You are on page 1of 6

NGUY CƠ NGẠT KHÍ TỪ ĐÁM ĐÔNG CHEN LẤN, GIẪM ĐẠP

Khuất Quang Sơn, Khoa 2, ĐHPCCC


Các sự kiện tập trung đông người rất đa dạng, đi kèm với đám đông là “Hiệu ứng
đám đông”. Hiệu ứng xảy ra có thể ngắn (cùng vỗ tay trong một bài phát biểu), trong một
khoảng thời gian chỉ vài giây đến cả tháng trời (sự kiện âm nhạc có kế hoạch quảng bá),
nhất là khi được các phương tiện thông tin quan tâm có chủ đích. Ngoài hiệu ứng đám đông
truyền thống, hiện nay nó xảy ra cả trên không gian mạng.
Có thể hiểu “Hiệu ứng đám đông” là một sự thay đổi hoặc một hành động không có
chủ đích trước của một cá nhân dưới sự tác động của nhiều cá nhân khác. Những cá nhân
đó không có quan hệ với nhau nhưng đều hướng tới một đặc điểm chung nào đó. Nó có thể
mang ý nghĩa tốt hoặc xấu. Ở nước ta, khi nhắc đến cụm từ này thường chúng mang một ý
nghĩa tiêu cực. Những ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông thường là ảnh hưởng tiêu cực
đến suy nghĩ, hành động của một cá nhân riêng lẻ nào đó. Sau đó lan truyền đến rất nhiều
cá nhân sau đó. Hiệu ứng này lan truyền đến mỗi người một cách tự nhiên.
Nhiều sự cố có thể xảy ra đối với một đám đông, nhất là những đám đông trong một
không gian hạn chế; trong đó nguy cơ chen lấn giẫm đạp để lại nhiều thương vong, nhiều
nỗi đau cho các gia đình, nhất là những sự kiện thu hút giới trẻ, những người đang ở độ
tuổi lao động hay hãy còn ở tuổi vị thành niên. Một số sự cố đã xảy ra trên thế giới cung
cấp cho chúng ta một số thông tin về thời điểm, sự kiện, thiệt hại.
Sự kiện Thời gian Địa phương Thiệt hại
Lễ hội 13-10-2013 Madhya Pradesh, 151 người chết (30 trẻ
Ấn Độ em); 110 bị thương
Hành hương 24-9-2015 Saudi Arabia 717 người chết, 863
người bị thương
Đón giao thừa 01-01-2015 Thượng Hải, 35 người chết; 43 bị
Trung Quốc thương
Sự kiện âm nhạc 02-11-2021 Uppsala, 2 người chết, 1 người bị
Thụy Điển thương
Nhạc Hội 05-11-2021 Houston, 8 người chết, trên 300
Astroworld Texas, Mỹ người bị thương
Xem bóng đá 01-10-2022 Malang, 131 người chết, 320
Indonesia người bị thương
Halloween 29-10-2022 Seoul, Hàn Quốc 153 người chết, 82 bị
thương
Sự kiện âm nhạc 29-10-2022 Kinshasa, Congo 11 người chết và 7
người bị thương
Hình ảnh đau lòng từ 2 sự cố chen lấn, giẫm đạp năm 2022 ở Indonesia và Hàn
Quốc gần đây làm chết 284 người, bị thương 402 người còn được nhắc đến như những nốt
trầm trong công tác cảnh báo an toàn đối với cộng đồng, trong trường học và đối với mỗi
gia đình.
Sự cố giẫm đạp trong trận bóng tại Malang, Indonesia làm 131 người thiệt
mạng (10/2022)

Sự cố giẫm đạp trong lễ hội Halloween tại Incheon, seoul, Hàn Quốc làm 153
người thiệt mạng (10/2022)
Theo chuyên trang y tế WebMD, từ năm 1980 đến năm 2007, có khoảng 225 sự cố
đám đông, dẫn đến hơn 11.000 người chết và 17.000 người bị thương.
Ở Việt Nam, việc chen lấn giẫm đạp xảy ra khá thường xuyên tại các khu công
nghiệp khi hàng ngàn người cùng giờ tan tầm, cảnh báo đến các nhà quản lý an toàn lao
động không chỉ thực hiện trong giờ công việc, bởi mỗi tai nạn xảy ra cả khi ngoài giờ làm
việc vẫn sẽ để lại những thiệt hại to lớn cho cả bản thân, gia đình người bị nạn mà cho cả
doanh nghiệp – nơi người bị nạn ký kết hợp đồng lao động.
Giờ tan tầm tại một khu công nghiệp ở TPHCM
Những năm gần đây, khi thu nhập tăng cao, đời sống phát triển hơn, các sự kiện
tập trung đông người ngày càng nhiều:
+ Các ngày lễ: Halloween, noel, tình yêu…
+ Các sự kiện: âm nhạc, bóng đá, gặp gỡ thần tượng, phim bom tấn…
+ Tết – thời điểm đón giao thừa, lễ chùa đầu năm, Giỗ tổ Hùng Vương…
Một số hình ảnh về đám đông tại nước ta rất dễ thấy

Nhiều người có dấu hiệu tổn thương tại đêm giao thừa (Hồ Gươm, 2023)
Giỗ tổ Hùng Vương, (3/2023)

Đám đông lên cầu kính tại Sơn La (2/2023)


Một số tổn hại đến sức khỏe cũng đã được ghi nhận, chẳng hạn: sự cố tại Trung tâm
thương mại The Garden (Nam Từ Liêm, HN) khi tổ chức sự kiện với khoảng 5.000 người
tham dự, dẫn đến việc khoảng 20 người bị ngạt khí tại siêu thị Big C ngày 14/3/2015. Thời
điểm đón giao thừa, khu vực Hồ Gươm, Hà Nội năm nào cũng có hàng chục người bị ngạt
khí dẫn đến ngất, tổn thương do chen lấn cần hỗ trợ từ lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH,
lực lượng Y tế. Cần nhớ rằng không phải lúc nào lực lượng ứng cứu cũng đến kịp, nhất là
đối với đám đông!
Khi mật độ người quá đông trên một diện tích, mức tiêu thụ oxygen và phát thải
carbonic là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ngạt khí. Khi nồng độ O2 xuống dưới
14% hoặc nồng độ CO2 vượt trên 8% trong khí thở bắt đầu gây ra những tổn thương thực
thể và kích hoạt mạnh các phản xạ bản năng, lúc này đa số nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái
kích thích – một hệ quả của hiệu ứng đám đông. Khi nồng độ O2 xuống dưới 10% hoặc
CO2 trên 10% nguy cơ tử vong hiện hữu. Khi bị kích ứng, nhịp thở tăng, đám đông chen
lấn dẫn đến nén lồng ngực làm chậm trao đổi khí, pH của máu giảm, phản xạ ngất, hôn mê
của cơ thể trong đám đông càng làm giảm cơ hội sinh tồn của nạn nhân. Vùng không gian
thấp trong đám đông chen lấn, giẫm đạp tiềm ẩn nguy cơ ngạt khí cao hơn. Cần cân nhắc
và suy nghĩ về sự cố này khi tham gia các sự kiện đông người, nhất là người có bệnh, người
già, trẻ em, người ăn mặc thiếu vải,... Tiếp cận sự kiện từ phía rìa của đám đông, nhận thấy
có dấu hiệu nén, khoảng cách với người khác đang thu hẹp thì nên rời xa càng sớm càng
tốt (hăm hở cố tình chen lấn vào cho thỏa cái tôi - coi như đã chấp nhận rủi ro nguy hiểm
nếu có sự cố bất thường xảy ra!).
Vậy cần làm gì khi bạn trở thành một nạn nhân của đám đông chen lấn, giẫm đạp?
Các chuyên gia an toàn khuyến nghị nạn nhân cố gắng giữ bình tĩnh (kiểm chứng thông
tin, xác định biện pháp tự bảo vệ, kêu gọi những người xung quanh), co tay bảo vệ lồng
ngực, đầu; khi di chuyển:
+ Giữ liên kết khối cùng nhóm (sẽ chủ động hơn nếu được tập huấn trước), bảo vệ
người yếu thế; hãy bế trẻ - đừng dắt tay,
+ Đi nghiêng người, nâng cao hô hấp, xuôi chiều đám đông đang di chuyển; Hướng
ra phía rìa của đám đông, vùng thoáng, tránh các bức tường rào chắn, nhất là ở khu vực có
độ cao, lực ép của đám đông có thể bẻ cong các thanh sắt lớn, xô đổ các bức tường;
+ Bám trụ vào các vật cố định như gốc cây, cột điện, nâng cao vùng khí thở nếu an
toàn;
+ Không ngồi, không cố gắng nhặt các vật thể bị rơi. Cố giữ thăng bằng đừng để bị
té ngã. Nếu ngã hãy cố đứng dậy, nếu không đứng được thì bò theo đám đông. Nếu không
bò nổi thì nằm nghiêng co người tư thế thai nhi, hai tay che đầu. Không nằm sấp hay ngửa
vì dễ bị giẫm đạp làm chấn thương phổi.
+ Về trước khi sự kiện kết thúc ít phút.
Tư thế thai nhi
Đối với những người có mic, loa công suất lớn - việc cảnh báo đám đông ngừng cử
động sẽ giúp giãn dần các khoảng cách, giảm thiểu nguy hiểm.
Cần thêm những kế hoạch từ gia đình, trường học, cơ quan đoàn thể để tăng cường
kiến thức về những nguy cơ do đám đông đến được với mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Trước và tại mỗi sự kiện tập trung đông người, đơn vị tổ chức, tổ chức có trách nhiệm liên
quan cần có những biện pháp để đảm bảo an toàn cho những người tham gia.
(Bài viết tham khảo, sử dụng số liệu, hình ảnh từ một số trang web:
daihocpccc.edu.vn, antv.gov.vn, vnexpress.net, vietnamnet.vn, laodong.vn, apnews.com)

You might also like