You are on page 1of 8

BÀI 35. VAI TRÒ.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ


NGÀNH DỊCH VỤ
Câu 1. Dịch vụ không phải là ngành?
A. Góp phần giải quyết việc làm.
B. Làm tăng giá trị hàng hóa nhiều lần.
C. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
D. Phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Câu 2. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Hoạt động đoàn thể. B. Hành chính công.
C. Hoạt động buôn, bán lẻ. D. Thông tin liên lạc.
Câu 3. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm
ngành
A. dịch vụ công. B. dịch vụ tiêu dùng. C. dịch vụ kinh doanh. D. dịch vụ cá nhân.
Câu 4. Các hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục, thể dục thể thao . thuộc về nhóm
ngành
A. dịch vụ cá nhân. B. dịch vụ kinh doanh. C. dịch vụ tiêu dùng. D. dịch vụ công.
Câu 5. Ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ?
A. Thông tin liên lạc. B. Bảo hiểm.
C. Du lịch. D. Xây dựng.
Câu 6. Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là
A. quy mô, cơ cấu dân số. B. mức sống và thu nhập thực tế.
C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
Câu 7. Ở nhiều nước người ta chia các ngành dịch vụ ra thành các nhóm là
A. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công.
B. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ cá nhân.
C. Dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh.
D. Dịch vụ cá nhân, dịch vụ hành chính công, dịch vụ buôn bán.
Câu 8. Ngành nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?
A. Tài chính, bảo hiểm. B. Thông tin liên lạc. C. Giao thông vận tải. D. Hành chính công.
Câu 9. Dịch vụ kinh doanh gồm
A. vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh tài sản, tư vấn.
B. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ cá nhân.
C. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, khách sạn, nhà hàng, khoa học công nghệ.
D. vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh tài sản, giáo dục.
Câu 10. Ngành dịch vụ nào duới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Hoạt động đoàn thể. B. Hành chính công. C. Bán buôn, bán lẻ. D. Thông tin liên lạc.
Câu 11. Những hoạt động nào sau đây được xếp vào nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Giáo dục, y tế và bất động sản. B. Tài chính, bán buôn và bán lẻ.
C. Vận tải, bảo hiểm và viễn thông. D. Bán buôn, du lịch và giáo dục.
Câu 13. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính bảo hiểm…thuộc nhóm dịch vụ
A. công. B. kinh doanh. C. tiêu dùng. D. sản xuất.
Câu 14. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ là.
A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. B. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
Câu 15. Khu vực nào có cơ cấu ngành hết sức phức tạp?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng.
Câu 16. Trung tâm dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam là
A. Đà Nẵng. B. Nha Trang. C. Hải Phòng. D. TP Hồ Chí Minh.
Câu 17. Ngành nào sau đây được xếp vào nhóm dịch vụ kinh doanh?
A. Bảo hiểm. B. Giáo dục. C. Thể dục thể thao. D. Y tế.
Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sự phân bố ngành dịch vụ phát triển mạnh?
A. Phân bố gần khu dân cư. B. Xa khu dân cư.
C. Gần tuyến đường giao thông. D. Gần cảng.
1
Câu 19. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch là.
A. trình độ phát triển kinh tế đất nước. B. mức sống và thu nhập thực tế của người dân.
C. sự phân bố các điểm du lịch. D. sự phân bố các tài nguyên du lịch.
Câu 20. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với
A. trung tâm công nghiệp. B. ngành kinh tế mũi nhọn.
C. sự phân bố dân cư. D. ngành kinh tế trọng điểm.
Câu 21. Ngành nào sau đây được coi là “ngành công nghiệp không khói’’?
A. Du lịch. B. Kiểm toán. C. Bảo hiểm. D. Ngân hàng.
Câu 23. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế?
A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước.
C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ. D. Thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn.
Câu 24. Tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?
A. Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. B. Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
C. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. D. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
Câu 27. Cơ cấu dân số có trẻ em đông thì đặt ra yêu cầu phát triển ngành dịch vụ nào?
A. Các khu an dưỡng. B. Các khu văn hóa. C. Trường học, nhà trẻ. D. Hoạt động đoàn thể.
BÀI 36 + 37. ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Câu 1. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là


A. sự chuyên chở người và hàng hóa. B. phương tiện giao thông và tuyến đường.
C. sự tiện nghi và sự an toàn của hành khách. D. các loại xe vận chuyển và hàng hóa.
Câu 2. Ý nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải?
A. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội.
B. cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất.
C. phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân được thuận tiện.
D. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư và lao động.
Câu 3. Đâu không phải là tiêu chí để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?
A. Khối lượng vận chuyển. B. Khối lượng luân chuyển.
C. Cự li vận chuyển trung bình. D. Sự hiện đại của các loại phương tiện.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?
A. cự li vận chuyển trung bình tính bằng km.
B. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.
C. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở.
D. khối lượng luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn. km.
Câu 6. Loại động vật nào sau đây có thể dùng làm phương tiện dùng để vận chuyển ở vùng hoang mạc?
A. Bồ câu. B. Tuần lộc. C. Lạc đà. D. Ngựa.
Câu 7. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng vì
A. tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới.
B. tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa.
C. chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của con người trong một quốc gia.
D. chỉ gắn hoạt động trong nước với các quốc gia trong khu vực.
Câu 8. Nhược điểm lớn nhất của ngành đường ôtô là
A. chí phí xây dựng cầu đường quá lớn. B. tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm.
C. gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường. D. độ an toàn chưa cao thường xuyên xảy ra tai nạn.
Câu 9. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là
A. ít gây ra những vấn đề về môi trường. B. vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn.
C. tốc độ vận chuyển nhanh nhất. D. an toàn và tiện nghi.
Câu 10. Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới?
A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 11. Quốc gia nào hiện nay có đội tàu buôn lớn nhất thế giới?
A. Hoa Kì. B. Anh. C. Ôx-trây-li-a. D. Nhật Bản.
Câu 12. Ưu điểm của ngành giao thông vận tải đường ô tô
A. vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh.
2
B. vận chuyển được các hàng nặng, ổn định, giá rẻ.
C. tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
D. tốc độ vận chuyển nhanh mà không phượng tiện nào sánh kịp.
Câu 13. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, cơ sở hạ tầng cần đi trước một bước là
A. giao thông vận tải. B. mạng lưới y tế. C. thông tin liên lạc. D. cơ sở giáo dục.
Câu 15. Loại hình vận tải có tính cơ động, khả năng thích ứng cao với mọi loại địa hình, đạt hiệu quả kinh tế cao trên các
cự li ngắn và trung bình là giao thông đường
A. sắt. B. ô tô. C. sông. D. biển.
Câu 16. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải?
A. Điều kiện tự nhiên. B. Các ngành sản xuất. C. Phân bố dân cư. D. Phát triển đô thị.
Câu 17. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là
A. khối lượng hàng hóa vận chuyển. B. sự chuyên chở hành khách và hàng hóa.
C. số lượng hành khách chuyên chở. D. cự li vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Câu 18. Ưu điểm nổi bật của ngành hàng không là
A. cước phí vận chuyển rẻ. B. khối luợng vận chuyển lớn.
C. ít gây ô nhiễm môi trường. D. tốc độ vận chuyển nhanh.
Câu 19. Quốc gia và khu vực nào sau đây tập trung số lượng sân bay lớn nhất thế giới?
A. Hoa Kì và Đông Âu. B. Hoa Kì và Tây Âu.
C. Hoa Kì và Bắc Á. D. Liên Bang Nga và Châu Âu.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của ngành giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân?
A. Tạo mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
B. Tạo các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
C. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở vùng xa.
D. Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong và ngoài nước.
Câu 22 Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng
A. tốc độ vận chuyển nhanh và thời gian vận chuyển ngắn.
B. thời gian vận chuyển ít và khối lượng luân chuyển nhiều.
C. khối lượng luân chuyển nhiều và tốc độ vận chuyển nhanh.
D. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho người và hàng hóa.
Câu 23. Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?
A. khí hậu. B. địa hình. C. sông ngòi. D. sinh vật.
Câu 24. Nhân tố nào sau đây quy định sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải?
A. tài nguyên thiên nhiên. B. điều kiện tự nhiên.
C. sự phân bố dân cư. D. sự phát triển công nghiệp.
Câu 25. Những khu vực nằm gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông thường là nơi tập trung
A. các vùng nông nghiệp chủ chốt. B. các danh lam, di tích lịch sử.
C. các khu vực nhiều khoáng sản. D. các ngành sản xuất, dân cư.
Câu 26. Ý nào sau đây thể hiện giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất, vừa mang
tính dịch vụ?
A. vai trò của ngành giao thông vận tải. B. đặc điểm của ngành giao thông vận tải.
C. điều kiện để phát triển giao thông vận tải. D. trình độ phát triển giao thông vận tải.
Câu 28. Yếu tố nào sau đây có tác động thúc đẩy đến sự phát triển ngành giao thông đường biển?
A. Nhu cầu về tài nguyên, nguyên liệu để sản xuất. B. Do sự mở rộng buôn bán quốc tế.
C. Do sự phát triển của nền kinh tế. D. Quan hệ quốc tế được mở rộng.
Câu 29. Loại phương tiện vận tải nào phối hợp tốt với tất cả các loại phượng tiện vận tải khác?
A. Đường ô tô. C. Đường thủy. B. Đường hàng không. D. Đường sắt.
Câu 30. Ưu điểm nào không phải của loại hình giao thông vận tải đường biển?
A. vận chuyển dầu thô và sản phẩm từ dầu mỏ. B. khối lượng luân chuyển hàng hóa khá lớn.
C. đảm nhận vận chuyển quốc tế. D. vận tốc nhanh không phương tiện nào sánh kịp.
Câu 31. Ưu điểm nào không phải của loại hình giao thông đường ô tô?
A. Có hiệu quả cao ở cự li ngắn và trung bình.
B. Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác.
C. Vận chuyển được hàng nặng trên tuyến đường xa, giá rẻ.
3
D. Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
Câu 32. Nhược điểm nào không phải của loại hình giao thông vận tải đường hàng không?
A. Cước phí rất đắt. B. Trọng tải thấp.
C. Khí thải gây thủng tầng ôdôn. D. Vận tốc chậm.
Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?
A. Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người, hàng hóa.
B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ, sự tiện nghi.
C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, luân chuyển.
D. Số lượng hành khách luân chuyển đo bằng đơn vị tấn. km.
Câu 34. Nhân tố ảnh hưởng đến loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tảilà
A. đặc điểm dân cư. B. điều kiện kinh tế. C. điều kiện tự nhiên. D. nguồn vốn đầu tư.
Câu 35. Ngành vận tải có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới là
A. đường ô tô. B. đường sắt. C. đường biển. D. đường ống.
Câu 36. Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?
A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.
B. Quyết định sự phát triển mạng lưới giao thông vận tải.
C. Quy định mật độ, mạng lưới các tuyến đường giao thông.
D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
Câu 37. Hậu quả nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ô tô là
A. ô nhiễm môi trường. B. tai nạn giao thông. C. ách tắc giao thông. D. ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 38. Đối với hoạt động sản xuất, ngành giao thông vận tải không có vai trò nào sau đây?
A. Vận chuyển sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
B. Cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu cho sản xuất.
C. Giúp các hoạt động sinh hoạt người dân thuận tiện.
D. Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra bình thường.
Câu 39. Chất lượng sản phẩm của giao thông vận tải không được đo bằng
A. tốc độ chuyên chở. B. sự tiện nghi cho khách.
C. sự chuyên chở người. D. an toàn cho hàng hóa

BÀI 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI

Câu 1. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ?
A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Di sản văn hóa, lịch sử.
C. Phân bố điểm dân cư. D. Mức sống và nhu cầu thực tế.
Câu 2. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả
A. tăng. B. giảm. C. ổn định. D. biến động.
Câu 3. Thị trường hoạt động theo quy luật
A. cung và cầu. B. mua và bán. C. sản xuất và tiêu dùng. D. xuất và nhập.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngành ngoại thương?
A. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
C. Liên kết thị trường các vùng trong một nước. D. Hợp tác sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Câu 5. Người tiêu dùng luôn luôn mong cho
D. thị trường biến động. B. cung nhỏ hơn cầu. C. cung và cầu cân bằng. A. cung lớn hơn cầu.
Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu?
A. Hàng hóa có nguy cơ khan hiếm. B. Giá cả có xu hướng tăng lên.
C. Sản xuất có nguy cơ đình trệ. D. Hàng hóa được tự do lưu thông.
Câu 7. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng là
A. thị trường. B. hàng hóa. C. thương mại. D. tiền tệ.
Câu 8. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ nào sau đây?
A. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực.
C. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. D. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.
Câu 9. Giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng không có lợi cho người
sản xuất và người bán khi
4
A. cung nhỏ hơn cầu. B. cung và cầu cân đối. C. thị trường biến động. D. cung lớn hơn cầu.
Câu 10. Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ
A. trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. B. xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới.
C. nhập khẩu hàng hóa từ các nước trên thế giới. D. quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
Câu 11. Thị trường là
A. nơi gặp gỡ giữa các nhà sản xuất. B. nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
C. nơi diễn ra hai hoạt động xuất và nhập khẩu. D. nơi cung cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ.
Câu 12. Hàng hoá là
A. sản phẩm đem ra thị trường để bán và trao đổi để thu giá trị.
B. vật chất do con người tạo ra rất đa dạng phục vụ người dân.
C. sự kết tinh sức lao động của con người trong một thời gian nhất định.
D. sản phẩm dùng để cho con người sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Câu 13. Tiền được xem là
A. hàng hoá được đưa ra thị trường để trao đổi. B. vật chất do con người tạo ra.
C. hàng hoá đặc biệt xuất hiện từ trong hàng hoá. D. giá trị để lưu thông trên thị trường.
Câu 14. Cán cân xuất nhập khẩu là
A. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương.
B. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu.
C. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất.
D. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu.
Câu 15. Thị trường hoạt động theo quy luật
A. hàng hoá. B. cung - cầu. C. cầu – cung. D. giá trị.
Câu 16. Theo cách phân loại, ngành thương mại được chia làm
A. ba phân ngành. B. hai phân ngành. C. bốn phân ngành. D. năm phân ngành.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của thương mại đối với đời sống người dân?
A. Thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng.
B. Thay đổi cả về số lượng và chất lượng sản xuất.
C. Thúc đẩy hình thành các ngành chuyên môn hóa.
D. Thúc đẩy sự phân công lao động phân công lao động.
Câu 18. Thương mại gồm những hoạt động nào?
A. Nội thương và ngoại thương. B. Xuất khẩu và nhập khẩu.
C. Tài chính và ngân hàng. D. Bên mua và bên bán.
Câu 19. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ
A. trong một quốc gia. B. giữa các quốc gia. C. trên phạm vi toàn cầu. D. giữa các châu lục.
Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng khi trong một quốc gia có sự phát triển của ngành ngoại thương?
A. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.
C. Làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới.
D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển của ngành nội thương của một quốc gia?
A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.
B. Phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
C. Phục vụ tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
D. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Câu 22. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong
nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển?
A. Tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất.
B. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
C. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo đầu ra cho sản phẩm.
D. Chỉ có lợi cho các nhà sản xuất, không có lợi cho người tiêu dùng.
Câu 23. Hiện nay nhiều liên kết kinh tế trên thế giới xuất hiện, điều đó góp phần đẩy nhanh xu hướng toàn cầu hóa nền
kinh tế - xã hội thế giới là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhu cầu xuất khẩu lương thực, thực phẩm.
5
B. Nhu cầu về xuất khẩu hàng điện tử và tin học.
C. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có công nghệ cao.
D. Nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thế giới.
Câu 24. Trong thương mại, dịch vụ hoạt động nào sau đây đóng vai trì quan trọng?
A. Tiếp thị (ma-ket-tinh) và phân tích thị trường. B. Quảng cáo trên hệ thống các đài truyền hình.
C. Mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp. D. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.
Câu 25. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì hậu quả sẽ là
A. sản xuất và giá cả ổn định. B. sản xuất phát triển, giá cả tăng.
C. sản xuất và giá cả sẽ giảm. D. ngừng sản xuất trong một thời gian.
Câu 26. Để kích thích mở rộng sản xuất mạnh trên thị trường, các nhà kinh doanh cần biết
A. giá trị hàng hoá giảm. B. cung lớn hơn cầu.
C. cầu lớn hơn cung. D. người bán gặp khó khăn.
Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải là hàng hoá?
A. Máy móc, thiết bị. B. Quần áo, giày dép.
C. Lương thực, thực phẩm. D. Sức lao động của con người.
Câu 28. Nhập siêu là kết quả về cán cân thương mại của một nước ở vào tình trạng
A. thặng dư về mậu dịch. B. thâm hụt về mậu dịch.
C. cân bằng về mậu dịch. D. có ưu thế về thương mại.
Câu 29. Nội dung nào dưới đây nói lên chức năng của tiền tệ?
A. Loại hàng hoá đặc biệt. B. Vật ngang giá của hàng hoá.
C. Thước đo giá trị của hàng hoá. D. Mua hàng hoá, dịch vụ.
Câu 30. Điều nào sau đây nói lên động lực để phát triển nền kinh tế của một nước?
A. Sản xuất phát triển mạnh. B. Giá cả hàng hoá tăng nhanh.
C. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. D. Cầu lớn hơn cung.
Câu 31. Chính sách nhập khẩu tư bản của các nước đang phát triển sẽ tạo điều kiện
A. Ngoại thương sẽ phát triển mạnh.
B. Thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
C. Giá trị nhập khẩu tăng lên, nền kinh tế có điều kiện.
D. Giải quyết nhiều việc làm và hiện đại hoá cơ sở vật chất.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của nội thương?
A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một nước.
C. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất theo vùng.
D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Câu 33. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của thương mại?
A. Góp phần hướng dẫn tiêu dùng. B. Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
C. Gắn thị trường trong nước với thế giới. D. Đấy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước.
Câu 34. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngoại thương
A. tạo ra thị trường thống nhất trong nước.
B. gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
C. thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.
D. phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Câu 35. Ngành thương mại không có vai trò
A. điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng.
B. thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
C. tạo ra nguyên liệu, tư liệu, máy móc cho nhà sản xuất.
D. tạo ra thị yếu mới, nhu cầu mới cho người tiêu dùng.

BÀI 41 + 42. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Câu 1. Môi trường sống của con người bao gồm


A. tự nhiên, xã hội. B. tự nhiên, nhân tạo.
6
C. nhân tạo, xã hội. D. tự nhiên, xã hội và nhân tạo.
Câu 2. Môi trường tự nhiên có vai trò
A. rất quan trọng nhưng không quyết định.
B. không quan trọng sự phát triển loài người.
C. quyết định sự phát triển của xã hội loài người.
D. không thể thiếu sự tồn tại và phát triển xã hội loài người.
Câu 3. Tài nguyên thiên nhiên được phân thành
A. đất, nước, không khí và sinh vật. B. có thể bị hao kiệt và không bị hao kiệt.
C. tài nguyên phục hồi và không phục hồi. D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp.
Câu 4. Tài nguyên đất trồng được xem là
A. không thể phục hồi. B. có thể phục hồi. C. bị hao kiệt. D. vô tận.
Câu 5. Tài nguyên không bị hao kiệt là
A. khoáng sản. B. rừng. C. không khí. D. động vật.
Câu 6. Môi trường xã hội bao gồm
A. quan hệ sản xuất với tư liệu sản xuất.
B. giao tiếp và phân phối sản phẩm xã hội.
C. sức sản xuất và giao tiếp trong sản xuất xã hội.
D. quan hệ sản xuất, sức sản xuất, phân phối và giao tiếp.
Câu 7. Môi trường tự nhiên bao gồm
A. các mối quan hệ xã hội. B. các thành phần của tự nhiên.
C. nhà ở, máy móc, thành phố. D. chỉ khoáng sản và nước.
Câu 8. Sự phát triển ngành kinh tế nào là nguyên nhân chính gây ra vấn đề môi trường ở các nước phát triển?
A. Du lịch. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Ngoại thương.
Câu 9. Sự hạn chế về trữ lượng của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ờ tài nguyên nào sau đây?
A. Khoáng sản. B. Đất. C. Sinh vật. D. Khí hậu.
Câu 10. Các nước phát triển đã bảo vệ môi trường tốt hơn do sự phát triển
A. ngành công nghiệp. B. đô thị. C. khoa học kĩ thuật. D. nông nghiệp.
Câu 11. Đâu là đặc điểm của các nước đang phát triển?
A. Rất giàu về tài nguyên. B. Có nhiều vốn đầu tư.
C. Có nhiều cán bộ khoa học- kĩ thuật. D. Kinh tế phát triển.
Câu 12. Việc khai thác khoáng sản mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển
gây hậu quả gì?
A. Kinh tế chậm phát triển. B. Ô nhiễm môi trường.
C. Nạn thất nghiệp. D. Cạn kiệt nguồn khoáng sản.
Câu 12. Môi trường bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là
A. tự nhiên. B. xã hội. C. địa lí. D. nhân văn.
Câu 13. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là
A. môi trường tự nhiên. B. môi trường nhân tạo. C. môi trường xã hội. D. môi trường địa lí.
Câu 14. Tài nguyên có thể phục hồi bao gồm
A. nước, khoáng sản. B. đất, sinh vật. C. đất, khoáng sản. D. khoáng sản, sinh vật.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phát triển bền vững?
A. Sự phát triển của hiện tại làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.
B. Sự phát triển của tương lai mà không làm ảnh hưởng tới sự phát triển ở hiện tại.
C. Sự phát triển phù hợp với hiện tại nhưng làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.
D. Sự phát triển đảm bảo cho hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.
Câu 16. Môi trường không có chức năng nào sau đây?
A. Là không gian sống của con người. B. Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Chứa đựng các chất thải do con người tạo ra. D. Quyết định sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 17. Môi trường có vai trò nào sau đây?
A. Là không gian sống của con người. B. Quyết định tới sự sống của con người.
C. Cung cấp nguồn tài nguyên cho con người. D. Rất quan trọng đối với sự sống của con người.
Câu 18. Ở nhóm nước có nền kinh tế phát triển ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Du lịch.
7
Câu 19. Theo công dụng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên được chia thành
A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp. B. tài nguyên nước, sinh vật, khoáng sản.
C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật. D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.
Câu 20. Môi trường nào sau đây không phải là môi trường sống của con người?
A. Môi trường tự nhiên. B. Môi trường xã hội. C. Môi trường nhân tạo. D. Môi trường kinh tế.
Câu 21. Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường?
A. Lỗ thủng tầng ô dôn. B. Nhiệt độ Trái Đất tăng.
C. Gia tăng hạn hán. D. Cạn kiệt khoáng sản.
Câu 22. Tài nguyên nào dưới đây không bị hao kiệt nhưng bị ô nhiễm?
A. Bức xạ mặt trời. B. Nước trên mặt đất. C. Gió. D. Địa nhiệt.
Câu 23. Điều nào sau đây nói lên sự khác biệt căn bản giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo?
A. Hình thành và phát triển theo quy luật của tự nhiên. B. Hình thành và phát triển do con người chi phối.
C. Nguồn gốc hình thành của môi trường. D. Một phần là tự nhiên và một phần là nhân tạo.
Câu 24. Điều kiện tồn tại và phát triển bền vững của xã hội loài người cần phải
A. bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.
B. sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
C. chăm lo phát triển xã hội ngày càng hiện đại và phồn vinh.
D. nâng cao chất lượng môi trường và đẩy mạnh khai thác khoáng sản.
Câu 25. Vì sao trong công nghiệp phải thay đổi công nghệ?
A. Nhu cầu của thị trường xuất khẩu. B. cồng kềnh, năng xuất cao tốn chi phí.
C. Sử dụng ít công nhân nên tạo ra ít sản phẩm. D. Công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường.
Câu 26. Vấn đề môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu vì nó ảnh hưởng đến
A. một quốc gia. B. một khu vực. C. một châu lục. D. toàn thế giới.
Câu 27. Đâu là vấn đề trong khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển?
A. Nguồn xuất khẩu chủ yếu thu ngoại tệ. B. Xuất khẩu sang các nước tư bản.
C. Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. D. Không chú trọng đến bảo vệ môi trường.
Câu 28. Hoạt động nào là nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh ở các nước đang phát
triển?
A. Phát triển du lịch sinh thái.
B. Phát triển công nghiệp và đô thị.
C. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng.
D. Đốt nương làm rẫy, phá rừng mở rộng diện tích canh tác.
Câu 29. Mục tiêu của sự phát triển bền vững mà con người đang hướng tới trong giai đoạn hiện nay là
A. Đảm bảo cho con người có đời sống tinh thần thật cao.
C. Nâng cao thu nhập cho con người lao động, và đời sống tinh thần.
D. Đảm bảo ổn định hoà bình trên thế giới, nâng cao đời sống vật chất cho con người.
B. Đảm bảo cho con người có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao trong môi trường lành mạnh.
Câu 30. Phát triển bền vững là sự phát triển
A. tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai. B. đảm bảo kinh tế phát triển nhanh.
C. giải quyết được vấn đề việc làm. D. không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Câu 31. Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm môi trường không khí là
A. Rác thải từ sinh hoạt. B. Khí thải từ các khu công nghiệp.
C. Phá rừng, đốt nương làm rẫy. D. Sử dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật.

You might also like