You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT YẾU TỐ

Bài 1. Một công ty dược phẩm thử nghiệm 3 công thức của một thuốc giảm đau chứng
đau nửa đầu. Thử nghiệm có 27 người tình nguyện, được chia thành 3 nhóm ngẫu nhiên,
mỗi nhóm 9 người. Người tình nguyện được uống thuốc trong khi đau và ghi lại mức độ
giảm đau theo thang chia từ 1-10 (10 là đau nhất). Hãy so sánh mức độ giảm đau trung
bình của các công thức (độ tin cậy 95%)?

Công thức A: [4; 5; 4; 3; 2; 4; 3; 4; 4]

Công thức B: [6; 8; 4; 5; 4; 6; 5; 8; 6]

Công thức C: [6; 7; 6; 6; 7; 5; 6; 5; 5]

Bài 2. Hãy so sánh độ hòa tan trung bình (%) ở thời điểm 30 phút của 3 lô sản phẩm của
tại một xí nghiệp dược như sau (độ tin cậy 95%):

Lô 1: [89; 93; 87; 80; 80; 87; 82; 68; 80; 83]

Lô 2: [83; 75; 75; 76; 77; 73; 80; 77; 77; 75]

Lô 3: [94; 78; 89; 85; 84; 84; 75; 75; 83; 83]

Bài 3. Một nghiên cứu được thực hiện để khảo sát sự khác nhau của việc tiếp nhận hàm
lượng calci (mg) hàng ngày ở 3 nhóm người trưởng thành: người với mật độ xương bình
thường, người có mật độ xương thấp có thể dẫn đến quá trình tạo xương và người bị
loãng xương. Dữ liệu thu được như sau:

Người có mật độ xương bình thường: [1200; 1000; 980; 900; 750; 800]

Người có mật độ xương thấp: [1000; 1100; 700; 800; 500; 700]

Người bị loãng xương: [890; 650; 1100; 900; 400; 350]

Hãy so sánh sự khác nhau của các nhóm này (Hệ số tin cậy 2,576).
Bài 4. Một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện để so sánh hiệu quả của chương trình
giảm cân: nhóm calori thấp, chất béo thấp, carbohydrate thấp và nhóm kiểm soát người
tham gia được chọn phân ngẫu nhiên các chương trình này và sau 8 tuần, việc giảm cân
sẽ được đo lường bằng sự chênh lệch giữa trọng lượng cân ban đầu và sau khi tham gia:
giá trị dương biểu thị việc giảm cân và giá trị âm là tăng cân (kg). Kết quả được ghi nhận
như sau:

Calori thấp: [8; 9; 6; 7; 3]

Chất béo thấp: [2; 4; 3; 5; 1]

Carbohydrate thấp: [3; 5; 4; 2; 3]

Kiểm soát: [2; 2; -1; 0; 3]

Hãy so sánh hiệu quả của các chương trình này (alpha = 0,05)?

Bài 5. Phân tích kiểm nghiệm 1 loại thuốc viên nén với 3 phương pháp kiểm nghiệm
khác nhau, hãy so sánh 3 phương pháp kiểm nghiệm có sự khác nhau không (độ tin cậy
95%).

Phương pháp A: [102; 101; 101; 100; 102]

Phương pháp B: [99; 100; 99; 101; 98]

Phương pháp C: [103; 100; 99; 104; 102]

Bài 6. Trong một thử nghiệm, 4 phòng thí nghiệm đã được gửi mẫu từ cùng một lô của
một dược phẩm và yêu cầu thực hiện 10 xét nghiệm và báo cáo kết quả (%), hãy xem có
sự khác biệt đáng kể dựa trên các phòng thí nghiệm thực hiện việc phân tích (độ tin cậy
95%)?

Lab A: [100,0; 99,8; 99,5; 100,1; 99,7; 99,9; 100,4; 100,0; 99,7; 99,9]
Lab B: [99,5; 100,0; 99,3; 99,9; 100,3; 99,5; 99,6; 98,9; 99,8; 100,1]

Lab C: [99,6; 99,3; 99,5; 99,1; 99,7; 99,6; 99,4; 99,5; 99,5; 99,9]

Lab D: [99,8; 100,5; 100,0; 100,1; 99,4; 99,6; 100,2; 99,9; 100,4, 100,1]

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN


Bài 1. Hai thang đo khác nhau được dùng để đo mức độ lo lắng của bệnh nhân khi nhập
viện. Phương pháp A là một công cụ kiểm tra được thiết lập sẵn, Phương pháp B là một
công cụ do các nhà nghiên cứu thiết lập và là công cụ nhanh hơn và dễ dàng quản lý hơn.
Có mối tương quan nào giữa hai phương pháp đo được sử dụng không?

Phương pháp A: [55; 66; 46; 77; 57; 59; 70; 57; 52; 36; 44; 55; 53; 67; 72]

Phương pháp B: [90; 117; 94; 124; 105; 115; 125; 97; 97; 78; 84; 112; 102; 112; 130]

Bài 2. Hai thuốc (A và B) thường được sử dụng cùng nhau để ổn định cho bệnh nhân sau
khi đột quỵ và liều lượng như nhau. Liều lượng sử dụng được dùng cho 8 bệnh nhân lấy
ngẫu nhiên từ các hồ sơ bệnh án trong khoảng thời gian 6 tháng trở lại đây.

Ngày: [3; 2; 4; 3; 2; 4; 4; 3]

Thuốc A (mg/kg): [2,8; 4,0; 1,5; 3,0; 3,7; 2,0; 2,4; 3,5]

Thuốc B (mcg/kg): [275; 225; 250; 225; 300; 225; 275; 275]

Bài 3. Người ta cho rằng hai phương pháp kiểm nghiệm sẽ tạo ra kết quả giống nhau khi
phân tích một loại thuốc. Sử dụng hai phương pháp kiểm nghiệm, một là phương pháp
hiện đang được sử dụng và một phương pháp đề xuất. Xem xét có mối tương quan cao
tồn tại không?

PP Chấp nhận: [90,1; 85,2; 79,7; 74,3; 60,2; 35,5; 24,9; 19,6]
PP Đề xuất: [89,8; 85,1; 80,2; 75,0; 61,0; 34,8; 24,8; 21,1]

PHÂN TÍCH HỒI QUY


Bài 1. Dữ liệu về liên quan giữa chiều cao và trọng lượng cơ thể như sau:

Chiều cao (cm): [117; 181; 165; 178; 173; 184; 162; 168; 164; 170]
Trọng lượng (kg): [74; 75; 63; 64; 65; 75; 56; 55; 55; 68]

Hãy thiết lập phương trình hồi quy với a = 0,05?

Bài 2. Hãy cho biết phương trình hồi quy OD = f (C) với dữ liệu sau đây:

Nồng độ (C): [5; 10; 25; 50; 100]

Mật độ quang (OD): [0,105; 0,201; 0,495; 0,893; 1,964]

Bài 3. Khảo sát chi phí sử dụng và phần trăm của thuốc kê đơn được mua trực tiếp từ nhà
cung cấp được thực hiện trên 10 nhà thuốc như sau:

Chi phí (USD): [25; 55; 50; 75; 110; 138; 90; 60; 10; 100]

Thuốc kê đơn (%): [10; 18; 25; 40; 50; 63; 42; 30; 5; 55]

Hãy thiết lập phương trình hồi quy với a = 0,05?

Bài 4. Kết quả định lượng bằng phương pháp HPLC, diện tích đỉnh phụ thuộc như thế
nào vào nồng độ qua dữ liệu sau đây? Hãy cho biết phương trình hồi quy giữa hai đại
lượng này (alpha = 0,05).

Nồng độ: [25; 50; 75; 100; 125; 150]

Diễn tích đỉnh: [77,155; 135,01; 193,9; 250,3; 310,86; 369,2]


Bài 5. Hãy thiết lập phương trình hồi quy dựa vào dữ liệu sau đây (α = 0,05):

Tỷ lệ sinh (%): [30; 38; 38; 43; 34; 42; 31; 32; 26; 34]

Tuổi thọ (năm): [66; 54; 43; 42; 49; 45; 64; 61; 61; 66]

You might also like