You are on page 1of 12

Chuỗi đường tròn

Nguyễn Văn Linh

Sinh viên K50 TCNH ĐH Ngoại thương

1 Chuỗi đường tròn Clifford


1.1 Giới thiệu
Để ngắn gọn trong bài viết này tập hợp đường thẳng đã cho được ngầm hiểu là không có ba đường
thẳng nào đồng quy và không có hai đường thẳng nào song song.
Chúng ta bắt đầu từ một định lý quen thuộc về điểm Miquel: Trên mặt phẳng cho 4 đường thẳng cắt
nhau tạo thành 4 tam giác. Khi đó đường tròn ngoại tiếp 4 tam giác đồng quy tại một điểm gọi là điểm
Miquel của 4 đường thẳng. Miquel cũng chứng minh trong trường hợp 5 đường thẳng rằng 5 điểm Miquel
của mỗi bộ 4 trong 5 đường thẳng cùng nằm trên một đường tròn, gọi là đường tròn Miquel của 5 đường
thẳng. Cũng xin nêu một trường hợp rất đẹp là đường tròn Miquel của hình sao năm cánh, được phát
biểu như sau: Cho ngũ giác lồi B1 B2 B3 B4 B5 . Gọi A1 , A2 , A3 , A4 , A5 lần lượt là giao điểm của các cặp
đường thẳng (B2 B3 , B4 B5 ), (B3 B4 , B1 B5 ), (B4 B5 , B1 B2 ), (B2 B3 , B5 B1 ), (B1 B2 , B3 B4 ). Gọi C1 là giao
điểm của (A4 B1 B2 ) và (A3 B1 B5 ). Tương tự ta xác định C2 , C3 , C4 , C5 . Khi đó 5 điểm C1 , C2 , C3 , C4 , C5
cùng thuộc một đường tròn [2]. Một câu hỏi đặt ra là liệu có thể tổng quát định lý nêu trên không?

P14 A4
C2

P
C1
C3 P13
l4 C2
C1
P34 l3
l1 A3 B1
A5
B2
P12 l2 P24 P23
C5
B5 B3 C3

B4
C4

A2 A1
C4

Năm 1870, W.K.Clifford, một nhà toán học Anh, đã tổng quát bài toán cho n đường thẳng. Cụ
thể, với n = 6, 6 đường tròn Miquel của mỗi bộ 5 trong 6 đường thẳng đồng quy tại một điểm, gọi là
điểm Clifford của 6 đường thẳng. Với n = 7, 7 điểm Clifford của mỗi bộ 6 trong 7 đường thẳng cùng
thuộc một đường tròn, gọi là đường tròn Clifford của 7 đường thẳng. Với n = 8, 8 đường tròn Clifford
của mỗi bộ 7 trong 8 đường thẳng đồng quy tại một điểm, gọi là điểm Clifford của 8 đường thẳng. Bài
toán cũng đúng với trường hợp n bất kì lớn hơn 3.
Có hai trường hợp xảy ra. Nếu n chẵn, n đường tròn Clifford của mỗi bộ n − 1 trong n đường thẳng
đồng quy tại điểm Clifford của n đường thẳng. Nếu n lẻ, n điểm Clifford của mỗi bộ n − 1 trong n
đường thẳng cùng thuộc đường tròn Clifford của n đường thẳng.

1
Quay lại định lý về điểm Miquel, sử dụng phép nghịch đảo phương tích bất kì có tâm là điểm
bất kì nằm ngoài 4 đường thẳng và không nằm trên 4 đường tròn ngoại tiếp 4 tam giác. Định lý
Miquel trở thành bài toán: Cho một điểm P bất kì trên mặt phẳng và 4 đường tròn Ci (i = 1, 4) đi
qua P . Gọi Pij là giao điểm thứ hai của Ci và Cj ; Cijk là đường tròn qua 3 điểm Pij , Pjk , Pik . Khi
đó 4 đường tròn C234 , C134 , C124 , C123 đồng quy tại điểm P1234 gọi là điểm Clifford của 4 đường tròn
Ci (i = 1, 4). Bằng một số suy luận đơn giản ta cũng nhận thấy P là điểm Clifford của 4 đường tròn
C234 , C134 , C124 , C123 . Sử dụng phép nghịch đảo tương tự trong trường hợp 5 đường thẳng, gọi C5 là
đường tròn thứ 5 đi qua P . Khi đó 5 điểm P2345 , P1345 , P1245 , P1235 , P1234 cùng thuộc đường tròn C12345
gọi là đường tròn Clifford của 5 đường tròn. Tổng quát, cho n đường tròn Ci (i = 1, n) đi qua P . Trường
hợp n chẵn, n đường tròn C23...n , C13..n , ..., C12...n−1 đồng quy tại điểm P12...n . Trường hợp n lẻ, n điểm
P23...n , P13...n , ..., P12...n−1 cùng thuộc đường tròn C12...n . Đó là dạng phát biểu thứ hai của định lý về
chuỗi đường tròn Clifford.

C4

P14 C134
C124

C1
P24
P34

P
P1234

C3
P12 P13
C234

P23

C2
C123

Sau đây chúng ta sẽ chứng minh dạng phát biểu thứ hai của định lý chuỗi đường tròn Clifford.
Bạn đọc cũng có thể tìm thấy lời giải khác cho dạng phát biểu thứ nhất trong [7].

Chứng minh. Trường hợp n = 4 là một định lý quen thuộc nên xin nhường lại cho bạn đọc.
Với n = 5. Gọi C là đường tròn qua 3 điểm P2345 , P1345 , P1245 .
Có 4 đường tròn qua điểm P2345 là C, C345 , C245 , C235 .
3 đường tròn C345 , C245 , C235 có các giao điểm thứ hai lần lượt là P45 , P35 , P25 . 3 điểm này cùng
thuộc đường tròn C5 .
3 đường tròn C, C345 , C245 có các giao điểm thứ hai lần lượt là P1345 , P1245 , P45 . 3 điểm này cùng
thuộc đường tròn C145 .
Lại có C5 giao C145 tại 2 điểm P15 và P45 . Như vậy P15 là điểm Clifford của 4 đường tròn
C, C345 , C245 , C235 .
Mặt khác, 3 đường tròn C, C345 , C235 giao nhau tại 3 điểm P1345 , X, P35 (2.1). Ta suy ra X thuộc
đường tròn qua 3 điểm P1345 , P35 , P15 (đường tròn C135 ). Lại có X thuộc đường tròn C235 nên X là
điểm P1235 hoặc P35 . Do X và P35 phân biệt theo (2.1) nên X là P1235 , tức là P2345 , P1345 , P1245 , P1235
cùng thuộc một đường tròn. Tương tự suy ra trường hợp n = 5 đúng.
Với n = 6, ta chứng minh C23456 , C13456 , C12456 , C12356 đồng quy.
Giao điểm của C13456 , C12456 , C12356 lần lượt là P1456 , P1356 , P1256 . 3 điểm này cùng thuộc đường
tròn C156 .

2
Giao điểm của C23456 , C12456 , C12356 lần lượt là P2456 , P2356 , P1256 . 3 điểm này cùng thuộc đường
tròn C256 .
Giao điểm của C23456 , C13456 , C12356 lần lượt là P3456 , P2356 , P1356 . 3 điểm này cùng thuộc đường
tròn C356 .
Giao điểm của C23456 , C13456 , C12456 lần lượt là P3456 , P2456 , P1456 . 3 điểm này cùng thuộc đường
tròn C456 .
4 đường tròn C156 , C256 , C356 , C456 cùng đi qua P56 nên áp dụng định lý điểm Clifford của 4
đường tròn ta thu được C23456 , C13456 , C12456 , C12356 đồng quy tại điểm Clifford của 4 đường tròn
C156 , C256 , C356 , C456 . Chứng minh tương tự suy ra trường hợp n=6 đúng.
Trường hợp tổng quát hoàn toàn chứng minh tương tự hai trường hợp n = 5; 6. Bằng phép nghịch
đảo suy ra dạng phát biểu thứ nhất của đường tròn Clifford đúng. Bài toán được chứng minh.
Một điều thú vị là ta đã xây dựng một tập hợp gồm Cn1 +Cn3 +... = 2n−1 đường tròn và Cn2 +Cn4 +... =
2n−1 điểm. Trong đó mỗi đường tròn đều đi qua n điểm và mỗi điểm đều nằm trên n đường tròn.
Thật vậy, xét đường tròn bất kì Ck1 k2 ...kj (kq ∈ {1, 2, ..., n}, q = 1, j). Ck1 k2 ...kj đi qua Pk10 k20 ...kj−1
0 (kq0 ∈
{k1 , k2 , ..., kj }, q = 1, j − 1) và Pk1 k2 ...kj ki (i ∈ {1, 2, ..., n}, i > j). Như vậy Ck1 k2 ...kj đi qua j+(n−j) = n
điểm. Tương tự ta cũng chứng minh được mỗi điểm đều thuộc n đường tròn.

1.2 Khai thác một dạng phát biểu khác của chuỗi đường tròn Clifford
Chúng ta bắt đầu từ một bài toán trong mục đề ra kì này của tạp chí Toán học và tuổi trẻ.
Bài 1. Trong mặt phẳng cho 4 điểm A1 , A2 , A3 , A4 và một điểm P bất kì. Khi đó đường tròn pedal
của P ứng với các tam giác A2 A3 A4 , A1 A3 A4 , A1 A2 A4 , A1 A2 A3 đồng quy tại một điểm [8].

A2 C123
P12
C2
A1

P1234
P23
C134 P13

A3
C1
P

P14 C3
P34

C4
A4

Chứng minh. Gọi C1 , C2 , C3 , C4 lần lượt là đường tròn đường kính P A1 , P A2 , P A3 , P A4 . Kí hiệu Pij là
giao điểm thứ hai của Ci và Cj (i; j = 1, 4). Cijk là đường tròn ngoại tiếp tam giác Pij Pjk Pki (k = 1, 4).
Theo định lý đường tròn Clifford ta thu được C234 , C134 , C124 , C123 đồng quy tại P1234 .
Mặt khác ta nhận thấy Pij Pjk Pki là tam giác pedal của tam giác Ai Aj Ak (k = 1, 4). Từ đó suy ra
đpcm.
Nhận xét 1. Bài toán 1 có thể coi là một dạng phát biểu khác của đường tròn Clifford. Một cách
tương tự ta có thể tổng quát bài toán 1 cho n điểm Ai (i = 1, n). Với n = 5, cho điểm P và 5 điểm
Ai (i = 1, 5). Gọi Pijkm là giao điểm của các đường tròn Cjkm , Cikm , Cijm , Cijk (i, j, k, m = 1, 5). Khi
đó 5 điểm P2345 , P1345 , P1245 , P1235 , P1234 cùng thuộc đường tròn C12345 . Các điểm và đường tròn được
định nghĩa tương tự với n bất kì (n > 3), chia ra hai trường hợp n chẵn hoặc lẻ.

3
Bài 2. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) và một điểm P bất kì không nằm trên (O). Khi
đó tâm các đường tròn pedal của P ứng với các tam giác ABC, BCD, CDA, DAB cùng thuộc một
đường tròn.

Mab
Od
Oc A

Mbd
Oa
Mad
O
Ob
P

D
C

Chứng minh. Gọi (Oa ), (Ob ), (Oc ), (Od ) lần lượt là đường tròn pedal của P ứng với các tam giác
BCD, ACD, ABD, ABC; Mab , Mad , Mbd lần lượt là trung điểm AB, AD, BD.
Theo bài toán 1, (Oa ), (Ob ), (Oc ), (Od ) đồng quy tại K.
Do Oc Od ⊥ Mab K, Oc Ob ⊥ Mad K nên ta có:
(Oc Ob , Oc Od ) ≡ (KMad , KMab ) ≡ (Mbd Mad , Mbd Mab ) ≡ (AMab , AMad ) ≡ (AB, AD) (mod π)
Tương tự, (Oa Ob , Oa Od ) ≡ (CB, CD) (mod π)
Mà tứ giác ABCD nội tiếp nên (Oc Ob , Oc Od ) ≡ (AB, AD) ≡ (CB, CD) ≡ (Oa Ob , Oa Od ) (mod π).
Từ đó suy ra đpcm.

Nhận xét 2. Khi P ≡ O suy ra (Oa ), (Ob ), (Oc ), (Od ) lần lượt là đường tròn Euler của các tam giác
R
BCD, ACD, ABD, ABC và bán kính của bốn đường tròn đều bằng hay một nửa bán kính (O). Lại
2
R
có (Oa ), (Ob ), (Oc ), (Od ) đồng quy tại K nên Oa , Ob , Oc , Od ∈ (K, ), được gọi là đường tròn Euler
2
của tứ giác nội tiếp ABCD. Ta cũng có thể tổng quát đường tròn Euler cho đa giác n đỉnh.

Bài 3. Ta định nghĩa đường tròn Euler của dây A1 A2 của (O, R) là đường tròn đi qua trung điểm
R
A1 A2 có bán kính . Đường tròn Euler của tam giác A1 A2 A3 nội tiếp (O) là đường tròn có tâm là
2
R
giao điểm của ba đường tròn Euler của ba dây A1 A2 , A2 A3 , A1 A3 , bán kính . Tổng quát, đường tròn
2
Euler của n−giác A1 A2 ...An nội tiếp (O) là đường tròn có tâm là giao điểm của n đường tròn Euler
R
của (n − 1)−giác có đỉnh là một trong n điểm Ai (i = 1, n), bán kính . Đồng thời đường tròn Euler
2
của n−giác nội tiếp đi qua tâm của n đường tròn Euler của (n − 1)−giác có đỉnh là (n − 1) trong n
đỉnh trên.

4
C23

O23

C2
O2 C3

O3
O123

O12
O13
C12

O1 C13

C1

Chứng minh. Giả sử bài toán đúng với (n − 1)−giác. Ta chứng minh bài toán đúng với n−giác.
Trước tiên cho n−giác A1 A2 ...An nội tiếp (O). Ta kí hiệu Ci1 i2 ...ik là đường tròn Euler của (n −
k)−giác có đỉnh thuộc tập hợp {A1 , A2 , ..., An /Ai1 , Ai2 , ..., Aik }(i1 , i2 , ..., ik ∈ {1, 2..., n}); Oi1 i2 ...ik là
tâm của Ci1 i2 ...ik .
Như vậy ta chỉ cần chứng minh n đường tròn Ci (i = 1, n) đồng quy.
Từ giả thiết quy nạp suy ra ba đường tròn C23 , C13 , C12 đồng quy tại O123 và O1 , O2 , O3 lần lượt
là giao điểm của C12 và C13 , C12 và C23 , C13 và C23 .
R R
Do C12 , C13 , C23 có bán kính đều bằng nên (O123 , ) là đường tròn ngoại tiếp của tam giác
2 2
O23 O13 O12 .
C23 và C12 giao nhau tại O123 và O2 nên O2 là điểm đối xứng với O123 qua O12 O23 . Tương tự O1 , O3
lần lượt là điểm đối xứng với O123 qua O13 O12 , O13 O23 . Theo một kết quả quen thuộc C1 , C2 , C3 đồng
quy tại trực tâm của tam giác O23 O13 O12 .
Chứng minh tương tự suy ra n đường tròn Ci (i = 1, n) đồng quy. Từ đó suy ra đpcm.

Để kết thúc mục 1.2, xin giới thiệu và không chứng minh một hệ quả tổng quát. Bài toán có thể
được chứng minh dựa theo bài toán 1, điểm Euler-Poncelet của 4 điểm và phương pháp quy nạp.

Bài 4. Trong mặt phẳng cho 4 điểm A1 , A2 , A3 , A4 sao cho bất kì 3 điểm nào trong số đó đều không
thẳng hàng và không có điểm nào là trực tâm của tam giác tạo bởi ba điểm còn lại. Ta định nghĩa
điểm An là trực tâm của tam giác Ai Aj Ak (1 ≤ i < j < k ≤ n − 1, n > 4). Từ đó tạo thành tập hợp
điểm {A1 , A2 , ..., An }. Khi đó tất cả đường tròn pedal của bất kì điểm Ax ứng với tam giác tạo bởi
3 trong số n − 1 điểm còn lại và tất cả đường tròn Euler của các tam giác tao bởi 3 trong số n điểm
đồng quy. Như vậy chúng ta có Cn−1 3 .n + C 3 đường tròn đồng quy tại một điểm.
n

2 Chuỗi đường tròn Morley và điểm de Longchamps


Trong phần này chúng ta đề cập đến một chuỗi đường tròn và điểm tương tự như chuỗi Clifford.
Năm 1877, G. de Longchamps đưa ra bài toán như sau: Trong mặt phẳng cho n đường thẳng. Với
n = 4, 4 đường thẳng cắt nhau tạo thành 4 tam giác. Khi đó tâm của các đường tròn ngoại tiếp 4 tam
giác này cùng thuộc một đường tròn, gọi là đường tròn Morley của 4 đường thẳng. Đường tròn Morley
cũng đồng thời đi qua điểm Miquel của 4 đường thẳng đó. Với n = 5, 5 đường tròn Morley của mỗi
bộ 4 trong 5 đường thẳng đó đồng quy tại một điểm gọi là điểm de Longchamps của 5 đường thẳng,

5
đồng thời tâm của 5 đường tròn Morley cùng thuộc một đường tròn, gọi là đường tròn Morley của 5
đường thẳng. Tổng quát với n bất kì (n ≥ 4), n đường tròn Morley của mỗi bộ n − 1 trong n đường
thẳng đó đồng quy tại một điểm gọi là điểm de Longchamps của n đường thẳng, đồng thời tâm của n
đường tròn Morley cùng thuộc một đường tròn, gọi là đường tròn Morley của n đường thẳng [3]. Lời
giải sau đây dựa theo [5] hoặc [6].

C1

P14 C2
P

C3 O2
P13 O1
P34
O3
l4 l3
l1
O4

l2
P12 P24 P23

C4

Chứng minh. Trước tiên cho n đường thẳng li (i = 1, n). Kí hiệu Ci là đường tròn Morley của tập hợp
n − 1 đường thẳng ngoại trừ li ; Oi là tâm của Ci ; Cij là đường tròn Morley của tập hợp n − 2 đường
thẳng ngoại trừ li , lj ; Oij là tâm của Cij ; Pij là giao điểm của li và lj .
Trường hợp n = 4. Ta có C1 , C2 , C3 , C4 đồng quy tại M là điểm Miquel của 4 đường thẳng.
Do O2 O3 ⊥ P14 M, O1 O3 ⊥ P24 M nên (O3 O2 , O3 O1 ) ≡ (M P14 , M P24 ) ≡ (P12 P14 , P12 P24 ) ≡ (l1 , l2 )
(mod π).
Tương tự (O4 O2 , O4 O1 ) ≡ (l1 , l2 ) (mod π). Từ đó suy ra O1 , O2 , O3 , O4 cùng thuộc một đường
tròn C. Kết quả C đi qua M thu được từ một số biến đổi góc đơn giản, xin không trình bày ở đây.
Như trên ta đã chứng minh (O4 O2 , O4 O1 ) ≡ (l1 , l2 ) (mod π) hay tổng quát (Ok Oi , Ok Oj ) ≡ (li , lj )
(mod π)(4.1) đúng với n = 4.
Giả sử (4.1) đúng với n − 1 đường thẳng (n ≥ 5) , ta chứng minh nó cũng đúng với n đường thẳng.
Thật vậy, xét trường hợp có n đường thẳng. Hai đường tròn C1 và C2 giao nhau tại O12 và một
điểm L.
Ta có (LO23 , LO13 ) ≡ (LO23 , LO12 ) + (LO12 , LO13 ) (mod π).
Do L, O12 , O23 ∈ C2 và theo điều giả sử (4.1) đúng với n−1 đường thẳng nên (LO23 , LO12 ) ≡ (l3 , l1 )
(mod π). Tương tự (LO12 , LO13 ) ≡ (l2 , l3 ) (mod π).
Suy ra (LO23 , LO13 ) ≡ (l2 , l3 ) + (l3 , l1 ) ≡ (l2 , l1 ) (mod π).
Từ đó L ∈ C3 , tương tự suy ra n đường tròn Ci (i = 1, n) đồng quy tại L.
Mặt khác do C1 và C2 giao nhau tại O12 và L nên O1 O2 ⊥ LO12 . Tương tự, O1 O3 ⊥ LO13 .
Từ đó (O1 O2 , O1 O3 ) ≡ (LO12 , LO13 ) ≡ (l2 , l3 ) (mod π)
Tương tự (Oi O2 , Oi O3 ) ≡ (l2 , l3 ) (mod π). Ta thu được n điểm Oi (i = 1, n) cùng thuộc một đường
tròn.
Đồng thời cũng suy ra (4.1) đúng với n đường thẳng.
Theo nguyên lý quy nạp bài toán được chứng minh.

6
3 Chuỗi đường tròn Steiner và Pappus
3.1 Chuỗi Steiner
Chuỗi Steiner mang tên nhà toán học Jakob Steiner, là một tập hợp gồm n đường tròn C1 , C2 , ..., Cn
cùng tiếp xúc với hai đường tròn không giao nhau (O, R) và (I, r), sao cho Ci tiếp xúc với Ci−1 và
Ci+1 (i = 1, n, C0 ≡ Cn , C1 ≡ Cn+1 ). Do tính chất này nên tập hợp (C1 , C2 , ..., Cn ) còn được gọi là
một chuỗi đóng. Chuỗi Steiner có một số tính chất thú vị sau.

Tính chất 3.1.1. (Định lý Steiner-Steiner’s Porism). Cho hai đường tròn đựng nhau (O) và (I). Giả
sử tồn tại một chuỗi Steiner ω1 , ω2 , ..., ωn ứng với (O) và (I). Khi đó tồn tại vô số chuỗi Steiner ứng
với hai đường tròn trên, đồng thời có thể chọn vị trí bất kì cho đường tròn ω1 .

O' P I O

Chứng minh. Định lý Steiner là một ứng dụng đặc sắc của phép nghịch đảo.
Gọi P là điểm "giới hạn" của (O) và (I). Theo tính chất 2.2.10 của chương [], phép nghịch đảo cực
P phương tích k bất kì biến (O) và (I) thành hai đường tròn đồng tâm O0 ; chuỗi ω1 , ω2 , ..., ωn thành
chuỗi W = (ω10 , ω20 , ..., ωn0 ) cùng tiếp xúc với hai đường tròn đồng tâm O0 và lần lượt tiếp xúc ngoài
nhau. Do chuỗi W đóng kín nên có thể cho ω10 chuyển động mà không làm thay đổi tính chất của W .
Từ đó theo phép nghịch đảo, tồn tại vô số chuỗi ω1 , ω2 , ..., ωn thoả mãn điều kiện trên và có thể chọn
vị trí bất kì cho ω1 .

Tính chất 3.1.2. Gọi tâm của C1 , C2 , ..., Cn lần lượt là O1 , O2 , ..., On . Khi đó O1 , O2 , ..., On cùng nằm
trên một ellipse hoặc hyperbol.

Chứng minh. Dễ thấy Oi O + Oi I = R + r hoặc |Oi O − Oi I| = |R − r| tuỳ thuộc vào trường hợp (O)
và (O0 ) đựng nhau hoặc ngoài nhau. Do đó O1 , O2 , ..., On cùng nằm trên ellipse hoặc hyperbol có hai
tiêu điểm O và I.

Tính chất 3.1.3. Gọi tiếp điểm của Ci và Ci+1 là Ai(i+1) . Khi đó A12 , A23 , ..., A(n−1)n , An1 cùng thuộc
một đường tròn.

7
O' P
I O

Chứng minh. Theo lời giải tính chất 3.1.1, phép nghịch đảo tâm là điểm "giới hạn" P của (O) và (I)
biến C1 , C2 , ..., Cn lần lượt thành C10 , C20 , ..., Cn0 cùng tiếp xúc với hai đường tròn đồng tâm O0 . Do đó
A12 , A23 , ..., A(n−1)n , An1 thành các tiếp điểm A012 , A023 , ..., A0(n−1)n , A0n1 cùng nằm trên một đường tròn
tâm O0 . Theo phép nghịch đảo suy ra A12 , A23 , ..., A(n−1)n , An1 cùng thuộc một đường tròn. Hơn nữa
tâm của đường tròn này nằm trên đường thẳng OI.

3.2 Chuỗi Pappus


Cho hai đường tròn (O, R), (O0 , R0 ) tiếp xúc trong với nhau tại A (R > R0 ). Chuỗi Pappus là một
tập hợp vô hạn các đường tròn ..., C−3 , C−2 , C−1 , C0 , C1 , C2 , C3 , ... cùng tiếp xúc với (O) và (O0 ) sao
cho Ci tiếp xúc với Ci−1 và Ci+1 , đồng thời tâm của C0 nằm trên OO0 . Có thể thấy rằng chuỗi Pappus
có dạng gần giống chuỗi Steiner, đồng thời hai tính chất 3.1.2 và 3.1.3 vẫn đúng cho chuỗi Pappus.

Tính chất 3.2.1. Kí hiệu Ri là bán kính của đường tròn Ci , hi là khoảng cách từ tâm của Ci tới
OO0 . Khi đó hi = 2|i|.Ri .

8
A

Chứng minh. Gọi A là tiếp điểm của (O, R) và (O0 , R0 ). Phép nghịch đảo cực A phương tích bất kì
biến (O) và (O0 ) thành hai đường thẳng song song d và d0 cùng vuông góc với OO0 , Ci thành Ci0 tiếp
xúc với d và d0 . Gọi h0i , Ri0 lần lượt là khoảng cách từ tâm của Ci0 tới OO0 và bán kính của Ci0 .
Rõ ràng h0i = 2|i|Ri0 .
hi h0
Do A là tâm vị tự của Ci và Ci0 nên = i0 . Suy ra hi = 2|i|Ri .
Ri Ri

Nhận xét 3. 1. Miền diện tích được tạo bởi 3 nửa đường tròn như hình vẽ còn được gọi là một
"arbelos". Các tính chất của arbelos bạn đọc có thể xem tại [12].

2. Dựa vào phép nghịch đảo, chúng ta cũng có thể tìm được bán kính của đường tròn Ci . Đặt
R0 (1 − r)r
r= thì ri = . Các tính chất khác của chuỗi Pappus có thể xem tại [10][11].
R 2[i (1 − r)2 + r]
2

4 Chuỗi đường tròn Apollonius


Chuỗi Apollonius, hay còn gọi là bài toán 9 đường tròn, được phát biểu như sau.
Cho 3 đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 ) trên mặt phẳng. Ta xây dựng một chuỗi đường tròn xoay vòng
như sau. Gọi C12 là đường tròn tiếp xúc với (O1 ) và (O2 ), C23 là đường tròn tiếp xúc với C12 , (O2 ),
(O3 ), C34 là đường tròn tiếp xúc với C23 , (O3 ), (O1 ), C45 là đường tròn tiếp xúc với C34 , (O1 ), (O2 ),
C56 là đường tròn tiếp xúc với C45 , (O2 ), (O3 ), C61 là đường tròn tiếp xúc với C5 , (O3 ), (O1 ). Khi đó
C12 , C23 , ..., C61 là một chuỗi đóng, hay C61 tiếp xúc với C12 .

Chứng minh. Ta chứng minh bài toán trong trường hợp 3 đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 ) đôi một ngoài
nhau. Các trường hợp khác chứng minh tương tự.

9
Gọi P1 , P2 lần lượt là tiếp điểm của C12 với (O1 ) và (O2 ); P3 là tiếp điểm của C23 với (O3 ); P4 là
tiếp điểm của C34 với (O1 ), tương tự với P5 , P6 , P7 . Như vậy ta cần chứng minh P7 ≡ P1 .
Trước tiên ta phát biểu và chứng minh một bổ đề.
Bổ đề 1. Cho hai đường tròn (O1 ) và (O2 ) không chứa nhau. Gọi C1 , C2 là hai đường tròn tiếp xúc
ngoài với (O1 ), (O2 ) lần lượt tại A, B và C, D. Khi đó A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn.
Chứng minh.

c1

B
A
O2

O1
T

C D

c2

Áp dụng định lý Monge-D’Alembert cho 3 đường tròn (O1 ), (O2 ), C1 suy ra AB đi qua tâm vị tự
ngoài T của (O1 ) và (O2 ). Tương tự ta cũng có CD đi qua T .p p
Như ta đã biết phép nghịch đảo cực T phương tích k = PT /(O1 ). PT /(O2 ) biến (O1 ) thành
(O2 ). Do O1 A và O2 B không song song, O1 C và O2 D không song song nên T A.T B = T C.T D = k.
Suy ra A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn.
Trở lại bài toán.

O3
C56
C61

C34 P6
C12
P1 P3
O1
P4
C23
C45

P5 P2

O2

Áp dụng bổ đề 1 cho hai đường tròn C12 và C34 cùng hai đường tròn tiếp xúc C23 và (O1 ) suy ra
P1 , P2 , P3 , P4 cùng thuộc một đường tròn.
Áp dụng bổ đề 1 cho hai đường tròn (O2 ) và (O3 ) với hai đường tròn tiếp xúc C23 và C56 suy ra
P2 , P3 , P5 , P6 cùng thuộc một đường tròn.

10
Tiếp tục áp dụng bổ đề 1 cho hai đường tròn (O1 ) và (O2 ) với hai đường tròn tiếp xúc C45 và C12
suy ra P1 , P2 , P4 , P5 cùng thuộc một đường tròn.
Từ các điều trên ta thu được P1 , P2 , P3 , P4 , P5 , P6 cùng thuộc một đường tròn ω.
Áp dụng bổ đề 1 cho hai đường tròn (O1 ) và (O3 ) với hai đường tròn tiếp xúc C61 và C34 suy ra
P3 , P4 , P6 , P7 cùng thuộc một đường tròn. Từ đó P7 là giao của ω với (O1 ) hay P7 ≡ P1 . Như vậy C61
và C12 tiếp xúc nhau. Ta có đpcm.

Chuỗi Apollonius có một hệ quả thú vị, được gọi là bài toán 6 đường tròn.
Cho tam giác ABC và một đường tròn C1 tiếp xúc với hai cạnh AB, AC. Dựng đường tròn C2 tiếp
xúc với C1 và tiếp xúc với CA, CB. Tiếp tục dựng C3 tiếp xúc với C2 và tiếp xúc với BC, BA, C4 tiếp
xúc với C3 và tiếp xúc với AB, AC, C5 tiếp xúc với C4 và tiếp xúc với CA, CB, C6 tiếp xúc với C5 và
tiếp xúc với BC, BA. Khi đó C6 tiếp xúc với C1 .
A

c1

c2

c4 c6
c5

c3

B C

Chứng minh. Thực chất bài toán này thu được từ phép nghịch đảo chuỗi Apollonius trong trường hợp
3 đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 ) đồng quy tại A, với A là cực nghịch đảo, phương tích bất kì.

11
Tài liệu
[1] Clifford’s Circle Theorem, from Wolfram Mathworld
http://mathworld.wolfram.com/CliffordsCircleTheorem.html

[2] Miquel’s Pentagram Theorem, from Wolfram Mathworld


http://mathworld.wolfram.com/MiquelsPentagramTheorem.html

[3] J.W.Clawson, A chain of circles associated with the 5-line, The American Mathematical Monthly,
Vol. 61, No. 3, Mar., 1954.

[4] W.K.Schief, On generalized Clifford configuration: geometry and integrability, Technische Univer-
sität Berlin. ARC Centre of Excellence for Mathematics and Statistics of Complex Systems, Aus-
tralia.

[5] billzhao, Weird Geometry Theorem [Miquel’s theorems chain], Artofproblemsolving topic 14525.
http://www.artofproblemsolving.com/Forum/viewtopic.php?f=50t=14525

[6] L.I.Golovina, I.M.Yaglom, Phép quy nạp trong hình học, NXB Giáo dục, 1997.

[7] Lhakpa Tsering (Labaciren), Chain theorems of lines circles and planes, Master thesis in Mathe-
matics, Department of Mathematics, Faculty of Mathematics and Natural Sciences, University of
Oslo, May 2008.

[8] Đề ra kì này, Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ, số 404, tháng 2/2011, NXB Giáo dục.

[9] Steiner chain, Wikipedia.


http://en.wikipedia.org/wiki/Steiner chain

[10] Pappus chain, Wikipedia.


http://en.wikipedia.org/wiki/Pappus chain

[11] Chain of inscribed circles, Cut-the-knots.


http://www.cut-the-knot.org/Curriculum/Geometry/InversionInArbelos.shtml

[12] Arbelos, Wikipedia.


http://en.wikipedia.org/wiki/Arbelos

[13] Six circles theorem, from Wolfram Mathworld.


http://mathworld.wolfram.com/SixCirclesTheorem.html

[14] Nine circles theorem, from Wolfram Mathworld.


http://mathworld.wolfram.com/NineCirclesTheorem.html

Email: Lovemathforever@gmail.com

12

You might also like