You are on page 1of 2

CHƯƠNG 2:

Câu 1

CHƯƠNG 3:
Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời và những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội?Liên
hệ với thực tiễn Việt Nam.(chép 114)

Câu 2: Phân tích tính tất yếu,đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Phân tích tính tất yếu,đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Khái niệm
-Thời kỳ quá độ:Là thời kỳ cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã
hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc
khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá
độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước
trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao
động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam:
Ở nước ta, thời kỳ quá độ bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975, sau khi
đất nước nước hoàn toàn độc lập thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Đối với nước ta – một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản thì càng trải qua thời kỳ quá độ lâu dài. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đã vận dụng nguyên lý phổ
biến của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của VN, phù hợp với đặc điểm
và truyền thống quý báu của nước ta đồng thời tận dụng các ưu thế của thời đại để
định ra mục tiêu tổng quát, phương hướng và bước đi thích hợp nhằm thực hiện thành
công.
Về khách quan: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế
giới, do đó Vn lựa chọn con đường đi lên CNXH là phù hợp với xu thế tiến bộ của
thời đại. Mặt khác thế kỷ 21 là thế kỷ khoa học và công nghệ có những bước nhảy vọt.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa là xu hướng khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước
tham gia, trong đó có nước ta.
Về chủ quan: Chúng ta quá độ lên CNXH với sự lãnh đạo của Đảng giàu tinh thần
cách mạng gắn bó với quần chúng và là nhân tố vô cùng quan trong. Trong những thời
điểm phong trào XHCN, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự khủng
hoảng, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Đảng ta vẫn vững vàng lãnh đạo
nhân dân ta thực hiện đường lối đổi mới, bảo vệ đất nước tiến lên vững chắc. Kế thừa
truyền thống và những kinh nghiệm cách mạng tích lũy, trải qua thể nghiệm tìm tòi,
phát huy trí tuệ toàn Đảng toàn dân, Đảng đã xây dựng được đường lối đổi mới đúng
đắn hình thành nét chủ yếu quan niệm về XHCN mà nhân dân ta xây dựng.

You might also like