You are on page 1of 20

1) Đại cương BSGĐ, YHGĐ

2) Câu 5  10: các nguyên lý cơ bản của YHGĐ


3) Câu 11: tại sao YHGĐ lấy người bệnh là trung tâm
4) Câu 12  câu 18: ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe
5) Câu 19  22: CSSK dự phòng
6) Câu 23  26: giao tiếp giữa bác sĩ và người bệnh
7) Câu 27  30: y học hành vi

I) Đại cương YHGĐ, BSGĐ


1) Khái niệm YHGĐ
(*) Theo hiệp hội BSGĐ Hoa Kỳ
 YHGĐ là một chuyên ngành y học kết hợp giữa sinh học, y học lâm sàng và khoa học
hành vi
 Chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ CSSKBĐ toàn diện, liên tục
 Cho cá nhân và hộ gia đình
 Ở tất cả lứa tuổi và giới tính, với tất cả các loại bệnh tật
(*) Theo tổ chức BSGĐ châu Âu
 YHGĐ là một chuyên ngành khoa học
 Có nội dung đào tạo và nghiên cứu cũng như cơ sở bằng chứng và hoạt động lâm sàng
 Đặc trưng riêng là một chuyên ngành lâm sàng theo định hướng CSSKBĐ
2) Khái niệm BSGĐ
(*) Theo WHO
 BSGĐ là thầy thuốc thực hành lâm sàng
 Có chức năng cơ bản là cung cấp dịnh vụ CSSK trực tiếp, liên tục
 Cho các thành viên trong HGĐ
 Tự chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các chăm sóc y tế hoặc hỗ trợ cho các thành viên
của HGĐ tiếp cận, sử dụng các DVYT khác
(*) Theo Hiệp hội BSGĐ thế giới (WONCA):
 BSGĐ là thầy thuốc
 Chịu trách nhiệm CSSK toàn diện, liên tục
 Cho các cá nhân trong bối cảnh gia đình, cho các gia đình trong bối cảnh cộng đồng
 Không phân biệt tuổi, giới, chủng tộc, bệnh tật cũng như điều kiện văn hóa và tầng lớp
xã hội

3) Đặc điểm của YHGĐ


 CSSK cho người dân/người bệnh trong bối cảnh gia đình, cộng đồng không phân biệt
chủng tộc, văn hóa, tầng lớp xã hội
 Công tác quản lý, CSSK tại nơi người dân dễ tiếp cận/nơi tiếp cận ban đầu, khi cần thiết
sẽ chuyển đến bệnh viện chuyên khoa tuyến cao hơn
 Nhấn mạnh đến việc chăm sóc toàn diện các vấn đề sức khỏe từ lần khám đầu tiên, tiếp
tục theo dõi, đánh giá, chăm sóc các bệnh mạn tính
 Nhấn mạnh đến sự phối hợp, lồng ghép các dịch vụ y tế cần thiết trong công tác CSSK
cho người bệnh
4) Chức năng của BSGĐ
 CSSK toàn diện, liên tục cho cá thể cũng như cả hộ gia đình
 Quan tâm đến nhiều lĩnh vực, chuyên khoa thuộc y học lâm sàng
 Nhiệt tình trong công việc, luôn cập nhật kiến thức
 Có khả năng giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe/bệnh tật trên 1 cơ thể người bệnh
 Có kỹ năng điều trị và quản lý các bệnh mạn tính
 Có khả năng hành động như một người điều phối các nguồn lực cần thiết đáp ứng cho
CSSK toàn diện cho BN
 Có khả năng tư vấn cho BN và gia đình BN nhằm mục đích nâng cao sức khỏe
 Có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến tâm lý tình cảm, các yếu tố
xã hội trong QT chăm sóc người bệnh
 Yêu thương và cảm thông sâu sắc với BN và gia đình BN
5) Vai trò của BSGĐ tại các nước đang PT
 Là bác sĩ lâm sàng với thế mạnh là khám, điều trị/xử trí các bệnh/cấp cứu thường gặp
tại cộng đồng
 Quan tâm đến công tác dự phòng: tiêm chủng, vệ sinh, kiểm soát mầm bệnh và các
bệnh lây nhiễm
 Là cầu nối giữa lâm sàng và y tế công cộng
6) Vai trò của bác sĩ 5 sao
(*) Là nhà cung cấp dịch vụ CSSK chất lượng cao, toàn diện, liên tục và cá thể hóa
(*) Là người đưa ra quyết định về chẩn đoán, điều trị có tính khoa học và sử dụng các công
nghệ
(*) Là người truyền đạt, thúc đẩy lối sống lành mạnh bằng việc tư vấn hiệu quả
(*) Được mọi người tin tưởng, dung hòa được những yêu cầu SK của cá nhân, cộng đồng
(*) Có khả năng làm việc hài hòa với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài hệ thống CSSK

7) Khái niệm công tác cung ứng dịch vụ y tế


 Công tác cung ứng dịch vụ y tế là một yếu tố rất quan trọng trong CSSK. Theo WHO,
cung cấp dịch vụ y tế là kết hợp giữa các yếu tố đầu vào ( hệ thống quản trị, tài chính,
nhân lực, thông tin y tế, dược, trang thiết bị và công nghệ) để thực hiện một loạt các
biện pháp can thiệp hoặc các hoạt động y tế cho cá nhân và cho cộng đồng
8) Đặc điểm của công tác cung ứng dịch vụ y tế tốt
(*) Công tác cung ứng dịch vụ y tế được đánh giá tốt khi có 8 đặc điểm chính sau
 Tính toàn diện:
 DVYT CC phù hợp với nhu cầu của nhóm dân số đang quản lý và CSSK
 Bao gồm dịch vụ dự phòng, điều trị, giảm đau, PHCN và các hoạt động NCSK
 Khả năng tiếp cận
 DVYT CC có thể tiếp cận mà không vướng phải rào cản về chi phí, ngôn ngữ, văn
hóa, địa lý
 DVYT gần với người dân có thể được cung cấp tại nhà, cộng đồng, nơi làm việc
hoặc tại các CSYT
 Phạm vi bao phủ
 DVYT bao phủ được tất cả mọi người trong quần thể đích
 Thuộc các nhóm thu nhập, xã hội khác nhau
 Tính liên tục
 DVYT cung cấp CSSK liên tục trong mạng lưới, các cấp chăm sóc
 Trong tất cả các giai đoạn vòng đời của mõi cá nhân
 Chất lượng
 DVYT hiệu quả, an toàn, kịp thời, tập trung vào nhu cầu của bệnh nhân
 Con người là trung tâm
 DVYT được tổ chức xoay quanh con người chứ không phải bệnh/vấn đế sức khỏe
hay nguồn lực tài chính
 Có sự tham gia của quần thể đich trong việc thiết kế và đánh giấ dịch vụ
 Tính phối hợp
 Mạng lưới DVYT có sự phối hợp giữa các loại hình dịch vụ, các loại hình chăm sóc
và các cấp độ cung cấp dịch vụ
 Phối hợp với các đối tác và ban ngành khác
 Tính trách nhiệm và hiệu suất
 DVYT được quản lý tốt để đạt được các yếu tố trên với sự lãng phí tối thiểu về
nguồn lực
9) Vai trò của YHGĐ trong HTYT và công tác CSSK (5)
 YHGĐ là một chuyên ngành nhấn mạnh vào công tác CSSKBĐ
 BSGĐ là người cung cấp dịch vụ CSSK toàn diện và liên tục
 BSGĐ với sự kết hợp chức năng của BS lâm sàng, BS dự phòng, nhà tâm lý sẽ đáp ứng
90% nhu cầu sức khỏe của người dân
 BSGĐ có khả năng chăm sóc hầu hết các nhu cầu SK của người dân, nếu vấn đề vượt
ngoài khả năng, họ có trách nhiệm lựa chọn các BSCK khác phù hợp để tiếp tục phối
hợp chăm sóc cho bệnh nhân
 WHO nhận định: BSGĐ đóng vai trò trung tâm trong việc đạt được mục tiêu về chất
lượng, chi phí – hiệu quả, tính công bằng trong hệ thống CSSK

II) Các nguyên lý cơ bản của YHGĐ: CSSK liên tục – toàn diện – phối hợp, quan tâm đến dự phòng,
hướng gia đình, hướng cộng đồng
1) CSSK liên tục
(*) Tính liên tục là một trong những nguyên lý cơ bản của YHGĐ, được các BSGĐ áp dụng
trong quá trình cung cấp dịch vụ CSSK
 Hầu hết các chuyên khoa khác, BN đến với BS chủ yếu là vì các vấn đề liên quan đến
bệnh tật  người cung cấp dịch vụ CSSK chỉ theo dõi BN trong những lần khám liên
quan đến vấn đề bệnh tật đó
 Trong YHGĐ BS xây dựng được MQH lâu dài bới BN. Thay vì chỉ tập trung vào 1
bệnh, BSGĐ có thể tác động một cách liên tục lên tình trạng sức khỏe từng cá thể. Bao
gồm theo dõi các vấn đề sức khỏe trong quá khứ, hiện tại, tương lai và hướng dẫn thực
hiện các biện pháp dự phòng
(*) Tính liên tục là nguyên lý quan trọng nhất của chuyên ngành YHGĐ
 Khi bị mắc bệnh, BN sẽ được BSGĐ quản lý, theo dõi, KCB, CSSK từ khi phát hiện
đến lúc phục hồi chức năng, trong thời gian dài và không bị giới hạn bởi bất cứ giai
đoạn bệnh lý cụ thể nào
 Khác với chuyên ngành khác đối tượng theo dõi của bs là bệnh với nhiều BN khác
nhau. Với BSGĐ đối tượng theo dõi liên tục là bệnh nhân, lấy con người làm trung tâm
thay vì lấy bệnh tật làm trung tâm
 Trong thực hành gia đình, bệnh nhân ở lại, còn bệnh đến rồi đi
(*) Các thông tin thể hiện việc CSSK liên tục là
 BS biết rõ tiền sử của BN
 Chú trọng giải thích cho BN về tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe
 Bàn bạc với BN về kế hoạch CSSK lâu dài cũng như điều trị bệnh cấp hoặc mạn tính
 Có sự tin cậy giữa BN và BS, việc CSSK liên trục giúp xây dụng mqh lâu dài và củng
cố niềm tin lẫn nhau
 Hồ sơ có các thông tin liên quan đầy đủ: tiền sử, các lần khám và tư vấn, lịch hẹn tái
khám định kỳ, tiếp tục theo dõi sau khi chuyển tuyến trên hoặc chuyển đến BSCK khác
(*) Tính liên tục trong CSSK của YHGĐ có 3 khía cạnh cần được xem xét
 Tính liên tục về thông tin:
 Thu thập và cập nhật thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của BN và GĐ họ
 Sử dụng các thông tin giúp cải thiện hiệu quả CSSK bệnh nhân
 Thông tin được lưu giữ bằng hồ sơ bệnh án điện tử/giấy
 Tính liên tục về thời gian
 Quy trình chăm sóc, thỏa mãn các nhu cầu CSSK cho 1 bệnh nhân trong thời gian
dài
 Cho phép BSGĐ theo dõi 1 vấn đề SK, đặc biệt trong trường hợp các TC còn chưa
rõ để có thể đưa ra 1 chẩn đoán sớm và chính xác. Cho phép BSGĐ theo dõi được
hiệu quả điều trị, thời gian đáp ứng với phác đồ hoặc các biện pháp can thiệp
 Giúp BSGĐ hiểu chi tiết và toàn diện về người bệnh và sức khỏe của họ
(*) Quá trình CSSK liên tục đã được chứng minh là cải thiện sự hài lòng, tuân thủ điều trị, kết
quả điều trị. Bằng cách này các dịch vụ CSSK chất lượng cao được cung cấp mà không
cần đến quá nhiều kỹ thuật, xét nghiệm đắt tiền, chi phí giảm, hiệu quả điều trị cao, hạn
chế tai biến biến chứng.
2) CSSK toàn diện
 BSGĐ cung cấp 1 cách lồng ghép các dịch vụ
 Nâng cao sức khỏe, phục hồi chức năng
 Dự phòng
 Khám phát hiện và điều trị bệnh
 Hỗ trợ về mặt thể chất, tâm lý và xã hội
 YHGĐ không xuất phát từ chẩn đoán và điều trị bệnh mà xuất phát từ việc chẩn đoán
đối tượng cụ thể mang bệnh và điều trị cho đối tượng đó
 Như vậy BSGĐ không chỉ xem xét BN dưới góc độ sinh học mà còn phải xem xét
cả về mặt tâm lý – xã hội
 BSGĐ phải xem xét người bệnh trong khuôn khổ các nhu cầu tổng thể của họ, phải
cân nhắc đến các yếu tố này trong QT CSSK
 CSSK toàn diện là
 Cung cấp đầy đủ dịch vụ và thủ thuật lâm sàng cho các vấn đề sức khỏe thường gặp
ở cộng đồng
 Cung cấp một số lượng tối đa các dịch vụ sức khỏe tùy thuộc vào khả năng của họ
và hạn chế chuyển tuyến cho bệnh nhân khi không cần thiết
 Nhiều khi BSCK khác cũng cần tham gia vào quá trình điều trị, BSGĐ là đầu mối
giúp BN tiếp cận với các chăm sóc điều trị đó
 Nếu tại địa phương thiếu hụt nguồn lực, các cơ sở y tế khác cách xa, các kỹ năng lâm
sàng và thủ thuật của BSGĐ được yêu cầu rộng hơn
 BSGĐ cần đạt 1 số kỹ năng cần thiết
 Tập trung vào các vấn đề sức khỏe thường gặp tại cộng đồng để phát hiện và xử trí
kịp thời, phù hợp – chuyên gia trong việc điều trị các bệnh thường gặp
 Tỷ lệ các bệnh nặng thấp hơn ở YTCS – nơi chăm sóc ban đầu
 Với khả năng nhận biết các bệnh lý thường gặp với dấu hiệu điển hình và các bệnh
lý không thường gặp hoặc khi bệnh tiến triển bất thường
 BSGĐ quyết định xem mình có thể xử lý được không hay cần thêm sự giúp đỡ của
cơ sở y tế tuyến trên hoặc BSCK sâu khác
3) Chăm sóc sức khỏe phối hợp
 BSGĐ có thể giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bên ngoài việc CSSK
trực tiếp cho BN, cần có những mạng lưới BSCK khác và nguồn lực CSSK khác khi
cần thiết để kết hợp trong quá trình CSSK cho BN
 Trong những tình huống này, BSGĐ đóng vai trò như một nhạc trưởng trong việc
CSSK, là người điều phối trao đổi thông tin, xây dựng kế hoạch CSSK lồng ghép trong
quá trình chẩn đoán, điều trị cho BN
 Việc chăm sóc phối hợp sẽ giúp cải thiện được kết quả điều trị của BN, nó sẽ trở thành
một công cụ mạnh trong quản lý và điều trị bệnh tật, đặc biệt bệnh mạn tính. Nếu thiếu
sự phối hợp sẽ dẫn đến việc CSSK trở nên kém hiệu quả
 Việc hiểu và sử dụng hợp lý hệ thống chuyển tuyến nhằm
 Cải thiện sự phối hợp giữa BSGĐ và BSCK, giữa các tuyến với nhau
 Thúc đẩy tính liên tục bằng cách hướng dẫn BN quay lại BSGĐ sau khi điều trị ở
tuyến trên/BSCK
 Yêu cầu BSCK cung cấp thông tin cần thiết về qt chẩn đoán điều trị của BN cho
BSGĐ
 Hệ thống y tế cần có các quy định về chuyển tuyến phù hợp
 Việc phối hợp chăm sóc không chỉ ở môi trường ngoại trú. Sự trao đổi, cung cấp thông
tin về vấn đề bệnh tật cho BSGĐ trong thời gian BN nằm viện có thể giảm tỷ lệ tái nhập
viện sau khi ra viện
 BSGĐ cần có các mối liên lạc tốt với các BSCK, nắm vững hệ thống chuyển tuyến để
có thể sử dụng 1 cách hợp lý khi cần thiết
4) Quan tâm đến dự phòng
 BSGĐ không chỉ là điều trị cho bệnh nhân mà còn giúp bệnh nhân phòng chống bệnh
tật. Công tác dự phòng là một vấn đề quan trọng trong thực hành YHGĐ, là công cụ
mạnh mẽ của BSGĐ giúp nâng cao sức khỏe cho người dân
 Nguyên lý: dự phòng bệnh tật trước khi nó thực sự diễn ra và dự phòng biến chứng của
bệnh tật. Mặc dù đây là một nguyên lý đơn giản nhưng việc triển khai trong thực tế thì
lại khó khăn hơn rất nhiều
 Dự phòng có nhiều khía cạnh: nhận biết và phòng tránh những yếu tố nguy cơ có thể
làm tăng khả năng mắc bệnh. Ngăn chặn hoặc làm chậm biến chứng, hậu quả của bệnh.
Khuyến khích lối sống lành mạnh
 Dự phòng cũng có nghĩa là dự đoán những vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm
lý của bệnh nhân và gia đình
 Dự phòng không chỉ giới hạn ở việc khuyên người dân không hút thuốc lá, tập thể dục
thường xuyên, ăn uống đúng cách … mà còn ở việc triển khai tiêm chủng, sử dụng
những phương tiện sàng lọc để phát hiện, chẩn đoán bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu
 Các thông tin về YTNC và dự phòng bệnh tật của BN được ghi đầy đủ trong hồ sơ bệnh
án YHGĐ
 Dự phòng bệnh tật được chia thành các cấp (cấp 0 – cấp 4)
 Tính toàn diện và liên tục của thực hành YHGĐ tạo điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ
dự phòng và đánh giá hiệu quả của công tác này
 Công tác dự phòng giúp hiện thực hóa nỗ lực của chương trình y tế công cộng tới bệnh
nhân, gia đình và cả cộng đồng
5) Hướng gia đình
(*) Các BSGĐ cần xem xét ảnh hưởng của bệnh tật mà bệnh nhân mắc tới gia đình và ảnh
hưởng của gia đình đến sức khỏe từng cá thể. Yếu tố gia đình ảnh hưởng như
 Bệnh có tính di truyền
 Sự lây lan của bệnh truyền nhiễm
 Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mỗi cá nhân trong gia đình
 Tác động đến cả quá trình của bệnh tật: Dự phòng  phát hiện, chẩn đoán  điều trị
 tuân thủ điều trị  dinh dưỡng  phục hồi chức năng
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị BSGĐ cần phải dựa trên cơ sở ảnh hưởng của
bệnh tật tới các thành viên trong gia đình và ảnh hưởng của gia đình tới bệnh tật
(*) Trong thực hành lâm sàng YHGĐ, các BSGĐ thưởng sử dụng 1 số công cụ để đánh giá tác
động của gia đình như: cây phả hệ, sơ đồ gia đình, chuỗi sự kiện của gia đình
 Qua đó hiểu được và đánh giá đúng đời sống tâm lý, mức độ chia sẻ và tác động của
từng thành viên trong gia đình. Từ đó có thể dự kiến được các vấn đề có thể xảy ra
trong vòng đời của gia đình
 Sự tham gia của các thành viên trong gia đình từ khi một đứa trẻ sinh ra giúp cải thiện
chất lượng chăm sóc và tạo ra sự điều chỉnh bởi các thành viên trong gia đình khi hoàn
cảnh thay đổi
(*) Các BSGĐ cần
 Nhìn nhận bệnh nhân trong bối cảnh gia đình, áp dụng các tiếp cận gia đình trong
CSSK BN
 Hiểu được vai trò của gia đình trong các hành vi sức khỏe, tầm quan trọng của động lực
gia đình
 Có kỹ năng khai thác tiền sử gia đình
 Kỹ năng tổ chức các cuộc họp gia đình để thảo luận về các vấn đền sức khỏe quan trọng
 Kỹ năng cơ bản trong việc tư vấn, giúp đỡ gia đình trong các tình huống căng thẳng ảnh
hưởng đến sức khỏe
(*) Sức khỏe là kết quả của những sự tương tác phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố hành vi,
di truyền, gia đình, cộng đồng …
6) Hướng cộng đồng
(*) Nghề nghiệp, yếu tố văn hóa, môi trường là những khía cạnh ảnh hưởng đến việc CSSK
cho BN. Các vấn đề của BN cần được nhìn nhận trong bối cảnh cộng đồng địa phương nơi
họ đang sinh sống
 Phong tục tập quán có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cũng như mô hình sử dụng
DVYT ở đó
 Cơ cấu bệnh tật tại phòng khám của một BSGĐ thể hiện được tình trạng sức khỏe cũng
như những vấn đề liên quan đến sức khỏe tại cộng đồng đó
 Sự hiểu biết về mô hinh bệnh tật tại cộng đồng giúp BSGĐ định hướng chẩn đoán và có
cách cung ứng dịch vụ phù hợp
(*) Hầu hết BSGĐ có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng nơi mà họ quản lý và chăm sóc
bệnh nhân
 Các hoạt động sức khỏe có thể bao gồm giáo dục, dự phòng, các biện pháp can thiệp
như: chương trình y tế học đường, chương trình tiêm chủng, chương trình CSSK cho
người cao tuổi
(*) Phương pháp tiếp cận chăm sóc ban đầu dựa trên cộng đồng giúp khuyến khích BSGĐ
quan sát, tìm kiếm cơ hội nhằm xác định và đáp ứng nhu cầu sức khỏe tại địa phương một
cách có hệ thống
(*) Ngoài vai trò cung cấp thông tin hỗ trợ chẩn đoán, cộng đồng còn là một trong các yếu tố
trị liệu vì có nhiều thành phần mà BSGĐ có thể phối hợp để cung ứng dịch vụ CSSK hiệu
quả cho BN
 rất cần thiết cân nhắc yếu tố cộng đồng trong việc đưa ra kế hoạch điều trị và CSSK phù
hợp cho từng BN cụ thể

III) TẠI SAO Y HỌC GIA ĐÌNH LẤY NGƯỜI BỆNH LÀ TRUNG TÂM
 YHGĐ lấy người bệnh làm trung tâm chứ không chỉ quan tâm đến bệnh tật hay 1 vấn
đề sức khỏe nào đó
 Thể hiện một sự thay đổi từ việc tập trung vào chăm sóc lâm sàng dựa trên một
phương pháp tiếp cận điều trị bệnh tật sang việc CSSK mang tính chất toàn diện cho
người bệnh
 Chú trọng các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau
 Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
 Hiểu bệnh nhân về cả chi tiết và tổng thể
 Tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả phù hợp với từng bệnh nhân
 Chú trọng lồng ghép công tác dự phòng và nâng cao sức khỏe
 Cải thiện quan hệ giữa người bệnh và bác sĩ
 Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn cầu dẫn
đến sự thay đổi về nhu cầu CSSK của mỗi cá nhân và cộng đồng
 Ở những nước phát triển, việc chăm sóc các bệnh mạn tính như ĐTĐ, THA, COPD,
Hen PQ … chuyển từ phòng bệnh nội trú sang điều trị ở phòng khám ngoại trú với
các phác đồ điều trị được xây dựng nhằm phân cấp các giai đoạn điều trị bệnh có sự
phối hợp của các chuyên khoa sâu liên quan
 Các BSGĐ chủ yếu thực hành ở phòng khám ngoài trú để giải quyết các vấn đề SK
thường gặp ở trong cộng đồng
 Như vậy mỗi người bệnh sẽ được chăm sóc một cách toàn diện bởi một bác sĩ hay
một đội ngũ bác sĩ ngay tại nơi cư trú
 Đội ngũ bác sĩ này biết chi tiết về các thông tin y khoa, xã hội, môi trường của
bệnh nhân, trở thành người đồng hành thân cận với người bệnh, định hướng
cho người bệnh lựa chọn DVYT phù hợp, đảm bảo việc tổng thể quản lý và
chăm sóc người bệnh

IV) Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới sức khỏe
1) Ảnh hưởng của gia đình tới sức khỏe cá nhân
 Gia đình là nhóm người gắn kết với nhau bởi cùng dòng máu hoặc do lựa chọn, có
những đặc tính và nhu cầu riêng, chung sống với nhau theo thời gian, cùng có những
thay đổi để thích nghi với các biến đổi trong cuộc sống
 Ảnh hưởng của gia đình tới sức khỏe cá nhân
 Bộ gen
 Dinh dưỡng
 Vệ sinh
 Tập luyện và giấc ngủ
 Sử dụng thuốc – tuân thủ điều trị
 Nhận thức chung về sức khỏe
 Trực tiếp: hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất gây nghiện
2) Hành vi hút thuốc lá
 Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh, chủ yếu là BKLN như: nhiều loại ung
thư, bệnh tim mạch, TBMMN, ĐTĐ, COPD.. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc
các bệnh truyền nhiễm như lao, NK đường hô hấp
 Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, ước
tính mỗi ngày có > 100 người chết do thuốc lá
 Tỷ lệ hút thuốc lá ở thanh thiếu niên còn cao (50% nam ; 2% nữ). Tuổi bắt đầu hút
thuốc lá sớm. Do thuốc lá được bán ở khắp nơi, dễ tiếp cận với trẻ em
 Phạm vi hút thuốc lá cũng rộng dẫn đến tỷ lệ hút thuốc lá thụ động/phơi nhiễm với khói
thuốc cao như ở các quán rượu, cà phê, nhà hàng, công sở, trường đại học …
 Ý thức chấp hành luật và các chế tài xử phạt còn chưa cụ thể, ý thức người dân về tác
hại hút thuốc lá chưa tốt nên những vi phạm về buôn bán, kinh doanh thuốc lá, hút
thuốc lá nơi công cộng vẫn còn nhiều vi phạm
3) Lạm dụng rượu bia
 Liên quan nhiều đến BKLN như:
 Ung thư đường tiêu hóa, tiết niệu, gan, vú
 Các bệnh tim mạch, THA, TBMMN, xơ gan
 Các rối loạn tâm thần liên quan đến rượu
 Ngộ độc, tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực …
 Khoảng 70% nam giới VN có sử dụng đồ uống có cồn
 Tỷ lệ sử dụng rượu bia, mức độ tiêu thụ rượu bia tăng ở tuổi vị thành niên và cả nữ giới
 Cứ 4 người thì có 1 người sử dụng đồ uống có cồn ở mức có hại
 Có đến ¾ gánh nặng bệnh tật liên quan đến sử dụng rượu bia
 70% xơ gan ở nam và 30% xơ gan ở nữ có liên quan đến rượu bia
 Tỷ lệ lệ thuộc rượu bia là khoảng 3%
4) Chế độ ăn uống không lành mạnh
 Chế độ ăn uống thừa thịt đỏ (thịt bò), thịt qua chế biến (chả, giò), đồ uống có gas và
đường, muối, acid béo chuyển hóa gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe
 Chế độ ăn uống hợp lý có thể phòng được nhiều bệnh: nhiều loại ung thư đường tiêu
hóa, đái tháo đường, suy thận, BTTMCBMT, NMCT, TBMMN
 Nghiên cứu thấy có 1/3 case tử vong và ¼ gánh nặng bệnh tật liên quan đến chế độ ăn
uống không lành mạnh
 Hiện nay ở Việt Nam chế độ ăn của người dân đã được cải thiện, cân đối hơn nhưng
vẫn còn những tình trạng chưa đảm bảo cân đối
 Tình trạng tiêu thụ nhiều thịt trong khi chưa tiêu thụ đủ hải sản, hoa quả, rau xanh
theo khuyến cáo
 Tiêu thụ nhiều thực phẩm có đường, đồ uống ngọt, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn
nhanh dẫn đến thừa cân, béo phì, stress, lo âu, THA, ĐTĐ, ung thư
 Tiêu thụ quá nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA, bệnh tim mạch và bệnh
thận. Trung bình mỗi người dân VN tiêu thụ 12-15g muối/ngày nhiều hơn rất nhiều
so với khuyến cáo của WHO là <5g muối/người/ngày (tương đương với 1 thìa cà
phê muối)
5) Ít hoạt động thể lực
 Là yếu tố nguy cơ gây loãng xương, viêm xương khớp, đau lưng, thừa cân – béo phì,
stress, lo âu, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư trực tràng, đặc biệt là các bệnh tim
mạch, đái tháo đường và các bệnh ung thư
 Ở Việt Nam tỷ lệ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đã tăng trong những năm qua
nhưng nhìn chung vẫn còn là thấp, chỉ đạt khoảng 30%
 Tỷ lệ gia đình luyện tập thể thao còn thấp hơn
 Các thành phố lớn còn thiếu không gian cho người dân hoạt động thể lực
 Tình trạng ô nhiễm không khí cũng cản trở người dân tập luyện thể dục thể thao
6) Thu nhập nghèo đói, công bằng
(*) Thu nhập là yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng nhất tác động tới sức khỏe, thu nhập tác
động đến điều kiện sống tổng thể, tâm lý, hành vi lối sống
 Thu nhập thấp: dẫn đến khó khăn, thiếu thốn về đời sống vật chất và tinh thần. Thu
nhập càng thấp càng khó khăn trong việc chi trả cho các nhu cầu sống cơ bản thiết yếu
như lương thực thực phẩm, nhà ở, quần áo, y tế …
 Thu nhập cũng quyết định đến chất lượng của các yếu tố kinh tế - xã hội khác ảnh
hưởng đến sức khỏe
 Thu nhập thấp cũng làm các hộ gia đình khó hòa nhập với cộng đồng hơn do không
tham gia được các hoạt động văn hóa, giáo dục, giải trí
(*) Ở cấp độ cộng đồng, thu nhập bình quân đầu người, tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng
mức sống dân cư là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng
đồng
 Thu nhập bình quân đầu người có liên quan đến tình trạng sức khỏe của cộng đồng,
nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa tỉ suất tử vong của trẻ em
< 1 tuổi với thu nhập bình quân đầu người
 Phương thức phân phối thu nhập cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cộng
đồng, phân phối thu nhập công bằng là một trong những chỉ số quan trọng nhất báo
hiệu một cộng đồng có những chỉ số sức khỏe cơ bản tốt
 Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta đã tăng lên trong những năm gần đây nhưng
vẫn còn chênh lệch giữa các khu vực, vùng miền, các nhóm đối tượng
 Thu nhập bình quân ở thành thị cao gấp đôi ở nông thôn
 Ở vùng giàu nhất cao gấp 2,5 lần vùng nghèo nhất
 Tỷ lệ hộ nghèo những năm gần đây đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn có sự
chênh lệch nhiều giữa các vùng miền
 trong quá trình thực hành, bác sĩ cũng cần phải quan tâm đến thu nhập, tình hình
kinh tế của bệnh nhân, từ đó có thể tư vấn bàn bạc để đưa ra những phương pháp điều trị phù
hợp với từng hoàn cảnh cụ thể
7) Trình độ học vấn
 Trình độ học vấn là một yếu tố xã hội quan trọng có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe
 Thông thường người có học vấn cao hơn thì tình trạng sức khỏe thường tốt hơn, bởi
những lý do
 Người có học vấn cao hơn thường có khả năng tìm việc cao hơn, công việc ổn định
hơn, môi trường làm việc và thu nhập tốt hơn
 Nhận thức được hành vi sức khỏe nào có lợi, hành vi nào có hại. Dễ tiếp thu các
thông điệp trong TTGDSK. Nhận thức được sự cần thiết và cách thức để thay đổi
các hành vi sức khỏe có hại
 Người có học vấn cao thường có nguồn lực tốt và dễ duy trì được những hành vi sức
khỏe có lợi tốt hơn
 Ở Việt Nam trình độ học vấn tương đối cao so với điều kiện kinh tế
 Tỷ lệ người dân > 15 tuổi biết đọc, biết viết >95%. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch
đáng kể giữa các vùng miền
 Tỷ lệ dân số đạt trình độ học vấn cao (trên đại học) còn thấp
 Cải thiện trình độ học vấn sẽ giúp cải thiện ý thức về NCSK, dự phòng bệnh tật và
việc tiếp cận với DVYT
8) Việc làm
(*) Việc làm giúp tạo thu nhập, khẳng định giá trị của bản thân, giúp cá nhân tổ chức cuộc
sống hàng ngày của mình
 Sống trong tình trạng thiếu việc làm, lo sợ mất việc, thất nghiệp gây nhiều ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe
 Thiếu công ăn việc làm có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất, tinh thần như trầm
cảm, lo âu và gia tăng tỷ lệ tự tử
 Thất nghiệp dẫn tới khủng hoảng tài chính, nợ nần, thiếu thốn dễ dẫn đến mắc các
bệnh về cả thể chất và tâm thần. Thất nghiệp cũng dễ nảy sinh những hành vi có hại
cho sức khỏe như sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy
 Mất việc cũng là một căng thẳng tâm lý, giảm lòng tự trọng, gia tăng sự lo lắng
(*) Tỷ lệ thất nghiệp là 1 chỉ báo quan trọng của ngành kinh tế ảnh hưởng đến sức khỏe
 Giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm là vấn đề được quan tâm nhiều ở
các xã hội hiện đại
 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn nông thông trong khi tỷ lệ thiếu việc làm ở
nông thôn lại cao hơn thành thị
9) Lương thực thực phẩm
(*) Lương thực thực phẩm là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, cũng là yếu tố quan
trọng tác động đến sức khỏe
 An ninh lương thực là vấn đề mang tính toàn cầu cần phải được quan tâm ở các cấp độ
cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới
 Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO): an ninh lương thực là “mọi người có quyền
tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì
cuộc sống khỏe mạnh và năng động”
 Mất an ninh lương thực là một rào cản cho việc đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dinh
dưỡng
 Những hộ gia đình thiếu ăn ít có cơ hội tiêu thụ đủ hoa quả, thịt, sữa, vitamin hơn
 Thiếu hụt trong chế độ ăn dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây và
gặp khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh này
 Tim mạch, THA, ĐTĐ, dị ứng với thức ăn
 Con cái dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lâu dài lên sự phát triển về thể chất
và tinh thần của trẻ
 Thiếu LTTP cũng gây nên căng thẳng, cảm giác cuộc sống không chắc chắn – thiếu
an toàn
 Tình trạng thiếu LTTP thường đi kèm với các yếu tố tác động đến sức khỏe khác
như việc làm, thu nhập, trình độ học vấn …
 Ở VN tỷ lệ hộ thiếu đói tính theo chuẩn về LTTP dã giảm trong những năm
gần đây, tuy nhiên vẫn còn cao ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, cùng
đồng bào dân tộc thiểu số
 BSGĐ cần quan tâm toàn diện đến các yếu tố này để có biện pháp tư vấn, điều
trị phù hợp cho từng cá thể
10) Nhà ở và điều kiện vệ sinh
 Nhà ở an toàn, vệ sinh là điều kiện tối cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh. Sống
trong một ngôi nhà không an toàn, không đảm bảo vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro
cho sức khỏe
 Nhà ở chặt chội, ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh hô
hấp
 Thiếu nước sạch và hố xí hợp vệ sinh tạo điều kiện phát sinh các bệnh lây truyền
qua đường tiêu hóa
 Nhà ở là 1 yếu tổ để tự thể hiện và khẳng định bản thân: sống trong 1 ngôi nhà tồi
tàn dễ dẫn đến căng thẳng và phát sinh những hành vi sức khỏe có hại như hút thuốc
lá, sử dụng rượu bia, ma túy …
 Tuy nhiên chi phí quá nhiều cho nhà ở có thể làm giảm nguồn lực cho các nhu cầu
cần thiết khác như LTTP, quần áo, giáo dục, y tế … qua đó cũng không có lợi cho
sức khỏe
 Gánh nặng bệnh tật liên quan tới nhà ở và điều kiện vệ sinh ở VN không cao

11) Môi trường làm việc


 Môi trường làm việc cũng là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe do chúng ta
dành khá nhiều thời gian làm việc
 Một loạt các vấn đề tại nơi làm việc có ảnh hưởng đến sức khỏe như: an toàn lao
động, điều kiện cơ sở vật chất, thu nhập, áp lực công việc, giờ làm việc, cơ hội để
thể hiện và khẳng định bản thân
 Làm việc trong môi trường lao động thiếu an toàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro
tai nạn lao động
 Điều kiện cơ sở vật chất kém cũng có thể làm mắc nhiều bệnh tật
 Môi trường làm việc mà người lao động cảm thấy những nỗ lực của mình
không được đền đáp xứng đáng. Căng thẳng, thường xuyên phải tăng ca, thức
khuya dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, THA, trầm cảm, lo âu
 Hơn 80% trong tổng số 3 tỷ người lao động trên thế giới không được tiếp cận với
các DVYT lao động cơ bản
 Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, nước ta cũng phải đối mặt
với nhiều thách thức về an toàn và vệ sinh lao động
 Trong quá trình CNH – HĐH xuất hiện nhiều rủi ro về mắc các bệnh nghề
nghiệp
 Cần củng cố DVYT về sức khỏe nghề nghiệp đặc biệt tại các doanh nghiệp,
khu công nghiệp nhỏ, làng nghề thủ công
 BSGĐ cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến các bệnh nghề nghiệp trong quá
trình thực hành
12) Mạng lưới hỗ trợ xã hội
 Mạng lưới hỗ trợ xã hội bao gồm một hệ thống các lợi ích, chương trình  giúp đỡ,
bảo vệ mọi người trước những bước ngoặt, thay đổi trong cuộc sống có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe của họ
 Những thay đổi bình thường như: mang thai, sinh con, nuôi dạy con cái, giáo dục và
đào tạo nghề, tìm việc, nghỉ hưu …
 Những thay đổi bất thường, không lường trước được như: ốm đau, tàn tật, thất
nghiệp, gia đình tan vỡ …
 những sự kiện này đe dọa đến sức khỏe do gây căng thẳng tâm lý, làm thay đổi thu
nhập -> liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng sức khỏe khác
 Xã hội phát triển xây dựng một hệ thống phúc lợi, an sinh xã hội bảo vệ và hỗ trợ công
dân của mình trước những biến cố trong cuộc sống
 Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, phụ cấp người già, phụ cấp
nuôi dạy trẻ em …
 Một mạng lưới hỗ trợ xã hội tốt không chỉ cũng cấp các lợi ích về tài chính mà còn
bao gồm các dịch vụ như: tư vấn, đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm và các
dịch vụ khác kể cả chăm sóc y tế

V) CSSK DỰ PHÒNG
1) Nguyên tắc CSSK dự phòng (nguyên tắc RISE)
(*) Trong CSSK dự phòng
 BSGĐ phải khai thác tiền sử cá nhân, tiền sử gia đình, bệnh sử, sở thích – thói quen,
nghề nghiệp, nơi làm việc … giúp đối tượng nhận ra những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe và có kế hoạch giảm bớt, hạn chế đồng thời theo dõi tác hại của những YTNC
này
 BSGĐ phải hiểu biết về người bệnh, áp dụng kiến thức một cách hiệu quả, phù hợp cho
từng đối tượng
 BSGĐ phải dành nhiều thời gian tư vấn, giáo dục bệnh nhân trên cơ sở ứng dụng
CNTT, biểu đồ, cảnh báo …
(*) Để thực hiện CSSK dự phòng hiệu quả, BSGĐ cần phân tích và hành động 1 cách có hệ
thống các bước sau
R (Risk): xác định các yếu tố nguy cơ  hỏi tiền sử, bệnh sử
I (Immunization): tạo miễn dịch chủ động  tiêm chủng
S (Screening): khám sàng lọc, thăm dò cận lâm sàng
E (Education): GDSK  tiếp cận cá nhân, gia đình, cộng đồng
 Xác định YTNC gắn liền với tiền sử, bệnh sử cá nhân – gia đình, tiền sử tiêm chủng.
Các số liệu thích hợp cho dự phòng gồm:
 Cây phả hệ sức khỏe gia đình: bệnh phổ biến, bệnh ít gặp, bệnh di truyền, bệnh có
tính chất gia đình
 Tiền sử dị ứng, nhập viện, các lần ốm trước của các thành viên trong gia đình
 Thông tin về nghề nghiệp, nơi làm việc, điều kiện làm việc, môi trường sống, nhà ở
 Các sở thích, thói quen: hút thuốc, uống rượu bia, tập thể dục, dùng thuốc, HĐTD,
giải trí, …
 Thời gian và kết quả các lần thăm khám và các biện pháp dự phòng trước
 Khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh.
 Mỗi lứa tuổi có một số các vấn đề cần ưu tiên về mặt dịch tễ học
 Trước khi kiểm tra cần đặt câu hỏi: những bệnh phổ biến nào có thể được phát hiện
sớm và phát hiện bằng cách nào
 GDSK: để lựa chọn các chủ đề ưu tiên quan trọng nhất cần tư vấn trong mỗi lần thăm
khám
 Cần xác định các ưu tiên dự phòng với nguy cơ trước mắt và nguy cơ lâu dài
 Các nguyên nhân gây bệnh và gây tử vong phổ biến nhất tại cộng đồng trong khoảng
thời gian hiện tại
2) Các cấp dự phòng bệnh tật
 Dự phòng cấp 0 (dự phòng không yếu tố nguy cơ): là biện pháp dự phòng ngăn ngừa
YTNC
 Tuyên truyền không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, phòng chống ma túy
 Chấp hành luật an toàn giao thông
 Dự phòng cấp 1 (dự phòng không bệnh): là biện pháp dự phòng ngăn ngừa bệnh xảy ra
 Tiêm chủng tạo miễn dịch chủ động
 Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm
 Ngừng hút thuốc
 Diệt muỗi, côn trùng, trung gian truyền bệnh
 Dự phòng cấp 2 (không bệnh nặng): là biện pháp dự phòng ngăn ngừa bệnh diễn biến
nặng
 Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu
 Điều trị sớm, triệt để tránh diễn biến nặng
 Dự phòng cấp 3 (đã hết bệnh): là biện pháp dự phòng ngăn ngừa, hạn chế ảnh hưởng
của các di chứng
 VLTL, PHCN
 Chăm sóc giảm đau, chăm sóc cuối đời
 Dự phòng cấp 4 hạn chế can thiệp không cần thiết
 Ngăn ngừa lạm dụng thuốc, xét nghiệm
 Ngăn ngừa các kỹ thuật xâm lấn không cần thiết
3) Vai trò của TTGDSK trong CSSK dự phòng
(*) Muốn có sức khỏe tốt phải đòi hỏi cả sự tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và
cộng đồng
 TTGDSK là biện pháp giúp … có kiến thức từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn và hành
động phù hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe
 TTGDSK tác động vào 3 lĩnh vực: kiến thức, thái độ và thực hành trong việc bảo vệ và
nâng cao sức khỏe
 Khi người dân có kiến thức về sức khỏe họ sẽ nhận ra những hành vi có hại và hành
vi có lợi từ đó thay đổi những thói quen lối sống không lành mạnh và duy trì những
thói quen lối sống tốt để bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.
 TTGDSK từ những việ đơn giản như vệ sinh cá nhân… đến những việc như đương
đầu và xử lý đối với bệnh tật
 TTGDSK là công việc hàng ngày, là một phần của mỗi cuộc gặp gỡ giữa BSGĐ và
BN. Có vị trí quan trọng trong công việc của BSGĐ, là một phần của CSSKBĐ
 TTGDSK gồm nhiều khía cạnh: dự phòng bệnh tật, quản lý bệnh tật, tư vấn trước khi
có thai, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời …
(*) Xây dựng mối quan hệ giữa BSGĐ với BN là nền móng của việc GDSK hiệu quả
 Những bệnh nhân hài lòng với mối quan hệ giữa BS-BN có tuân thủ điều trị và dự
phòng tốt hơn
 Sự giao tiếp hai chiều là nền tảng mối quan hệ BS-BN
 Lắng nghe chăm chú, quan tâm, đồng cảm, lo lắng chân thành sẽ tăng cường mối
quan hệ, đồng thời giúp BSGĐ đánh giá chính xác nhu cầu của BN
 Cần tránh vội vàng hướng vào những điều mà BSGĐ cho là quan trọng mà bỏ qua
những nội dung mà BN trình bày: BN có thể không thoải mái khi nói ra lý do thực
sự khiến họ cần phải tìm đến BS do họ lúng túng hoặc do họ cảm thấy lí do đó có lẽ
không thỏa đáng
 Nắm được những điều ẩn kín trong nội dung trình bày của bệnh nhân, BS mới có thể
xử lý được những vấn đề quan trọng nhất của họ
(*) Yêu cầu TTGDSK là hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn
 Luôn lắng nghe BN và sử dụng những ngôn từ dễ hiểu mà BN có thể hiểu được
 BS và gia đình sẽ xác định vấn đề của BN và khuyến khích họ nói cho BS biết về
những điều đó
4) Biện pháp thực hiện và thách thức trong CSSK dự phòng
(*) Biện pháp thực hiện
 Để CSSK dự phòng thành công cần đưa việc này vào chăm sóc cơ bản của từng cá nhân
 Nhận thức được tầm quan trọng của CSSK dự phòng và tiến hành CSSK dự phòng
 Với những bệnh nhân nhập viện ngoài việc hỏi bệnh, thăm khám và điều trị cũng
bao gồm cả phần duy trì sức khỏe lâu dài
 Người dân cần được hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ hàng năm để CSSK dự phòng
thay vì chỉ đi khám khi có bệnh
 Các thông tin, số liệu CSSK dự phòng cần được lưu lại trong hồ sơ CSSK dự phòng của
các cá nhân mỗi lần thăm khám
 Được biểu đồ hóa để dễ nhận thấy sự thay đổi về sức khỏe theo thời gian. Từ đó có
kế hoạch chăm sóc dự phòng lâu dài, điều trị sớm, dự phòng những nguy cơ nặng
hơn
 Có thể dễ dàng lưu lại các thông tin, số liệu CSSK dự phòng bằng hệ thống cập nhật
số liệu định kỳ
(*) Thách thức trong CSSK dự phòng
 Phải xác định xem các can thiệp nào là có chi phí – hiệu quả, có thể chấp nhận được để
đưa vào CSSK dự phòng
 Một số trở ngại trong CSSK dự phòng
 Do quan điểm của bệnh nhân
 CSSK không được cung cấp hoặc không có sẵn
 Bệnh nhân từ chối, không chấp nhận 1 số thủ tục
 Một số kỹ thuật khám sàng lọc không được dễ chịu
 Do tốn kém
 Hiện nay bệnh nhân phải tự chi trả chi phí cho việc khám sức khỏe định kỳ
 Trong khi việc này phòng tránh được bệnh hoặc phát hiện và điều trị bệnh ở
giai đoạn sớm, do đó có lợi về mặt tài chính
 Do từ phía bác sĩ
 Chuẩn mực của CSSK dự phòng cũng luôn thay đổi theo mô hình bệnh tật,
theo khuyến cáo của các tổ chức khác nhau
 Một số bác sĩ cảm thấy không đủ bằng chứng để chứng tỏ CSSK dự phòng có
hiệu quả rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, cũng như là
giảm chi phí
 Lợi ích lâu dài
 Chỉ một số ít người dân đến với BS để CSSK dự phòng còn đa phần chỉ đến
khám khi có bệnh
 CSSK dự phòng mang lại lợi ích lâu dài do đó có nhiều người dân vì lợi ích
trước mắt mà quên đi tầm quan trọng của CSSK dự phòng

VI) Giao tiếp và MQH giữa BS_BN


1) Đặc điểm của quá trình giao tiếp giữa BS-BN
 Không những là giao tiếp giữa con người – con người mà còn là giao tiếp giữa người
bệnh và bác sĩ
 Đóng vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách của NVYT
 Là một phần quan trọng trong cấu trúc năng lực nghề nghiệp của họ
 Giao tiếp thuận lợi
 Là điều kiện cơ bản tất yếu tác động đến kết quả điều trị
 Cũng là là phương tiện, phương thức để thực hiện mục đích đó
 Giao tiếp thành công hay thất bại còn tùy thuộc vào nghệ thuật giao tiếp của NVYT
 NVYT phải nắm vững được các kiểu giao tiếp, các phương tiện giao tiếp và tuân thủ
các giai đoạn trong quá trình giao tiếp
 Giao tiếp là một quá trình động gồm hai phần chính là giao tiếp bằng lời và giao tiếp
không bằng lời
2) MQH giữa BS-BN (6)
 Nghĩa vụ của bác sĩ là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đem hết khả năng của mình để
cữu chữa bệnh
 Người bệnh và những người khác đều có ý niệm về bác sĩ là trong sáng. Tấm lòng cao
cả của bác sĩ là quên mình vì lợi ích của người bệnh, vì khoa học. Đức tính cao quý của
người bác sĩ là yêu thương người bệnh như anh em ruột thịt, coi họ đau đớn như mình
đau đớn
 Người bệnh hiếm khi phàn nàn về chuyên môn của bác sĩ kể cả khi thấy bác sĩ mắc các
lỗi về chuyên môn
 Vì hầu hết người bệnh không đủ năng lực đánh giá chuyên môn của bác sĩ
 Tuy nhiên họ lại có khả năng đánh giá bác sĩ thông qua các biểu hiện giao tiếp 
nắm chắc được nguyên lý này giúp bác sĩ có nhiều thuận lợi trong tiếp xúc với người
bệnh
 Giao tiếp không hiệu quả có thể dẫn đến những tác động về sức khỏe như: người
bệnh không cung cấp đầy đủ thông tin, không tuân thủ điều trị, hiểu sai những
hướng dẫn của bác sĩ
 Hiện nay với sự tác động của cơ chế thị trường, mqh giữa BS_BN cũng đang bị chi
phối
 Kinh tế thị trường giúp tăng trưởng kinh tế nhưng cũng phân tầng xã hội, phân hóa
giàu nghèo
 Bác sĩ cần giữ được thái độ: điều trị theo bệnh chứ không phải điều trị theo bệnh
nhân giàu hay nghèo
 Trong thực tế có rất nhiều người chỉ đến với một bác sĩ với quan niệm là chỉ có người
bác sĩ này mới chữa khỏi bệnh này
 Điều này chứng minh là yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò khá quan trọng trong quá
trình điều trị
 Khi người bệnh tin tưởng họ sẽ phối hợp nhịp nhàng
 Ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin, lắng nghe, tuân thủ điều trị
 Các chất giảm đau (endomorphin), các chất trung gian hướng thần kinh như:
catecholamin, acetylcholin, serotonin … được tiết ra kích thích các hệ cơ quan
hoạt động, đẩy lùi bệnh tật
 Từ những đặc điểm tâm sinh lý của người bệnh khi tiếp xúc bác sĩ cần phải có cách
giao tiếp tốt
 Hết sức nhẹ nhàng, cởi mở, cảm thông sâu sắc
 Dùng các ngôn ngữ dễ hiểu, không được dùng những câu từ gây hoang mang như:
sao vào viện muộn vậy, chỉ có trời mới cứu được …
 Gây được ấn tượng tốt làm người bệnh tin tưởng và hợp tác hơn
 Tránh các điệu bộ, cử chỉ khiến BN và người nhà hiểu nhầm là đang vòi vĩnh, ban
ơn …
 Đã có nhiều trường hợp người nhà sử dụng bạo lực đối với NVYT chỉ do một câu
nói vô tình của họ
3) Các hình thức giao tiếp giữa bác sĩ và người bệnh
(*) Giao tiếp bằng lời
 Chiếm phần lớn thời gian cuộc giao tiếp
 Luôn luôn sử dụng lời nói nhẹ nhàng, ân cần thể hiện sự tôn trọng
 Nội dung đơn giản, dễ hiểu. Tránh sử dụng từ ngữ chuyên môn hoặc tối nghĩa. Tránh
lời nói có tính phê phán về đạo đức
(*) Giao tiếp không bằng lời
 Cũng hết sức quan trọng. Giúp BS khám phá các vấn đề tâm lý và phân tích tác động
của bệnh tật đối với bệnh nhân và người nhà
 Ánh mắt: biểu lộ sự chân thành, thân thiện, thông cảm. Không nên nhìn chằm chằm vì
có thể khiến bệnh nhân sợ
 Cử chỉ: nên làm một cách tự nhiên khiến bệnh nhân thoải mái
 Đụng chạm: tránh vì đụng chạm là có ngụ ý muốn tạo mối quan hệ riêng tư với người
bệnh (khác với đụng chạm khi thăm khám)
 Tư thế: nên ngồi hơi ngả về phía trước một cách thoải mái, tránh ngồi ngả lưng về sau,
hai tay bắt chéo sẽ tạo cảm giác bác sĩ không quan tâm đến bệnh nhân
(*) Giao tiếp bề ngoài
 Giao tiếp bề ngoài thể hiện qua ăn mặc, kiểu tóc, phong cách sống (life style) và mối
quan hệ với mọi người xung quanh
 Trong quá trình thăm khám bác sĩ nên ăn mặc đúng tác phong và giữ khoảng cách thích
hợp với bệnh nhân
4) Đặc điểm trong giao tiếp giữa BSGĐ và BN trong lần tiếp xúc đầu tiên
(*) Những việc cần làm
 Thu thập thông tin
 Trong lần thăm khám đầu tiên cần xây dựng được một hệ thống thông tin cơ bản liên
quan đến người bệnh để có thể biết được các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân và
nguy cơ tiềm ẩn
 Mô hình tiếp cận tổng quát giúp người bệnh thổ lộ một cách cởi mở hơn về các vấn
đề của họ mà không có cảm giác bị phán xét hoặc phê phán
 Mô hình tiếp cận này đòi hỏi bác sĩ song song tìm hiểu các vấn đề về sức khỏe của
cá nhân, gia đình thông qua hỏi bệnh sử, tiền sử và tìm hiểu cả về các yếu tố về tâm
lý, xã hội, tâm linh cũng có thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề về sức khỏe
 Tiến hành bước đầu
 Tìm tiếng nói chung giữa bác sĩ và người bệnh
 Giải thích cho người bệnh mô hình điều trị và cách thực hiện, các bước tiến
hành bao gồm mục tiêu ưu tiên, kế hoạch chăm sóc sức khỏe được bác sĩ và
người bệnh đồng ý
 Cung cấp các biện pháp GDSK, CSSK dự phòng cho BN để làm giảm nguy cơ mắc
bệnh hay phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
 Tư vấn bệnh nhân tuân thủ điều trị, tự chăm sóc và tái khám
 Xây dứng mối quan hệ tốt giữa BS và BN: thông qua KCB, lắng nghe, chia sẻ, đồng
cảm, chăm sóc …
(*) Làm thể nào cho tốt
 Thu thập thông tin là bước đầu của giao tiếp với BN, để có được nhiều thông tin tin cậy
cần
 Tiếp xúc với nhiều đối tượng, hoàn cảnh, tình huống khác nhau
 Thái độ tích cực khi thu thập thông tin, cân nhắc kỹ càng (về mức độ tin cậy của
thông tin)
 Tìm hiểu tâm lý, tính cách, sở thích, học vấn, công việc, môi trường sống, … của
người bệnh
 Quan sát kỹ về nét mặt, điệu bộ, dáng vẻ, lời nói, hành động … để có thể thấy rõ
hơn bản chất bệnh tật và thấy rõ hơn về họ
 Chuẩn bị kỹ càng thời gian, địa điểm, không khí tâm lý. Khi giao tiếp với bệnh nhân
nữ cần
 Bình đẳng, ở những nơi công khai, sáng sủa
 Duy trì trạng thái cân bằng tâm lý trong giao tiếp
 Quan tâm săn sóc họ, song không nên quan tâm quá đặc biệt
 Bác sĩ cần tạo ấn tượng tốt đẹp về mình, nhất là những ấn tượng đầu tiên, chủ động
gây thiện cảm với người bệnh
5) Kỹ thuật BATHE trong thực hành giao tiếp với bệnh nhân với các vấn đề về tâm lý xã hội
 Người bệnh thường đến khám với nhiều vấn đề về bệnh tật, cảm xúc và có sự liên quan
với nhau. BS nên có chiến lược chăm sóc người bệnh một cách hiệu quả đối với các vấn
đề về tâm lý – xã hội và quản lý bệnh tật của họ
 Kỹ thuật BATHE là một kỹ thuật giao tiếp được xây dựng giúp giải quyết các vấn đề
sức khỏe về cảm xúc trong vòng 15 phút khám bệnh
 B (Background): hoàn cảnh người bệnh và những thông tin liên quan
 A (Affect): cảm xúc của người bệnh
 T (Trouble): vấn đề gây rắc rối nhất cho người bệnh
 H (Handle): cách thức mà người bệnh đã dùng để đối phó với các vấn đề này
 E (Empathy): thấu cảm (lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu)
 Thu thập thông tin về hoàn cảnh và tình hình người bệnh. Bác sĩ có thể khai thác thông
tin bằng câu hỏi đơn giản như “nói cho tôi biết cái gì đã xảy ra đối với bạn” :
 Truyền tải sự quan tâm của bác sĩ
 Mời họ chia sẻ mối quan tâm của họ về vấn đề sức khỏe
 sau vài phút lắng nghe cẩn thận, bác sĩ đã có thể hiểu rõ hoàn cảnh và vấn đề của người
bệnh
 Thu thập thông tin về cảm xúc của người bệnh. Với câu hỏi “Bạn cảm thấy thế nào về
vấn đề đó”
 Thu thập thông tin về những điều gây rắc rối nhất. Với câu hỏi “Điều gì gây rắc rối nhất
cho bạn về vấn đề đó”
 Giúp người bệnh tập trung vào những vấn đề chính gây rắc rối
 Giúp người người bệnh và bác sĩ đi sâu vào tìm hiểu những điều gây rắc rối nhất đó
 Thu thập thông tin về những cách thức mà người bệnh đã thực hiện để đối phó với vấn
đề. Với câu hỏi “bạn đã làm gì để giải quyết vấn đề của bạn”, cho thấy:
 BS tin tưởng người bệnh đã có thể đối phó với chính vấn đề của họ
 BS tôn trọng phương pháp mà họ sử dụng
 Mong muốn cùng làm việc với người bệnh để có những phương pháp mới tiếp tục
đối phó với vấn đề của người bệnh
 Thấu cảm
 Bác sĩ cần tỏ thái độ thấu cảm với các vấn đề của bệnh nhân
 Quan tâm một cách khách quan, hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ
 Dùng những lời nhận xét tin cậy, chân thật như “điều đó chắc hẳn là phải rất khó
khăn”, “tôi có thể hiểu được là chắc hẳn bạn phải rất giận dữ”
 Giữ thái độ trung lập
 thấu cảm là một trong những điều sống còn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ
BN-BS, tạo môi trường tốt, thân thiện, chân thật giúp họ tin tưởng và chia sẻ những mối
quan tâm về sức khỏe của họ
VII) Y học hành vi
1) Các khái niệm
 Hành vi: là cách ứng xử của mỗi cá nhân với một sự vật, sự kiện, hiện tượng trong một
hoàn cảnh, tình huống cụ thể được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định
 Hành vi sức khỏe: là những việc làm hằng ngày liên quan đến sức khỏe
 Hành vi sức khỏe có thể ảnh hưởng tốt/xấu đến đến chính bản thân họ, những người
xung quanh hoặc của cả cộng đồng
 Hành vi sức khỏe có thể phân tích ra thành 4 thành phần (4 cấp độ)
HÀNH VI SỨC KHỎE = NHẬN THỨC + THÁI ĐỘ + NIỀM TIN +
THỰC HÀNH
 Y học hành vi: theo hiệp hội YHHV quốc tế
 YHHV là một lĩnh vực liên ngành y học
 Liên quan đến việc phát triển, vận dụng
 Kiến thức, kỹ thuật của y sinh học, khoa học hành vi, tâm lý xã hội học – liên quan
đến sức khỏe, bệnh tật
 Áp dụng các kiến thức, kỹ thuật này vào chẩn đoán, điều trị bệnh và phục hồi sức
khỏe
2) Các bước và điều kiện thay đổi hành vi sức khỏe
(*) Do hành vi được hình thành trong thời gian dài, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau
nên thay đổi hành vi có hại không phải là dễ. Mô hình các bước thay đổi hành vi có 5
bước: Để thay đổi hành vi sức khỏe thường phải trải qua các bước sau
 B1: thiếu kiến thức, chưa nhận ra vấn đề
 B2: nhận ra vấn đề và quan tâm hành vi mới
 B3: chuẩn bị thử nghiệm các hành vi mới
 B4: thực hiện hành vi mới
 B5: khẳng định và duy trì hành vi
(*) Điều kiện thay đổi sức khỏe
 Đối tượng tự nguyện
 Hành vi phải nổi bật, điển hình, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
 Được duy trì qua thời gian
 Không quá khó cho đối tượng
 Phải có sự trợ giúp của xã hội
 4 điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công của thay đổi hành vi: phải có mục tiêu,
kế hoạch rõ ràng cụ thể, tạo động lực cá nhân và môi trường có tính hỗ trợ cao

3) Các nguyên lý của y học hành vi


(*) Sử dụng cách tiếp cận tâm sinh lý xã hội, đặt trọng tâm vào các mối quan hệ giữa các đối tác
trong CSSK:
 YHHV coi ốm đau, bệnh tật không chỉ là một quá trình rối loạn về y sinh học mà còn
chịu tác động bởi yếu tố tâm sinh lý, xã hội
 Bác sĩ cần quan tâm đến cả yếu tố tâm lý, xã hội của người bệnh (làm sao mà quan tâm được yếu
tố sinh lý ??)
 Đặt trọng tâm và thúc đẩy mối quan hệ giữa các đối tác trong CSSK. Người bệnh, gia
đình và bác sĩ là những đối tác, trong đó bác sĩ là thành phần quan trọng
(*) Tăng cường sự tự tin của người bệnh để thúc đẩy thay đổi hành vi
 Bác sĩ có vai trò giúp người bệnh nhận ra những hành vi có hại cho SK từ đó thay đổi
hành vi và tự tin về khả năng thay đổi được hành vi của minh
 Bác sĩ không chỉ đóng vai trò là nhà giáo dục mà còn là người tư vấn, động viên, hỗ trợ
người bệnh thay đổi hành vi
(*) Lồng ghép các hiểu biết về tâm lý và hành vi vào điều trị
 Các vấn đề về sức khỏe có thể xuất hiện và nặng lên hơn do tác động về yếu tố tâm lý,
hành vi, xã hội
 Bác sĩ phải hiểu được các vấn đề về tâm lý, hành vi, xã hội đi kèm với vấn đề sức khỏe
của người bệnh để tư vấn tốt có thể góp phần giảm nhẹ các vấn đề sức khỏe
(*) Đặc biệt quan tâm đến tác động của hoàn cảnh và gia đình trong CSSK
 Bác sĩ hiểu về hoàn cảnh và gia đình người bệnh sẽ có nhiều thuận lợi trong KCB
 Các thành viên trong gia đình có xu hướng chia sẻ cho nhau những yếu tố nguy cơ cũng
như những yếu tố bảo vệ sức khỏe
 Khi khám và điều trị bác sĩ luôn phải nhìn nhận BN trong ngữ cảnh gia đình
(*) Thúc đẩy lồng ghép các yếu tố môi trường văn hóa xã hội trong CSSK
 Bác sĩ cần tìm hiểu đặc điểm văn hóa xã hội của người bệnh, tránh những định kiến của
mình về những đặc điểm này
 Bác sĩ cần quan tâm và có chiến lược, kỹ năng KCB cho các đối tượng đến từ các nền
văn hóa khác nhau
(*) Chú ý khía cạnh phát triển và vòng đời người
 Phát hiện và điều trị sớm các rối loạn về thể chất và tâm thần sẽ giúp giảm ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống và tăng cơ hội cho người bệnh
 Bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn và khuyến khích sự hỗ
trợ của cộng đồng
4) Phạm vi quan tậm của y học hành vi
(*) Coi trọng mối quan hệ bác sĩ – người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm
 Mqh gần gũi, thân thiết giữa người bệnh và bác sĩ là một trong những nền tảng cơ bản
cho CSSK theo nguyên lý YHGĐ
 YHGĐ quan tâm tới người bệnh cụ thể do đó cần xây dựng mối quan hệ tốt giữa bác sĩ
và người bệnh
 BSGĐ phải lấy người bệnh làm trung tâm và cân bằng các nhu cầu cảu người bệnh với
kiến thức, kỹ năng và kế hoạch điều trị của mình
(*) Xem xét người bệnh trong bối cảnh gia đình và cộng đồng
 BSGĐ khi khám chữa bệnh cần đặt người bệnh trong bối cảnh gia đình và cộng đồng
 Tìm hiểu các yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến sự xuất hiện hay làm cho
bệnh nặng lên
 Tìm hiểu những ảnh hưởng của bệnh đối với gia đình, cộng đồng
(*) Có kỹ năng và chiến lược làm việc với các nhóm đối tượng khác nhau
 BSGĐ phải tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng khác nhau đòi hỏi phải có phương pháp
giao tiếp, làm việc phù hợp
 Để có thể khai thác thông tin đầy đủ chính xác phục vụ cho lên kế hoạch điều trị phù
hợp, cũng như làm tăng thêm sự tin tưởng của bệnh nhân và gia đình đối với bác sĩ
(*) Khuyến khích và thúc đẩy thay đổi hành vi
 BSGĐ cần chỉ cho người bệnh nhận ra những hành vi có hại, động viên – khuyến khích
– hỗ trợ người bệnh thay đổi hành vi
 Thảo luận với các thành viên khác trong hộ gia đình và cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ
người bệnh thay đổi hành vi
(*) Quan tâm đến rối loạn sức khỏe tâm thần và hành vi
 Các rối loạn tâm thần và hành vi liên quan chặt chẽ với nhiều bệnh mạn tính khác
 Cần được quản lý, chăm sóc lâu dài tại cộng đồng đảm bảo khả năng hòa nhập của
người bệnh
 Quan tâm, quản lý và chăm sóc BN RLTT và hành vi là 1 trọng những nhiệm vụ quan
trọng của BSGĐ tại cộng đồng
5) Kỹ năng y học hành vi của BSGĐ
(*) Kỹ năng xây dựng mối quan hệ bác sĩ – người bệnh
 Bác sĩ được mọi người quý mến không chỉ bởi vì có chuyên môn giỏi mà còn vì xây
dựng mối quan hệ tốt
 Cần được trang bị kiến thức, thái độ và kỹ năng toàn diện giúp BSGĐ có khả năng cung
ứng DV CSSK liên tục và toàn diện
 Cần xây dựng mối quan hệ không chỉ với người bệnh mà cả với gia đình người bệnh
(*) Kỹ năng giao tiếp trong hỏi, khám bệnh
 BSGĐ cần tự xây dựng cho mình những kỹ năng giao tiếp, làm việc phù hợp với từng
nhóm đối tượng và áp dụng linh hoạt trong từng tình huống
 Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ
 giúp BS thu thập thông tin đầy đủ, chính xác
 người bệnh tuân thủ điều trị
 là nền tảng cho sự hài lòng
(*) Kỹ năng chia sẻ, đồng cảm với các vấn đề của người bệnh
 BSGĐ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng, đồng cảm thấu hiểu là một kỹ năng không thể
thiếu trong quá trình CSSK cho cá nhân, gia đình, cộng đồng
 Đồng cảm giúp BS giao tiếp tốt hơn
 Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác hơn
 Thúc đẩy người bệnh thay đổi hành vi – cải thiện kết quả điều trị
 Khiến người bệnh dễ chấp nhận, bỏ qua những sai sót, rủi ro nghề nghiệp của bác sĩ
(*) Kỹ năng đưa tin xấu
 BSGĐ cần phải cân bằng giữa việc
 Cung cấp thông tin
 Động viên, hỗ trợ, giúp đỡ cho bệnh nhân và gia đình
 Các thức đưa tin xấu của bác sĩ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh cũng như
khả năng chấp nhận của bệnh nhân và gia đình

You might also like