You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


----------oOo----------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT

ĐỀ TÀI: “CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH


TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY MAY 10 VÀ HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA VINAMILK”

Nhóm thực hiện: Nhóm 01


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Đức Hạnh
Lớp tín chỉ: TMKT1135(222)_01
Thành viên:
Trần Minh Anh: 11204526
Vũ Thị Vân Anh: 11200450
Nguyễn Đình Tú Anh: 11200197
Trần Hoàng Anh: 11200371
Nguyễn Lan Anh: 11200222

Hà Nội, Tháng 4/2023

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 6

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC CÔNG TY MAY 10 6

1.Giới thiệu tổng quan về công ty May 10 6

1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 6

1.2. Sản phẩm 7

1.3 Khách hàng 7

1.4 Thị trường 7

1.5 Doanh thu và lợi nhuận 7

1.6 Chi Phí 8

2. Đặc điểm nguyên vật liệu và quy trình may 8

2.1. Đặc điểm về sản phẩm 8

2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu 8

2.3. Quy trình may 9

3. Quy trình xây dựng định mức nguyên vật liệu của May10 10

3.1. Xây dựng thành phần mức cho từng loại sản phẩm 10

3.1.1. Xác định các chỉ tiêu định mức 10

3.1.2. Tính toán các chỉ tiêu định mức 10

3.1.3. Xây dựng thành phần mức cho từng loại sản phẩm 11

3.2. Xét duyệt và ban hành mức 11


2
3.3.Triển khai và quản lý việc thực hiện định mức 11

3.4. Định mức cụ thể đối với mặt hàng Veston của May 10 12

II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA VINAMILK 18

1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
18

1.1.Tầm nhìn, Sứ mệnh, Triết lý 18

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 18

1.3. Mục tiêu của công ty 19

1.4. Sản phẩm 19

1.5 Khách hàng 20

1.6. Kênh phân phối 20

1.7. Kết quả kinh doanh của Vinamilk 20

2. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm sữa của Vinamilk 21

2.1. Các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế áp dụng đối với việc quản lý
chất lượng sản phẩm tại Vinamilk 21

2.1.1. Tiêu chuẩn ISO 21

2.1.2. Một số tiêu chuẩn ISO mà Vinamilk sử dụng đó là 22

3. Quy trình quản lý chất lượng của Vinamilk 24

3.1. Chính sách về chất lượng 24

3.1.1. Chính sách chất lượng 24

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quyền hạn 24

3.1.3. Chi phí chất lượng 26

4. Quá trình kiểm soát chất lượng 26

4.1. Tiêu chuẩn về trang trại 26

3
4.2. Tiêu chuẩn về nguồn nguyên liệu đầu vào 29

4.3. Tiêu chuẩn về nhà máy, phòng thí nghiệm 32

5. Quy trình áp dụng ISO vào sản xuất 33

5.1. Tiêu chuẩn về nhà máy chế biến 33

5.2. Quy trình áp dụng vào sản xuất 33

5.3. Quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm 34

6. Tiêu chuẩn ISO trong quy trình đóng gói 34

7.Hệ thống quản lý đánh giá và điều chỉnh chất lượng 36

8.Đánh giá hệ thống quy trình kiểm soát chất lượng của Vinamilk37

9.Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Vinamilk 38

TỔNG KẾT 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh trên quy mô toàn
cầu với các đối thủ đa quốc gia hùng mạnh có tiềm lực vượt bậc về quy mô và
công nghệ, chất lượng sản phẩm đang trở thành yếu tố then chốt để tạo nên vị
thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khách hàng ngày càng có yêu cầu càng cao
với chất lượng sản phẩm làm cho thị trường ngày càng đa dạng và khó tính. Có
thể nói nguyên nhân dẫn đến thành công của nhiều doanh nghiệp trên thị trường
hiện tại là nhờ các định mức kinh tế kỹ thuật làm nền móc, sau đó phát triển
hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Chính điều đó tạo cho họ
những lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ trên thị trường. Thấu hiểu lẽ đó, nhóm 1
chúng em tiến hành thảo luận về đề tài “Liên hệ Công tác định mức và Hệ thống
Quản lý chất lượng sản xuất tại doanh nghiệp cụ thể”

5
NỘI DUNG
I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC CÔNG TY MAY 10
1.Giới thiệu tổng quan về công ty May 10
Tổng Công ty May 10 được thành lập từ năm 1946. Hiện nay, May 10 là
một doanh nghiệp đa ngành, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như sản
xuất và xuất khẩu hàng dệt may thời trang, kinh doanh thời trang bán lẻ, dịch vụ
khách sạn, nhà hàng.

Hình 1: Tổng công ty May 10


1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty May 10 tiền thân là các xưởng may quân trang đạt tại chiến
khu Việt Bắc. Các xưởng may ra đời năm 1946, trong những ngày sôi sục không
khí toàn quốc kháng chiến. Vào thời điểm đó, các xưởng may này có nhiệm vụ
sản xuất quân trang phục vụ bộ đội trong công cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, giải phóng dân tộc.
Năm 1956, sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Bộ Quốc phòng
quyết định chuyển các Xưởng may quân trang từ chiến khu Việt Bắc, khu Ba,
khu Bốn, liên khu Năm về tập hợp tại Gia Lâm, Hà Nội và sáp nhập lại thành
Xưởng May 10.
Năm 1961, Xưởng May 10 được chuyển đổi cơ quan chủ quản: từ Tổng
cục Hậu cần sang Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và được đổi tên thành “Xí nghiệp
May 10”.

6
Tháng 11 năm 1992, để phù hợp với cơ chế thị trường, tăng quyền chủ
động cho doanh nghiệp, Xí nghiệp May 10 được chuyển đổi thành “Công ty
May 10”.
Tháng 01 năm 2005 Công ty May 10 được chuyển sang hoạt động theo
mô hình công ty cổ phần, thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam với tên gọi
“Công ty cổ phần May 10”. Ngày 26/3/2010, Công ty cổ phần May 10 chuyển
đổi tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – con với tên gọi “Tổng Công
ty May 10 – CTCP”.
1.2. Sản phẩm
Dành cho Nam: Sơ mi, Vest, Áo polo, Quần nam, …với các dòng như
May 10 Classic, Advanced Suit, Generous …
Dành cho Nữ: Sơ mi, vest, đầm, chân váy, quần âu, … với các dòng như
May 10 Expert, May 10 Expert II, …
Dòng cao cấp Grusz: bao gồm các mẫu thiết kế được phỏng theo những
xu hướng mốt thịnh hành tại các kinh đô thời trang thế giới.
Đồng phục (nhận may cho các công ty): đồng phục bảo vệ, kho vận, ngân
hàng, khách sạn,...
Trang phục y tế: khẩu trang, bộ đồ bảo hộ, …
1.3 Khách hàng
Khách hàng cá nhân: phần lớn là nam nữ độ tuổi từ 25 - 35, làm việc công
sở, hiện đại, thu nhập khá trở lên.
Khách hàng doanh nghiệp: các doanh nghiệp có nhu cầu may đồng phục
cho nhân viên. (vd như May 10 là nhà may đồng phục cho công ty bia Sài Gòn)
1.4 Thị trường
Xuất khẩu: Mỹ, Brazil, EU, Nhật Bản, Đài Loan, …
Trong đó tỷ trọng xuất khẩu đến các thị trường như sau: thị trường Mỹ
(39%); thị trường Châu Âu (35%), thị trường Nhật (10%), các thị trường khác
(16%), …
Trong nước: có 18 đơn vị thành viên tại 7 tỉnh thành trong cả nước, hơn
60 cửa hàng, và gần 200 đại lý trên toàn quốc.
1.5 Doanh thu và lợi nhuận
Tổng doanh thu năm 2022 đạt hơn 4.500 tỷ đồng, tăng 18,42% so với kế
hoạch, tăng 27,93% so với năm 2021.

7
Lợi nhuận 2022 đạt hơn 495 tỷ tăng 8,33% so với kế hoạch, tăng 41,97%
so với năm 2021
1.6 Chi Phí
Năm 2022, May 10 đã tập trung vào công tác nghiên cứu và tổ chức sản
xuất áp dụng rộng rãi thiết kế ảo trên 3D trong thiết kế và mô phỏng sản phẩm
để khách duyệt mà không phải may mẫu đồng thời May 10 đã có 7 sáng kiến in
vải ngay từ đầu để đạt được định mức, kích thước phù hợp nhất với từng mã
hàng giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sản phẩm may thử.
VIDEO giới thiệu May 10: Tổng Công ty May 10 - CTCP(đến 2s15)
2. Đặc điểm nguyên vật liệu và quy trình may
2.1. Đặc điểm về sản phẩm
        Về sản phẩm của công ty,  công ty luôn tìm cách đa dạng hóa sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế trên thương trường như: áo sơ
mi, áo jacket, veston, pijama, áo dài, quần áo thể thao, complet, váy, quần áo trẻ
em…Trong đó công ty đã lựa chọn sản phẩm mũi nhọn là áo sơ mi nam bởi đây
là sản phẩm công ty có bề dày kinh nghiệm sản xuất từ lâu để tạo uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước. Đây là một sản phẩm thông dụng có nhu cầu lớn
trên thị trường. Nó biến đổi theo mùa và theo từng thời kỳ mốt
Ví dụ: Mùa nóng mặc áo ngắn tay, với gam màu sáng, chất liệu mỏng và
mát. Mùa lạnh mặc áo dài tay, với gam màu đậm, chất liệu dày giữ ấm... Các
nguyên liệu đầu vào của sản phẩm cũng rất phong phú về cả chủng loại cũng
như chất lượng. Có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành may
mặc có tên tuổi, ở cả nước ngoài cũng như Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà sản xuất.
2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
       Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp tạo nên thực thể sản phẩm, vì vậy nếu
thiếu nguyên vật liệu hoặc cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn thì kế hoạch
sản xuất sẽ bị đe dọa về tiến độ.
      Vật liệu dành cho ngành may là rất nhiều và đa dạng. Vật liệu chính của
ngành may là vải, vải chiếm 95% trong kết cấu của 1 sản phẩm quần áo. Tiếp
đến là chỉ may, chỉ thêu... Bên cạnh đó còn có 1 số nguyên vật liệu khác như bao
bì, túi P.E... Mặc dù ngành dệt ở nước ta có những bước phát triển mới trong
những năm qua như nguồn nguyên liệu này chỉ đáp ứng các đơn hàng trong
nước của công ty. Công ty May 10 chủ yếu là thực hiện gia công hàng may mặc

8
xuất khẩu hay làm hàng FOB cho các khách hàng nước ngoài nên gần như toàn
bộ vật liệu đều do khách hàng cung cấp hoặc chỉ định nhà cung cấp. 
     Đối với các đơn hàng gia công xuất khẩu, khách hàng thường có các
nguyên liệu cho hợp đồng. Nguyên vật liệu được chuyển đến công ty, công ty
nhận nguyên vật liệu với một số phần trăm chất lượng thỏa thuận có thể chấp
nhận được với khách hàng và công ty tiến hành sản xuất. Đối với các hợp đồng
này công ty không quản lý chất lượng đối với các nhà cung ứng mà là trách
nhiệm thuộc phía khách hàng. Công ty chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng
nguyên vật liệu khi nhập vào công ty và đảm bảo chúng cho đến khi thành sản
phẩm chuyển cho khách hàng. Cũng có những đơn hàng mà khách hàng chỉ định
nhà cung ứng cho công ty thì công ty không có cơ hội được chọn nhà cung ứng
cho mình, công ty không thể chủ động trong công tác quản lý chất lượng cung
ứng mà bị thụ động. Công ty không thể đánh giá và kiểm soát nhà cung ứng, các
nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chưa thể đảm bảo. Chất lượng nguyên liệu đầu
vào của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của nhà cung ứng được chỉ
định. Đối với các đơn đặt hàng FOB, các hợp đồng nội địa công ty phải tự tìm
các nhà cung ứng cho mình.
    Một yếu tố nữa phải nói đến là nguyên liệu xanh. Hiện nay, rất nhiều
khách hàng đến từ khu vực có nền kinh tế phát triển như châu Âu hay Bắc Mỹ
yêu cầu May 10 phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái
chế để không khai thác nhiều nguồn tài nguyên và sau khi sử dụng xong chỉ 5-
10 năm tự phân huỷ. Đó là điều May 10 đang tập trung cùng với các nhà cung
cấp.

9
2.3. Quy trình may

Hình 2.3: Quy trình may của May 10


3. Quy trình xây dựng định mức nguyên vật liệu của May10
Để xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các sản phẩm của mình, May
10 thực hiện quy trình gồm 4 bước như sau:

Hình 3: Quy trình xây dựng định mức nguyên vật liệu của May 10
 Bước 1: Xây dựng thành phần mức cho từng loại sản phẩm
 Bước 2: Tiến hành xét duyệt và ban hành mức
 Bước 3: Triển khai mức đến các bộ phận liên quan
 Bước 4: Rà soát việc thực hiện mức

10
3.1. Xây dựng thành phần mức cho từng loại sản phẩm
3.1.1. Xác định các chỉ tiêu định mức
Nhằm phục vụ công tác quản lý NVL tại doanh nghiệp, Phòng kế hoạch
được giao nhiệm vụ xác định các mức tiêu hao NVL cho các sản phẩm. Do đặc
điểm sản phẩm dệt may là sản phẩm sản xuất nhiều, hàng loạt, có đủ bản vẽ thiết
kế chi tiết nên dựa vào các công thức tính toán kỹ thuật, tham khảo định mức
của ngành, đặc tính riêng của từng chủng loại sản phẩm và thực tế sản xuất ở các
kỳ trước, Phòng kế hoạch đã lựa chọn áp dụng phương pháp phân tích tính toán
để xây dựng định mức sản xuất cho các đơn vị sản phẩm. Trong đó, hai chỉ tiêu
định mức quan trọng nhất là định mức vải tiêu hao và chỉ tiêu hao. 
3.1.2. Tính toán các chỉ tiêu định mức
Sau khi đã xác định được các chỉ tiêu định mức quan trọng cần tính toán,
May10 sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu này để đưa ra các thành phần mức cho
từng loại sản phẩm.
3.1.3. Xây dựng thành phần mức cho từng loại sản phẩm
Doanh nghiệp May 10 thực hiện theo các hình thức sản xuất là gia công
theo đơn đặt hàng, mua NVL bán thành phẩm FOB và sản xuất tiêu thụ trong
nước. Với các trường hợp làm theo đơn đặt hàng, Phòng kế hoạch sẽ thực hiện
kiểm tra, ráp lại định mức đối với khung định mức của hàng gia công do bên gia
công gửi sang, còn lại sẽ thực hiện xây dựng định mức cụ thể chi tiết đối với
hàng FOB và bán nội địa.
3.2. Xét duyệt và ban hành mức
Sau khi xây dựng xong định mức, Phòng kế hoạch sẽ nộp mức lên Ban
giám đốc để tiến hành xét duyệt. Để được xét duyệt, mức được nộp duyệt một số
điều kiện như:
➢ Mức trình lên cần có số liệu, tư liệu đầy đủ để so sánh, có cơ sở khoa
học; các biện pháp đi kèm nhằm phấn đấu giảm mức, sử dụng hợp lý nguyên vật
liệu
➢ Sử dụng các phương pháp so sánh với mức trong ngành và mức bình
quân thực tế những năm gần đây để tiến hành duyệt mức.
Nếu đáp ứng được các điều kiện này, Ban giám đốc sẽ ký duyệt bảng định
mức vật tư dùng cho sản xuất mà phòng Kế hoạch đã xây dựng và ban hành mức
này đến các phòng ban thu mua, sản xuất để thực hiện.

11
3.3.Triển khai và quản lý việc thực hiện định mức
Sau khi nhận được thông báo mức được ban hành, các phòng ban sẽ tổ
chức triển khai, thực hiện mức tùy theo nhiệm vụ của phòng ban đó. Ví dụ,
phòng thu mua tiến hành mua nguyên vật liệu theo mức yêu cầu, bộ phận kho
cấp phát nguyên vật liệu theo mức,...
Đối với việc quản lý thực hiện mức, quản lý sử dụng NVL của công ty
May10 có sự phối hợp của nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có một nhiệm vụ
nhất định. Mọi nhu cầu sử dụng NVL đều phải được thông qua phòng Kế hoạch
xem xét, kiểm tra tính hợp lý cần thiết của nhu cầu qua đối chiếu bảng định
mức, kế hoạch sản xuất và tình hình NVL hiện có trong kho để đảm bảo NVL
luôn được sử dụng hiệu quả và không lãng phí. Trong đó, vai trò của bộ phận kế
toán là vô cùng quan trọng. Hiểu được điều này, May 10 đã thực hiện triệt để
công tác ghi chép, kế toán NVL ngay từ các phân xưởng. Cụ thể, kế toán NVL
của công ty trực tiếp đảm nhận việc tổ chức theo dõi, ghi chép biến động, hạch
toán NVL. Kế toán NVL tại phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất
của phân xưởng mình, từ đó ghi chép nhu cầu sử dụng NVL trong tháng và cung
cấp thông tin cho nhà quản lý. Những tài liệu này chính là nguồn thông tin quan
trọng nhằm giúp Ban quản trị xác định tình hình sử dụng NVL, so sánh, đối
chiếu với định mức NVL ban hành, tìm nguyên nhân gây ra lượng tăng (giảm)
NVL thực tế tiêu dùng và có những biện pháp kịp thời khắc phục hiện tượng gây
lãng phí NVL, thực hiện giảm mức.
3.4. Định mức cụ thể đối với mặt hàng Veston của May 10
➢ Tương tự như quy trình chung của công ty, Phòng kế hoạch sẽ tiến
hành xây dựng các thành phần mức đối với các nguyên vật liệu đầu vào của sản
phẩm Veston như chỉ chính, vải chính, nhãn, cúc,... May10 sẽ tiến hành tính
toán các thành phần mức này theo các công thức sau:
➢ Định mức vải tiêu hao: Định mức vải tiêu hao là lượng vải cần thiết để
may hoàn chỉnh sản phẩm trong sản xuất hàng loạt và là cơ sở cấp phát vải cho
các phân xưởng khi nhận được kế hoạch sản xuất do Công ty giao cho. Định
mức vải tiêu hao được tính như sau: Đv = Smc + B+ Hc 
Trong đó: 
Đv: Định mức vải
Smc: Diện tích mẫu cứng (dùng máy đo dưới sự trợ giúp của máy tính) -
chi phí có ích 

12
B: Hao phí khoảng trống khe hở giữa các chi tiết trong thiết kế- hao phí
cần thiết H1 
Hc: Hao phí trung bình vào công đoạn cắt bao gồm hao phí đầu bản, mép
biên và đầu tấm không thu hồi được - hao phí 
H2 không thu hồi được Hc được tính như sau: Hc = A x L x K 
Trong đó: 
A: Độ dư hai đầu bản do một lớp vải cắt
L: Tổng số lớp vải cắt của lô hàng 
K: Hệ số (trong khoảng từ 0,005 đến 0,01) 
➢ Định mức chỉ tiêu hao: Định mức chỉ tiêu hao là lượng chỉ cần thiết để
may hoàn chỉnh sản phẩm trong sản xuất hàng loạt và là cơ sở cấp pháp chỉ cho
các phân xưởng khi nhận được kế hoạch sản xuất do Công ty giao cho. Định
mức chỉ tiêu hao được xác định như sau: L = n x l x Dm 
Trong đó:
L: Lượng chỉ tiêu hao
n: Mật độ mũi may
l: Chiều dài đường may
Dm: Lượng chỉ tiêu hao/cm
Sau khi May10 hoàn thành tính toán các chỉ tiêu này, ta sẽ có mức hoàn
chỉnh như sau:
Bảng 3.4.1: Định Mức Tiêu Hao Một Số Nvl Cho 1 Bộ Veston
Tên NVL Đơn vị tính Định mức (3%)
Vải chính Yd 1.79
Lót thân Yd 1.47
Lót túi áo quan Yd 0.3
Canh tóc thân Yd 0.07
Canh tóc ngực Yd 0.06
Gòn tay Yd 0.12
Nỉ cổ Yd 0.05
Dựng cổ Yd 0.05
Dựng thân Yd 0.57
Dựng dính k/dệt Yd 1.21
Đệm thân Yd 0.38
Nhãn chính ngực Ch 2.06
13
Nhãn giấy Ch 1.03
Nhãn giá Ch 2.06
Cúc thân Ch 12.36
Cúc tay Cone 0.12
Chỉ may Cone 0.080
Chỉ vắt sổ, lược Cone 0.016
Chỉ thùa Cone 0.008
Chỉ dóng Cone 1.030
Móc treo Ch 1.03
Đệm vai Đôi 0.480
Lót ống quần Yd 1.030
Khóa quần Ch 1.030
Móc quần Bộ 1.030
Băng cạp Yd 1.600
Cúc moi Ch 1.030
Kẹp nhựa  Ch  1.030
Túi PE  Ch 1.030
Sau khi được duyệt mức, Phòng kế hoạch sẽ xây dựng kế hoạch nguyên
vật liệu cần thiết để thực hiện mức.
➢Lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP): 
Do nguồn cung trong nước chưa đủ năng lực để cung cấp cho quy mô sản
xuất của May 10 nên phần lớn nguồn nguyên, phụ liệu dệt may của công ty đến
từ các nguồn nước ngoài, mà chủ yếu là Trung Quốc. Vì thế việc xây dựng kế
hoạch sử dụng và thời gian, khối lượng đặt hàng nguyên vật liệu hợp lý là vô
cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không bị gián
đoạn, đặc biệt là với các đối tác Trung Quốc, nơi vẫn đang theo đuổi chính sách
“Zero covid” thắt chặt kiểm tra ở các cửa khẩu dẫn đến quá trình nhập khẩu từ
thị trường này gặp nhiều khó khăn và nguy cơ chậm tiến độ cao. Ý thức được
điều này, May 10 phải chủ động quản lý nguồn NVL và vậy cần có kế hoạch sử
dụng nguyên vật liệu chi tiết, tránh lãng phí, tồn đọng NVL. Thông thường,
hàng tháng công ty và phân xưởng sẽ lên kế hoạch sản xuất, dựa trên nghiên cứu
nhu cầu thị trường về sản phẩm và thực tế lượng đơn đặt hàng của khách hàng.
Phòng Kế hoạch sẽ dựa vào kế hoạch sản xuất để lên kế hoạch sử dụng NVL,
vốn, giá thành cho một tháng và dựa trên định mức NVL đã xây dựng để xác
14
định số lượng từng loại NVL cần dùng trong kỳ kế hoạch. Số lượng NVL cần
dùng được May10 tính như sau:
Vij = aij x Qi + aij x H - Vi thu hồi
Trong đó: 
Vij: Số lượng NVL i cần dùng cho sản phẩm j 
aij: Định mức tiêu hao NVL i cho 1 đơn vị sản phẩm j 
Qi : Số lượng thành phẩm j theo kế hoạch sản xuất 
H: Số lượng sản phẩm hỏng 
Vi thu hồi: Số lượng vật tư thu hồi từ phế phẩm 
➢ Sau khi lập kế hoạch sử dụng và dự trữ NVL thì phòng Kế hoạch sẽ
trình bản kế hoạch lên ban giám đốc duyệt. Khi kế hoạch được duyệt, bản kế
hoạch sẽ được chuyển sang phòng Thị trường. Phòng Thị trường sẽ soạn thảo
hợp đồng mua hàng và đại diện của Công ty sẽ ký hợp đồng với người bán. 
➢ Cuối cùng, sau một kỳ kế hoạch, việc sử dụng NVL so với mức sẽ
được kế toán NVL tổng hợp để tiến hành kiểm tra, đánh giá. Dưới đây là một ví
dụ về so sánh giữa tình hình cung ứng NVL giữa thực hiện so với kế hoạch của
May10.

Bảng 3.4.2: Tình hình cung ứng NVL giữa thực hiện so với kế hoạch
Số lượng cung ứng So sánh
Tên NVL Đơn vị tính
Kế hoạch Thực hiện +/- %
Vả i chính Yd 26850 27000 150 100.56
Ló t thâ n Yd 22050 22100 50 100.23
Ló t tú i á o quan Yd 4500 5000 500 111.11
Canh tó c thâ n Yd 1050 1200 150 114.29
Canh tó c ngự c Yd 900 1000 100 111.11
Gò n tay Yd 1800 1750 -50 97.22
Nỉ cổ Yd 750 750 0 100.00
Dự ng cổ Yd 750 720 -30 96.00
Nhã n chính tay Ch 30900 30000 -900 97.09
Nhã n giấ y Ch 30900 31000 100 100.32
Nhã n giá Ch 18540 19000 460 102.48
Cú c thâ n Ch 1800 2000 200 111.11
Cú c tay Cone 1200 1400 200 116.67
Chỉ may Cone 240 260 20 108.33
Chỉ vắ t sổ , lượ c Cone 120 120 0 100.00

15
Chỉ thù a Cone 15450 15250 -200 98.71
Chỉ dó ng Cone 15450 16000 550 103.56
Mó c treo Ch 7200 7250 50 100.69
Đệm vai Đô i 15450 15500 50 100.32
Ló t ố ng quầ n Yd 15450 15450 0 100.00
Khó a quầ n Ch 15450 16750 1300 108.41
Từ bảng số liệu, ban quản lý có thể nắm được tình hình cung cấp từng loại
NVL cho sản xuất giữa thực tế so với kế hoạch. Trong trường hợp này, nhìn
chung, lượng NVL thực tế sử dụng so với kế hoạch tương đối tương đồng, trừ
một vài trường hợp có vượt định mức của kế hoạch như lót túi áo quan, canh tóc
thân, cúc thân, cúc tay, nhưng độ chênh lệch tương đối nhỏ, đồng thời một số
nguyên vật liệu như dựng cổ, nhãn tay, chỉ thùa,... đã có sự sử dụng hợp lý khi
hoàn thành nhiệm vụ sản xuất một cách tiết kiệm hơn so với hoạch định. Các số
liệu cũng cho thấy, việc tổ chức NVL cấp phát tại kho công ty được thực hiện
nghiêm túc, khi xuất hay nhập đều cần có chứng từ, căn cứ vào mức hợp lệ.
Ngoài ra, tại các kho NVL của May 10 đều có các cán bộ kho và cán bộ thống
kê để tránh tình trạng NVL thất thoát hoặc hỏng hóc. Cán bộ kho chịu trách
nhiệm trực tiếp nhập, xuất, bảo quản NVL trong kho theo đúng quy định của
công ty. Cán bộ thống kê tham gia kiểm nghiệm NVL trước khi nhập kho, đồng
thời định kỳ kiểm kê NVL phát hiện NVL thiếu thừa để kịp thời xử lý. Ngoài ra,
nhằm nâng cao hiệu quả quá trình quản lý NVL theo định mức, công ty thực
hiện gắn thẻ kho cho từng loại NVL, từ đó, cuối tháng có thể thực hiện kiểm kê
kho nhanh chóng, chính xác của từng loại NVL, làm căn cứ đối chiếu với số liệu
phòng kế toán. 
4. Đánh giá công tác định mức tại công ty 
➢ Ưu điểm: Đầu tiên, công ty đã lựa chọn phương pháp tính mức pphù
hợp với loại hình và sản phẩm kinh doanh của May10 với tính khoa học và
chính xác cao, định mức tiêu hao luôn nằm trong trạng thái được cải tiến.
Thứ hai, công ty đã có sự phân công trách nhiệm phù hợp để đảm bảo quá
trình thực hiện định mức được thực hiện trong mọi công việc và do nhiều phòng
ban cùng nhau giám sát để có thể ứng phó và phối hợp nhanh chóng nếu có sai
sót trong quá trình sản xuất. Điều này đã được thể hiện qua việc mọi nhu cầu sử
dụng NVL đều được thông qua phòng kế hoạch xem xét, kiểm tra tính toán hợp
lý, độ cần thiết của nhu cầu qua định mức sử dụng, kế hoạch sản xuất và tình

16
hình vật liệu hiện có trong kho để đảm bảo rằng NVL được sử dụng đúng mục
đích và hiệu quả trong suốt quá trình sản xuất. 
➢ Nhược điểm: Với phương pháp tính chi phí NVL tiêu hao như đã trình
bày bên trên, số NVL tiêu hao cho sản phẩm hỏng và phế liệu thu hồi được tính
cả vào chi phí cho giá thành. Điều này không đúng với thực tế nên làm cho giá
thành có sự sai lệch. Đồng thời, với cách tính này làm cho phân xưởng rơi vào
tình trạng thiếu NVL và khó chủ động về chi phí nếu như muốn thực hiện đúng
kế hoạch đề ra. Bên cạnh, việc quản lý về mặt số lượng, Công ty đã tổ chức
đánh giá từng loại NVL trên cơ sở đã phân loại từ trước để theo dõi cả về mặt
giá trị. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá xuất kho NVL không thể đáp ứng được
yêu cầu quản lý kho hàng ngày. Hơn thế, với hàng ngàn loại NVL mà Công ty
không có sổ danh điểm để theo dõi nên cũng khó khăn trong việc theo dõi và
quản lý. Chính vì thế mà thực tế áp dụng định mức tiêu hao NVL của May 10 có
sự chênh lệch với bảng kế hoạch được lập.
➢Một số đề xuất dành cho May10:
Đầu tiên, xuất phát từ thực tế là nguồn nguyên vật liệu của May 10, đặc
biệt là vải, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế và nguồn nguyên vật liệu
đầu vào trong nước còn hạn chế và phải phân phối cho nhiều doanh nghiệp nên
không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của May 10 nên việc bổ sung nguyên vật
liệu nếu thực hiện quá mức sẽ rất tốn thời gian, chi phí. May 10 nên đầu tư phát
triển chuỗi cung ứng vải cho sản xuất tại thị trường nội địa để đảm bảo nguồn
đầu vào ổn định và có thể có phần dự phòng đầy đủ hoặc bổ sung NVL nhanh
chóng trong trường hợp thiếu NVL đầu vào sản xuất.
Thứ hai, xuất phát từ những nhược điểm về quản lý kho hiện tại của
doanh nghiệp, chúng em đề xuất May 10 nên áp dụng các hệ thống quản lý tồn
kho hiện đại như ERP thay vì ghi sổ truyền thống, không hiệu quả và dễ xảy ra
sai sót, đặc biệt với sản phẩm có nhiều nguyên, phụ liệu như dệt may. Việc áp
dụng các hệ thống này sẽ giúp May 10 giảm đáng kể những sai sót trong quá
trình xuất, nhập kho, kịp thời khắc phục khi có NVL có sự tăng, giảm bất
thường.
Thứ ba, xuất phát từ chênh lệch giữa thực hiện và mức kế hoạch được ban
hành, May 10 cần lập danh sách các NVL, công đoạn sản xuất có lượng tiêu thụ
vượt mức để có các biện pháp kiểm tra, tính toán và điều chỉnh kịp thời, tránh
lặp lại tình trạng này trong thời gian dài.

17
II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA VINAMILK
1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, thường được biết đến với thương hiệu
Vinamilk, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như
các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Giám đốc điều hành là Bà Mai
Kiều Liên 

Hình 1: Thương hiệu sữa Việt Nam Vinamilk


1.1.Tầm nhìn, Sứ mệnh, Triết lý 
● Tầm nhìn

“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
● Sứ mệnh 

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất
lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao
của mình với cuộc sống con người và xã hội”
● Triết lý kinh doanh:

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực,
lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn
đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà

18
máy Foremost); Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Casumina);
Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sĩ).
Năm 1995, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà
Nội.
Năm 2010, Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa
nguyên kem tại New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm. Ngoài ra,
Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và hơn 20 nước khác
Năm 2016, Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái
Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN
Năm 2017, Tiên phong trong xu hướng dinh dưỡng tiên tiến – Organic,
Vinamilk đầu tư và khánh thành trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu
tiên tại Đà Lạt, Việt Nam. Đồng thời, ra mắt Sữa tươi 100% Organic chuẩn
Châu Âu đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.
Năm 2018, Dự án liên doanh của Vinamilk và các doanh nghiệp của Lào,
Nhật Bản đồng thời Vào Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất
Châu Á Thái Bình Dương
Năm 2020, Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu chính thức trở
thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.
Tháng 4/2021, mô hình trang trại sinh thái thân thiện môi trường được
Vinamilk chính thức ra mắt. 
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Vinamilk đã xây dựng hơn 46
đơn vị trực thuộc, trong đó có hệ thống 14 trang trại bò sữa, 16 nhà máy hiện đại
trong và ngoài nước.
1.3. Mục tiêu của công ty
+ Đẩy mạnh quảng cáo hình ảnh của công ty
+ Biến đối thủ thành đối tác-bắt tay với các tập đoàn lớn để cho ra đời
những sản phẩm có chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến nhất
+ Đa dạng hóa các dòng sản phẩm với những mẫu mã đa dạng đẹp mắt
không chỉ bổ, ngon mà còn hấp dẫn, phù hợp với cuộc sống hiện đại
1.4. Sản phẩm
Vinamilk hiện tại có hơn 200 sản phẩm, được phân phối đến 30 quốc gia với 18
triệu sản phẩm được tiêu thụ mỗi ngày
Các dòng sản phẩm chính bao gồm:
● Sữa tươi và sữa dinh dưỡng

19
● Sữa cho mẹ mang thai và bé
● Sữa chua ăn

● Sữa đặc

● Nước giải khát

● Sữa thực vật 

● …

1.5 Khách hàng


Khách hàng cá nhân: tất cả mọi người có nhu cầu sử dụng sữa, các sản
phẩm từ sữa như sữa đặc, sữa bột, … từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người lớn,
người mang bầu, người già đều có các sản phẩm phù hợp.
Khách hàng tổ chức: Các doanh nghiệp, xí nghiệp hay trường học có nhu
cầu cho sp sữa Vinamilk vào trong bữa trưa của nhân viên, của học sinh.
1.6. Kênh phân phối
● Hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi:
- >5400 điểm bán lẻ kênh siêu thị
- 2400 kênh cửa hàng tiện lợi
● Hệ thống cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”:
- 607 cửa hàng, phân phối sản phẩm chính hãng 100%
● Bán trực tuyến:
- Qua Website giacmosuaviet.com.vn
- App Giấc mơ sữa Việt
- Các đối tác thương mại điện tử
● Máy bán hàng tự động:
- Hợp tác với ICP mở máy bán hàng tự động S&B
● 240000 điểm bán lẻ truyền thống
1.7. Kết quả kinh doanh của Vinamilk
Bảng 1.7:Kết quả kinh doanh của Vinamilk (2022)

20
Doanh thu thuần hợp nhất Q4/2022 của Vinamilk đạt 15.069 tỷ đồng: Trong đó:
● Doanh thu thuần Nội địa đạt 12.800 tỷ đồng trong Q4/2022 với Công ty
mẹ đạt 11.381 tỷ đồng và sữa Mộc Châu đạt 787 tỷ đồng
● Doanh thu thuần của Thị trường Nước ngoài đạt 2.269 tỷ đồng trong
Q4/2022 với xuất khẩu đạt 1.088 tỷ đồng và Các chi nhánh nước ngoài
đạt 1.181 tỷ đồng.

2. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm sữa của Vinamilk


2.1. Các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế áp dụng đối với việc quản lý chất
lượng sản phẩm tại Vinamilk
2.1.1. Tiêu chuẩn ISO
a. Khái niệm
Tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization) là một tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập năm 1947. Đây là cơ quan thiết lập
các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được
áp dụng trên toàn thế giới.
ISO có trụ sở ở Geneva (thụy sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành
có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước.
Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hóa và những công
việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động
trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới, Quá
trình tiêu chuẩn hóa cũng góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên
lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế

21
Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phẩm được làm ra đáp
ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng.
b. Mục tiêu chất lượng
Tiêu chuẩn ISO 9001 yêu cầu quản lý cao cấp nhất, thiết lập các mục tiêu chất
lượng cho các chức năng và bộ phận thích hợp trong tổ chức (nhân sự, sản xuất,
mua hàng,...)
Các mục tiêu chất lượng phải đo lường được, định lượng được và xác định thời
gian. Chúng phải phù hợp với Chính sách chất lượng để có thể xác định được
liệu các mục tiêu có được đáp ứng hay không.
c. Lợi ích mà tiêu chuẩn đem đến
● Đem đến cho tổ chức
+ Đem đến cho quản lý cấp cao một quá trình quản lý hiệu quả
+ lập ra các lĩnh vực trách nhiệm trong toàn tổ chức
+ Là điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp đấu thầu trong lĩnh vực công
+ Giảm chi phí
+ Cơ hội tiếp thị sản phẩm hiệu quả hơn
+ Cung cấp đánh giá và cải tiến liên tục
● Đem đến cho khách hàng
+ Chất lượng và dịch vụ được cải thiện
+ Giao hàng đúng hạn
+ Đánh giá độc lập chứng minh cam kết về chất lượng
+ Sản phẩm uy tín hơn
2.1.2. Một số tiêu chuẩn ISO mà Vinamilk sử dụng đó là
+ ISO 9001:2008 - nhằm đảm bảo các tiêu chí về hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

+ ISO/IEC 17025:2005 - đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hệ thống các phòng
thí nghiệm

22
+ ISO 14001: 2004 - Hệ thống quản lý & bảo vệ môi trường

+ ISO 50001: 2011 - Hệ thống quản lý năng lượng

- Một số tiêu chuẩn khác như:


+ BRC: Hệ thống quản lý chất lượng & an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn
Anh
+ FSSC 22000:2005 - Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm
+ Giấy chứng nhận VSATTP - Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm theo quy định của bộ y tế
+ HALAL : Hệ thống tiêu chuẩn chứng nhận thực phẩm phù hợp yêu cầu
của người đạo Hồi

23
3. Quy trình quản lý chất lượng của Vinamilk
3.1. Chính sách về chất lượng
3.1.1. Chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng Chính sách chất lượng của công ty Vinamilk là
luôn thoả mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh
tranh theo luật định.
Mục tiêu chất lượng: Mục tiêu của Vinamilk là nâng tầm chất lượng quốc
tế các sản phẩm sữa, từ đó tạo cơ hội cho trẻ em Việt Nam được sử dụng sản
phẩm dinh dưỡng không thua kém sản phẩm sữa nước ngoài với giá cả hợp lý.
● Để thực hiện được chính sách trên Vinamilk đã cam kết:
“ Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm, máy móc, công nghệ hiện
đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài
nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh
dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất.”
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quyền hạn
Tiêu chuẩn ISO là một chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng được áp dụng
rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Vinamilk cũng áp dụng các tiêu chuẩn
này để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Cơ cấu tổ chức của tiêu chuẩn
ISO tại Vinamilk bao gồm:

Ban lãnh đạo

Thư ký chất
lượng

Ban chất
lượng

Phòng
nghiên Phòng
Phòng tài Phòng Phòng kỹ
cứu và kinh
chính nhân sự thuật
phát triển doanh
sản phẩm

24
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinamilk
1. Ban lãnh đạo: Bao gồm các giám đốc, chủ tịch và phó chủ tịch của
công ty. Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra các quyết định liên
quan đến việc triển khai và duy trì các tiêu chuẩn ISO.
2. Ban quản lý chất lượng: Bao gồm các chuyên gia về quản lý chất
lượng và các chuyên viên hỗ trợ. Ban quản lý chất lượng có trách nhiệm thiết
lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Vinamilk theo các tiêu chuẩn
ISO.
3. Ban tổ chức và đào tạo: Bao gồm các chuyên viên đào tạo và nhân
viên hỗ trợ. Ban này có trách nhiệm đào tạo và hỗ trợ các bộ phận khác của công
ty trong việc triển khai và duy trì các tiêu chuẩn ISO.
4. Các bộ phận chức năng: Bao gồm các bộ phận sản xuất, kế toán,
bán hàng, quản lý tài nguyên nhân lực và các bộ phận khác của công ty. Các bộ
phận này có trách nhiệm thực hiện các quy trình và hoạt động theo các tiêu
chuẩn ISO.
5. Các nhân viên: Đó là những người làm việc tại các bộ phận khác
nhau của công ty. Các nhân viên cần phải tuân thủ các quy trình và hoạt động
được đề ra theo tiêu chuẩn ISO để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

25
3.1.3. Chi phí chất lượng

Chi phí chất

Chi phí Chi phí


cần thiết thất thoát

Chi phí Chi phí do


Chi phí thẩm định, sự không
phòng ngừa đánh giá, phù hợp gây
kiểm tra ra

Hình 3.2: Chi phí chất lượng của Vinamilk


4. Quá trình kiểm soát chất lượng
4.1. Tiêu chuẩn về trang trại
a, Quy mô
Vinamilk đang triển khai xây dựng các trang trại nuôi bò sữa với trình độ
công nghệ chăn nuôi khoa học, hiện đại. Đến nay, Vinamilk sở hữu với sáu
trang trại lớn tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định,
Lâm Đồng với tổng quy mô hơn 50.000 con bò. Trong đó có ba trang trại đầu
tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Global GAP.
Các trang trại còn có những chứng nhận chất lượng khác như:
Tháng 03 năm 2017 trang trại bò sữa organic được khánh thành tại Đà Lạt
là trang trại bò sữa organic đầu tiên tại Việt Nam đạt được tiêu chuẩn organic
Châu Á

26
Hình 4.1.1: Trang trại đạt tiêu chuẩn Organic đầu tiên tại Việt Nam
Năm 2019, Vinamilk khánh thành “resort” bò sữa Vinamilk Tây Ninh và
khởi công xây dựng trang trại bò sữa Lao-Jagro rộng 5.000 ha tại cao nguyên
Xiêng Khoảng, Lào. Mô hình “resort” bò sữa của Vinamilk đánh dấu một cột
mốc mới với các trang trại bò sữa được đầu tư xây dựng như “resort” và ứng
dụng các công nghệ chăn nuôi, quản lý hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Hình 4.1.2: Resort bò sữa Tây Ninh của Vinamilk


Hệ thống trang trại bò sữa đã được chăm sóc trong môi trường tự nhiên 3
không: Không hoocmon, không dư lượng kháng sinh, không thuốc trừ sâu và
không chất bảo quản.
27
b. Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008
Tất cả các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác và bảo quản sữa
của Trang trại đều theo quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc rõ ràng, đồng
thời mọi nhân viên đều được đào tạo trước khi đảm nhận công việc.
Hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được Vinamilk đầu tư xây dựng
theo công nghệ hiện đại nhất của thế giới, như:
- Hệ thống mái được áp dụng công nghệ chống nóng bằng tôn lạnh với lớp
nguyên liệu cách nhiệt.
- Hệ thống cào phân tự động.
- Hệ thống máng uống tự động.
- Hệ thống quạt làm mát trong chuồng.
Các ô nằm nghỉ cho đàn bò được lót bằng đệm cao su nhập từ Thụy Điển,
đảm bảo chân móng của chúng luôn sạch sẽ và không bị nhiễm bệnh. Các ô
chuồng và nơi nằm nghỉ của đàn bò được trang bị hệ thống chổi gãi ngứa tự
động.
Mỗi con bò được đeo một con chíp điện tử dưới cổ để nhận dạng qua hệ
thống Alpro hiện đại do Delaval cung cấp. Những chip điện tử này giúp kiểm tra
lượng sữa chính xác của từng con và phát hiện được bò động dục và bò bệnh để
các Bác sĩ thú y điều trị kịp thời.
Mỗi con bò sữa đều được tắm mỗi ngày một lần và được dạo sân chơi thư
giãn. Trong quá trình vắt sữa, bò được nghe nhạc hòa tấu êm dịu.
Toàn bộ thức ăn cho đàn bò sữa được phối trộn theo phương pháp TMR
(Total mixing rotation). Khẩu phần trộn tổng hợp gồm: cỏ tươi hoặc ủ, rỉ mật,
khô dầu, đậu tương nhằm đảm bảo giàu dinh dưỡng, cho sữa nhiều và chất
lượng cao.
Các trang trại có hệ thống xử lý nước thải hiện đại và hệ thống ép phân tự
động có tác dụng bảo vệ môi trường nên môi trường sống bên trong cũng như
ngoài trang trại luôn được thông thoáng, an toàn.
Toàn bộ phân khô sau khi được sấy ép sẽ được chuyển về hệ thống nhà
kho lưu trữ. Nước thải sẽ được xử lý sinh học thông qua hồ lắng và
được sử dụng tưới cho đồng cỏ.
c, Kết quả đạt được khi áp dụng hệ tiêu chuẩn ISO 9001:2008

28
Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò
của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con vào
năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng
nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 - 1.200
tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng
triệu gia đình Việt Nam.
Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 sẽ giúp cho các Trang trại chăn nuôi Bò sữa quy mô công nghiệp của
Vinamilk kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào tốt hơn; Tất cả các
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác và bảo quản sữa của
Trang trại đều theo quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc rõ ràng,
đồng thời mọi nhân viên đều được đào tạo trước khi đảm nhận công việc. Tất cả
các công việc đều được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, năng lực của nhân viên
đồng đều và ngày càng nâng cao giúp cho chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ ngày
càng ổn định.
Đồng thời giúp giảm giá thành sản phẩm do giảm các sản phẩm sai hỏng
ngay từ đầu và lợi nhuận tăng cao hơn nhờ áp dụng hiệu quả các quy trình sản
xuất Ngày 18/7/2014 tại Nghệ An, Tổ chức Bureau Veritas (Pháp) cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho hai Trang trại chăn nuôi bò sữa
của Vinamilk tại tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An.
Việc đạt được giấy chứng nhận ISO 9001:2008 đã đưa các Trang trại của
Vinamilk trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong ngành chăn nuôi bò
sữa tại Việt Nam áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008. (Bureau Veritas giúp khách hàng nâng cao khả năng hoạt
động thông qua các dịch vụ và giải pháp sáng tạo nhằm đảm bảo sản phẩm, cơ
sở và quá trình của khách hàng luôn tuân thủ theo các tiêu chuẩn và điều lệ về
Chất Lượng, Sức Khỏe & An Toàn, Môi Trường và Trách Nhiệm Xã Hội.)
4.2. Tiêu chuẩn về nguồn nguyên liệu đầu vào
Đây là khâu quan trọng kiểm soát chất lượng sữa
Hiện nay, Vinamilk có hai nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu chính đó
là từ các hộ chăn nuôi bò sữa và từ hệ thống trang trại của Vinamilk (tiêu biểu là
ba trang trại ở Nghệ An, Tuyên Quang và Lâm Đồng)

29
Vinamilk liên kết với 7.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với hơn 65.000 con
trên cả nước thu mua trung bình 500 tấn sữa mỗi ngày góp phần tạo nhiều công
ăn việc làm cho nông dân.
Chất lượng sữa tươi
Sữa tươi từ hộ gia chăn nuôi bò sữa sau khi vắt được nhanh chóng đưa
đến các trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu.
Hiện nay, Vinamilk có tổng cộng 80 trạm trung chuyển theo các khu vực
chăn nuôi bò sữa: khu vực HN và phụ cận, Nghệ an, Bình Định, khu vực TP
HCM,...
Tại trạm trung chuyển, chất lượng sữa tươi nguyên liệu được xác định qua
kiểm nghiệm phân tích chỉ tiêu hóa lý như hàm lượng chất béo, đạm,... chỉ tiêu
ATTP (các chất nhiễm bẩn, vi sinh)
Sữa tươi nguyên liệu nông hộ thường được kiểm tra ngay tại trạm thu mua
với các phương pháp nhanh như: cảm quan, thử vi sinh, thử kháng sinh, tạp
chất,... sau đó được chuyển về nhà máy để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng khác.
Phân tích độ tủa (bằng cồn chuẩn 75), độ cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh (theo
dõi bằng thời gian mất màu xanh metylen), lên men Lactic (để phát hiện dư
lượng kháng sinh). Việc kiểm tra mẫu tại trung chuyển và việc lấy mẫu gửi về
nhà máy được tiến hành trước sự chứng kiến của cán bộ giao sữa. Các phân tích
này được thực hiện trên hệ thống máy tự động và theo xác suất ít nhất một lần
trong vòng 7 ngày. Ngày phân tích mẫu là hoàn toàn bảo mật nhằm tránh các tác
động bên ngoài làm thay đổi chất lượng thật của sữa tươi nguyên liệu.
Sau khi đặt các phép thử tại trạm thu mua, sữa tươi nguyên liệu được trữ
lạnh ở nhiệt độ 4 đến 24 °c trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển hạn, chế
sự phát triển của vi sinh vật
Với sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại của Vinamilk chất lượng cũng
được kiểm nghiệm tương tự
Sau khi về đến nhà máy, sữa tươi nguyên liệu được lấy mẫu và kiểm tra
chỉ tiêu chất lượng: nhiệt độ sữa, cảm quang, thử cồn, độ axit, hàm lượng các
chất,... và được kiểm tra định kỳ bởi cơ quan thứ ba để chứng minh sự phù hợp
với tiêu chuẩn chất lượng ATTP
Một số chỉ tiêu cụ thể về chất lượng cần đảm bảo đối với sự tươi nguyên
liệu theo TCVN 7405:2009 (tiêu chuẩn Việt Nam về sữa tươi nguyên liệu):
+ Chỉ tiêu cảm quan:

30
Tiêu chí Yêu cầu

Màu sắc Màu trắng đến màu kem nhạt

Mùi vị Đặc trưng của sữa tươi tự nhiên,


không có mùi, không có vị lạ

Trạng thái Dịch thể đồng nhất

+ Chỉ tiêu lý-hóa:

+ Các chất nhiễm bẩn:


● Hàm lượng kim loại nặng:

● Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: đảm bảo

31
Dư lượng thuốc bảo vệ trong sữa tươi nguyên liệu
+ Chỉ tiêu vi sinh vật: ở mức cho phép

4.3. Tiêu chuẩn về nhà máy, phòng thí nghiệm


Hiện nay, hệ thống phòng thí nghiệm nội bộ của các nhà máy Vinamilk
đều có chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025 với hệ thống máy móc, trang thiết
bị hiện đại và đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn,
năng lực, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao.
Các chỉ tiêu, giới hạn và phương pháp kiểm nghiệm cả Vinamilk đều
được tuân theo các tiêu chuẩn quốc như tiên chuẩn của FAO (Tổ chức Lương
thực và nông nghiệp thế giới), FDA (Cục thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ),...
Vinamilk luôn tiên phong và đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất bằng
việc hiện đại hóa hệ thống nhà máy với việc đưa vào hoạt động hai siêu nhà máy
là Nhà máy sữa VN và Nhà máy sữa bột VN

32
5. Quy trình áp dụng ISO vào sản xuất
5.1. Tiêu chuẩn về nhà máy chế biến
Sau khi sữa được vận chuyển về các nhà máy chế biến sữa và được kiểm
tra nhiều lần mới cho sữa vào quy trình sản xuất.
Tại nhà máy sản xuất: có vai trò tiếp nhận nguyên liệu sữa từ trung tâm
thu mua sữa hoặc từ các nhà cung cấp nguyên liệu sửa nhập khẩu và thực hiện
các giai đoạn sản xuất. Nguyên liệu sữa được trải qua một quá trình chuẩn hóa,
bài khí, đồng hóa và thanh trùng sau cùng được đóng gói tạo ra sữa thành phẩm
Điểm nổi bật về quy trình sản xuất của Vinamilk: dây truyền sản xuất kín,
từ lâu Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO tại tất cả các nhà
máy trong hệ thống. Quá trình xử lý nhiệt được theo dõi nghiêm ngặt. Các chế
độ xử lý nhiệt được lựa chọn, cân nhắc để đảm bảo chất lượng, an toàn thực
phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng của sữa ở mức cao nhất. Ưu tiên chọn
các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực ngắn, đây là những công nghệ tiên
tiến trên thế giới.
5.2. Quy trình áp dụng vào sản xuất
Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO vào sản xuất tại Vinamilk bao gồm các bước
sau:
1. Đề ra kế hoạch: Các bộ phận liên quan đề ra kế hoạch triển khai hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Kế hoạch này cần được phê duyệt
bởi Ban lãnh đạo.
2. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: Vinamilk xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001, bao gồm các quy trình và tài
liệu hỗ trợ.
3. Đào tạo nhân viên: Vinamilk đào tạo nhân viên về hệ thống quản lý chất
lượng và tiêu chuẩn ISO để đảm bảo tất cả các nhân viên hiểu rõ và thực
hiện đúng các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
4. Thực hiện các quy trình kiểm soát chất lượng: Vinamilk thực hiện các quy
trình kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm tra nguyên liệu, quy trình sản
xuất, kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng và theo dõi chất lượng sản
phẩm sau khi bán hàng.
5. Kiểm tra và đánh giá: Các bộ phận liên quan kiểm tra và đánh giá kết quả
của các quy trình kiểm soát chất lượng. Nếu có bất kỳ sự cố hay khuyết
33
điểm nào, các bộ phận này sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục để đảm bảo
chất lượng sản phẩm.
6. Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng: Vinamilk liên tục nâng cao hệ
thống quản lý chất lượng bằng cách đánh giá, phân tích và cải tiến các
quy trình và tiêu chuẩn ISO.
5.3. Quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm
Quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm của Vinamilk bao gồm các bước sau:
1. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu: Vinamilk kiểm tra chất lượng nguyên
liệu trước khi đưa vào quy trình sản xuất. Các thử nghiệm này bao gồm
kiểm tra hàm lượng đường, protein, lipid, vi khuẩn và các chất khác.
2. Kiểm tra quy trình sản xuất: Vinamilk kiểm tra các quy trình sản xuất như
xử lý nguyên liệu, chế biến và đóng gói để đảm bảo chất lượng sản phẩm
đáp ứng các tiêu chuẩn.
3. Kiểm tra sản phẩm: Vinamilk kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng cách lấy
mẫu từ các lô sản phẩm và thực hiện các thử nghiệm trên các chỉ tiêu chất
lượng như độ đặc, độ béo, đường, protein, vitamin và khoáng chất.
4. Kiểm tra thực phẩm: Vinamilk kiểm tra các sản phẩm thực phẩm trước
khi xuất xưởng để đảm bảo chất lượng và đúng hạn sử dụng.
5. Đánh giá khách hàng: Vinamilk thường đánh giá chất lượng sản phẩm
thông qua phản hồi của khách hàng. Công ty sẽ cố gắng đáp ứng các yêu
cầu và phản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
6. Kiểm tra và đánh giá liên tục: Vinamilk kiểm tra và đánh giá liên tục quá
trình sản xuất và chất lượng sản phẩm để tìm kiếm các cải tiến và nâng
cao chất lượng sản phẩm.
6. Tiêu chuẩn ISO trong quy trình đóng gói
Tiêu chuẩn chất lượng bao bì
Sữa của Công ty Vinamilk áp dụng công nghệ chế biến tiệt trùng UHT
với quy trình xử lý nhiệt siêu cao và làm lạnh cực nhanh giúp tiêu diệt hết vi
khuẩn, vi sinh vật hay các loại nấm có hại,... đồng thời giữ lại tối đa các chất
dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên của sản phẩm. Sữa thành phẩm sau đó được đóng
gói trong bao bì giấy tiệt trùng 6 lớp ở môi trường hoàn toàn vô trùng, trong mỗi
lớp sẽ có một chức năng khác nhau. Nhờ vậy giúp ngăn 100% ánh sáng và vi
khuẩn có hại từ không khí (nguyên nhân chính khiến thực phẩm bị biến chất)
34
xâm nhập vào. Toàn bộ quy trình chế biến và đóng gói trên đều được thực hiện
trên dây chuyền hoàn toàn tự động hóa. Các sản phẩm sữa Vinamilk nhờ vậy rất
an toàn và có hạn dùng tới 6 tháng mà không cần dùng chất bảo quản và giữ
lạnh
Bao bì nhẹ, có tính bảo vệ môi trường, tiện ích cho sử dụng chuyên chở,
phân phối và bảo quản sản phẩm ở thời gian dài, đảm bảo chất lượng tươi ban
đầu.

Hình 6.1: Tiêu chuẩn chất lượng bao bì


● Cấu trúc bao bì gồm 6 lớp:
+ Lớp 1: màng HDPE chống thấm nước, bảo vệ lớp in bên trong bằng giấy
và tránh bị trầy xước
+ Lớp 2: giấy in ấn trang trí và in nhãn
+ Lớp 3: màng kép giữa giấy kraft và nhôm có thể gấp nếp tạo hình dáng
hộp. Lớp này có độ cứng và dài chịu được những va chạm cơ học
+ Lớp 4: màng copolymer của PE lớp keo kết dính giữa giấy kraft và màng
nhôm
+ Lớp 5: polyethylene PE ngăn chặn độ ẩm, ánh sáng, khí và hơi
+ Lớp 6: lớp mực in trên giấy (đã phủ lớp PE) dành cho hình ảnh, thông tin
sản phẩm
Bao bì đã sử dụng loại plastics PE lặp lại 4 lần với ba chức năng khác
nhau. Mỗi lớp màng PE được sử dụng với mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao
như: tạo lớp che phủ bên ngoài cùng màng HDPE, tạo lớp màng trong cùng dễ
hàn nhiệt (ghép mí than bằng LDPE chỉ áp dụng nhiệt độ hàn khoảng 110 đến
120 độ C)
35
=>>Nhờ quy trình quản lý nghiêm ngặt và đạt chuẩn mà đến nay, các sản phẩm
Sữa của Vinamilk đã xuất khẩu được vào 26 quốc gia, trong đó có các thị
trường khó tính như Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ
Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông…
Tiêu chuẩn sữa sau khi đóng hộp

Chỉ tiêu lý-hóa trong tổng sản phẩm

Chỉ tiêu về bao bì

Chỉ tiêu Yêu cầu

Hình dạng Phải kín, không bị méo

Trọng lượng sữa Phải đủ, đúng tiêu chuẩn

Hạn sử dụng Ghi rõ ràng trên vỏ hộp

36
7.Hệ thống quản lý đánh giá và điều chỉnh chất lượng
a. Đánh giá dựa trên kết quả hoạt động
Quá trình kiểm soát chất lượng sữa của Vinamilk rất hiếm khi xảy ra sai
sót do quy trình sản xuất được khép kín hoàn toàn và được theo dõi thường
xuyên nhờ máy tính. Nếu có xảy ra các sai sót về chất lượng chủ yếu xảy ra
trong quá trình vắt sữa và vận chuyển. Đây là hai giai đoạn quan trọng vì vi
khuẩn dễ dàng xâm nhập nhất. Vinamilk thực hiện công tác đánh giá rất thường
xuyên, gắn liền với mỗi quy trình sản xuất, điều này tránh những sai sót lớn và
giúp điều chỉnh sai sót kịp thời
b. Điều chỉnh sai lệch
Bước này cần thiết nếu có sai lệch của hoạt động và kết quả so với tiêu
chuẩn và quan phân tích cho thấy rằng cần điều chỉnh.
- Chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết
- Điều chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện, tránh gây tác dụng xấu
- Phải tính tới hậu quả sau khi điều chỉnh
- Tránh để lỡ thời cơ, tránh bảo thủ
- Tùy điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chỉnh cho hợp lý
Toàn bộ quá trình lấy mẫu, phân tích, xác định tiền sữa chi trả cho hộ
chăn nuôi bò tại Vinamilk, nếu xuất hiện chênh lệch giữa tiêu chuẩn và chất
lượng sản phẩm thực tế, ngay sau đó đều có những điều chỉnh và xử lý phù hợp
về máy móc và chất lượng

8.Đánh giá hệ thống quy trình kiểm soát chất lượng của Vinamilk
Ưu điểm
Quy mô công ty lớn và là thương hiệu được khách hàng trong nước và thế
giới tín nhiệm nên rất thuận lợi về vốn, công nghệ, tài chính … Từ đó phát huy
được nguồn lực, mở rộng đầu tư, ứng dụng và đổi mới thiết bị công nghệ nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quan niệm về chất lượng của tổng công ty Vinamilk là luôn lấy chất
lượng sản phẩm là kim chỉ nam cho định hướng phát triển của công ty. Vì vậy,
việc áp dụng tiêu chuẩn ISO được triển khai đến nhân viên một cách dễ dàng
hơn.
37
Quy trình kiểm soát chặt chẽ từ kiểm soát đàn bò, chất lượng sữa đến các
yếu tố bên ngoài như thiết bị, máy móc để từ đó cho ra thị trường các sản phẩm
về sữa có chất lượng tốt nhất.
Nhược điểm
Một trong những nhược điểm đầu tiên trong việc áp dụng tiêu chuẩn iso
của Vinamilk là thiểu hụt nguồn sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, hiện tại, Vinamilk
đã phần nào khắc phục được khó khăn này bằng việc nhập bò sữa từ Úc và
Newzealand và xây dựng hệ thống trang trại hiện đại.
Trong quá trình phân phối, Vinamilk gặp khó trong việc quản lí các đại lý
đặc biệt là vùng sâu vùng xa (không quản lý được chất lượng bảo quản sản
phẩm tại các khu vực này) sản phẩm tới tay người tiêu dùng không đạt được
chất lượng như ban đầu dù đã áp dụng tiêu chuẩn ISO nghiêm ngặt trong những
khâu trước.
Khó thay đổi thói quen, tư duy , văn hóa và phương pháp làm việc đối với
phần đông người lao động, đặc biệt là công nhân cũng là một khó khăn đáng kể.
Việc thay đổi cách thức làm việc để phù hợp với phương thức quản lý mới theo
chuẩn ISO không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, hiện tại, với sự cố gắng nỗ
lực và kiên trì của mọi người, Vinamilk đã thật sự đạt được những thành công
nhất định.
Mặc dù đã áp dụng tiêu chuẩn ISO và công nhận về chất lượng sữa,
nhưng do thị trường sữa khốc liệt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Duch
lady, TH true milk v.v…nên một bộ phận khách hàng vẫn bâng khuâng trong
việc lựa chọn sản phẩm sữa .Mặt khác, tiêu chuẩn ISO ngày nay được rất nhiều
doanh nghiệp áp dụng thiếu đi sức cạnh tranh như ban đầu.

9.Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Vinamilk
⮚ Nâng cao nhận thức CBNV làm việc tại các nhà máy sữa về hệ thống
quản trị chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn ISO 
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn theo ISO 9001:2008, cần thiết phải
hiểu đúng các yêu cầu đặt ra của tiêu chuẩn. 
Đào tạo về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho
những người trong bộ phận như tiếp thị, bán hàng, cung ứng, sản xuất..vv...  Đào
tạo mọi cấp độ quản lý, kể cả cấp lãnh đạo cao nhất, phải có hiểu biết về hệ

38
thống quản lý chất lượng. Đào tạo về phương pháp và cách thực hiện HTQTCL
tương ứng với tiêu chuẩn ISO 9001. Cần tổ chức đánh giá sau đào tạo
⮚ Khuyến khích mọi thành viên tham gia vào hệ thống hệ thống quản lý
chất lượng.
Sự quan tâm của mọi người vào hệ thống quản trị chất lượng quyết định
sự thành công của hệ thống. Trách nhiệm của lãnh đạo là tạo ra động lực,
khuyến khích nhân viên tham gia vào hệ thống chất lượng, tạo môi trường thực
hiện và cần có chính sách khuyến khích rõ ràng. 
⮚ Nâng cao chất lượng đánh giá nội bộ 
Hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến tình trạng và tầm quan
trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá, cũng như kết quả của các
cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi, tần suất và các phương pháp đánh giá
phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh
giá phải đảm bảo được tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá. Trong
quá trình đánh giá nội bộ, khi phát hiện sự không phù hợp, phải tiến hành các
hành động khắc phục. Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt vi động:
đánh giá nội bộ - xem xét của lãnh đạo - cải tiến. 
⮚ Đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng.
Các công cụ thống kê được sử dụng rất hiệu quả trong việc kiểm soát chất
lượng. Công cụ thống kê trợ giúp cho việc nhận dạng được vấn đề liên quan tới
chất lượng. Cải tiến chất lượng không thể thiếu các công cụ thống kê. 
Sử dụng tốt kỹ thuật và các công cụ quản lý sẽ giúp cho việc phân tích,
kiểm soát được chính xác từ đó sẽ tạo điều kiện đưa ra các biện pháp khắc phục
cũng như biện pháp phòng ngừa đảm bảo cho việc quản lý tiết kiệm chi phí nâng
cao hiệu quả kinh doanh. 
Sử dụng tốt bốn nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO
9001:2008: Hoạch định, Thực hiện, Kiểm tra, Điều chỉnh, Cải tiến. 
⮚ Tăng cường kiểm soát sản phẩm không phù hợp 
Cần xác lập một quy trình để xem xét và xử lý các vấn đề không phù hợp
đã được nhận biết. Cần lưu ý các hướng tiêu cực để cải tiến đó cũng là đầu vào
của xem xét của lãnh đạo khi xem lại mục tiêu và nhu cầu nguồn lực. Người
thực hiện việc xem xét cần có khả năng đánh giá toàn bộ các ảnh hưởng của sự
không phù hợp, có quyền hạn, nguồn lực để xử lý sản phẩm không phù hợp và
xác định các hành động khắc phục thích hợp. Khách hàng hoặc các bên quan

39
tâm khác có thể yêu cầu được tham gia vào việc chấp nhận cách xử lý sự không
phù hợp. 
⮚ Tăng cường đo lường sự hài lòng của khách hàng 
Đo lường và theo dõi sự thoả mãn của khách hàng dựa trên việc xem xét
các thông tin của khách hàng. Việc thu thập thông tin có thể chủ động hay bị
động. Tiêu chuẩn đòi hỏi công ty phải có biện pháp tìm kiếm thông tin về sự
cảm nhận của khách hàng. Lãnh đạo phải tích cực xác định mức độ thỏa mãn
của khách hàng, coi đó là công cụ sống còn và là đầu vào của việc xem xét của
lãnh đạo để có cơ hội cải tiến liên tục. Có nhiều nguồn thông tin liên quan đến
khách hàng, công ty cần thiết lập các quá trình có hiệu lực và hiệu quả để thu
thập, phân tích và khai thác thông tin này cho việc cải tiến hiệu năng của công
ty. Sau khi đã có thông tin, cần phân tích các thông tin này để xác định các cơ
hội cải tiến và cần hợp tác với khách hàng để xác định nhu cầu cho tương lai.

40
TỔNG KẾT
Có thể thấy, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ được coi là một trong
những công việc then chốt với ý nghĩa cực kì quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề
sống còn và phát triển của một doanh nghiệp. Đồng thời, làm tốt khâu này,
doanh nghiệp sẽ tạo cho mình uy tín cùng vị thế cạnh tranh để có chỗ đứng
trong thị trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt. Để làm được những
điều này, các doanh nghiệp không chỉ nên tập trung vào việc xây dựng định mức
kinh tế kỹ thuật mà còn nâng cao hệ thống quản lý chất lượng của bản thân
mình.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lù Mai Khánh Nhật (2022), “Quy trình kiểm soát của Vinamilk”, truy cập lần
cuối ngày 4 tháng 4 năm 2023
2. Chứng nhận về chất lượng & hệ thống quản lý, Vinamilk, truy cập lần cuối
ngày 4 tháng 4 năm 2023, từ
<https://www.vinamilk.com.vn/vi/mobile/cai-tien-doi-moi/chung-nhan-ve-chat-
luong-va-cac-he-thong-quan-ly-khac>
3.Đặng Tú (2016), “Nhà máy sản xuất sữa Vinamilk tại Bình Dương, Việt
Nam”, truy cập lần cuối ngày 4 tháng 4 năm 2023,
4. Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm sữa Vinamilk, truy cập lần cuối
ngày 4 tháng 4 năm 2023, từ
<https://khotrithucso.com/doc/p/he-thong-kiem-soat-chat-luong-san-pham-sua-
cua-vinamilk-1568322>
5. Tổ chức sản xuất công ty May 10, truy cập lần cuối ngày 4 tháng 4 năm 2023,
từ
<https://laodongdongnai.vn/day-chuyen-san-xuat-cua-cong-ty-may-10-
1649593434/>
6.Tình hình hoạt động công ty May 10, truy cập lần cuối ngày 4 tháng 4 năm
2023, từ
<https://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-tinh-hinh-hoat-dong-o-cong-ty-may-10-
93452/>
7.Vinamilk (2023), “Báo cáo tài chính hợp nhất 2022”, truy cập lần cuối ngày 4
tháng 4 năm 2023
8.Website May 10, truy cập lần cuối ngày 4 tháng 4 năm 2023, từ
<https://may10.vn/>
9.Website Vinamilk, truy cập lần cuối ngày 4 tháng 4 năm 2023, từ
<https://www.vinamilk.com.vn/vi>

42

You might also like