You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN TÍCH VỀ HONDA VIỆT NAM


Môn học: Chiến lược và chính sách kinh doanh
Lớp: 62K-ĐT3
Giảng viên: TS. Nguyễn Ánh Tuyết
I. Giới thiệu về Honda Việt Nam
- Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa
Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và
Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản
phẩm chính: xe máy và xe ô tô. Gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt
Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu
trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường
Việt Nam.
Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng
cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh.
Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia
sẻ và cùng mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm
vui mới cho người dân và xã hội.
II. 5 áp lực cạnh tranh của Honda tại Việt Nam
1. Áp lực về khách hàng
- Đối tượng khách hàng mục tiêu của Honda là Nam và Nữ, tuổi từ 18 – 35, tập
trung ở thành thị, tại Top 5 thành phố lớn (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải
Phòng, Cần Thơ
- Họ thường di chuyển nhiều trong ngày, ngoài việc đi học hoặc đi làm, họ
thường đi tới những quán ăn, tụ tập cùng bạn bè hoặc đi phượt dài ngày cùng
nhóm bạn
- Chúng ta có thể thấy người dân ngày càng sử dụng phương tiện riêng để đi lại
và những chiếc xe của honda hầu hết đáp ứng được nhu cầu của người dân nên
khả năng thương lượng giá cả của người dân lên honda là tương đối thấp
- 1 điều nữa là các đại lý phân phối cho honda thì họ sẽ nhận được chiết khấu tốt
khi bán các sản phẩm của honda nên áp lực giữ chân khách hàng cũng như chi
phí chuyển đổi rẻ
- Nhưng Một số thương hiệu đang cạnh tranh để có được cùng một khách
hàng, điều này cũng làm cho khách hàng có giá trị hơn và mang lại cho họ
nhiều quyền thương lượng hơn đối với thương hiệu. Bằng cách này, khả năng
thương lượng tổng thể của khách hàng sẽ cao hơn.
2. Áp lực nhà cung ứng
- Honda có chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối rộng khắp trên thế giới. Công
ty đã hợp tác với một số nhà cung cấp trên toàn cầu để có được nguyên liệu thô.
Mỗi chiếc xe Honda được làm từ 20.000 đến 30.000 bộ phận
-  Thương hiệu đã hình thành quan hệ đối tác lâu dài với một số nhà cung cấp có
thể cung cấp nguyên liệu thô chất lượng tốt để sản xuất ô tô xe máy của mình.
- Tuy nhiên áp lực đến từ các nhà cung cấp là thấp bởi vì có rất nhiều nhà cung
cấp có thể cung cấp nguyên liệu cho Honda, hơn nữa các nhà cung cấp lại rải
rác ở khắp nơi trên thế giới và không có đủ sức mạnh về tài chính.
- Honda giữ thế mạnh trong quyền thương lượng vì quy mô lớn và sức mạnh
tài chính. Ngoài ra, các yếu tố khác mang lại cho thương hiệu này khả năng
thương lượng cao hơn là hình ảnh và sự tin cậy của thương hiệu.
3. Áp lực sản phẩm thay thế
- Ngoài các sản phẩm của các thương hiệu khác thì những phương tiện giao thông
công cộng cũng đóng vai trò thay thế cho xe Honda
- Chúng ta có thể thấy những phương tiện như xe bus và xe điện nó sẽ mang đến
sự tiện nghi cho khách hàng khi sử dụng. Nhưng nó không làm giảm thiểu được
thời gian đi đường xa cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ của những phương
tiện công cộng mang lại cho khách hang
- Áp lực về sản phẩm thay thế là thấp bởi vì không mang lại sự tiện nghi cũng
và chất lượng sản phẩm dịch vụ thông minh cho khách hàng
4. Áp lực đối thủ cạnh tranh của Honda
- Honda ngày nay phải đối mặt với khá nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trường
Việt như Yamaha, Piaggio, Suzuki,… Các thương hiệu này trong tương lai
đều sẽ mở rộng và phát triển.

- Ở bảng trên ta có thể thấy thị phần xe máy của honda chiếm đến 77,1% ở việt
nam cho thấy sức ảnh hưởng của honda tới thị trường việt nam vô cùng lớn
nên khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xe máy là thấp.
Hình 2

- Nhưng mà ở hình 2 này chúng ta thấy rằng thị trường ô tô ở việt nam thì honda
lại yếu thế so với các thương hiệu khác trên thị trường cũng như mức độ cạnh
tranh tương đối cao với các sản phẩm phân khúc hạng sang của honda.
- Áp lực về đối thủ cạnh tranh của honda ở mức trung bình vì quy mô sản xuất,
các sản phẩm dịch vụ của honda về ô tô vẫn còn quá thấp so với các thương
hiệu khác trên thị trường.
5. Áp lực về đối thủ tiềm ẩn
- Để có thể nhảy vào sản xuất ô tô xe máy thì phải có nguồn vốn lớn và những hệ
thống phân phối trải rộng khắp việt việt để có thể cung ứng sản phẩm dịch vụ
chất lượng cao và có được niềm tin của khách hàng từ thương hiệu.
- Áp lực về đối thủ tiềm ẩn thấp và hầu như không có trên thị trường việt nam
hiện tại.
 Thứ tự áp lực cạnh tranh:
III. Chuỗi giá trị
1. Hoạt động chính
1.1 Cung ứng bên ngoài.
Một chiếc xe máy hoàn chỉnh là sự kết hợp của khoảng 500 các linh kiện Các linh
kiện này được chia làm loại, những linh kiện gốc (Core component), linh kiện
không gốc (hay còn gọi là linh kiện bỗ trợ non-core component) dựa chức năng
cũng khả nhận biết của khách hàng về chất lượng và hoạt động của linh kiện.
Honda Việt Nam đã xây dựng cho mình hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng với
khoảng hơn 110 doanh nghiệp với khoảng 20% doanh nghiệp sử dụng 100% vốn
của Việt Nam. Số còn lại được đảm nhiệm bởi các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan…
− Nhật Bản: cung cấp các linh kiện quan trọng nhất của xe máy liên quan đến
động
− Nhật Bản: cung cấp các linh kiện quan trọng nhất của xe máy liên quan đến
động cơ và hộp số như xi lanh, piston, trục máy, trục chuyển động…
− Thái Lan: cung cấp một phần các linh kiện quan trọng trên và hộp xi lanh, chế
hoà khí bơm dầu…
− Trung Quốc: cung cấp các linh kiện khác như đèn, gương, vỏ máy…
− Tháng 3/2014, Honda Việt Nam khánh thành phân xưởng Piston đầu tiên tại
Bắc Ninh. Việc đưa phân xưởng vào hoạt động không chỉ nâng cao tỷ lệ nội địa
hoá của các sản phẩm mà còn là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hệ thống cơ
sở hạ tầng, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất trong nước và mở
rộng xuất khẩu.
− Công ty Nittan Việt Nam (liên doanh giữa Thái Lan và Nhật Bản) chuyên cung
cấp cho Honda các van động cơ xe máy và xe hơi tiết kiệm năng lượng và thân
thiện với môi trường.
− Công ty cổ phần Innotek chuyên sản xuất cho Honda các linh kiện phụ tùng cho
ô tô, xe máy và các ngành công nghiệp phụ trợ.
− Công ty Nissin chuyên có 100% vốn của Nhật Bản, là nhà cung cấp các linh
kiện phanh xe máy và ô tô cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu, trong đó hàng
xuất cho Honda chiếm khoảng 50% tổng số hàng hóa cung cấp cho thị trường
nội địa.
− Ngoài ra, để phục vụ việc sản xuất sản phẩm, Honda Việt Nam có sử dụng cung
ứng từ 10 công ty Nhật Bản và 2 công ty liên doanh có nhà máy tại Việt nam là
VAP và MAP.
Một điêm đáng chú ý ở đây là hầu hết những thay đổi trong hệ thống cung cấp của
HVN chỉ diễn ra đối với các linh kiện không gốc. Ba thay đổi đầu tiên ở trên chỉ
được ghi nhận trong hệ thống cung cấp của linh kiện không gốc. Đối với các linh
kiện gốc, hệ thống cung cấp vẫn được hạn chế trong các thành viên của keiretsu tại
Nhật Bản, Thái Lan và In-đô-nê-xia. (Keiretsu được hiểu là tập hợp các công ty
Nhật có quan hệ làm ăn lâu dài)
Với hệ thống cung cấp các linh kiện không gốc kê trên đã mang lại lợi thế cạnh
tranh cho HVN, đặc biệt là về giá. Trong khi hệ thống này đem lại nhiều lợi thế
nâng cao hiệu quả về chị phí và giao hàng, nó cũng phần nào tác động tiêu cực tới
các hiệu quả về chất lượng, tính linh hoạt và thiết kế. Tuy vậy, những tác động tiêu
cực đó không ảnh hưởng tới toàn bộ sản phẩm nhiều vì những thay đổi chủ yếu chỉ
có tác động tới các linh kiện không gốc.
1.2. Sản xuất
Honda Việt Nam đầu tư sản xuất xe máy từ 1996, năm 2010 đầu tư thêm dây
chuyền sản xuất bánh răng, năm 2013 là trung tâm phụ tùng, năm 2014 là phân
xưởng piston với công suất lớn nhất của Honda toàn cầu. Việc củng cố năng lực nội
tại này làm HVN tăng cường sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong nước, nâng cao tỷ lệ
nội địa hóa (đạt 98%) và tăng sản lượng xuất khẩu.
Năm 2020, HVN đạt 2,6 triệu xe (tăng 0,5% so với 2019), chiếm 79,7% thị trường
toàn quốc (3,2 triệu xe). Trong đó, xuất khẩu đạt 181.600 xe, kim ngạch xuất khẩu
đạt 386,7 triệu USD, bao gồm cả xe nguyên chiếc và phụ tùng (tăng 5,1 % so với
2019). Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, HVN xuất khẩu giảm
khoảng 2,2% so với năm 2020.
Năm 2022 HVN có công suất lên 2,5 triệu xe/ 1 năm (trước kia là 2 triệu chiếc/1
năm). Cũng theo đó, toàn bộ các dây chuyền và các công đoạn trong nhà máy xe
máy hiện nay sẽ được trang bị thêm công nghệ tiên tiến, hiện đại và tự động hoá
như:
- Phân xưởng hàn: Áp dụng Robot hàn và các máy hàn tự động không chỉ nâng
cao năng suất mà cả độ chính xác và tính thẩm mỹ của sản phẩm, tạo ra những
khung xe nhẹ và rắn chắc.
- Phân xưởng sơn: Lần đầu tiên trong các nhà máy xe máy ở khu vực Đông Nam
Á, được trang bị dây chuyền sơn âm cực hiện đại nhất, đảm bảo khả năng chống
gỉ cao cho bề mặt sản phẩm.
- Phân xưởng ép nhựa: Toàn bộ được vận hành bằng máy vi tính.
- Phân xưởng đúc: Trang bị công nghệ hiện đại, đủ khả năng tạo ra các sản phẩm
theo đúng tiêu chuẩn của Honda Nhật Bản.
- Phân xưởng gia công: Đê đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, toàn bộ các
quá trình đều được tự động hóa, có máy tính điều khiên và kiêm tra chất lượng.
- Phân xưởng lắp ráp động cơ và lắp khung: Dây chuyền lắp ráp hiện đại và mang
tính tự động hóa cao, được trang bị các máy móc chuyên dụng và các thiết bị
kiêm tra chất lượng, quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Bộ phận kiêm tra chất lượng: Được trang bị các thiết bị hiện đại nhất, theo tiêu
chuẩn của Honda toàn cầu. Đội ngũ nhân viên được đào tạo ở nước ngoài.
Có thể nói đây là một trong các nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu
vực Đông Nam Á. Qua đó HVN sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng
được sự kỳ vọng của người tiêu dùng.
1.3. Cung ứng bên trong
Kênh phân phối của HVN: Hiện nay HVN có trên 800 cửa hàng ủy nhiệm (HEAD)
trên toàn quốc và đây cũng là hệ thống phân phối chính các linh kiện, phụ tùng
chính hãng của HVN. Điều này đã tạo những thuận lợi nhất định giúp HVN tiết
kiệm được các loại chi phí trong việc phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Kênh phân phối của Honda sẽ được chia làm 2 loại như sau: Kênh phân phối đặc
quyền và Kênh phân phối rộng rãi.
- Kênh phân phối đặc quyền
Cách thức phân phối sản phẩm sẽ có những tác động không nhỏ tới chiến
lược thương hiệu của công ty. Và Honda chắc chắn sẽ để ý tới điều này. Do vậy mà
với những dòng sản phẩm cao cấp như xe SH hay ô tô thì Honda sẽ thường tập
trung phân phối cho các cơ sở, đại lý ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí
Minh,... Đó là những cơ sở mà Honda trực tiếp và dễ dàng trong việc quản lý.
Đối với các cửa hàng bán lẻ, Honda sẽ không phân phối và cung cấp các dòng sản
phẩm cao cấp. Cách thức phân phối này đã giúp cho Honda giảm được chi phí vận
chuyển cũng như chi phí cho việc kiểm soát, quản lý các địa điểm bán hàng của
mình.
- Kênh phân phối rộng rãi
Kênh phân phối rộng rãi được Honda triển khai, xây dựng nhằm giúp khách
hàng có thể dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của mình. Chính vì thế mà việc mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm và
liên kết với nhiều điểm bán hàng ở các huyện, tỉnh thành trên cả nước là cách mà
Honda lựa chọn để mang sản phẩm tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Với kênh phân phối này, Honda có thể mở rộng hơn việc kinh doanh của mình lên
rất nhiều. Tính đến tháng 12 năm 2020, số lượng các HEADs (cửa hàng mua bán
và dịch vụ do Honda ủy nhiệm) đã lên tới hơn 800 và trải dài khắp cả nước.
Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho Honda gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm
soát và quản lý các điểm bán hàng của mình. Vì thế mà với mỗi một đại lý, Honda
đều yêu cầu với các cam kết được đưa ra để đảm bảo được chất lượng sản phẩm
trong quá trình phân phối sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phần
mềm DMS (phần mềm quản lý kênh phân phối) cũng sẽ là cách giúp cho Honda
giải quyết được bài toán về số lượng kênh phân phối rộng lớn của mình tại thị
trường giàu tiềm năng như Việt Nam.
Quá trình vận chuyển phụ tùng, linh kiện từ nơi sản xuất, phân phối đến nơi lắp ráp
sản phẩm: Do mạng lưới cung cấp linh kiện của HVN đã tăng đáng kê các nhà
cung cấp trong nước và Trung Quốc nên đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong
vận chuyển.
Ngoài ra, quá trình vận chuyển các phương tiện xe máy, ô tô của HVN cũng được
các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khắp nơi trên đất nước. Ví dụ như công ty
TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vận Tải Hoa Lâm; công ty vận chuyển Nam Phú
Thịnh…
1.4. Maketing và bán hàng
Chiến lược Marketing của Honda theo mô hình 4P
Mô hình Marketing Mix 4P là một mô hình được rất nhiều các nhãn hàng sử dụng
và Honda cũng không ngoại lệ. Việc sử dụng mô hình Marketing 4P sẽ giúp cho
doanh nghiệp định hình được tổng quan về chiến lược
1.4.1. Sản phẩm (Product)
Mục tiêu chính của công ty là làm giàu cuộc sống của người dân. Công ty được biết
đến là nhà sản xuất xe máy hàng đầu trên toàn cầu đã mang đến một số mẫu xe hơi
và xe đạp hấp dẫn cho thị trường. Trong những năm gần đây, doanh số bán hàng
của nó đã tăng trưởng nhanh chóng do có nhiều sản phẩm cải tiến mới trên thị
trường với các kỹ thuật mới cùng với chất lượng sản phẩm luôn được chú trọng.
Chất lượng sản phẩm Honda rất bền, tính an toàn cao, đặc biệt thích hợp với điều
kiện giao thông ở nước ta. Theo thống kê, Honda đã có hơn 2.5 triệu sản phẩm
được khách hàng Việt yêu chuộng sử dụng.
1.4.2. Giá (Price)
 Chiến lược giá hợp lý
Chiến lược marketing của Honda về giá luôn lưu ý phân khúc mục tiêu chính là
nhóm thu nhập trung bình. Do đó, chiến lược giá của họ cũng đi theo điều đó. Họ
cung cấp nhiều loại sản phẩm với chiến lược giá cả phải chăng. Họ cũng đã xây
dựng các trung tâm sản xuất lớn ở các nước đang phát triển và xuất khẩu xe đạp ở
các nước phát triển, nơi chi phí sản xuất cao hơn. Nó cũng cung cấp xe đạp thể thao
và xe đạp sang trọng có giá cao hơn. Ngoài ra, một trong những chiến lược định giá
thâm nhập do honda khởi xướng là họ đặt giá thấp một cách giả tạo để giành thị
phần và một khi đạt được điều đó, họ sẽ tăng giá.
 Chiến lược giá cao
Công ty Honda sản xuất nhiều dòng sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng từ phổ
thông cho đến những sản phẩm cao cấp. So với những dòng xe cùng loại và tính
năng của những thương hiệu khác thì giá thành sản phẩm của Hona có khá đắt hơn
nhưng đây là chiến lược rất hay.
1.4.3. Phân phối (Place)
Trong chiến lược marketing của Honda sử dụng các kênh phân phối chính đó là:
 Nhà phân phối
Hiện nay trên toàn quốc có rất nhiều cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy
nhiệm, được gọi là HEAD. Các HEAD của Honda luôn nỗ lực để mang đến cho
khách hàng của mình những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ bán hàng tận tình,
chu đáo. Mạng lưới phân phối của Honda được xây dựng trên khắp đất nước để
khách hàng có thể dễ dàng mua được các sản phẩm chính hãng. Đây là nhà phân
phối không liên quan đến bất kỳ người trung gian nào mà làm việc trực tiếp với
Honda.
 Hệ thống dịch vụ cung cấp lưu động
Honda cung cấp dịch vụ lưu động bằng "xe dịch vụ lưu động" đến những vùng, địa
phương chưa có hệ thống phân phối của hãng.
1.4.4. Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
- Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận
Khi Trung Quốc đưa xe máy những kiểu dáng ''giống giống” hàng Nhật vào thị
trường Việt và chiếm lĩnh thị trường, vị trí của Honda Việt trên thị trường đã bị
giảm sút rõ rệt. Thương hiệu Honda nắm được tình hình, lập tức tung ra sản phẩm
mới với dòng xe máy Wave Alpha.
- Chiến lược đánh trúng Insight của khách hàng
- Chiến lược “Tôi yêu Việt Nam”
- Truyền thông và khuyến mãi rầm rộ
Chiến lược Marketing của Honda đã luôn liên tục thay đổi theo xu hướng hiện tại.
Khách hàng bị ảnh hưởng nhiều hơn đến việc mua một sản phẩm bởi các quảng
cáo, trong đó Honda đã thực hiện tốt công việc tạo ra nhiều sự sáng tạo khác nhau
để thu hút khách hàng của mình nhưng luôn bám vào những điều cốt lõi của thương
hiệu.
1.5. Dịch vụ hậu mãi
Đối với bất kì một công ty nào thì dịch vụ sau bán hàng cũng đóng vai trò rất quan
trọng. Bởi vì đây là hoạt động nhằm đê lại danh tiếng, uy tín của công ty cho khách
hàng. Mặt khác việc tìm kiếm khách hàng đã khó, việc giữ được khách hàng hiện
có lại càng khó hơn. Dịch vụ khách hàng không chỉ đem lại sự hài lòng cho khách
hàng mà còn vì doanh thu của doanh nghiệp, bởi mất khách hàng đồng nghĩa với
mất doanh thu và làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Một khi được thoa mãn, sau
khi mua sản phẩm họ còn tự nguyện giới thiệu sản phẩm cũng như người mua cho
công ty- đây chính là việc quảng cáo tốt nhất và nhanh nhất cho doanh nghiệp.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ đảm bảo được tính chuyên nghiệp cao cũng
như tạo ra ưu thế về cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nhận
thức được vai trò quan trọng của khâu dịch vụ sau bán hàng, HVN đã triên khai
hàng loạt các dịch vụ như:
- Hệ thống các cửa hàng bán xe và dịch vụ sau bán hàng do HVN ủy nhiệm
(HEAD) với các hoạt động: bán hàng, cung cấp dịch vụ sau bán hàng, cung cấp phụ
tùng chính hiệu và hướng dẫn lái xe an toàn. Hiên nay, HVN đã có trên 300 cửa
hàng cung ủy nhiệm trên khắp cả nước. Các trung tâm bảo dưỡng và dịch vụ (Wing
Servica Station) cung cấp dịch vụ sau bán hàng và cung cấp phụ tùng chính hiệu.
Trung tâm tư vấn kỹ thuật (tại khu vực ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh) để thực
hiện các công việc sửa chữa phức tạp. Các xe sau khi được sửa chữa sẽ được kiểm
tra vận hành bằng các thiết bị của Nhật Bản, đảm bảo chế độ vận hành của xe sau
khi sửa chữa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, mọi thắc mắc của khách hàng sẽ được giải
đáp tận tình.
- Tất cả các khách hàng sử dụng sản phẩm xe máy của HVN đều được bảo hành và
kiêm tra định kì ở các cửa hàng và trung tâm kê trên. Ngoài ra HVN còn có đội xe
bảo dưỡng di động được trang bị hiện đại như HEAD và Wing Service Station
phục vụ khách hàng toàn quốc, đặc biệt là các khách hàng ở vùng sâu, vùng xa- nơi
chưa có các cửa hàng HEAD. Dịch vụ bảo dưỡng lưu động (xe chuyên dụng) sẽ
hoạt động ở mỗi khu vực từ 2-3 ngày. Ở đây xe của khách hàng sẽ được các kỹ
thuật viên của HVN kiêm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.
- Bên cạnh các cửa hàng các trung tâm trên khắp cả nước, mỗi khách hàng khi mua
sản phẩm xe máy của HVN đều được kèm theo sổ bảo hành, sách hướng dẫn sử
dụng, hướng dẫn cách bảo dưỡng xe định kỳ. Mọi thắc mắc của quý khách hàng về
sản phẩm đều được cung cấp trên trang web của HVN.
2. Hoạt động bổ trợ
2.1. Cơ sở hạ tầng:
Nhà máy xe máy thứ 1
Khánh thành vào tháng 3 năm 1998, được đánh giá là một trong những nhà máy
chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đây là bước đi đầu tiên
đánh dấu sự gắn bó lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam
Trụ sở: Phúc Thắng – Phúc Yên - Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: HƠN 290 TRIỆU USD
Lao động: 3.560 người
Công suất: 1 TRIỆU XE/ NĂM
Có ba đối tác liên doanh:
- HONDA MOTOR (Nhật Bản chiếm 42%)
- Công ty ASIAN MOTOR (Thái Lan chiếm 28%)
- Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (Chiếm 30%)
Nhà máy xe máy thứ 2
Khánh thành vào tháng 8 năm 2008, chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với
công suất 500.000 xe/năm. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ hai chính là yếu
tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy được xây dựng dựa
trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên: Gió, Ánh
sáng và Nước.
Tháng 7 năm 2011, Honda Việt Nam tiếp tục mở rộng năng lực nhà máy 2, nâng
sản lượng của nhà máy lên 1 triệu xe/năm.
Thành lập: Năm 2008
Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: 374 triệu USD
Công suất: 1.000.000 xe/năm
Lao động: 1.375 người
Nhà máy xe máy thứ 3
Khánh thành vào tháng 11 năm 2014, được thiết kế hướng tới mục tiêu thân thiện
với môi trường và con người. Với việc mở rộng nhà máy thứ 3 này, Honda Việt
Nam sẽ tăng năng lực sản xuất thêm 500.000 xe/năm, đáp ứng nhu cầu đang tăng
trưởng một cách mạnh mẽ của thị trường xe máy Việt Nam, đưa Honda Việt Nam
trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực.

Thành lập: Năm 2014


Trụ sở: Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam
Vốn đầu tư: 120 triệu USD
Công suất: 1.000.000 xe/năm
2.2. Nghiên cứu và phát triển:
- Honda đã phát triển “Công nghệ hỗ trợ người lái thông minh” sử dụng các cảm
biến và camera của hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS) để giám sát đường đi và
người lái. Sau đó, hệ thống này sẽ phát hiện các rủi ro khi lái xe và xác định hành
vi lái xe tối ưu trên cơ sở thời gian thực. Từ đó sẽ cung cấp các hỗ trợ phù hợp với
trạng thái nhận thức của từng người lái xe và các tình huống giao thông.
- Nhà sản xuất ô tô cũng đang có kế hoạch phát triển công nghệ để tạo ra công
nghệ ADAS thế hệ tiếp theo để giữ sự tập trung của người lái ở mức cao nhất và
ngăn chặn sự lơ đãng. Hệ thống này sẽ điều khiển cả hệ thống thắt dây an toàn, âm
thanh 3D để thông báo rủi ro cho người lái trong quá trình vận hành, đồng thời sử
dụng kích thích rung ở ghế và phản hồi sinh học để giải quyết tình trạng người lái
xe mệt mỏi và buồn ngủ.
- Đồng thời, để hiểu rõ hơn về điều kiện đường xá, Honda cũng sẽ đầu tư vào V2X
công nghệ kết nối xe với những người tham gia giao thông khác thông qua mạng
liên lạc. Bằng cách sử dụng thông tin từ camera bên đường, camera trên xe của các
phương tiện khác và điện thoại thông minh, dữ liệu có thể được tổng hợp để cung
cấp cho người lái xe thông tin về môi trường giao thông của họ. Nhà sản xuất ô tô
có kế hoạch sử dụng AI để mô phỏng hành vi của những người tham gia giao thông
có nguy cơ va chạm cao và thực hiện hành động hỗ trợ người lái với thông tin giúp
tránh rủi ro.
2.3 Quản trị nhân lực
- Hiện nay, Honda Việt Nam đã đem đến cơ hội việc làm cho hơn 10.000 công
nhân viên, tự hào là doanh nghiệp đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất
lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp cũng như có những đóng góp ý nghĩa cho một xã
hội giao thông lành mạnh.
- Tốt nghiệp Đại Học trở lên chuyên ngành Kinh tế, Ngoại thương, Kỹ thuật hoặc
các lĩnh vực liên quan
- Trình độ tiếng Anh (nghe, nói, đọc & viết) trung cấp
-  Ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan
- Độ tuổi từ 22 – 30
2.3.1. Đào tạo và phát triển nhân viên
- Nhân viên Họ được luân chuyển đi từng bộ phận sản xuất để hiểu được các công
đoạn trong một quy trình vận hành của cty
- Chủ tịch và phó chủ tịch phụ trách các quan hệ nhân sự đã trình bày, trả lời các
câu hỏi và trực tiếp chào đón từng nhân viên trợ giúp và các vị khách đến với gia
đình HONDA.
2.3.2. Đào tạo và phát triển nhà quản trị
- Ở HONDA khơng còn tồn tại những rào cản truyền thống giữa ban quản lý và
công nhân như ở các công ty khác. Tất cả các nhân viên trợ giúp nhau, từ công
nhân đứng dây chuyền đến ban quản đốc phân xưởng, đều mặc đồ trắng, đội mũ
xanh hoặc trắng tuỳ chọn do công ty phát.
- Không có chỗ đậu xe riêng hay phòng ăn dành cho quản đốc, tất cả cơ sở vật chất
đều được chia sẻ một cách bình đẳng.
- HONDA khuyến khích các quản đốc dành nhiều thời gian ở xưởng sản xuất. Họ
không chỉ ngồi yên một chỗ và ra lệnh mà phải bắt tay vào việc. Chỗ họ ngồi phải
bao quát được xưởng sản xuất, còn văn phòng của các giám đốc được đặt ngay
cạnh cửa ra vào.
- Đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp Với mong muốn bảo vệ sự an
toàn cho khách hàng và xây dựng một môi trường giao thông lành mạnh, tiếp nối
các khóa đào tạo Hướng dẫn viên Lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý ô tô.
2.3.3. Về chính sách đào tạo và phát triển nhân sự:
Công ty tôn trọng các đề xuất của những người trẻ từ đó có thể khơi gợi sự sáng
tạo, mọi sáng tạo đều được công ty công nhận, khơng phân biệt đó là sáng tạo của
ai, là một người lâu năm hay một người mới vào nghề, không phân biệt chức vụ dù
là kỹ sư hay công nhân. Đặc biệt, một kỹ sư dù làm việc đã lâu năm nhưng vẫn
phải tôn trọng và chú ý các ý kiến cải tiến mới lạ của các công nhân trẻ. Chính bởi
lẽ những người trẻ là những người tràn đầy nhiệt huyết với công việc, có tính sáng
tạo, tìm tòi, học hỏi cao, nhất là các ý kiếm của công nhân thì càng phải được tôn
trọng vì chính họ là người trực tiếp chế tạo sản phẩm, trực tiếp sản xuất hằng nàgy
nên mức độ kiến thức thực tế của họ cao hơn nhiều so với các kỹ sư chuyên ngồi
bàn giấy, những người chỉ biết đến lý thuyết.
Bộ phận đào tạo của HONDA tổ chức hơn 300 khoá học, phần lớn do các nhân
viên trợ giúp của HONDA giảng dạy. Các hướng dẫn viên bên ngoài được mời đến
để để dạy về kỹ thuật, tiếng Anh và tiếng Nhật. Các nhân viên trợ giúp sản xuất
dành khoảng 35 tiếng lên lớp mỗi năm. HONDA thường xuyên cử nhân viên trợ
giúp tới các xưởng sản xuất của HONDA để tăng cường đào tạo thực hành. Tất cả
các chương trình đào tạo là một phần của chiến lược phát triển thơng suốt của
HONDA. Duy trì truyền thống sử dụng lao động trọn đời, HONDA cam kết đảm
bảo công ăn việc làm cho công nhân.
Đặc biệt, hàng loạt khóa đào tạo cho nhân viên đại lý ô tô đã tổ chức với các nội
dung đào tạo thiết thực như kỹ năng sửa chữa chung, sửa chữa nhanh, kỹ năng sơn,
sửa chữa thân và vỏ xe, cố vấn dịch vụ, chăm sóc khách hàng, hướng dẫn lái xe an
tồn…
IV. Đánh giá tài chính
Năm 2019:
Doanh thu = 108.000.000.000.000 VNĐ (108.000 tỷ)
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - (10%VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20%
thuế thu nhập doanh nghiệp = 4.320.000.000.000 VNĐ (4.320 tỷ)
Tổng tài sản = 42.035.000.000.000 VNĐ (42.035 tỷ)
Vốn chủ sở hữu = 21.492.000.000.000 VNĐ (21.492 tỷ)
3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế
ROA (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) ¿ Tổng tài sản
=0,1

Lợi nhuận sau thuế


ROS (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) = Doanh thu
=0,04

Lợi nhuận sau thuế


ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu) = Vốn chủ sở hữu
=¿0,2

Năm 2020, doanh thu sụt giảm đến 72% do tình hình dịch bệnh Covid-19, cụ
thể hơn là khi dịch bệnh xảy ra khiến lãi suất tăng cao, lạm phát, nguồn nguyên
liệu bị thiếu hụt. Ngoài ra, giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia gây ra suy giảm giá
trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, kèm theo đó là thu nhập giảm, tiêu
dùng giảm và hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ.

You might also like