You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TP.HCM

BÀI LÀM NHÓM 6

MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC

Họ và tên thành viên nhóm 6:

1. NGUYỄN TRỌNG HIẾU - HCMVB120211201


2. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN - HCMVB120193095
3. QUÁCH THUẬN LINH - HCMVB120211239
4. NGÔ VƯƠNG NHẬT MINH - HCMVB120211147
5. NGUYỄN DƯƠNG NGỌC NGUYÊN - HCMVB120211307

BÀI LÀM
1- Vì sao môn học Hành vi tổ chức được ví như mô hình tảng băng chìm?

Môn học hành vi tổ chức được ví như tảng băng chìm vì một tảng băng chìm sẽ có phần nổi và phần
chìm, phần nổi là phần mà chúng ta có thể nhìn thấy được : năng suất lao động, hiệu quả làm việc,
sự thuyên chuyển và phần chìm được ví như những đặc điểm yếu tố, cơ chế hình thành yếu tố đó
biểu hiện ra ngoài như thế nào.

Phần chìm là phần chúng ta cần phải nghiên cứu và phân tích trong một tổ chức hay một mô hình
công ty nào đó. Mục đích giúp chúng ta tìm ra những sự thật cơ bản về hành vi của con người trong
một tổ chức, một hành vi nhất định có thể có những kết quả khác nhau trong những hoàn cảnh khác
nhau. Không có một giải pháp duy nhất là tốt nhất cho mọi tình huống.

Hành vi tổ chức có 3 chức năng:

 Giải thích: Lý giải những hành vi của cá nhân, nhóm hay tổ chức.

 Dự đoán: Xác định một hành động cho trước sẽ dẫn đến những kết cục nào.

 Kiểm soát: Đo lường, đánh giá và điều chỉnh hành vi cá nhân, nhóm hay tổ chức theo mục tiêu đã
đề ra.

2- Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi tổ chức.


Ý nghĩa của vệc nghiên cứu hành vi tổ chức nhằm tìm hiểu các hành vi, sự kiện trong tổ chức từ đó
dự đoán hành vi của con người sau đó áp dụng những kiến thức và đưa ra phương án nâng cao hiệu
quả tổ chức . HVTC giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lí, phát huy vai trò con người trong tổ
chức, khai thác một cách tối ưu nguồn nhân lực, phát huy tính sáng tạo của con người và tạo nên
mối quan hệ gắn bó giữa con người với tổ chức

3- Những yếu tố nào giúp cho nhà tuyển dụng tuyển đúng người đúng việc. Trình bày đặc điểm những
yếu tố đó.

Đưa ra những tiêu chí phù hợp với vị trí trong nơi làm việc từ đó lựa chọn và sàn lọc những ứng
viên phù hợp dựa theo : Đặc tính tiểu sử, năng lực, tính cách, thái độ, quan điểm ( giá trị ), nhận
thức và năng lực

4- Giải tình huống 1.1 trong file "Bài tập tình huống môn HVTC".
4.1 Hãy cho biết nguyên nhân chính của việc Hiệu trưởng C đã xin chuyển công tác sang đơn vị
mới sau 5 tháng nhận nhiệm vụ ở phòng A?

Nguyên nhân là do công việc trong phòng không hiệu quả, phát sinh nhiều mâu thuẫn, có dấu hiệu
chia bè cánh, mất đoàn kết trong nội bộ phòng do sự không phục tùng của cán bộ cấp dưới với
Trưởng phòng mới. Đồng chí trưởng phòng mới C đã có ý kiến xin chuyển công tác sang đơn vị mới
do không chịu được áp lực của công việc tại Phòng A.

4.2 Hậu quả có thể xảy ra tại phòng A nếu không có biện pháp kịp thời là gì?

Sở luân chuyển thay đổi liên tục cán bộ trưởng phòng tạo tâm lí nặng nề trong đội ngũ cán bộ của
Phòng A. Hiệu trưởng C lại đề nghị chuyển công tác, khiến phòng A trước mắt chưa có trưởng phòng
ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo của phòng, công tác chuyên môn ít nhiều sẽ bị ảnh.

Tạo tâm lý bất an và hoài nghi về năng lực của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ của một
trưởng phòng đối với cán bộ được thay thế cho Hiệu trưởng C thời gian tới.

Ít nhiều sẽ có dư luận ảnh hưởng đến hình ảnh của phòng A cũng như đánh giá tiêu cực về Sở trong
việc lựa chọn trưởng phòng.

4.3 Hãy đưa ra một số phương án giải quyết tình huống trên

Để có thể giải quyết được tình huống trên thì chúng ta nên giải quyết từ Sở từ Phòng Tổ Chức cán bộ
sở GD&ĐT , việc luân chuyển cán bộ cần phải làm theo một kế hoạch đã được thống nhất từ trước.
Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ trông công tác bổ nhiệm, tránh việc gây ra mâu thuẫn
nội bộ giữa các thành viên cán bộ với nhau như trừng hợp ông C và những thành viên khác ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc.

Đồng thời BAN LÃNH ĐẠO cùa cấp ủy ĐẢNG cần phải theo dõi quan tâm và có trách nhiệm với Lãnh
Đạo Sở. Đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng kịp thời tránh tình trạng vô
trách nhiệm đến lúc có vấn đề xảy ra lại đùn đẩy đổ lỗi cho nhau kéo dài thời gian ra ngoài dự kiến.
Cũng như cần có những hình phạt như kỷ luật cắt chức ... đối với các hành vi chia rẻ gây mất đoàn
kết, kéo bè kéo cánh, không tuân thủ chỉ thị của cấp trên gây ảnh hưởng đến công việc.

Trong công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo không chỉ cần tìm người có đủ tài năng mà còn cần phải
chọn đúng người có được sự tín nhiệm của những cán bộ còn lại vì thế trong tình huống trên ta nên
bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A làm trưởng phòng tạm thời và bà Nguyễn Thị H kiêm xử lý công việc
trưởng phòng cùng ông A để có thể tạo được sự tín nhiệm của mọi người cho bà H cao hơn trước
thời hạn nghĩ hưu của ông A. trong thời gian đó cần đề xuất những cán bộ có đủ trình độ lên vị trí
phó phòng, vừa giúp họ biết rõ công việc nhiệm vụ đồng thời tạo cho họ có đủ thời gian tạo sự tín
nhiệm giúp ích cho công việc.

4.4 Liên hệ 3 câu hỏi trên với các chức năng của việc nghiên cứu hành vi tổ chức

3 câu hỏi trên tương ứng với ba phần chức năng chính của việc nghiên cứu hành vi tổ chức.

Câu hỏi 1 tương ứng với chức năng giải thích, đó là tìm cách lý giải những hành vi của một cá nhân.
Nội dung câu hỏi ở đây là tìm hiểu nguyên nhân vì sao hiệu trưởng C xin chuyển công tác sang đơn vị
mới sau 5 tháng nhận nhiệm vụ ở phòng A.

Câu hỏi 2 tương ứng với chức năng dự đoán, đó là tìm cách xác định một hành động cho trước sẽ
dẫn đến những kết cục nào. Câu hỏi ở đây có nội dung là hậu quả có thể xảy ra tại phòng A nếu
không có biện pháp kịp thời là gì.

Câu hỏi 3 tương ứng với chức năng kiểm soát, đó là tìm cách điều chỉnh hành vi cá nhân, nhóm hay
tổ chức theo mục tiêu đã đề ra. Nội dung câu hỏi ở đây là hãy đưa ra một số phương án giải quyết
tình huống trên.

You might also like