You are on page 1of 1

BÀI TẬP CHƯƠNG 3,4,5

Loại bài tập 1. Tính các đại lượng đặc trưng cho hạt nhân, viết phản ứng hạt
nhân

1/ Cho biết mp = 1,00727u, mn= 1,00866u; me = 0,00055u. Hãy tính năng lượng
liên kết riêng của hạt nhân: a) triri (mT = 3,01605u); b) hạt nhân helium (khối
lượng m = 4,001506u). Hạt nhân nào bền hơn?
2) Hoàn thành các phương trình phản ứng phân rã phóng xạ sau và viết lại chúng
ở dạng tóm tắt:
232  239  55 +
90Th ; 93Np ; 27Co ;

3) Hạt nhân nguyên tử nguyên tố có Z = 88, A=230, qua 2 lần phóng xạ , một
lần - và tiếp một lần  nữa thì dừng lại. Hãy viết sơ đồ phóng xạ, viết cấu hình
electron của nguyên tử nguyên tố mới được tạo ra.
Loại bài tập 2. Các bài toàn áp dụng giá trị thế điện cực để dự đoán khả
năng, chiều các phản ứng oxi hóa – khử
1)Xác định thế điện cực của cặp MnO2/Mn2+ từ giản đồ Latimer:

Ở điều kiện nồng độ HCl bằng bao nhiêu thì MnO2 có thể oxi hóa được HCl thành
Cl2, coi HCl phân ly hoàn toàn?
2) a) Xác định thế điện cực của cặp Tl3+/Tl từ giản đồ Latimer:

b) Từ số liệu thu được xây dựng đồ thị Frost và đánh giá xu hướng chuyển hóa
các dạng oxi hóa khử của hệ.
3) Tính thế điện cực của cặp ½O2/H2O ở điều kiện dung dịch bão hòa oxygen ở a)
pH =7 và b) pH = 9, rút ra nhận xét về biến thiên tính oxi hóa của oxygen hòa
tan khi pH tăng.
Loại bài tập 3. Vận dụng các thuyết acid- base
1)Trên cơ sở lý thuyết acid – base, hãy so sánh và giải thích độ mạnh acid giữa
H2SO4 và H3PO4, H2SO4 và HNO3. Cho ví dụ chứng minh.
2) Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy so sánh góc liên kết và tính base của NH 3 với
NF3, từ đó so sánh và giải thích độ bền của sản phẩm phản ứng cộng hợp của
chúng với BF3.
3) So sánh góc liên kết, tính base của NH3 và PH3. Viết phương trình phản ứng
với HCl (nếu có) và giải thích.
4) Hãy dự đoán phối tử CN- , F- tạo phức bền hơn với ion nào sau đây: Fe3+, Mg2+.
Giải thích theo quan điểm acid – base Lewis.

You might also like