You are on page 1of 3

Câu hỏi của Nhóm 5: Hãy so sánh thương hiệu KFC với MC Donald (chỉ ra

cụ thể điểm tương đồng và khác biệt)


Trả lời:
- Điểm giống nhau
+ Thâm nhập thị trường: KFC và McDonald’s đều lựa chọn hình thức
thâm nhập thị trường chính là nhượng quyền thương mại, do thị hiếu
tiêu thụ thực phẩm bị ảnh hưởng rất lớn bởi văn hoá, nên khi thâm nhập
vào thị trường của nhiều quốc gia có nền văn hoá khác nhau thì nhượng
quyền thương mại là hình thức tối ưu nhất.
+ Tiêu chuẩn hoá: 2 thương hiệu đều thực hiện tiêu chuẩn hoá sao cho sản
phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chung, cũng như có hoạt động kiểm soát,
đảm bảo việc tiêu chuẩn hoá của bên nhận quyền.
- Điểm khác nhau
+ McDonald's có xu hướng giữ một số sản phẩm cố định trong menu toàn
cầu của mình và tập trung nhiều hơn vào việc tùy chỉnh quảng cáo và
thông điệp marketing để phù hợp với từng quốc gia trong khi đó KFC
bên cạnh tiêu chuẩn hoá chất lượng nhưng vẫn cho phép bên nhận
nhượng quyền quyền tuỳ biến menu và chiến lược tiếp thị sao cho phù
hợp với thị trường địa phương, menu của KFC thay đổi nhiều về hương
vị cũng như thay đổi menu ở từng quốc gia, từng nền văn hoá khác
nhau.
Câu hỏi của Nhóm 1: Ở những slide đầu tiên nhóm có giới thiệu KFC
hướng tới tầng lớp khách hàng trung lưu và thượng lưu, nhưng slide sau các bạn
lại đưa ra chiến lược hướng tới những khách hàng có thu nhập trung bình thấp,
không biết các bạn có sự nhầm lẫn gì đây không ?
Trả lời:
Khách hàng mục tiêu của KFC luôn là tầng lớp trung lưu và thượng lưu.
Vì xuất phát điểm của KFC là ở các quốc gia phát triển.
Vậy nên khi thâm nhập vào các quốc gia đang phát triển (thu nhập trung bình
của người dân chưa quá cao), điều này sẽ ảnh hưởng phần nào đó đến phân khúc
khách hàng mục tiêu.Vậy nên việc thay đổi khách hàng mục tiêu sẽ giúp gia tăng
phạm vi ảnh hưởng của KFC. KFC vận dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường từ
khi mới bước vào thị trường việt nam . Sau 10 năm gồng lỗ , KFC đã bắt đầu có lượng
khách hàng trung thành kha khá. Thời gian tiếp theo, KFC tăng giá để phù hợp với
mục tiêu ban đầu của mình.
Câu hỏi của nhóm 3: Theo như nhóm bạn trình bài, thì phương thức
Nhượng quyền thương mại chiếm tới 69%. Vậy thì nó có rủi ro gì không? Hãy chỉ
rõ.
Trả lời:
Phương thức tiếp cận nào mang lại nhiều lợi nhuận thì đồng nghĩa với việc
nhận lại nhiều rủi ro. Theo nhóm em, thì một số rủi ro mà thương hiệu KFC có thể gặp
phải là:
- Có thể gặp phải đối tác không đáng tin cậy: cụ thể là người nhận nhượng
quyền ban đầu cam kết đồng ý tuân thủ các yêu cầu, nhưng về sau bắt đầu có
dấu hiệu đi sai hướng, xem nhẹ về các giá trị mà KFC hướng đến (không tuân
thủ các quy định và cam kết trong hợp đồng nhượng quyền). Điều này có thể
làm giảm giá trị của nhãn hiệu hoặc hủy hoạt động kinh doanh của người
nhượng quyền trên thị trường.
- Rủi ro pháp lý: Việc nhượng quyền thương mại có thể mắc phải những vấn đề
pháp lý phức tạp, bao gồm việc xử lý hợp đồng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và
tuân thủ các quy định cục bộ hoặc quốc tế. Nếu không tuân thủ các quy định
pháp lý, có thể mất quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc công nghệ, và có thể phải
chịu hình phạt pháp lý.
- Mất kiểm soát chất lượng: Khi KFC nhượng quyền cho người khác sử dụng
nhãn hiệu hoặc công nghệ của mình, thì daonh nghiệp có thể gặp rủi ro liên
quan đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu người nhận
quyền không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đã định, điều này có thể ảnh
hưởng đến hình ảnh và uy tín của thương hiệu của KFC.
Câu hỏi của Nhóm 3: Khoảng thời gian trước mình có nhận được thông tin
người sáng tạo ra KFC có tự chê món ăn của chính ông và ông đã có 1 cửa hàng
khác để bán món gà chính gốc do chính ông tạo ra. Nhóm có suy nghĩ gì về quá
trình nhượng quyền ảnh hưởng đến doanh thu và thương hiệu như thế nào
Vào năm 1964 thì founder của KFC - Colonel Sanders đã bán KFC, tuy nhiên
thì vài năm sau đó ông đã hối hận vì hành động của mình. Bởi công thức gà rán đã bị
thay đổi bởi những người mua lại. Vậy nên việc founder “chê” về đứa con tinh thần
của mình là hoàn toàn có cơ sở những không hợp lí. Vì đặc điểm của các cửa hàng
nhượng quyền là họ có thể thay đổi công thức theo ý của mình nên có thể dẫn đến
hương vị của món ăn thay đổi theo cả 2 hướng tích cực hoặc tiêu cực. nếu thay đổi
được thực hiện một cách cẩn thận và thông qua quá trình kiểm định chất lượng để đảm
bảo rằng chất lượng và hương vị vẫn tốt, thì tác động. mỗi thị trường thì khẩu vị của
khách hàng khác nhau nên vấn đề thay đổi công thức không hẳn mang lại ảnh hưởng
tiêu cực cho danh tiếng của KFC.
Câu hỏi của nhóm 4: Khi mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam, KFC gặp
nhiều khó khăn, phải chịu lỗ 7 năm liên tiếp, không những vậy phải chịu áp lực từ
đối thủ cạnh tranh. Vậy trong những năm đầu KFC đã có những biện pháp, chiến
lược gì để vượt qua những khó khăn và vươn lên trở thành chuỗi cửa hàng thức ăn
nhanh hàng đầu Việt Nam?
Trả lời:
Để vượt qua được những khó khăn ban đầu này, KFC đã đưa ra những chiến
lược quan trọng về sản phẩm, giá và hệ thống phân phối. KFC đã sử dụng chiến thuật
định giá hợp lý để thâm nhập thị trường một cách thận trọng, sử dụng giá thấp để thu
hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Ngoài ra, KFC cũng xác định chiến
lược phân phối rõ ràng, đánh vào tâm lý chuộng phong cách Tây, chuyên nghiệp trong
ăn uống của giới trẻ. Bên cạnh đó, thị trường bên ngoài còn quá nhỏ và mới mẻ nên
cần phải phát triển một cách thận trọng. Chiến lược này đã giúp KFC ổn định hệ
thống, kiểm soát chất lượng, quản lý chặt chẽ bên trong. Nhìn chung, KFC đã chọn
cho mình một chiến lược phù hợp trong giai đoạn khó khăn, tiến từng bước thận trọng
để gây dựng thương hiệu.
Câu hỏi của nhóm 2: Với việc vươn ra thì trường quốc tế, thì theo nhóm bạn
thì nnhững rào cản về ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến chiến lược
marketing toàn cầu của KFC không? Vì sao
Trả lời:
Tất cả các yếu tố ngôn ngữ và giao tiếp có thể tạo ra rào cản đối với chiến lược
marketing quốc tế của KFC. Khi tiếp cận các thị trường đa quốc gia, KFC phải đảm
bảo rằng thông điệp của họ được hiểu đúng và tương tác tích cực. Điều này đòi hỏi
KFC phải hiểu và sử dụng ngôn ngữ địa phương, thích nghi với văn hóa và tập quán
giao tiếp của từng quốc gia, đồng thời đảm bảo sự chính xác và cảm thông trong giao
tiếp. Bằng cách vượt qua rào cản ngôn ngữ và giao tiếp, KFC có thể tạo dựng mối liên
kết với khách hàng địa phương và xây dựng một chiến lược marketing toàn cầu hiệu
quả.

You might also like