You are on page 1of 22

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Đề bài 05
Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực
chính trị - pháp luật của văn minh phương Đông cổ trung đại

Lớp: Thảo luận N03


Nhóm: 05

Hà Nội - 2023
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................- 1 -
NỘI DUNG.................................................................................................................................- 2 -
I. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực chính trị - pháp luật của Ai Cập..............................- 2 -
1. Đôi nét về tôn giáo Ai Cập..............................................................................................- 2 -
2. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực chính trị của Ai Cập............................................- 2 -
3. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực pháp luật của Ai Cập..........................................- 3 -
II. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị - pháp luật của
Lưỡng Hà................................................................................................................................- 4 -
1. Đôi nét về tôn giáo và các trường phái tư tưởng của nền văn minh Lưỡng Hà..............- 4 -
2. Ảnh hưởng của tôn giáo đến chính trị nền văn minh Lưỡng Hà.....................................- 5 -
3. Ảnh hưởng của các trường phái tư tưởng lĩnh vực pháp luật của nền văn minh Lưỡng Hà -
6-
III. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị -.................- 7 -
pháp luật của nền văn minh Trung Quốc................................................................................- 7 -
1.Đôi nét về tôn giáo và các tư tưởng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại.....................- 7 -
2. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị.................- 7 -
của nền văn minh Trung Quốc............................................................................................- 7 -
3. Ảnh hưởng của các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực pháp luật...................................- 9 -
IV. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị của nền văn
minh Ấn Độ cổ đại................................................................................................................- 11 -
1. Đôi nét về tôn giáo và các trường phái tư tưởng của Ấn Độ........................................- 11 -
2. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị của nền văn
minh Ấn Độ.......................................................................................................................- 12 -
3. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến pháp luật của Ấn Độ..........- 13 -
V. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị - pháp luật của
nền văn minh Ả Rập trung đại..............................................................................................- 15 -
1. Đôi nét về tôn giáo Ả Rập.............................................................................................- 15 -
2. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực chính trị của nền văn minh Ả Rập....................- 15 -
3. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực pháp luật của nền văn minh Ả Rập...................- 16 -
KẾT LUẬN...............................................................................................................................- 18 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................- 19 -
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

Tiến độ thực
hiện công việc Mức độ hoàn thành
(đúng hạn) Kết luận
STT Họ và tên MSSV
Xếp loại1
Không Trung
Có Không Tốt
tốt bình
1 Phùng Ngọc Minh
2 Phạm Vũ Hải Đăng
3 Lê Hoàng Linh
4 Phạm Hà Linh
5 Phạm Thị Như Quỳnh
6 Trần Nguyễn Trung Kiên
7 Nguyễn Ngân Giang
8 Lê Phúc Nguyên
9 Bùi Mai Phương
10 Đỗ Mạnh Cường

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

Nhóm
trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)

1
Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình
LỜI NÓI ĐẦU
Văn minh phương Đông cổ trung đại được xem là nền văn minh rực rỡ với năm trung
tâm văn minh lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa và Ả Rập. Nhờ sự bồi đắp của
các con sông lớn (sông Nin ở Ai Cập, song Ơphrat và song Tigrơ ở Tây Á, sông Ấn và
sông Hằng ở Ấn Độ, song Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc), những mảnh đất
trên có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ, dẫn
đến sự ra đời sớm của Nhà nước. Do đó, cư dân ở đây chóng bước vào xã hội văn minh
và hơn thế nữa là sáng tạo nên những văn minh rực rỡ. Đây là vùng đất xuất hiện và phát
triển của rất nhiều tôn giáo và các trường phái tư tưởng – một trong những giá trị của văn
minh phương Đông cổ trung đại - có vai trò rất lớn trong đời sống con người và có ảnh
hưởng rộng khắp tới văn minh nhân loại về sau. Để làm rõ vấn đề này qua một khía cạnh
cụ thể, nhóm chúng em xin lựa chọn đề bài 05: “Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường
phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị - pháp luật của văn minh phương Đông cổ trung
đại” để phân tích rõ hơn về sự tác động to lớn của tôn giáo, các trường phái tư tưởng đến
chính trị - pháp luật nói riêng và văn minh phương Đông cổ trung đại nói chung.

1
NỘI DUNG
I. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực chính trị - pháp luật của Ai Cập
1. Đôi nét về tôn giáo Ai Cập
Ai Cập Cổ đại là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, được ghi chép
trong lịch sử với nhiều thành tựu rực rỡ, trong đó không thể không nhắc đến tôn giáo.
Giống như cư dân ở các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập thời kỳ này thờ rất nhiều
thần: các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần
cây…
Các vị thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần. Thiên thần gọi
là thần Nut, là một nữ thần thường được thể hiện thành hình tượng người đàn bà hoặc
một con bò cái. Địa thần là một nam thần được gọi là thần Ghép. Thủy thần, tức là thần
Sông Nin, gọi là thần Odirix-hay còn được quan niệm là thần Âm phủ (Diêm Vương).
Cũng như loài người, các thần thường kết hợp với nhau và tạo ra những thần mới. Thần
Không khí Su chính là kết quả của sự kết hợp giữa Thiên thần Nut và Địa thần Ghép.
Cùng với sự hình thành của nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt trời (thần Ra) trở
thành vị thần quan trọng nhất. Thần Ra thường được khắc hoạ với hình dạng là một
người với đầu chim ưng và đội vương miện với đĩa mặt trời trên đỉnh đầu, được các
Pharaoh tôn thờ chủ yếu và dâng nhiều lễ vật nhất bởi họ cho rằng mặt trời là đại diện
cho quyền lực và đấng tối cao tạo ra sự sống. Còn đối với người Ai Cập cổ đại thì họ chủ
yếu thờ thần Odirix vì họ tin rằng nhờ có vị thần này mà ruộng đồng tươi tốt, đất đai phì
nhiêu…
Ngoài ra, người Ai Cập cổ đại cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Người Ai Cập cổ
đại có niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, việc chôn cất thi hài người chết gắn liền với
quan niệm về mối quan hệ giữa hồn và xác: thể xác là nơi chứa đựng bất di bất dịch các
yếu tố sống nên phải làm sao để xác không bị thối rữa. Chính vì vậy, khi con người chết
đi cần phải ướp xác để giữ lại thể xác với niềm tin rằng linh hồn con người có thể quay
lại tạo nên sự tái sinh, đặc biệt là các Pharaoh.
Người Ai Cập cổ đại cũng thờ nhiều loại động vật, bao gồm những con vật có thật như
chó sói, cá sấu, sơn dương, bò, mèo, cừu, hồng hạc (đặc biệt là bò mộng Apix) và những
con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư.
2. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực chính trị của Ai Cập
Tôn giáo ở Ai Cập thời Cổ đại tuy chưa phát triển trở thành học thuyết tôn giáo hoàn
chỉnh mà chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai nhưng đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền chính trị
của nền văn minh này.

2
Đối với chính trị, tôn giáo ảnh hưởng ở chỗ Vương quyền kết hợp với Thần quyền, đề
cao quyền lực của các Pharaoh, củng cố thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế ở Ai Cập.
Các Pharaoh ở Ai Cập là những người quyền lực nhất, nắm trong tay quyền sinh sát và
sở hữu nhiều của cải, tài sản có giá trị nhất. Quyền lực tối thượng của Pharaoh được “tín
ngưỡng hoá” làm cho nó trở thành thứ siêu nhiên, huyền bí. Các Pharaoh là những người
gần gũi với thần linh nhất và đảm bảo các vị thần được thờ phụng đầy đủ để mưa thuận
gió hoà, người dân có mùa vụ bội thu. Trong tiếng Ai Cập, từ “Pharaoh” có nghĩa là
“ngôi nhà vĩ đại” - là cách gọi nhà vua và con trai thần Mặt trời Ra. Người Ai Cập cổ đại
tin rằng “vị thần Mặt trời Ra là cha của mọi Pharaoh”. Bởi vậy, mọi quyết định của
Pharaoh có thể được coi như là ý chí của Thần Mặt trời tới dân chúng.
Người Ai Cập cổ đại tôn sùng các Pharaoh như một vị thần. Họ xây dựng Kim tự tháp và
ướp xác Pharaoh băng hà với niềm tin rằng linh hồn của Pharaoh có thể quay trở lại thể
xác.
Giai cấp thống trị, cụ thể là các Pharaoh, giới quý tộc và tầng lớp tăng lữ sử dụng sức
mạnh của tôn giáo làm công cụ để có thể điều khiển giai cấp bị trị bao gồm nông dân và
nô lệ phục tùng tuyệt đối ý chí của họ. Trên cơ sở đó, quyền lực chính trị được tạo ra bởi
ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
Ngoài ra, ảnh hưởng của tôn giáo đối với chính trị còn được thể hiện thông qua vai trò
của các quan tư tế (tầng lớp tăng lữ) trong tổ chức bộ máy nhà nước. Họ là những người
có nhiệm vụ liên lạc với các vị thần và thực hiện các nghi lễ thờ phụng, hiến tế để thần
linh phù hộ cho người dân có cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu cũng như không gây
những thảm hoạ tàn khốc ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Bởi vậy, tầng lớp
tăng lữ được đối xử trọng vọng và có quyền lực nhờ trình độ hiểu biết chuyên sâu về tôn
giáo, có thể đưa quyết định quan trọng trong việc điều hành đất nước.
Như vậy, có thể thấy rằng tôn giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị của
Ai Cập cổ đại. Sức mạnh của tôn giáo là nguồn gốc của quyền lực chính trị, là công cụ để
giai cấp thống trị điều khiển giai cấp bị trị phục tùng tuyệt đối ý chí của họ.
3. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực pháp luật của Ai Cập
Đối với giai cấp thống trị, sức mạnh của pháp luật được ví như sức mạnh của thần linh,
mà các vị hoàng đế lại ví mình là con của các vị thần linh nên pháp luật lại chính là công
cụ quan trọng để khống chế “sự bạo loạn” từ phía đám đông dân chúng. Chẳng hạn, theo
quan niệm của dân Ai Cập, Ramses II (triều đại thứ XIX) là con thần Amông được ban
sức mạnh để trị những kẻ bạo nghịch. Chính vì vậy, hầu hết các quy phạm pháp luật được
áp dụng ở Ai Cập cổ đại đều mang tính chất như là những phương tiện hữu hiệu nhất để

3
răn dạy dân chúng không được phép xâm phạm tài sản của những người giàu có, vì “công
lý thuộc vê kẻ tuân thủ di huấn của tổ tiên... cần phải liêm chính vì phải chịu trách nhiệm
trước thần linh”. Đối với tầng lớp bị trị pháp luật được coi như công lý của cuộc sống. Họ
đã mơ ước tới một xã hội mà “pháp luật phải công minh và thống nhất đối với tất cả”
(“Lời giáo huấn cho Merika”), một xã hội mà “công lý sẽ chào đón, sự giả dối sẽ vĩnh
viễn mất đi” (“Lời thoại Nephecti”).
Có thể nói, mặc dù có sự khác nhau trong quan niệm vê chức năng của pháp luật, nhưng
nếu nhìn nhận một cách tổng quát, Ai Cập cũng có thể được coi là cái nôi của những tư
duy có giá trị về pháp luật vào thời kỳ cổ đại và văn minh Ai Cập không thể bị phủ nhận
theo thời gian của lịch sử.
II. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị - pháp luật của
Lưỡng Hà
1. Đôi nét về tôn giáo và các trường phái tư tưởng của nền văn minh Lưỡng Hà
Người Lưỡng Hà tôn thờ những vị thần riêng liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và
những hiện tượng thiên nhiên gắn liền với cuộc sống gần gũi thường ngày như: thần Mặt
Trời (Samat), thần Đất (Enlin), thần Ái Tình (Istaro), thần Mẹ (Ihana), Thần Biển (Ea)…
Tôn giáo Lưỡng Hà chỉ các tín ngưỡng và tập tục tôn giáo của các nền văn minh Lưỡng
Hà cổ đại, cụ thể là Sumer, Akkad, Assyria và Babylonia trong khoảng năm 3500 trước
Công nguyên đến 400 sau Công nguyên, sau đó phần lớn bị thay thế bởi Kitô giáo Syria.
Sự phát triển tôn giáo ở Lưỡng Hà và văn hóa Lưỡng Hà nói chung không bị ảnh hưởng
bởi sự di chuyển của các dân tộc khác nhau đến và đi khắp khu vực, đặc biệt là ở phía
nam. Thay vào đó, tôn giáo Lưỡng Hà là một truyền thống nhất quán và mạch lạc, phù
hợp với nhu cầu nội tại của các tín đồ qua hàng thiên niên kỷ phát triển.
Người Lưỡng Hà cổ đại Họ có tôn giáo đa thần. Các vị thần của họ là: mặt trời, Ra, vị
thần quan trọng nhất. Họ thờ thần Osiris, thần nông nghiệp và thần chết. Với chính trị,
một số vị thần được coi trọng hơn, chẳng hạn như Ptah, thần Memphis hoặc Amun, thần
Thebes.
Trong thời cổ đại có những tôn giáo rất quan trọng, chẳng hạn như những tôn giáo của
Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã. Các tôn giáo là đa thần. Họ có thần thoại và tin
vào cuộc sống sau khi chết. Họ cũng xây dựng những ngôi đền, nơi họ thờ cúng các vị
thần của họ thông qua các nghi lễ và nghi lễ.
Những khởi nguồn sớm nhất của tư tưởng tôn giáo Lưỡng Hà có từ giữa thiên niên kỷ
thứ 4 trước Công nguyên, có nền tảng từ sự thờ phụng thiên nhiên. Trong thiên niên kỷ
thứ 3 trước Công nguyên, các đối tượng thờ phụng đã được nhân cách hóa và trở thành

4
một nhóm các vị thần với các chức năng cụ thể. Các giai đoạn cuối cùng của đa thần giáo
Lưỡng Hà phát triển trong thiên niên kỷ thứ 2 và thứ 1, tập trung hơn vào tôn giáo thờ
phụng cá nhân và sắp xếp các vị thần thành một hệ thống phân cấp quân chủ với vị thần
quốc gia là người đứng đầu các thần. Tôn giáo Lưỡng Hà cuối cùng bị suy tàn trước sự
truyền bá của các tôn giáo Iran thời Đế chế Achaemenes và sự Kitô giáo hóa tại vùng
Lưỡng Hà.
Địa lý Lưỡng Hà có tác động sâu sắc đến sự phát triển chính trị của khu vực. Giữa các
dòng sông và suối, người Sumer đã xây dựng những thành phố đầu tiên cùng với các
kênh đào thủy lợi được ngăn cách bởi những dải sa mạc rộng lớn hoặc đầm lầy nơi các bộ
lạc du mục sinh sống. Giao tiếp giữa các thành phố bị hạn chế vì khó khăn và đôi khi
nguy hiểm. Do đó, mỗi thành phố Sumer dần trở thành một thành bang, độc lập với các
thành phố khác. Đôi khi có một thành phố cố gắng chinh phục và thống nhất khu vực,
nhưng thường kết thúc thất bại. Do đó, lịch sử chính trị của Sumer là một chuỗi những
cuộc chiến gần như liên tục. Cuối cùng Sumer được thống nhất bởi Eannatum nhưng
cũng không tồn tại được lâu khi chỉ một thế hệ sau đã bị người Akkad chinh phục vào
năm 2331 TCN. Đế chế Akkad là đế chế đầu tiên thành công tồn tại hơn một thế hệ và
chứng kiến các vị vua kế vị trong hòa bình. Tuy nhiên, chỉ trong một vài thế hệ, đế chế
Akkad suy tàn, từ đó phần lớn thời gian Lưỡng Hà bị các dân tộc ngoại bang thay phiên
nhau cai trị.
2. Ảnh hưởng của tôn giáo đến chính trị nền văn minh Lưỡng Hà
2.1. Vương quyền
Người Lưỡng Hà tin rằng các vị vua và vương hậu của họ là hậu duệ từ Thiên giới,
nhưng không giống như người Ai Cập cổ đại, họ không bao giờ cho rằng các vị vua của
họ là các vị thần thực sự. Hầu hết các vị vua tự xưng là "vua của vũ trụ", hay "đại
vương". Một tên gọi phổ biến khác là "người chăn cừu", thể hiện các vị vua chăm nom
thần dân của mình.
2.2. Quyền lực
Khi Assyria phát triển thành một đế chế, nó được chia thành các phần nhỏ hơn, được gọi
là các tỉnh. Mỗi tỉnh được đặt theo tên của các thành phố chính như Nineveh, Samaria,
Damascus và Arpad, và đều có tổng trấn riêng có nhiệm vụ giám sát việc thu thuế. Tổng
trấn cũng là người chịu trách nhiệm thực thi pháp luật, huy động binh lính nhập ngũ và
cung cấp công nhân để xây dựng đền thờ. Theo cách này, việc kiểm soát một đế chế rộng
lớn trở nên dễ dàng hơn.

5
Ngay khi mới ra đời nhà nước của người Xume được tổ chức theo chế độ quân chủ
chuyên chế. Đến thời kì vương quốc Babylon thì chế độ chính trị được hoàn thiện, đặc
biệt dưới vương triều Hamurabi. Mặc dù Babylon là một thành bang khá nhỏ ở Sumer, nó
đã phát triển vượt bậc dưới thời Hammurabi. Ông được gọi là "nhà lập pháp", và Babylon
nhanh chóng trở thành một thành phố lớn ở Lưỡng Hà, và là một trung tâm tôn giáo, văn
hóa và học thuật quan trọng ở Lưỡng Hà.
3. Ảnh hưởng của các trường phái tư tưởng lĩnh vực pháp luật của nền văn minh Lưỡng Hà
Lưỡng Hà là khu vực có bộ luật sớm nhất trên thế giới. Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng
Hà cổ đại là Luật Hammurabi được ra đời vào năm 1792 đến năm 1750 TCN. Bộ luật này
được khắc trên tấm đá bazan cao 2.25 mét , được tìm thấy ở Xuda (phía Đông Lưỡng
Hà).Bộ luật Hammurabi thể hiện rõ ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực pháp luật của
Lưỡng Hà thời cổ đại.
Vua Hammurabi đã nhân danh các vị thần linh thiêng của người Lưỡng Hà như thần
Anu (thần trời), thần Enlin (thần đất) và thần Sa mát (thần Mặt Trời và là thần tư pháp,
thần bảo hộ các vua) để ban hành ra Bộ luật Hammurabi. Hình ảnh thần Sa mát ngồi trên
ngai vàng trao bộ luật cho nhà vua được khắc trên bia đá cho thấy vua Hammurabi đã ý
thức sâu sắc về việc kết hợp giữa thần quyền, vương quyền và pháp quyền khiến cho bộ
luật được “thiêng liêng hoá” nhằm đạt mục đích cai trị dân chúng bằng pháp luật.
Điều đó còn được thể hiện thông qua phần mở đầu và kết luận của Bộ luật Hammurabi.
Cụ thể như sau:
Phần mở đầu của Bộ luật nói về sứ mạng thiêng liêng, uy quyền của Hammurabi và mục
đích ban hành bộ luật: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và Enlin đã lệnh cho
Trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, phát huy tinh thần
chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho những kẻ
mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho Trẫm giống như thần Sa mát sai xuống dân đen,
toả ánh sáng khắp mặt đất.”
Phần kết luận nhắc lại uy quyền, công đức của đức vua và tính hiệu lực của Bộ luật,
trong đó có đoạn: “…Nếu kẻ nào thi hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ,
nếu người nào không nghiêm chỉnh thi hành hoặc sửa đổi bộ luật sẽ bị thần linh trừng
phạt ”.
Như vậy, có thể khẳng định rằng tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực pháp luật
của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại. Pháp luật được “thiêng liêng hoá” bởi tôn giáo làm
cho mọi người dân Lưỡng Hà phải tuân thủ pháp luật, qua đó củng cố vị thế của nhà vua

6
Hammurabi- người được các vị thần trao quyền ban hành pháp luật nói riêng và Vương
quốc Ba-by-lon nói chung
III. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị -
pháp luật của nền văn minh Trung Quốc
1.Đôi nét về tôn giáo và các tư tưởng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại
Lịch sử tư tưởng Trung Quốc rất phong phú. Từ rất sớm, người Trung Quốc đã đưa ra
những quan điểm để giải thích đến thế giới. đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, chiến
tranh loạn lạc xảy ra triền miên, các nhà tư tưởng Trung Quốc quan tâm trước hết đến
việc tìm đường lối tối ưu bảo đảm cho đất nước được ổn định, thống nhất, nhân dân được
an cư lạc nghiệp. Học thuyết của các nhà tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho việc hình thành
các trường phái tư tưởng của Trung Quốc thời cổ trung đại, trong đó quan trọng nhất là
các phái Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia.
2. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị
của nền văn minh Trung Quốc
2.1. Nho gia
Nho gia là trường phái tư tưởng quan trọng nhất của Trung Quốc và người đặt cơ sở đầu
tiên là Khổng Tử. Ông là một nhà tư tưởng lớn và là một nhà giáo dục lớn đầu tiên của
Trung Quốc cổ đại. Tư tưởng của Khổng Tử gồm bốn mặt là triết học, đạo đức, chính trị
và giáo dục.
Thứ nhất, về chính trị, Khổng Tử quan niệm về Thuyết Thiên mệnh. Ông cho
rằng trời là một lực lượng có thể chi phối số phận và hoạt động của con người, do đó con
người phải phục mệnh thần. Để có thể phục mệnh Trời, dân chúng phải tuân theo mệnh
lệnh của Hoàng đế - Thiên tử. Vua là người nắm cả vương quyền và thần quyền
Thứ hai, Khổng tử còn đề ra thuyết “Chính danh”. Khổng Tử hết sức coi trọng
thuyết chính danh vì ông coi đó là chuẩn mực dể duy trì trật tự xã hội. Nội dung của
thuyết chính danh bao gồm Tam cương, là ba cặp quan hệ quan trọng nhất trong xã hội:
quan hệ Vua - tôi, Cha - con, Chồng - vợ. Để có trật tự xã hội ổn định, Khổng Tử nhấn
mạnh Ngũ thường - năm đức tính cần có ở con người bao gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Thứ ba, Khổng tử quan niệm về chính trị thông qua học thuyết Đức Trị. Ông quan
niệm về chính trị như sau: chữ chính (cai trị) do nơi chữ chính (ngay thẳng) tạo ra, cai trị
(chính) là săn sóc cho dân trở nên ngay thẳng. Trong lịch sử tư tưởng chính trị, Khổng Tử
không phải là người đầu tiên chủ trương dùng Đạo đức để Cai trị (Quản trị), nghĩa
là dùng Đức để đức để cảm hóa, giáo dục dân thành người tốt, làm cho dân theo, cũng là
cách thức tạo được hạnh phúc cho dân, nhờ đó đất nước mới thịnh trị. Thế nhưng,

7
phải đến Khổng Tử thì Nho giáo nói chung và chủ trương dùng Đức trong Cai trị dân mới
được đúc kết và nâng lên thành Học thuyết Đức trị. Khổng Tử cho rằng: “Cai trị dân mà
dùng Đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng Lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng
quy phục. Hơn nữa, bề trên trọng Lễ thì dân không ai dám không tôn kính, bề trên trọng
Nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng, bề trên trọng Tín thì dân không ai dám
không ăn ở hết lòng”. Khổng Tử cũng chỉ ra rằng, thi hành đường lối Đức trị là: “phải
thận trọng trong công việc và phải trung thực, tiết kiệm trong việc chi dùng, thương
người, sử dụng sức dân phải vào những thời gian thích hợp”. Theo Khổng Tử, để có một
xã hội Đức trị, từ Vua Quan cho tới Dân chúng đều phải tự sửa mình cho phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức. Học thuyết Đức trị nhấn mạnh các điểm: một là, mục đích tối cao
của cai trị là “yên bách tính”; hai là, người điều hành chính sự phải yên dân bằng cách
ban ân huệ cho dân và coi sự giàu có của dân chúng là quan trọng; sai khiến dân phải hợp
thời; dùng lễ, nhạc để giáo hóa dân chúng; phải biến thông cảm, đồng tình với dân chúng;
không nên đối xử bạo ngược với dân chúng; cần đề bạt hiền tài; ba là, người cai trị cần
trung thành, cần mẫn; bốn là, người cai trị cần liêm khiết, chí công vô tư.
Chủ trương dùng đạo đức để cai trị của ông là lí tưởng và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên
trong thời kì đất nước loạn lạc thì tư tưởng của ông bị coi là ảo tưởng và không được
chấp nhận. Ông đã quá đề cao vai trò của đạo đức mà chưa thấy được vai trò của pháp
luật trong việc cai trị xã hội.
Đến đời của Mạnh Tử - cháu nội của Khổng Tử thì thuyết Nho gia đã phát triển thêm
một bước. Quan điểm triết học của ông thể hiện ở lòng tin vào mệnh trời, mọi việc đều
do trời quyết định. Về đạo đức thì Mạnh Tử có hai điểm mới. Thứ nhất, ông cho rằng
“nhân chi sơ tính bản thiện”, tức là ai sinh ra cũng có tính thiện và được biểu hiện ở 4
mặt nhân, lễ, nghĩ, trí và nếu được giáo dục tốt nó sẽ đạt đến mức cực thiện và ngược lại
nếu không được giáo dục tốt sẽ mất đi bản tính tốt và tiêm nhiễm tính xấu. Thứ hai, trong
4 biểu hiện đạo đức nhân, lễ, nghĩa, trí thì ông coi trọng nhất là nhân nghĩa. Về chính trị,
cũng giống như Khổng Tử thì Mạnh Tử đều coi trọng tư tưởng đức trị và vì “dùng sức
mạnh để bắt người ta phục thì không phải là người ta phục từ trong lòng mà vì sức không
đủ. Lấy sức để làm cho người ta phục thì trong lòng người ta vui và thực sự là phục vậy”.
2.2. Đạo gia và Đạo giáo
Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử và người phát triển học thuyết
này là Trang Tử. Về cách quản lí đất nước, Lão Tử chủ trương vô tri, nước nhỏ, dân ít và
ngu dân. Ông cho rằng cách tốt nhất làm cho xã hội được thái bình là giai cấp thống trị
không can thiệp đến đời sống của nhân dân, không thu thuế quá nhiều và không sống xa

8
hoa. Còn đối với Trang Tử, ông cũng chủ trương “vô vi” tức là cai trị bằng cách không
cai trị và tiến xa hơn Lão Tử, chủ trương của Trang Tử và Lão Tử đều trái với tiến trình
lịch sử nên không được giai cấp thông trị chấp nhận nhưng tử tưởng của họ đã đặt cơ sở
cho việc trở thành Đạo Giáo ở Trung Quốc sau này.
2.3. Mặc gia
Người sáng lập ra phái Mặc gia là Mặc Tử, tư tưởng này phát triển cũng với Nho giáo,
Đạo giáo, Pháp gia và là một trong bốn trường phái triết học chính thời Xuân Thu và
Chiến Quốc. Chủ trương chính trị của ông là thuyết “kiêm ái” bình đẳng giữa người với
người. ông cho rằng: “phàm trong thiên hạ, sở dĩ có những điều oán thù tai vạ tranh cướp
nhau đều là do không yêu thương nhau mà sinh ra, vì vậy phải yêu thương ai cũng như
nhau”, “nếu mọi người trong thiên hạ yêu thương nhau, giữa các nước không tấn công
nhau, giữa nhà này nhà khác không có chuyện rắc rối thì giặc giã trộm cướp không có,
vua tôi ca con đều có thể trên dưới yêu thương lẫn nhau và như vậy thiên hạ sẽ ổn định”.
3. Ảnh hưởng của các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực pháp luật
3.1. Nho giáo
Tư tưởng Đức trị của Khổng Tử là lấy đạo đức để cai trị dân chúng. Việc lấy “Đạo đức”
làm tiêu chuẩn chi phối hành vi chính trị đã đưa Khổng Tử đĩ đến phủ nhận ý nghĩa của
luật pháp. Ông nói “nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân
chúng, thì dân sợ mà chẳng phạm pháp đó thôi, chớ họ chẳng biết hổ ngươi. Vậy muốn
dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết đức hạnh thì chẳng những dân biết hổ
ngươi, họ lại còn cảm hóa họ trở nên tốt lành”. Sự phủ nhận pháp chế còn được thể hiện
khá đầy đủ trong một câu nói của Khổng Tử: “Xử kiện, ta cũng biết xử như người, ta
cũng biết xét đoán ai phải ai quấy và trừng trị kẻ phạm. Nhưng nếu dạy cho dân biết
nghĩa vụ biết nhường nhịn, biết luật pháp mà giữ gìn, đặng họ chẳng đem nhau đến tụng
đình, nhự vậy chẳng hay hơn sao?"
Thời kì phong kiến Trung Quốc, các nhà nước chủ chương lấy tư tưởng “tam cương ngũ
thường” của nho gia làm chủ đạo. Tam cương là nội dung cơ bản trong giáo lí của đạo
nho và được pháp luật bảo vệ bằng việc quy định thập ác tội. Trong đó có 6 tội trái với
đạo hiếu (ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nổi loạn), 4 tội bất trung với
hoàng đế (mưu phản quốc, mưu phản nghịch, mưu phản loạn và đại bất kính). trong quan
hệ hôn nhân theo giáo lí của đạo nho và cũng theo luật pháp quy định, người chồng có
quyền li dị vợ nếu vợ vi phạm một trong 7 điều thất suất.
2.2. Đạo giáo

9
Tư tưởng xuyên suốt trong học thuyết của Lão Tử là nguyên tắc “vô vi” (“bất hành”).
Ông từng viết: “trong nước cấm kỵ thi dân nghèo đói, dân cày có nhiêu phương tiện kiếm
lợi quốc gia rối loạn. Người ta càng kỹ xảo thì các vật lạ càng phát sinh. Pháp luật càng
nhiều thì trộm cướp càng tăng”. Ông chủ trưởng “vô vi” để dân tự sửa mình “tĩnh lặng”
để dân tự dưỡng hóa, “chẳng nên lắm gì cả” để nhãn dân tự giàu có, “đừng ham muốn”
đế dân tự hóa ra chất phác... vì dân biết nhiêu quá thì cứng cổ. Cổ nhân dạy ràng “kẻ nào
trị nước bằng trí thì gây họa cho nước, trị nước bằng ”Đạo" thì mang phúc cho dân.
2.3. Pháp gia
Pháp gia là trường phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước. Phái này xuất hiện từ thời
Xuân Thu mà người khởi xướng đầu tiên là Quản Trọng. Trong một xã hội loạn lạc và
luôn xảy ra chiến tranh như xã hội Trung quốc thời cổ đại thì tư tưởng Pháp trị đặc biệt là
tư tưởng của Hàn Phi đã được Tần Thủy Hoàng sử dụng có hiệu quả trong việc thống
nhất Trung Quốc. Trước tình hình rối ren, các chư hầu thi nhau nổi loạn tranh bá, tiếm
đoạt quyền lực thiên tử, đa số các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại đều cho rằng: nguyên
nhân xã hội loạn là do sự suy yếu địa vị của nhà Chu. Từ đó, họ thống nhất với nhau chủ
trương tôn quân quyền (đề cao uy thế nhà vua). Từ điểm xuất phát này, mỗi học thuyết
lại đề xuất những giải pháp khác nhau: Đức trị chủ trương dùng đạo đức, Pháp trị tìm
thấy ở pháp luật tính khả thi cho việc thực hiện đường lối của mình.
Đề cập đến phương thức cai trị - nội dung cốt lõi của vấn đề chính trị, các nhà pháp trị
cho rằng: Việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghi truyền thống mà phải được
thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt chẽ.
Nội dung cơ bản của pháp trị: Một là, pháp luật do vua đặt ra; hai là, nội dung chính
pháp là thưởng và phạt; ba là, nguyên tắc của pháp trị là kịp thời, dễ hiểu, dễ thi hành,
công bằng và bênh vực kẻ yếu, được thực thi như nhau đới với tất cả mọi người, mọi tầng
lớp dưới vua.
Quan niệm của Hàn Phi về “pháp luật như dây mực, cái thuỷ chuẩn, cái quy, cái củ”
(thước tròn, thước vuông) - là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để lo đường sự đúng sai của
các hành vi và làm khuôn phép để khen chê cho đúng. Theo các nhà pháp trị, pháp luật
hết sức cần thiết để duy trì sự thắng thế của nhà vua vì pháp luật là gốc của vương quyền
và để bảo vệ vương quyền, do vua đặt ra để bắt dân thi hành, theo quan niệm: “Pháp luật
là gốc của vua, hình phạt là đầu mối của tình thương”. Sự cần thiết của pháp luật ở chỗ là
mẫu mực để an dân, làm cho nước trị vì nó có mục đích xoá nguồn gốc của sự rối loạn
“làm cho trị là pháp luật, gây ra loạn là cái riêng tư”.

10
Hàn Phi cho rằng muốn trị nước tốt thì cần phải có 3 yếu tố: pháp, thế, thuật. Sở dĩ dùng
phát luật, mệnh lệnh, hình phạt để cai trị vì đây là phương pháp có hiệu quả nhất vì “dân
vốn nhờn với lòng thương mà chỉ vâng theo uy lực”. Nhưng muốn pháp có thể thi hành
được thì vua phải có thế “thế” tức là phải có uy quyền, phải có “thuật” tức là phương
pháp tiến hành. Pháp luật là văn bản và phải được công khai, “Pháp là cái chép để ở trong
sách vở, đặt nơi cửa công, ban bố cho trăm họ”; mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật, kẻ có công thì sẽ được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng trị, “Pháp luật không hùa theo
người sang... Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng
không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót
kẻ thất phu”; dùng pháp luật làm quy chuẩn chung, “cho nên bậc vua sáng khiến pháp
luật chọn người chứ không tự mình tiến cử, khiến cho pháp luật đo lường công lao, chứ
không tự mình tính toán”. Ngoài ra, xuyên suốt trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi là hai
nội dung thưởng và phạt, được xem như là công cụ sắc bén để trị nước. Tuy nhiên, công
cụ này - quyền thưởng phạt, phải do nhà vua nắm giữ thì mới khống chế được bề tôi, để
rơi vào tay bề tôi thì nhà vua sẽ bị áp đảo. Hàn Phi viết: “Có quyền thế thì sẽ có được sự
tôn quý, còn nếu bị mất quyền thế thì sẽ bị mất luôn quốc gia, sẽ có nguy cơ bị giết hại”.
Chính vì lẽ đó, vua phải ra sức củng cố uy quyền, không ngừng nâng cao địa vị và vai trò
của mình trong việc cai trị đất nước thông qua việc ban hành pháp luật rõ ràng, thi hành
pháp luật nghiêm minh và hơn nữa là phải sử dụng các thuật cai trị.
Phải thừa nhận rằng phái pháp gia chủ trương dùng pháp luật để cai trị là đúng đắn. Nhờ
vậy mà nước Tần trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung Quốc. Nhưng mặt khác,
phái này lại quá nhấn mạnh đến các biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận đạo đức, tình
cảm, thủ tiêu văn hóa giáo dục là đi ngược lại với sự phát triển của văn minh và làm cho
mâu thuẫn xã hội trở nên vô cùng gay gắt. Chính vì vậy mà sau khi thông nhất Trung
Quốc, nhà Tần tiếp tục sử dụng đường lối này nên chỉ tồn tại được 15 năm thì sụp đổ. Từ
nhà Hán về sau tuy học thuyết nho gia không được công nhận nhưng thực tế thì nhiều
yếu tố của phái này vẫn được vận dụng để kết hợp với Nho gia trong việc trị nước.
IV. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị của nền văn minh
Ấn Độ cổ đại
1. Đôi nét về tôn giáo và các trường phái tư tưởng của Ấn Độ
Ấn Độ là một đất nước của tôn giáo, là quê hương của hai trong số những tôn giáo lớn
nhất thế giới như đạo Bà Lamôn, đạo Hinđu, đạo Phật, ngoài ra còn có các đạo Jain, đạo
Xích. Từ mấy ngàn năm nay, tôn giáo vẫn giữ một vai trò lớn trong đời sống tâm linh của
con người Ấn Độ.

11
Lịch sử Nhà nước Ấn Độ gắn liền với những tư tưởng chính trị tôn giáo truyền thông đã
chi phối mạnh mẽ đời sống kinh tế xã hội của người Ân Độ, nhất là tư tưởng về đẳng cấp
xã hội, tư tưởng chính trị trong giáo lý Bàlamôn, Phật giáo và thuyết “Arthata”.
2. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị của nền văn minh
Ấn Độ
2.1. Đạo Bà la môn
Tư tưởng phân chia đẳng cấp được sử dụng để biện minh cho một thực tế lịch sử - sản
phẩm của chế độ chiếm nô - đó là sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo vị trí xã
hội của các nhóm cư dân tự do được gọi là Varna ngay trong sách kinh Vệ đà (xuất hiện
vào khoảng thiên nhiên kỷ II TCN), người Ấn Độ đã tin vào sự tồn tại 4 loại Varna:
- Varna Brahman (Bàlamon): là đằng cấp của những người làm nghề tôn giáo.
- Varna Ksatơrya : là đẳng cấp của các chiến sĩ.
- Varna Vaisya: là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi, buôn
bán, làm ruộng, một số nghề thủ công.
- Varna Sudra: là đẳng cấp nô lệ, những người làm công việc nặng nhọc.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ đẳng cấp là do sự phân hoá giai cấp, sự phân
công về nghề nghiệp, sự phân biệt về bộ tộc. Nhưng các tăng lữ Bàlamôn thì dùng uy lực
của thần linh để giải thích hiện tượng xã hội ấy. Luật Manu chép: “Vì sự phồn vinh của
cả thế giới, từ mồm, tay, đùi và bàn chân của mình, ngài (thần Brahma) đã tạo nên
Braman, Ksatơrya, Vaisya và Suđra”.
Trong 4 đẳng cấp ấy, đẳng cấp Bàlamôn có địa vị cao nhất. Luật Manu viết: “Do sinh ra
từ bộ phận cao quý nhất của thân thể Brahma, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Vêđa,
Bàlamôn có quyền là chúa tể của tất cả các tạo vật ấy”.
Các giai cấp thống trị đẳng cấp Bàlamon đã lợi dụng đạo này để thực hiện quyền uy,
ngăn chặn sự phản kháng của nhân dân nhằm bảo vệ chế độ, quyền lợi của mình.
2.2. Đạo Phật
Quê hương của đạo Phật là đất nước Ấn Độ cổ đại, ra đời ở một miền đất nhỏ ở vùng
biên giới đông bắc Ấn Độ, từ trên 2600 năm nay, đạo Phật đã truyền bá khắp đất nước
này và đi tới hầu hết các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á, thu hút hàng trăm triệu tín
đồ, trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất của loài người.
Tuy nhiên như một nghịch lý, trong khi đạo Phật có những ảnh hưởng rất sau rộng ở bên
ngoài Ấn Độ, thì tại quê hương của mình, vị trí của đạo Phật ngày càng thu hẹp trước sự
mở rộng của đạo Hinđu. Theo thống kê hiện nay, 83% dân số Ấn Độ theo đạo Hinđu còn
theo đạo Phật thì chưa đầy 1% dân số.

12
Đạo Phật chủ trương giải thoát con người khỏi mọi nỗi khổ đau, chủ trương thực hiện
bình đẳng chúng sinh, không thừa nhận đẳng cấp, khuyên con người làm điều thiện, phản
đối dùng bạo lực; chứa đựng tư tưởng nhân đạo, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng, góp phần làm “loãng” đi rất nhiều những quan niệm khắt khe của đạo
Bàlamôn.
Ngay sau khi ra đời, Phật giáo đã được đông đảo quần chúng hưởng ứng, số tín đồ tăng
nhanh, lôi kéo thị dân và một bộ phận quý tộc tham gia. Vua Ấn Độ đầu tiên theo Phật
giáo là Bimbisara (vương quốc Magađa – thế kỷ VI TCN).
Vào thế kỷ III TCN, dưới thời vua Asôka, Phật giáo trở thành quốc giáo ở Ấn Độ. Trong
khoảng thời gian 38 năm ấy, ông đã đưa đất nước Ấn độ đạt đến chỗ phồn vinh, thái bình
thịnh trị nhờ vào tài năng và đường lối lãnh đạo sáng suốt của ông. Tác phẩm
Divyàvadàna ghi nhận sự kiện rằng Asoka trị vì một vương quốc rộng lớn mà không có
đàn áp, không bắt ép người vô tội, không dùng vũ lực mà dùng đức trị. Ngoài ra, Asoka
là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ chủ trương đường lối hòa bình triệt để và đề
ra các chính sách bang giao hòa bình triệt để và đề ra các chính sách bang giao hòa hiếu
với các quốc gia láng giềng trong khu vực.
Sau khi đức Thích Ca qua đời, giáo lý đạo Phật dần dần được ghi chép lại thành kinh
Phật qua bốn hội nghị kết tập Phật giáo.
Như vậy, nhìn chung có thể thấy tôn giáo ở Ấn Độ khá nhiều, tồn tại trong suốt quá trình
lịch sử mặc dù có sự biến đổi và được truyền bá sang các nước khác trên thế giới. Bởi
vậy tôn giáo có ảnh hưởng lớn, sâu sắc đến chính trị của nền văn minh Ấn Độ.
3. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến pháp luật của Ấn Độ
Ảnh hưởng của tôn giáo đối với tất cả các lĩnh vực đời sống, chính trị của Ấn Độ là rất
lớn, trong đó, không thể không kể đến lĩnh vực pháp luật với bộ luật nổi bật Manu. Theo
truyền thuyết, bộ luật là một tác phẩm chép lại những lời răn dạy của thần Manu (thuỷ tổ
của loài người). Bộ luật này bao gồm những luật lệ, tập quán pháp được các nhà thần học
Bàlamôn tập hợp biên soạn lại theo quan điếm của giai cấp thống trị . Bộ luật được biên
soạn từ thế kỷ II trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên (thời vương quốc
Môria), dưới dạng thơ ca, gồm 2.685 điều, chia thành 78 chương.
Để nhấn mạnh quyền uy của vua chúa, “các luật Manu” coi vua chúa là sự hóa thân của
các thần linh. Vua chúa mang đúng vẻ của thần linh, được sức mạnh vô song đó để tạo
dựng đời sống nơi trần thế mà bộ máy Nhà nước chính là công cụ xét xử những kẻ bất
nhã.

13
Việc chấp hành nghĩa vụ của các đẳng cấp thấp hèn như Vaisia (bình dân), Sudra (tiện
dân) từ các đẳng cấp trên như Bàlamôn (tăng lữ), Ksatơria (quý tộc) là điều bắt buộc và
còn mang tính như trách nhiệm thiêng liêng. Đối với các giáo sỹ Brahman “Manu” đề cao
Những quyền lợi "không thể bị vi phạm” của họ vì nếu xã hội “không có Brahman thì
loạn lạc” “là điếu tất yếu”. Sự hưng thịnh của thế giới trần thế và thế giới linh hồn phụ
thuộc vào sự thông nhất giữa Brahman và Ksatơria. Cuối cùng “Manu” kêu gọi nhà vua
“hãy xử phạt thật dữ dội, tức thì đế dân chúng không làm loạn, yên bề mà thờ phụng đấng
tối cao Brahman”.
Trong Bộ luật ở lĩnh vực dân sự có đề cập đến chế định hợp đồng có nói đến hợp đồng
vay mượn, cầm cố, quy định mức lãi tối đa phải trả mỗi tháng, mức lãi suất này tùy thuộc
vào đẳng cấp trong xã hội: Bàlamôn 2%, Ksatơria 3%, Vaisia 4%, Suđra 5%. Mức lãi
suất mà mỗi đẳng cấp phải trả là sự phản ánh rõ ràng sự phân biệt đẳng cấp, càng ở đẳng
cấp thấp thì càng phải trả nhiều hơn đẳng cấp trên.
Về dân luật: Quan hệ sở hữu được thể hiện rõ, đặc biệt là sở hữu ruộng đất. Chế định
này được thể hiện ở tất cả các chương. Có ba mức độ về quyền sở hữu ruộng đất. Điều
100 chương I quy định rằng những gì tồn tại trên thế giới này đều là tài sản của nhà vua
và những người thuộc đẳng cấp Bàlamôn, do nguồn gốc xuất thân cao quý của mình.
Người ở đẳng cấp thấp thì càng không có quyền sỡ hữu ruộng đất và không có tài sản,
phải phụ thuộc vào các đẳng cấp cao hơn.
Về hình luật: Bảo vệ những người có địa vị cao, trừng trị không thương tiếc những kẻ
xâm hại tài sản, tính mạng, danh dự của người thuộc đẳng cấp trên,v.v..mang tính giai
cấp sâu sắc. Nguyên tắc: “Khoan dung đối với những người thuộc đẳng cấp trên chà đạp
lên quyền lợi của đẳng cấp dưới, trừng trị thẳng tay đối với những người thuộc đẳng cấp
dưới xâm phạm đến tính mạng, quyền lợi, nhân phẩm của đẳng cấp trên”. Ví dụ như điều
270 và 272 Chương VIII quy định: Nếu đẳng cấp Suđra cãi nhau với người đẳng cấp trên
sẽ bị hình phạt cắt lưỡi, đổ dầu sôi vào miệng và vào tai. Nếuđẳng cấp Bàlamôn và
Ksatơria vu cáo cho người thuộc đẳng cấp dưới thì chỉ bị phạt tiền (Điều 268 Chương
VIII).
Về tố tụng: Trong quá trình điều tra xét xử - tòa án phải tôn trọng chứng cứ. Thế nhưng
chứng cứ lại phải phụ thuộc vào đẳng cấp và giới tính. Ví dụ: Quy định phạm tội ở đẳng
cấp nào thì người làm chứng cũng phải có đẳng cấp và giới tính ấy - Điều 62,68 Chương
VIII. Nếu có sự mâu thuẫn giữa lời khai của nhân chứng thì nhân chứng nào thuộc đẳng
cấp cao hơn, thì được coi là nhân chứng đúng - Điều 73 Chương VIII.

14
Do vậy, những quy định trong Bộ luật Manu cho thấy hình phạt phụ thuộc vào đẳng cấp
trong xã hội chứ không có sự bình đẳng, sự phân biệt đẳng cấp xuyên suốt Bộ luật, mà sự
phân biệt đẳng cấp trong xã hội này bắt nguồn tự sự phục tùng tôn giáo và cụ thể là đạo
Bàlamôn có quyền lực cao nhất.
Trong xã hội có sự phân chia đẳng cấp và trong hoàn cảnh lịch sử của chế độ chuyên chế
chủ nô lúc đó, những quy định trên về chứng cứ là không vô lý. Pháp luật thời kỳ này là
do giai cấp thống trị ban hành, nó bảo vệ quyền lợi trước hết của những người thuộc đẳng
cấp trên, do vậy pháp luật Ẩn Độ cổ đại mang tính giai cấp và phản ánh sự phân biệt
đẳng cấp sâu sắc. Mặc dù trong Bộ luật Manu đã có những tiến bộ nhất định, song, nó lại
phản ánh sâu sắc chế độ phân biệt đẳng cấp Varna mà đạo Bàlamôn tạo ra.
Như vậy, tôn giáo có ảnh hưởng đến pháp luật của văn minh Ấn Độ rất mạnh mẽ. Pháp
luật dưới sự ảnh hưởng của tôn giáo đã đi vào đời sống của người dân, làm cho người dân
phải tuân thủ pháp luật một cách và tuân theo chế độ đẳng cấp trong xã hội thời đó một
cách tuyệt đối.
V. Ảnh hưởng của tôn giáo và các trường phái tư tưởng đến lĩnh vực chính trị - pháp luật của nền
văn minh Ả Rập trung đại
1. Đôi nét về tôn giáo Ả Rập
Nhà nước Ả Rập ra đời gắn liền với sự ra đời của đạo Hồi. Người sáng lập Nhà nước Ả
Rập và cũng là người sáng lập đạo Hồi là Môhamet (570-632). Trước khi nhà nước Ả
Rập và đạo Hồi ra đời, tôn giáo của cư dân trên bán đảo Ả Rập là sùng bái tự nhiên và
thần bộ lạc.
Đạo Hồi tiếng Ả Rập là Islam nghĩa là “phục tùng”, về sau dân tộc Hồi ở Trung Quốc
theo tôn giáo này nên ta quen gọi là đạo Hồi. Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối.
Vị thần duy nhất mà đạo Hồi tôn thờ là chúa Ala.
2. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực chính trị của nền văn minh Ả Rập
Islam đã có tác động sâu sắc đến cách thức quản lý đất nước, thường được quản lý dưới
hình thức của một quốc gia hồi giáo. Hệ thống chính trị trong nền văn minh Ả Rập
thường được được xác định bởi nguyên tắc Hồi giáo, với một lãnh đạo tôn giáo và một
Ủy ban Hồi giáo có thẩm quyền cao. Ngoài ra các phong trào tư tưởng như Baathism
(chủ nghĩa Baath) và Pan Arabism (chủ nghĩa Đại Arab) cũng có ảnh hưởng đáng kể đến
lĩnh vực trong khu vực.
Theo lí thuyết, trong thế hệ kế tiếp Môhamet, đế quốc Hồi giáo là một cộng hòa dân chủ
đúng với nghĩa cổ: mọi đàn ông tự do và đã trưởng thành đều có thể bầu cử quốc trưởng
và tham gia vào việc chính trị. Cũng theo lí thuyết, ngôi đó là một chức vụ tôn giáo hơn

15
là chính trị; vị calife trước hết là thủ lĩnh một nhóm tín đồ; bổn phận đầu tiên là bảo vệ
tín ngưỡng; vậy chính thể ấy là một chính thể thần quyền, một chính thể của Thượng Đế
cai trị bằng tôn giáo. Nhưng vì calife không phải là một giáo hoàng hay mục sư, không
thể đặt ra những sắc lệnh mới về tín ngưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế, ông có quyền hành
gần như tuyệt đối, không bị quốc hội hay bất kì một giai cấp quý tộc thế tập, một tổ chức
giáo phẩm nào hạn chế; ông chỉ phải tuân theo Kinh Coran mà ông cũng có thể cho tiền
bọn học giả lãnh tụ giáo phái để họ giải thích kinh đó theo ý muốn của ông. Trong chính
thể chuyên chế đó có một chút dân chủ về phương diện thăng tiến.
Triều đại Abasside thành lập một hệ thống phức tạp gồm chính quyền địa phương, thành
thử dù nhà vua có bị hành thích, ngôi vua có bị tiếm đoạt thì các quan lại trong đế quốc
cũng tiếp tục cai trị, không chịu ảnh hưởng nhiều. Cao hơn cả là hajib một chức thị thần
theo lí thuyết chỉ coi về nghi lễ, nhưng trong thực tế, có quyền kiểm soát sự lên ngôi của
calife.
Sau triều đại Mansur, viên tổng lí đại thần (vizir, cũng như tể tướng) chức tuy kém viên
hajib nhưng nhiều quyền hơn: bổ nhiệm, theo dõi hành động của bá quan, điều khiển
chính sách của quốc gia. Có những bộ coi về thuế khóa, tài chính, sắc lệnh, biểu tấu, nội
an, dịch trạm và có một viên khiếu nại sau thành công tố viên xét các quyết định của tư
pháp và hành chính.
3. Ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực pháp luật của nền văn minh Ả Rập
Sau triều đại Mansur, viên tổng lí đại thần (vizir, cũng như tể tướng) chức tuy kém viên
hạn nhưng nhiều quyền hơn: bổ nhiệm, theo dõi hành động của bá quan, điều khiển chính
sách của quốc gia. Có những bộ coi về thuế khóa, tài chính, sắc lệnh, biểu tấu, nội an,
dịch trạm và có một viên khiếu nại sau thành công tố viên xét các quyết định của tư pháp
và hành chính.
Cơ sở luật pháp đạo Hồi là cuốn kinh Coran ghi lại các chủ trương về tôn giáo của
Môhamet. Vào cuối thế kỉ VII, người Hồi giáo xây dựng thêm một tuyển tập là Sunna
nhằm làm rõ ý nghĩa học thuyết tôn giáo và pháp quyền đạo Hồi. Nhưng cả hai bộ kinh
Coran và Sunna vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của vương quốc Ả Rập Hồi
giáo gồm nhiều tộc người, vì vậy trong thời gian trị vì của dòng họ Abat (750-1258)
người ta đã xây dựng một bộ luật Hồi giáo mang tên Sharia.
Hệ thống pháp luật Hồi giáo đã ảnh hưởng đến các quy định và quyền lợi của người dân
trong nền văn minh Ả Rập. Hệ thống pháp luật Hồi giáo chịu ảnh hưởng rất lớn từ Sharia,
luật Hồi giáo cổ điển. Sharia đặt nặng vào các nguyên tắc tôn giáo và đạo đức, giúp xác
định các hành vi phạm tội và trách nhiệm pháp lý. Các nền văn minh Ả Rập cũng thường

16
có hệ thống pháp luật dân sự, tuy nhiên hệ thống này thường không có sức ảnh hưởng
như Sharia.
Kinh Coran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, do đó, đối với người Ả Rập,
kinh Coran ngoài những nguyên tắc tôn giáo còn là một bản tổng hợp mọi trị thức khoa
học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức. Lúc đầu ở Ả Rập chưa có pháp luật nào khác
ngoài kinh Coran, về sau tuy đã đặt ra pháp luật nhưng vẫn lấy giáo lý của kinh Coran
làm nguyên tắc.
Luật pháp áp dụng trong đế quốc là rút ở trong kinh Coran ra, Hồi giáo cũng như Do
Thái giáo cho rằng luật pháp và tôn giáo chỉ là một; có tội với tôn giáo tức là có tội với
nhà nước; tư pháp chỉ là một chi nhánh của môn thần học. Hồi giáo càng chiếm được
nhiều xứ thì luật pháp do Môhamet tùy hứng đặt ra, càng lúng túng phải xử nhiều trường
trường hợp mới không dự liệu trong kinh Coran, và các nhà luật học phải tạo ra những
truyền thống để giải quyết các nhu cầu mới.
Về luật pháp có 4 trường phái nổi danh ở các xứ Hồi giáo chính thống. Mặc dù tranh
luận với nhau cả một thế kỉ, bốn trường phái được Hồi giáo công nhận đó chỉ khác nhau
về nguyên tắc mà đồng ý với nhau về chi tiết. Họ đều xác nhận rằng luật pháp Hồi giáo
do thiên khải, mà bất kì luật pháp nào cai trị được một nhân loại vốn không có luật pháp t
thì cũng phải do thiên khải
Chắc chắn là dưới chính quyền Ả Rập cũng như mọi chính quyền khác, kể khôn lanh và
có quyền lực vẫn bóc lột kẻ khờ dại, yếu đuối nhưng các calife biết che chở đời sống và
việc làm, không cản trở tài năng, làm cho quốc gia được thịnh vượng từ ba tới sáu thế kỉ,
đời sau không sao bằng được; họ lại khuyến khích, nâng đỡ sự phát triển của giáo dục,
văn học, khoa học, triết học, nghệ thuật, nhờ vậy mà Tây Á suốt năm thế kỉ thành một
miền văn minh nhất thế giới.

17
KẾT LUẬN
Ngày nay, khi chính trị - pháp luật càng chạm gần tới sự thông tuệ, sáng suốt, mang tính
khoa học cao thì ảnh hưởng từ các yếu tố tôn giáo, trường phái tư tưởng tới chính trị -
pháp luật càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị to lớn của các tôn giáo
và trường phái tư tưởng khi góp phần xây dựng nên những nền chính trị - pháp luật đầu
tiên làm nền móng để hậu thế tiếp nhận, sửa đổi, bổ sung, cấu thành nên những nền chính
trị - pháp luật hiện đại mang những nét tinh hoa về trí tuệ văn minh loài người. Dựa trên
việc phân tích đề bài với năm quốc gia phương Đông cổ trung đại, có thể dễ dàng nhận
thấy, tùy vào đặc trưng của các nền văn minh mà tôn giáo và các trường phái tư tưởng có
sự khác biệt, từ đó dẫn đến sự ảnh hưởng khác nhau tới chính trị - pháp luật mỗi quốc
gia, tạo nên nền văn minh phương Đông cổ trung đại rực rỡ, phong phú, đa sắc màu.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, Nguyễn Văn Ánh, NXB Giáo dục Việt Nam.
 Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh, NXB Giáo dục Việt Nam.
 Lịch sử văn minh Ấn Độ, Will Durant, Nguyễn Hiến Lê dịch.
 Lịch sử văn minh Ả Rập, Will Durant, Nguyễn Hiến Lê dịch.
 Nhà nước và pháp luật thời cổ đại, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 Bottéro, Jean (2001). Tôn giáo thời Lưỡng Hà cổ đại . Dịch. By Teresa Lavender Fagan.
Chicago: Nhà ở Đại học Chicago . ISBN 978-0226067179 Mã số 980-0226067179 .
 Chavalas, Mark W. (2003). Mesopotamia và Kinh thánh . Tập đoàn xuất bản quốc tế
Continuum. ISBN 978-0-567-08231-2.
 Davies, Owen (2009). Grimoires: Lịch sử Sách ma thuật . New York: Nhà xuất bản Đại
học Oxford .
 Ringgren, Helmer (1974). Các tôn giáo của Cận Đông cổ đại , được dịch bởi John Sturdy.
Philadelphia: Nhà báo Westminster.

19

You might also like