You are on page 1of 2

BMI - CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ

MỤC LỤC
A. Giới thiệu 1
1) Cách tính 1
2) Phân loại theo WHO 1
B. Phân loại chung người lớn hơn 20 tuổi 1
1) Kiểu 1 1
2) Kiểu 2 (với Nam) 1
Tài liệu tham khảo 2
A. Giới thiệu
Chỉ số khối cơ thể - thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh
Body Mass Index - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số
này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832 (xem [1]).
Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình
phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc
cho theo những bảng tiêu chuẩn (xem [2]).
1) Cách tính
Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó
(tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức (xem [3]):

2) Phân loại theo WHO


Theo WHO, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,50 đến 24,99 là người bình
thường. Dưới 18,5 là gầy, từ 25 đến 29,99 là người béo và trên 30 là béo phì.

BMI (kg/m2) BMI nguyên tố


Phân loại
Từ Đến Từ Đến
Thiếu cân   18,5   0,74
Bình thường 18,5 25,0 0,74 1,00
Thừa cân 25,0 30,0  1,00 1,20
Béo phì 30,0   1,20  

B. Phân loại chung người lớn hơn 20 tuổi


1) Kiểu 1
 BMI < 18: người gầy
 BMI = 18,5 - 25: người bình thường
 BMI = 25 - 30: người béo phì độ I
2) Kiểu 2 (với Nam)
 BMI < 20: người dưới cân
 20 <= BMI < 25: người bình thường
1
 25 <= BMI < 30: người quá cân
Tài liệu tham khảo
[1] Eknoyan, Garabed (2007). “Adolphe Quetelet (1796–1874)—the average man
and indices of obesity”. Nephrology Dialysis Transplantation 23 (1): 47–51.
PMID 17890752. doi:10.1093/ndt/gfm517.
[2] Ví dụ Bảng chỉ số khối cơ thể của Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ.
[3] Beyond BMI: Why doctors won't stop using an outdated measure for obesity., by
Jeremy Singer-Vine, Slate.com, ngày 20 tháng 7 năm 2009.

You might also like