You are on page 1of 76

Béo Phì

GS.TS. Nguyễn Hải Thủy


1.Định nghĩa
 Béo phì là tình trạng tăng trọng do tăng khối
lượng mỡ.
 Định nghĩa này sẽ loại trừ các trường hợp
 - Tăng cân không do tăng lượng mỡ (ứ nước
hoặc cơ bắp phát triển).
 - Các loại loạn dưỡng mỡ (nhiễm mỡ do
thượng thận kiểu Launois-Bensaude
 HC Barraquer- Simmons: ở nữ, đọng mỡ
phần trên cơ thê,không kèm các biểu hiện
loạn dưỡng mỡ toàn thân).
• ĐN 1. Béo phì được định nghĩa bằng sự quá tải lượng
mỡ cơ thể, đặc biệt liên quan đến chuyển hóa năng
lượng, kéo theo hậu quả xấu cho sức khỏe (WHO).
Giá trị bình thường của khối mỡ:
 Nữ: 20 - 25 %
 Nam: 10 - 15 %

Giá trị định nghĩa trong béo phì:


 Nữ > 25 %.
 Nam > 15 %
• ĐN 2. Gọi là béo phì khi tăng trên 25% trọng
lượng cơ thể và được đánh giá dựa vào kích
thước và giới.

• ĐN 3. Béo phì được định nghĩa bằng BMI 30.


Từ giá trị này, người ta xem như là sự tích
mỡ quá nhiều, bởi vì nó kéo theo một sự gia
tăng có ý nghĩa về bệnh suất và tử suất.
BMI = Trọng lượng( kg)/Cao (m)².
2. DỊCH TỂ
• Béo phì càng ngày càng gia tăng nhất là ở các
nước phát triển kinh tế trên thế giới
• Tần suất béo phì thay đổi tuz theo tuổi, giới
tính và địa dư, chủng tộc, tình trạng kinh tế
xã hội:
Tuổi: 2% lúc 6-7 tuổi, 7% tuổi dậy thì, và cao
nhất ở tuổi >50 (Âu Mỹ).
Giới: nữ gặp nhiều hơn nam (25% so 18%).
• Địa dư: miền Đông nước Pháp là 33%, miền Tây
17%.

• Chủng tộc:
Tại Nam Phi béo phì ở các tỉnh phía Nam > phía
Bắc.
Trong thập kỷ qua, tỉ lệ béo phì của toàn nước
Mỹ từ 25- 33%, tăng 1/3.
Nước Mỹ có tỉ lệ béo phì cao nhất thế giới:
Lứa tuổi thanh niên: béo phì tăng 5% vào
năm 1966-1970 và tăng 14% vào năm 1999.
Có >1.1 tỉ thanh niên bị thừa cân, trong đó
có 322 triệu bị béo phì
10% trẻ em bị thừa cân hay béo phì
17.6 triệu trẻ em <5 tuổi được đánh giá
thừa cân
Tần suất béo phì gia tăng từ 10-40% ở các nước
châu Âu trong 10 năm qua.
Tại Britain có tỉ lệ béo phì cao nhất tây Âu : 50%
dân số Anh Quốc là thừa cân (BMI  25.0) , 20%
là béo phì (BMI  30.0 kg/m2).
5% béo phì ở TQ, Nhật,
Phụ nữ da đen tuổi từ 45-55 có tỉ lệ béo phì gấp
2 lần so nữ da trắng cùng tuổi.
• Điều kiện kinh, xã hội có liên quan đến chế độ
dinh dưỡng, phong cách sống:
Tại tp HCM, do mức sống ngày càng cao, nên số
béo phì trẻ em cũng như người lớn gia tăng.
Hà Nội: 18.3%
Huế: TP. Phú Hoà 41.05%, hs tiểu học: 2.2%
• Những người lớn béo phì có khoảng 50-100%
nguy cơ chết sớm so người có BMI = 20-25
3.NGUYÊN NHÂN
 Cung cấp calo cao hơn nhu cầu của cơ thể
 Sử dụng năng lượng khác nhau giữa người
này với người kia, người ăn nhiều, lượng calo
vào cơ thể nhiều nhưng không làm tăng cân.
 Lý do sự sử dụng calo khác nhau vẫn chưa rõ
 Có thể liên quan yếu tố bẩm tính gia đình đối
với béo phì.
 Cần phân biệt 2 thể:
 - BP tuổi trưởng thành: (thể phì đại):
 Số lượng TB mỡ không tăng
 Béo phì ở đây do tăng tích tụ mỡ trong TB.
 Điều trị bằng giảm glucid

 - BP thiếu niên (thể tăng sinh- phì đại):


 Vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng TB mỡ
 Thể béo phì này khó điều trị hơn.
 Ăn nhiều:
 ăn một lượng thức ăn nhiều hơn nhu cầu của
các cơ quan.
 Bình thường cảm giác no làm hạn chế số
lượng thức ăn ăn vào.
 Người ăn quá mức do nhiều nguyên nhân:
 Thói quen của gia đình, nhiều thành viên trong
cùng gia đình béo phì mà không liên hệ đến
yếu tố di truyền.
 Sự chủ quan cho rằng đã có người ăn nhiều
nhưng không béo phì.
 Ít hoạt động thể lực nhưng không ăn ít lại khi
không hoạt động, người có tuổi hoặc cuộc
sống tĩnh tại.
 Nguyên nhân nội tiết: hiếm
 Hội chứng Cushing
 Thương tổn vùng dưới đồi.
 U tiết insulin (hiếm)
 Suy giáp (phù niêm)
3.CÁC DẠNG BÉO PHÌ
 1. Béo phì dạng nam
 Mỡ phân bố nhiều ở phần trên cơ thê như
bụng, thân, vai, cánh tay, cổ, mặt.
 Dạng béo phì này thường xảy ra ở người ăn
nhiều.
 Tương quan giữa BP dạng nam với sự phân
bố mỡ trong phủ tạng.
 Gián tiếp bằng cách đo VE, tỷ VE/VM.
 Đánh giá lớp mỡ :chụp cắt lớp tỷ trọng, hoặc
chụp băng kỷ thuật cộng hưởng từ (MRI).
 2. Béo phì dạng nữ
 Mỡ phân bố chủ yếu ở phần dưới của cơ thể
(khung chậu, vùng thắt lưng, mông, đùi).
 Cơ ít phát triển
 Thường bị suy nhược
 Thường kèm suy tĩnh mạch
 Rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
 Tiêu chuẩn đánh giá khi các số đo (VB.
VB/VM) thấp hơn giới hạn nêu trên.
 3. Béo phì hỗn hợp
 Mỡ phân bố khá đồng đều.
 Các trường hợp quá béo phì thường là béo
phì hỗn hợp.
4.Phương pháp đánh giá
Tăng trọng và Béo phì
1.Chỉ số khối cơ thể : Chỉ số Quetelet
BMI= Trọng lượng(kg)/cao(m)2
Tiêu chuẩn đánh giá béo phì theoTCYTTG
Tiêu chuẩn đánh giá béo phì
của WHO theo BMI

Loại BMI
Gầy <18,5
Bình thường 18,5 - 24,9

+ Thừa cân 25 - 29,9


+ Béo phì độ I 30,0 - 34,9
+ Béo phì độ II 35,0 - 39.9
+ Béo phì độ III  40
Tiêu chuẩn đánh giá béo phì tại các nước ASEAN
giống với tiêu chuẩn người Châu Á trưởng thành:

Loại BMI
Gầy <18,5
Bình thường 18,5 - 22,9
Thừa cân 23 - 27,5
Béo phì > 27,5
 2. Trọng lượng lý tưởng:
 Công thức của Lorentz
 TLLT = Cao (cm) - 100- [ cao(cm)-150]/n
 Nam: 4 và nữ:2
 3. Chỉ số thể lực (Indice de Corpulence)
 IC = [P hiện tại/P lý tưởng] X 100

 IC gầy : dưới 90
 IC bình thường : 90-110
 IC mập : 110-120
 IC> 120: béo phì
 Vòng eo (VE) đo ngang qua rốn hoặc ngang
qua trung điểm xương sườn cuối cùng và
mào chậu (đối với người quá béo phì).
 Vòng mông (VM) đo ngang qua 2 mấu
chuyển lớn khi đứng thẳng, 2 chân cách
nhau 10cm.
 Tiêu chuẩn đánh giá béo phì dạng nam.
 VE nam ≥ 90 cm
 VE nữ ≥ 80 cm
 VE/VM > 0,90 đối với nam
 VE/VM > 0,85 đối với nữ
 Theo quan điềm của Hoa kỳ:
 Tỷ lệ VB/VM gia tăng có giá trị điều tra dịch
tể học nhưng không hữu ích bằng bản thân
vòng bụng.
Lớp mỡ dưới da bụng
N.H.Thuỷ , H.T. Bảo Long ( 2004-2005)
Đo lớp mỡ dưới da
Đề xuất mốc cơ thể học đo vòng eo

35 30,1 31,07
30
25
Tè lãû %

20
15 11,65
8,74 8,74
10
4,85
2,91 1,94
5
0
Vë trê 1 Vë trê 2 Vë trê 3 Vë trê 4 Vë trê 5 Vë trê 6 Vë trê 7 Vë trê 8
 5. Các phương pháp khác:
 + Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual
energy X-ray absorptiometry)
 phương pháp tốt nhất để đánh giá lượng mỡ
toàn cơ thể.
6. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CTscan,
để đánh giá mỡ từng vùng
5.Biến chứng
 1.Tim mạch
 Béo phì làm tăng gánh tim, tăng tỷ lệ đột tử
do lọan nhịp,
 XVĐM: giảm HDL.C, tăng LDL.C, LDLsd.
 THA ( do tăng insulin máu và đề kháng
insulin làm tăng hấp thu Natri ở ống thận và
tăng tiết catechoplamine làm tăng co mạch.
 Bệnh TM nguyên nhân tử vong chủ yếu 65-
75% ở ĐTĐ
 Hiện nay gia tăng nguy cơ bệnh TM dự đoán về chẩn
đoán ĐTĐ type 2 trong suốt nhiều năm.
 Một cách khác, đồng hồ bắt đầu tích tắc nhiều năm
trước khi khởi đầu ĐTĐ lâm sàng.
 Giả thuyết đồng hồ tích tắc căn cứ 8 năm của San
Antonio Heart Study.
 BN không tăng G máu nhưng tiếp tục phát triển thành
ĐTĐ type 2 đã thực sự có tăng TC , LDL-C, TG, BMI và
tăng HA phối hợp với HDL-C thấp hơn, so sánh với
những người không bị ĐTĐ type 2.
 BN phát triển thành ĐTĐ type 2 có nhiều YTNC tim
mạch trước khi xuất hiện ĐTĐ.

 2. Tiền ĐTĐ và Đái tháo đường type 2
 ĐTĐ typ 2 hầu như ít xảy ra BMI < 22.
 Người da đỏ Pima tỷ lệ ĐTĐ gia tăng có tính chất
gia đình, khi cả cha và mẹ bị ĐTĐ thì 100% con
cái bị ĐTĐ nếu chúng bị béo phì.
 Nếu cha mẹ không bị béo phì chỉ có < 20% con
cái béo phì bị ĐTĐ.
 Người trên 45 tuổi có BMI trên 25 cần phải sàng
lọc tiền ĐTĐ type 2
 Dưới 45 tuổi nhưng BMI trên 25 có nhiều yếu tố
nguy cơ kèm cần sàng lọc tiền ĐTĐ type 2.
 3. Rối loạn chức năng hô hấp
 Người hơi béo nếu không có kèm bệnh phổi có sẵn
sẽ ảnh hưởng lên CN hô hấp rất ít.
 Ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở người quá béo,
gây hậu quả nghiêm trọngdo tắt nghẽn có thể do
tích tụ mỡ ở vùng hầu, khí quản, gây thiếu O2, tăng
CO2, nếu không điều trị, (Millman và cs 1995, Young
và cs 1993).
 Diễn tiến nặng có thể dẫn đến suy tim phải bao gồm
tăng áp ĐM phổi, HC Pickwickian.
 Thở áp lực dương liên tục lúc ngủ có thể ngăn ngừa
tai biến này.
 Giảm trọng sẽ cải thiện hậu quả xấu nêu trên.
 4. Rối loạn hệ thống cơ-khớp
 Béo phì làm gia tăng nguy cơ đau lưng nhất là phụ
nữ (Deyo và Bass 1989, Han và cs 1997, Garzillo
1994).
 Đau lưng làm giảm hoạt động thể lực và làm gia
tăng béo phì.
 Béo phì làm dễ viêm xương khớp do chấn thương
thêm vào (Carman và cs 1994) tuy nhiên bệnh cũng
có thể gặp ở người không béo.
 Tỷ lệ bệnh gout tăng có thể do độ thanh thải urate
kém và tăng sản xuất ceton từ chuyển hoá mỡ có
thể làm tăng urate qua nhiều nghiên cứu tại Nhật
(Hosoya và cs, 1998)..
Gout
 5. Ung thư
 Hiệp Hội K Mỹ nghiên cứu hồi cứu 750.000 đối tượng,
nguy cơ K của người béo phì (trên 140% trọng lượng lý
tưởng) là 1,33 (nam) và 1,55(nữ (Lew và Garfinkel 1979).
 Tỷ lệ mới mắc (incidence) của K nội mạc tử cung và K vú
sau mãn kinh ở nữ, K tiền liệt tuyến ở nam, K đại, trực
tràng ở cả 2 giới có tương quan với mức độ béo phì
(Shike 1966).
 Béo phì phủ tạng (VB/VM tăng) làm tăng tỷ lệ K vú sau
mãn kinh độc lập với mức độ béo phì theo BMI.
 Sự gia tăng K nội mạc tử cung, K vú ở nữ do tăng tiết
estrogen.
 Vùng Châu Á Thái Bình Dương có sự tương quan yếu
giữa béo phì và K.
 6. Bệnh tiêu hoá
 Bệnh túi mật tăng với béo phì và tuổi tác, có
thể do tăng tiết cholesterol mật (Stampfer và
cs 1992).
 Cholesterol được tổng hợp mỗi ngày tăng
khoảng 20mg/kg mô mỡ, do đó nếu tăng
thêm 10kg mô mỡ, mỗi ngày sẽ sản xuất một
lương cholesterol của một quả trứng.
 Các rối loạn của các yếu tố làm tổ (nidation
factor) ở trong mật cùng sự thay đổi mức
acid mật và các phospholipid có thể thúc đẩy
thành lập sỏi cholesterol.
 7. Hệ thống da
 Da người béo phì dễ bị chứng gai đen
(ancathosis nigrican) biểu hiện bằng xạm da
ở nếp gấp da cổ, khuỷu tay, phía lưng các kẻ
ngón tay.
 Gai đen có thể đi liền với đề kháng insulin và
ĐTĐ typ 2. Da sưng, bở ở người béo phì, dễ
nhiễm nấm, men ở da.
 Ở người béo phì còn có tình trạng ứ trệ tĩnh
mạch.
Gai đen
 8. Hệ thống các tuyến nội tiết
 Mô mỡ là một cơ quan nội tiết,
 Các yếu tố này gồm: Leptin, các cytokine khác,
adiponectin, các thành phần của bổ thể, chất ức chế
hoạt hoá plasminogen -1 (PAI-1= plasminogen
activator inhibitor-1), các protein của hệ renin -
angiotensin và resistin. Mô mỡ cũng là nơi chuyển
hoá chủ yếu các steroid sinh dục và glucocorticoid.
 Đề kháng insulin làm tăng insulin máu có liên hệ
trực tiếp với béo phì.
 GH giảm nhưng insulin like factor I bình thường, cho
thấy tác dụng kiểu GH không thiếu.
 Testosteron giảm ở nam giới, tuy nhiên testosteron
tự do chỉ giảm với người quá béo.
 Béo phì gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hoặc
không rụng trứng, mãn kinh sớm.
 Sự phân bố mỡ có thể ảnh hưởng lên chuyển hoá
steroid ở nữ giới.
 Ở nữ với béo phì dạng nam làm tăng tiết androgen
như testosteron, với béo phì dạng nữ làm tăng
estrone.
 T3 tăng ở người ăn nhiều, T3 giảm ở người nhịn
đói, T3 cũng tăng do ăn nhiều carbohydrat và
ngược lại.
 T4 không bị ảnh hưởng bởi ăn uống.
 Béo phì dễ nhầm với hội chứng Cushing (phân biệt
bằng định lượng cortisol máu sáng, tối).
 9. Tâm thần kinh
 Các nước phương tây béo phì ở phụ nữ và
trẻ em thường liên quan đến các biểu hiện
tâm thần kinh (Stafieri 1067, Gortmaker và
cs.1993)
 10. Hậu quả béo phì và HCCH ở trẻ em và tuổi vị
thành niên.
 Trẻ em và người vị thành niên bị béo phì và HCCH
có nguy cơ xuất hiện các bệnh rói loạn chuyển hoá
trẻ như tiền ĐTĐ type 2, gan nhiểm mỡ, tăng huyết
áp, rối lạn lipid máu, rối loạn tiêu hoá , khó thở khi
ngũ và hội chứng buồng trưng đa nang.
 Nguy cơ các bệnh tim mạch nhất là mạch vành gia
tăng kèm calci hoá mạch vành trẻ hoá (Mahoney và
cs 1966)
 11. Tử vong:
 Béo phì đã gây nên 300.000 người chết
/năm.
 Mối tương quan giữa sự gia tăng quá mức tử
suất với béo phì được biểu diễn bằng một
đường cong hình chữ J.
 Khi cân nặng gia tăng thì tử suất cũng gia
tăng, hầu hết góp phần vào gia tăng số
người chết do bệnh TM, đái tháo đường,
THA và K
 Mối tương quan này xuất hiện ở nam và ở
nữ cũng như ở các chủng tộc.
6.Điều trị béo phì
I. Điều trị bằng PP thay đổi lối sống
 Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF) can thiệp đầu tiên HCCH
là thay đổi lối sống với một số biện pháp không sử dụng
thuốc bao gồm
 + Giảm cân nặng
 + Hạn chế rượu bia
 + Gia tăng hoạt động thể lực bằng luyên tập thể dục
 + Giảm sử dụng lượng muối
 + Duy trì tiết thực đầy đủ chất calcium, potassium và
magnesium
 + Ngưng thuốc lá và giảm lượng mỡ bảo hòa và
cholesterol.
Can thiệp thay đổi lối sống vào
sự tăng cân và béo phì
 Nurses Health Study nghiên cứu về sự tăng cân
(trên 10 kg) của các đối tượng trên 18 tuổi ghi
nhận liên quan với tử vong do nhiều nguyên nhân
khác nhau (Masson và cs 1995).
 NHANES III gần 30% thanh niên có thừa cân
thường liên quan với HCCH (Cook và cs 2003).
 Tử thiết bệnh nhân nam giới ghi nhận có sự liên hệ
giữa béo phì với XVĐM vành (McGrill và cs 2002).
 Có ba loại tiết thực thường sử dụng bao gồm
 (1) Tiết thực với lượng carbohydrate thấp,
 (2) Tiết thực với lượng chất béo rất thấp và
 (3) Thiết thực giảm chất béo.
 Một năm thử nghiệm so sánh tiết thực giảm năng
lượng, nhiều carbohydrate và giảm chất béo với tiết
thực carbohydrate thấp, nhiều protein và nhiều chất
béo (Atkins).
 -Kết quả không khác biệt về giảm cân giữa các nhóm.
 -Tiết thực loại Atkins cải thiện một vài yếu tố nguy cơ
như gia tăng nồng độ HDL.C và giảm TG.
 -Cả hai nhóm tiết thực đều giảm HATTr và tăng đáp
ứng insulin sau NPDN glucose (Foster và cs. 2003).
 Người béo phì với tần suất cao HCCH và/hoặc
ĐTĐ type 2, kết quả giảm cân nhiều với chế độ
tiết thực có lượng carbohydrate thấp so sánh
với nhóm tiết thực chất béo thấp trong thời gian
6 tháng.
 Ngoài ra có sự cải thiện nồng độ TG và tăng độ
nhạy insulin (Samaha và cs ,2003).
 Khi sử dụng nhiều protein và calcium có tiềm
năng tổn thương chức năng thận và sử dụng
liều cao chất mỡ bảo hoà được biết từ lâu là
nguy cơ tiền XVĐM (Bonow và Eckel,2003).
 Thử nghiệm về chế độ tiết thực chất béo rất thấp
trong nghiên cứu Lifestyle Heart Trial (Ornish và cs
1990) can thiệp lối sống đặc biệt trong đó dưới 10%
chất béo, thức ăn rau quả, ngưng thuốc lá, hướng
dẫn điều trị về stress và tập thể dục vừa phải
(chương trình Ornish) so sánh với bước 1 của ADA ở
những cá nhân có nguy cơ cao về bệnh mạch vành.
 Nhóm Ornish giảm 10 kg và cho thấy cải thiện các
thông số khi chụp mạch vành sau 1 năm.
 Lợi ích của nghiên cứu Ornish cũng đã được khẳng
định qua nhiều nghiên cứu ở bn có BMV tại nghiên
cứu đa trung tâm (Koertge và cs,2003)
 Tác dụng của tiết thực thay đổi lượng chất béo cũng
được nghiên cứu trong STARS (St Thomas
Atherosclerosis Regression Study) bao gồm sử
dụng 27% lượng mở toàn phần và 8% mỡ bảo hoà
ở nam bn có thừa cân kết quả giảm LDL.C và cải
thiện các thông số mạch vành.
 Nghiên cứu STRRIDE (Studies of Targeted Risk
Reduction Interventions through Defined Exercise
trial) về gia tăng hoạt động thể lực nhằm duy trì cân
nặng ghi nhận có một sự tương quan giữa hoạt
động thể lực và giảm cân và khối lượng mỡ.
 Tác giả khuyến khích dạng đi bộ nhanh (brisk
walking) hoặc tập thể dục dưới dạng thể loại tương
đương trong 30 phút/ngày hoặc dưới dạng chạy bộ
(jogging) trong 20 phút mổi ngày.
 Mặc dù thay đổi về béo phì một cách hoàn toàn
thường khó đạt được và cần duy trì về lâu dài.
 Tuy nhiên khi áp dụng cũng có được một số lợi ích
khác:
 + Giảm rối loạn lipid, giảm nguy cơ tim mạch.
 + Hồi phục một phần sự phì đại thất trái, có thể xảy
ra độc lập với mức huyết áp.
 + Cải thiện cảm giác, thoải mái và tăng chất lượng
cuộc sống.
 + Giảm nguy cơ phát triển thành đái tháo đường.
Tóm tắt các nghiên cứu
điều trị dự phòng ĐTĐ ( Zimmet,2003)
Nghiên cứu Chuyển đổi thành ĐTĐ (%) và giảm nguy cơ tương đối so với nhóm chứng
số năm chứng Tiết Thể Tiết Metformin Acarbose Orlistat
(%) Thực dục thực + (%) (%) (%)
(%) (%) thể dục
(%)
Da Quing 6,0 67,7 43,8 41,1 46,0
IGT và ĐTĐ (-31) (-46) (-42)
Finnish 3,2 23,0 11
Phòng ĐTĐ (-58)
US chương 2,8 28,9 14,4 21,7
trình dự phòng (-58) (-31)
ĐTĐ
STOP-NIDDM 3,3 42,0 32(-25 đến
-36)
XENDOS 4,4 9,0 37,3
2. Thuốc chống béo phì

 Thuốc chống béo phì được chỉ định khi:


 - BMI trên 30
 - BMI trên 27 nếu có nhiều nguy cơ phối hợp
như ( tăng huyết áp, kháng insulin.. ).
 Thuốc chống béo phì có thể giảm 5-10%
trọng lượng cơ thể thường trong 6 tháng đầu
tiên điều trị, thuốc có thể duy trì giảm cân
1. Nhóm thuốc kích thích giao cảm
 1. Các thuốc kích thích noradrenalinergic
 - Kích thích phóng thích norepineprine hoặc ức chế tái hấp
thu chúng tại mút thần kinh như phentermine, diethylpropion,
benzphetamine, phendimetrazine
 - Ức chế tái thu nhận norephinephrine và serotonin
(Sibutramine)
 - Tác dụng trực tiếp trên thụ thể adrenergic
(phenylpropanolamine hiện không sử dụng)
 - Tăng huyết áp
 Thuốc có tác dụng giảm ăn và có triệu chứng no sớm.
 Dược động học
 Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống, nồng độ cao sau 1-2 giờ,
thời gian nữa đời ngắn, ngoài trừ dạng chuyển hoá như của
Sibutramine. Tất cả thuốc chuyển hoá thành dạng không hoạt
động tại gan
 Sibutramine (Meridia, Reductil )
 Đây là chất đồng vận dopamine có tác dụng ức chế
tái thu nhận norepinephrine, serotonine và
dopamine ở đầu mút thần kinh.
 Thuốc ức chế ăn.
 Thuốc không liên kết tại các thụ thể thần kinh trung
ương.
 Chỉ định ở BN béo phì, vị thành niên béo phì, béo
phì kèm THA
 Thuốc làm giảm HbA1c ở bn ĐTĐ type 2 và cải
thiện rối loạn lipid máu (Dujovne và cs 2001).
 Liều 10 mg /ngày, liều có thể giảm 5 mg hoặc tăng
15 mg
 Thuốc dùng đơn độc hay phối hợp có thể giảm cân trung
bình đến 12kg sau 1 năm
 Tác dụng phụ nhức đầu, khô miệng, mất ngủ, táo bón.
 Tác dụng phụ quan trọng là tăng nhẹ huyết áp 1-3
mmHg, các rối loạn tim mạch tăng 4-5 nhịp/phút.
 Nếu không kiểm soát huyết áp thì ngưng thuốc
 Chống chỉ định
 - Bệnh mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp hoặc đột quỵ
 Đang dùng IMAO, dùng erythromycine và ketoconazole
(thuốc được chuyển hoá bởi cytochrome p450)
2. Nhóm thuốc giảm hấp thu mỡ
 Orlistat (Xenical)
 Thuốc ức chế enzyme lipase ruột, mỡ không được thuỷ
phân hoàn toàn thành acid béo và glycerol, giảm hấp thu
lipid ruột tăng phân mỡ .
 Cải thiện lipid máu và kiểm soát đường máu (Kelley và cs
,2002).
 Nghiên cứu XENDOS trên BN béo phì, orlistat giảm tỷ lệ
ĐTĐ mới mắc 37% so với nhóm chứng ở đối tương RLDN
glucose (Torgerson và cs ,2004).
 Do orlistat không hấp thu vì vậy không có tác dụng toàn
thân. chứng phân mở, tiêu chảy thường gặp nhưng khuynh
hướng tự điều chỉnh trong thời gian sau này.
 Do mổi bữa ăn chứa khoảng 30% lipid, liều 50-200mg
Orlistat cho mổi bữa ăn. Thuốc hấp thu dưới 1%.
 Thuốc không ảnh hưởng đến dược động học các
thuốc digoxin, phenytoin,warfarin, glyburide, thuốc
ngừa thai, captopril, nifedipine, atenolol.
 Ức chế hấp thu các vitamine hoà tan trong mỡ như
A, D, E và beta caroten
 Không có minh chứng sỏi mật, sỏi thận, tai biến tim
mạch và thần kinh
 Kém hấp thu và vàng da chống chỉ định, hội chứng
kích thích ruột và các rối loạn tiêu hoá khác có thể
làm cho orlistat dung nạp khó khăn.
 Liều dùng
 Orlistat liều 60-120mg/đường uống/ngày 3 lần, uống
cùng bửa ăn.
 Các sinh tố bổ sung thường dùng trước hoặc sau
dùng orlistat khoảng 2 giờ.
 3. Thuốc chống trầm cảm : Fluoxetine,
Bupropion
 4. Thuốc chống động kinh: Topiramate,
Zonisamide
5. Thuốc thử nghiệm
 Rimonabant (Acomlpia)
 Thuốc duy nhất mà hiệu quả của nó thông qua
kháng hệ thống thụ thể cannabinoid.
 BN tăng cân hay béo phì kèm ĐTĐ type 2.
Rimonabant làm giảm cân rõ khoảng 5% và làm cải
thiện nhiều YTNC tim mạch và chuyển hóa trong
HCCH.
 Rimonabant làm giảm HbA1C, huyết áp, vòng bụng,
trọng lượng và TG & gia tăng nhẹ HDL-C.
 Liều 20 mg/ngày làm giảm cân, giảm vòng eo và
giảm một số yếu tố của HCCH.
Các thuôc khác

 1. Nhóm Biguanides
 2. Pramlintide (Amylin)
 3. Exenatide (Incretin)
 4. Nhóm ức chế Enzyme -Glucosidase
 5. Nhóm Thiazolidinediones
 6. Glitazar
 7. Nhóm ức chế enzyme chuyển và ức chế thụ
thể angiotensine 2
 8. Nhóm Statin
 9. Nhóm Fibrate
 10. Nhóm Nicotinic acid
 11. Sử dụng Apolipoprotein A-1 và HDL.C trong
HCCH
Tiêu chuẩn thành công
của điều trị béo phì
 Theo George A Bray (2007) một số mục tiêu và
thành công điều trị như sau
 - Lý tưởng lại trở về trọng lượng lý tưởng hoặc ban
đầu và giảm các yếu tố nguy cơ
 - Sụt cân trên 2 kg/tháng trong tháng đầu tiên điều
trị
 - Giảm trên 5% trọng lượng từ 3-6 tháng
 - Giảm cân từ 10-15% trong lượng là kết quả tốt,
trên 15% là kết quả tuyệt vời
 - Sử dung tối đa loại Sibutramine là 2 năm, loại
Orlistat là 4 năm.
3. Phẩu thuật cho BN béo phì
 Chỉ định phẩu thuật cho bệnh nhân béo phì
trong tình huống sau
 - Bệnh nhân có BMI ≥ 40 thất bại tiết thực và thể
dục ( có hay không sử dụng thuốc)
 - Bệnh nhân có BMI ≥ 35 và có nguy cơ đi kèm
béo phì như THA, rối loạn dung nạp glucose,
ĐTĐ, rối loạn lipid máu, khó thở khi ngủ.
Phẩu thuật điều trị béo phì
Béo phì làm nặng thêm COVID-19

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32759719/#&gid=article-figures&pid=figure-1-
uid-0

You might also like