You are on page 1of 47

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

QUẢN TRỊ DỰ ÁN
SỰ TRỖI DẬY VÀ SỤP ĐỔ CỦA IRIDIUM

GVHD: GS. TS. Hà Nam Khánh Giao


Mã học phần: 010100011204

TP. Hồ Chí Minh – 2022


HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

QUẢN TRỊ DỰ ÁN
SỰ TRỖI DẬY VÀ SỤP ĐỔ CỦA IRIDIUM
NHÓM 3

Thành viên nhóm GVHD: GS. TS. Hà Nam Khánh Giao


Đỗ Bình An 1951010319 Mã học phần: 010100011204
Nguyễn Quỳnh Trâm 1951010318 Lớp: 19ĐHQTVT03
Lưu Phước Anh 1951010396
Trần Thị Hoài 1951010404
Trần Quốc Hưng 1951010214
Nguyễn Thị Cẩm Đoan 1951010296
Lê Tường Vy 1951010353
Nguyễn Xuân Khanh 1750101062
Nguyễn Thị Ngọc Trâm 1951010051
Hồ Phúc Mỹ 1951010372
Chu Mạnh Cường 1951010241
Lương Thị Thuý 1951010309

TP. Hồ Chí Minh – 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 1
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Ngày 20 tháng 10 năm 2022
Giáo viên chấm bài 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI 2


.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Ngày 20 tháng 10 năm 2022
Giáo viên chấm bài 2

ii
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Lớp Đánh giá công việc


1 Đỗ Bình An 1951010319 19ĐHQTVT03
2 Nguyễn Quỳnh Trâm 1951010318 19ĐHQTVT03
3 Lưu Phước Anh 1951010396 19ĐHQTVT03
4 Trần Thị Hoài 1951010404 19ĐHQTVT03
5 Trần Quốc Hưng 1951010214 19ĐHQTVT02
6 Nguyễn Thị Cẩm Đoan 1951010296 19ĐHQTVT03
7 Lê Tường Vy 1951010353 19ĐHQTC02
8 Nguyễn Xuân Khanh 1750101062 17DHQTKD09
9 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 1951010051 19ĐHQTTH2
10 Hồ Phúc Mỹ 1951010372 19ĐHQTVT3
11 Chu Mạnh Cường 1951010241 19ĐHQTVT02
12 Lương Thị Thuý 1951010309 19ĐHQTVT03

iii
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên chúng em chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Quản trị kinh
doanh, Học viện Hàng không Việt Nam, đã trang bị cho chúng em kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong thời gian chúng em theo học tại Học viện.
Chúng em chân thành cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn GS. TS. Hà Nam Khánh Giao
- Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Hàng không Việt Nam. Thầy là người đã
truyền đạt kiến thức giúp chúng em tìm hiểu về Quản trị dự án, nhờ sự chỉ dạy tận tình của
thầy mà chúng em đã hoàn thành tiểu luận này.
Lời tiếp theo, chúng em xin cảm ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ cho chúng mình
rất nhiều trong thời gian học tập. Đặc biệt, chúng em gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình,
những người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Bài tiểu luận có thể còn những khuyết điểm, phân tích còn hạn chế, chúng em mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa trong công
việc và định hướng trong tương lai.

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1 SATCOM Vệ tinh thông tin
2 R&D Nghiên cứu và phát triển
3 Iridium LLC Iridium Limited Liability Corporation
4 USD Đô la Mỹ
5 IoT Internet vạn vật
6 VAST Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
8 VIETTEL Tổng Công ty Viễn thông Quân đội
9 VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
10 VMS Công ty Thông tin Di động
11 EVN Telecom Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
12 HaNoi Telecom Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
13 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
14 GTVT Giao thông vận tải
15 GTEL Tổng công ty Viễn thông di động toàn cầu

v
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ................................................................................................ iii

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... v

MỤC LỤC ............................................................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................................ix

1. Tổng quan ............................................................................................................................. 1

1.1. Hệ thống liên lạc vệ tinh ................................................................................................ 1

1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 1

1.1.2. Nguồn gốc ............................................................................................................... 1

1.1.3. Đặc điểm ................................................................................................................. 2

1.2. Hệ thống liên lạc vệ tinh Iridium ................................................................................... 3

1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................... 3

1.2.2. Hoạt động chính ...................................................................................................... 4

2. Dự án Iridium ........................................................................................................................ 6

2.1. Thành lập tổ chức........................................................................................................... 6

2.2. Cấu trúc sở hữu .............................................................................................................. 6

2.2.1. Motorola .................................................................................................................. 6

2.2.2. Kyocera ................................................................................................................... 7

2.2.3. Cấu trúc Iridium, inc ............................................................................................... 7

2.3. Tổ chức hoạt động ......................................................................................................... 8

2.3.1. Chiến lược ............................................................................................................... 8

2.3.2. Quản lý .................................................................................................................... 8

2.3.3. Tài chính ................................................................................................................. 9

vi
2.3.4. Dịch vụ .................................................................................................................... 9

2.4. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................................ 10

2.4.1. Globalstar .............................................................................................................. 10

2.4.2. Teledesic ............................................................................................................... 11

2.4.3. ICO Global Communications (ICO) ..................................................................... 12

2.4.4. Một số dự án vệ tinh khác (ORBCOMM, Spaceway, Ellipso) ............................ 12

3. Sự trỗi dậy của Iridium ....................................................................................................... 13

3.1. Giai đoạn đỉnh cao danh vọng của Motorola ............................................................... 13

3.2. Sự thành công của Iridium ........................................................................................... 15

4. Sự sụp đổ của Iridium ......................................................................................................... 15

4.1. Các vấn đề của Iridium ................................................................................................ 15

4.1.1. Hạn chế ................................................................................................................. 15

4.1.2. Sự thay đổi ............................................................................................................ 17

4.2. Phá sản và hệ quả ......................................................................................................... 19

4.2.1. Phá sản .................................................................................................................. 19

4.2.2. Hệ quả ................................................................................................................... 19

4.3. Giải pháp ...................................................................................................................... 20

5. Iridium hiện tại .................................................................................................................... 21

5.1. Thách thức.................................................................................................................... 22

5.2. Giải pháp ...................................................................................................................... 23

5.3. Ứng dụng ..................................................................................................................... 23

6. Liên hệ với Việt Nam.......................................................................................................... 24

6.1. Iridium® cho phép đội tàu đánh cá Việt Nam luôn kết nối với hệ thống quản lý tàu
Viettel .................................................................................................................................. 24

6.2. Liên hệ từ Iridium case study với một ví dụ ở Việt Nam ............................................ 26
vii
6.2.1. Giới thiệu về thương hiệu Beeline ........................................................................ 26

6.2.2. Sự trỗi dậy của Beeline ......................................................................................... 26

6.2.3. Sự sụp đổ của Beeline tại thị trường Việt Nam .................................................... 27

6.2.4. Nguyên nhân thất bại của Beeline ........................................................................ 27

6.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra ................................................................................... 30

7. Tổng kết .............................................................................................................................. 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 34

PHỤ LỤC................................................................................................................................ 36

viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Vệ tinh thông tin quân sự MILSTAR của Hoa Kỳ ................................................... 1
Hình 1.2: Cấu trúc hệ thống thông tin Iridium ......................................................................... 4
Hình 2.1: Edward Staiano ......................................................................................................... 8
Hình 2.2: Công ty Teledesic ................................................................................................... 11
Hình 3.1: AM SCR-536 - một trong những thiết bị liên lạc rất quan trọng của quân Đồng
minh trong thế chiến thứ hai ................................................................................................... 13
Hình 3.2: Chiếc điện thoại đầu tiên của Motorola .................................................................. 14
Hình 5.1: Thiết bị liên lạc Iridium Connected Somewear ...................................................... 22
Hình 5.2: Thiết bị liên lạc Iridium Connected Somewear ...................................................... 22
Hình 7.1: Bốn nhà mạng điện thoại vệ tinh lớn ...................................................................... 33

ix
1. Tổng quan
1.1. Hệ thống liên lạc vệ tinh
1.1.1. Khái niệm
SATCOM - Communications Satellite là tên Tiếng Anh của Vệ tinh thông tin hay còn
được gọi là vệ tinh truyền thông, vệ tinh nhân tạo đặt trong không gian dùng cho viễn thông.
Vệ tinh thông tin hiện đại có nhiều loại quỹ đạo như quỹ đạo địa tĩnh, quỹ đạo Molniya, quỹ
đạo elip, quỹ đạo (cực và phi cực) Trái Đất thấp. Nó được dùng trong các ứng dụng di động
như thông tin cho tàu xe, máy bay, thiết bị cầm tay và cho cả tivi và quảng bá khi mà các kỹ
thuật khác như cáp không thực tế hoặc không thể.

Hình 1.1: Vệ tinh thông tin quân sự MILSTAR của Hoa Kỳ


Nguồn: Internet
1.1.2. Nguồn gốc
Thông tin vô tuyến qua vệ tinh là thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông và
mục tiêu của nó là gia tăng về mặt cự ly và dung lượng với chi phí thấp. Kết hợp sử dụng hai
kỹ thuật tên lửa và viba đã mở ra kỷ nguyên thông tin vệ tinh. Dịch vụ được cung cấp theo

1
cách này bổ sung một cách hữu ích cho các dịch vụ mà trước đó độc nhất chỉ do các mạng ở
dưới đất cung cấp, sử dụng vô tuyến và cáp.
Dịch vụ vệ tinh di động (MSS) là một dịch vụ thông tin vô tuyến giữa trạm mặt đất di
động và một hoặc nhiều trạm không gian hoặc giữa các trạm vũ trụ được dịch vụ này sử dụng;
hoặc giữa các trạm mặt đất di động bằng một hoặc nhiều trạm vũ trụ. Công nghệ lâu đời nhất
sử dụng thiết kế quỹ đạo trái đất địa tĩnh. Các vệ tinh địa tĩnh được đặt cách bề mặt trái đất
22.300 dặm (tương đương xấp xỉ 35889km) và quay cùng trái đất theo quỹ đạo không đồng
bộ địa lý. Từ bề mặt trái đất, vệ tinh dường như được cố định trên một điểm cụ thể và một hệ
thống toàn cầu sử dụng vệ tinh địa tĩnh có thể được xây dựng bằng cách sử dụng ít nhất ba vệ
tinh như vậy. Tuy nhiên, những vệ tinh này rất đắt, tốn khoảng 100 triệu đô la mỗi chiếc để
chế tạo và 10 triệu đô la khác cho mỗi vệ tinh để phóng. Ngoài ra, khoảng cách từ bề mặt trái
đất đến vệ tinh có thể gây ra độ trễ 1/4 giây giữa việc gửi và nhận, điều này có thể gây khó
chịu cho người gọi.
Nhiều hệ thống vệ tinh quỹ đạo Trái Đất thấp đã ra đời (Iridium, Globalstar,...) với thời
gian trễ ngắn hơn và chi phí thấp hơn. Các vệ tinh quỹ đạo trái đất thấp này (hệ thống được sử
dụng bởi Iridium) và vệ tinh quỹ đạo trái đất trung bình không gặp phải các vấn đề thời gian
trễ và ít tốn kém hơn nhiều để sản xuất và phóng rất được chú ý nghiên cứu và phát triển. Tuy
nhiên, thay vì xuất hiện đứng yên tại một điểm cụ thể trên bề mặt trái đất, các vệ tinh này bay
trên không với tốc độ hơn 15.000 dặm một giờ. Theo dõi chúng từ mặt đất và chuyển các cuộc
gọi từ vệ tinh sang vệ tinh rất phức tạp và tốn kém. Tỷ lệ hỏng hóc dự kiến của các vệ tinh
như vậy là khoảng 10% và tuổi thọ dao động từ 5 đến 7 năm sau khi vệ tinh này nằm trong
quỹ đạo.
1.1.3. Đặc điểm
a. Ưu điểm
Thông tin vệ tinh tuy ra đời muộn nhưng được phát triển nhanh nhưng bởi vì nó có
nhiều lợi thế so với các hệ thống truyền thông khác, bao gồm:
- Phạm vi phủ sóng rộng, chỉ cần ba vệ tinh là có thể phủ sóng toàn cầu;
- Thiết bị phát sóng của hệ thống thông tin vệ tinh chỉ cần công suất nhỏ;
- Việc lắp đặt hoặc di chuyển một hệ thống thông tin vệ tinh trên mặt đất tương đối nhanh
chóng và không phụ thuộc vào cấu hình mạng cũng như hệ thống truyền dẫn;
2
- Hệ thống thông tin vệ tinh có thể phục vụ nhiều dịch vụ khác nhau như viễn thông thoại
và phi thoại, thăm dò địa chất, truyền hình ảnh, quan sát mục tiêu, nghiên cứu khí
tượng. phục vụ quốc phòng an ninh;
- Thông tin vệ tinh rất ổn định. Ngay cả trường hợp bão tố, động đất mạnh làm cho các
phương tiện truyền thông khác mất tác dụng thì còn duy nhất thông tin vệ tinh hoạt
động;
- các thiết bị đặt trên vệ tinh có thể tận dụng năng lượng mặt trời để cung cấp điện hầu
như ngày lẫn đêm.
b. Hạn chế
Tuy vậy, thông tin vệ tinh cũng có một số nhược điểm. Đó là vấn đề về kinh phí ban
đầu để phóng một vệ tinh vào quỹ đạo khá lớn. Bức xạ của sóng vô tuyến trong thông tin vệ
tinh gây nên tổn hao lớn trong môi trường truyền sóng.
1.2. Hệ thống liên lạc vệ tinh Iridium
Iridium cung cấp kết nối thoại và dữ liệu thông qua một chòm sao gồm 66 vệ tinh LEO
liên kết chéo, giữ cho mọi người và mọi thứ được kết nối trên đất liền, trên không hoặc trên
biển đến những ngọn núi cao nhất hoặc những địa điểm xa xôi, khách hàng của Iridium sẽ có
thể thực hiện và nhận cuộc gọi trên điện thoại Iridium của họ.
1.2.1. Nguồn gốc
Iridium được thiết kế để trở thành một mạng truyền thông cá nhân không dây dựa trên
vệ tinh cho phép bất kỳ hình thức truyền điện thoại nào, bao gồm dữ liệu thoại, fax và phân
trang đến đích bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ vị trí nào trên thế giới. Dưới đây là một số cột mốc
đáng nhớ trong lịch sử ra đời của Iridium:
Được nhen nhóm vào năm 1986, Iridium được hình thành khi tổng giám đốc Bộ phận
Điện tử Chiến lược của Motorola thành lập một nhóm R&D nhỏ trong bộ phận của mình. Với
kinh nghiệm liên quan đến không gian trước đây của Motorola từng là nhà thầu phụ cho các
hợp đồng quốc phòng, nhóm R&D được yêu cầu tìm kiếm các cơ hội có thể tận dụng năng lực
đặc biệt của Motorola trong lĩnh vực điện tử mật độ cao. Ngoài ra, nhóm được yêu cầu xem
xét các ứng dụng thương mại và quốc phòng.
(1) Từ cuối năm 1987 đến năm 1988, Motorola đã phân tích khả năng tồn tại về công
nghệ và thương mại của Iridium;
3
(2) Vào mùa thu năm 1989, Giám đốc điều hành của Motorola, Robert Galvin, thông
báo nội bộ rằng công ty sẽ phát triển dự án Iridium;
(3) Đầu năm 1990, một đơn vị kinh doanh Iridium được thành lập với khoảng 20 người.
Motorola công bố dự án vào tháng 6 năm 1990 với các cuộc họp báo đồng thời ở Bắc Kinh,
London, Melbourne và New York;
(4) Vào năm 1992, phổ vô tuyến đã được phân bổ cho Iridium. Việc có được phổ cần
thiết để vượt qua sự đề kháng đáng kể từ INMARSAT, một công ty truyền thông vệ tinh toàn
cầu thuộc sở hữu của khoảng 80 chính phủ. INMARSAT, với dịch vụ chính là thông tin liên
lạc khẩn cấp cho các tàu viễn dương, đã tiến hành một cuộc chiến không thành công để giữ
Iridium không nhận được giấy phép hoạt động.
1.2.2. Hoạt động chính
Iridium là hệ thống cung cấp các dịch vụ thoại, fax, data với vùng bao phủ toàn bộ bề
mặt trái đất; cho phép thực hiện các giải pháp thông tin an toàn, tin cậy, thời gian thực, nhiệm
vụ quan trọng ở các nơi xa xôi, hẻo lánh bao gồm các lĩnh vực: Hàng hải, hàng không, xây
dựng, dầu khí, chính phủ, các tổ chức cứu trợ thiên tai.

Hình 1.2: Cấu trúc hệ thống thông tin Iridium


Nguồn: Internet
Về khâu vệ tinh, hệ thống Iridium ban đầu được thiết kế để có 77 vệ tinh trên quỹ đạo.
Cấu trúc của nó và các kim loại nguyên tố iridium chính xác cấu trúc tương tự, vì thế hệ thống
tên Iridium. Mặc dù thiết kế làm giảm số lượng các vệ tinh trong hệ thống Iridium khắp thiên
hà đến 66 vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) tạo thành một chòm sao vệ tinh ở trên Trái đất. Tuy
nhiên, dự án này vẫn giữ lại tên của hệ thống là Iridium như ban đầu.
4
Dự án là sự triển khai lớn nhất thế giới của các vệ tinh quỹ đạo Trái đất thấp (được gọi
là LEO), bay lơ lửng trên đầu chúng ta chỉ 483 dặm, so với 22.000 dặm đối với vệ tinh địa
tĩnh (GEO). Sự gần gũi của mạng LEO với Trái đất, ngoại trừ việc loại bỏ độ trễ tín hiệu nửa
giây của người dùng trong trải nghiệm truyền thông địa tĩnh, một lợi thế mà Iridium coi là
điểm bán hàng tuyệt vời cho dịch vụ điện thoại của mình. Nhưng độ cao thấp hơn của các
LEO sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động của mỗi vệ tinh. Từ độ cao 22.000 dặm, một vệ tinh địa
tĩnh có thể truyền thông tin liên lạc đến một phần ba thế giới; Mặt khác, mỗi vệ tinh Iridium
LEO chỉ đạt tới 1/66 địa cầu, vì vậy bất kỳ một hoặc hai vệ tinh nào thường vô dụng nếu không
có các vệ tinh khác trong chòm sao.
Về khâu trạm cổng, hệ thống Iridium có 13 Gateway
- Gateway đặt tại Mỹ phục vụ cho khu vực Bắc Mỹ.
- Gateway đặt tại Italia phục vụ cho khu vực Châu Âu và Châu Phi.
- Gateway đặt tại Ấn độ phục vụ cho khu vực Miền nam Châu Á và Úc.
Ngoài ra còn có một số Gateway đặt tại các nước khác để dễ quản lý, tăng độ tin cậy
của hệ thống.
Về khâu người dùng, hệ thống Iridium được thiết kế để cung cấp đường thông tin đáng
tin cậy cho những người dùng ở những vị trí mà kết nối thoại di động hoặc cố định không thực
hiện được, không đáng tin cậy. Thị trường bao gồm hàng hải, hàng không, dầu khí, khai thác
mỏ, lâm nghiệp, báo chí và các ngành công nghiệp tương tự khác. Iridium cũng cung cấp các
dịch vụ thông tin vệ tinh cho Bộ quốc phòng Mỹ và các cơ quan quốc phòng của các nước
khác.
Vào thời điểm Iridium được hình thành, điện thoại di động bị hạn chế sử dụng khi
người dùng vượt qua biên giới quốc tế. Vào thời điểm đó, người ta tin rằng nhu cầu tiềm năng
cho một dịch vụ như vậy là rất lớn, đặc biệt là điện thoại thoại từ cộng đồng doanh nghiệp và
quân đội. Trước khi ra mắt hệ thống, công ty đã dự đoán thị trường sẽ có 12 triệu người dùng
điện thoại vệ tinh vào năm 2002 và 40% thị phần cho Iridium. Công ty cũng dự đoán sẽ có
100 triệu người dùng điện thoại di động vào năm 2000.

5
2. Dự án Iridium
2.1. Thành lập tổ chức
Ý tưởng về Iridium được hình thành vào năm 1987 bởi ba kỹ sư Ray Leopold, Ken
Peterson và Bary Bertiger - những người đang làm việc cho hãng điện tử Motorola có trụ sở
tại Hoa Kỳ. Họ đã phóng gateways 3 vào năm 1988 để tạo điều kiện cho các vệ tinh Iridium
được đề xuất liên lạc với các hệ thống điện thoại mặt đất hiện có trên khắp thế giới. Năm 1991,
Motorola kết hợp Iridium để phát triển và triển khai hệ thống mạng vệ tinh. Năm 1991,
Motorola thành lập Iridium Limited Liability Corporation (Iridium LLC) như một công ty
riêng biệt.
2.2. Cấu trúc sở hữu
2.2.1. Motorola
Năm 1928, Paul Galvin và anh trai của mình, Joseph Galvin thành lập Công ty Cổ phần
Sản xuất Galvin và đã sử dụng tên Motorola cho các sản phẩm radio trên xe hơi thực tế của
công ty, liên kết các ý tưởng về chuyển động và radio.
Năm 1940, một bộ phận truyền thông được thành lập, công ty đã phát triển đài phát
thanh hai chiều cầm tay đầu tiên cho Quân đội Hoa Kỳ và dòng sản phẩm liên lạc vô tuyến
FM hai chiều.
Đến năm 1947, nhãn hiệu Motorola đã được công nhận rộng rãi. Trong 5 thập kỷ tiếp
theo, Motorola đã phát triển một loạt các sản phẩm đa dạng như tivi, máy nhắn tin, điện thoại
di động và hệ thống cũng như chất bán dẫn. Trong thời gian này công ty thành công rực rỡ và
trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp thông tin liên lạc và điện tử tích hợp
các giải pháp.
Motorola bao gồm ba đơn vị kinh doanh:
(1) Hệ thống điện tử tích hợp;
(2) Sản phẩm bán dẫn;
(3) Xí nghiệp truyền thông.
Motorola có trụ sở chính tại Schaumburg, Illinois và có hoạt động bán hàng ở hầu hết
các quốc gia. Motorola Inc. (Motorola) là đối tác lớn nhất, đóng góp 400 triệu USD, Motorola
ban đầu chiếm 25% cổ phần và 6 trong số 28 ghế hội đồng quản trị của Iridium.

6
2.2.2. Kyocera
Kyocera được thành lập vào năm 1959 bởi Tiến sĩ Inamori Kazuo và bảy đồng nghiệp.
Kyocera có trụ sở tại Nhật Bản đã đa dạng hóa từ các gói và linh kiện điện tử sang các hệ
thống quang học và điện tử. Sau hơn bốn thập kỷ, Kyocera đã phát triển thành nhà sản xuất
toàn cầu về các giải pháp công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như viễn thông, điện
tử, gia công kim loại, linh kiện ô tô và năng lượng mặt trời. Hãng có sản xuất điện thoại vệ
tinh cho Công ty vệ tinh Iridium khi Hệ thống Iridium được đưa vào hoạt động. Nhà sản xuất
linh kiện Nhật Bản, Kyocera và các chi nhánh nắm giữ 11% cổ phần của công ty Iridium.
Kyocera hoạt động với hai mục tiêu cơ bản. Đầu tiên là liên tục cải tiến các dịch vụ sản
phẩm của mình thông qua việc tích hợp công nghệ của các đối tác tiên tiến vào các doanh
nghiệp hiện có và mới nổi. Thứ hai là phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường
thông qua tích hợp theo chiều dọc. Bên cạnh đó, Kyocera được chia thành ba mảng kinh doanh
chính, bao gồm:
(1) Gốm sứ và các sản phẩm liên quan;
(2) Thiết bị điện tử;
(3) Dụng cụ quang học.
Năm 1999, Kyocera là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế
giới, bao gồm cả điện thoại không dây. Kyocera đã giới thiệu chiếc điện thoại di động CDMA
nhẹ nhất thế giới, chiếc điện thoại vệ tinh nhỏ nhất thế giới và chiếc điện thoại videophone
cầm tay không dây đầu tiên trên thế giới có màn hình màu. Tổng doanh thu thuần và doanh
thu hoạt động trong năm tài chính 1999 đạt tổng cộng 725 tỷ yên. Hãng có sản xuất điện thoại
vệ tinh cho Công ty vệ tinh Iridium khi Hệ thống Iridium được đưa vào hoạt động.
2.2.3. Cấu trúc Iridium, inc
Ngày 14/06/1991, Motorola thành lập Iridium Inc. như một thực thể riêng biệt với
Motorola SatCom để phát triển và triển khai mạng vệ tinh. Bên cạnh Motorola, công ty giữ
20,1% cổ phần vốn chủ sở hữu, các đối tác lớn khác bao gồm Vecom của Đức (10%), Viễn
thông Di động Hàn Quốc (4,4%), Sprint Corporation (4,4%) và STET của Ý (3,8%).
Vào tháng 07/1999, cổ phiếu trước đây thuộc về Motorola đã được chuyển giao cho
các nhà đầu tư tư nhân. Sau đó, Iridium Inc. đã ký hợp đồng trị giá 3,37 tỷ USD cho Bộ phận
Truyền thông Vệ tinh của Motorola để mua bản quyền đối với hệ thống không gian Iridium.
7
Và hầu hết các công ty tham gia góp vốn cho Iridium đều là những công ty viễn thông
mới gia nhập thị trường hoặc nhà cung cấp dịch vụ thứ hai trong lĩnh vực viễn thông. Ngoài
ra, một thỏa thuận đã được thực hiện với Motorola để vận hành và bảo trì hệ thống Iridium
sau khi triển khai vệ tinh ban đầu.
2.3. Tổ chức hoạt động
2.3.1. Chiến lược
Edward F. Staiano, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Iridium LLC cho biết:
“Sau 11 năm làm việc chăm chỉ, chúng tôi tự hào thông báo rằng chúng tôi đã mở cửa hoạt
động kinh doanh”. “Iridium sẽ mở ra thế giới kinh doanh, thương mại, cứu trợ thiên tai và hỗ
trợ nhân đạo với dịch vụ truyền thông toàn cầu đầu tiên của chúng tôi. Những công dụng tiềm
năng của các sản phẩm Iridium là vô hạn” và “Toàn cầu và muốn giữ liên lạc với gia đình và
văn phòng, các ngành hoạt động ở vùng sâu vùng xa, các tổ chức cứu trợ và thiên tai yêu cầu
liên lạc tức thì ở các khu vực gặp khó khăn, tất cả sẽ tìm thấy Iridium là câu trả lời cho nhu
cầu liên lạc của họ”.
2.3.2. Quản lý
Edward Staiano, là người đứng đầu bộ phận điện thoại di động của Motorola năm 1984,
ông trở thành Giám đốc Điều hành kiêm Phó Chủ tịch của Iridium vào năm 1996 khi doanh
thu của bộ phận này đạt 11 tỷ USD.

Hình 2.1: Edward Staiano


Nguồn: Internet
Tạp chí Forbes đã nhận xét cách quản lý của Edward là quá cứng nhắc và khắc nghiệt,
“sự lãnh đạo mang tính kiểm soát sẽ khiến Motorola gặp rắc rối trong vài năm tới”. Minh
chứng cho nhận xét trên, thực tế Edward đã nghiêm cấm các kỳ nghỉ tại Iridum. Bên cạnh đó,
Hội đồng quản trị của Iridium bao gồm 28 Giám đốc điều hành viễn thông và các đại diện đầu
8
tư từ khắp nơi trên thế giới nhưng ngoại trừ 2 Giám đốc độc lập được nhận mức thù lao 20.000
USD/năm thì không có Giám đốc nào được nhận thù lao từ Iridium.
2.3.3. Tài chính
Đến năm 1994, Iridium đã có 1,6 tỷ USD vốn chủ sở hữu. Thêm 315 triệu đô la vốn cổ
phần đã được đảm bảo trong quý đầu tiên của năm 1996. Vào tháng 6 năm 1997, cổ phiếu của
Iridium được bán ra với giá 20 đô la, huy động được 225 triệu đô la.
Chi phí ước tính ban đầu của việc xây dựng mạng Iridium là 3,5 tỷ đô la. Hợp đồng
Vận hành và Bảo trì (O&M) trị giá 1,8 tỷ đô la giải quyết việc quản lý hàng ngày của các vệ
tinh sau khi triển khai. Về cơ bản, tất cả số vốn ban đầu mà Iridium huy động được sử dụng
để thanh toán cho Motorola theo hợp đồng Hệ thống không gian, hợp đồng Phát triển mạng
trên mặt đất và hợp đồng O&M.
Từ tháng 7 năm 1993 đến tháng 12 năm 1998, Iridium đã chi 4,8 tỷ đô la. Khoản chi
này được tài trợ bằng: 500 triệu đô la nợ ngân hàng có bảo đảm; Khoản nợ ngân hàng 625
triệu đô la được Motorola bảo lãnh; 1,62 tỷ USD từ việc phát hành chứng khoán nợ; 2,26 tỷ
USD từ phát hành cổ phiếu (phát hành riêng lẻ và IPO); và $86 triệu tài trợ của nhà cung cấp.
Đến tháng 3 năm 1999, số nợ ngân hàng có đảm bảo đã tăng lên 800 triệu đô
la. Motorola đã đồng ý cho phép Iridium hoãn các nghĩa vụ O&M lên tới tổng cộng 400 triệu
đô la cho đến ngày 29 tháng 12 năm 2000. Tổng số tiền thanh toán O&M dự kiến là 2,89 tỉ đô
la trong thời hạn 5 năm ban đầu của hợp đồng giữa Motorola và Iridium.
2.3.4. Dịch vụ
Motorola cuối cùng đã phóng 66 vệ tinh vào quỹ đạo trái đất thấp, cách bề mặt trái đất
khoảng 485 dặm, và Iridium bắt đầu dịch vụ vào ngày 1 tháng 11 năm 1998. Mặc dù tỷ lệ thất
bại 10 đến 15% khi triển khai vệ tinh là bình thường, nhưng Motorola đã có một sự hoàn hảo
ghi lại trong việc triển khai vệ tinh. Hệ thống Iridium sử dụng chòm sao của sáu mươi sáu vệ
tinh quỹ đạo trái đất thấp, mỗi vệ tinh mang một hệ thống chuyển mạch điện thoại riêng, và
mạng này sử dụng các liên kết phức tạp giữa vệ tinh với vệ tinh cho phép chuyển các cuộc
điện thoại trên bầu trời.
Hệ thống Iridium đã cung cấp thông tin liên lạc đáng tin cậy từ hầu hết mọi điểm trên
địa cầu, các cuộc gọi điện thoại trên điện thoại Iridium của họ. Đối với những người đi du lịch
đến các khu vực thành thị ở các nước phát triển, Iridium cung cấp dịch vụ chuyển vùng di
9
động với điện thoại hai chế độ có thể chuyển sang hoạt động với các dịch vụ không dây mặt
đất.
Các thiết bị cầm tay do Motorola và Kyocera sản xuất và dài 7 inch (cộng với anten),
nặng xấp xỉ 1 pound (tài liệu quảng cáo của Iridium mô tả thiết bị cầm tay là "điện thoại cầm
tay nhỏ, nhẹ") và được bán lẻ từ 2.200 USD đến 3.400 USD. Khi dịch vụ Iridium bắt đầu,
Iridium thông báo rằng Motorola và Kyocera, các nhà sản xuất máy nhắn tin và điện thoại vệ
tinh Iridium, dự kiến sẽ sản xuất hơn 100.000 điện thoại vệ tinh vào năm 1998. Phí dịch vụ
dao động từ dưới 2 USD / phút đến 7 USD / phút cho một số cuộc gọi quốc tế.
2.4. Đối thủ cạnh tranh
2.4.1. Globalstar
Globalstar có nguồn gốc từ một kế hoạch năm 1989 tại Ford Motor Company nhằm sử
dụng vệ tinh để hỗ trợ người lái xe ô tô. Tuy nhiên, đơn vị vệ tinh của Ford đã được mua lại
bởi Tập đoàn Loral vào năm 1990, và Globalstar nổi lên ở hình thức hiện tại thông qua một
liên minh mà họ ký kết với một số công ty kỹ thuật và nhà cung cấp không dây lớn. Tổng giá
trị đầu tư vào Globalstar là 3,8 tỷ USD và Loral sở hữu 45% các nhà đầu tư khác bao gồm
Qualcomm, France Telecom và AirTouch (hiện là một phần của Vodaphone). Hệ thống bắt
đầu dịch vụ thương mại hạn chế vào cuối năm 1999. Globalstar đã nhận được phân bổ phổ tần
của Hoa Kỳ từ FCC vào tháng 01/1995 và tiếp tục đàm phán với các quốc gia khác để có
quyền sử dụng cùng một tần số vô tuyến ở quốc gia của họ.
Các vệ tinh đầu tiên được phóng vào tháng 2 năm 1998, nhưng việc triển khai hệ thống
đã bị trì hoãn do sự cố phóng vào tháng 9 năm 1998 dẫn đến việc mất 12 vệ tinh trong một vụ
phóng của Cơ quan Vũ trụ Nga. Vào tháng 02/2000, Globalstar phóng 52 vệ tinh cuối cùng -
48 vệ tinh và 4 phụ tùng hoạt động thương mại ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Brazil. Tám vệ tinh
chưa phóng khác được duy trì làm phụ tùng trên mặt đất.
Tính đến tháng 04/2000, Globalstar đã có mặt tại 27 quốc gia. Tháng 06/2000,
Globalstar đã sử dụng 40 triệu USD cho quảng cáo nhằm vào các thị trường hẹp. Khách hàng
mục tiêu của Global là các giám đốc điều hành doanh nghiệp giàu có, những người yêu cầu
dịch vụ viễn thông bao phủ các khu vực mà điện thoại di động của họ không hoạt động được
và các quốc gia phát triển. Thiết bị cầm tay của Globalstar nặng khoảng 312g và có giá bán lẻ
là 1500 USD. Giá của các cuộc gọi là 1,5 USD/phút.
10
Vào ngày 15/02/2002, công ty tiền thân Globalstar (Globalstar cũ) và ba công ty con
của nó đã nộp đơn tự nguyện theo Chương 11 của Bộ luật Phá sản Hoa Kỳ. Năm 2004, việc
tái cấu trúc Globalstar cũ đã hoàn thành. Globalstar LLC được thành lập như một công ty trách
nhiệm hữu hạn Delaware vào tháng 11/2003 và được chuyển đổi thành Globalstar, Inc. vào
ngày 17/03/2006.
Năm 2007, Globalstar ra mắt thêm tám công ty đầu tiên - thế hệ vệ tinh dự phòng vào
không gian để giúp bù đắp cho sự hỏng hóc sớm của các vệ tinh trong quỹ đạo của họ. Từ năm
2010 đến năm 2013, Globalstar đã phóng 24 vệ tinh thế hệ thứ hai trong nỗ lực khôi phục hệ
thống của họ trở lại hoạt động đầy đủ.
Từ năm 2010 đến năm 2011, Globalstar đã chuyển trụ sở chính từ Thung lũng Silicon
đến Covington, Louisiana một phần để tận dụng các ưu đãi về thuế của bang và chi phí sinh
hoạt thấp. Vào tháng 04/2018, Globalstar thông báo sẽ hợp nhất với FiberLight trong một thỏa
thuận trị giá 1,65 tỷ USD.
Đến thời điểm hiện tại, Globalstar vẫn hoạt động với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ
thoại và dữ liệu vệ tinh di động cho người dùng thương mại và giải trí tại hơn 120 quốc gia
trên thế giới.
2.4.2. Teledesic
Teledesic được hình thành bởi nhà tiên phong viễn thông, Craig McCaw, chủ tịch của
công ty. Ngoài McCaw, các nhà đầu tư còn có Bill Gates, Hoàng tử Ả Rập Xê Út Alwaleed
Bin Talal, Công ty Đầu tư Abu Dhabi, Boeing và Motorola.

Hình 2.2: Công ty Teledesic


Nguồn: Internet
11
Teledesic đã lên kế hoạch phóng 288 vệ tinh để xây dựng một mạng lưới kết nối hai
chiều có thể gửi dữ liệu nhanh tới 64 megabit/giây thông qua mạng băng thông rộng toàn cầu.
Hệ thống này dự kiến có giá hơn 9 tỷ đô la. Motorola đã được chọn làm nhà thầu chính của
Teledesic, chịu trách nhiệm về kỹ thuật và xây dựng mạng.
Với sự thất bại thương mại của Iridium và Globalstar (bao gồm 66 và 48 vệ tinh hoạt
động tương ứng) và các hệ thống khác, cùng với hồ sơ bảo hộ phá sản, là những yếu tố chính
khiến dự án ngừng hoạt động, và Teledesic chính thức đình chỉ công việc xây dựng vệ tinh
vào ngày 01/10/2002.
2.4.3. ICO Global Communications (ICO)
ICO là sự hợp tác của nhiều công ty khác nhau, bao gồm British Telecom, Hughes
Electronics và TRW. Được thành lập vào tháng 01/1995, ICO Global Communications (Có
trụ sở tại London, với chi phí hệ thống là 4,5 tỷ USD), đã lên kế hoạch xây dựng một chòm
sao dịch vụ vệ tinh di động (MSS) trong quỹ đạo Trái đất trung bình và đã ký hợp đồng với
Trung tâm Phát triển Vệ tinh Boeing (Sau đó là Hughes) cho 12 tàu vũ trụ vào tháng 7 năm
đó - 10 tàu vũ trụ đang hoạt động và 2 phụ tùng trên quỹ đạo. ICO đã nộp đơn xin bảo hộ phá
sản theo Chương 11 của Bộ luật Phá sản Hoa Kỳ vào tháng 08/1999, nhưng nổi lên thành ICO
mới vào tháng 11/2000, sau các khoản đầu tư của Craig McCaw (Người cũng nắm giữ lượng
lớn cổ phần của Teledesic) và những người khác.
Vào tháng 06/2011, ICO Global Communications được đổi tên thành Pendrell
Corporation. Hiện tại, Pendrell Corporation là một công ty đầu tư, dịch vụ tư vấn và quản lý
tài sản sở hữu trí tuệ (IP) được tích hợp đầy đủ. Công ty phát triển và thực hiện các chiến lược
để mua lại, thương mại hóa, quản lý, thoái vốn và cấp phép SHTT.
2.4.4. Một số dự án vệ tinh khác (ORBCOMM, Spaceway, Ellipso)
Một số dự án vệ tinh khác đang được phát triển, bao gồm ORBCOMM: một sự hợp
tác giữa Orbital Sciences Corp và Teleglobe của Canada. ORBCOMM đã phóng 130 vệ tinh
cho mạng nhắn tin (không phải thoại) và đạt doanh thu khoảng 75 triệu đô la vào năm 1999.
Hệ thống này chủ yếu được sử dụng bởi các công ty vận tải. Hughes Electronics đề xuất một
dự án ba vệ tinh có tên là Spaceway. Một dự án hệ thống được đề xuất khác có tên là Ellipso
liên quan đến một dự án trị giá 1,5 tỷ đô la cho dịch vụ điện thoại sử dụng mười bảy vệ tinh
trong quỹ đạo hình elip.
12
3. Sự trỗi dậy của Iridium
3.1. Giai đoạn đỉnh cao danh vọng của Motorola
Năm 1930, công ty Motorola bắt đầu bán các thiết bị thu thanh cho các sở cảnh sát trên
khắp nước Mỹ, đồng thời cũng xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển của mình với
Dan Noble, nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn và đài FM. Sự hợp tác này đã
giúp Motorola sản xuất ra chiếc Radio AM SCR-536 vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc liên lạc của quân Đồng Minh trong thế chiến thứ hai. Phát minh này đã giúp công ty đứng
thứ 94 trong số các doanh nghiệp tại Mỹ về giá trị hợp đồng ký được trong giai đoạn này và
bắt đầu trở nên nổi tiếng.

Hình 3.1: AM SCR-536 - một trong những thiết bị liên lạc rất quan trọng của quân
Đồng minh trong thế chiến thứ hai
Nguồn: International Military Antiques
Vào năm 1947, hoạt động kinh doanh chính của Motorola là sản xuất và thương mại
hóa các sản phẩm tivi cũng như radio. Kể từ năm 1958, Motorola cung cấp thiết bị vô tuyến
cho hầu hết các chuyến bay vũ trụ của NASA trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả chuyến đi lịch
sử lên Mặt trăng năm 1969. Hai năm sau chuyến đi lịch sử của Neil Armstrong, Motorola cho
ra mắt chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên của mình, điều đã thay đổi hoàn toàn lịch sử của hãng.
13
Chiếc điện thoại này được kỹ sư Martin Cooper phát triển. Mặc dù hình dạng khá thô kệch,
nhưng chiếc điện thoại đem lại sự tiện lợi và tính di động mà khách hàng mong đợi.

Hình 3.2: Chiếc điện thoại đầu tiên của Motorola


Nguồn: Internet
Không chỉ mạnh ở mảng điện thoại, Motorola còn là một trong những công ty đi đầu
về công nghệ bán dẫn, bao gồm cả các mạch tích hợp được sử dụng trong máy tính, được sử
dụng rộng rãi trong đó đáng kể nhất là các thiết bị ngoại vi mã số 6800 được sử dụng trong
dòng máy tính cá nhân của IBM. Motorola cũng có nhiều dòng sản phẩm truyền thông đa
dạng, bao gồm hệ thống vệ tinh, hộp cáp kỹ thuật số và modem.
Tiếp đà phát triển, Motorola cho ra mắt nhiều thiết bị di động cầm tay, bao gồm cả máy
nhắn tin những năm sau đó và trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất điện thoại
và kinh doanh viễn thông. Vào năm 1989, Motorola đã phát hành MicroTAC, là điện thoại di
động nhỏ nhất và nhẹ nhất hiện có vào thời điểm đó. Sau đó không lâu, Motorola cho ra mắt
StarTAC, điện thoại di động nắp gập đầu tiên với giá bán lên tới 1000 USD. Tuy có giá bán
cao, nhưng đây lại là một sản phẩm cực kỳ thành công với trên 60 triệu chiếc được bán ra trên
toàn thế giới.

14
Hãng đã cho ra mắt modem cáp đầu tiên và hoàn thành cuộc gọi qua giao thức Internet
(Voip) vào năm 1995, đánh dấu một bước đường dài đầy thành công. Bên cạnh đó, công ty
cũng tiến hành triển khai một dự án mang tên Iridium trị giá hàng tỷ USD với mục đích kết
nối con người trên toàn thế giới bằng công nghệ không dây thông qua một hệ thống vệ tinh
quỹ đạo thấp (LEO).
Vào thời điểm phát triển khái niệm cho Iridium vào đầu những năm 1990, Motorola đã
trải qua hơn 60 năm thành công trong việc mang đến những công nghệ mới thường gây sửng
sốt cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngoài thành công này, có sự kiêu ngạo
và thành kiến nhất định đối với công nghệ của chính công ty. Đây cũng là đánh dấu cho một
chu trình đi xuống của Motorola.
3.2. Sự thành công của Iridium
Về mặt kỹ thuật, dự án Iridium đã thành công ngoài những giấc mơ ngông cuồng nhất
của họ (Ban điều hành & quản lý Motorola). Việc sử dụng xử lý dữ liệu tiên tiến trên các vệ
tinh và chuyển đổi công nghệ, và thông qua việc liên kết giữa các vì sao xử lý dữ liệu và trao
đổi trong các liên vệ tinh, ăng ten đa chùm tia. Các tính năng đáng chú ý nhất là hệ thống ISLs
Iridium và quỹ đạo cực. ISLs về mặt lý thuyết có thể được đảm bảo bởi sự tiếp tục của toàn
bộ quá trình một cổng thông tin liên lạc vệ tinh. Quỹ đạo cực cho phép hệ thống Iridium cung
cấp dịch vụ liên lạc thông suốt ở phía bắc và phía nam cực.
Hệ thống Iridium cung cấp dịch vụ điện thoại di động với các tính năng bảo mật mật
khẩu cho người sử dụng bất cứ nơi nào trên hành tinh. Hệ thống thấp độ trễ iridium LEO vệ
tinh để cung cấp chất lượng hệ thống thông tin liên lạc tốt. Hệ thống Iridium cung cấp điện
thoại, fax, dữ liệu và các dịch vụ nhắn tin. Nó có hai chế độ thiết bị đầu cuối sử dụng điện
thoại, single-mode điện thoại di động, các trạm cố định, thiết bị ô tô và máy nhắn tin.
4. Sự sụp đổ của Iridium
4.1. Các vấn đề của Iridium
4.1.1. Hạn chế
a. Quy mô
Công ty Iridium đã thất bại trong việc đạt được tính kinh tế theo quy mô, bởi vì vệ tinh
chỉ có thể hỗ trợ 1.100 cuộc gọi cùng một lúc. Khi công ty không đạt được tính kinh tế theo
quy mô, nó đã thất bại trong việc cung cấp các sản phẩm với giá thấp hơn. Đây là một trong
15
những lý do góp phần rất lớn vào sự sụp đổ của Iridium, vì hầu hết các khách hàng thậm chí
không thể dùng thử sản phẩm.
b. Doanh thu
Bảo hiểm khoản vay ngân hàng của Iridium có nhiều giao ước khác nhau. Một nhóm
giao ước yêu cầu Iridium phải đáp ứng doanh thu và mức thuê bao tối thiểu nhất định, bao
gồm các điều kiện rằng tại ngày 31/03/1999, Iridium sẽ có doanh thu tiền mặt tích lũy ít nhất
4 triệu USD, doanh thu tích lũy ít nhất là 30 triệu USD, ít nhất 27000 thuê bao dịch vụ vệ tinh
thế giới Iridium và tổng cộng ít nhất 52000 tổng các loại thuê bao.
Vào tháng 03/1999, Iridium thông báo rằng doanh thu quý đầu tiên và các chỉ tiêu
khách hàng quy định trong các hợp đồng cho vay của họ sẽ không thực hiện được và các nhà
phân tích dự đoán khoản lỗ hơn 1,68 tỷ USD cho năm 1999. Tổng doanh thu 1,45 triệu USD
của công ty đã giảm nhiều so với chi phí hoạt động và công ty đã nợ các chủ nợ hơn 100 triệu
USD hàng quý với khoản nợ 3,4 tỷ USD.
Do không đạt được các mục tiêu về doanh thu và người đăng ký sử dụng thuê bao,
Iridium đã yêu cầu hủy bỏ các giao ước từ người cho vay. Nhưng thật không may, trong sự
kiện khác nhau, bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga, bất ổn tiếp tục ở châu Á và sự
sụp đổ gần như hoàn toàn của Quản lý vốn dài hạn, có nghĩa là đầu năm 1999 không phải là
thời điểm tốt để tìm kiếm sự nhượng bộ từ các bên cho vay.
Doanh thu tăng trưởng chậm do các vấn đề với bản phân phối ban đầu của thiết bị thuê
bao, sự thiếu hụt các nhà cung cấp dịch vụ, thiếu nhân viên bán hàng được đào tạo đầy đủ và
sự tiếp thị thiếu hiệu quả giữa Iridium, các cổng thông tin và nhà cung cấp dịch vụ của Iridium.
c. Chiêu thị
Công ty và hội đồng quản trị Iridium phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia tư vấn bên
ngoài để được hỗ trợ trong việc phát triển chiến lược tiếp thị. Các quảng cáo, theo một số nhà
quan sát nhận thấy rằng họ không phân biệt được Iridium với các công ty không dây khác.
Nguyên nhân sâu xa khiến cho chiến dịch tiếp thị trở nên tập trung là chú trọng quá nhiều vào
công nghệ.
Đặc biệt, thông điệp quảng cáo không nói rõ khiến khả năng giao tiếp mọi lúc, mọi nơi
của Iridium có một số hạn chế cụ thể. Không có anten ngoại cỡ đặc biệt để tăng cường độ tín
hiệu, điện thoại Iridium không được thiết kế để hoạt động ở các địa điểm đô thị dày đặc.
16
d. Quản lý
Iridium để lại việc phân phối cho các đối tác trong khu vực, như các công ty như Sprint,
sở hữu 3,5% Iridium, đã không bán được điện thoại hoặc dịch vụ trước khi ra mắt hệ thống
mới. Lực lượng nhân viên bán hàng của Sprint đã không thúc đẩy được dịch vụ và các cửa
hàng của nó cũng không có sẵn thiết bị cầm tay. Chính vì thế, Sprint, Motorola và các đối tác
khác, chẳng hạn như Telecom Italia, đã phải đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng của họ để
bán sản phẩm Iridium. Hơn nữa, các doanh nhân thường xuyên đi công tác – thị trường mục
tiêu chính, họ lưỡng lự khi phải lựa chọn thay thế giữa điện thoại di động nhỏ gọn bằng một
thiết bị cầm tay lớn nặng cả pound, có giá bán khá đắt với hơn 3000 USD để sử dụng mà hầu
như không thể để vừa với một chiếc cặp.
e. Thị trường
Thật không may, các vệ tinh dành 70% thời gian của chúng trên các đại dương của
hành tinh chúng ta và không thể sử dụng được trong phần lớn thời gian của chúng và trong
khi chúng có thể hoạt động từ trên đỉnh Núi Everest, không làm việc trong nhà, trong bóng tối
của các tòa nhà hoặc dưới tán cây (các bản demo ban đầu của hệ thống bắt buộc người mua
phải "đảm bảo điện thoại được hướng vào vệ tinh"), chi phí hàng tháng của dịch vụ cao, điện
thoại rất lớn và mọi khu vực đô thị lớn đều đã có hệ thống di động rẻ và đáng tin cậy. Nói
cách khác, không có thị trường cho Iridium.
Trong suốt những năm 1990, trong khi Iridium đang được thiết kế, dịch vụ điện thoại
không dây trên mặt đất đã phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới. Theo một số nhà quan
sát, sự tiến hóa nhanh chóng đến một tiêu chuẩn châu Âu duy nhất ấy (tức GSM) đã khiến
Motorola phải ngạc nhiên (mặc dù Iridium đã kết hợp kiến trúc điện thoại dựa trên GSM).
4.1.2. Sự thay đổi
a. Về yếu tố công nghệ
Không có anten ngoại cỡ đặc biệt để tăng cường độ tín hiệu, điện thoại Iridium không
được thiết kế để hoạt động ở các địa điểm đô thị dày đặc. Để hoạt động, điện thoại Iridium
phải nằm trong tầm ngắm của một trong sáu mươi sáu vệ tinh của hệ thống, có nghĩa là điện
thoại thường không hoạt động bên trong các tòa nhà. Theo một giám đốc điều hành Motorola,
để thiết kế một hệ thống vệ tinh có cường độ tín hiệu đủ để xuyên qua các tòa nhà sẽ làm tăng
chi phí Iridium lên gấp 10 lần.
17
Thật không may, một quan niệm sai lầm phổ biến trên báo chí kinh doanh là Motorola
đã thay đổi các thông số kỹ thuật của dự án mà không thông báo đầy đủ đến các nhà đầu tư và
người dùng tiềm năng. Trên thực tế, các thông số kỹ thuật ban đầu gọi là thiết kế cho phép
điện thoại Iridium hoạt động ở bất kỳ vị trí nào trên thế giới nhưng không nhất thiết phải bên
trong một tòa nhà. Thử nghiệm được thực hiện từ bên trong ô tô; sử dụng điều này làm đường
cơ sở, hệ thống đã thực sự được xây dựng vượt quá các thông số kỹ thuật của dự án.
Ngoài ra, mỗi vệ tinh Iridium chỉ có thể xử lý 1100 cuộc gọi cùng lúc, hạn chế công ty
đạt được hiệu quả kinh tế cần thiết theo quy mô để giảm giá cho khách hàng. Thêm vào đó,
nhân viên bán hàng không được đào tạo bài bản về Iridium và tình trạng thiếu điện thoại khiến
khách hàng tiềm năng không thể dùng thử sản phẩm trước khi mua. Cơ sở thuê bao của Iridium
trong những tháng đầu tiên cung cấp dịch vụ đã giảm rất nhiều so với dự kiến.
b. Nhà lãnh đạo
Lúc mới thành lập, Motorola không có ý định trở thành một công ty điện thoại lớn.
John Mitchell, Phó Chủ tịch của Motorola trong một cuộc họp báo ban đầu nói rằng “công ty
quan tâm đến việc xây dựng hệ thống hơn là vận hành nó …” việc cung cấp các dịch vụ viễn
thông sẽ tăng lên với tư cách là đối tác.
Vào tháng 4/1999, Staiano từ chức Giám đốc điều hành Iridium và John Richardson,
trước đây là người đứng đầu đơn vị Châu Phi của Iridium, trở thành Giám đốc điều hành tạm
thời. Richardson ngay lập tức hành động để cứu công ty. Ông đã cải tiến chiến lược tiếp thị
của Iridium và giảm giá. Công ty sẽ không còn tiếp thị mình như một đối thủ của các dịch vụ
di động, mà thay vào đó, tự định vị họ như một dịch vụ vệ tinh bổ sung có sẵn trong khi các
dịch vụ di động truyền thống không có.
Đến tháng 05/1999, Iridium vẫn chỉ được sử dụng bởi khoảng 10000 người, chỉ bằng
1/5 so với những gì công ty đã hứa. Nhiều người trong số những người sử dụng này, trên các
giàn khoan dầu ngoài khơi hoặc tàu đánh cá hoặc ở những vùng xa xôi như miền bắc Canada,
rất hài lòng với dịch vụ của Iridium. Iridium thông báo vào ngày 13/05 cùng năm rằng họ đang
ở trạng thái nợ 800 triệu USD và giám đốc tài chính, giám đốc điều hành tiếp thị hàng đầu của
công ty đã từ chức.

18
4.2. Phá sản và hệ quả
4.2.1. Phá sản
a. Bờ vực phá sản
Giá trái phiếu của Iridium giảm mạnh. Vào ngày 13 tháng 8, năm 1999 Iridium vỡ nợ
và nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 sau khi không đáp ứng được các khoản thanh
toán trái phiếu và mục tiêu doanh thu đã hứa với các chủ ngân hàng. Vào ngày 1/9/1999,
Iridium thông báo rằng họ đã thuê công ty xoay vòng New York Alvarez & Marsal để giúp
chuẩn bị kế hoạch tái cơ cấu. Iridium cũng thông báo rằng công ty vẫn hoạt động tốt và sẽ
thoát khỏi quá trình phá sản với tư cách là một công ty mạnh hơn và sôi động hơn.
Cổ phiếu của Iridium giảm mạnh: “Những người nắm giữ cổ phiếu Motorola chán nản
khi xem giá trị cổ phiếu của họ giảm mạnh khi Iridium bị rơi và cháy, đã đề xuất cử đội tiếp
thị và kỹ thuật của dự án trong các tên lửa không có bộ vũ trụ tham gia cuộc khủng hoảng tài
chính trên quỹ đạo của họ, nhưng luật hiện hành cấm điều này”. Và sau khi vệ tinh cuối cùng
được phóng lên, hệ thống nhanh chóng vỡ nợ và nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
b. Sự hồi sinh
Iridium tiếp tục tìm kiếm các nhà đầu tư mới để giúp giải cứu công ty. Casio McCaw,
một trong những các nhà đầu tư lớn của Teledesic, đã cứu ICO Global Communications khỏi
phá sản và dường như là niềm hy vọng lớn nhất của Iridium. Đến tháng 12, các cuộc đàm phán
giữa Iridium và McCaw dường như thất bại, nhưng các cuộc đàm phán đã được mở lại vào
tháng 2 năm 2000. Các trái chủ của Iridium đã phản đối bất kỳ thỏa thuận nào vì theo kế hoạch
của McCaw, lợi ích của những chủ nợ không có bảo đảm và những người nắm giữ cổ phiếu
phổ thông Iridium hiện có sẽ có thể là vô giá trị.
McCaw's Eagle River Investments đồng ý cung cấp cho Iridium 5 triệu đô la, đủ để tài
trợ cho công ty tiếp tục hoạt động đến hết ngày 6 tháng 3 năm 2000. Tuy nhiên, vào ngày 20
tháng 3, McCaw tuyên bố rằng ông sẽ không giải cứu Iridium. Đến thời điểm này, công ty đã
có 55.000 thuê bao và khoản nợ 4,4 tỷ USD.
4.2.2. Hệ quả
a. Để lại một khoản lỗ khổng lồ cho Motorola
Với vị thế vốn chủ sở hữu lớn nhất tại Iridium và sự đảm bảo tài chính của nó, Motorola
đã có thể mất tới 2,5 tỷ USD từ việc tham gia với tư cách là nhà đầu tư và đối tác tại Iridium.
19
Năm 1999 Motorola đã xóa sổ khoản đầu tư cổ phần trị giá 365 triệu đô la, công bằng
của Motorola không bao gồm đảm bảo khoản vay ngân hàng 750 triệu đô la, khoảng 760 triệu
đô la tài sản cam kết với Iridium, nắm giữ 157 triệu đô la trái phiếu Iridium và khoản tài trợ
của nhà cung cấp trị giá 355 triệu đô la.
Một năm sau khi dự án Iridium đi vào hoạt động chính thức, tuy không chỉ gặp vấn đề
về kỹ thuật mà nhu cầu sử dụng của dự án tại các thị trường gần như không có, chủ yếu do giá
cước cuộc gọi cao đến bất thường (khoảng 3 đô la một phút). Dự án cuối cùng đã thất bại, để
lại một khoản lỗ khổng lồ cho Motorola.
b. Tổn thất chi phí cho việc di chuyển vệ tinh
Vào tháng 3 năm 2000, Iridium LLC đã thông báo cho Tòa án Phá sản Hoa Kỳ rằng họ
không thể thu hút người mua đủ điều kiện cho dịch vụ trước thời hạn do tòa án quy định. Và
công ty sẽ chấm dứt các dịch vụ thương mại tạm thời sau 11:59 tối vào Ngày 17 tháng 3 năm
2000. Người ta xác định rằng sáu mươi sáu vệ tinh sẽ được di chuyển xuống, bốn vệ tinh cùng
một lúc, vào bầu khí quyển của trái đất nơi chúng sẽ bốc cháy. Người ta ước tính rằng quá
trình này sẽ mất hai năm và tiêu tốn từ 30 đến 50 triệu USD.
4.3. Giải pháp
Công ty cần áp dụng một chiến lược để tạo ra nhận thức về sản phẩm và nên phân biệt
Iridium với các sản phẩm không dây khác. Iridium là nhu cầu của hầu hết khách hàng, do các
tính năng độc đáo của nó. Công ty cần nhắm mục tiêu đến những khách hàng này thông qua
một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Thay vì tập trung vào công nghệ trong quảng cáo, công ty
nên tập trung vào các tính năng chính của sản phẩm, điều này sẽ trực tiếp thu hút khách hàng.
Công ty đã cam kết tầm nhìn về một hệ thống điện thoại vệ tinh và xác định lợi nhuận
tiềm năng mục tiêu của nó. Hầu hết khách hàng không được phục vụ bởi truyền thông di động,
vốn là một phần của tập đoàn trên toàn thế giới, dẫn đến việc Motorola và Sprint bị ảnh hưởng
nặng nề.
Cân nhắc thời gian xây dựng và triển khai cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hệ thống của nó.
Thực sự hiểu nhu cầu thay đổi đối với dịch vụ và sản phẩm mà nó phải cung cấp. Nhận ra
"cam kết leo thang" của nó đối với dự án đã làm mờ đi Iridium so với chi phí thực tế và doanh
thu tiềm năng.

20
Công ty cần sử dụng một phương pháp dự báo thích hợp để ước tính chi phí. Họ có thể
sử dụng mô hình hồi quy, ARMA, ARIMA, SARIMA, VAR, v.v. Ngoài ra, công ty cũng cần
tăng cường đầu tư vào vệ tinh Iridium, để tăng công suất của các cuộc gọi, điều này sẽ có lợi
cho công ty trong việc tăng doanh số bán hàng và khách hàng.
Chương trình đào tạo và phát triển giống như một khoản đầu tư, được thực hiện trong
nhân viên. Họ giúp tối đa hóa doanh số bán hàng và tạo ra một mối quan hệ khách hàng tốt.
Công ty cần cung cấp đào tạo thích hợp cho nhân viên của mình để ra mắt thành công Iridium,
vốn là nhu cầu của đa số khách hàng.
Dự án nên được thực hiện như một dự án phát triển công nghệ cập nhật mức độ liên
quan và trường hợp kinh doanh và trong suốt 3 năm. Cảnh quan công nghệ nên được sử dụng
để cảm nhận những công nghệ khác trở thành lựa chọn thay thế đối với phạm vi dự án. Bồi
thường quản lý phải gắn liền với thành công lâu dài của các dự án.
5. Iridium hiện tại
Hiện tại Iridium vẫn hoạt động với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu vệ
tinh di động cho các doanh nghiệp, Hoa Kỳ và các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi
Chính phủ và người tiêu dùng thông qua mạng vệ tinh được nâng cấp, có kiến trúc gồm khoảng
66 vệ tinh hoạt động với các thiết bị dự phòng trên quỹ đạo và mặt đất cũng như cơ sở hạ tầng
mặt đất liên quan.
Các ngành kinh doanh chính của Công ty bao gồm di động mặt đất, hàng hải, hàng
không, Internet vạn vật (IoT), tải trọng được lưu trữ và các dịch vụ dữ liệu khác. Các sản phẩm
bao gồm thiết bị cầm tay vệ tinh và Iridium GO, thiết bị dữ liệu băng thông rộng, Modem
thoại và dữ liệu, và thiết bị Dữ liệu Internet of Things.
Các ứng dụng của công nghệ - sản phẩm vào quốc phòng như: Iridium cho phép Đội
cứu hộ hoạt động nhanh hơn và luôn giữ liên lạc.

21
Hình 5.1: Thiết bị liên lạc Iridium Connected Somewear
Nguồn: Iridium

Hình 5.2: Thiết bị liên lạc Iridium Connected Somewear


Nguồn: Iridium

5.1. Thách thức

Thách thức của phi đội cứu hộ số 131 của Lực lượng Phòng không Quốc gia California
là phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, người cứu hộ và trung tâm chỉ huy, kiểm soát
của họ yêu cầu các phương thức liên lạc nhanh chóng, đáng tin cậy để cung cấp thông tin cập
nhật về tình trạng và bệnh nhân, cũng như thông tin nhiệm vụ quan trọng. Do đó, phi đội cứu
hộ số 131 đã thử nghiệm và triển khai nhiều loại thiết bị liên lạc cá nhân, nhưng không có
22
phương án nào khác có thể xử lý đầy đủ nhu cầu dữ liệu và kết nối của phi đội trong các nhiệm
vụ, đặc biệt là ở những khu vực nằm ngoài vùng phủ sóng di động.

5.2. Giải pháp

Để tìm ra giải pháp phù hợp cho nhiệm vụ của họ, đội cứu hộ đã làm việc với Somewear
Labs, một Nhà sản xuất Iridium Value-Added, để đánh giá khả năng tồn tại của việc sử dụng
Iridium Connected Somewear Global Hotspot, một thiết bị liên lạc cá nhân nhỏ, nhẹ, trong
việc tìm kiếm và cứu hộ (SAR: search and rescue). Đội cứu hộ 131, cũng như các đội SAR
khác, đã tiến hành thử nghiệm rộng rãi sản phẩm để chứng minh độ tin cậy của sản phẩm trên
thực địa đối với các tình huống sinh tử quan trọng này. Thiết bị được xây dựng để gửi và nhận
dữ liệu thông qua đường dẫn hiệu quả nhất, tận dụng Wi-Fi và LTE khi có sẵn và tự động kết
nối với mạng Iridium khi không có vùng phủ sóng LTE, vì mạng Iridium hoạt động ở mọi nơi
trên thế giới, ngay cả trong thời tiết bất lợi các điều kiện. Khi được ghép nối với điện thoại
thông minh, Somewear Global Hotspot cho phép phần mềm nhận biết tình huống quan trọng
bao gồm Ứng dụng di động Somewear và ATAK, phần mềm đã quen thuộc với các nhà khai
thác SAR. Điều này có nghĩa là nhóm có thể nhanh chóng triển khai các thiết bị mới và ngay
lập tức cảm thấy thoải mái khi vận hành chúng.

5.3. Ứng dụng

Sau nhiều tháng thử nghiệm, phi đội đã đưa thiết bị vào nhiệm vụ cứu hộ đầu tiên: sơ
tán một người bị thương trên tàu chở hàng cách bờ biển California 1.200 dặm. Được trang bị
một chiếc “puck” Somewear, khi một người nhảy cứu hộ tiếp cận được thuyền viên bị thương,
ngay lập tức có thể sử dụng điểm phát sóng để liên lạc trực tiếp thông tin bệnh nhân tới cả trụ
sở C2 và bác sĩ cuối cùng sẽ tiếp nhận bệnh nhân ở California, một tính năng mà trước đây
phi đội không có bằng cách sử dụng liên lạc cá nhân khác các thiết bị. Trung tâm chỉ huy,
người điều hành, thành viên phi đội và thậm chí cả máy bay cứu hộ đều được trang bị phần
mềm và thiết bị Somewear trên máy bay. Toàn bộ nhóm có thể liên lạc qua tin nhắn về các kế
hoạch mà không bị gián đoạn. Thiết bị Somewear cho phép sự hợp tác hiệu quả, rõ ràng và
thành công giữa tất cả các bên, cho phép đưa ra các quyết định trong thời gian thực giúp vận
chuyển người bị thương trở lại California một cách an toàn trong tình trạng ổn định.

23
Ngoài ra, lãnh đạo phi đội ước tính rằng toàn bộ hoạt động cứu hộ mất một nửa thời
gian so với bình thường do mức độ nhận thức tình huống của tất cả mọi người tham gia được
nâng cao. Thiết bị liên lạc cá nhân Somewear đã cung cấp những lợi thế độc đáo cho đội cứu
hộ trong nhiệm vụ của họ. Không giống như các nhà cung cấp thông tin liên lạc vệ tinh khác,
Iridium cung cấp khả năng hiển thị đáng tin cậy về các chi tiết quan trọng, bao gồm ETA của
máy bay và tình trạng bệnh nhân. Điều này cho phép toàn đội theo dõi và đưa ra kế hoạch cứu
hộ và cuối cùng làm cho việc giải cứu hiệu quả hơn. Bất kể môi trường như thế nào, miễn là
những người cứu hộ có thiết bị Iridium Connected Somewear, họ có khả năng kết nối.
Somewear Labs Global Hotspot đã thu hẹp khoảng cách liên lạc cá nhân, có thể đeo được và
các thiết bị được cung cấp bởi mạng của Iridium. Cho phép kết nối bên ngoài vùng phủ sóng
di động LTE tiêu chuẩn mà không cần cơ sở hạ tầng mở rộng
Somewear cam kết tiếp tục hỗ trợ cả các tổ chức SAR và các nhà thám hiểm vùng quê
thông qua công nghệ Iridium Connected. Nhóm đang xác định các cơ hội để tăng ứng dụng
trên nền tảng hiện tại của họ thông qua tích hợp sâu hơn và phát triển sản phẩm bổ sung nhằm
tận dụng sức mạnh của các dịch vụ Iridium mới trong tương lai.
Thiết bị liên lạc cá nhân Somewear đã cung cấp những lợi thế độc đáo cho đội cứu hộ
như: Nhắn tin văn bản vệ tinh hai chiều trực quan, hiện đại; theo dõi vị trí trong thời gian thực;
báo cáo thời tiết theo yêu cầu Giám sát SOS 24/7.
Điều này cho phép toàn đội theo dõi và đưa ra kế hoạch cứu hộ và cuối cùng làm cho
việc giải cứu hiệu quả hơn. Bất kể môi trường như thế nào, miễn là những người cứu hộ có
thiết bị Iridium Connected Somewear, họ có khả năng kết nối. Somewear Labs Global Hotspot
đã thu hẹp khoảng cách liên lạc cá nhân, cho phép kết nối bên ngoài vùng phủ sóng di động
LTE tiêu chuẩn mà không cần cơ sở hạ tầng mở rộng.
6. Liên hệ với Việt Nam
6.1. Iridium® cho phép đội tàu đánh cá Việt Nam luôn kết nối với hệ thống quản lý
tàu Viettel
Theo NGHỊ ĐỊNH 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về Yêu cầu của thiết
bị giám sát hành trình tàu cá; Phần mềm Hệ thống Giám sát tàu cá (GSTC) tại trung tâm dữ
liệu GSTC; cũng như quy định Quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu GSTC và công tác bảo mật
dữ liệu.
24
Các đội tàu đánh cá của Việt Nam thuê tàu ở các vị trí xa đại dương phải xuất báo cáo
đánh bắt theo thời gian thực và các thông tin về tàu khác cho Trung tâm Giám sát nghề cá
(FMC) để nỗ lực bảo tồn sinh vật biển. Ngoài ra, việc điều hướng quá xa lưới gây ra gián đoạn
liên lạc giữa các tàu và người ứng cứu đầu tiên, khiến các đội tàu không thể kích hoạt tín hiệu
cấp cứu SOS trong các tình huống khẩn cấp.
Hệ thống Giám sát tàu cá S-Tracking là hệ thống được tích hợp bởi thiết bị lắp đặt trên
tàu cá kết nối với trung tâm dữ liệu Giám sát tàu cá S-Tracking Viettel để quản lý, giám sát
hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển. Về thiết bị giám sát hành trình lắp trên
tàu cá, là thiết bị đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình
hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu Viettel.
Thiết bị giám sát tàu cá S-Tracking là thiết bị công suất thấp được sử dụng trong công
tác giám sát vị trí tàu, thời gian, vận tốc, hướng di chuyển, tín hiệu báo động, thời gian cập
nhật dữ liệu gần nhất, cứu hộ cứu nạn hàng hải, thông tin thời tiết, trạng thái hoạt động của
thiết bị S-Tracking, gửi thông tin đến thiết bị S-Tracking do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn
thông Quân đội Viettel sản xuất.
Hệ thống quản lý tàu theo dõi S-Tracking (VMS) của Viettel được kích hoạt bởi mô-
đun Iridium 9603 đã kết nối các đội tàu đánh cá Việt Nam với cả FMCs địa phương và những
người phản ứng đầu tiên bằng cách sử dụng Iridium Short Burst Data (SBD), cung cấp thông
tin quan trọng cập nhật hỗ trợ tính bền vững của sinh vật biển trong ngoài việc tăng cường an
toàn cho thuyền viên.
Các đội tàu đánh cá của Việt Nam được trang bị VMS có thể truyền tải các thông tin
về tàu như tên, đường đi, tốc độ và các báo cáo đánh bắt một cách đáng tin cậy, bất cứ lúc nào,
đến các trung tâm giám sát địa phương trên bờ. Để có được những thành công đột phá về mặt
công nghệ giúp cho ngư dân Việt Nam có những chuyến đánh bắt cá thắng lợi không thể
không kể đến sự góp sức không nhỏ của đối tác Iridium cùng Viettel High Technology
Industries Corporation.
“Nhờ có Viettel S-Tracking, chúng tôi cảm thấy an toàn hơn khi chúng ta ở ngoài biển
như chúng tôi có thể gửi một SOS trong một khẩn cấp trong khi được thông báo của thời tiết
xấu.” - Thuyền viên, Tàu đánh cá Việt Nam. Đã có hơn 3600 hệ thống Iridium Connected®
VMS được triển khai, 196 phản hồi các tin nhắn cứu hộ đầu tiên đã được gửi trải dài trên 4.5
25
triệu kilometer đại dương. Đánh giá và nhìn nhận từ nhu cầu thực tế tại các vùng ven biển, S-
Tracking đã giúp ngư dân tránh vi phạm pháp luật, hỗ trợ cơ quan quản lý, giữ gìn hình ảnh
biển đảo Việt Nam và hơn hết bảo vệ người dân Việt Nam trong vùng lãnh thổ của đất nước.
6.2. Liên hệ từ Iridium case study với một ví dụ ở Việt Nam
6.2.1. Giới thiệu về thương hiệu Beeline
GTEL Mobele được thành lập vào năm 2007 là công ty liên doanh giữa công ty viễn
thông Nga Vimpelcom (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn tại Đông Á và Trung Á)
và tổng công ty Viễn thông di động toàn cầu (GTEL). Với các ngành nghề hoạt động như hoạt
động viễn thông không dây, sửa chữa thiết bị liên lạc và nghiên cứu và phát triển thực nghiệm
khoa học tự nhiên và kỹ thuật
Trong đó hoạt động kinh doanh chiến lược của công ty là hoạt động viễn thông không
dây và thương hiệu Beeline được chọn là mạng di động của liên doanh này. Beeline là một
thương hiệu mạng di động mạnh của VimpelCom được sử dụng ở một số quốc gia và vùng
lãnh thổ Đông Âu và Trung Á. Là một trong những thương hiệu mạnh nhất toàn cầu với các
gói cước Big zero, Bigkool, Tỷ phú 1, Tỷ phú 2 có đầy đủ các dịch vụ như: dịch vụ cơ bản,
dịch vụ giải trí, luôn kết nối, tài khoản và nạp tiền.
6.2.2. Sự trỗi dậy của Beeline
Tháng 7/2009, Beeline chính thức khai trương tại Việt Nam cùng sản phẩm đầu tiên là
gói cước BigZero, trở thành mạng di động thứ 7. Tháng 10/2009, sau 3 tháng khai trương,
Beeline Việt Nam đạt một triệu thuê bao đầu tiên. Đầu năm 2010, Beeline giới thiệu tiếp sản
phẩm thứ hai là gói cước Big&Kool. Tháng 8/2011, Beeline toàn cầu có thỏa thuận hợp tác
với câu lạc bộ bóng đá Manchester United trong 3 năm. Theo đó, Beeline được sử dụng hình
ảnh "Quỷ đỏ" trong chiến dịch khuếch trương thương hiệu tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
Ngay sau đó, Beeline Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi đi kèm hình
ảnh MU để thu hút thuê bao như "Bay cùng Rooney" với giải thưởng là chuyến du lịch nước
ngoài xem câu lạc bộ MU thi đấu hay 23 suất đi Anh xem bóng đá... Tiếp theo đó, Beeline
gây sốc cho thị trường di động với gói cước có tên Tỷ Phú. Ngày 9/12/2011, Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp phép gói cước Tỷ Phú 2. Ngày 23/4/2012, đối tác ngoại VimpelCom bán
hết 49% cổ phần cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Truyền dẫn và dịch vụ hạ tầng

26
Gtel với giá 45 triệu USD. Theo đó, Beeline chính thức trở thành công ty 100% vốn của các
cổ đông trong nước.
6.2.3. Sự sụp đổ của Beeline tại thị trường Việt Nam
Đã có lúc Beeline liên tục đưa ra các gói cước gây sốc với "Tỷ phú 1", "Tỷ phú 2" và
cùng với đó là chương trình truyền thông về việc Beeline toàn cầu tài trợ CLB Manchester
United nhằm thu hút fan bóng đá dùng sim Beeline... kết quả có thời điểm đạt 3 triệu thuê bao.
Nhưng con số này lại không đem lại ý nghĩa với đối tác liên doanh khi mà doanh thu bình
quân trên thuê bao/tháng (ARPU) của Beeline tại Việt Nam trong quý IV-2011 là 0,9 USD và
đây cũng là thị trường có chỉ số ARPU thấp nhất trong số các nước mà hãng viễn thông này
rót tiền đầu tư, dẫn đến bị thua lỗ với số tiền hàng trăm triệu USD.
Đại diện Gtel cũng cho biết, thực tế từ cuối năm 2012, hai bên đã thương thảo bán cổ
phần mà VimpelCom sở hữu… Cuộc rút lui của VimpelCom khỏi thị trường viễn thông Việt
Nam có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, sự ra đi của VimpelCom với khoản lỗ 418
triệu USD trong vòng 5 năm khiến nhiều người chú ý.
6.2.4. Nguyên nhân thất bại của Beeline
a. Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô
Môi trường tự nhiên:
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, hệ thống sông ngòi dày
đặc. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp viễn thông nói chung và
thương hiệu beeline nói riêng trong việc xây triển khai hệ thống trạm phát sóng tại các địa
phương, vùng sâu vùng xa. Các gói cước của Beeline là các gói cước giá rẻ như Big Zero,
Big&Kool, Tỷ phú 1, Tỷ phú 2, thu hút phận lớn những người có thu nhập thấp, đặc biệt là
những người dân sống ở nông thôn. Trong khi đó, hệ thống phát sóng của Beeline tại những
vùng này chưa ổn định dẫn tới chất lượng phủ sóng kém, làm giảm sức nóng của các gói cước
này.
Môi trường chính trị - pháp luật:
Đối với lĩnh vực viễn thông, Việt Nam áp dụng chính sách quốc hữu hóa, nội địa hóa,
không cho phép phía nước ngoài sở hữu cổ phần đa số trong liên doanh, trong khi đó, sau
nhiều năm đầu tư, VimpelCom lại muốn nắm tỷ lệ chi phối cổ phần. Việc quản lý, cấp phép
còn nặng sự vụ hành chính, thủ tục rườm rà, làm tổn hao nhiều thời gian cũng như chi phí của
27
doanh nghiệp. Thực tế, có những gói cước của Beeline đã từng “nằm tại” Bộ Thông tin và
Truyền thông hơn 1 tháng mới được chấp thuận để nhà mạng triển khai.
Hệ thống pháp luật vẫn còn tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ, không nhất quán về
chủ trương, mâu thuẫn lẫn nhau, thậm chí có vấn đề còn bỏ ngỏ. Ví dụ: Luật Viễn thông và
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông đã định tính thế nào là “phá giá” nhưng chưa
định lượng giảm bao nhiêu phần trăm so với mức giá trung bình của thị trường sẽ là “phá giá
thị trường”. Pháp lệnh Giá thì chỉ quy định bán quá mức dưới mức trung bình của thị trường
là phá giá nhưng không nói rõ quá mức bao nhiêu phần trăm, việc xác định “ngưỡng” của
“phá giá” tùy thuộc mức độ nhạy cảm của từng ngành, lĩnh vực. Khi thương hiệu Beeline tung
ra gói cước Tỷ phú đã bị các nhà quản lý đánh giá rằng doanh nghiệp đang “phá giá” thị
trường. Ngay sau đó, Cục viễn thông cũng đưa ra 2 văn bản liên tiếp trong cùng tháng 9/2011,
yêu cầu Beeline ngừng triển khai gói cước này.
Môi trường văn hóa xã hội:
Sự trung thành nhãn hiệu là một yếu tố thuộc tâm lý hay thói quen của người Việt. Hiện
nay đa phần những người sử dụng sim trong công việc thường ít khi đổi số. Phần đông khách
hàng vẫn yêu thích dung sim của Viettel, MobiFone và VinaPhone hơn. Điều này gây khó
khăn cho Beeline trong việc tiếp cận và gây dựng một chỗ đứng vững chắc tại thị trường Việt
Nam. Mặc dù Beeline đã sử dụng nhiều chính sách khuyến mãi đánh vào tâm lý thích giá rẻ
của người Việt, tuy nhiên, các chính sách này không thực sự phát huy được hiệu quả. Đối với
các khách hàng tại thành thị, phần lớn sim tỷ phú của Beeline thường được sử dụng như một
chiếc sim phụ. Một bộ phận người thu nhập thấp tại thành phố cũng sẽ dùng Beeline, nhưng
sẽ không bền do họ vẫn phải liên lạc ngoại mạng, trong khi tiền tỷ của Beeline chỉ được dùng
nội mạng và cước ngoại mạng được tính không kém so với các hãng khác.
Môi trường kinh tế:
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam và giai đoạn 2006-2008 liên tục tăng từ 722
USD năm 2006 lên 836 USD năm 2007 và đạt mức 1024 USD vào năm 2008. Tuy nhiên, so
với thế giới, Việt Nam vẫn còn là nước nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
Do đó, người dân thường hướng tới việc tiêu dùng các sản phẩm giá rẻ. Mặc dù Beeline đã sử
dụng nhiều chính sách khuyến mãi đánh vào tâm lý thích giá rẻ của người Việt, tuy nhiên, các
chính sách này không thực sự phát huy được hiệu quả. Đối với các khách hàng tại thành thị,
28
phần lớn sim tỷ phú của Beeline thường được sử dụng như một chiếc sim phụ do trước đó họ
đã có thói quen sử dụng liên lạc cố định của các nhà mạng “kỳ cựu”. Một bộ phận người thu
nhập thấp tại thành phố cũng sẽ dùng Beeline, nhưng sẽ không bền do họ vẫn phải liên lạc
ngoại mạng, trong khi tiền tỷ của Beeline chỉ được dùng nội mạng và cước ngoại mạng được
tính không kém so với các hãng khác.
Môi trường công nghệ:
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước đột phá lớn trong lĩnh vực
khoa học, công nghệ. Năm 2008, chỉ 2 năm sau khi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (VAST) thành lập Viện Công nghệ Vũ Trụ, Việt Nam đã có vệ tinh viễn thông đầu
tiên được phóng lên từ Kourou (French Guiana) hứa hẹn một bước phát triển mới trong việc
sử dụng điện thoại di động vệ tinh. Ngoài ra, Chính phủ cũng rất chú trọng đầu tư mạnh cho
việc phát triển khoa học công nghệ trong các lĩnh vực mới: nghiên cứu vũ trụ, nghiên cứu
biển, công nghệ nano và khoa học vật liệu.
Riêng trong lĩnh vực viễn thông, năm 2009, Việt Nam chính thức triển khai thiết lập
mạng và cung cấp dịch vụ 3G trong băng tần số 1900-2200MHz. Tuy nhiên, chỉ có 3 doanh
nghiệp và 1 liên danh trúng tuyển cấp phép 3G bao gồm: Tổng Công ty Viễn thông Quân đội
(VIETTEL); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty Thông tin Di động
(VMS) và liên danh Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) và Công ty cổ
phần Viễn thông Hà Nội (HaNoi Telecom). Việc Beeline không được cấp phép 3G đã gây khó
khăn không nhỏ trong việc cạnh tranh với các nhà mạng lớn cũng như việc hợp tác với các đối
tác trên thị trường.
b. Nguyên nhân từ môi trường vi mô
Sau đây chính là những nguyên nhân do chính những vấn đề của bản thân Beeline. Cụ
thể, có thể có thể điểm ra những nguyên nhân nội bộ chính như sau:
Thứ nhất, một doanh nghiệp muốn tồn tại phải có lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh thu bình
quân trên mỗi thuê bao của Beeline quá thấp không đủ bù đắp chi phí. Năm 2011, doanh thu
chỉ là 0,7- 0,9 USD/1 thuê bao. Trong khi đó số liệu của Viettel là 4 USD, Mobifone là 5 USD.
Thứ hai, sự khó khăn do cạnh tranh về giá mạnh mẽ: Thị phần Beeline chỉ chiếm
khoảng 3,21% do đó khó khăn trong việc chiết khấu giá khi phát hành sim mới. Trong khi đó
3 đối thủ cạnh tranh chính là Viettel, Vinafone và Mobifone đã chiếm tới 95% thị phần. Họ
29
tận dụng tốt lợi thế về mạng lưới, địa bàn đã có thể có các chính sách hợp lý với từng loại
khách hàng.
Thứ ba, mạng lưới phân phối hạn chế: Beeline có các điểm giao dịch chủ yếu tại các
thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… trong khi đó Viettel đã có mạng lưới
điểm giao dịch với mật độ là 1 điểm giao dịch/huyện.
Thứ tư, chất lượng sóng: Mạng lưới, cột thu sóng chỉ có khoảng 1000 điểm thu sóng
trên toàn quốc, nằm rải rác, thưa thớt dẫn đến chất lượng sóng kém, hay mất tín hiệu, nhiều
vùng không có sóng dẫn đến khó khăn trong liên lạc. Từ đó, chất lượng dịch vụ kém, gây ra
nhiều bức xúc cho khách hàng.
Thứ năm, tập trung quá nhiều vào việc xây dựng thương hiệu mà không phát triển thị
trường bền vững bằng cách giữ khách hàng: Beeline luôn tung ra những gói cước bất ngờ như
Big Zero, gói cước Tỉ Phú nhưng không tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ hoặc đào tạo
nhân viên chăm sóc khách hàng.
Thứ sáu, mạng lưới phân phối sim thẻ: Chưa rộng rãi, sự liên kết với các đại lý tư nhân
kinh doanh sim thẻ vẫn còn ít dẫn đến việc mua bán sim, thẻ để gia tăng tệp khách hàng còn
hạn chế.
Cuối cùng, chưa có trung tâm chăm sóc khách hàng chính thức: Trong khi đó các nhà
mạng như Viettel có trung tâm chăm sóc khách hàng, trang web điện tử cung cấp và phản hồi
thông tin khách hàng. Riêng tại Đà Nẵng Viettel có trung tâm chăm sóc khách hàng hiện đại
với 8000 nhân viên phục vụ khoảng 120.000 cuộc gọi từ khách hàng mỗi ngày.
6.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ việc phân tích những nguyên nhân thất bại của Beeline, có thể rút ra bài học kinh
nghiệm cho các hãng viễn thông khi có tham vọng thâm nhập vào thị trường Việt Nam như
sau:
a. Về tầm nhìn chiến lược
Nguyên nhân thất bại của các chiến dịch của Beeline chủ yếu là do họ đã quá tập trung
vào việc làm thương hiệu mà quên đi mất phát triển thị trường bền vững. Bởi vậy, các doanh
nghiệp cần đầu tư ngay và có một chiến lược xuyên suốt từ đầu từ việc nghiên cứu, định vị thị
trường, khách hàng mục tiêu trong bối cảnh thị trường trong nước đã bão hòa và sự cạnh tranh
mạnh mẽ từ các đại gia gạo cội trên thị trường.
30
b. Về chiến lược phân phối
Một trong những hạn chế lớn của Beeline là kênh phân phối còn hạn chế. Một lãnh đạo
của MobiFone nhận xét, ở các vùng đô thị lớn, thị trường di động đã bão hòa và khả năng
cạnh tranh của các mạng nhỏ gần như không có. Với thị trường nông thôn, các mạng lớn cũng
đã phủ kín sóng và hệ thống bán hàng, trong khi mạng nhỏ như Beeline mới lác đác vài trạm
thu phát sóng, đại lý ít và hoạt động marketing cũng ít. Cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng mạng thật tốt, phủ sóng rộng rãi.
c. Về chiến lược sản phẩm
Ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, chất lượng sóng thực tế cũng thua
nhiều so với các mạng di động lớn, các dịch vụ giá trị gia tăng cũng hẹp. Trong khi đó chênh
lệch giá cước không đáng kể so với các ông lớn di động khiến sim Beeline kém hấp dẫn. Cần
phát triển chất lượng mạng thật tốt, tăng cường các dịch vụ GTGT, khuyến mãi tốt phải đi
kèm với chất lượng.
d. Về chiến lược xúc tiến
Cần marketing thương hiệu một cách có tính hiệu quả và thực chất hơn nữa thông qua
việc tìm tòi thông tin phản hồi từ các đại lý, chăm sóc ưu đãi họ hơn, có chính sách hỗ trợ,
khuyến khích các trung gian phân phối. Vậy nên các chiến dịch truyền thông cần có thông
điệp rõ ràng, mang đậm bản sắc thương hiệu.
7. Tổng kết
Iridium, công ty điện thoại vệ tinh toàn cầu do Motorola (Bộ GTVT) hậu thuẫn, đã đệ
đơn xin phá sản vào năm 1999, sau khi công ty chi 5 tỷ USD để xây dựng và khởi động cơ sở
hạ tầng vệ tinh để cung cấp dịch vụ điện thoại không dây trên toàn thế giới. Vào thời điểm đó,
đây là một trong 20 vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Để hoạt động tốt, hệ thống cần
66 vệ tinh. Việc tạo ra hệ thống khổng lồ này đã buộc công ty phải vỡ nợ 1,5 tỷ USD. Dịch vụ
này đã thất bại đến mức nó chỉ có 10.000 người đăng ký.
Theo một nghiên cứu điển hình của Trường Kinh doanh Dartmouth Tuck về lịch sử của
Iridium vào năm 1998, công ty dự báo rằng họ sẽ có 500.000 người đăng ký vào năm sau. Tuy
nhiên, dịch vụ này rất đắt đối với khách hàng, và ngành kinh doanh điện thoại di động đã bắt
đầu ăn nên làm ra khi cơ sở hạ tầng của nó được xây dựng ở hầu hết các nước phát triển lớn.
Một thiết bị cầm tay Iridium có giá 3.000 đô la và thời gian đàm thoại lên tới 5 đô la một phút.
31
Dịch vụ di động không được phổ biến rộng rãi nhưng lại rẻ hơn rất nhiều. Và hơn hết, công
nghệ của Iridium phụ thuộc vào tầm nhìn giữa ăng-ten điện thoại và vệ tinh quỹ đạo, người
đăng ký không thể sử dụng điện thoại bên trong ô tô đang di chuyển, bên trong các tòa nhà và
ở nhiều khu vực đô thị.
Về mặt kỹ thuật, việc phóng thành công 66 vệ tinh của Iridium đã thành công ngoài
những giấc mơ ngông cuồng nhất của họ. Ở góc độ kinh doanh, công ty Iridium mà họ tạo ra
đã thất bại (phá sản) vì họ đã huy động quá nhiều nợ và họ không thể phát triển doanh thu đủ
nhanh để trả lãi cho khoản nợ cũng như tất cả các chi phí khác của họ. May mắn thay, nó đã
có thể thoát khỏi sự phá sản và ngày nay là một công ty thành công, phát triển mạnh mẽ - CEO
Matt Desch at Iridium Satellite (2006 – đến nay).
Iridium cũng là một ví dụ tuyệt vời về “hiệu ứng tài trợ”, hay chi phí chìm, khi các
giám đốc điều hành và các tổ chức cá nhân liên quan nghĩ rằng một mất mát đau đớn hơn một
lần ngại thử nghiệm. Vì quá nhiều tiền đã được đưa vào dự án của họ (những người điều hành
Motorola) tin rằng họ không nên chịu lỗ. Vì vậy, họ tiếp tục bỏ tiền vào dự án, thay vì từ bỏ
tham gia sớm. Điều này xảy ra với các khoản đầu tư cá nhân thậm chí còn thường xuyên hơn.
Hãy nhìn vào Bitcoin ngay bây giờ. Những người đã mua ở mức 15.000-19.000, nhiều người
nhận ra rằng nó có thể sẽ không bao giờ tăng trở lại. Nhiều người đang nắm giữ, vì họ sợ mất
mát.
Iridium đã cho chúng ta thấy bài học đắt giá từ thất bại của dự án thể hiện qua chính
sách quản lý nhân sự khắc nghiệt; Chiến dịch tiếp thị sai lầm, thiếu sự tập trung vào thị trường
và khách hàng mục tiêu; Thiếu sự quan tâm đến đối thủ cạnh tranh…
Iridium sẽ đi vào lịch sử như một trong những thất bại kinh doanh quan trọng nhất của
những năm 1990. Đó là công nghệ của nó thanh lịch và sáng tạo vượt trội là điều không cần
bàn cãi. Thật vậy, các nhà lãnh đạo Motorola và Iridium đã cho thấy tầm nhìn tuyệt vời trong
việc định hướng sự phát triển và ra mắt của một chòm sao vệ tinh vô cùng phức tạp. Tuy
nhiên, cũng đáng kinh ngạc không kém, đó là cách mà những vị lãnh đạo này đã đưa Iridium
vào tình trạng phá sản bằng cách hỗ trợ một kế hoạch kinh doanh không thể thực hiện được.
Hiện nay, điện thoại vệ tinh vốn là một thiết bị cầm tay hỗ trợ người dùng trong việc
liên lạc (thông qua cuộc gọi thoại hoặc tin nhắn ngắn) bằng cách kết nối với các trạm vệ tinh
xoay quanh quỹ đạo thay vì sử dụng sóng từ các trạm phát sóng mặt đất. Khả năng vận hành
32
và tầm phủ sóng của 4 mẫu điện thoại vệ tinh tương đối phổ biến trên thế giới hiện nay của 4
nhà mạng điện thoại vệ tinh lớn:

Hình 7.1: Bốn nhà mạng điện thoại vệ tinh lớn


Nguồn: Internet

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiến Đạt. P. (2020). Motorola: Từ đỉnh cao danh vọng đến bán mình. Genk - Trang thông tin
điện tử tổng hợp. https://genk.vn/motorola-tu-dinh-cao-danh-vong-den-ban-minh-
20210118123459624.chn. [Truy cập ngày 13/10/2022]

P.W. (2021). Điện thoại vệ tinh: Gọi điện ở nơi không có sóng dễ hay khó? iPhone 13 có làm
được không?. Tinh tế - Mạng xã hội. https://tinhte.vn/thread/dien-thoai-ve-tinh-goi-dien-o-
noi-khong-co-song-de-hay-kho-iphone-13-co-lam-duoc-khong.3393510/. [Truy cập ngày
15/10/2022]

Báo Đầu tư. (2013). Vì đâu Beeline 'ngã ngựa'. Zing New - Tạp chí tri thức trực tuyến.
https://zingnews.vn/vi-dau-beeline-nga-ngua-post347278.html. [Truy cập ngày 13/10/2022]

Iridium Enables Rescue Squadron to Work Faster and Stay Connected.


(2021).Iridium.https://www.iridium.com/case-studies/iridium-enables-rescue-squadron-to-
work-faster-and-stay-connected/. [Truy cập ngày 13/10/2022]

The Rise and Fall of Iridium Case Solution & Answer. (20xx). Caseism.com.
https://caseism.com/rise-fall-iridium-156756. [Truy cập ngày 13/10/2022]

Iridium® Enables Vietnamese Fishing Fleets to Stay Connected with Viettel Vessel
Management Systems. (2021). Iridium. https://www.iridium.com/case-studies/iridium-
enables-vietnamese-fishing-fleets-to-stay-connected-with-viettel-vessel-management-
systems/. [Truy cập ngày 13/10/2022]

Satcom-Satellite Communication. (2014). Blogspot.


http://visatcom.blogspot.com/2014/03/tong-quan-ve-he-thong-ve-tinh-iridium.html. [Truy
cập ngày 13/10/2022]

34
Wall St. (2009). The 10 Biggest Tech Failures of the Last Decade. Time.
https://content.time.com/time/specials/packages/article/0,28804,1898610_1898625_1898640
,00.html. [Truy cập ngày 20/10/2022]

Mellow. C. (2004). The Rise and Fall and Rise of Iridium. Smithsonianmag.
https://www.smithsonianmag.com/air-space-magazine/the-rise-and-fall-and-rise-of-iridium-
5615034/. [Truy cập ngày 20/10/2022]

Finkelstein. S & Sanford. S. H. (2000). Learning from Corporate Mistakes: The Rise and Fall
of Iridium." Organizational Dynamics, 29 (2):138-148.
https://mba.tuck.dartmouth.edu/pages/faculty/syd.finkelstein/articles/Iridium.pdf. [Truy cập
ngày 20/10/2022]

Why did the Motorola Iridium project fail?. (2006). Quora. https://www.quora.com/Why-did-
the-Motorola-Iridium-project-fail. [Truy cập ngày 20/10/2022]

Communications Satellite Constellations. (2003). MIT Industry Systems Study.


http://web.mit.edu/deweck/www/research_files/comsats_2004_001_v10/Unit1%20Success
%20and%20Failure/unit1_summary.htm. [Truy cập ngày 20/10/2022]

Murph. D. (2013). Spot Global Phone review: a satellite phone for the masses. Engadget.
https://www.engadget.com/2013-06-16-spot-global-phone-review.html. [Truy cập ngày
20/10/2022]

Crawford. M và cộng sự,. (2015). New products management, eleventh edition. McGraw-Hill
Education.
https://www.academia.edu/43520172/New_Products_Management_New_Products_Manage
ment. [Truy cập ngày 20/10/2022]

35
PHỤ LỤC
HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TOÀN CẦU (GSM)
Lịch sử hình thành và phát triển
Được nghiên cứu & phát triển lần đầu tiên bởi người Châu Âu
Vào đầu những năm 1980, hệ thống điện thoại di động tương tự đang phát triển nhanh
chóng ở châu Âu. Mỗi quốc gia châu Âu đã phát triển hệ thống di động của riêng mình, hệ
thống này không tương thích với thiết bị được sử dụng ở các quốc gia khác. Năm 1982, Hội
nghị Bưu chính và Điện báo Châu Âu (CEPT) đã thành lập một nhóm nghiên cứu gọi là
Groupe Spécial Mobile (GSM) để nghiên cứu và phát triển hệ thống di động mặt đất công
cộng toàn Châu Âu.
Hệ thống được đề xuất phải đáp ứng các tiêu chí nhất định, bao gồm chất lượng lời nói
tốt, thiết bị đầu cuối và chi phí dịch vụ thấp, hỗ trợ chuyển vùng quốc tế, và hỗ trợ cho một
loạt các dịch vụ và cơ sở mới sẽ được phát triển.
Trở nên phổ biến toàn cầu
Năm 1989, trách nhiệm GSM được chuyển giao cho Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu
Âu và các thông số kỹ thuật của GSM được công bố rộng rãi vào năm 1990. Dịch vụ GSM
thương mại bắt đầu vào năm 1991 và đến năm 1993, đã có 36 mạng GSM ở hai mươi hai quốc
gia, với 25 mạng bổ sung với các quốc gia đã chọn hoặc đang xem xét GSM. Điều này cuối
cùng sẽ phát triển lên hơn 200 mạng GSM ở 110 quốc gia. Đến đầu năm 1994 đã có 1,3 triệu
thuê bao GSM trên toàn thế giới; đến tháng 2 năm 1999 con số là 150 triệu. Bao gồm tất cả
các thuê bao di động (tương tự và kỹ thuật số), đã có hơn 480 triệu thuê bao trên toàn thế giới
vào tháng 1 năm 2000 và trong một vài năm nữa, con số này dự kiến sẽ đạt một tỷ.
Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM)
Cấu trúc của mạng GSM
Mạng GSM gồm có 3 thành phần, đó là trạm di động cung cấp khả năng liên lạc, hệ
thống trạm gốc điều khiển kết nối vô tuyến với trạm di động và hệ thống mạng có chức năng
thực hiện chuyển mạch các cuộc gọi giữa các thuê bao di động. Trạm di động (Mobile Station)
được người thuê bao mang theo. Hệ thống trạm gốc (Base Station Subsystem) điều khiển kết
nối vô tuyến với trạm di động. Hệ thống mạng (Network Subsystem), với bộ phận chính là
Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (MSC), thực hiện việc chuyển mạch cuộc gọi giữa
36
các thuê bao di động và giữa các thuê bao di động với thuê bao của mạng cố định. MSC cũng
thực hiện các chức năng quản lý di động

Cấu trúc của mạng GSM


Nguồn: Internet
Subscriber Identity Module (SIM)
Một trong những tính năng chính của GSM là Mô-đun Nhận dạng Thuê bao, thường
được gọi là thẻ SIM. SIM là một thẻ thông minh có thể tháo rời chứa thông tin đăng ký và
danh bạ điện thoại của người dùng. Điều này cho phép người dùng giữ lại thông tin của họ
sau khi chuyển đổi thiết bị cầm tay. Ngoài ra, người dùng có thể thay đổi mạng hoặc danh tính
mạng mà không cần chuyển đổi thiết bị cầm tay - chỉ bằng cách thay đổi SIM.

Một sim nano được sử dụng trong điện thoại di động


Nguồn: Internet

37

You might also like