You are on page 1of 7

BÁO CÁO THAM DỰ HỘI NGHỊ VEAM

Session 9 – Growth and Development


Địa điểm: B502
Chairperson: Pham Ngoc Sang (EM Normandie Business School)

Họ và tên: Phạm Thị Huyền Trang - MSV: 2214710098


Khóa - Lớp - Chuyên ngành: K61 - Anh 05 – TATM
Trường đại học Ngoại thương
A. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Phiên thảo luận được chia thành 3 phần với 3 presenters:

 Cuong Le Van (Paris School of Economics, CNRS): Is carbon taxation compatible with
output growth? (Thuế carbon có tương thích với sự tăng trưởng sản lượng?)
 Pham Ngoc Sang (EM Normandie Business School): Effects of development aid (grants
and loans) on the economic dynamics of the recipient country in a Solow model (Tác
động của sự viện trợ phát triển (trợ cấp và khoản cho vay) lên những động lực kinh tế
của nước nhận viện trợ theo mô hình Solow)
 Phan Dang Duy Anh (Solvay Brussels School of Economics and Management): Clean
government? A three-tier asymmetric information model of carbon leakage through
corruption (Chính phủ trong sạch? Mô hình ba tầng thông tin không cân xứng của sự rò
rỉ carbon thông qua tham nhũng)
Các presenters đều sử dụng phương pháp nghiên cứu tư duy định lượng trong bài nghiên
cứu của mình.

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Is carbon taxation compatible with output growth?


- Giả sử nhà đầu tư L có đầu vào trung gian với lượng phát thải carbon thấp. Trái lại,
nhà đầu tư H có đầu vào trung gian với lượng phát thải carbon cao hơn.

 Kết quả:
Lượng phát thải ô nhiễm của doanh nghiệp L thấp hơn doanh nghiệp H; sản
lượng của hai doanh nghiệp là đồng đều; chi phí đơn vị của doanh nghiệp có
lượng phát thải carbon thấp (doanh nghiệp L) lớn hơn chi phí đơn vị của doanh
nghiệp với lượng phát thải carbon cao (doanh nghiệp H) => Nước chủ nhà
thường thì sẽ khuyến khích các nhà đầu tư với công nghệ phát thải thấp.

- Sự ảnh hưởng của thuế carbon:


Lượng sản xuất sẽ phụ thuộc vào năng suất lao động.
Năng suất lao động phụ thuộc vào lượng phát thải carbon (khi lượng phát thải
carbon càng cao, sức khỏe của người lao động bị giảm, năng suất cũng theo đó giảm
đi)
 Thuế carbon có lợi cho sức khỏe công nhân và sản lượng của doanh nghiệp đó.
Tổng lượng phát thải tối đa giảm khi tỉ lệ thuế tăng và tăng khi TFP tăng.

2. Effects of development aid on economic dynamics of the


recipient country in a Solow model.
- ODA là tiền vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước để hỗ trợ phát
triển, đảm bảo phúc lợi, an sinh xã hội.
- ODA rất quan trọng với những nước có thu nhập thấp.
Dẫn chứng ở Việt Nam:
- Việt Nam vào những năm 1994, ODA ở mức khá cao (khoảng 6%) và giảm dần vào
những năm sau đó. Lí do là nền kinh tế của Việt Nam ngày càng đi lên, Việt Nam dần
thoát khỏi mức thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, các khoản
vay ưu đãi (ODA) giảm dần.

Mô hình viện trợ nước ngoài:


- Tổng đầu tư nhận được của 1 quốc gia là tổng lượng tiền tiết kiệm của quốc gia đó
và một phần nhỏ dòng vốn nước ngoài
 Nếu cổ phần vốn cao ở một mức nhất định, quốc gia đó không đủ điều kiện nhận
viện trợ. Ngược lại, quốc gia đó có thể mượn 1 số tiền từ tổ chức quốc tế để đưa
quốc gia trở nên giàu có trong giai đoạn sau đó.
Hàm sản xuất và chi phí nhất định (fixed cost)
- Fixed cost ở một số nước đang phát triển xuất hiện có thể do sự thiếu chất lượng về
cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường ray, hệ thống điện…
- Các doanh nghiệp phải trả một chi phí nhất định cho việc sản xuất
Lựa chọn khoản vay tối ưu
- Lượng vay tối ưu được xác định như sau:
 Lượng vay tối ưu = 0, nếu fixed cost cao hoặc tỉ lệ lãi suất quá cao => không
có khả năng trả lại khoản vay.
 Lượng vay tối ưu = một giá trị a nhất định khi và chỉ khi fixed cost và lãi suất
đều thấp. Giải thích: Khi tiền vốn ban đầu của đất nước đó thấp, họ được vay
một số tiền nhất định nếu:
+ Giới hạn vay và chất lượng quản trị cao
+ Năng suất cao và lãi suất vay thấp
 Về lâu dài, đất nước đó sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn viện trợ nước
ngoài nữa.

Thoát nghèo tạm thời

- Thoát nghèo tạm thời (transitory poverty escape): là trường hợp xảy ra khi một
người nghèo đã thành công vượt khó, nhưng sau đó cái nghèo lại quay trở về với
người đó.
- Ví dụ: ở vùng nông thôn Ethiopia từ 1997 đến 2000, 15% hộ gia đình đã từng thoát
nghèo tạm thời.
KẾT LUẬN:
- Một đất nước có thể thoát khỏi cái bẫy nghèo khó hay không, không chỉ phụ thuộc
vào trợ cấp nước ngoài mà còn dựa phần lớn vào năng suất (TFP, tỉ lệ khấu hao,
lượng tiền tiết kiệm và chất lượng quản trị)
Qua phần trình bày, em đã được hiểu thêm về bẫy nghèo khó (poverty trap): một doanh
nghiệp có một số vốn ban đầu, nếu như fixed cost nhỏ hơn tiền vốn ban đầu, doanh
nghiệp đó có sự tăng trưởng, phát triển. Ngược lại, nếu fixed cost lớn hơn vốn ban đầu,
doanh nghiệp không thể phát triển. Và khi đó thì doanh nghiệp sẽ được vay một khoản
tiền a và phát triển trong một thời gian nhất định sau đó. Tuy nhiên, trong khoảng thời
gian ấy, doanh nghiệp không cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng quản trị và năng
suất; lại có những khoản fixed cost mới liên tục xuất hiện; doanh nghiệp đó sẽ lại rơi vào
tình trạng nghèo khó do không đủ tiền chi trả cho fixed cost phát sinh sau này. Chính vì
vậy, cách tốt hơn để các doanh nghiệp duy trì được sự tăng trưởng và phát triển là đổi
mới công nghệ, nâng cao chất lượng quản trị, kĩ năng công nhân chứ không phải chỉ phụ
thuộc vào các khoản viện trợ nước ngoài.
3. Clean government? A three-tier asymmetric information model of carbon
leakage through corruption

- Mô hình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nào mà Chính phủ nên thi hành dưới việc
bất cân bằng thông tin và sự tồn tại của tham nhũng?
- Các doanh nghiệp sẽ di dời đến đâu trong bối cảnh luật lệ khoan dung?
Các phần của bài thuyết trình:
- Mô hình sàng lọc bất lợi: một chính phủ và các doanh nghiệp có thể di dời đến một
chế độ chính phủ khác.
- Mô hình sàng lọc bất lợi quan liêu: một chính phủ, quan chức tham nhũng và các
doanh nghiệp có thể di dời đến một chế độ chính phủ khác.
- Mô hình hai đất nước – trong đó một đất nước có những doanh nhgiệp có thể di dời
đến đất nước còn lại cùng với những người giám sát tham nhũng.
Ví dụ về hai đất nước với hai mô hình điển hình:

- Mỹ với mô hình chính phủ - doanh nhgiệp: thông tin được đưa lên thẳng chính phủ
- Trung Quốc với mô hình Chính phủ - quan chức – doanh nghiệp: thông tin phải qua
trung gian rồi mới đưa lên chính phủ -> trong trường hợp này, tham nhũng sẽ xảy ra
khi các doanh nghiệp cấu kết với bên trung gian, đưa cho bên trung gian một khoản
tiền để thông báo cho chính phủ thông tin có lợi cho doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN:
- Tham nhũng dường như sẽ không ảnh hưởng đến tỉ lệ các doanh nghiệp quyết định
phát thải ở cả hai quốc gia mà chỉ ảnh hưởng lên chính sách của một quốc gia và
lượng doanh nghiệp của đất nước này chuyển sang đất nước kia. Nước nào càng
tham nhũng nhiều hơn thì lại càng thu hút nhiều những doanh nghiệp bẩn, bởi khi
đó họ có thể thu về cho mình một khoản tiền lớn hơn nhờ đút lót cho bên trung
gian. Tuy nhiên, cho dù các doanh nghiệp bẩn từ quốc gia này chuyển sang một quốc
gia khác, xét về quy mô toàn cầu thì tổng lượng phát thải carbon là không thay đổi
mà chỉ là di chuyển từ bên này qua bên khác.

C. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU

1. Ứng dụng của nghiên cứu


- Những nghiên cứu này có thể áp dụng cho Chính phủ, giúp đưa ra những giải pháp
về thuế carbon cũng như thắt chặt các chính sách bảo vệ môi trường. Điều này sẽ
đưa nền kinh tế đất nước đi lên.
- Nghiên cứu làm cho không chỉ các doanh nghiệp mà còn tất cả mọi người hiểu tại
sao lại xuất hiện bẫy nghèo khó và làm thế nào sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một cách
tối ưu để thoát được cái bẫy nghèo khó.

2. Hạn chế của nghiên cứu


- Trong quá trình làm slides vẫn còn xuất hiện những lỗi đánh máy, làm cho việc tiếp
thu gặp một chút khó khăn.

You might also like