You are on page 1of 4

Câu 1:

a. Sai số ngẫu nhiên là loại sai số khiến cho kết quả đo khi thì lớn hơn, khi thì nhỏ hơn giá trị thực của đại lượng cần
đo. Vd: Không cẩn thận khi đo....
- Bằng cách thực hiện đo cẩn thận nhiều lần trong cùng điều kiện và xác định giá trị trung bình của nó dựa trên cơ sở
của phép tính xác suất thống kê.

b. Khi thước tròn quay đúng một vòng ứng với N = 50 độ chia thì đồng thời nó tịnh tiến một đoạn h = 0.5mm dọc
theo thước kép. Một độ chia trên thước tròn ứng với giá trị:
Δ = h / N = 0.5 / 50 = 0.01mm.
- Có 2 trường hợp xảy ra khi đó:
+ Nếu mép thước tròn nằm sát bên phải vạch chia thứ N của thước milimet ở phía trên đường chuẩn ngang,
đồng thời đường chuẩn ngang sát vạch thứ n của thước tròn thì: d = N + 0,01.n (mm)
+ Nếu mép thước tròn nằm sát bên phải vạch chia thứ N của thước milimet ở phía dưới đường chuẩn
ngang, đồng thời đường chuẩn ngang sát vạch thứ n của thước tròn thì: d = N + 0,5 + 0,01.n (mm)

Câu 2:
a. Hệ số nhớt đặc trưng cho tính chất chảy của chất lỏng.
b. 3 lực: Trọng lực p, lực đẩy acsimet Fa, lực ma sát nhớt Fms.
Câu 3:
a. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực F1 thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực F2 cùng phương, ngược chiều,
cùng độ lớn(cường độ) với lực F1. Khi bạn đẩy một chiếc xe đạp.
b. Cặp lực xuất hiện trong định luật III Newton là cặp lực trực đối, đặt trên hai vật khác nhau, vì có điểm đặt khác
nhau nên cặp lực không triệt tiêu nhau mà tồn tại song song nhau. Trong khi đó, cặp lực cân bằng có cùng điểm đặt
nên cặp lực này triệt tiêu nhau.

Câu 4:
a. Gia tốc a của một vật cùng hướng và tỷ lệ thuận với lực tổng hợp F tác dụng lên vật và tỷ lệ nghịch với khối lượng
m của vật đó.
b. Va chạm đàn hồi là sau va chạm, hai vật m1, m2 tách rời nhau và chuyển động với vận tốc khác nhau: v’1 # v’2.
Va chạm mềm là sau va chạm, hai vật m1, m2 gắn chặt vào nhau và chuyển dộng với cùng vận tốc v’.
- m1.v1 + m2.v2 = (m1 + m2).v’

Câu 5:
b. Chuyển động chậm dần. (thiếu)

Câu 7:
a. Khi vật a tác dụng lên vật B một lực F1 thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực F2 cùng phương, ngược chiều,
cùng độ lớn(cường độ) với lực F1: F1-> = - F2-> .
b. Cặp lực trực đối. Điểm đặt khác nhau nên không triệt tiêu nhau mà tồn tại song song.

Câu 8:

a. Làm quen và sử dụng bộ thiết bị vật lý MN-971A nhằm xác định hệ số nhớt của chất lỏng theo phương pháp
Stokes.  Bản chất của hệ số nhớt là khả năng chống lại sự chuyển động của chất lỏng khi có sự tác động bên ngoài.

b. Do lực ma sát giữa các phân tử chất lỏng với nhau.

Câu 9:

a. Khảo sát quá trình va chạm xuyên tâm giữa hai vật chuyển động trên băng đệm khí để nghiệm lại định luật bảo
toàn động lượng đối với quá trình va chạm đàn hồi và va chạm mềm.
- Giúp chúng ta nghiên cứu cách phân bố năng lượng động học trong quá trình va chạm giữa các vật thể có khối
lượng khác nhau. Điều này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà các vật thể tương tác với nhau.
b. m1 * v1 + m2 * v2 = m1 * v1’ + m2 * v2’. Khi hai vật va chạm ở cùng chiều nhau.

Câu 10:

b. Điện kế là một thiết bị đo điện được sử dụng để đo các thông số điện. Mạch cầu Wheatstone cân bằng khi ta thay
đổi giá trị của một trong các điện trở trong mạch cho đến khi dòng điện trong mạch cầu bằng 0.

Câu 11:

b. Khi một vật không chịu tác dụng của lực nào (Vật cô lập) hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không
(F-> = 0), nếu vật đó đang đứng yên thì nó tiếp tục đứng yên còn nếu vật đó đang chuyển động thì nó tiếp tục chuyển
động thẳng đều.
- (Không chắc)

1. Chuẩn bị một chiếc xe trượt được trang bị đệm khí, một sân trượt và một bộ cân để đo lực.

2. Đặt xe trượt lên sân trượt và xác định vị trí ban đầu của nó.

3. Áp dụng một lực đẩy với một giá trị nhất định lên xe trượt và đo lực đó bằng bộ cân.

4. Theo dõi chuyển động của xe trượt trên sân trượt và quan sát các thông số như vận tốc, gia tốc, và thời gian
di chuyển.

5. Sử dụng các thông số này để tính toán lực ma sát giữa bề mặt của xe trượt và sân trượt, và so sánh với lực
đẩy ban đầu để kiểm tra định luật I Newton.

Câu 12:
a. Làm quen với bộ thí nghiệm vật lý MC-965 (bánh xe có trục quay, quả nặng, dây treo, …) và biết cách xác định
momen quán tính của trụ đặc, lực ma sát trong ổ trục quay.
- h2 < h1 để đảm bảo rằng cực đại của mô-men quán tính xảy ra khi trục quay đi qua tâm của trụ, và để giảm thiểu
sai số trong đo lường.
b. Sai số là giá trị chênh lệch giữa giá trị đo được hoặc tính được và giá trị thực hay giá trị chính xác của một đại
lượng nào đó.
 Sai số trong đo chiều cao.

 Sai số trong đo thời gian.

 Sai số do lực kháng của không khí.

 Sai số do lực ma sát.

You might also like