You are on page 1of 4

Bài 6

I.Dụng cụ, hóa chất:


- 2 bình định mức 250mL, máy điều nhiệt, pipet (10mL,2mL), 4
bình nón, cốc 100mL, buret, phễu thủy tinh.
- HCl 1N, dung dịch iot 0,1N ; nước cất, NaHCO3 0,1N ;
Na2S2O3 0,01N; axêton; hồ tinh bột.
II.Cách tiến hành:
*Bình 1: để bình định mức trong máy điều nhiệt trong suốt quá trình
*Bình2: bình định mức đặt ở nhiệt độ phòng
Cụ thể:
*Bình 1:
B1: Cho hỗn hợp vào 2 bình định mức 250mL sạch, mỗi bình 25mL HCl
1N, 25mL dung dịch iot 0,1N, tiếp đó thêm nước cất vào sao cho mức
nước trong bình dưới vạch định mức khoảng 3cm, đậy nút, lật ngược các
bình định mức và lắc đều.
B2:
-Cho bình thứ nhất vào máy điều nhiệt và bật máy
-Chờ khoảng 15 phút đến khi nhiệt độ không thay đổi nữa thì được.
-Trong quá trình chờ ta tiến hành chuẩn bị các dung dịch kìm hãm phản
ứng :
+Dùng pipet 10mL lấy 10mL dung dịch NaHCO3 0,1N vào 4 bình nón
sạch
+ Tiếp đó rót dung dịch Na2S2O3 0,01N ra khoảng 1/2 thể tích của cốc
100mL rồi rót vào buret qua phễu thủy tinh và sau đó đuổi bọt khí đọng
lại trong buret và điều chỉnh về vạch 0.3
+ Chuẩn bị một cốc nước cất, tiếp đó dùng pipet 2mL lấy 1,8mL (tương
đương 1,5g) axêton cho vào bình định mức
+ Thêm nước cất cho đến vạch mức, đậy nút và lật ngược bình định
mức, lắc đều bầu tròn của bình, lật ngược lại, thực hiện thao tác này 2-3
lần
+ Mở nút dùng pipet 10mL lấy ngay 10mL hỗn hợp ra 1 bình nón đã
chứa sẵn 10mL NaHCO3 0,1N
+Ghi thời gian (đây là thời gian bắt đầu phản ứng).
+ Chuẩn độ hỗn hợp này bằng dung dịch Na2S2O3 0,01N.
+ Khi dung dịch có màu vàng rơm thì dừng lại, cho thêm 1-2 giọt hồ
tinh bột lắc đều và lại tiếp tục chuẩn độ, lúc này tốc độ chuẩn độ cần
chậm hơn
+Khi dung dịch có màu xanh tím thêm 1-2 giọt dung dịch Na2S2O3
0,01N cho đến khi hỗn hợp chuyển mầu xanh tím thành trong suốt thì
dừng lại ngay.
B3:
Ghi thể tích dung dịch Na2S2O3 0,01N trên buret (V0)
B4:
Thêm dung dịch Na2S2O3 0,01N vào buret và điều chỉnh về mức 0, sau
10, 20, 30, 40 phút tiếp tục chuẩn độ như trên.
*Bình 2:
Thực hiện thí nghiệm tương tự như bình 1 nhưng bình định mức để ở
nhiệt độ phòng

BÀI 7
*TN1:
I.Dụng cụ, hóa chất:
-Vol kế, dây dẫn, thanh kẽm, thanh đồng, cầu muối, cốc 100 ml.
- Dung dịch CuSO4 1N; dung dịch ZnSO4 1N; KCl bão hòa.
II.Cách tiến hành:
B1:
-Nhúng một tấm đồng đã đánh sạch bề mặt bằng giấy ráp vào cốc
100 ml chứa 50 ml dung dịch CuSO4 1N
- Nhúng một tấm kẽm đã đánh sạch bề mặt vào cốc 100 ml chứa 50
ml dung dịch ZnSO4 1N
B2:
Nối hai cốc đó bằng cấu muối (tránh bọt khí giữa đầu cầu muối với
dung dịch đảm bảo tiếp xúc tốt)
B3:
Cắm máy đo điện thế vào hệ, mỗi pin đo 3 lần và lấy giá trị sức
điện động trung bình (chỉ đo khi đọc giá trị sức điện động)
B4:
Sau khi đo xong, rửa sạch điện cực, tráng cầu muối và để cầu muối
vào cốc đựng dung dịch KCl bão hòa.

*TN2:
I.Dụng cụ, hóa chất:
-Vol kế, dây dẫn, 2 thanh đồng, cầu muối, cốc 100 ml.
- Dung dịch CuSO4 (0,01N;1N); KCl bão hòa.
II.Cách tiến hành:
B1:
-Nhúng một tấm đồng đã đánh sạch bề mặt bằng giấy ráp vào cốc 100
ml chứa 50 ml dung dịch CuSO4 0.01N
- Nhúng một tấm đồng đã đánh sạch bề mặt vào cốc 100 ml chứa 50 ml
dung dịch CuSO4 1N
B2:
Nối hai cốc đó bằng cấu muối (tránh bọt khí giữa đầu cầu muối với
dung dịch đảm bảo tiếp xúc tốt)
B3:
Cắm máy đo điện thế vào hệ, mỗi pin đo 3 lần và lấy giá trị sức
điện động trung bình (chỉ đo khi đọc giá trị sức điện động)
B4:
Sau khi đo xong, rửa sạch điện cực, tráng cầu muối và để cầu muối
vào cốc đựng dung dịch KCl bão hòa.

*TN3:
I.Dụng cụ, hóa chất:
-Giá đỡ, bình thủy tinh hình chữ U, phễu, bình điện phân, 2 điện
cực than chì (cathot,anot), nguồn điện 1 chiều.
- dung dịch KI, Phenolphthalein, hồ tinh bột.
II.Cách tiến hành:
B1:Lắp dụng cụ điện phân:
-Lấy giá đỡ kẹp bình thủy tinh hình chữ U
B2: Chuẩn bị dung dịch điện phân vừa đủ gồm dung dịch KI, vài giọt
Phenolphthalein và vài giọt hồ tinh bột. Khuấy đều hỗn hợp rồi chuyển
vào bình điện phân.
B3: Nhúng vào hai nhánh hình chữ U hai điện cực than chì rồi nối với
nguồn điện một chiều, có hiệu điện thế 10V.
B4:Quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét và giải thích.

*TN4:
I.Dụng cụ, hóa chất:
-Bình cầu, 2 ống thủy tinh chia vạch, điện cực bạch kim, nguồn
điện 1 chiều, 2 điện cực Pt, ampe kế, vôn kế.
- H2SO4 loãng, nước nguyên chất.
II.Cách tiến hành:
B1: -Nước nguyên chất thực tế không dẫn điện, có thể dùng H2SO4
loãng (C=1mol/L).
-Đổ dung dịch vào bình cầu đồng thời mở khóa nhám của hai ống
thủy tinh chia độ đến khi dung dịch đầy đến vạch 0 thì đóng khóa.
B2: - Nối hai điện cực Pt với ampe kế, von kế, nguồn điện một chiều.
---Điều chỉnh cho cường độ dòng điện I=1,4 A.
-Khi von kế chỉ 10 V, từng bọt khí thoát ra ở hai điện cực..
B3: Sau 15 phút ngắt dòng điện. Để đo chính xác, đưa khí đo về áp suất
khí quyển bằng cách hạ thấp bình xuống sao cho mực nước trong bình
bằng mực nước trong ống chia độ.
B4: Đọc thể tích khí thoát ra ở hai phía. Kq ghi vào bảng sau
I U t Pkq T(K) VH2 VO2

You might also like