You are on page 1of 9

Bài 2: Giá thế giới sản phẩm A là $400.

Khi tự do thương mại giá trị nguyên liệu nhập


khẩu trên mỗi đơn vị sản phẩm A là $300. Quốc gia 1 là quốc gia nhỏ, áp dụng thuế
quan nhập khẩu với sản phẩm A là 30%; thuế quan với nguyên liệu nhập khẩu là 10%.
a. Tính tỷ lệ bảo hộ thực tế cho sản phẩm A
b. Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu lên 30%, 40%, 50%. Tính tỷ lệ
bảo hộ thực tế trong từng trường hợp. Trường hợp nào nhà sản xuất không được lợi?
Bài làm:
a. Tính tỷ lệ bảo hộ thực tế cho sản phẩm A
• Khi tự do thương mại:
- Giá sản phẩm A tại quốc gia 1 bằng với giá thế giới: P = Pw = 400 ($).
- Giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất: 300 ($).
- Giá trị gia tăng trong nước V = 400 – 300 = 100 ($).
• Khi bị đánh thuế quan nhập khẩu lên sản phẩm A và nguyên liệu:
- Thuế đánh lên sản phẩm A nhập khẩu: 30%.
- Thuế đánh lên nguyên liệu nhập khẩu: 10%.
- Giá sản phẩm A tại quốc gia 1 lúc này: P = 520 ($).
- Giá nguyên liệu nhập khẩu lúc này: 330 ($).
- Giá trị gia tăng sau khi có thuế V’ = 520 – 330 = 190 ($).
• Như vậy, tỷ lệ bảo hộ thực tế cho sản phẩm A là:

𝑉 ′− 𝑉 190 − 100
ERP = = = 0.9 (90%)
𝑉 100

b. Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu lên 30%, 40%, 50%. Tính
tỷ lệ bảo hộ thực tế trong từng trường hợp. Trường hợp nào nhà sản xuất không
được lợi?
𝑡 − 𝑎𝑖 𝑡 𝑖
Ta có công thức: ERP =
1 − 𝑎𝑖

300
Tỷ trọng đầu vào nhập khẩu trong giá thành sản phẩm là: 𝑎𝑖 = = 0.75
400

Thuế quan nhập khẩu đối với sản phẩm A là 30% ⇔ 𝑡 = 0.3

● Trường hợp 1: Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu lên 30% ⇔ 𝑡𝑖1 =
0.3

Tỷ lệ bảo hộ thực tế trong trường hợp này:


0.3 − 0.75 ×0.3
ERP = = 0.3 (30%)
1 −0.75
● Trường hợp 2: Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu lên 40% ⇔ 𝑡𝑖2 =
0.4

Tỷ lệ bảo hộ thực tế trong trường hợp này:


0.3 − 0.75 ×0.4
ERP = = 0%
1 −0.75

● Trường hợp 3: Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu lên 50% ⇔ 𝑡𝑖3 =
0.5

Tỷ lệ bảo hộ thực tế trong trường hợp này:


0.3 − 0.75 ×0.5
ERP = = – 0.3 (–30%)
1 −0.75

Như vậy, đối với trường hợp là khi chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu
lên 40% và 50% nhà sản xuất sẽ không được lợi vì lúc đó tỉ lệ bảo hộ thực tế của hai
trường hợp trên đều nhỏ hơn hoặc bằng 0 (ERP2 = 0%; ERP3 = –30%).

Bài 3: Cho hàm cầu và cung cao su của Malaysia như sau:
Qd = 100 – 15P Qs = 25P – 10
P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản
phẩm).
Malaysia là quốc gia nhỏ. Giá thế giới là 5 USD.
a. Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp.
b. Xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu khi thương mại tự do.
c. Chính phủ Malaysia đánh thuế xuất khẩu 1 USD lên mỗi đơn vị cao su xuất khẩu.
Xác định giá trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
d. Tính lượng thay đổi thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách và thiệt
hại dòng do thuế XK.
e. Giá thế giới tăng (giảm): tác động tới giá trong nước, sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu.
f. Câu hỏi tương tự như trên khi Cung trong nước tăng (giảm).
g. Câu hỏi tương tự như trên khi Cầu trong nước tăng (giảm).
Bài làm:
a. Trong tình trạng Malaysia tự cung tự cấp thì khi đó:
Qd = Qs ⇔ 100 – 15P = 25P – 10 ⇔ P = 2.75 USD và Q = 58.75 đvsp.
➔ Malaysia tự cung tự cấp tại điểm E với sản lượng cân bằng là 58.75 đvsp và giá
cân bằng là 2.75 USD.

b. Khi tự do thương mại, giá thế giới Pw = 5 USD thì Malaysia sẽ:
- Xuất khẩu sản phẩm cao su với giá bằng 5 USD.
- Các nhà sản xuất trong nước cũng bán sản phẩm của mình với giá bằng 5 USD, khi
đó:
+ Lượng tiêu dùng trong nước: Qd = 100 – 15P = 100 – 15*5 = 25 (đvsp).
+ Lượng sản xuất trong nước: Qs = 25P – 10 = 25*5 – 10 = 115 (đvsp).
+ Xuất khẩu = Qs – Qd = 115 – 25 = 90 (đvsp).
c. Khi chính phủ Malaysia đánh thuế xuất khẩu 1 USD lên mỗi đơn vị cao su
xuất khẩu:
- Giá cả trong nước: P = Pw = 5 – 1 = 4 USD.
- Với mức giá P = 4 thì Qd = 100 – 15P = 100 – 15*4 = 40 (đvsp).
Qs = 25P – 10 = 25*4 – 10 = 90 (đvsp).
- Xuất khẩu = Qs – Qd = 90 – 40 = 50 (đvsp).
d. Lượng thay đổi thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách và thiệt
hại dòng do thuế xuất khẩu:

- Khi áp mức thuế quan xuất khẩu 1 USD/1 đơn vị sản phẩm cao su của Malaysia thì
thặng dư tiêu dùng tăng, thặng dư sản xuất giảm.
- Thặng dư tiêu dùng tăng một lượng bằng diện tích hình thang giới hạn bởi đường
cầu, đường giá nội địa khi có thuế quan và đường giá thế giới:
1
∆CS = + a = * (5 – 4) * (40 + 25) = 32.5
2

- Thặng dư sản xuất giảm một lượng bằng diện tích hình thang giới hạn bởi đường
cung, đường giá nội địa khi có thuế quan và đường giá thế giới:
1
∆PS = – (a + b + c + d) = – [ * (5 – 4) * (115 + 90)] = – 102.5
2

- Ngân sách quốc gia tăng thêm từ tiền thuế thu được T = + c = lượng xuất khẩu * thuế
= 50 * 1 = 50
Như vậy, Malaysia chịu tổn thất ròng do thuế xuất khẩu một khoảng = 𝛥CS + 𝛥PS
+ T = 32.5 – 102.5 + 50 = – 20
e. Giá thế giới tăng (giảm) thì tác động đến giá trong nước, sản xuất, tiêu dùng,
xuất khẩu như thế nào?
Khi giá thế giới tăng, tạo thành đường giá thế giới mới (đường giá P’w trong hình) sẽ
cao hơn đường giá thế giới cũ (P’w > Pw).

Khi đó:
- Giá trong nước sau khi có thuế tăng: P’w – 1 > Pw – 1, tức là P’ > P.
- So với đường giá P = 4, đường giá trong nước sau khi có thuế mới P’ cắt đường cung
tại một điểm có sản lượng lớn hơn, nghĩa là sản xuất gia tăng.
- So với đường giá P = 4, đường giá trong nước sau khi có thuế mới P’ cắt đường cầu
tại một điểm có sản lượng ít hơn, nghĩa là tiêu dùng giảm.
- Vì vậy, lượng xuất khẩu sẽ tăng do sản xuất tăng nhưng tiêu dùng lại giảm.
Khi giá thế giới giảm, sẽ có hai trường hợp:
Trường hợp 1: Giá thế giới giảm nhưng vẫn lớn hơn 3.75, lúc này, đường giá thế giới
mới (đường giá P’w trong hình) sẽ thấp hơn đường giá thế giới cũ (P’w < Pw).

Khi đó:
- Giá trong nước sau khi có thuế giảm: P’w – 1 < Pw – 1, tức là P’ < P.
- So với đường giá P = 4, đường giá trong nước sau khi có thuế mới P’ cắt đường cung
tại một điểm có sản lượng ít hơn, nghĩa là sản xuất giảm.
- So với đường giá P = 4, đường giá trong nước sau khi có thuế mới P’ cắt đường cầu
tại một điểm có sản lượng lớn hơn, nghĩa là tiêu dùng tăng.
- Vì vậy, lượng xuất khẩu sẽ giảm do tiêu dùng tăng nhưng sản xuất lại giảm.
Trường hợp 2: Giá thế giới giảm nhỏ hơn hoặc bằng 3.75, lúc này việc đánh thuế xuất
khẩu là 1 USD (thuộc mức thuế quan ngăn cấm) sẽ triệt tiêu xuất khẩu. Khi đó, Malaysia
sẽ sản xuất và tiêu dùng với sản lượng cân bằng là Q = 58.75 đvsp và giá cân bằng P =
2.75 USD ở điểm tự cung tự cấp.
f. Cung trong nước tăng (giảm) thì tác động đến giá trong nước, sản xuất, tiêu
dùng, xuất khẩu như thế nào?
Khi cung nội địa tăng, đường cung dịch chuyển sang phải (đường cung S’d như trong
hình), đường cầu trong nước, đường giá thế giới và giá trong nước sau thuế vẫn không
đổi.

Do đó:
- Giá cả trong nước sau khi có thuế vẫn không đổi và bằng 4.
- Cầu hay tiêu dùng trong nước không đổi, vẫn bằng 40.
- Đường cung mới S’d cắt đường giá P = 4 tại một mức sản lượng lớn hơn của Sd (>
90), nghĩa là sản xuất trong nước tăng.
- Sản xuất tăng, tiêu dùng trong nước không đổi, khi đó lượng xuất khẩu sẽ tăng.
Khi cung nội địa giảm, đường cung dịch chuyển sang trái (đường cung S’d như trong
hình), đường cầu trong nước, đường giá thế giới và giá trong nước sau thuế vẫn không
đổi.
Do đó:
- Giá cả trong nước sau khi có thuế vẫn không đổi và bằng 4.
- Cầu hay tiêu dùng trong nước không đổi, vẫn bằng 40.
- Đường cung mới S’d cắt đường giá P = 4 tại một mức sản lượng ít hơn của Sd (< 90),
nghĩa là sản xuất trong nước giảm.
- Sản xuất giảm, tiêu dùng trong nước không đổi, khi đó lượng xuất khẩu sẽ giảm.
g. Cầu trong nước tăng (giảm) thì tác động đến giá trong nước, sản xuất, tiêu dùng,
xuất khẩu như thế nào?
Khi cầu nội địa tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải (đường cầu D’d như trong
hình), đường cung trong nước, đường giá thế giới và giá trong nước sau thuế vẫn
không đổi.
Do đó:
- Giá cả trong nước sau khi có thuế vẫn không đổi và bằng 4.
- Cung hay sản xuất trong nước không đổi, vẫn bằng 90.
- Đường cầu mới D’d cắt đường giá P = 4 tại một mức sản lượng lớn hơn của Dd (>
40), nghĩa là tiêu dùng trong nước tăng.
- Tiêu dùng tăng, sản xuất trong nước không đổi, khi đó lượng xuất khẩu sẽ giảm.
Khi cầu nội địa giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái (đường cầu D’d như trong
hình), đường cung trong nước, đường giá thế giới và giá trong nước sau thuế vẫn
không đổi.
Do đó:
- Giá cả trong nước sau khi có thuế vẫn không đổi và bằng 4.
- Cung hay sản xuất trong nước không đổi, vẫn bằng 90.
- Đường cầu mới D’d cắt đường giá P = 4 tại một mức sản lượng ít hơn của Dd (< 40),
nghĩa là tiêu dùng trong nước giảm.
- Tiêu dùng giảm, sản xuất trong nước không đổi, khi đó lượng xuất khẩu sẽ tăng.

You might also like