You are on page 1of 8

Đường trung trực của một đoạn thẳng

Câu 1: Điền vào chỗ trống sau: “Điểm … hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường
trung trực của đoạn thẳng đó”

• A. Thuộc;
• B. Nằm trên;
• C. Cách đều;
• D. Nằm trong.

Câu 2: Cho hình vẽ, biết AC = 8 cm và chu vi ∆ABC bằng 22 cm.

Độ dài cạnh BC là

• A. 4 cm;
• B. 6 cm;
• C. 8 cm;
• D. 10 cm.

Câu 3: Cho tam giác ΔMNP cân tại M, có 𝑁𝑀𝑃ˆ=30°, đường trung trực của MN tại trung điểm
K của MN cắt NP tại Q. Tính số đo góc 𝑃𝑀𝑄ˆ

• A. 45°;
• B. 30°;
• C. 50°;
• D. 60°.

Câu 4: Cho tam giác ABC có AH là đường trung trực của BC và H nằm trên đoạn thẳng BC.
Tính số đo góc ABC biết số đo góc 𝐻𝐴𝐶ˆ = 40°.
• A. 60°; B. 30°; C. 40°; D. 50°.
Câu 5: Hình vẽ bên dưới được tạo bởi một đường trung trực qua một đoạn thẳng. Độ dài cạnh
AC là:

• A. AC = 6 cm
• B. AC = 4 cm
• C. AC = 8 cm
• D. AC = 5 cm

Câu 6: Cho tam giác ABC vuông tại A và D là trung điểm của AB. Từ D kẻ đường thẳng
vuông góc với AB cắt BC tại E.Cho AB = 6 cm, AC = 8 cm, DE = 4cm. Diện tích hình thang
DECA là:

• A. 18 cm2
• B. 30 cm2
• C. 16 cm2
• D. 20 cm2

Câu 7: Cho tam giác ABC có AH là đường trung trực của đoạn thẳng BC và H nằm trên đoạn
thẳng BC. Cho góc 𝐵𝐴𝐶ˆ=70°. Tính số đo góc ABC

• A. 60°;
• B. 55°;
• C. 40°;
• D. 50°.
Câu 8: Cho ∆ABC có đường trung trực AH với H thuộc đoạn thẳng BC, cho AH = 5 cm, BC =
8 cm. Diện tích tam giác AHC bằng:

• A. 30 cm2;
• B. 10 cm2;
• C. 15 cm2;
• D. 9 cm2.

Câu 9: Cho các hình vẽ sau:

Hình vẽ nào minh họa đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB?

• A. Hình 1;
• B. Hình 2;
• C. Hình 3;
• D. Hình 4.
Câu 10: Cho hình vẽ
Tổng số đường trung trực có trong hình vẽ là

• A. 2;
• B. 3;
• C. 4;
• D. 5.

Câu 11: Quan sát hình bên dưới, cho biết MH là đường trung trực của đoạn thẳng NP, cho MN
= 15. Vậy x có giá trị là:

• A. 6;
• B. 15;
• C. 5;
• D. 10.

Câu 12: Cho tam giác ∆ABC có đường cao AH và H là trung điểm của BC. Cho 𝐴𝐵𝐶ˆ=45°.
Vậy tam giác ∆ABC là:

• A.Tam giác vuông;


• B. Tam giác vuông cân;
• C.Tam giác thường;
• D.Tam giác cân.
Câu 13: Cho tam giác ABC vuông tại A và D là trung điểm của AB. Từ D kẻ đường thẳng
vuông góc với AB cắt BC tại E.Tính số đo góc EAC biết số đo góc 𝐴𝐵𝐶ˆ = 30°.
• A. 60°;
• B. 90°;
• C. 45°;
• D. 30°.

Câu 14: Cho tam giác ∆HAB cân tại H và I là trung điểm của AB(như hình bên dưới). Góc
HIB có số đo là:

• A. 45°;
• B. 90°;
• C.180°;
• D.30°.

Câu 15: Quan sát hình bên dưới, cho biết H là trung điểm của NP, MH vuông góc với NP tại H
và MN = 5 cm. Độ dài của đoạn thẳng MP là:

• A. 10 cm;
• B. 20 cm;
• C. 5 cm;
• D. 4 cm;

Câu 16: Cho tam giác ABC vuông tại A có 𝐴𝐵𝐶ˆ = 60°, H là trung điểm của BC. Từ H kẻ
đường vuông góc với BC cắt AC tại K. Tính 𝐾𝐵𝐻ˆ

• A. 30°;
• B. 45°;
• C. 60°;
• D. 90°.
Câu 17: Cho tam giác ∆ABC có đường cao AH và H là trung điểm của BC. Vậy tam giác ABC
là:

• A.Tam giác vuông;


• B. Tam giác vuông cân;
• C.Tam giác thường;
• D.Tam giác cân.
Câu 18: Cho hình vẽ

Số điểm nằm trên đường trung trực của BC là

• A. 0;
• B. 1;
• C. 2;
• D. 3.

Câu 19: Cho hình vẽ

Độ dài cạnh AB là

• A. 3 cm;
• B. 5 cm;
• C. 6 cm;
• D. 12 cm.

Câu 20: Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó
được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.

• A. Trung trực;
• B. Trung điểm;
• C. Trọng tâm;
• D. Giao điểm.
Câu 1: Cho ∆DEF cân tại D. Lấy điểm K nằm trong ∆DEF sao cho KE = KF. Kẻ KP vuông
góc với DE (P ∈ DE), KQ vuông góc DF (Q ∈ DF). Điểm K thuộc đường trung trực của đoạn
thẳng:
• A. PQ;
• B. PE;
• C. QF;
• D. DP.
Câu 2: Cho điểm D nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Khẳng định đúng là
• A. DA > DB;
• B. DA = DB;
• C. DA < DB;
• D. DA ≥ DB.
Câu 3: Khẳng định nào dưới đây đúng nhất?
• A. Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng là trung điểm của đoạn thẳng đó;
• B. Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường thẳng đi qua trung điểm
của đoạn thẳng đó;
• C. Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường thẳng vuông góc với đoạn
thẳng đó;
• D. Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng
đó.
Câu 4: Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB nếu:
• A. xy đi qua trung điểm của AB;
• B. xy vuông góc với AB;
• C. xy vuông góc với AB tại trung điểm của AB;
• D. xy cắt AB.
Câu 5: Cho đoạn thẳng AB = 5 cm. Vẽ đường tròn tâm A, bán kính 4 cm và đường tròn tâm B,
bán kính 3 cm. Hai đường tròn này cắt nhau tại D và E. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
• A. A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng DE;
• B. B thuộc đường trung trực của đoạn thẳng DE;
• C. AB là đường trung trực của đoạn thẳng DE;
• D. AB không là đường trung trực của đoạn thẳng DE.
Câu 6: Cho đường thẳng d cắt đoạn thẳng AB tại một điểm khác trung điểm của AB. Xác định
vị trí điểm M trên đường thẳng d sao cho M cách đều hai điểm A, B.
• A. M là điểm bất kì trên đường thẳng d;
• B. M là giao điểm của đường thẳng d với đường trung trực của đoạn thẳng AB;
• C. M là giao điểm của d và AB;
• D. Không có điểm M thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 7: Cho đoạn thẳng AB. Lấy hai điểm M, N nằm về hai phía khác nhau so với đoạn thẳng
AB sao cho MA = MB; NA = NB. Khẳng định đúng là
• A. MN vuông góc với AB;
• B. MN đi qua trung điểm của AB;
• C. Cả A và B đều đúng;
• D. Cả A và B đều sai.
Câu 8: Cho hai điểm A, B nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng CD. Gọi M là trung điểm
CD. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
• A. ∆ABC = ∆ABD;
• B. ∆BCM = ∆BDM;
• C. ∆AMC = ∆AMD;
• D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Cho ∆ABC nhọn có AB < AC. Xác định điểm D trên cạnh AC sao cho DA + DB = AC.
• A. D là giao điểm của AC với đường trung trực của đoạn thẳng BC;
• B. D trùng A;
• C. D là điểm bất kỳ trên đường thẳng AC;
• D. D là điểm bất kỳ trên đoạn thẳng AC.
Câu 10: Cho 𝑥𝑂𝑦ˆ(0°<𝑥𝑂𝑦ˆ<90°), Ot là tia phân giác của ˆxOyxOy^ và H là một điểm bất kì
thuộc tia Ot. Qua H, lần lượt vẽ đường thẳng vuông góc với Ox tại A, cắt Oy tại C và đường
thằng vuông góc với Oy tại B, cắt Ox tại D. Hỏi OH là đường trung trực của đoạn thẳng:
• A. BD;
• B. AB;
• C. CD;
• D. Đáp án B, C đúng.
Câu 11: Cho điểm M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB sao cho góc MAB bằng 60°.
Khẳng định đúng là
• A. Tam giác MAB là tam giác cân tại M;
• B. Tam giác MAB đều;
• C. Tam giác MAB là tam giác vuông cân;
• D. Tam giác MAB là tam giác tù.
Câu 12: Cho ∆MNP vuông tại M có 𝑃ˆ =30°. Trên tia đối của tia MP, lấy điểm Q sao cho MQ
= MP. Tính số đo 𝑄𝑁𝑃ˆ.
• A. 30°;
• B. 120°;
• C. 60°;
• D. 180°.

You might also like