You are on page 1of 6

KỊCH BẢN

1.Giới thiệu

 Hiệu trưởng:
- Trong buổi sinh hoạt đầu tuần hôm nay, trường ta vinh dự được chào
đón sự có mặt của 2 cán bộ y tế tỉnh để tuyên truyền về những ảnh hưởng
của bệnh TC- BP đến sức khỏe. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
 Nhân viên y tế 1: Xin chào tất cả các em, chị tên là...
 Nhân viên y tế 2: Còn chị tên là... Ngày hôm nay chị rất vui mừng vì
được nhà trường hết sức quan tâm, tạo điều kiện để có 1 buổi nói chuyện
với các em về vấn đề TC- BP. Hi vọng rằng chúng ta sẽ có 1 buổi nói
chuyện thật hiệu quả trong buổi sáng ngày hôm nay nhé.

2. Nội dung
 Nhân viên y tế 1: Trước khi bắt đầu chúng ta hãy cùng nhìn lên màn
hình để xem một đoạn tư liệu sau nhé.
( Video)
 Nhân viên y tế 1: Vừa rồi chúng ta đã xem một video nói về TC-BP , một
bạn có thể cho chị biết TC-BP là gì được không ?
 Học sinh 1:( giơ tay ) Dạ thưa chị thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng
tích lũy mỡ quá mức của cơ thể. Người TC-BP có cân nặng cơ thể lớn
hơn bình thường ạ.
 Nhân viên y tế 1: Cảm ơn em. Có vẻ đúng là học sinh giỏi của lớp rồi
nhỉ. Câu trả lời hoàn toàn chính xác.
 Nhân viên y tế 2: Vậy các em có thể cho chị biết vài nguyên nhân gây ra
TC-BP không?
 Học sinh 2: Dạ em không biết ạ.
 Học sinh 3: Dạ có thể là do lười vận động ạ.
 Học sinh 4: Em không rõ ạ.
 Học sinh 5: Em nghĩ là do ăn nhiều mà không tập luyện nên dẫn đến TC-
BP ạ.
 Nhân viên y tế 2: Cảm ơn câu trả lời của các em. Trong số các em đa số
là chưa biết hay chỉ có nhận thức mơ hồ về nguyên nhân của TC- BP.
 Nhân viên y tế 1: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TC- BP, trong đó
điển hình là:
- Do chế độ ăn uống chưa hợp lí, có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức
ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên, rán, ăn ít rau,
uống nhiều nước ngọt, bia rượu...
- Yếu tố di truyền.
- Ít vận động hoặc lười tập luyện.
- Đặc biệt tâm lý stress do áp lực học hành dễ dẫn tới lối sinh hoạt không
lành mạnh như thức đêm, dùng chất kích thích.
( khoảng lặng 1 phút ) ( xì xào ở dưới)
 Học sinh 6: Ôi mình ngại tập thể dục lắm.
 Học sinh 7: Mình hay thức khuya để học bài, cũng ăn nhiều đồ ăn nhanh
nữa.
 Nhân viên y tế 2: Các em. ( hết ồn ào) Theo như thống kê mà bên chị thu
thập được đa số học sinh trường ta cho rằng TC-BP không ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe chiếm đến 78,0%. Chị khá ngạc nhiên về con
số này. Không biết ở đây có bạn nào biết được những ảnh hưởng của TC-
BP không?
(giơ tay)
 Học sinh 8: Em thấy không có vấn đề gì ạ, béo khỏe béo đẹp mà.
 Học sinh 9: Em nghĩ họ sẽ bị nhiều người bodyshaming ạ.
 Học sinh 1: Em đoán người đó sẽ đi lại khó khăn, mặc đồ không được
đẹp ạ.
 Nhân viên y tế 2: Cảm ơn câu trả lời của các em. Những câu trả lời của
các em không sai nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ trong những hậu quả
nghiêm trọng do TC- BP gây nên
- Đầu tiên: Tác động tâm lý từ ngoại hình:
+ Thừa cân béo phì gây ra cảm giác tự ti, căng thẳng cho bản thân
người TC-BP. Họ thường mất tự tin, ngại giao tiếp và dễ bị trầm cảm.
Theo một nghiên cứu cho thấy người TC-BP mắc nguy cơ trầm cảm cao
hơn 55% so với người bình thường.
+ Họ bị phân biệt, kỳ thị về cân nặng dẫn đến tổn hại về thể chất và
tâm lý.
 Nhân viên y tế 1: Ở bệnh viện tỉnh đã tiếp nhận không ít ca tự vẫn vì bị
phân biệt, kỳ thị ngoại hình quá khổ, thừa cân. Hậu quả tâm lý đã và đang
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng ta.
 Nhân viên y tế 2: Không chỉ về mặt tâm lý, TC-BP là một trong những
nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
- Theo số liệu của WHO, có tới 87% người bệnh đái tháo đường bị thừa
cân và béo phì. Các em có từng nghe qua bệnh này chưa?
 Học sinh 2:( giơ tay) Theo em được biết thì đái tháo đường là một bệnh
liên quan đến đường máu bất thường trong cơ thể.
 Nhân viên y tế 2: Cảm ơn một câu trả lời chính xác nữa của em. Đái tháo
đường nguy hiểm bởi nó là một căn bệnh mãn tính, chúng ta phải sống
với nó cả đời. Kèm theo đó là các biến chứng nguy hiểm: đột quỵ, suy
thận, biến chứng thần kinh. ( xì xào)
 Học sinh 3: Uầy, sao nghe sợ thế ?
 Học sinh 4: Hơi ghê nhỉ ?
 Nhân viên y tế 1:
- Một biến chứng khác là khi trọng lượng cơ thể vượt quá, xương khớp -
hệ khung nâng đỡ cơ thể sẽ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài không
được giải phóng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý như: loãng xương,
thoái hóa xương, đau nhức xương khớp, bệnh Gout.
 Nhân viên y tế 2: Và các em có thể chưa biết đến TC-BP sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe sinh sản sau này.
(khoảng lặng 1 phút) ( xì xào)
 Tất cả học sinh: Sao lạ thế nhỉ? Ừ ừ
 Học sinh 5:( giơ tay hỏi) Dạ thưa chị nghiêm trọng đến vậy ạ?
 Học sinh 6: ( giơ tay hỏi) Lần đầu em được nghe thấy. Nó ảnh hưởng
như nào ạ?
 Nhân viên tế 2: Cảm ơn thắc mắc của các em. Đúng là nghiêm trọng tới
vậy bởi béo phì làm ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể:
- Ở nữ giới: suy giảm chức năng buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, khó
thụ thai, dễ sảy thai.
- Ở nam giới: giảm hormone sinh dục nam, có thể vô sinh.
 Nhân viên y tế 1: Nghiêm trọng nhất là dẫn tới bệnh tim mạch: Khi mỡ có
nhiều trong máu chúng dễ bám lại ở thành mạch gây biến chứng nguy hiểm
có thể xảy ra là: nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thậm chí dẫn đến tử vong.
(xì xào)
 Học sinh 7: Sao ngày càng nghiêm trọng thế?
 Học sinh 8: Ừ đấy. Toàn cái lần đầu nghe không.
 Học sinh 9: Mình không nghĩ lại nguy hiểm như thế đấy.
 Nhân viên y tế 2: Khi chúng ta đã biết về sự ảnh hưởng của TC- BP đến sức
khỏe. Chúng ta phải có những biện pháp để phòng bệnh phải không các em?
 Tất cả học sinh: Đúng ạ.
 Nhân viên y tế 1: Để phòng chống TC-BP các em phải:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí: ăn đúng giờ theo bữa, đa dạng thực phẩm,
không ăn thức ăn ngọt, béo.
- Tăng cường vận động thể lực: tập thể dục, đi bộ, tham gia các môn thể
thao. Hạn chế ngồi xem tivi, chơi trò chơi điện tử.
- Thói quen sống lành mạnh: ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, uống nhiều nước,
không thức khuya
- Theo dõi cân nặng thường xuyên.
(xì xào)
 Học sinh 1: Từ hôm nay mình phải cố gắng đi ngủ sớm mới được.
 Học sinh 2: Chiều nay chúng ta lên trường chạy bộ đi, vừa thoải mái tinh
thần, vừa tốt cho sức khỏe.

 Nhân viên y tế 2: Ngoài ra, bên chị còn thống kê được một con số đáng báo
động chỉ có 33% học sinh tự đánh giá mình có nguy cơ bị TC-BP. Vậy bạn
nào có thể cho chị biết, làm thế nào để đánh giá một người TC-BP không ?
(giơ tay)
 Học sinh 3: Theo như em biết thì cân nặng sẽ tăng lên rất nhiều, sẽ bị mọi
người xung quanh nói là sao mập thế, béo thế…
 Nhân viên y tế 1: Cảm ơn em, dựa vào hình thể ngoài cũng là một phương
pháp để đánh giá TC- BP. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để
đánh giá sự TC-BP như: Đo lớp mỡ dưới da hoặc loại cân đặc biệt để đo tỷ
lệ phần trăm mỡ trong cơ thể. Nhưng trong đó chỉ số BMI được công nhận
là chuẩn xác nhất.
 Học sinh 4: Vậy BMI là gì thế ạ?
 Nhân viên y tế 2: BMI - chỉ số khối của cơ thể được sử dụng để đo lượng
mỡ có trong cơ thể. Nó được tính theo công thức:

Cân nặng
BMI =
(Chiều cao)2
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị về chỉ số BMI đối với
những người TC - BP như sau:

Phân loại BMI (kg/m2)


Cân nặng thấp (gầy) < 18,5
Bình thường 18,5 – 24,9
Thừa cân ≥ 25
Tiền béo phì 25-29,9
Béo phì độ I 30-34,9
Béo phì độ II 35-39,9
Béo phì độ III ≥ 40

3. Kết thúc
 Nhân viên y tế 1: Vậy là chúng ta đã trao đổi với nhau về những vấn đề của
bệnh TC-BP . Bây giờ hãy cùng làm một vài câu hỏi nho nhỏ để nhận được
những phần quà hấp dẫn mà chị đã chuẩn bị nhé ( chạy câu hỏi)
- Câu hỏi 1: Một người có chỉ số BMI= 30. Hỏi người đó nằm trong nhóm
nào?
A. Bình thường
B. Béo phì độ I ( đáp án)
C. Gầy
D. Thừa cân
 Học sinh 5: Em chọn B ạ.
 Nhân viên y tế 1: Cảm ơn em. Câu trả lời hoàn toàn chính xác.
 Nhân viên y tế 2: Tiếp đến Câu hỏi 2: Liệt kê 1 số hậu quả của bệnh thừa
cân béo phì?
 Học sinh 6: Dạ là bị tiểu đường, gây bệnh về tim mạch, bị xương khớp, ảnh
hưởng sinh sản sau này và dễ bệnh trầm cảm ạ.
 Nhân viên y tế 2: Cảm ơn câu trả lời rất đầy đủ của em, TC- BP sẽ dẫn đến
nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm từ tâm lý đến sức khoẻ thể chất.
 Nhân viên y tế 1: Chúng ta cùng tiếp tục nhé.
- Câu hỏi 3: Trong các thói quen sau, thói quen nào giúp bạn phòng bệnh
TC- BP?
A. Ăn đêm, thức khuya
B. Ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh
C. Tập thể dục thể thao hằng ngày
D. Bỏ bữa sáng.
 Học sinh 7: Câu trả lời của em là C ạ.
 Nhân viên y tế 2: Cảm ơn em, câu trả lời của em rất chính xác. ( Slide
chuyển câu 4). Vậy bạn nào có thể giúp chị trả lời câu hỏi này không?
- Câu hỏi 4: Nguyên nhân nào gây ra TC- BP?
A. Lười vận động.
B. Ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
C. Tâm lý stress
D. Tất cả nguyên nhân trên
 Học sinh 8: Đáp án của em là D ạ
 Nhân viên y tế 1: Cảm ơn em, câu trả lời của em rất chính xác.
Chúng ta cùng đến với câu hỏi cuối cùng nhé
- Câu hỏi 5: Cân nặng của người bình thường có BMI nằm khoảng
nào?
A. 18,5 – 24,9
B. ≥ 40
C. 30-34,9
D. < 18,5
 Học sinh 9: Thưa chị đán án của em là A ạ.
 Nhân viên y tế 1: Câu trả lời hoàn toàn chính xác. Các em học sinh trường
ta rất thông minh và có trí nhớ rất tốt phải không ạ, đã trả lời đúng cả 5 câu
hỏi mà bên chị đã chuẩn bị. Xin cảm ơn sự lắng nghe và tương tác của thầy
cô và các em học sinh.
 Nhân viên y tế 2: Mong rằng các em ngồi đây đã biết được nguyên nhân,
hậu quả, biện pháp phòng tránh bệnh TC- BP, biết được cách đánh giá tình
trạng cân nặng của mình để có thể xây dựng được một cơ thể khoẻ mạnh
hơn trong tương lai. Nếu các em có những thắc mắc về vấn đề TC- BP hãy
liên hệ đến.... Hẹn gặp lại các em vào dịp sớm nhất để có thể trao đổi nhiều
hơn về những vấn đề sức khỏe khác nhé.

You might also like