You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Khoa Dược học


BỘ MÔN DƯỢC LIỆU – DƯỢC CỔ TRUYỀN

BÁO CÁO THỰC TẬP KẾT THÚC MÔN


THỰC VẬT DƯỢC

HÌNH THÁI NGOÀI VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU CÁC BỘ PHẬN CÂY
NGẢI CỨU

NHÓM 5 – TỔ 1 – DƯỢC K11A

Họ tên các thành viên:

Phạm Hoài Thanh Đặng Thị Trang


Nguyễn Thị Phương Thảo Đàm Mạnh Tuấn
Lê Quang Thịnh Nguyễn Khánh Xuân

1
A. Giới thiệu cây

1. Tên gọi khác


Cây thuốc cứu, Ngải diệp, ….

2. Tên khoa học


Artemisia vulgaris L

3. Họ
Asteraceae (Cúc)

4. Mẫu thu hái


Vườn nhà

5. Nguồn gốc
Ngải cứu có nguồn gốc từ vùng ôn đới ấm châu Âu hoặc châu Á. Ở Việt Nam,
cây được trồng từ lâu đời trong nhân dân từ nam đến bắc, thường được trồng
phân tán trong các vườn gia đình, các vườn thuốc

6. Công dụng
 Y học cổ truyền: Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm có tác dụng điều
hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng,
điều hoà kinh nguyệt.
 Y học hiện đại:
- Cao ngải cứu có tác dụng diệt kí sinh trùng
- Tinh dầu trong cây giúp kháng một số vi sinh vật gây hại
- Nước sắc ngải cứu có tác dụng lợi tiểu
- Nhiều bài thuốc liên quan đến cây ngải cứu có tác dụng trong chữa
bệnh

2
B. Cơ quan sinh dưỡng
I. Rễ
1. Hình thái ngoài

 Rễ chùm : Rễ cái và rễ con phát triển như nhau.


 Các miền của rễ
- Chóp rễ: một bộ phận giống như một cái mũ úp lên đầu ngọn rễ (giúp rễ đâm sâu
vào lòng đất).
- Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ (gồm các tế bào có khả năng phân chia
thành các tế bào con, giúp rễ dài được ra.
- Miền lông hút: nằm ngay trên miền sinh trưởng, mang các lông nhỏ (hấp thụ
nước và muối khoáng).
- Miền hoá bần: nằm trên miền lông hút, có các rễ con phân nhánh vì vậy còn
được gọi là miền phân nhánh (giúp phát triển hệ thống rễ)

3
- Cổ rễ: nằm trên miền hoá bần, là đoạn nối rễ với thân.

2. Giải phẫu

 Sơ đồ tổng quát:

 Mô tả:
- Ngoại bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào có màng ngoài hóa bần. Không có
lông hút bên ngoài. Bắt màu xanh.
- Mô mềm vỏ: Gồm các tế bào hình đa giác bắt màu hồng tương đối đều
nhau, giữa các tế bào có các khoảng gian bào. Một vài khoảng trắng lớn
trên mô mềm là mô khuyết

4
- Nội bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào, trên vách xuyên tâm có khung đai hóa
bần (đai Caspari).
- Libe cấp 1: nằm
sát ngay dưới
lớp trụ bì, gồm
những tế bào
nhỏ bắt màu đỏ.
- Gỗ cấp 2: chiếm
tâm, bắt màu
xanh
II. Thân
1. Hình thái ngoài

5
 Cây thân thảo, sống lâu năm,
có cấu tạo thứ cấp.
 Cao 50-60cm, màu xanh.
 Các phần của thân
- Thân chính: thẳng,
có rãnh dọc và lông
mịn. Cây có cách phân
nhánh đơn trục.
- Chồi: chồi bên mọc ở các
kẽ lá, về sau phát triển
thành cành. Chồi
ngọn ở đầu ngọn cây.
- Mấu: nơi mọc ra lá và
chồi.
- Gióng: giữa 2 mấu liên
tiếp gọi là gióng.
- Cành: mọc ra từ các chồi bên, có đủ bộ phận nhưng nhỏ hơn và hướng
mọc nghiêng.

2. Giải phẫu

 Sơ đồ tổng quát:

6
 Biểu bì: gồm 1 hàng tế bào nhỏ hình trứng
mang lông che chở.
 Mô dày: nhiều lớp tế bào bắt màu hồng
đậm, tập trung nhiều ở các chỗ lồi.
 Mô mềm vỏ: các tế bào thành mỏng xen
kẽ giữa các đám mô dày bắt màu hồng nhạt
hơn.
 Mô mềm ruột: gồm những tế bào thành mỏng, các tế bào phía ngoài hình tròn
hay đa giác, ở giữa bị kéo dài ra phần trung tâm các tế bào tròn và to hơn.
 Mô cứng: từng đám hình thoi (2 đầu nhỏ, ở giữa phình to) nằm úp lên phần libe
của bó libe-gỗ.
 Tầng phát sinh libe-gỗ và libe tạo thành vòng.
 Gỗ và đám mô cứng phía ngoài libe tạo thành bó tròn, tập trung nhiều ở chỗ lồi.
III. Lá
1. Hình thái noài

7
-Lá mọc cách, có nhiều dạng: lá trên ngọn nguyên, hình mác; lá phía dưới xẻ 1 hoặc 2
lần hình lông chim, phiến lá rộng xẻ 5 thùy.
-Mặt trên lá nhẵn, màu lục sẫm, mặt dưới màu xanh nhạt do có nhiều lông trắng mịn.

2. Cấu tạo giải phẫu:

 Sơ đồ tổng
quát

8
-Phần gân lá: Gân chính lồi lõm ở cả 2 phía trên và dưới. Biểu bì trên và biểu bì dưới
gồm một hàng tế bào hình trứng và đều mang lông che chở đa bào. Sát lớp biểu bì là
đám mô dày gồm 2 hàng đến 3 hàng tế bào cỏ thành dày ở góc. Mô mềm gồm các tế
bào hình gần tròn hoặc hình nhiều cạnh, thành mỏng, tương đối đều. Có 3 đến 5 bó
libe-gỗ rời nhau xếp thành hình cung cân đối: bó ở giữa to nhất, các bó hai bên nhỏ dần
(cấu tạo libe-gỗ chồng kép). Libe gồm những tế bào nhỏ hình đa giác xếp bao lấy gỗ,
các mạch gỗ xếp thành hàng tương đối đều đặn.
-Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào có kích thước lớn
hơn tế bào ở phần gân lá, mang lông che chở đa bào. Biểu bì dưới mang lỗ khí nhô hẳn
ra ngoài biểu bì. Dưới lớp biểu bì trên có mô giậu gồm một hàng tế bào hình chữ nhật,
xếp vuông góc với biểu bì, kế đến là mô khuyết.

9
C. HOA
I. Hoa phong lan
1. Xác định cụm hoa và vẽ sơ đồ cụm hoa
- Cụm hoa : Chùm
2. Vẽ hoa nguyên vẹn

3. Mổ xẻ hoa
- Mô tả:

+ Là hoa mẫu 3.
+ Tiền khai hoa van.
+ Cánh hoa không đều, rời.
+ Có 6 cánh hoa xếp thành hai vòng: 3 cánh ngoài và 3 cánh trong.
+ Nắp bao phấn ở bên ngoài, 2 nhị màu vàng ở bên trong.
+ Trụ nhị - nhụy liền với nhau có nắp bảo vệ 2 bao phấn. Vòi nhụy tròn giữa có chất
nhầy.
+ Bầu nhụy dưới gồm 3 lá noãn liền và đính vào vách .

4. Hoa thức

10
5. Vẽ hoa đồ

6. Các đặc điểm khác của hoa : không có


II. Hoa ly
1. Xác định cụm hoa và vẽ sơ đồ cụm hoa
- Cụm hoa : Chùm
2. Vẽ hoa nguyên vẹn

11
3. Mổ xẻ hoa
- Mô tả:

+ Tiền khai hoa van


+ Có 3 lá đài, đều, rời, màu cam
+ Có 3 lá tràng, đều, rời, màu cam
+ Bộ nhị có 6 nhị rời xếp đều thành 2 vòng, mỗi vòng 3 nhụy. Mỗi nhị có 2 bao phấn
đính lưng mỗi bao phấn có 2 ô.
+ Bầu nhụy trên, dài tận cùng, núm nhụy chia thành 3 thùy nhỏ, gồm 3 lá noãn hợp
thành bầu trên có 3 ô, mỗi ô có 2 dãy noãn và đính noãn trung trực.

4. Hoa thức

5. Vẽ hoa đồ

6. Đặc điểm khác của hoa thuộc lớp hành, lá mềm bóng, hoa thơm. Thân màu
xanh, tiết diện tròn.
D. Quả
1. Quả cam
-Mô tả cam:
+Quả đơn, quả mọng loại cam .
+Đính noãn trung trụ.
+Vỏ quả ngoài (1): màu xanh/cam, xù xì, chứa các túi tiết tinh dầu.
+Vỏ quả giữa (2): sát vỏ ngoài, xốp, trắng.
+Vỏ quả trong (3): mỏng, dai, màu trắng, tạo màng phân chia thành các múi.
12
2.Quả mận
-Mô tả:
+Quả hạch 1 hạt
+Vỏ quả ngoài: màu xanh, mỏng.
+Vỏ quả giữa: sát vỏ ngoài, màu xanh nhạt.
+Vỏ quả trong: màu trắng bao lấy hạt.

13
14

You might also like