You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Trình độ đào tạo: Đại học
BỘ MÔN: TOÁN HỌC

MÔN HỌC: GIẢI TÍCH HÀM NHIỀU BIẾN


Multivariable Calculus
Mã số: MATH 122

1. Số tín chỉ : 3 (2-1-0)


2. Số tiết: tổng 45 tiết; trong đó LT:30 tiết; BT:15 tiết; TN:0; ĐA:0; BTL: 0; TQ,TT: 0.
3. Thuộc chương trình đào tạo ngành:
- Môn bắt buộc cho ngành: Tất cả các ngành trừ sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý, sinh
viên ngành Công nghệ sinh học.
- Môn tự chọn cho ngành:.........................................................................................
4. Phương pháp đánh giá:

Hình thức Số lần Mô tả Thời gian Trọng số

Bài tập ở nhà, Ít nhất 1 lần lấy Chấm vở bài tập. Trong 30%
Xung phong xây điểm Khuyến khích suốt quá
dựng bài hoặc bài trong giờ BT hoặc trình
Kiểm tra ngắn Ít nhất 2 lần lấy LT.
(Điểm tích cực) điểm Kiểm tra ngắn 10
phút tùy theo GV.

Điểm danh (Điểm Mỗi buổi dạy Trong 30%


chuyên cần) suốt quá
Ý thức học trên trình
lớp.

Bài kiểm tra trên 1 lần lấy điểm 50 phút Theo phân 40%
lớp (Kiểm tra giũa phối
kỳ) chương
trình

Tổng điểm quá trình 40 %

Thi cuối kỳ 1 90 phút 60%


tự luận (5 câu)

1
5. Điều kiện ràng buộc học phần:
- Học phần tiên quyết : Giải tích hàm một biến
- Học phần học trước : Giải tích hàm một biến
Học phần song hành: ..................................................................................................
- Ghi chú khác: ...........................................................................................................
6. Nội dung tóm tắt học phần:
Tiếng Việt : Đây là học phần dành cho hàm số nhiều biến. Nội dung bao gồm: hàm nhiều
biến, đạo hàm riêng, gradient, cực trị hàm nhiều biến, vi phân toàn phần, tích phân lặp,
tích phân đường trong mặt phẳng, trường bảo toàn, định lý Green, tích phân bội, tích
phân mặt và tích phân đường trong không gian, định lý phân nhánh và định lý Stoke.
Tiếng Anh : These topics are functions of several variables, partial differentiation,
gradient, optimization techniques, exact differentials, multiple integrals, line integrals in
the plane, conservative fields, Green’s theorem, triple integrals, line and surface integrals
in space, the divergence theorem and Stokes’ theorem.
7. Cán bộ tham gia giảng dạy:
8. Giáo trình sử dụng, tài liệu tham khảo:
Giáo trình:
[1] Simmons, George F, biên dịch Nguyễn Xuân Thảo….Giải tích nhiều biến số, NXB
Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010. (#000004318)
Các tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Toán học cao cấp, Tập 3, Phép giải tích nhiều biến số.
Nhà xuất bản Giáo dục, 2004. (#000000805)

2
SYLLABUS MÔN GIẢI TÍCH HÀM NHIỀU BIẾN
(LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY 15 BUỔI - 3 TIẾT/BUỔI).
(Phần tô vàng là tạm thời bỏ)
Buổi Nội dung bài giảng Số tiết
Thông báo đề cương môn học, cách cho điểm quá trình, lịch kiểm tra.
$1 Hệ tọa độ trong không gian ba chiều. Mặt cong.
+ Hệ tọa độ và véc tơ trong không gian ba chiều (18.1)
1 + Đường thẳng và mặt phẳng (18.4). 3
+ Các mặt cong trong không gian ba chiều: mặt trụ, mặt tròn xoay, mặt bậc
2 không suy biến (nhấn mạnh parabol eliptic, nón). Chú ý: hướng dẫn cách
vẽ mặt cong trong hệ tọa độ vuông góc (16.5-6).
Bài tập $1. 1
$2 Đạo hàm riêng.
2 + Hàm số nhiều biến, miền xác định, đường mức, mặt mức (19.1).
2
+ Đạo hàm riêng cấp một, đạo hàm riêng cấp 2 (19.2).
+ Mặt phẳng tiếp xúc đối với mặt cong (19.3).
Bài tập $2. 1
$3 Đạo hàm có hướng.
+ Số gia và vi phân của hàm hai biến. Bổ đề cơ bản (19.4).
3
+ Khái niệm, công thức đạo hàm theo hướng (19.5). 2
+ Gradient và ứng dụng trong hình học (tiếp diện, pháp tuyến với mặt
cong).
Bài tập $3. 1
$4 Đạo hàm hàm hợp, đạo hàm hàm ẩn. Giới thiệu phương trình đạo
hàm riêng
4 + Quy tắc dây chuyền (19.6).
2
+ Đạo hàm hàm ẩn (19.10).
+ Giới thiệu phương trình truyền sóng, phương trình truyền nhiệt, phương
trình Laplace và Poison (19.9): luyện tập tính đạo hàm riêng.
Bài tập $4. 1
$5 Bài toán giá trị cực đại và cực tiểu (19.7).
+ Khái niệm cực đại, cực tiểu của hàm số.
5
+ Điều kiện cần hàm hai biến có cực trị. 2
+ Điều kiện đủ hàm hai biến có cực trị.
+ Ứng dụng cực trị tự do của hàm hai biến trong các bài toán thực tế.
Bài tập $5. 1
$6 Cực trị có điều kiện (19.8).
6 + Khái niệm cực trị có điều kiện và phương pháp nhân tử lagrange
2
+ Điều kiện đủ theo tiêu chuẩn vi phân toàn phần cấp hai.
(Chỉ xét cực trị có điều kiện của hàm 2 biến với 1 ràng buộc)

3
Buổi Nội dung bài giảng Số tiết
Bài tập $6. 1
$7 Tích phân bội hai
+ Tính thể tích bằng tích phân lặp (20.1).
7 + Khái niệm tích phân bội hai (20.2).
+ Cách tính tích phân bội hai theo miền thẳng đứng và nằm ngang đơn 2
giản. Đổi thứ tự lấy tích phân (20.2).
+ Giới thiệu công thức: Các ứng dụng vật lý của tích phân bội hai (20.3):
khối lượng, mô men, trọng tâm (tự đọc: không thi).
Bài tập $7. 1
8
Kiểm tra giữa kỳ. 2
$8 Tích phân bội hai trong tọa độ cực
+ Đổi biến trong tích phân bội.
9 3
+ Giới thiệu Định thức Jacobi (20.9) (tự đọc: không thi).
+ Đổi biến sang toạ độ cực (20.4) (không xét tọa độ cực mở rộng).
Bài tập $8. 1
$9 Tích phân bội ba (20.5).
10 + Khái niệm tích phân bội ba.
2
+ Cách tính tích phân bội ba.
+ Vẽ miền và chọn cận trong tính tích phân bội ba.
Bài tập $9. 1
$10 Đổi biến trong tích phân bội ba.
+ Hệ toạ độ trụ, hệ toạ độ cầu (18.7).
11 + Đổi biến sang toạ độ trụ (20.6).
2
+ Đổi biến sang toạ độ cầu (20.7) (chỉ giới thiệu, không thi).
+ Ứng dụng tích phân bội ba: thể tích.
+ Giới thiệu công thức khối lượng, lực hấp dẫn (tự đọc, không thi).
Bài tập $10. 1
$11 Tích phân đường trong mặt phẳng.
12 + Lý thuyết trường: grad, dive, curl và ý nghĩa vật lý.
2
+ Bài toán tính công của lực biến đổi và khái niệm tích phân đường (21.1).
+ Cách tính tích phân đường.
Bài tập $11. 1
$12 Định lý Green (21.3).
13 + Định lý Green.
2
+ Bốn mệnh đề tương đương.
+ Trường bảo toàn và sự không phụ thuộc vào đường (21.2).
Bài tập $12. 1
14 $13 Tích phân mặt và định lý phân nhánh (A22, trang 249)
2
+ Khái niệm tích phân mặt.
4
Buổi Nội dung bài giảng Số tiết
+ Định lý phân nhánh. Bài toàn tính thông lượng qua mặt cong kín
+ Diện tích của mặt cong (20.8) (chỉ giới thiệu, không thi).
Bài tập $13. 1
15
$14 Tổng kết môn học. Đọc điểm quá trình. 2

CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN GIẢI TÍCH HÀM NHIỀU BIẾN

Hình thức thi: Tự luận - Thời gian: 50 phút

Câu 1 (3,5 điểm) Không gian 2, 3 chiều


+ Tìm miền xác định của hàm số hai biến dưới dạng bất đẳng thức:
a  x  b, y1 ( x)  y  y2 ( x) hoặc c  y  d , x1 ( y )  x  x2 ( y ) . Vẽ miền xác định đó.
+ Các mặt cong trong không gian 3 chiều: vẽ, gọi tên (nếu có).

Câu 2 (3,5 điểm) Hàm nhiều biến


+ Tính các đạo hàm riêng cấp một, cấp hai của hàm hai hoặc ba biến.
+ Tính đạo hàm hàm ẩn, hàm hợp
+ Tính đạo hàm theo hướng, gradient của hàm hai biến hoặc ba biến.
+ Bài toán viết phương trình mặt phẳng tiếp xúc, phương trình pháp tuyến với mặt cong.

Câu 3 (3,0 điểm) Cực trị


+ Tìm cực trị tự do của hàm hai biến
+ Bài toán tìm cực trị có điều kiện của hàm hai biến.

CẤU TRÚC ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN GIẢI TÍCH HÀM NHIỀU BIẾN

5
Hình thức thi: Tự luận - Thời gian: 90 phút

Câu 1 (2 điểm)
+ Đạo hàm riêng, vi phân toàn phần cấp một và cấp hai của hàm số hai biến.
+ Đạo hàm hàm hợp, hàm ẩn (cấp một).
+ Đạo hàm theo hướng. Gradient hàm hai biến. Tiếp diện và pháp tuyến với mặt cong
Câu 2 (2 điểm)
+ Cực trị tự do hàm số hai biến.
+ Cực trị có điều kiện hàm số hai biến (không thi).
Câu 3 (2 điểm)
+ Tính tích phân bội hai trong tọa độ vuông góc, tọa độ cực (liên quan tới đường
thẳng, đường tròn, đường hình tim).
+ Ứng dụng của tích phân bội hai: Tính diện tích miền phẳng.
Câu 4 (2 điểm)
+ Tính tích phân đường trong ℝ 2 .
+ Tính tích phân đường qua Định lý Green.
Câu 5 (2 điểm)
+ Tích phân bội ba và ứng dụng: tính thể tích (tạm bỏ TPB3 trong tọa độ cầu)
+ Định lý phân nhánh. (Chỉ xét bài toán tính thông lượng qua mặt kín)
Chú ý: + Không xét tọa độ cực mở rộng: x  ar cos  , y  br sin  ;
x  x0  r cos  , y  y0  r sin  hoặc tọa độ cầu và tọa độ trụ mở rộng.

You might also like