You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG NHI

I. ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG


- Bệnh nhân mới nhập viện
- Bệnh nhân khám dịch vụ cần phẩu thuật tiêu hóa.
- Bệnh nhân sau phẩu thuật phải nằm viện hơn 48 giờ, cần đánh giá lại dinh dưỡng dù trước
phẩu thuật tình trạng dinh dưỡng tốt.
II. THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ : Không quá 36 giờ
III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG
A. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
a. Kỹ thuật cân (Điều dưỡng thực hiện)
- Cân khi đã ổn định tình trạng mất nước
- Ghi nhận loại quần áo
o Đồ bệnh viện
o Đồ vải mỏng
o Quần tây
o Quần Jean
- Khi cân phải tháo bỏ tư trang
- Khi cân ghi nhận 1 số lẽ ví dụ 10,5 kg.
- Nếu bệnh nhân mất chi phải ghi nhận là mất bàn chân-tay, cẳng chân-tay, toàn bộ…1 hay 2 bên
- Nếu có tay chân giả, đai lưng cũng ghi nhận .
- Nếu có phù, ghi nhận
o Phù nhẹ nếu chỉ phù nhẹ mu chân
o Phù trung bình nếu phù cả tay chân
o Phù rất nặng nếu phù toàn thân và báng bụng.
b. Kỹ thuật đo chiều cao và chiều dài (Điều dưỡng thực hiện)
- Tư thế đo:
o Trẻ ≥ 24 tháng đo đứng (Cao):
 Cho trẻ đứng thẳng, 5 điểm chạm vách: 2 gót chân, bắp chân, mông, vai, đầu.
Khi đo ghi nhận 1 số lẽ ví dụ 90,5 cm. Nếu trẻ không đứng được đo nằm và trừ
đi 0,7 cm.
o Trẻ < 24 tháng đo nằm (Dài)
 Cho trẻ nằm, đầu chạm thước, đè thẳng gối, đo sát gót chân. Khi đo ghi nhận 1
số lẽ ví dụ 90,5 cm. Nếu trẻ không chịu đo nằm, đo đúng và cộng thêm 0,7 cm.
B. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG(BS thực hiện và nhập liệu vào máy tính)
Phương pháp Stamp1 dựa vào 3 thông số:
- Bệnh lý ảnh hưởng đến dinh dưỡng
- Mức ăn
- BMI hay vòng cánh tay3
1. Bệnh lý ảnh hưởng đến dinh dưỡng (Hỏi tiền sử)
a. Chắc chắn ảnh hưởng đến dinh dưỡng (3 điểm)
o Suy ruột hay tiêu chảy kéo dài o Bệnh gan
o Bỏng, chấn thương nặng o Phẩu thuật lớn
o Bệnh Crohn o Dị ứng nhiều loại thực phẩm
o Bệnh xơ nang o K đang điều trị
o Khó nuốt o Suy thận
-1-
o Bệnh chuyển hóa
b. Có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng (2 điểm)
o Rối loạn hành vi ăn uống
o Bệnh tim
o Bại não
o Sứt môi, chẻ vòm
o Bệnh Coeliac
o Đái tháo đường
o Trào ngược dạ dày, thực quản
o Phẩu thuật nhỏ
o Bệnh thần kinh-cơ
o Rối loạn tâm thần
o Dị ứng 1 loại thực phẩm

-2-
c. Không ảnh hưởng đến dinh dưỡng (0 điểm)
o Phẩu thuật trong ngày
o Khám, xét nghiệm
o Khác
2. Mức ăn
a. Không ăn (<25%) (3 điểm)
b. Ăn kém (25-50% trong vòng 5-7 ngày) (2 điểm)
c. Ăn tốt (0 điểm)
3. Chỉ tiêu đánh giá suy dinh dưỡng là BMI
a. < -2 SD (3 điểm)
b. < -1 SD (2 điểm)
c. -1SD  BMI  + 1SD (0 điểm)
d. > + 1SD (0,5 điểm)
e. > + 2SD (1 điểm)
4. Tổng hợp kết quả
a. Suy Dinh dưỡng rất nặng (≥ 7 điểm, tăng 2 điểm khi đánh giá lại)
b. Suy Dinh dưỡng nặng (≥ 4 điểm)
c. Suy Dinh dưỡng trung bình (3 điểm)
d. Suy Dinh dưỡng nhẹ (2điểm)
e. Không suy Dinh dưỡng (0 điểm)
f. Thừa cân (0,5 điểm)
g. Béo phì (1 điểm)
C. XỬ TRÍ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
a. Suy dinh dưỡng rất nặng Mờ hội chẩn dinh dưỡng, đánh
giá lại sau 3 ngày
b. Suy dinh dưỡng nặng Can thiệp nuôi dưỡng theo bệnh lý,
đánh
giá lại sau 3 ngày
c. Suy dinh dưỡng trung bình cân lại sau 3 ngày
d. Suy dinh dưỡng nhẹ cân lại sau 7 ngày
e. Không suy Dinh dưỡng không đánh giá lại
f. Thừa cân-béo phì Tư vấn thừa cân-béo phì
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
- Cân lại mỗi ngày
- Can thiệp hiệu quả khi
o Trẻ < 3 tháng: tăng đạt tốc độ tăng trưởng 25g/ngày
o Trẻ ≥ 3 tháng: tăng đạt tốc độ tăng trưởng 5g/kg/ngày hay tăng 15% cân khi xuất
viện2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. McCarthy H, McNulty H, Dixon M, Eaton-Evans MJ. Screening for nutrition risk in
children: the validation of a new tool. J Hum Nutr Diet 2008; 21: 395-396.
2. Management of severe malnutrition: a manual for physicians and other senior health
workers. World Health Organization Geneva. 1999.

-3-
3. Angeline Jeyakumar, Padmini Ghugre and Swapnil Gadhave. Mid-Upper-Arm
Circumference (MUAC) as a Simple Measure to Assess the Nutritional Status of
Adolescent Girls as Compared With BMI. ICAN: Infant, Child, & Adolescent Nutrition
2013, 5: 22.

-4-

You might also like