nhận thấy quy trình giao hàng xuất khẩu nguyên container đã dựa đúng theo cở sở lý
thuyết nhưng trên thực tế thì đơn giản và ngắn gọn hơn do công ty đã thành lập lâu năm,
đội ngũ công nhân viên năng động, sáng tạo và nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt công ty có
mối quan hệ thân thiết với các đối tác như : Hải quan, hãng tàu,... nên một số bước có thể
đơn giản và không phải phức tạp như trên lý thuyết.
3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty cổ phần giao nhận vận chuyển
quốc tế Interlink Đà Nẵng trong thời gian tới
3.2.1. Mục tiêu của công ty
- Trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đầu miền Trung
- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo uy tín cho khách hàng và phấn đấu
trở thành cầu nối hiệu quả giữa các công ty, các đại lý và khách hàng.
- Ban giám đốc công ty chủ trương kết hợp hài hòa và tạo điều kiện hỗ trợ lẫn
nhau giữa các loại hình dịch vụ trên cơ sở lấy nghiệp vụ giao nhận làm nồng cốt. Song
song với việc giữ vững thị trường hiện có, tìm biện pháp thích hợp để mở rộng các
loại hình dịch vụ, vươn xa hơn nữa ra thị trường nươc ngoài
3.2.2. Phương hướng phát triển của công ty
- Tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc
tế, thông qua hiệp hội giao nhận kho vận Vietnam (VIFFAS).
- Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận phải gắn liền với đẩy mạnh công tác
giao nhận, vận tải và bảo quản trong nước, củng cố năng lực trong nước vững mạnh về
tổ chức, giỏi về nghiệp vụ.

32
- Không ngừng nâng cao sưc cạnh tranh nhằm giữ vững thị trường hiện có và
khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy lợi thế so sánh tương đối với
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
- Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn
đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh trước mắt và lâu dài.
- Đầu tư xây dựng kho bãi, cải tiến trang thiết bị, phương tiện vận tải để phục vụ
tốt cho hoạt động giao nhận.
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hành xuất khẩu tại công ty cổ
phần giao nhận vận chuyển quốc tế Interlink
3.3.1. Giải pháp đầu tư, mở rộng và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của công ty
Để cho dịch vụ ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, nhất
thiết phải có sự đầu tư thích đáng cho cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ, điều này thể
hiện qua việc đầu tư phương tiện vận chuyển, đầu tư máy móc, trang thiết bị kiểm hóa
hải quan... Tuy nhiên, là một công ty nhỏ với số vốn còn hạn chế nên so với các công
ty chuyên về giao nhận thì cơ sở vật chất và trang thiết bị của Interlink còn sơ sài và
thiếu thốn. Công ty chưa có phương tiện vận tải riêng và kho bãi riêng như các công ty
khác nên phụ thuộc rất nhiều vào các công ty cho thuê phương tiện và kho bãi.
Hệ thống xe chuyên dụng:
Hiện nay, công ty chưa có hệ thống xe tải phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa,
mà phải thuê lại bên ngoài. Do vậy, công ty cần đầu tư mua sắm hệ thống phương tiện
vận chuyển, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng, bổ
sung thêm hệ thống ô tô chuyên chở để có thể đảm bảo thiết lập mạng vận chuyển
riêng cho dịch vụ giao nhận và cho dịch vụ chuyển phát nhanh.
Mặt khác, công ty nhận hàng tại các cơ sở sản xuất bằng xe tải thuê ngoài nên
mang lại tâm lý e ngại nơi khách hàng, từ đó làm cho phong cách phục vụ của
Interlink không mang tính chuyên nghiệp. Interlink cần trang bị đội xe chuyên dùng
cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu trong khu vực thành phố và các tỉnh lân cận
nhằm tạo ra giá trị phụ thêm của việc cung cấp dịch vụ xuất hàng lẻ cho công ty và
làm cho sản phẩm của công ty mang tính đồng nhất.
- Trang bị hệ thống xe nâng, xe đẩy, các trang thiết bị hiện đại dùng cho việc bao
gói, đóng kiện hàng hóa, tránh tình trạng bao gói, đóng kiện tại cảng.
Hệ thống kho bãi:
Công ty cần tập trung xây dựng hệ thống kho bãi mang tính chuyên dùng cho
hoạt động xuất hàng. Có thể tiến hành xây dựng kho chuyên dùng theo một số tham
khảo sau đây:
- Chú trọng học tập kinh nghiệm xây dựng và quản lý kho bãi đáp ứng yêu cầu
chuyên nghiệp hóa và mang tính quốc tế cao của các hãng giao nhận lớn nước ngoài
có mặt tại Việt Nam như: Maersk Logistics, APL Logistics...
- Trang bị các công cụ, trang thiết bị cần thiết và hiện đại phục vụ cho công tác
bao gói, đóng kiện, ký mã hiệu cho hàng hóa. Một mặt điều này giúp mang lại nguồn
thu đáng kể cho công ty, mặt khác là yêu cầu không thể thiếu trong việc quản lý và
xuất hàng nguyên mang tính chuyên nghiệp và phù hợp hơn với các công đoạn khác
trong quy trình xuất hàng nguyên
33
Hệ thống công nghệ thông tin:
Trong thời đại mà công nghệ thông tin bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ
như hiện nay, thói quen sinh hoạt và giao dịch của con người cũng có những thay đổi
theo hướng ngày càng sử dụng nhiều tiện ích của công nghệ thông tin phục vụ cho
việc sinh hoạt và giao dịch của mình. Công ty Interlink cần đi trước đón đầu trong việc
xây dựng và phát triển phòng tin học phục vụ cho công tác kinh doanh.
- Kết nối hệ thống mạng nội bộ mang tính nhanh chóng và bảo mật cao, giúp
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Kết nối Internet tốc độ cao đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin và các nhu cầu
khác như bán hàng qua mạng của công ty.
- Đảm bảo hệ thống thông tin mạng của công ty mang tính thông suốt, tránh sự
xâm hại của các loại virus máy tính làm giảm đáng kể hoạt động kinh doanh, đồng thời
phải đảm bảo tính bảo mật cao cho hệ thống thông tin quý giá của công ty, tránh sự
xâm nhập và đánh cắp thông tin của các đối thủ cạnh tranh.
3.3.2. Giải pháp đào tạo nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm cho nhân viên
Trong điều kiện hiện nay, chất lượng của nguồn nhân lực là một trong những lợi
thế nhất định của doanh nghiệp, chính vì vậy công ty cần đầu tư đội ngũ cán bộ có
năng lực, nhạy bén, tư duy sáng tạo, linh hoạt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Không
chỉ các chuyên gia kinh tế hay kỹ thuật mà ngay cả những nhân viên cũng phải hiểu rõ
về kinh doanh các hoạt động dịch vụ, biết cách làm thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng.
Để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu nói chung và hoạt động xuất hàng nguyên container nói riêng, trong thời gian tới
công ty cần xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên có cơ cấu ngành nghề và
trình độ phù hợp với từng bộ phận, từng công việc khác nhau. Nhân viên có đủ phẩm
chất chính trị, trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về tổ chức -
quản lý và sản xuất - kinh doanh. Lực lượng lao động được tuyển chọn đảm bảo được
chuyên môn hóa cao, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của công ty trong các khâu
của quy trình giao hàng nguyên: tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thực hiện các thủ tục
trước khi thông quan, hoàn tất bộ chứng từ thanh toán, giao hàng, thanh lý hợp đồng,
giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Về công tác cán bộ:
- Bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ đúng người, đúng vị trí, đúng tầm theo các tiêu chuẩn
cán bộ quản lý của Nhà nước và của đặc thù ngành giao nhận vận tải.
- Từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, có chính sách và giải pháp thích hợp để giải
phóng bộ phận cán bộ bất cập trình độ, đồng thời duy trì, sử dụng cán bộ có kinh
nghiệm và trình độ cao.
- Cần bổ túc thường xuyên, có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý để
nâng cao kiến thức về kinh tế vĩ mô, quản lý hành chính, quản lý kinh doanh ... băng
nhiều hình thức khác nhau.
- Cử cán bộ tham gia học các chương trình dành cho cán bộ lãnh đạo tại các
trung tâm đào tạo quốc tế, các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế và Việt Nam.

34
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng
cho cán bộ công nhân viên chức và đội ngũ trực tiếp phục vụ khách hàng, tài trợ cho
các cán bộ công nhân viên có năng lực tham gia các khóa học ở nước ngoài để nâng
cao kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nâng cao ý thức cạnh tranh cho cán bộ công nhân viên để tăng năng suất lao
động và hiệu quả làm việc.
- Thực hiện việc bố trí đúng người, đúng việc, tạo sự yêu thích lao động và sự
say mê trong công việc, từ đó tạo hiệu quả làm việc cao.
- Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực trẻ bởi nguồn nhân lực trẻ có lợi thế
được tiếp cận với tri thức mới, có khả năng nhạy bén... Tổ chức các hoạt động thể thao
văn nghệ nhằm tăng cường tính đoàn kết của đội ngũ công nhân viên.
Về chính sách tuyển dụng:
Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn được
những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình. Có thế mới tạo thuận lợi cho khâu đào tạo về
sau.
Thực hiện nguyên tắc dân chủ trong xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Đội ngũ cán bộ nhân viên phải được tuyển dụng theo hướng chuyên môn hóa, phải có
trình độ, nghiệp vụ chuyên môn tương xứng với yêu cầu công tác.
Về chính sách đãi ngộ:
- Về tiền lương, tiền công và các thu nhập khác: Có mức lương, thưởng hấp dẫn
để thu hút cán bộ giỏi, có năng lực. Cần đảm bảo phần lương cố định ở mức đủ khả
năng tái sản xuất sức lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất
lao động không ngừng được nâng cao phù hợp với chế độ, chính sách chung của Nhà
nước; gắn quyền lợi kinh tế của người lao động với kết quả hoạt động của tập thể và
của từng cá nhân bằng hình thức thưởng và các loại phạt hành chính; cần khuyến khích
các cán bộ công nhân viên tạo thêm các nguồn thu nhập hợp pháp để cải thiện mức
sống của gia đình.
- Thực hiện các chế độ, chính sách xã hội với người lao động theo chế độ hiện
hành, bao gồm: nghỉ hưu, nghỉ chế độ, bồi dưỡng đối với các công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm, cải thiện điều kiện làm việc, nghỉ ngơi và giải trí.
3.3.3. Giải pháp đấy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường là việc quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp
xác định nhu cầu, tiềm năng sử dụng dịch vụ của khách hàng ở hiện tại và cả trong
tương lai từ đó đưa ra những phương pháp phát triển thị trường có hiệu quả nhất. Một
doanh nghiệp không thể thành công nếu không có những hiểu biết cần thiết về thị
trường mà mình định thâm nhập, cho dù với thị trường đang kinh doanh nếu không
thường xuyên cập nhật những quy định mới thì cũng không thể duy trì hoạt động.
Để tăng cường cho công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ thì công ty cần mở
rộng việc thăm dò thị trường mới, có triển vọng ngoài những khách hàng và thị trường
hiện có. Với thị trường mới công ty cần tìm hiểu và nắm được một số thông tin như
nhu cầu giao nhận hàng lẻ của thị trường mới, khả năng phát triển của thị trường đó
trong tương lai. Nếu dự báo tốt thì công ty có thể tận dụng được cơ hội xâm nhập vào

35
phân khúc thị trường mới trong tương lai và tránh được rủi ro tiềm tàng trong kinh
doanh.
Nghiên cứu sự thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ hàng nguyên container
mà công ty cung cấp và lấy ý kiến của họ để có thể phát triển dịch vụ tốt hơn, đa dạng
hóa loại hình dịch vụ thoả mãn tối đa nhu cầu của họ trong tương lai, như vậy thì công
ty có thể giữ vững thị phần và tăng cường uy tín cũng như thương hiệu của mình trên
thị trường.
Để thực hiện công tác trên một cách hiệu quả, công ty cần phải:
- Đầu tư về con người và tài chính để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường có
hiệu quả.
- Công ty cần tổ chức đội ngũ chuyên viên nghiên cứu thị trường và các đối thủ
cạnh tranh. Đồng thời, từ đó dự kiến kinh phí và tổ chức điều tra thị trường cũng như
trao đổi, mua bán thông tin thị trường.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng vì việc xây dựng và quản lí tốt
cơ sở dữ liệu khách hàng sẽ giúp công ty có được ước tính quy mô thị trường cho một
dịch vụ mới hay một cơ cấu giá mới nhằm khắc phục được nhược điểm về mặt tổ chức
đối với công tác chăm sóc khách hàng
3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ
Trong những hoạt đọng xúc tiến thương mại, chính sách chăm sóc khách hàng là
một trong những vấn đề quan trọng nhất mà công ty cần quan tâm. Ngoài việc chú
trọng đến vấn đề duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ hay đảm bảo thời gian giao
hàng thì công ty cần tập trung hoạt động sau:
- Đề ra chính sách ưu đãi đối với khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng
mới, tổ chức các buổi hội thảo giữa khách hàng và công ty để quảng bá thương hiệu,
các dịch vụ mới của công ty đến với khách hàng, thu thập những ý kiến của khách
hàng để nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó đề ra các biện pháp tốt hơn.
- Hạn chế trường hợp giao hàng chậm, giảm tỷ lệ sai sót trong quá trình làm
hàng. Hạn chế tối đa những sai sót do chủ quan của nhân viên. Luôn cố gắng trong quá
trình làm hài lòng khách hàng.
- Giữ vững khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và tiềm năng luôn là nhiệm
vụ của công ty. Mặt khác, mang lại dịch vụ tốt nhất và sự hài lòng cho khách hàng.
- Những khiếu nại thắc mắc từ phía khách hàng thì đội ngũ tư vấn của công ty
phải phúc đáp nhanh chóng và báo với các nhân viên liên quan để cùng với khách
hàng giải quyết. Đồng thời rút kinh nghiệm nếu có sai sót, chậm trễ xảy ra.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với cơ quan
Để phát huy những thế mạnh, khắc phục những tồn tại hiện có, ngoài những giải
pháp ở trên, công ty có thể:
- Đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị, nên quan tâm đến chính sách giá, chính
sách kinh doanh.

36
- Không ngừng trao dồi kiến thức cho nhân viên để hoàn thành công việc nhanh
chóng. Thường xuyên nghiên cứu, phân tích quá trình công tác nghiệp vụ, đưa ra
những phương pháp tốt nhất cho từng điểm một, nhằm giảm thiểu các chi phí và thu
được hiệu quả cao.
- Các bộ phận nên kết hợp chặc chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để cùng hoàn thành tốt
công việc.
- Nên bố trí, phân công công việc phù hợp với khả năng từng bộ phận, nhân viên,
chuyên môn hóa công việc cũng góp phần phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực.
- Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang bị thêm xe tải, đầu kéo, các thiết bị vi
tính văn phòng...
- Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần phải nghiêm túc, khách quan để chọn
được những nhân viên trẻ, giỏi, nhiệt tình. Như vậy sẽ tạo thuận lợi cho khâu đào tạo
về sau.
3.4.2. Kiến nghị với nhà trường
- Với chương trình đào tạo tại trường về lý thuyết chuyên môn so với những gì
đã tiếp cận trong quá trình thực tập, em nhận thấy nội dung kiến thức nhà trường biên
soạn tương đối phù hợp và đi sát với thực tế. Song, chúng em vẫn cần được nhà trường
rèn luyện sự tự tin và khả năng thự hành công việc bằng những va chạm thực tế nhiều
hơn. Vì vậy, em rất mong ở các khóa sau, nhà trường sẽ tổ chức nhiều buổi tiếp xúc
với doanh nghiệp, tăng thêm thời gian thực hành đi thực tế tại các công ty, giúp sinh
viên sớm làm quen được với môi trường làm việc và những ứng dụng thực tế của các
kiến thức đã được học trong công việc, từ đó khi ra trường sinh viên không khỏi bỡ
ngỡ và sớm định hình được nghề nghiệp sau khi ra trường.
- Bên cạnh đó, nhà trường nên mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Anh, vì theo
yêu cầu của chuyên ngành Thương mịa quốc tế cũng như yêu cầu cảu doanh nghiệp thì
tiếng Anh giao tiếp cũng như tiếng Anh chuyên ngành là rất quan trọng, nhưng kiến
thức của sinh viên thì không đủ để đáp ứng.
- Ngoài ra, kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng không thể thiếu để trang bị cho
sinh viên trước khi ra trường. Hiện nay, Nhà trường cũng có mở những khóa học kỹ
nẵng mềm cho sinh viên. Nhưng nhìn, chung những lớp học này còn mang tính chất
chung chung, chưa thực sự đi sâu vào cụ thể từng tình huống thực tế. Vì vậy, Nhà
trường cần đầu tư hơn nữa các lớp kỹ năng mềm này.

KẾT LUẬN
Ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế Việt Nam đóng vài trò to lớn trong sự
nghiệp ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, nó là cầu nối giữa Việt Nam với các nước
bên ngoài. Để đáp ứng nhu cầu cảu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi ngành giao nhận vận
tải hàng hóa quốc tế Việt Nam cần phải không ngừng phấn đấu vương lên.
37
Đi sâu nghiên cứu dịch vụ giao nhận hàng nguyên container, trong những năm
qua, INTERLINK đã từng bước xây dựng được một chổ đứng vững chắc cả trên thị
trường trong nước lẫn nước ngoài, tạo dựng uy tín với các khách hàng quốc tế. Với các
hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng các hình thức đa dạng như : vận tải
biển, hàng không hay đường bộ, công ty đã đóng góp rất nhiều cho doanh thu của
ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế Việt Nam, góp phần đẩy mạnh sự tang
trưởng cũng như tạo tiềm năng phát triễn nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Đề tài này đã tổng hợp được những vấn đề, quan điểm của dịch vụ giao nhận
hàng nguyên container của công ty, từ đó phân tích được những tác động đối với hiệu
quả cảu hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Từ những phân tích về các thuận lợi và
khó khăn của công ty, đề tài đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện
hoạt động giao nhận hàng nguyên cotainer của công ty.
Qua đề tài này, ta có thể thấy rằng ngành giao nhận vận tải Việt Nam sẽ đóng vai
trò quan trọng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần
thực hiện chiến lượt kinh tế hướng ngoại, thúc đẩy nhanh tiến trình Việt Nam hòa nhập
vào xu thế toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực trong thế kỷ 21. Chính vì vậy, công ty
INTERLINK cần có những biện pháp thích hợp, nhạy cảm với thi trường và một chiến
lượt kinh doanh vững chắc để cạnh tranh thắng lợi trong quá trình kinh doanh dịch vụ
giao nhận nói chung và dịch vụ giao nhận hàng nguyên container nói riêng.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS.Nguyễn Tiến Đà, Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, Cao đẳng Thương
mại Đà Nẵng.
[2] ThS. Nguyễn Tiến Đà và ThS. Trương Thị Thanh Thủy, Giaó trình vận tải và bảo
hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, Cao Đẳng Thương mại Đà Nẵng.
[3] Nguyễn Tiền Tiến, bài giảng Nghiệp vụ Hải quan, Trường Cao đẳng Thương mại
Đà Nẵng
[4] Một số tài liệu tham khảo của công ty CP giao nhận vận chuyển Interlink.
[5] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Luật Thương mại Việt
Nam, 2005
[6] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam,
2005
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC CHỨNG TỪ KÈM THEO

STT TÊN CHỨNG TỪ

1. SHIPPING INSTRUCTION

2. BILL OF LADING

3. IVOICE AND PACKING LIST

4. GIẤY CHỨNG NHÂN PHUN CÔN TRÙNG

5. GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM

6. LỆNH CẤP CONTAINER RỖNG


PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
(của giảng viên hướng dẫn thực tập tốt nghiêp)

I. Điểm đánh giá quá trình thực tập của sinh viên

Điể
Điểm
m
Tiêu chí quy
chấ
định
m

Điểm quá Đánh giá tính chuyên cần, thái độ, ý thức của
trình sinh viên: Liên hệ với giảng viên hướng dẫn theo
đúng lịch trình, nộp báo cáo tổng quan, đề cương
chi tiết và nộp báo cáo thực tập đúng kế hoạch,
2,0
đầy đủ thủ tục, có cố gắng, tích cực, chủ động
trong việc thu thập số liệu, tài liệu, phân tích số
liệu, viết báo cáo đúng yêu cầu của giảng viên
hướng dẫn

Tổng điểm 2,0

II. Đánhgiá chung về quá trình thực tập của sinh viên

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Điểm chấm Ngày .......tháng ...... năm.....


Giảng viên hướng dẫn
Bằng số Bằng chữ

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ


(của giảng viên chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp)

I. Nội dung chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tổng số trang:...........................................Trong đó: .......................................
+ Chương 1: .............................. trang
+ Chương 2: .............................. trang
+ Chương 3: .............................. trang
- Điểm các nội dung chính của BCTTTN:

Điể
Điểm
m
Tiêu chí quy
chấ
định
m

Điểm báo Hình thức trình bày: Đúng theo hướng dẫn quy
cáo định, không sai lỗi chính tả, câu văn rõ ràng, mạch 1,0
lạc

Chương 1: Trình bày được cơ sở lý luận đầy đủ,


súc tích, phù hợp với đề tài thực tập 1,0

Chương 2: Trình bày tóm lược được những vấn đề


liên quan đến đơn vị thực tập và mô tả, phản ánh
đầy đủ thực trạng tình hình liên quan đến đề tài 3,5
thực tập

Chương 3: Trình bày tóm lược được những vấn đề


đã nghiên cứu và thực tập, rút ra kết luận và kiến
nghị những giải pháp để cải thiện và phát triển đơn
vị theo đề tài thực tập 1,5

Điểm vấn Trình bày rõ ràng, mạch lạc những nội dung liên
đáp quan đến báo cáo 0,5

Trả lời được những vấn đề giảng viên quan tâm


liên quan đến tính trung thực của báo cáo 0,5

Tổng điểm 8,0


II. Đánh giá chung về chất lượng báo cáo (nội dung và hình thức)
.........................................................................................................................................
\........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Điểm chấm Ngày .......tháng ...... năm.....


Giảng viên chấm
Bằng số Bằng chữ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị:.....................................................................................................................
Xác nhận sinh viên: ................................................................................................
Lớp:........................ Khoa:......................................................................................
THUỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
Đã hoàn thành thực tập tốt nghiệp tại đơn vị chúng tôi từ ngày …../ …../ ….. đến
ngày …../ …../ …..
Về ý thức tổ chức kỷ luật:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Về rèn luyện chuyên môn:
.................................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

……., ngày .……tháng….....năm…….


Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

You might also like