You are on page 1of 13

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA THƯƠNG MẠI

BÀI TẬP CÁ NHÂN CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ VÒNG ĐỜI


NĂNG LỰC CỦA YAHOO (GLOBAL DYNAMIC CAPACITY
MANAGEMENT AND CAPABILITY LIFECYCLES)

Môn học: Chiến lược Kinh doanh Quốc tế - Chiều thứ 3

Giảng viên: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư

Sinh viên thực hiện: Trần Hải Triều – 2021009171

Lớp: CLC-20DTM05

TP.HCM – Tháng 07/2023


MỤC LỤC
Câu 1: Google đã luôn xem bộ máy tìm kiếm của mình là SỨC MẠNH CỐT
LÕI, YAHOO trước năm 2004 đã thuê làm bên ngoài đối với công cụ tìm
kiếm của mình. Hãy đánh giá chiến lược thuê làm bên ngoài của Yahoo.........1

Câu 2: Yahoo mua lại Inktomi vào năm 2002 và Overture vào năm 2003.
Công cụ tìm kiếm của Yahoo được vận hành bởi Inktomi vào năm 2001, sau
đó là bởi Google, và cuối cùng là tự vận hành bởi Yahoo. Đánh giá chiến lược
năng lực động của Yahoo......................................................................................3

Câu 3: Đánh giá chiến lược về thời điểm của Yahoo trong ngành công nghiệp
tìm kiếm................................................................................................................. 6

Câu 4. Inktomi, Overture, Yahoo và Google dùng các bộ máy tìm kiếm khác
nhau. Hãy đánh giá vòng đời năng lực của mỗi bộ máy đó...............................8

i
Câu 1: Google đã luôn xem bộ máy tìm kiếm của mình là SỨC MẠNH
CỐT LÕI, YAHOO trước năm 2004 đã thuê làm bên ngoài đối với công cụ
tìm kiếm của mình. Hãy đánh giá chiến lược thuê làm bên ngoài của Yahoo.

Theo Fig. 5.15, việc thuê làm bên ngoài đối với dịch vụ cốt lõi của mình có thể
gây ảnh hưởng đối với lợi thế cạnh tranh cốt lõi của công ty, Yahoo đã không nhận ra
điều này vào giữa những năm 90 khi họ cho rằng công cụ tìm kiếm chỉ là một trong
nhiều cách để thu hút người dùng chứ không phải là năng lực cốt lõi, vì vậy Yahoo đã
thuê ngoài (outsource) bộ máy tìm kiếm của mình.

Mặt khác, Google nhận định bộ máy tìm kiếm của mình chính là năng lực cốt lõi
của họ vì vậy con đường phát triển nội bộ hóa (internalization) đã được họ lựa chọn để
phát triển bộ máy này. Với phương châm “làm duy nhất một việc và làm tốt việc đó”,
Google đã liên tục nghiên cứu và cải tiến bộ máy tìm kiếm, điều này có thể thấy qua
cách Google đã theo chân Overture (hãng tạo ra công nghệ kiếm tiền nhờ từ khóa) để
cho phép người dùng có thể quảng cáo gắn liền với các từ khóa tìm kiếm. Ngoài ra
Google còn đăng kí bằng sáng chế cho công cụ tìm kiếm internet của mình và cải
thiện hiệu suất tìm kiếm của bộ máy.

Yahoo mặc dù có lợi thế tham gia sớm vào thị trường công nghiệp internet, họ đã
không đầu tư vào công cuộc R&D để tạo ra các bằng sáng chế mới nhằm mục đích cải
thiện bộ máy tìm kiếm, thay vào đó họ thuê ngoài các công ty như Inktomi (2001) và
Google (2002) dể duy trì bộ máy tìm kiếm. Chỉ sau khi nhận ra tầm quan trọng của

1
việc nội bộ hóa, Yahoo mới mua lại Inktomi (2002), Overture (2003) và ngừng hợp tác
với Google (2004) để tự vận hành bộ máy tìm kiếm của mình.

Kết luận: Mặc dù Yahoo có được lợi thế người tiên phonng trong ngành công
nghiệp internet nhưng do không nhận diện đúng bộ máy tìm kiếm mới là năng lực cốt
lõi, họ đã cho thuê ngoài việc vận hành và đã đánh mất vị thế vào tay Google, đơn vị
đã xác định đúng bộ máy tìm kiếm mới là năng lực cốt lõi. Nhìn chung, chiến lược
thuê làm bên ngoài của Yahoo được xem là không thành công khi đã gây ra sự sụt
giảm thị phần nghiêm trọng trong ngành công nghiệp bộ máy tìm kiếm (search
engine) khi mà vào năm 2012, thị phần của Google đã tăng lên tới 86% và Yahoo đã
suy giảm về một con số nhỏ hơn rất nhiều là 7%.

2
Câu 2: Yahoo mua lại Inktomi vào năm 2002 và Overture vào năm 2003.
Công cụ tìm kiếm của Yahoo được vận hành bởi Inktomi vào năm 2001, sau
đó là bởi Google, và cuối cùng là tự vận hành bởi Yahoo. Đánh giá chiến lược
năng lực động của Yahoo.

Lý thuyết RBV lập luận rằng lợi thế cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp có
thể được xây dựng bởi nguồn lực VRIN (giá trị, hiếm có, khó thay thế, không thể bắt
chước). Nhưng nguồn lực VRIN trong một môi trường biến động sẽ không còn bền
vững qua thời gian, vì vậy mà khả năng (Capability) sử dụng nguồn lực và Năng lực
cốt lõi chỉ là 2 điều kiện đầu tiên để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững và Năng lực
động (Dynamic Capability) là điều kiện cần còn lại cho phép doanh nghiệp (trong
trường hợp này là Yahoo) có khả năng phản ứng với sự thay đổi về môi trường, quản
trị các nguồn lực nhờ các năng lực động chính: Năng lực kết nối, năng lực hấp thụ,
năng lực thích nghi, năng lực nhận thức và định hướng thị trường và năng lực
sáng tạo.

Bảng: Mô hình nguồn lực VRIN của Yahoo

Có giá trị? Hiếm Khó thay thế Không thể bắt


chước

Có Không Không Không

 Giá trị: Là người tiên phong trong ngành công nghiệp tìm kiếm, Yahoo với mô
hình Portal định vị mình như một điểm đến trên internet, mang lại cho người
dùng đa dạng các dịch vụ đi kèm thanh tìm kiếm và tất cả những dịch vụ Yahoo
mang lại, bao gồm thanh tìm kiếm đa phần là miễn phí.
 Độ hiếm: Không, vì sở dĩ Yahoo thành công là nhờ có lợi thế người tiên phong,
có thể khai thác phần lớn thị phần khi chưa có nhiều người dùng sử dụng thanh
công cụ tìm kiếm vào khoảng thời gian những năm đầu sau thành lập (1994-
1999). Ta có thể thấy bộ máy tìm kiếm không phải là một nguồn lực mang tính
hiếm vì trên thị trường đã sớm xuất hiện nhiều đối thủ cũng cung cấp bộ máy
3
tìm kiếm, điển hình là Google. Như vậy Yahoo đã không đáp ứng được điều
kiện đầu tiên của nguồn lực VRIN để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
 Khó thay thế: Không, vì ta có thể thể thấy bộ máy tìm kiếm của Yahoo có thể
dễ dàng đánh mất người dùng vào tay những đối thủ cạnh tranh mới nổi trong
ngành công nghiệp bộ máy tìm kiếm, điển hình như Overture với cơ chế pay-
per-click cho phép người đặt quảng cáo có thể đặt mua từ khóa và Google với
mô hình đấu giá quảng cáo được cải tiến từ chính Overture. Ta có thể thấy
Yahoo đã không đáp ứng được tính chất Khó thay thế của nguồn lực VRIN.
 Tính không thể bắt chước: Không, vì Yahoo đã không tập trung đầu tư nguồn
lực để làm mới chu kỳ công nghệ của bộ máy tìm kiếm và giữ được lợi thế
cạnh tranh mà đối thủ không thể bắt chước, thay vào đó họ lại chọn cách đa
dạng hóa các dịch vụ cung cấp, điều này vô tình khiến bộ máy tìm kiếm của
Yahoo trở nên tụt hậu, tạo tiền đề cho các đối thủ có thể đầu tư vào công nghệ
và bắt chước công nghệ tìm kiếm dễ dàng, hay thậm chí là vượt mặt Yahoo
(điển hình là Google với rất nhiều bằng sáng chế bỏ xa Yahoo và đã bỏ xa thị
phần của Yahoo từ lâu). Ta có thể thấy Yahoo đã không đáp ứng được tính chất
Không thể bắt chước của nguồn lực VRIN.
 Ta có thể thấy bộ máy tìm kiếm của Yahoo đã không đáp ứng được các tiêu chí
cạnh tranh bền vững của nguồn lực VRIN qua việc không tập trung đầu tư vào
năng lực cốt lõi của mình là bộ máy tìm kiếm. Sau đây em cũng sẽ phân tích
về Năng lực động của Yahoo:
 Năng lực thích nghi: Vào thời điểm Overture nổi lên với công nghệ pay-per-
click và thay đổi hoàn toàn cuộc chơi (sau này được Google cải tiến thành
công nghệ đấu giá quảng cáo) thì Yahoo lại không xem đó là biến đổi quan
trọng về môi trường kinh doanh, và họ vẫn tập trung vào việc phát triển các
dịch vụ đi kèm của. Do đó, sản phẩm năng lực cốt lõi của họ là bộ máy tìm
kiếm thì vẫn không được đổi mới và không thích nghi được với sự biến động
về môi trường.
 Năng lực sáng tạo: Sáng tạo sản phẩm, thị trường, quá trình và cải tiến hành
vi là bốn yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo. Vì Yahoo không chú trọng

4
vào đầu tư nghiên cứu để phát triển bộ máy tìm kiếm để kiến tạo các giá trị
mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh độc nhất của doanh nghiệp mà đã dần dần tụt
hậu trong cuộc chạy đua bộ máy tìm kiếm.
 Năng lực hấp thụ: là khả năng phối hợp các thông tin bên ngoài với kiến thức
bên trong nhằm tạo ra các giá trị độc đáo, ta thấy tổ chức bộ máy của Yahoo
sẽ hạn chế điều này xảy ra với bộ máy tìm kiếm của họ vì (1) không tập trung
R&D vào bộ máy tìm kiếm và (2) công ty bị chia rẽ bởi quá nhiều lĩnh vực
dịch vụ khác nhau, dẫn đến sự mâu thuẫn về hướng đi chung của công ty (có
thể thấy điều này qua việc Yahoo mời một chuyên viên
 Năng lực kết nối: là khả năng tạo ra, duy trì và sử dụng hệ thống các mối
quan hệ với các tổ chức nhằm tận dụng nguồn lưc khan hiếm. Các doanh
nghiệp có thể kết nối với các doanh nghiệp canh tranh để nhằm tìm kiếm lợi
ích toàn hệ thống, điều này sẽ làm bền vững hơn lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Thoạt nhìn thì Yahoo có vẻ như đã áp dụng rất tốt yếu tố này của năng
lực động khi kết hợp lần lượt với Inktomi, Overture và Google để áp dụng vào
bộ máy tìm kiếm của mình NHƯNG chính việc thuê ngoài các công ty nói
trên (Inktomi, Overture và Google) đã khiến Yahoo hoàn toàn tự cô lập mình
khỏi những liên kết về công nghệ trong mảng bộ máy tìm kiếm, và sự nhận ra
muộn màng điều này vào năm 2004 khi Yahoo đã dừng hợp tác với Google,
mua lại Inktomi và Overture với mong muốn có thể một lần nữa thiết lập lại
lợi thế cạnh tranh về bộ máy tìm kiếm cũng đã không thể giúp Yahoo giành
lại thị phần vì vốn dĩ Yahoo lúc này đã thua kém về công nghệ với các đối thủ
quá xa.
 Năng lực nhận thức và định hướng thị trường: là khả năng trong việc tiếp
nhận thông tin, xử lý để dự đoán sự thay đổi của thị trường từ đó đưa ra các
định hướng cho doanh nghiệp, năng lực này dựa trên sự am hiểu khách hàng,
đối thủ cạnh tranh và các yếu tố môi trường, điều mà Yahoo đã hoàn toàn phớt
lờ khi thay vì cố đáp úng nhu cầu khách hàng của bộ máy tìm kiếm, Yahoo
lại muốn chọn cách đa dạng hóa các dịch vụ.

5
Kết luận: ta có thể thấy rằng, Yahoo đã không thành công trong chiến lược tác
lực động của mình vì họ không thể thay đổi, làm mới vòng đời năng lực bộ máy tìm
kiếm của mình dưới sự thay đổi của môi trường kinh doanh, điều này dẫn tới sự suy
yếu về lợi thế cạnh tranh của họ và không thể duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài:

 Nguồn lực VRIN không đáp ứng được lợi thế cạnh tranh bền vững
 Các yếu tố năng lực động không được áp dụng đúng đắn.

6
Câu 3: Đánh giá chiến lược về thời điểm của Yahoo trong ngành công nghiệp
tìm kiếm

Chiến lược về thời gian đề cập tới vấn đề chọn lựa thời điểm một công ty nên đầu
tư phát triển nguồn lực của mình hoặc thu hẹp. Trong câu 3 này sẽ phân tích về
chiến lược thời gian trong ngành công nghiệp tìm kiếm của Yahoo

Đánh giá về chiến lược thời gian của Yahoo

Giai đoạn 1994 – 2001: Đây là giai đoạn phát triển phi mã của Yahoo với lợi thế
là người tiên phong, đỉnh điểm với việc cổ phiếu của Yahoo đạt tới 475$ khi kết
thúc phiên giao dịch năm 2000, thế nhưng Yahoo đã không hề định vị sản phẩm
chính của mình là công cụ tìm kiếm mà đầu tư đa dạng các dịch vụ khác nhau,
điều này dẫn tới sự thoái trào của Yahoo sau đó.

Có thể thấy thời điểm Yahoo nên mở rộng nguồn lực trong ngành công nghiệp tìm
kiếm của mình là vào khoảng năm 1999 tới năm 2000 khi Overture ra đời và hoàn
toàn thay đổi ngành công nghiệp này với khái niệm Pay-per-click (trong đó
người tham gia sẽ đấu giá cho thứ tự xuất hiện của mình đối với 1 từ khóa),
thay vào đó Yahoo lại chọn tiếp tục đa dạng hóa các dịch vụ đầu tư của mình và
chủ yếu thuê các đơn vị bên ngoài để vận hành công cụ tìm kiếm chứ không hề
tập trung phát triển, nghiên cứu thêm nhiều bằng sáng chế để cải thiện Yahoo’s
search engine. Mặt khác, Google nhanh chóng nắm bắt cơ hội được tạo ra bởi

7
Overture và đã bắt đầu rao bán các cơ hội quảng cáo đi kèm với các từ khóa. Điều
này dẫn tới sự tụt hậu về công nghệ tìm kiếm của Yahoo và dẫn tới việc Yahoo
mất dần vị thế là công cụ tìm kiếm hàng đầu vào tay Google, khi mà vào năm
2012 thì Yahoo chỉ sở hữu số thị phần ít ỏi là 7% trong khi con số này của Google
đạt tới 86%.

8
Câu 4. Inktomi, Overture, Yahoo và Google dùng các bộ máy tìm kiếm khác
nhau. Hãy đánh giá vòng đời năng lực của mỗi bộ máy đó

Vòng đời năng lực thường gồm 4 giai đoạn: Thành lập (Founding), Phát triển
(Development), Trưởng thành (Maturity), và giai đoạn cuối cùng là giai đoạn Rẽ
nhánh (branching) thành 6 trường hợp khác nhau (làm mới, tái triển khai, tái kết
hợp, nhân bản, suy thoái hoặc nghỉ hưu)

9
Công ty Thành lập Phát triển Trưởng thành Rẽ nhánh

Yahoo 1994 1994-2001 2001-2004 2004 trở đi:


Suy thoái

Google 1996-1998 1998-2003 2003 trở đi 2003 trở đi:


Làm mới

Inktomi 1995 1995-1999 1999-2000 2000 trở đi:


Suy thoái

Overture 1998 1998-2000 2000-2003 2003 trở đi:


Suy thoái

Bảng: Các giai đoạn vòng đời năng lực theo năm của của 4 bộ máy tìm kiếm từ
các công ty Yahoo, Google, Overture, Inktomi

 Overture: Thành lập vào 1998, có giai đoạn phát triển vượt bậc từ năm
1998 đến năm 2000 do bong bóng dot com phát triển cực thịnh và đã kí
hợp đồng hợp tác để trở thành công cụ tìm kiếm của Yahoo và Microsoft.
Overture đi vào giai đoạn trưởng thành từ năm 2000 đến 2003 và bắt đầu
suy thoái vào 2003 vì không thể phát triển bản thân thành một địa điểm
tìm kiếm như Google mà chỉ có thể phát triển dưới dạng công cụ tìm kiếm
được các bên khác thuê lại.
 Inktomi: Thành lập vào năm 1995, giai đoạn phát triển cùng lúc với trưởng
thành từ năm 1995 đến 2000, tuy nhiên từ năm 2000 trở đi do không thể
phát triển một mô hình kinh doanh có lời nên đã rơi vào suy thoái, dẫn đến
việc phải bán lại cho Yahoo vào năm 2002.
 Google: Có giai đoạn thành lập từ 1995 tới 1998 và tới 1998 thì Google
chính thức được triển khai. Giai đoạn phát triển từ năm 1998 – 2003
chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Google khi mà được AOL lựa
chọn làm đối tác công cụ tìm kiếm vào năm 1999 và Yahoo vào năm 2000.
Vào năm 2000 Google bắt đầu áp dụng phương pháp “đấu giá” quảng cáo

10
và thị phần của họ được phát triển bền vững qua từng năm. Vào năm 2003
Google bắt đầu chương trình ADSense cho phép họ mở rộng quảng cáo
bằng cách bán các quảng cáo tới khách hàng mục tiêu trên nhiều nền tảng
khác nhau. Giai đoạn từ 2003 trở đi chứng kiến cùng lúc sự trưởng thành
và giai đoạn làm mới liên tục của Google khi họ liên tục cải thiện công
nghệ tìm kiếm bằng các bằng sáng chế mới như: Google News (tìm kiếm
tin tức – 2006), Google Book Search (tìm kiếm sách – 2004), Google
Scholar (tìm kiếm bài nghiên cứu – 2004), Google Blog (tìm Blog -2005),
Google Video (2006), Google Universal Search (2007 – tăng thêm số
lượng kết quả tìm kiếm)

 Yahoo: Được thành lập vào năm 1994, bộ máy tìm kiếm của Yahoo có giai
đoạn phát triển mạnh mẽ từ năm 1994-1999 vì không có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Giai đoạn 1999 tới năm 2002 chứng kiến sự trưởng thành của Yahoo khi tốc độ phát
triển của bộ máy tìm kiếm chững lại, Yahoo thuê ngoài các công ty như Inktomi,
Overture và Google để vận hành bộ máy tìm kiếm của mình vì không xác định đây là
năng lực cốt lõi. Từ năm 2002 trở đi Yahoo bắt đầu đi vào suy thoái do nhận ra quá
chậm trễ sự quan trọng của việc liên tục nâng cấp tính năng và giá trị cho bộ máy tìm
kiếm, và khi họ đầu tư trở lại vào bộ máy tìm kiếm thì cũng đã bị các đối thủ cùng
ngành bỏ lại quá xa (điển hình là Google).

11

You might also like