You are on page 1of 2

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ I môn Vật lý năm học 2022-2023

Khối 10:
A.Phần trắc nghiệm lý thuyết:
Chương I:Mở đầu ( học sinh tự nghiên cứu )
Chương II. Động học chất điểm:
Độ dịch chuyển và quãng đường đi được; Tốc độ và vận tốc; Độ dịch chuyển-Thời
gian; Chuyển động biến đổi. Gia tốc; Chuyển động thẳng biến đổi đều; Sự rơi tự do;
Chuyển động ném.
Chương III. Động lực học chất điểm:
Tổng hợp lực. phân tích lực. Cân bằng lực; Ba định luật Newton; Trọng lực và lực
căng; Lực ma sát.
B.Phần trắc bài tập tự luận:
1.Sự rơi tự do.
2.Tổng hợp lực. Phân tích lực. Cân bằng lực.
3.Định luật 2 Newton.
Khối 11:
A.Phần trắc nghiệm lý thuyết và bài tập:
Chương I: Điện tích. Điện trường
Điện tích, định luật Culông; Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích; Điện
trường và cường độ điện trường. Đường sức điện; Công của lực điện; Điện thế. Hiệu điện
thế.
Chương II: Dòng điện không đổi
Dòng điện không đổi, nguồn điện; Điện năng, công suất điện; Định luật Ôm cho
toàn mạch. Đoạn mạch chứa nguồn điện. Ghép các nguồn thành bộ.
Chương III. Dòng điện trong các môi trường
Dòng điện trong kim loại; Dòng điện trong chất điện phân.
B.Phần bài tập tự luận:
1.Bài tập định luật Ôm đối với toàn mạch.
2.Bài tập về dòng điện trong kim loại, Điện trở phụ thuộc nhiệt độ
Khối 12
A.Phần trắc nghiệm lý thuyết
Chương 1: Dao động cơ: Ôn toàn bộ trừ các phần giảm tải
Chương 2:Sóng cơ và sóng âm: Ôn toàn bộ trừ các phần giảm tải
Chương 3: Dòng điện xoay chiều: Ôn từ đầu chương đến hết bài Công suất của mạch
điện xoay chiều. Hệ số công suất( trừ các phần giảm tải).
B.Phần trắc nghiệm bài tập:
1.Con lắc lò xo; Con lắc đơn: Các công thức tính chu kỳ, tần số, Viết phương trình dao
động; Tính động năng; thế năng; cơ năng trong dao động của con lắc.
2.Tổng hợp dao động điều hòa cùng phương cùng tần số.
3. Sự truyền sóng cơ; giao thoa sóng; sóng dừng: Các công thức tính chu kỳ, tần số,
bước sóng; vận tốc truyền sóng; viết phương trình sóng; phương trình giao thoa sóng; xác
định số nút, số bụng trong sóng dừng...vv.
4.Các đặc trưng vật lý của âm: Tính toán các đại lượng cường độ âm; mức cường độ âm;

1
5. Các loại mạch điện xoay chiều: Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, chỉ có
cuộn dây thuần cảm hoặc tụ điện;
6.Mạch R,L, C nối tiếp: RLC nối tiếp
- Lập biểu thức của cường độ dòng điện tức thời, điện áp tức thời;
- Bài toán về cộng hưởng điện;
- Biện luận giá trị cực đại của UR, UL, UC theo f, R, L;
-Một số dạng toán nâng cao liên quan đến mạch R,L, C nối tiếp;
7.Công suất của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất.
----HẾT----

You might also like