You are on page 1of 3

TÂM HỶ (MUDITĀ)

KHÁI NIỆM
“Hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hay muốn nói
cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Hỷ không phải là trạng thái thỏa
thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với một người nào. Hỷ là lòng
cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là
khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát. Nhờ có Hỷ mà
chúng ta có được sự an lạc nên gọi là Hỷ Lạc.
Như vậy, hỷ là mừng vui nhưng là mừng vui nhẹ nhàng, vô nhiễm, thanh khiết, vắng
mặt bóng tối của tư kỷ, vị kỷ, tham sân; vắng mặt các yếu tố, điều kiện của thế giới vật
dục lắm bụi bặm và nhiều phiền não ở bên ngoài.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH TÂM HỶ
1. Ngăn chặn những chướng ngại phát sinh tâm Hỷ
Ganh ghét, đố kỵ
Thiên vị hay vì lợi ích bản thân
2. Không phát sinh tâm hỷ với những việc tiêu cực
- không nên hoan hỉ vui mừng với những điều bất thiện, hại mình và hại người.
- những việc chỉ có lợi cho mình và hại cho người.
- không nên sinh tâm vui mừng trước sự thất bại hay khổ đau của người khác,
- với những kẻ mà mình không ưa thích.
3. Những đối tượng để phát sinh tâm Hỷ
Người bạn tốt, người bạn đạo ta hằng thương mến, quý trọng.
Những người ta yêu mến anh chị em, thân bằng quyến thuộc.
Những người dửng dưng, thờ ơ...
Những người dễ ghét, khó ưa.
Người mà ta thù oán.
Từ đối tượng này sang đối tượng khác không còn giới hạn ngăn cách.
ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG TU TẬP
1. Trong việc học tập
Phát Khởi tâm hỷ với những người siêng năng chăm chỉ.
Những người xuất sắc vượt trội hơn mình
Kính trọng và học hỏi với những điều chưa biết ở những vậy ấy
2. Trong việc Tu học
Sanh khởi tâm Hỷ đối với những vị tinh tấn siêng năng
Những vị thực hành các thiện pháp
Những vị tu học nghiêm túc và nghiêm trì giới luật
3. Trong việc hành đạo
Sinh tâm Hỷ đối với những người mới phát tâm
Những người chưa hiểu đạo, hay khác đạo
Những người chưa có thiện cảm đối với chúng ta…

PHƯỚC BÁU VÀ SỰ LỢI ÍCH


-Làm yên tịnh tâm tham và sân
-Cảm nhận được sự yên tịnh trong tâm
-Tạo nên phước báu thù thắng
-Sống an lạc và hạnh phúc
TÂM XẢ (UPEKKHĀ)
Là tâm tự tại, an nhiên trước nghịch cảnh, trước những lời phỉ báng, nguyền rủa, khinh
rẻ, chỉ trích của người khác. Và, nó cũng bình thản, điềm nhiên trước hạnh phúc, may
mắn; lời tán dương, khen ngợi... của mọi người đối với chính mình. Nói tóm, là trước
những những thành bại, được mất, hơn thua, khen chê, vui khổ... tâm upekkhā vẫn
điềm nhiên và bình lặng như mặt đất.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH TÂM XẢ


1. Loại các chướng ngại ra khỏi tâm
- Rời bỏ sự dính mắc, trói buộc
- Rời bỏ dính chấp thủ của bản ngã

2. Không phát sinh tâm Xả với những ý niệm tiêu cực


- Không nên hiểu lầm về Tâm xả với sự xả bỏ tất cả (xa lìa cuộc đời)
- Không xả bỏ các thiện pháp
- Không xả bỏ trong việc tu tập hành trì
3.Đối tượng phát để phát sinh Tâm Xả
- Bạn tốt, người lành.
- Những người ta hằng kính mến,
- tôn trọng người may mắn, hạnh phúc.
- Những người dễ ghét, khó ưa.Những người ta thù.
ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG TU TẬP
1. Đối với tự thân
- Buông xả không dính mắc bởi các cảm thọ
- Không tham đắm dính mắc vào lợi dưỡng vật chất
- Không tham đắm dính mắc vào ngũ dục
2. Đối với tha nhân
- Không dính mắc vào khen chê của thế gian
- Không dính mắc vào các việc thế gian
- Không dính mắc vào những người yêu thích mình…
PHƯỚC BÁU VÀ SỰ LỢI ÍCH
Đem lại sự an lạc trong nội tâm
Không bị trói buộc bởi phiền não
Loại trừ tâm tham ái
Được phước báu lớn lao
Dễ chứng được bậc thánh

You might also like