You are on page 1of 7

Contents

I. Kiến thức chuyên môn.......................................................................................................................2


1. Đặt vấn đề:.....................................................................................................................................2
2. Các chỉ số đánh giá sức khỏe:.......................................................................................................2
2.1. Chỉ số BMI:............................................................................................................................2
2.2. Chỉ số Resting Heart rate......................................................................................................4
2.3. Chỉ số huyết áp:.....................................................................................................................5
3. Đánh giá các chỉ số sức khỏe:........................................................................................................6
II. Kiến thức hệ thống.........................................................................................................................7
1. Hệ mờ.............................................................................................................................................7
2. Mạng nơ ron nhân tạo...................................................................................................................7
III. Xây dựng hệ thống.........................................................................................................................7
1. Xây dựng các luật..........................................................................................................................7
2. Xây dựng mô hình.........................................................................................................................7

1
I. Kiến thức chuyên môn
1. Đặt vấn đề:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống ngày một đi lên, vấn đề đánh giá sức khỏe
ngày một quan trọng. Việc đánh giá sức khỏe không chỉ đòi hỏi chuyên môn, độ chính xác cao
mà còn yêu cầu tốc độ nhanh, tốn ít thời gian và giảm các xét nghiệm không cần thiết. Từ đó các
chỉ số đánh giá sức khỏe ra đời như chỉ số BMI, huyết áp, nhịp tim, các chỉ số xét nghiệm máu,
nước tiểu,…
Tuy nhiên các chỉ số chỉ phản ánh một bộ phận nhất định, chưa phản ánh đúng về tổng thể sức
khỏe con người và các chỉ số có phần khác nhau giữa từng con người. Từ đó việc kết hơp nhiều
chỉ số cùng các phương pháp học máy nhằm hỗ trợ chuyên gia đưa ra quyết định nhanh và chính
xác ra đời và đang không ngừng phát triển chính xác hơn.
2. Các chỉ số đánh giá sức khỏe:
2.1. Chỉ số BMI:
a. Chỉ số BMI là gì?
BMI (Body mass index) là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng, là chỉ số đáng tin cậy về
chỉ số mập ốm của một người.
BMI không đo trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI tương
quan với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn
đề sức khỏe.
BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người
lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ, một người có chỉ số BMI cao, để
xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho sức khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện
thêm các đánh giá khác. Những đánh giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt
động thể lực, tiền sử gia đình và các sàng lọc sức khoẻ khác.
Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì cho một quần thể
dân chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo chiều cao và cân nặng, không tốn kém
và dễ thực hiện. Sử dụng chỉ số BMI cho phép người ta so sánh tình trạng cân nặng của họ với
quần thể nói chung. Công thức tính BMI theo đơn vị kilograms và mét

b. Cách tính toán chỉ số BMI


BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.
Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình

2
c. Đánh giá chỉ số BMI

Đối với người từ 20 tuổi trở lên, sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ
số BMI:
- BMI <16: Gầy độ III
- 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II
- 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I
- 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường
- 25 ≤ BMI <30: Thừa cân
- 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1
- 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II
- BMI >40: Béo phì độ III

d. Ảnh hưởng của chỉ số BMI đến sức khỏe:


Chỉ số BMI không phải là một công cụ chẩn đoán tình trạng sức khỏe, nhưng nó giúp cảnh báo
nguy cơ mắc bệnh của một người.
Tình trạng tăng cân xảy ra do lượng calo dung nạp nhiều hơn lượng calo tiêu thụ. Nếu chỉ số
BMI cao, bạn cần giảm cân, vì tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh
lý như:
- Tăng huyết áp
- Rối loạn lipid máu
- Đái tháo đường
- Bệnh tim mạch
- Bệnh gan

3
- Ngưng thở khi ngủ và bệnh hô hấp khác
- Viêm xương khớp
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
- Bệnh túi mật
- Một số loại ung thư
Ngoài ra, thừa cân béo phì có thể gây khó khăn cho các hoạt động trong cuộc sống, khiến bạn
mất tự tin, từ đó có thể dẫn đến một số rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm hay rối loạn lo
âu.
Chỉ số BMI thấp cảnh báo cơ thể nhẹ cân. Thiếu dưỡng chất, vitamin và chất khoáng có thể gây
ra một số tình trạng như:
- Mất xương
- Giảm chức năng miễn dịch
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Hạ huyết áp

2.2. Chỉ số Resting Heart rate


a. Nhịp tim là gì?
Nhịp tim của bạn, hoặc mạch, là số lần tim bạn đập mỗi phút. Nhịp tim bình thường khác nhau ở
mỗi người và cùng một người khác nhau ở mỗi độ tuổi. Sự hiểu biết về nhịp tim có thể xem là
một thước đo sức khỏe quan trọng về tim mạch. Tuỳ theo độ tuổi, tần số và tính đều đặn của nhịp
tim có thể thay đổi.
Ngay cả khi bạn không phải là một vận động viên, kiến thức về nhịp tim của bạn có thể giúp bạn
theo dõi mức độ tập luyện của mình và có thể giúp bạn phát hiện các vấn đề về sức khỏe.
b. Nhịp tim khi nghỉ
Nhịp tim của bạn có thể thay đổi theo từng phút. Sự thay đổi này phụ thuộc vào tư thế và trạng
thái như việc bạn đang đứng lên hay nằm xuống, di chuyển xung quanh hay ngồi yên, căng thẳng
hay thư giãn. Tuy nhiên, xu hướng chung là nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn sẽ ổn định từ ngày
này sang ngày khác. Phạm vi thông thường cho nhịp tim khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 90 nhịp mỗi
phút và trên 90 được coi là cao.
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp tim khi nghỉ ngơi. Trong đó, phải kể đến các yếu
tố như gen di truyền đóng một vai trò rất quan trọng, lão hóa cũng có xu hướng tăng tốc độ của
nhịp tim khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng có xu hướng làm chậm nhịp tim
của bạn. Ví dụ, vận động viên đua xe đạp vô địch Miguel Indurain có nhịp tim lúc nghỉ chỉ 28
nhịp/ phút. Các yếu tố khác như cảm giác căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc men và tình trạng
y tế cũng ảnh hưởng đến nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn.
c. Cách theo dõi nhịp tim khi nghỉ

4
Có hai cách để bạn theo dõi chỉ số nhịp tim khi nghỉ. Cách thứ nhất là đo mạch đập của mình
ngay khi mới ngủ dậy trong 10 giây (sau đó nhân với 6 để ra số nhịp tim mỗi phút). Bạn cũng có
thể dùng điện thoại của mình để đo nhịp tim qua đèn flash của camera.
Nhưng cách chính xác nhất vẫn là đeo đồng hồ đo nhịp tim (ví dụ Garmin) khi đi ngủ. Các loại
đồng hồ Garmin hiện nay đều có cảm biến nhịp tim ở cổ tay, có chức năng theo dõi nhịp tim của
bạn 24/24, khi vận động lẫn lúc nghỉ ngơi.

d. Đánh giá chỉ số Resting Heart rate(RHR)


Người lờn trung bình sẽ có mức RHR từ 60 ~ 100 mỗi phút, trong khi các vận động viên thì sẽ
thấp hơn nhiều, khoảng từ 40 ~ 60. Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng Miguel Indurain còn có
mức RHR vô địch chỉ 28 lần mỗi phút.
RHR còn phụ thuộc vào quá trình hoạt động hàng hàng của bạn cũng như độ stress hay cường độ
làm việc. Hút thuốc hay uống nhiều thức uống có cồn cũng có ảnh hưởng đến RHR. Người thừa
cân cũng có mức RHR cao hơn bình thường.
Nhịp tim khi nghỉ ngơi Khoảng giá trị Đánh giá
(Resting Heart rate) <60 Thấp
60 - 100 Bình thường
>100 Cao

e. Ảnh hưởng của nhịp tim khi nghỉ đến sức khỏe
Nhịp tim khi nghỉ ngơi cao có thể phản ánh một số bệnh liên quan đến tim mạch như cao huyết
áp bên cạnh đó còn cho thấy bản thân đang gặp vấn đề về các bệnh tâm lý như stress, cảm xúc
mãnh liệt, căng thẳng,…

2.3. Chỉ số huyết áp:


a. Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Huyết áp thì bằng cung lượng tim nhân
với sức cản ngoại vi từ công thức này ta có thể biết được những yếu tố làm tăng giảm huyết áp.
Bình thường khi đo huyết áp có 2 chỉ số: số cao hơn là huyết áp tâm thu hay áp lực của máu lên
động mạch khi tim co bóp, Chỉ số còn lại là huyết áp tâm trương hay áp lực máu lên thành động
mạch khi tim giãn ra.

b. Theo dõi huyết áp


Đo huyết áp là một trong những phương pháp thăm khám thủ công để nhằm đánh giá chỉ số
huyết áp của cơ thể hỗ trợ cho quá trình khám và điều trị bệnh.

5
Đo huyết áp được thực hiện dựa trên nguyên lý bơm căng một băng tay bằng cao su để làm mất
mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần giúp quan sát và ghi lại những phản ứng
của động mạch, lấy đó làm cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh tật.
Trong đo huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu được xác định ở thời điểm máu bắt đầu đi qua lòng
mạch khi sức ép ở băng cao su bắt đầu giảm. Huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm máu
hoàn toàn được tự do lưu thông trong lòng động mạch khi không còn sức ép từ băng cao su lên
động mạch đó.
c. Đánh giá huyết áp
Huyết áp bình thường được xác định khi:
o Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 129 mmHg.
o Huyết áp tâm trương: Từ 60 mmHg đến 84 mmHg.
- Huyết áp thấp:
Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60
mmHg.
- Huyết áp cao:
Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.
Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-
99 mmHg.
Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-
109 mmHg.
Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110
mmHg.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương <
90 mmHg.

d. Ảnh hưởng của huyết áp đến sức khỏe


Huyết áp thấp dẫn tới máu không cung cấp đủ cho sự hoạt động các cơ quan nhất là những cơ
quan ở xa và trên cao như não có thể có biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn....
Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ
tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động
mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới
33% tổng số ca tử vong toàn quốc. Năm 2009 tỷ lệ cao huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên là
25,1%.

3. Đánh giá các chỉ số sức khỏe:


Chỉ số Phân loại Giá trị Đánh giá
Nhịp tim nghỉ ngơi <60 Thấp
60 - 100 Bình thường

6
>100 Cao
BMI <18.5 Gầy
18.5 – 24.9 Cân đối
>25 Thừa cân
Huyết áp Huyết áp tâm thu <90 mmHg Thấp
Huyết áp tâm trương <60mmHg
Huyết áp tâm thu 90 - 120 mmHg Bình thường
Huyết áp tâm trương 60 - 80 mmHg
Huyết áp tâm thu 120 – 139 mmHg Cao
Huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg
Huyết áp tâm thu >140 mmHg Nguy hiểm
Huyết áp tâm trương >90 mmHg

II. Kiến thức hệ thống


1. Hệ mờ
2. Mạng nơ ron nhân tạo

III. Xây dựng hệ thống


1. Xây dựng các luật
2. Xây dựng mô hình

You might also like