You are on page 1of 15

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

Nguyễn Thi

I. Những vấn đề, dạng đề cơ bản


1. Thời gian, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và những nét đặc sắc về
hình thức nghệ thuật
2. Nhân vật Việt
3. Nhân vật Chiến
4. Nhân vật chú Năm
5. Một số chi tiết, vấn đề trong tác phẩm
- Hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm
- Hai chị em giành nhau tòng quân
6. Qua phần trích truyện, lí giải vì sao Nguyễn Thi xứng đáng được gọi là
nhà văn của người dân Nam Bộ.
7. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi qua phần trích truyện
8. Cảm nhận 1 đoạn văn trong “Những đứa con trong gia đình" và 1 đoạn
văn trong “Rừng xà nu"
9. Tổng hợp so sánh
- Trong tác phẩm:
+ Nhân vật Việt và Chiến:
● Phân tích nhân vật Việt và Chiến
● So sánh tính cách, tâm lí, tâm hồn của hai nhân vật Việt và Chiến
● Phân tích 2 nhân vật trong thế đối sánh để thấy được sự tương đồng và
khác biệt về tính cách, tâm lí, tâm hồn
+ Nhân vật Việt, Chiến và chú Năm
● Tính cách, tâm hồn người Nam Bộ ở nhân vật
● Ba nhân vật tuy có những vấn đề giống nhau song mỗi nhân vật lại có
những ấn tượng riêng trong lòng độc giả. Anh chị hãy làm nổi bật ấn
tượng riêng của mình về ba nhân vật.
- Ngoài tác phẩm (Rừng xà nu)
+ Nhân vật Tnú và Việt
+ Chiến và Dít
+ Cụ Mết và chú Năm
+ Vận động người Việt Nam yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước qua các nhân vật trong hai tác phẩm
+ Chủ nghĩa anh hùng
10. Đề nếu 1 hoặc 2 ý kiến
Đề 1: Về nhân vật Việt có ý kiến cho rằng: “Nổi bật ở nhân vật Việt là tính cách
trẻ con, vô tư hồn nhiên”. Ý kiến khác lại khẳng định “Nổi bật ở nhân vật Việt là
chất Út tịch.” Nêu bình luận về ý kiến trên.

1. Xác định đề
- Dạng đề: Bình luận 2 ý kiến
- Nội dung kiến thức: Đặc điểm nhân vật Việt - trẻ con, vô tư, hồn nhiên,
chất Út Tịch.
2. Dàn ý:
a. Mở bài: Vị trí tác giả -> vị trí tác phẩm -> giới thiệu và trích dẫn 2 ý kiến
- Nguyễn Quốc Trung: Hàng năm vào những ngày cuối tháng Tư, tôi thường
dành thời gian đọc văn Nguyễn Thi. Văn Nguyễn Thi không phải là thứ
văn đa nghĩa, vậy mà khiến người sành văn đọc hoài. Có phải những câu
chuyện hết sức bình dị ấy hàm chứa sức sống của một đất nước trong thời
bão lửa chiến tranh. Nhà văn là nhân chứng chân thực hay do ngôn ngữ, lời
ăn tiếng nói hằng ngày của người Nam Bộ được nhà văn chọn lọc, nâng cấp
trở nên biểu cảm đến vậy.”
b. Thân bài:
b.1. Giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm, nhân vật Việt.
b.2. Giải thích:
❖ Giải thích ý kiến một:
- Nổi bật: nổi lên rất rõ khiến ta dễ dàng nhận thấy ngay
- “Tính cách trẻ con hồn nhiên, vô tư”: tính cách có chất trẻ con vô lo vô
nghĩ, có bản tính gần với tự nhiên, có sự đơn giản, chân thật trong trắng,
nhiều khi ngây thơ trong tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn.
❖ Giải thích ý kiến 2:
- “Chất út tịch”: chị Nguyễn Thị Út là nhân vật trung tâm của ký “Người
mẹ cầm súng” - Nguyễn Thi. Truyện ký kể về cuộc chiến đấu anh dũng của
chị Út. ? GP Miền Nam Chị Út Tịch có quyết tâm cao đánh Mĩ, lập được
nhiều chiến công táo bạo, kì lạ, là người mẹ anh hùng, người vợ anh hùng,
người công dân anh hùng. Chị UT nổi tiếng với câu nói: “Còn cái lai quần
cũng đánh”.
→ Chất UT là chất của chị UT, chất người anh hùng gan góc, táo bạo, giàu lòng yêu
nước, có tinh thần quyết tâm cao đánh giặc.
→ Mỗi ý kiến khẳng định 1 vđ nổi bật của nhân vật Việt.
b.3. Bình luận 2 ý kiến
❖ Bình luận ý kiến 1: Nhận định ý kiến 1 đúng
- Hay giành nhau với chị
- Trong đêm trò chuyện trước buổi lên đường: chưa biết tính toán, chưa biết
lo nghĩ nhiều, tất cả mọi lo toan đều phó thác cho chị, tùy chị định liệu
- Khi tòng quân:
- Giấu chị như dấu của riêng
- Suy nghĩ về cái chết
- Tuy đã là một chiến sĩ giải phóng quân dũng cảm nhưng vẫn rất sợ ma, bị
lạc đồng đội giữa chiến trường điều mà Việt sợ nhất là ở một mình…
→ Nghệ thuật khắc họa tính cách trẻ con vô tư hồn nhiên qua những hành động lời nói
❖ Bình luận ý kiến 2:
- Từ nhỏ đã theo du kích đánh thắng Mỹ trên sông Định Thuỷ
- Đi theo má đã đầu ba: Chiến và Việt chạy theo sau Má và theo chị Hai mà
la: “Trả đầu ba, trả đầu ba.” Đầu ba ở dưới đất không nhặt lượm, cứ nhè
cái thằng vừa liệng đầu ba mà đá.
- Hành động hăng hái tòng quân
- Lời nói của Việt với chị Chiến
- Nhi bị thương
❖ Bình chung về hai ý kiến: 2 ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ
sung cho nhau, mỗi ý kiến nhấn mạnh, khẳng định tính cách nhân vật, giúp
chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về hình tượng nhân vật. Việt là nhân vật trẻ
con, vô tư, hồn nhiên, có tính cách gan góc, dũng cảm, táo báo và ở Việt còn
nặng trĩu tình yêu.
⇒ Nhận xét chung:
- Thái độ, tình cảm
- Tài năng
Đề 2: Nhân vật Chiến:
1. Vài nét giới thiệu:
- Tác giả, tác phẩm
- Vấn đề cần nghị luận:
+ Là nhân vật chính, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
+ Chiến là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước, là khúc sông sau của dòng sông gia đình lắm nước
bạc nhiều phù sa.
2. Phân tích:
2.1. Đặc điểm nhân vật:
a) Hoàn cảnh xuất thân (tương tự Việt)
b) Ngoại hình:
→ Chiến rất giống với người má của mình. Nói như chú Năm, chị Chiến là đứa con
gái không khác mẹ chút nào. Chiến giống với má từ ngoại hình,
- Ngoại hình của má: Cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng, tiếng chân má đi
bịch bịch, đôi bắp chân má tròn vo lúc nào cũng dính sình đất. Má lội hết
đồng này sang bưng khác. Con mắt tìm việc, bàn chân dò đường, 2 bàn tay
to bản.
- Ngoại hình của Chiến: có ngoại hình của 1 người lao động khỏe mạnh, rắn
rỏi: “Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, thân hình to và chắc
nịch, bước chân bịch bịch”
c) Tính cách tâm hồn
❖ Chất Út Tịch - bình bình gan góc, dũng cảm, khao khát chiến đấu giết giặc trả
thù nhà, đền nợ nước, quyết tâm cao đánh Mĩ, lòng căm thù giặc sâu sắc.
→ Chiến là nhân vật mang đặc điểm chung của nhân vật N.Thi, Chiến và Việt giống
nhau ở phẩm chất cách mạng, phẩm chất người anh hùng cũng như mọi thành viên
trong gia đình.
- Từ nhỏ đã đi theo du kích bắn thằng Mĩ trên sông
- Đi theo má đòi đầu ba “Chiến và Việt chạy theo sau…”
- Chi tiết Chiến đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm: Chị Chiến cứ ngồi
1 góc ván, lông mày cau lại, chéo khăn hờ ngang miệng đánh vần hoài.
Chị đọc tiếng đặng tiếng mất, chữ mẹ đẻ chữ con từ trưa tới xế, rồi từ xế
tới chiều, bỏ ăn, quên cả trời chạng vạng.
- Tinh thần hăng hái tòng quân. Chi tiết này nói được nhiều về tính cách, tâm
hồn của Chiến. Cả ba má đều bị giặc giết hại nên Chiến với Việt khắc sâu
trong tâm mình mối thù. Vì sớm có ý thức trách nhiệm đối với gia đình,
quê hương đất nước, vì khao khát trả thù nhà, đền nợ nước nên Chiến đã
hăng hái tòng quân. Tình cảm gia đình và tình yêu đất nước hòa quyện
thống nhất ở nhân vật.
- Lời nói của chị Chiến đêm trước ngày lên đường: lời nói nghe rất khảng
khái, giống như một lời thế, lời thề bộc lộ quyết tâm sắt đá không bỏ cuộc,
lời thề giữ vững phẩm chất cách mạng, phẩm chất của người anh hùng, lời
nói đậm chất Út Tịch, gợi nhớ đến câu nói nổi tiếng của chị Út Tịch: “Còn
cái lai quần cũng đánh”
- Khi khiêng bàn thờ má sang giao chú Năm: Trong những giây phút ấy,
những lời tâm niệm của 2 chị em như những lời thề quyết tâm đánh giặc trả
thù cho ba má, mang lại độc lập cho nước nhà: “Chúng con…”
→ Một loạt những chi tiết về lời nói, hành động đã khắc hoạ, làm nổi bật chất Út Tịch
ở nhân vật Chiến. Đây cũng là phong cách của người anh hùng, người yêu nước trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ được miêu tả trong hầu hết các tác phẩm văn học thời
điểm này: Rừng xà nu, Những ngôi sao xa xôi,...
❖ Giàu tình cảm , tình yêu thương
- Yêu quý chú Năm: chú Năm là người thân gần nhất và lớn nhất còn lại của
gia đình, cả 2 chị em đều luôn nghe lời dạy bảo của chú. Trước lúc lên
đường, Chiến thưa với chú về cách tính toán, thu xếp việc nhà để chú liệu
→ Coi chú như cha
- Yêu thương ba má:
+ Cùng má đòi đầu cha
+ Má mất: thay má quán xuyến gia đình
+ Luôn hình dung cách giải quyết công việc của má để … theo, làm theo
→ Hình mẫu
+ Hăng hái tòng quân → tình yêu thương được biểu hiện thành hành
động cụ thể
+ Cả 2 chị em đều luôn nhớ đến má, luôn cảm nhận như má luôn ở bên
(Trong đêm trò chuyện, khi khiêng bàn thờ má)
+ Hành động khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm: Chiến muốn
người thân trong gia đình hương khói cho má → lòng thành kính trước
vong linh người má đã mất.
- Tình cảm chị em ruột thịt: ⇾ Đối với chị Hai: tôn trọng, chị nuôi
⇾ Thằng út em: chăm sóc như má
⇾ Việt: ⇾ Nhường em mọi điều
⇾ Quyết không nhường đi bộ đội
⇾ Trân trọng truyền thống gia đình
(cách đọc cuốn sổ gia đình)
+ Yêu thương em, tình yêu thương được biểu hiện từ việc nhỏ đến việc
lớn, chị Chiến bao giờ cũng nhường Việt. Chị nhường phần nhiều cho
Việt mỗi lần đi soi ếch về, sau này lớn lên vết đạn bắn thằng Mĩ trên
sông Định Thuỷ chị cũng nhường
+ Không nhường em cũng lại là 1 biểu hiện của tình yêu thương em ở
nhân vật Chiến. Cái gì chị Chiến cũng nhường nhưng lần tòng quân
này chị nhất định không chịu nhường Việt. Không chịu nhường Việt
cũng có nghĩa là chị tự nhận phần trách nhiệm gian khổ, nguy hiểm về
mình.
→ Những đứa con trong gia đình đều là những đứa con rất giàu tình cảm, tình yêu
thương.
❖ Chiến đúng là 1 người con gái, 1 người chị (phụ nữ Việt Nam)
- Chiến đúng là 1 người con gái, Chiến luôn luôn có cái gương trong túi.
- Tuy có lúc vẫn trẻ con nhưng với ý thức mình là chị, Chiến nhường em tất
cả, thương em, lo cho em. Chiến rất giống với người má ở tính đảm đang
tháo vát, biết lo toan, tính toán, thu xếp việc nhà. Sinh ra trong hoàn cảnh
đặc biệt, có chiến tranh, sớm mồ côi cha mẹ, Chiến ý thức được vai trò của
mình là người thay cha mẹ chăm sóc, bảo ban các em lo xếp việc nhà.
Trong đêm trước ngày hai chị em lên đường, Chiến chủ động bàn tính mọi
việc với Việt.
+ Thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi
+ Căn nhà cho các anh ở xã mượn mở trường học, giường ván cũng cho
xã mượn làm ghế học, nồi lu chén đĩa đem gửi nhà chú Năm
- Chị Chiến cựa mình làm như chị nghĩ ngợi lung lắm, không gọi Việt bằng
“mầy” mà gọi em xưng chị
+ Năm công ruộng…, hai công mía…
+ Đem bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm
➔ Từ việc thỏn mỏn đến việc lớn chị đã tính toán, thu xếp đâu vào đấy, gọn ghẽ, ngăn
nắp khiến chú Năm rất vui mừng, tự hào, xúc động. Chú khen: “Khôn! Việc nhà nó
thu được gọn…”
➔ Chiến rất giống người má của mình, từ dáng hình của người lao động khỏe mạnh đến
tính cách dũng cảm, gan góc, đảm đang, tháo vát. Cả chú Năm và Việt đều thấy rất rõ
điều này. Trong đêm trò chuyện trước buổi lên đường, nhiều lần Việt đã cảm nhận chị
Chiến giống hệt như má, nói nghe giống y như má vậy. Chủ đích của Nguyễn Thi là
muốn tạo thành một dòng chảy liên tục từ khúc sông thượng nguồn tới khúc sông sau
➔ Thái độ, tình cảm của nhà văn: yêu mến, tin tưởng, tự hào.

➔ Liên hệ mở rộng, so sánh với Việt, Dít, những cô gái trong “Những ngôi sao xa xôi”,
Thu trong “Chiếc lược ngà”.

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Chiến

- Nhà văn để nhân vật hiện lên qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, nhân
vật hiện lên chân thực gắn với tình cảm
- Nhà văn khắc họa tính cách, tâm hồn chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại và
hành động
- Đặt nhân vật trong thế đối sánh với nhân vật Việt → sự tương đồng, khác
biệt
- Chi tiết miêu tả giàu ý nghĩa, giàu giá trị biểu cảm.
- Ngôn ngữ đậm bản sắc Nam Bộ.

Đề 3: So sánh nhân vật Chiến và Việt


- Phân tích nhân vật Chiến và Việt
- Phân tích nhân vật Chiến và Việt trong thế đối sánh để thấy được sự tương
đồng và khác biệt trong tính cách, tâm lý, tâm hồn
- Vẻ đẹp chung và riêng của hai nhân vật
- So sánh hai nhân vật
- Đề nêu ý kiến
VD: “Cái nghệ của người viết truyện là ở chỗ các nhân vật trong một tác phẩm có thể
có những điểm gặp gỡ nhau song không bao giờ được lẫn. Mỗi nhân mỗi gương
mặt”. Làm sáng tỏ ý kiến trên qua “Những đứa con trong gia đình”
1. Vài nét giới thiệu
a) Tác giả, tác phẩm
b) Vấn đề cần nghị luận
+ Hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
văn học Việt Nam 1945 - 1975: Hình ảnh những người lính trẻ tuổi
những cô gái thanh niên xung phong là một hình ảnh đẹp của văn học
Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Rất nhiều những tác phẩm
văn học thời kỳ này viết về những chàng trai, cô gái sẵn sàng nghe theo
tiếng gọi của Tổ quốc “chẳng tiếc đời xanh”
+ Chiến về Việt là hai hình tượng nhân vật để lại ấn tượng đẹp, sâu đậm
trong lòng độc giả, là khúc sông sau của dòng sông gia đình, hình ảnh
đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ mà
ngòi bút Nguyễn Thu đã dành nhiều tâm huyết để khắc họa
+ Hai nhân vật có nhiều điểm gặp gỡ song mỗi nhân vật mỗi gương mặt
riêng không dễ lẫn
2. So sánh
a) Vẻ đẹp chung
❖ Chất Út Tịch: Giàu tinh thần yêu nước, hăng hái giết giặc, trả thù gan góc dũng
cảm, căm thù giặc sâu sắc - đặc điểm nổi bật nổi bật của nhân vật Nguyễn Thi
- Từ nhỏ đã đi theo du kích đánh thằng Mĩ.
- Chạy theo sau má và chị Hai đòi đầu ba.
- Giành nhau tòng quân: Chiến và Việt là những đứa con dường như sinh ra
là để cầm súng giết giặc. Chi tiết 2 chị em giành nhau tòng quân chủ yếu
làm nổi bật vẻ đẹp chung của 2 nhân vật. Chiến và Việt đi chiến đấu là để
trả thù cho ba má, cũng là để giành lại độc lập cho quê hương đất nước.
- Lời nói của 2 chị em.
- Đêm chuẩn bị lên đường là đêm vui náo nức. Chiến và Việt vui vì đã đến
ngày lên đường trực tiếp đánh giặc trả thù cho ba má, bảo vệ gia đình quê
hương.
- Khi khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm ( Những điều tâm niệm của 2 chị
em, cảm nhận của Việt về mối thù thằng Mĩ ).
- Cả 2 chị em đều quyết tâm lập được nhiều chiến công để trả thù cho ba má.
( Chiến công của Việt + Việt bị thương khi nằm ở chiến trường ).
→ Cả 2 chị em đều rất xứng đáng với truyền thống của gđ. Đây cũng là vđ (?) chung
của người yêu nước Việt Nam được miêu tả trong nhiều tác phẩm thời kỳ này.
❖ Giàu tình cảm, tình yêu thương
- Yêu quý chú Năm.
- Yêu thương ba má
- Tình cảm chị em ruột thịt :
- Chiến yêu thương em
- Việt yêu thương chị: Đoạn văn kể về cảnh 2 chị em khiêng bàn thờ má
sang gửi nhà chú Năm là 1 trong những đoạn văn hay nhất, cảm động nhất.
Nó tạo 1 không khí linh thiêng đặc biệt trước giờ phút lên đường. Trong
giây phút ấy con người cũng cảm thấy trưởng thành hơn. Một người hồn
nhiên, vô tư như Việt vào giây phút ấy cũng cảm thấy thương chị lạ.
- Vẻ đẹp chung của 2 nhân vật là vấn đề của thế hệ trẻ, của người dân Nam
Bộ và cả dân tộc trong cuộc kháng chiến cứu nước.
- Lý giải:
+ Xuất thân: Được sinh ra và nuôi dưỡng trong 1 gia đình giàu truyền
thống cách mạng, cùng chung 1 dòng máu chảy trong huyết quản.
+ Ở Chiến và Việt đều có chất Út Tịch.
→ Liên hệ, so sánh với các nhân vật trong Rừng Xà Nu.
b) Vẻ đẹp riêng
→ Cái khó, thử thách lớn của Nguyễn Thi: Chọn những nhân vật như Chiến và
Việt, NT đứng trước 1 thử thách đặc biệt: Cả 2 nhân vật đều ở trong lứa tuổi đặc biệt,
không còn là những đứa trẻ nhưng không hẳn là người lớn, không cách nhau về tuổi
tác, lại là chị em ruột, làm sao để nhân vật nào ra nhân vật đó. NT đã vượt được thử
thách khó khăn này bởi đã xây dựng được 2 nhân vật, mỗi người một mặt riêng. Cùng
rất yêu thương ba má, cũng mang nặng mối thù, cùng quyết tâm đánh giặc nhưng chị
ra chị, em ra em, con gái ra con gái, con trai ra con trai. Một người bộc lộ tính cách
con gái, 1 người bộc lộ tính cách của 1 cậu con trai mới lớn.
- Việt: Nét riêng rất dễ mến của 1 cậu trai mới lớn, hồn nhiên, vô tư, trẻ con.
- Chiến: tính cách khá đa dạng, vừa trẻ con vừa người lớn, nhưng ấn tượng
nhất là 1 người con gái, 1 người chị đảm đang tháo vát. Sinh ra trong 1
hoàn cảnh đặc biệt, có chiến tranh, sớm bị mồ côi, Chiến đã sớm có ý thức
về trách nhiệm, vai trò của mình - chăm sóc, bảo ban các em, lo liệu việc
nhà. Trước khi lên đường, Chiến đã lo toan sắp xếp mọi việc đâu vào đấy,
từ việc thỏn mỏn đến việc lớn. Chiến chủ động bàn tính, nói cái giọng rành
rọt, tiếng nào ra tiếng đấy → Khiến Việt và chú Năm khâm phục.
→ Vẻ đẹp riêng của 2 nhân vật làm cho hình tượng trở nên đáng mến, thuyết phục
hơn. Chiến và Việt cung như Tnú - Mai - Dít, Phương Định - Nho - Thao, giống mà
không dễ lẫn.

→ Lý giải :
+ Lứa tuổi, giới tính : Chiến hơn Việt được chừng 2 tuổi, lại là chị. Ngòi
bút của NThi khi xây dựng nhân vật Chiến với vẻ đẹp riêng nổi bật rất
phụ nữ, chân thật.
+ Tính cách vốn có của 2 nhân vật
→ NThi miêu tả, khắc họa vẻ đẹp chung và riêng của 2 nhân vật
+ Đặt nhân vật Việt vào 1 tình huống
+ Để câu chuyện được hiện lên qua dòng hồi tưởng của Việt
+ Khắc hoạ tính cách tâm lí qua ngôn ngữ đối thoại nội tâm và hành động
+ Chi tiết miêu tả giàu ý nghĩa, giàu sức biểu cảm
+ Ngôn ngữ văn xuôi phong phú, đậm chất Nam Bộ.
Đề 4: Qua phần trích truyện " Những đứa con trong gia đình " anh chị hãy lí giải
vì sao NThi xứng đáng là nhà văn của người dân Nam Bộ.
1. Vài nét giới thiệu
- Tác giả, tác phẩm
- Vấn đề cần nghị luận
+ Nhà văn, nhà thơ với mảnh đất hiện thực : mỗi nhà văn, nhà thơ thường
có 1 mảnh đất hiện thực sáng tác cho riêng mình. Nếu Tô Hoài là mảnh
đất Hà Nội và vùng núi cao Tây Bắc, NTT là mảnh đất Tây Nguyên thì
NThi là mảnh đất Nam Bộ.
+ NThi xứng đáng với danh hiệu nhà văn của người dân Nam Bộ
2. Lý giải vì sao NThi xứng đáng
a) Giải thích : là cách để khẳng định , đề cao..
b) Lý giải
❖ Cơ sở điều kiện để NThi trở thành nhà văn…
Sự gắn bó, am hiểu và tình cảm đặc biệt dành cho mảnh đất và con người của Nguyễn
Thi

❖ Lí giải:
- Viết nhiều về người dân Nam Bộ. Những tác phẩm thành công nhất của
Nguyễn Thi cũng là những tác phẩm viết về đề tài này: Người mẹ cầm
súng, Mẹ vắng nhà.
- Điều quan trọng có tính chất quyết định là Nguyễn Thi viết đúng, viết hay
về người dân Nam Bộ.
=> Tác phẩm nói chung và phần trích truyện nói riêng cho thấy Nguyễn Thi xứng
đáng là… bởi đã viết đúng, viết hay về người dân Nam Bộ.
- Nguyễn Thi viết đúng viết hay về hiện thực cuộc sống của người dân Nam
Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hiện thực chiến tranh với
những mất mát đau thương. Khi viết về hiện thực này, nhà văn đã viết với
ngòi bút kể thực, tả thực với những chi tiết có tiếng nói lớn, vừa giúp độc
giả có cái nhìn chân thực về hiện thực chiến tranh một thời, vừa tố cáo
mạnh mẽ tội ác của Mỹ - Ngụy. Điều đặc biệt là nhà văn đã sáng tạo được
hình ảnh cuốn sổ gia đình gắn với nhân vật chú Năm, 1 cuốn sổ ghi chép tỉ
mỉ, cụ thể truyền thống Cách mạng vẻ vang và những tổn thất nặng nề do
Mĩ - Nguỵ gây nên.
+ Ông nội Việt đã bị bắn vào giữa bụng
+ Cha bị Tây bắn chết, mẹ bị đại bác của giặc giết, bản thân Việt bị
thương nặng, bị lạc đồng đội.
- Nguyễn Thi viết đúng, viết hay về con người Nam Bộ: Nhà văn đã xây
dựng được thế giới nhân vật đậm chất Nam Bộ. Chất Nam Bộ thể hiện ở:
+ Ngôn ngữ địa phương của các nhân vật
+ Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của người Nam Bộ
=> Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ NT tạo dựng tình huống truyện
+ NT kể chuyện, NT trần thuật rất tự nhiên, hấp dẫn, lôi cuốn, linh hoạt
+ NT khắc hoạ, xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại
nội tâm và hành động.
=> Được gọi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ là niềm vinh dự, niềm hạnh
phúc lớn trong đời cầm bút của nhà văn NThi.

Đề 5: So sánh nhân vật Tnú và Việt


- Phân tích vẻ đẹp của 2 nhân vật
- So sánh 2 nhân vật
- Phẩm chất người anh hùng yêu nước qua 2 nhân vật
- Vẻ đẹp của người Việt Nam yêu nước qua 2 nhân vật
- Phân tích 2 nhân vật trong thế đối sánh để thấy được sự tương đồng và
khác biệt
- Đề nêu 1 hoặc 2 ý kiến về 2 nhân vật

1. Vài nét giới thiệu


❖ 2 tác giả, 2 tác phẩm
- 2 tác giả
+ Vị trí (giống và khác): NTT và NT là 2 nhà văn tiêu biểu của văn học
Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Nếu NTT là nhà văn của mảnh
đất và con người Tây Nguyên bởi viết hay và rất thành công về mảnh
đất và con người nơi đây thì NT là người miền Bắc nhưng lại gắn bó
với nhân dân miền Nam bằng tình cảm đặc biệt và đã thực sự trở thành
nhà văn của mảnh đất và con người Nam Bộ.
+ Phong cách nghệ thuật (khác nhau): Cả 2 đã tạo được cho mình phong
cách nghệ thuật trong sáng tác. Vẻ đẹp nổi bật trong phong cách nghệ
thuật của NTT là sử thi lãng mạn, vẻ đẹp nổi bật trong phong cách
nghệ thuật của NT là chất Nam Bộ.
- 2 tác phẩm
+ Vị trí (giống nhau): tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của 2 nhà văn là
2 áng văn rất nổi danh của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
+ Xuất xứ (khác nhau): đây là 2 tác phẩm cùng thời, đều được viết trong
hoàn cảnh khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Rừng
xà nu (1965), Những đứa con trong gia đình (2/1966)

+ Đề tài, nội dung: cả 2 tác phẩm đều viết về con người Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. NTT viết về con người TN thì
NT viết về con người Nam Bộ
+ Mục đích: cả hai đều phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống với
những đau thương mất mát và đều hướng ngòi bút của mình tập trung
khắc họa, làm nổi bật tính cách tâm hồn

- 2 nhân vật: Tnú và Việt là hai nhân vật trung tâm của hai tác phẩm, là
thành công lớn của hai nhà văn, hai nhân vật vừa có nhiều điểm chung, vừa
có vẻ riêng rõ nét

2. So sánh hai nhân vật


2.1. Hoàn cảnh sống, cuộc đời, số phận: Tnú và Việt đều sinh ra và lớn lên
trong thời chiến, ở vào một hoàn cảnh đặc biệt khi cuộc kháng chiến chống Mỹ
đang diễn ra ác liệt. Quê hương, làng bản, gia đình và bản thân đã chịu nhiều
thiệt thòi , đau thương mất mát do chiến tranh gây nên
–> Hoàn cảnh sống , cuộc đời và số phận của Tnú và Việt có ý nghĩa kq cho hoàn
cảnh sống, cuộc đời và số phận của con người Việt Nam trong chiến tranh.

2.2. Tính cách, tâm hồn


a) Vẻ đẹp chung

❖ Vẻ đẹp chung nổi bật là lòng yêu nước

- Lòng yêu nước gắn liền với tinh thần cách mạng, tinh thần chiến đấu gan
góc, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng, có những hành động
quả cảm, quyết liệt
+ Tnú (lúc nhỏ, trưởng thành)
+ Việt

–> Tnú và Việt mang trong mình phẩm chất của người anh hùng yêu nước, phẩm chất
của người cách mạng, phẩm chất có tính truyền thống của người lính cụ Hồ

–> Cả Tnú và Việt đều sớm tỏ ra có những phẩm chất của người anh hùng . Những
phẩm chất ấy ngày càng được tôi luyện trong hoàn cảnh có chiến tranh. Cả hai nhà
văn đều đặt hai nhân vật vào tình huống , hoàn cảnh có thử thách khác nhau -> nhân
vật bộc lộ phẩm chất của mình qua ngôn ngữ, nhất là những hành động

- Lòng yêu nước gắn với lòng căm thù giặc sâu sắc

+ Cả Tnú và Việt đều có mối thù sâu sắc với Mỹ ngụy. Lòng căm thù ở
Tnú và Việt xuất phát từ chính những tội ác mà kẻ thù đã gây ra cho
gia đình, làng bản. Nó không chung chung, trừu tượng mà rất cụ thể,
hữu hình
● Tnú: với anh, tất cả chúng nó đều là thằng Dục, đều dã man, đều đáng
chết. Kẻ thù chung một khuôn mặt, một dã tâm
● Việt: cảm nhận khi khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm

+ Cả Tnú và Việt không bao giờ có thể quên được mối thù thằng Mĩ, Việt
không bao giờ quên được mối thù của ba má, nhớ hoài câu chuyện má
vẫn kể về việc ba bị chặt đầu. Tnú không bao giờ quên được kẻ thù đã
tra tấn dã man vợ con mình như thế nào. Vì không thể quên được mối
thù, vì khao khát chiến đấu nên ý nghĩ đi bộ đội luôn thôi thúc Việt.
Việt hăng hái đi tòng quân, giành nhau với chị đi tòng quân. Tnú sau
khi bị đốt 10 đầu ngón tay đã đi lực lượng trực tiếp cầm súng chiến đấu
với kẻ thù.
❖ Giàu tình cảm, giàu tình yêu thương
- Nhân vật Tnú (2 ý)
- Nhân vật Việt (2 ý)
→ Bằng việc xây dựng các nhân vật, nhất là Tnú và Việt, 2 tác giả đã lên tiếng đính
chính về bối cảnh của người Cách mạng VN: vừa say mê lý tưởng, vừa cháy bỏng
căm thù, vừa trĩu nặng yêu thương.
→ Nhận xét chung:
- Cả 2 nhân vật đều đặt trong nhiều hoàn cảnh, nhiều mối quan hệ → tính
cách, tâm hồn.
- Ngòi bút miêu tả đậm chất sử thi, cả 2 nhân vật đều được kể lại qua hồi
tưởng câu chuyện của Tnú được kể qua lời cụ Mết, Việt tự hồi tưởng về
quá khứ của chính mình.
- Vẻ đẹp chung của 2 nhân vật có tính khái quát cho người Nam Bộ, người
Tây Nguyên và người Việt Nam trong cuộc k/c chống Mỹ.

b) Vẻ đẹp riêng
→ Tài nghệ của người viết truyện ngắn thể hiện ở chỗ 2 nhân vật trong 1 tác phẩm,
nhân vật đứa con tinh thần của mình với nhân vật đứa con tinh thần của người khác có
nhiều điểm gặp gỡ nhau song vẫn mang 1 dấu ấn riêng không trộn lẫn. Các nhân vật
trong “Rừng Xà Nu” và “NĐCTGĐ” có những vẻ đẹp chung mà vẫn không bị lân.
Việt trong “NĐCTGĐ” và Tnú trong “RXN” là 2 nhân vật với 2 gương mặt riêng.

- Việt có nét tính cách dễ mến của 1 cậu trai mới lớn, tính tình trẻ con, vô tư,
hồn nhiên:”
+ Được sinh ra và nuôi dưỡng trong 1 gia đình Nam Bộ → mang những
đặc trưng của người dân và mảnh đất Nam Bộ. Chất Nam Bộ ở Việt là
sự hồn nhiên, bộc trực, thẳng thắn.
+ NT xây dựng nhân vật:
● NT trần thuật: trần thuật theo dòng hồi tưởng khi đứt khi nối của nhân
vật → càng khắc họa rõ nét . Nhà văn đã trao ngòi bút cho nhân vật tự
do bộc lộ.
● Ngôn ngữ nhân vật giản đơn, hồn nhiên, phù hợp với tính cách trẻ
con.
● Quan tâm đến thế giới nội tâm nhân vật với những tình tiết đời
thường trong câu chuyện cụ thể của 1 gia đình Nam Bộ.
- Tnú:
+ Từ nhỏ đã chín chắn, khá chững chạc và trưởng thành. Đây là nhân vật
tiêu biểu cho thế hệ trưởng thành của người dân làng Xô Man, được
giác ngộ lý tưởng CM, phải trải qua những đau thương, mất mát và hi
sinh để trưởng thành.
+ Tnú được sinh ra trên mảnh đất đầy nắng và gió của mảnh đất đại ngàn.

→ Mang nhiều những nét đặc trưng tiêu biểu của miền đất và con người Tây Nguyên,
mang chất xà nu rõ nét: sức sống mãnh liệt, sự sinh sôi nảy nở khỏe

- NT xây dựng nhân vật


+ Để nhân vật hiện lên qua lời kể của cụ Mết
+ Nhân vật được đặt trong thế ứng chiều, đối sánh với cây xà nu
+ Nhà văn đặc biệt chú ý chi tiết đôi bàn tay

→ Vẻ riêng làm cho các nhân vật trở nên thuyết phục hơn, gây ấn tượng đậm nét hơn.

You might also like